Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023
Cuốn tiểu thuyết gợi cách đọc đa chiều
Cuốn tiểu thuyết
“Hạt bụi ở chỗ này có liên quan đến con bướm đập cánh ở chỗ
kia”. Hiệu ứng cánh bướm được Hồ Anh Thái dẫn vào câu chuyện ngỡ như tình cờ
nhưng ẩn sau đó là ngầm ý nghệ thuật của nhà văn. Nó hàm chứa các mối quan hệ
nhân quả, những tương giao chằng chịt trong một câu chuyện chiến tranh kết dính
nhiều mảnh đời. Nó tạo những bước ngoặt, những thay đổi số phận. Nó liên quan đến
cái tên tiểu thuyết thật gợi, Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu (NXB
Trẻ 2023). Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Hồ Anh Thái đã làm sống lại một khúc
đoạn bi tráng của Hà Nội những ngày B-52 rải thảm. Chiến tranh huyền thoại. Chiến
tranh bi thương. Những trạng huống oái oăm. Những hy sinh thầm lặng. Chuyện buồn
xen với chuyện tiếu lâm. Nước mắt và nụ cười. Yêu thương và man trá. Những cặp
phạm trù ngỡ luôn đối lập lại được kết hợp hài hòa qua một giọng kể bông đùa đã
thành nết viết. Đề tài và dữ liệu không mới, nhưng chất giọng và cách kể chuyện
khiến câu chuyện về Hà Nội thời không chiến trở nên lạ lẫm và có sức hấp dẫn
riêng. Chọn giọng bông đùa để viết về chiến tranh là sự lựa chọn không dễ dàng.
Nó khác với cách viết thiên về cái cao cả và cũng khác với lối viết theo chiều
ngược lại là chỉ nhấn mạnh đến cái bi. Cái giọng phản biện cứ đùa đùa tưng tửng
như nói vậy mà không phải vậy. Cấu trúc đa tầng bậc, cách phối ghép “truyện lồng
truyện”, nghệ thuật đa bội điểm nhìn khiến câu chuyện mở ra nhiều nhánh, nhiều
chiều. Liên văn bản tạo ra sự trùng phức những biểu tượng (huyền thoại, âm nhạc,
điện ảnh, sân khấu, lịch sử, văn hóa, văn chương…). Xen kẽ giữa những câu chuyện
về bom đạn là một Hà Nội đời thường của bia hơi, tem phiếu, xiếc thú, tình yêu.
Kể cả cái “bất bình thường”, “vàng vọt ủy mị rền rĩ nỉ non” (những nét chấm phá
đầy ẩn ý luôn được kể bằng giọng điệu giễu nhại dí dỏm, đồng cảm) của một mảng
sống khác.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme
Sự liên hệ kỳ lạ giữa hai tác giả Tế Hanh và Sully Prudhomme Bạn đọc yêu thơ hẳn còn nhớ tới một trong những thi phẩm đầu tay của nhà thơ ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét