Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023
Nhà giáo mắc nợ văn chương
Người phương Tây nói: “Tất cả mất đi, chỉ còn lại văn hóa”
(Tout s’oublie, seule la culture reste). Văn học trong lĩnh vực văn hóa cũng
chiếm vị trí quan trọng song hành với sứ mệnh giáo dục. Nguyễn Văn Hầu dù xuất
thân là nhà giáo, ngoài dạy học, ông vẫn ông không rời cây bút. Trên văn đàn
Nam bộ ba thập niên từ năm 1945, vừa viết báo, suốt đời ông đã viết trên 20 tác
phẩm sáng giá: + Tạp bút (3): Tiếng quyên (thơ, 1952), Chính quân yếu lược
(chính luận, 1855), Bản ngã người Việt (khảo luận, 1960); + Văn sử (9) tiêu biểu
là: Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (lịch sử ký sự, 1959), Thuật viết văn (khảo luận,
1960), Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu (biên khảo, 1961), Nửa tháng trong miền Thất
Sơn (du ký, 1970, tái bản- 1999), Thoại Ngọc Hầu và cuộc khai phá miền Hậu
Giang (biên khảo- 1972, Trẻ- 1999), Văn chương miền Nam (bản thảo)…; + Tôn giáo
(8):Thất Sơn mầu nhiệm (biên khảo, 1955), Muốn về cõi Phật (tiểu luận, 1969),
Nhận thức Phật giáo Hòa hảo (biên khảo, 1969), Tu rèn tâm trí (nt, 1970)… Nguyễn
Văn Hầu mất năm 1995 tại quê nhà ở Cù Lao Giêng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Nam bộ là miền đất mới được hình thành từ hơn ba trăm nay
trong cuộc Nam tiến lịch sử của chúa Nguyễn. Hiện nay trong văn học, thực tế
không có nhiều tác giả viết về những người đã dày công khẩn hoang lập ấp nơi miền
biên thùy cuối cùng nước Việt. Bên cạnh nhà văn Sơn Nam (1926-2008), Vương Hồng
Sển (1902-1996), Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Nguyễn Bá Thế (1925-1996),… Nguyễn
Văn Hầu được coi là một trong những nhà văn hàng đầu có nhiều công trình biên
khảo rất công phu về lịch sử, đất nước và con người miệt vườn Tây Nam bộ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Véo von tiếng địch
Véo von tiếng địch Một buổi chiều êm đềm ấm áp, thoáng điểm mấy hạt mưa xuân. Công chúa Li Nương, con Ðức Hùng Vương thứ mười bốn, cùng mấ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét