Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

Một thời Tôn Nữ 1

Một thời Tôn Nữ 1

Chương 1
Buổi chiều.
Mặt trời đỏ ửng soi bóng xuống dòng Hương Giang trong veo.
Hai cô gái tóc thề chấm ngang lưng, tay trong tay thong thả bước chậm tiên cầu Tràng Tiền.
Hạnh Chi hỏi Lãm Mỹ:
- Mi ghé ta chơi hỉ?
Lãm Mỹ lấc đầu:
- Chừ ta về luôn.
- Răng mi không ghé?
- Sắp tối rồi, sợ mạ trông.
Hạnh Chi và Lãm Mỹ đang chuyện trò líu lo. Bất chợt có một nhóm thanh niên Việt Nam và người nước ngoài lao tới chặn. hai cô lại Tưởng họ hỏi đường, Hạnh Chi sốt sắng chờ đáp.
Một tên ra hiệu rủ rê hai cô gái. Rồi hai ba tên cũng giơ tày ra hiệu phụ họa theo:
Hạnh Chi và Lãm Mỹ nhìn nhau ngơ ngác.
Một gã thanh niên cười khả ố, thông dịch:
- Hai cô có đi khách không? Tiền đây nè. Đi nhé!
- Bọn họ nhào tới dúi vào tay hai cô gái mấy tờ đô la lẻ và cười hô hố.
Hoảng quá, Hạnh Chi và Lãm Mỹ cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng.
Bỗng... Rầm......
- Á!
Lãm Mỹ quay lại:
- Răng mà mi ra rứa Hạnh Chi?
Miệng hỏi nhưng mắt Lãm Mỹ đã thấy Hạnh Chi ngã sóng soâi ngay đầu cầu.
Hạnh Chi vừa bị chiếc xe cuộc tông phái.
Chàng trai chủ chiếc xe có gương mặt đẹp như lai, mặc quần áo thể thao, dáng vẻ phong độ cường tráng. Chắc là một tay đua. Anh chàng đang quýnh quáng đỡ Hạnh Chi dậy:
- Cô ơi! Cô té có sao không?
Thẹn thùng hai má đỏ hồng, Hạnh Chi chưa kịp nói lời nào thì Lãm Mỹ lanh chanh mắng chàng trai:
- Bạn tui té đau mà anh còn hỏi rứa?
Lãm Phương bối rối:
- Tôi... tôi...
Lãm Mỹ nặng nề hỏi tội:
- Mắt mũi anh để ở mô? Răng mà chạy xe ẩu rứa? Ỷ là tay đua xe rồi tông người đi, đường? Anh thật là bất cẩn.
Bị cô gái Huế chửi té tát vào mặt, Lãm Khương càng quýnh quáng hơn. Lãm Khương chẳng biết lỗi tại ai. Anh thì chạy quá nhanh (cố ý chạy đua mà), còn cô gái kia thì cắm cổ chạy tới.
Rõ ràng cô đâm sầm Yào Xe Lãm Khương. Nhưng biết thanh minh thế nào đây? Thôi thì người chạy xe có lỗi.
Lãm Khương cất giọng ôn hòa:
- Tôi xin lỗi!
Lãm Mỹ làm khó:
- Xin lỗi không chưa đủ đâu.
Lãm Khương gãi đầu:
- Tôi không cố ý.
Lãm Mỹ chanh chua:
- Anh chạy xe bất cẩn gây tai họa cho bạn tui. Nó té nặng lẩm đó.
Phải nghe những câu chì chiết gay gắt của Lãm Mỹ với chàng trai lạ, Hạnh.
Chi ngượng ngùng quá đôi.....
Hạnh Chi vốn hiền thục dịu dàng hơn Lãm Mỹ. Cô đến bên bạn can ngăn:
- Lãm Mỹ đừng nói ra kỳ lắm!
Lãm Mỹ nổi đóa.
- Răng kỳ! Hắn tông..xe vào mi...
Hạnh Chi dịu dàng giải thích:
- Mi nói rứa nghe dữ dằn quá hè!
Lãm. Mỹ lừ mắt với Hạnh Chi:
- Hắn tông xe mi. Ta phải nói rứa để hắn bắt đền.
Quay qua Lãm Khương, Lãm Mỹ dõng dạc, phán:
- Anh phải bồi thường cho bạn tui. Nó té đau, không làm việc được mô.
Nhìn cô gái bị té, Lãm Khương lo lắng hỏi:
- Cô té có đau lắm không?
Lãm Mỹ nói hớt:
- Anh còn hỏi chi nữa? Bồi thường thiệt hại đi hè!
Lãm Khương gật nhẹ.
- Tôi sẽ bồi thường tiền thuốc.
Bất ngờ nhóm thanh niên côn đồ và người nước ngoài lúc nãy ồn ào tiến tới.
Bọn họ chỉ trỏ hai cô gái, cười cợt hí hớ loạn xạ cả lên.
Khó chịu trước những kẻ khả ố mất lịch sự, Lãm Khương bước ra nói một tràng tiếng Anh với họ.
Bọn côn đồ loi choi phát cáu vì bị chạm nọc, chúng nhào tới tấn công Lãm Khương.
Lãm Khương phải đối phó. Hai bên xô xát nhau. Lãm Khương dùng các thế võ hạ chúng nhưng anh cũng bị đánh bầm một bên mặt khá nặng.
Tức giận và cũng nhanh trí, Lãm Khương lấy chiếc điện thoại di động ra dọa chúng:
- Tôi sẽ gọi cảnh, sát 113 đến đây giải quyết việc các anh vô cớ gây rối trật tự và hành hung người.
Hung hăng nhưng bọn côn đồ cũng ớn. Nghe dọa, bọn chúng vội bỏ chạy tán loạn. Cảnh bát nháo lặng dần.
Lâm Mỹ vừa mới hùng hổ với Lãm Khương thế mà lại sợ xanh mặt khi chứng kiến cảnh xô xát Lâm Mỹ kéo Hạnh Chi:
- Chạy nhanh lên, coi chừng chúng quay trở lại trả thù đó!
Chưa kịp hoàn hồn, Hạnh Chi đã bị Lam Mỹ lôi vào nhà một người bà con phía bên kia cầu Trường Tiền, quên cả việc cám ơn chàng trai lạ.
Hạnh Chi đã nhìn thấy một bên mặt tím bầm của Lãm Thương. Cô cứ áy náy mãi vì chưa nói được lời nào.
Thân gái chân yếu tay mềm trước bọn côn đồ, may mà có Lãm Khương.
Cả nhà quây quần bên mâm cơm trong không khí vui vẻ ấm cúng. Tuy thức ăn đạm bạc nhưng bốn mẹ con đều ăn rất ngon.
Khải Danh gắp thức ăn cho bà Hạnh Phương và đột ngột bảo:
Mạ ơi! Nhà ta có thể cho hai người khách du lịch thuê ở nghe mạ.
Bà Hạnh Phương ngồi đãm chiêu không đáp. Nhìn mẹ, Hạnh Chi nghe dạt dào thương cảm. Bà bị mù một con mắt vì bị kim đâm khi chằm nón bài thơ lúc còn trẻ.
Thấy mẹ yên lặng, Hạnh Chi lên tiếng trả lời Khải Danh:
- Không được mô! Nhà mình ở bốn mẹ con quen rồi. Tự dưng cho người lạ thuê khó chịu lắm.
Khải Danh ân cần giải thích:
- Mình ngăn gian ngoài ra một phòng riêng biệt chị ạ!
Hạnh Thơ em kế của Hạnh Chi đồng tình với em trai út:
- Phâi đó chị, cho khách du lịch thuê nhà để kiếm thêm tiền xoay xở. Nhà mình còn rộng quá hè!
Hạnh Chi thở ra. Chẳng biết tính sao.
Là con gái lớn trong giá đình, là chị cả của hai đứa em, Hạnh Chi luôn đảm đang quán xuyến mọi công việc.
Gia đình Hạnh Chi thuộc dòng họ hoàng tộc danh giá.
Ông nội Tôn Nữ Hạnh Chi ngày xưa là quan nhạc trong cung đình Huế. Cha Hạnh Chi cũng là một nhạc sĩ đàn bầu tài hoa nối tiếng. Chẳng may ông đã qua đời trong một tai nạn giao thông.
Gia đình Hạnh Chi đang lâm vào cảnh sa sút túng quẩn. Một mình Hạnh Chi phải làm đủ thứ công việc để nuôi cả nhà. Công việc chính của Hạnh Chi là đàn tranh ở Nhà Văn hóa.
Hạnh Thơ thi hỏng đại học rồi ở nhà, chẳng có công việc gì 1àm cho ra hồn.
Còn Khải Danh thì vừa mới tốt nghiệp Tú tài, có bằng A, bằng B Anh văn nên tạm thời xin đi làm ở một công ty du lịch nên làm rất được việc.
Đề nghị của Khải Danh khiến Hạnh Chi phân vân.
Hạnh Chi nghĩ đến căn nhà ngói ba gian cổ kính rêu phong mấy đời của dòng họ. Căn nhà đã cũ kỹ lắm rồi nhưng nó là chứng nhân đã chứng kiến bao thăng trầm cửa dòng họ.
Căn nhà ngói rêu phong của gia đình Hạnh Chi như một tòa lâu đài trong truyện cổ tích. Ngôi nhà lộng thênh thang có nhiều phờng nhiều hành lang chạy dài. Bên ngơài tường rào bao bọc chằng chịt giàn hoa tỉ muội đong đưa. Có nên cho khách du lịch thuê nhà?
Hạnh Chi đang tự hỏi.
Trong khi đó Hạnh Thơ láu táu thuyết phục bà Hạnh Phương.
- Cho thuê nhà đi mạ! Ngôi nhả cổ xưa của mình rộng thênh thang ở đâu hết.
Bà Hạnh Phương quay lại nhìn con gái, chép miệng:
- Đành là rộng nhưng nhà của ông bà tổ tiẽn để lại phải giữ gìn.
- Mình cho thuê chứ có bán mô mà mạ lo Cho thuê mạ cũng không muốn. Phải giữ gìn nề nếp danh gia vong tộc.
Hạnh Thơ bĩu môi phàn nàn.
- Mạ với chị Hạnh Chi lúc nào cũng lo giữ danh gia vơng tộc. Con thấy dòng họ Công Tằng Tôn Nữ của mình có được gì. Thiếu thốn thì có. Đói thì phải lo chứ!
Hạnh Chi can ngăn em:
- Hạnh Thơ không được nói rứa! Nhà này có ai để cho em thiếu thốn mô?
Hạnh Thơ xì mũi:
- Không thiếu thốn à? Chị xem em có bằng lũ bạn thân không? Chúng nó thứ gì cũng có đủ...
Hạnh Chi nhắc nhở:
- Hoàn cảnh nhà ta khác. Em đừng so bì với bạn bè.
Hạnh Thơ nhún vai:
- Ai mà thèm so bì. Chúng nó hơn mình tỏ vẻ khinh khi khiến em không chịu nổi.
Hạnh Chi. vặn lại em gái:
- Không chịu nổi nên em đua đòi se sua cho bằng chúng nó đó hỉ?
Hạnh Thơ lừ mắt với chị:
- Rứa mà chị cho là se sua đua đòi đó hỉ? Chị thật là lạc hậu.
Hạnh Chi nhăn mày:
- Còn em thì không ý thức thân phận, lúc nào cũng lo ăn diện.
Hạnh Thơ cự lại chị:
- Ăn diện làm đẹp là bản tính của con gái, có gì mà chị phải phê phán.
- Nhưng em ăn diện không đúng lúc.
- Không ăn diện để thành bà già cổ lỗ sĩ như chị hỉ? Khi mô cũng đem danh gia vọng tộc ra nói, thật là chán cho chị.

Hai chị em lại cãi nhau. Hạnh Thơ là cô bé thiếu suy nghĩ, không có ý thức trách nhiệm, lúc nảo cũng ham mê đua đòi cho bằng bạn bè. Hạnh Chi nói khống chịu nghe, Hạnh Thơ còn cãi lại chị. Hai chị em không hạp nhau. Hạnh Chi chán nản vì sự bất lực của mình và của mạ.
Bà Hạnh Phương cũng vì thương con.
Hạnh Thơ vòi vĩnh bà bán hết số nữ trang cuối cùng để cô mua sắm, bà cũng chiều.
Hạnh Chi hay được đã la Hạnh Thơ. Hai chị em bất đồng ý kiến và cứ cãi nhau mãi.
Giá như Hạnh Thơ biết cùng chị góp tay vào việc lo cho gia đình thì hay biết mấy.
Hạnh Thơ tán thành việc cho thuê nhà để có tiền xoay xở. Thật ra là để bản thân cô có thêm tiền để tiêu xài.
Nghe hai chị cãi nhau, Khải Danh nhăn mặt kêu lên:
- Hai chị đi xa đề rồi. Răng lại cãi nhau?
- Bây chừ chúng ta bàn chuyện sửa gian nhà ngoài cho khách thuê trọ nè!
Hạnh Chi hỏi lại Khải Danh:
- Cho thuê thật hỉ?
Khải Danh mỉm cười đùa giọng:
- Nhà mình có tiềm năng du lịch phải khai thác chứ chị.
Hướng mắt sang bà Hạnh Phương, Khải Danh nằn nì:
- Mạ đồng ý nghe mạ! Không có gì ngại mô.
Bà Hạnh Phương trầm ngâm đáp:
- Tùy các con muấn tính răng thì tính.
Khải Danh nói thêm:
- Nhà mình rộng cho thuê rất tốt.
Hạnh Thơ phụ họa thêm:
- Mình ở thành phố du lịch, cho thuê nhà là việc thuận lợi đáng nên làm.
Bà Hạnh Phương buột miệng:
- Mẹ sợ người ta chê cười.
Hạnh Thơ trấn an nhẹ:
- Đừng sợ mạ ơi! Có ai chê cười mô!
Khải Danh nói thêm:
- Cho thuê nhà là mình kiếm tiền chính đáng, chứ mô có làm gì sai trái.
Khải Danh nói thì cũng phải nhưng Hạnh Chi vẫn thấy ngần ngại.
Cuối cùng thì Hạnh Chi cũng quyết định sống ở thành phố du lịch thì phải phục vụ cho du lịch.
Cho khách du lịch thuê nhà trọ ở không có gì sai trái. Miễn sao gia dình Hạnh Chi vẫn giữ gìn nể nếp danh gia.
Hạnh Chi nhìn Khải Danh:
- Việc cho thuê phòng giao trách nhiệm cho em.
Khải Danh mỉm cười thích thú:
- Em sẽ tiếp thị cho chị xem. Chẳng mấy chốc khách du lịch sẽ tới đây ào ảo đó.
- Làm như khách sạn không bằng.
- Có những khách du lịch không thích khách sạn mà chỉ thích ớ tòa lâu đài cổ nghe chị.
- Tòa lâu đài cổ của mình có gì mà thích?
Hạnh Thơ buột miệng:
- Có mà!
Hạnh Chi lừ mắt với em gái.
- Nhỏ ni nói bậy hè!
Hạnh Thơ làu bàu:
- Chị mới kỳ! Nhà mình sắp cho thuê, không lo quảng cáo lại còn chê cũ xưa.
Hạnh Chi ân cần:
- Chị chỉ sợ họ đến rồi không hài lòng.
Khải Danh mỉm cười:
- Chị đừng lo em bảo đảm có người thích ở trọ trong ngôi nhà củạ mình đó.
Hạnh Thơ thì hào hứng động viên em trai:
- Khải Danh là hướng dẫn viên du lịch cho khách nhớ giới thiệu để họ đến thuê nhà mình.
Khải Danh phấn khởi khoe:
- Hiện chừ đã có người đăng ký em rồi đó Hạnh Thơ hỏi nhanh:
- Ai rứa?
- Bí mật! Chị có biết mô.
- Rứa mà cũng nói!
Khải Danh nhe răng cười. Bà Hạnh Phương căn dặn:
- Cho ai thuê thì cũng phải, lựa chọn người đàng hoàng nghe con.
Hạnh Thơ bảo:
- Ai đến hợp đồng thì mình cho thuê chứ biết răng mà lựa chọn hở mạ?
Hạnh Chi khẳng định:
- Nếu họ không đàng hoàng thì mình không hợp đồng.
Khải Danh hứa hẹn:
- Em bảo đảm, khách em giới thiệu thuê nhà sẽ rất đàng hoàng.
Hạnh Thơ trêu em trai:
- Giỏi hỉ! Mi sẽ được hưởng huê hồng.
- Bao nhiêu phần trăm?
- Năm mươi phần trăm!
- Một trăm phần trăm hè!
- Đòi huê hồng như mi là cắt cổ chủ rồi.
Cả hai cười vang. Tiếng cười tạo những chuỗi âm thanh òa vỡ vui tươi.
Trông Hạnh Thơ và Khải Định rất phấn khởi.
Riêng Hạnh Chi thấy bồn chồn chi lạ. Đầu óc cô cứ mảì nghĩ đến chuyện cho thuê nhà.
- Con xin giới thiệu với mạ và chị Hạnh Chi đây là anh Lãm Khương và Khang Vỹ, hai Việt kiều ở Pháp về Việt Nam nghỉên cứu "Nhã nhạc cung đình Huế". Hai anh sẽ ở trọ nhà ta trong thời gian ở Huế.
Khải Danh trịnh trọng giới thiệu khcách với mẹ và chị.
Bà Hạnh Phương nhìn hai người khách bằng một con mất còn lại và ân cần bảo:
- Mong là hai cậu ở đây thoải mái để nghiên cứu và làm việc tốt. Có điều gì không hài lòng thì báo với chúng tôi.
Bà đã chấp nhận cho khách thuê nhà trọ. Tưởng khách chỉ tham quan du lịch Huế, ai ngờ nghiên cứu Nhã nhạc khiến bà rất thích. Còn Hạnh Chi quá bất ngờ trước một trong hai vị khách.
Ánh mắt đen láy của Hạnh Chi thoáng nhìn Lãm Khương. Cô như đang tìm kiếm vết bầm trên má anh hôm nào.
Hạnh Chi quên sao được cú tông xe làm cô té ngã ở cầu Trường Tiền. Quên sao được chàng trai lạ mặt bị bọn côn đồ gây hấn chỉ vì thấy chuyện bất bình can thiệp.
Nhận ra Lãm Khương nhưng Hạnh Chi vốn tính e dè nhút nhát nên đành nín thinh. Hạnh Chi ngượng ngùng, xấu hổ, không thể thốt lời nào với Lãm Khương.
Riêng Lãm Khương cũng quá bất ngờ khi gặp lại cô gái Huế hơm nọ. Ngỡ rằng sau lần va chạm ở cầu Trường Tiền, cô sẽ mất hút. Tuy nhiên thấy cô gái chẳng có vẻ gì nhận ra anh, Lãm Khương cũng nín thinh, anh không thể vồn vã với cô được. Nhận ra cô, anh ngại sợ cô bảo muốn nhắc chuyện cũ, Lãm Khương dành phớt lờ.
Lãm Khương đang ở trọ nhà Hạnh Chi thì giây phút gặp nhau hẳn còn.
Giọng Khải Danh từ tốn vang lên:
- Nhà em không bằng nhà nghỉ khách sạn, mong là hai anh đừng chê, vì nó cổ xưa quá.
Lãm Khương hóm hỉnh:
- Mình làm công tác hoài cổ, ở trọ nhà cổ là rất thích hợp.
Khang Vỹ tiếp lời bạn:
- Tụi này ở đâu cũng được, miễn có chút tiện nghi sinh hoạt.
Khải Danh mỉm cười:
- Nhà em sẽ có tiện nghi tàm tạm phục vụ các anh.
Hạnh Chi áy náy lên tiếng:
- Hai anh là Việt kiều sống vởi tiện nghi sang trọng quen rồi. Sợ rằng nhà này không đáp ứng được nhu cầu của các anh.
Lãm Khương nhìn Hạnh Chi tỏ vẻ dễ dãi:
- Gia đình cô sấng được thì chúng tôi sẽ thích nghi. Nhập gia tùy tục mà. Cô đừng lo?
- Khải Danh đã đưa hai anh đến đây rồi, mong là hai anh sẽ thoải mái.
Đưa mắt nhìn Hạnh Chi, Lãm Khương như nói với cô:
- Nghe Khải Danh bảo là có ngôi nhà ngói cổ xưa là tôi thích ở rồi.
Hạnh Chi nhũn nhặn:
- Nhưng nhà em cũ kỹ quá!
Lãm Khương buông giợng triết lý:
Cái gì càng cũ kỹ càng có giá trị.
Khải Danh nháy mắt với chị:
- Em đã nói rồi, chị thấy chưa? Vẫn có người thích ngôi nhà cổ hà?
Hạnh Chi vui vẻ hỏi:
- Rứa anh có nghiên cứu ngôi nhà cổ ni không?
Khang Vỹ bông đùa:
- Nếu chủ nhà đồng ý, chúng tôi sẽ nghiên cứu luôn.
Vỗ vai bạn, Lãm Khương chặn lại:
- Cái thằng ba hoa vừa thôi, làm như bọn mình là dân kiến trúc trùng tu không bằng.
Khải Danh lém lỉnh bảo:
- Khi nào có làm công tác trùng tu, các anh trùng tu ngôi nhà cổ ni của em hỉ?
Lãm Khương mỉm cười nói với Khải Danh:
- Tôi làm công tác nghiên cứu âm nhạc dân tộc, đặc biệt là về "Nhã nhạc cung đình Huế".
Hạnh Chi buông lời nhận xét:
- Lạ nhỉ! Anh là Việt kiều ở Pháp mà về đây nghiên cứu nhạc cung đình Huế.
Lãm Khương thích thú lý giải.
- Nhã nhạc cung đình Huế là niềm say mê của tôi. Hơn nữa, tôi nghiên cứu Nhã nhạc nhằm một mục đích.
Hạnh Chi tò mò hỏi nhanh:
- Mục đích gì anh hỉ?
- Để góp phân cho Unesco công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc ta.
Ánh mắt Hạnh Chi mở lớn vẻ ngạc nhiên thích thú:
- Nhã nhạc cung đình Huế quan trọng rứa hả anh?
Khải Danh hóm hỉnh trả lời trước Lãm Khương:
- Huế mình cái chi cũng quan trọng cả chị hè!
Lãm Khương gật đầu tán thành ngay:
- Khải Danh nói đúng, ở Huế cái chi cũng tuyệt cả Khang Vỹ đùa giọng hỏi bạn:
- Mày có định nghiên cứu cả xứ Huế không?
Lãm Khương cười khà:
- Nếu có điều kiện thuận lợi. Còn trước mắt là mình lo nghiên cứu Nhã nhạc cho hoàn thành.
Hạnh Chi cất tiếng vui vẻ:
- Mong rằng là ở chỗ ni anh sẽ thoải mái và thuận lợi khi nghiên cứu.
Lãm Khương gật nhẹ:
- Tôi tin là sẽ gặp nhiều thuận lợi khi làm việc tại cố đô này và ở tại đây.
Công Yiệc của tôi là thu thập tài liệu và nghiên cứu thực tế:
Khấi Danh trịnh trọng xen vô giới thiệu:
- Anh Lãm Khương là tiến sĩ âm nhạc dân tộc Đông Nam Á đó chị.
Hạnh Chi tròn xoe mắt:
- Ồ! Tiến sĩ âm nhạc hỉ?
Rồi cô lại ngại ngùng bảo:
- Đáng lẽ anh phải ở khách sạn chứ trọ ở ngôi nhà cũ kỹ ni, e chẳng thích hợp.
Thấy Hạnh Chi cứ áy náy mãỉ chuyện chỗ trọ, Lãm Khương buông gíọng ôn hòa:
- Tôi đã chọn nơi này rồi, Hạnh Chi đừng ngại gì cả.
Hạnh Chi nói nhanh:
- Nơi đây không sang trọng bằng khách sạn.
Lãm Khương tươi cười:
- Nhưng được chủ nhà cho thuê là chúng tôi rất vui rồi.
- Nghe Khải Danh bảo có khách thuê nhà chúng tôi cứ ngở lả khách du lịch tham quan cố đô Huế. Ai ngờ nhà nghiên cứu.
Lãm Khương gật nhẹ:
- Trong những ngày ở đây nghiên cứu, tôi cũng sẽ tham quan hết cố đô Huế của cô đấy!
Hạnh Chi nhận định:
- Chỉ sợ anh không có thời gian.
- Có chứ, tôi sê sắp xếp. Khải Danh sẽ là hướng dẫn viên cho tôi nhé!
Khải Danh vui sướng gật đầu:
- Chắc chắn rồi. Em sẽ hướng dẫn anh tham quan khắp xứ Huế?
Khang Vỹ lên tiếng hỏi:
- Xứ Huế có đặc sản gì hả cậu Khải Danh?
- Có đủ thứ.
- Cụ thể?
- Như kẹo mè xửng, bánh khoái nè. À!
- Cơm hến...
Khang Vỹ nhún vai:
- Tưởng gì, mấy thứ dân đã đó?
Chẳng biết Khải Danh nghĩ sao chứ Hạnh Chi thì phật ý những lời có vẻ chê bai của Khang Vỹ.
Lãm Khương thì không như thế, Anh chỉnh Khang Vỹ:
- Đừng xem thường! Các món dân dã chứ ngon đáo để.
Nghe Lãm Khương nói, Hạnh Chi thấy mát lòng. Món ăn của Huế dù dân đã cũng rất tuyệt Du khách đã ăn một lần lồi sẽ nhớ mãi.
- A, phải rồi! Và trong lòng Hạnh Chi bỗng như reo lên. Cơm hến! Rứa mà không nghĩ ra hè!
Với vai trò chủ nhà, Hạnh Chi giục Khải Danh đưa Lãm Khương và Khang Vỹ vào căn phòng của họ để hai người thu xếp chỗ ô và nghỉ ngơi.
Vừa vào phòng Lãm Khương nằm ngã ra giường với vẻ thích thú Khang Vỹ ngồi ghé bên nhăn mặt:
- Tao không hiểu sao mày lại đòi trọ ở ngôi nhà cổ quái này?
Lãm Khương cười khì:
- Ở khách sạn hoài nhàm chán lắm phải thay đổi môi trường chứ.
- Thay đổi môi trường rồi mày chọn tòa lâu đài hoang này?
Lãm Khương phàn nàn:
- Cái thằng ngôi nhà cổ xưa chứ có phải tòa lâu đài hoang phế gì đâu. Ở đây thanh tịnh rất tốt cho việc nghiên cứu.
Khang Vỹ có vẻ than:
- Tao e là thiếu tiện nghi.
Giọng Lãm Khương đầy vẻ lạc quan:
- Có thiếu cũng chẳng sao. Mình cần gì có dịch vụ giải quyết cả, lo gì. Điều quan trọng là ở đây sẽ đỡ tốn hơn ở khách sạn.
Khang Vỹ nhìn xoáy vào bạn, cười cười:
- Ông tiến sĩ mà sợ tốn kém ư?
Lãm Khương phân bua:
- Không phải tao sợ tốn kém mà là tiết kiệm để giúp ích người khác có lợi hơn.
Khang Vỹ trêu chọc:
Trước mắt là giúp "o" gái Huế phải không? Cô chủ nhà cũng xinh nhỉ?
Lãm Khướng nhăn mũi:
- Cái thằng? Mày đừng cà rỡn người ta rất nghiêm túc.
- Thì tao có nói gì đâu!
Khang Vỹ trả lời rồi đưa mắt nhìn quanh phòng trọ.
- Căn phòng này cũng ấm cúng quá nhỉ!
Lãm Khương buông câu nhận định:
- Ngôi nhà cũ kỹ rêu phong này của dòng họ hoàng tộc đễ đã mấy trăm năm rồi.
- Sao mày biết của dòng họ hoàng tộc?
- Tên họ của cậu hướng dẫn du lịch là Tôn Thất Khải Danh, mày không thấy sao?
- Ai mà để ý!
Lãm Khương giải thích:
- Mẹ tao bảo ở Huế các dòng họ hoàng tộc rất danh giá.
- Tao thấy gia đình này chẳng danh giá chút nào.
- Cái thằng...
Khang Vỹ nói nhanh:
- Nếu gia đình danh giá thì người ta đâu cho thuê nhà trọ.
Không cho thuê chắng lẽ cứ ôm giữ ngôi nhà cổ xưa?
Lãm Khương cất tiếng hỏi rồi tự giải thích thêm:
- Sống ở thành phố du lịch, người ta phải biết tận dụng những gì mình có.
- Tức là khai thác tiềm năng đó hả?
- Ừ Mày đừng nghĩ là chơ thuê nhà rồi không còn danh giá hoàng tộc.
Khang Vỹ nhe răng cười:
- Nghe mày nói, tao chỉ muốn về cố đô sinh sống để khai thác tài năng du lịch.
Ngồi bật dậy, Lãm Khương khoát tay:
- Thôi đi ông! Lo nghiên cứu âm nhạc là chính.
- Mày đam mê Nhã nhạc cung đình Huế chứ tao thì...
Lãm Khương chặn lời bạn:
- Thì sao? Mày đam mê thứ khác há?
- Ừ!
- Thứ gì?
- Đủ thứ.
- Cụ thể?
Khang Vỹ bông đùa:
- Nhiều thứ quá không nói cụ thể được.
Lãm Khương phê phán:
- Thần tục quá đi.
- Còn mày thánh thần chắc?
- Thằng quỷ!
Khang Vỹ cao giọng:
- Nói cho mày biết thánh thần cũng có những đam mê riêng.
Lãm Khương xua tay:
- Tao đâu có nhận mình là thánh thần?
- Vậy mày là kẻ phàm tục.
- Thằng quỷ! Nói năng chẳng thanh lịch chút nào!
Khang Vỹ pha trò:
- Nói thế mà không chịu hả nhà nghiên cứu âm nhạc.
- Thôi đi ông! Lo sấp xếp đồ đạc đi rồi đi ăn, đi chơi!
- Tao muốn nhắc đến tiết mục này đây!
Nói rồi, Khang Vỹ mở vali lấy quần áo móc vào tủ và sắp xếp các thứ.

Là bạn bè nhưng tính tình Khang Vỹ và Lãm Khương khác nhau Lãm Khương điềm đạm ôn hòa, sâu sắc, vui tươi khi làm việc rất nghiêm túc.
Khang Vỹ vui nhộn láu lỉnh, hời hợt, làm việc thì mau chán.
Về Huế cùng làm công tác nghiên cứu, nhưng hai người sẽ độc lập riêng cho bài làm của mình.
Tối nay, Lãm Khương sẽ lên kế hoạch cho công việc của mình.
Có dịp, Lãm Khương sẽ nghiên cứu về ngôi nhà cổ rêu phong này cho biết.
Căn phòng trọ Lãm Khương thuê tuy không sang trọng và tiện nghi như ở khách sạn nhưng anh hài lòng. Sống trong ngôi nhà cổ để có cảm giác hoài cổ nhiều hơn. Ngôi nhà cũ kỹ rêu phong là linh hồn, là nét cổ kính của cố đô Huế.
Lãm Khương theo gia đình định cư ở Pháp từ nhỏ. Mẹ anh là người gốc Huế.
Bà hay hát các bài về Huế, các bản Nam Ai, Nam Bình, các điệu hò mái nhì, mái đẩy cho Lãm Khương nghe và anh đã say mê. Tết nghiệp xong, Lãm Khương chọn ngành nghiên cứu âm nhạc.
Về Huế nghiên cứu Nhã nhạc cung đình, Lãm Khương tin là sẽ có nhiều điều thú vị.
Hôm nay bày biện các thứ ra bàn. Chiếc bàn bằng gỗ lim đen tuyền bóng ngời, ghế cũng vậy Tủ thì khảm xà cừ, giường bằng gỗ gụ.
Lãm Khương mỉm cười nói với Khang Vỹ:
- Mày có thấy mọi đồ đạc trong căn phòng này đều cổ xưa?
Khang Vỹ cười thản nhiên:
- Có gì lạ. Nhà cổ thì đồ cổ.
Lãm Khương nhận đỉnh:
- Đồ cổ thì quý hiếm và đắt giá đấy.
Bất chợt, Khang Vỹ reo lên:
- Mày nói tao mới nhớ. Ngôi nhà cổ của dòng họ hoàng tộc thì giàu sang chấc chắn họ có chôn kho báu dưới đấy.
Lãm Khương chế nhạo:
- Mày giỏi tưởng tượng nhỉ?
- Thật đó! Có kho báu dưới đường hầm.
- Thì mày hãy đầo bới tìm kho báu đi!
Khang Vỹ ra điều kiện:
- Tao đào được kho báu, mày đừng có đòi chia.
Lãm Khương hăm he:
- Kho báu đâu không thấy, còn mày sẽ bị công an mời đấy.
Khang Vỹ cười tỉnh queo:
- Mời tao báo cáo điển hình đó! - Hừ! Báo cáo cái gì?
- Báo cáo việc khai thác kho báu thành công.
Lãm Khương nheo mất với bạn:
- Mày có trí tường tượng phong phú, đáng lẽ làm nhà văn thì đứng hơn.
Khang Vỹ lắc đầu:
- Thôi đi ông, làm nhiều "nhà" quá tôi chẳng ham! - Tao biết mày chỉ ham làm nhà hàng thôi.
- Ừ!
- Nhưng không phải làm, mà là ăn... nhà hàng.
Khang Vỹ đập vai Lãm Khương:
- Thằng quỷ!
Cả hai cùng cười vang. Rồi Khang Vỹ lại nhắc:
- Thôi đi ăn? Tao đói bụng quá rồi!
Lãm Khương nheo mắt với bạn.
- Thấy chưa, tao nói đâu có sai. Vừa nhắc đến nhà hàng là mày lại đòi... ăn.
Khang Vỹ nhướng mày:
- Còn mày là thánh thần chắc? Không đói, không ăn!
Nói rồi, Khang Vỹ đứng lên bước ra ngoài.
- Vậy mày ở nhà ăn không khí nhé. Tao đi nhà hàng đây!
Lãm Khương bước theo bạn:
- Thôi đi ông! Tôi không phải thánh thần.
Cả hai cất tiếng cười vui tươi và bước đi ra khỏi phòng trọ.
Chương 2
Một mình Hạnh Chi lặng lẽ làm cơm hến, chiên bánh khoái và nấu chè cung đình.
Vừa làm, Hạnh Chi vừa cất tiếng hát dịu êm bài "Huế thương".
"Trờ lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ.
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
Tôi nhớ khúc ca.
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế.
Nam Ai, Nam Bình mà sao thương thế.
Lắng trong vui buồn mộng mơ.
Em hát nghe thân thương ư, Huế ơi...".
Nấu nướng xong các thứ Hạnh Chi thẹn thùng. Cô không thể đem đến mời Lãm Khương.
Một lời cảm ơn Hạnh Chi vẫn chưa nói được với Lãm Khương, cô ái ngại mãi không thôi.
Định nấu vài món ăn Huế để đãi ân nhân nhưng không thể gặp để mời vì quá rụt rè, Hạnh Chi không biết tính sao?
Khải Danh đi làm về xuống bếp gặp Hạnh Chi và reo lên:
- Ồ! Bữa ni, chị cho ăn món gì mà thơm rứa?
Khải Danh vừa hỏi vừa hít hít mũi như trẻ con.
Hạnh Chi phớt lờ:
- Có món gì mô. Bình thường thôi.
Nhưng Khải Danh đã phát hiện các món ăn để bàn.
- Chị nấu cơm hến và chiên bánh khoái hỉ? Cho em ăn hỉ!
Hạnh Chi mỉm cười:
- Chị đãi khách đấy.
- Răng chị ưu tiên những người khách trọ rứa?
Hạnh Chi giải thích:
- Người ta là Việt kiều đến đây công tác; chị muốn giới thiệu vài món ăn Huế.
Mắt Khải Danh sáng lên vẻ thích thú:
- Em mời các anh ấy qua bên ni nhé!
Hạnh Chi lắc đầu:
- Qua bên ni kỳ lắm! Em bưng sang bên nớ mời các anh!
Khải Danh gật nhẹ.
- Vâng? Em sẽ bảo chị em ưu tiên đãi các anh khách trọ:
Hạnh Chi vỗ vai em trai:
- Thằng ni kỳ?
