Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023
108 đoản khúc thơ Nguyên Hùng
108 đoản khúc
Thơ ngắn, kiệm lời, một dạng thức cô chặt để bùng nổ là xu hướng
thơ vừa mang tính cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển, bởi thơ ngắn thường là
thơ tứ tuyệt (hàm súc tối đa về mặt ngôn từ và cấu trúc cân đối, hài hòa, ổn định;
rất đắc dụng trong việc thỏa mãn nhu cầu “tốc ký nội tâm” và “câu tuy ngắn
nhưng ý thì dài, lời tuy ngắn nhưng nghĩa lại xa”); hiện đại, bởi lẽ cấu tứ thơ
ngắn của Nguyên Hùng không theo niêm, luật, vận đối mà theo tứ, lập tứ trong tư
duy lô gic, tư duy phản biện, tư duy đối chiếu và so sánh, đặc biệt là ảnh hưởng
cấu tứ của thể thơ tự do. Khi đọc mỗi bài thơ ngắn của anh, ta không cần biết
là viết mấy câu, mỗi câu mấy chữ, điều ta nắm bắt được là ý tứ, là tâm hồn và cảm
xúc nhà thơ gửi gắm vào trong đó. Bài thơ hay là bài thơ đọc đã hết mà ý tình
chưa hết: “Biển đẹp nhường này, em trốn đâu?/ Gọi em đến khản tiếng còi tàu/ Phải
em hoá sóng ngầm đáy biển/ Bất chợt xô anh đến bạc đầu?” (Sóng ngầm). Viết
ngắn bởi cảm xúc bất chợt, nén chặt và đúc kết thành khối. Dù nhà thơ có giải
thích là bài nào có dài trên 4 câu, khi tách khổ vẫn có thể chia thành những
bài thơ nhỏ, nhưng chúng tôi thấy dẫu có trên 4 câu thì ý tứ cũng đã nén chặt
trong tứ thơ rồi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét