Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023
Đi tìm ẩn ngữ thơ Hoàng Cầm
Mỗi người thăm thẳm một chiêm bao (Trần Dần)
Đêm là ẩn ức; thủy là nước, một chất hoạt động thuận
theo tự nhiên. Đêm Thủy là dục vọng tự nhiên trong sự đè nén (Nâu sồng nén
nghẹn búp thanh xuân), là ẩn ức và giải tỏa ẩn ức. Bởi vậy Khấn nguyện là
chìa khóa mở vào thi phẩm của Hoàng Cầm, vào bảy nhịp thơ còn lại. Trong bảy nhịp
này thì nhịp năm Còn Em là trung tâm, như trên đã nói, hoặc như chính
Hoàng Cầm nói (trong Vĩ thanh) là thời điểm ông xuất hiện trên cõi đời
này. Trước ông và đè nặng lên ông là cả một truyền thống chính thức, truyền thống
của người cha: nhịp hai Kiếp trước là truyền thống của dân tộc (Thánh
Gióng, Mỵ Châu Trọng Thủy, Trai cầu vồng Yên Thế…), nhịp ba Rũ bụi gia phả là
truyền thống của gia đình, dòng họ (Đèn nhang, Ngựa, Hội vật), nhịp bốn:Rồi tất
cả cùng đi, những truyền thống đó tuy đã lui vào quá khứ, vào sử sách, nhưng vẫn
luôn luôn hiện về ám ảnh con người, nhất là với những đứa trẻ. Từ nửa nhịp năm
trở đi, chính xác hơn từ bài thơ số 27, là truyền thống phi chính thức, truyền
thống người mẹ, với số phận cực nhọc của họ, thân phận bị đè nén của họ; nhịp
sáu Điểm trang là những hội hè Kinh Bắc, là sự giải tỏa; nhịp bảy Rồi
lại đi, những hồi ức, suy tư về số phận của người đàn bà; nhịp cuối Về với
ta là sự đi tìm chân tính (Ta) của thi sĩ: Ta con bê vàng lạc dáng
chiều xanh. Cấu trúc của Về Kinh Bắc tuy phức tạp, và có vẻ hỗn độn của
một giấc mơ, nhưng nhìn sâu vào người ta sẽ thấy đó vẫn là cấu trúc tam giác
Oedipe: cha – con – mẹ.
Việc ví người đàn ông với các động vật làm cho người ta nghĩ đến thời đại Tôtem. Thời kỳ cổ xưa thờ những con vật như đó là tổ tiên của mình. Ví như người Việt cổ thờ con trâu Min làm thủy tổ. Bởi vậy, họ tự đồng nhất mình với trâu Min. Chữ min (tiếng Việt cổ) là chỉ sự tự minh định đó, như chữ tôi ngày nay (Truyện Kiều: Sao đà cướp sống chồng min đi rồi!). Rồi những tộc khác (cũng thuộc người Việt cổ) coi mình là con cháu của chim Âu, chim Lạc, Rồng… Tục thờ Tôtem, theo S. Freud, bắt đầu khi con người bước vào xã hội loài người. Trước đó, loài người sống thành bầy (như bầy động vật), đứng đầu là một con đực hùng mạnh. “Người cha nguyên thủy” này độc quyền hoạt động tính dục với tất cả phụ nữ trong bầy. Những thanh niên trai trẻ hoặc phải sống trong sự nín nhịn, hoặc phải rời khỏi đàn để tìm phụ nữ ở nơi khác. Rồi một ngày kia tất cả bọn con trai trong bầy đứng lên làm loạn và giết chết người cha. Mất nhân tố cố kết, bầy nguyên thủy tan rã và con người bước vào xã hội thị tộc. Những người con, vừa hối hận, vừa mặc cảm tội lỗi, đã tôn thờ Tôtem hòng lưu lại hình ảnh của người cha. Tôtem trở thành một nhân tố cố kết mới của cái xã hội người đầu tiên ấy. Để củng cố thị tộc, người ta đặt ra nhiều cấm kỵ, đặc biệt là tục kiêng giết hại hoặc ăn thịt Tôtem.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bà lão Idecghin 1. Tôi được nghe kể những câu chuyện này ở gần Ackeman, trên bờ biển xứ Betxarabi. Một buổi tối, làm xong công việc ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét