Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023
Chặng đường 10.000 ngày 2
CHƯƠNG 11
Hai mươi mốt ngày ém quân chờ giặc, phải chịu đựng gian khổ,
chỉ có cơm vắt với nhúm muối trắng, anh em vẫn kiên trì.
Cuối cùng anh phát biểu tuy ngắn nhưng với tinh thần khen chê
thẳng thắn, giúp chúng tôi nhận thức ra nhiều điều hay, bổ ích. Anh nói Sư đoàn
9 một lần nữa chứng tỏ là một đơn vị chủ lực tin cậy của Miền. Phát huy tinh thần
trách nhiệm chính trị cao, chủ động tổ chức đợt hoạt động quân sự đánh giao
thông địch trên đường 13 đạt hiệu quả rõ rệt, góp phần trực tiếp làm thất bại
âm mưu "bẻ gãy xương sống Việt cộng" của Mỹ, diệt lực lượng chi viện
cho Lộc Ninh trong khuôn khổ hành quân truy quét tuyến biên giới, đánh phá căn
cứ, hậu cần của ta. Đây là một thắng lợi có ý nghĩa chiến dịch - chiến lược, cần
được biểu dương khen thường, cần được rút kinh nghiệm phổ biến kịp thời đến các
đơn vị bạn nghiên cứu vận dụng. Vây điểm đánh viện mà Sư đoàn 9 áp dụng trong đợt
hoạt động này được xem như một thuật ngữ mới (thuật ngữ thường dùng là đánh điểm
diệt viện). Viện đây là các đoàn cơ giới. Ở đây không đánh tăng, thiết giáp thì
sẽ không có chỗ đứng chân, không ở yên với địch. Không diệt tăng thiết giáp thì
không thể gọi là đánh Mỹ. Có thể nói thời điểm cáo chung của chiến thuật
"thiết xa vận" được bắt đầu từ đây, buộc địch phải chuyển sang chiến
thuật "trực thăng vận". Đường 13 bị chúng ta bước đầu vô hiệu hoá.
Các anh Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng phát biểu ngắn gọn, nhấn
mạnh những điểm có tính định hướng nhưng sát sườn cho việc xây dựng kế hoạch
triển khai cụ thể: Đây là cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ - nguỵ, là hướng chủ yếu
của gọng kìm thứ nhất của địch nhằm đánh phá căn cứ, tìm diệt cơ quan lãnh đạo
Miền và sư đoàn 9, giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định cho cuộc phản
công chiến lược mùa khô lần thứ hai, tạo ra bước ngoặt làm chuyển biến cục diện
có lợi cho Mỹ trên bàn đàm phán Đánh bại cuộc hành quân này có ý nghĩa lớn làm
thất bại gọng kìm thứ nhất của địch trên chiến trường Đông Nam Bộ, sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến gọng kìm "bình định" của địch, tạo điều kiện giành thắng
lợi cả năm 1967; bảo vệ được căn cứ, bảo vệ được cơ quan, kho tàng sẽ có ảnh hưởng
lớn về mặt quân sự, chính trị.
Cũng cần nói thêm, bản thân cuộc hành quân cấp quân đoàn này
đã không có sự nhất trí của những người cầm đầu quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam
lúc đó. Trước hết, Bộ tư lệnh dã chiến Mỹ đóng ở Biên Hoà không chấp nhận mở cuộc
hành quân, để tập trung lực lượng xâm nhập vào chiến khu Dương Minh Châu. Nhưng
tướng Oét-mô-len là tư lệnh chỉ huy chung có tham vọng lớn hơn, muốn cùng một
thời gian mở cuộc hành quân Xê-đa-phôn nhằm bứng "Việt cộng" (tức
Quân giải phóng) ra khỏi nơi đây với kế hoạch dùng sư đoàn 25 và lữ đoàn 196
ngược sông Sài Gòn làm cái đe. Sau đó dùng sư đoàn 1, lữ đoàn 173 và trung đoàn
11 thiết giáp từ phía đông đánh thẳng vào khu "tam giác sắt", cắt nó
ra làm đôi đặt đối phương lên đe mà nện. Như vậy, sẽ có một bàn đạp đánh vào
Dương Minh Châu.
Lời dặn dò của anh Văn là đúng, nhưng cũng phải linh hoạt khi
chấp hành do thực tế đặt ra. Nhiều lúc khi qua toạ độ phải khẩn trương, vượt
nhanh, chậm là nguy hiểm. Toạ độ thứ nhất cho xe đi chậm thấy êm, toạ độ sau
tăng thêm, cũng vẫn không có trục trặc, lại tăng dần, cho đến hết sức. Bằng sự
nghiêm túc và linh hoạt, chứng tôi đã an toàn tới đích vào cuối tháng 5 năm
1971.
Thời cơ để triển khai dự kiến ban đấu đã đến. Nhưng khi vào
việc thì lại không đơn giản! Khó khăn trước hết là việc rút hai trung đoàn của
Sư đoàn 7. Người không thông chính là sư đoàn trưởng Đàm Văn Nguỵ. Một mặt anh
ra lệnh cấm không ai được nói với những người chưa biết tin này, "cụ thể
thế nào sau khi tôi lên Bộ tư lệnh chiến dịch về sẽ hay". Ngay đêm hôm được
tin rút, Đàm Văn Nguỵ cứ trằn trọc về những suy nghĩ miên man (khi lên sở chỉ
huy chiến dịch anh tâm sự lại, như phân bua với mọi người): "thị xã Quảng
Trị đã mất, Hiệp định Paris vẫn chưa ký, ta bỏ Tàu Ô thì sư đoàn 25 địch đang đứng
trước mặt sẽ tràn vào, thẳng đường lên giải toả An Lộc, cùng lực lượng ở đây
tái chiếm sân bay Téc-ních, chi khu quân sự Lộc Ninh, thì lấy đâu địa điểm đặt
trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam? Đông Hà? Gần miền
Bắc quá, không có lợi về chính trị. Sư đoàn 7 đã đóng giữ đoạn đường 30
ki-lô-mét từ nam An Lộc đến bắc Chơn Thành, nay rút uổng quá? Trên thương ta mà
lệnh cho ta rút ra để nghỉ ngơi củng cố. Nhưng rút lúc này là mất thời cơ chiến
lược.
Về sử dụng lực lượng, nếu đợt một chỉ đưa hai trung đoàn vào
chiến đấu, thì sang đợt hai đánh địch phản kích, chúng tôi huy động cả ba trung
đoàn vào làm nhiệm vụ. Đây cũng là vấn đề gần như chưa gặp trong các đợt hoạt động
chiến đấu trong nhiều năm mà tôi đã tham dự.
Cần nói thêm là, âm mưu của địch lúc này là tiếp tục thực hiện
bình định ở đồng bằng sông Cửu Long, còn ở Đông Nam Bộ địch tập trung phòng thủ
vững chắc Sài Gòn, cố thủ những nơi chúng chiếm đóng sâu trong vùng giải phóng
của ta như An Lộc, Chơn Thành, Phước Long nhằm vừa làm bàn đạp hoạt động đánh
phá hậu phương ta vừa giữ thế chúng chưa mất hoàn toàn một tỉnh nào. Hơn nữa từ
khi đường Trường Sơn được mở rộng từ Quảng Trị đến Đông Nam Bộ, ống dẫn dầu vào
tới Lộc Ninh, Phước Long trở thành cầu hành lang chiến lược của ta thì địch
càng đẩy mạnh hoạt động quân sự ở vùng này nhằm uy hiếp khu vực dự trữ vật chất,
đầu mối giao thông chiến lược của ta đi các hướng, nhất là xuống đông-bắc Sài
Gòn.
Cứ thế hết ngày này qua ngày khác, cuộc sống vẫn vắng lặng.
Qua kẽ lá từ trên đỉnh núi cao nhìn xuống chỉ thấy đồn binh và ấp chiến lược buồn
tẻ, chỉ thấy đến giờ nhất định lác đác có người ra sau dó lại vào, đồng ruộng,
đường sá không bóng người qua lại, dăm chiếc xe nhà binh tuần tra trên mặt đường,
bắn loạn xạ các loại đạn, rồi lại chui vào một đồn bót gần đấy. Nhưng ước mơ và
sự kiên nhẫn đã chiến thắng, đã vượt qua. Được gặp dân, cùng giúp dân làm nương
rẫy, qua đó mà tâm tình, trao đổi, kết hợp so sánh với thực tế mà vạch định,
nêu ra, từ đó có cái "cầu" dân để chúng tôi vào tận ấp chiến lược, nằm
lại dưới hầm bí mật để tuyên truyền, tổ chức.
Còn ta, khí thế chiến thắng, tinh thần phấn khởi, tự tin được nhân lên, lực lượng tổn thất qua chiến đấu là không đáng kể, nhưng lại thu được nhiều vũ khí trang bị (7) của địch, tiềm lực tiến công được tăng lên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Mười bảy và những cơn mưa đầu hạ
Mười bảy và những cơn mưa đầu hạ Tiếng thầy giảng chồng lên tiếng mưa, cứ êm êm và nhạt nhòa. Buổi đầu ở một lớp học thêm mới nên Việt Anh...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét