Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Nói thay trinh tiết người xưa

Nói thay trinh tiết người xưa

Như thể một động thái khiêu khích sự đọc, chuyên khảo “Tự sự của trinh tiết: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam Trung đại thế kỷ X – XIX”, ngay từ nhan đề, đã cho thấy sự tinh tế trong cách đặt vấn đề của tác giả Phạm Văn Hưng.
Dựa trên một tín niệm khởi đi từ câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà triết học nữ quyền người Pháp Simone de Beauvoir (1908-1986): “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ”, chuyên khảo đã đi sâu lý giải nguyên nhân, trình bày cặn kẽ diễn tiến về cách nhìn của người đời xưa đối với sự tiết hạnh của phụ nữ bằng những lý luận nhân sinh sắc sảo cùng những dẫn chứng sử liệu, văn liệu công phu, xác thực.
Chuyên khảo không chỉ hữu ích trong việc phục dựng lại tâm thế của người xưa trong cách nhìn về trinh tiết của phụ nữ được quy hạn bởi hệ thống triết học thực hành đạo đức dung hợp tôn giáo - chính trị - luân lý của Nho giáo thời kỳ trung đại mà xa hơn, và quan trọng hơn, còn có giá trị tham khảo cũng như gợi ý giải quyết những ảnh hưởng của cách nhìn đó trong bối cảnh những dấu vết định kiến vẫn còn tồn tại nơi xã hội Việt Nam hiện đại. Theo nghĩa này, tác phẩm không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị thực tiễn cao.
11/11/2016
Xuân Tiến
Nguồn: Báo Tuổi trẻ số ra ngày 10/11/2016
Theo http://vanchuong.com.vn/
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nguyễn Khải - Vui buồn một đời văn

Nguyễn Khải - Vui buồn một đời văn Xuất phát điểm từ một nhà báo cơ sở ở địa phương đã in đậm dấu ấn trong văn nghiệp của Nguyễn Khải: Mọi...