Để các thứ vào mâm cho Khải Danh bưng sang phòng của Lãm Khương biếu ân nhân thay cho lời cảm ơn, tuy nhiên Hạnh Chi lại không nói điều này với Khải Danh, chỉ khẽ khàng bảo.
- Bưng đi Khải Danh! Em làm du lịch thì biết giới thiệu và mời khách như thế nào rồi hỉ?
Bưng mâm lên, Khải Danh đùa đùa giọng:
- Chị định giới thiệu sản phẩm, ra thị trường răng mà bắt em tiếp thị kỹ rứa?
Hạnh Chi lắc đầu nguầy nguậy:
- Chị mô dám!
Khải Danh lại khuyến khích:
- Chị mở nhà hàng, quán ăn bán cơm hến đi. Em vừa tiếp thị vừa làm phục vụ cho!
- Cái thầng ni! Thôi, lo làm nhiệm vụ đi!
Bưng các món sang phòng của Lãm Khương, Khải Danh cất tiếng gọi to:
- Hai anh ơi! Xin mời ẩm thực văn hóa!
Thấy Khải Vãn khệ nệ bưng mâm thức ăn đi vào, Lãm Khương ngạc nhiên kêu lên:
- Ồ! Tiệc gì đây?
- Tiệc cưới!
Khang Vỹ thốt lên với giọng bông đùa.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Thằng quỷ! Đám cưới mày hả?
Khang Vỹ nhe răng cười hì hì:
- Không mày thì tao. Đứa nào mà chẳng làm chú rể.
Đặt mâm thức ăn lên bàn, Khải Danh xen hai bàn tay vào nhau:
- Chị em chiêu đãi hai anh món Huế:
Khang Vỹ thích thú reo lên:
- Ồ tuyệt quá! Chủ nhà đãi khách trọ?
Khải Danh nở nụ cười hóm hỉnh:
- Mời hai anh ẩm thực các mớn ăn. Thường thức xong rồi cho ý kiến xem gia đình em có mở quán ăn được không nhé!
Lãm Khương vui vẻ đáp:
- Được thôi! Tôi và Khang Vỹ sẽ là khách đầu tiên đó.
Khang Vỹ tiếp lời Lãm Khương:
- Và mỗi ngày nữa!
Ba người cùng ngồi vào bàn ăn. Khang Vỹ nhìn vào mâm thức ăn:
- Để xem chủ nhà chiêu đãi món gì đây.
Khải Danh cầm đũa đưa Lãm Khương và Khang Vỹ:
- Xin mời hai anh?
Cầm đũa chén lên, Lãm Khương tươi cười đề nghị:
- Cậu Khải Danh hãy thuyết minh từng món ăn đi!
Chỉ các món ăn trên mâm, Khải Danh lém lỉnh thuyết minh:
- Đây là cơm hến nấu với con hến. Món ni là bánh khoái, ai cũng khoái ăn.
Còn chè cung đình, ăn xong thì vào cung đình ở luôn.
Lãm Khương kêu lên:
- Cậu mà thuyết minh như thế thì khách du lịch có biết gì?
Khải Danh cười xòa, còn Khương Vỹ thì bông đùa:
- Biết ăn là đủ!
Khải Danh xới cơm hến ra chén một cách thành thạo và mời hai người khách.
Lần đầu tiên được ăn cơm hến, Lãm Khương cứ xuýt xoa khen ngon vì lạ miệng.
Đến món bánh khoái và chè cung đình cũng thế, Lãm Khương ăn rất ngon.
Món ăn của xứ Huế rất hấp dẫn Lãm Khương. Nhìn thì đơn giản, nhưng Lãm Khương nghĩ cách chế biến không đơn giản chút nào.

Lãm Khương không hiểu sao cô chủ nhà Hạnh Chi lại ân cần chiêu đãi anh và Khang Vỹ các món Huế này?
Đưa mắt nhìn hai người khách thuê nhà đang thưởng thức món Huế, Khải Danh hỏi khẽ:
- Hai anh thấy thế nào, cho em ý kiến nhé!
Khang Vỹ gật gù lên tiếng trước:
- Rất ngon!
- Thế mà hôm nọ mày chê món ăn dân dã Bị Lãm Khương bắt bẻ, Khang Vỹ cười khì:
- Ngon vì lạ miệng!
Lãm Khương cười hỏi:
- Bánh khoái ăn có khoái không?
- Tất nhiên là khoái.
Lãm Khương pha trò:
- Còn tao ăn chè cung đình muốn vào cung đình ở luôn.
Khang Vỹ tán đồng:
- Mày vào cung đình để nghiên cứu nhạc là phải.
Khải Danh dí dỏm bảo:
- Anh Lãm Khương vào cung làm hoàng đế đi Lãm Khương hỏi khẽ:
- Hoàng đế không ngai hả?
Khải Danh cười thản nhiên:
- Hoàng đế có ngai đàng hoàng nghe anh?
Khang Vỹ cười châm chọc:
- Hoàng đế hóa trang để chụp ảnh đó mà.
Lãm Khương gật đầu:
- Vậy ai làm hoàng đế cũng được cả.
Khang Vỹ xúi bảo:
- Mày nên chụp nhiều ảnh làm hoàng đế nghe nhạc lễ hội để làm tư liệu cho bài nghiên cứu Nhã nhạc cung đình.
Lãm Khương cười nhẹ:
- Hoàng đế thật kìa ông ơi! Tôi giả mạo chụp ảnh chắc là bị đình chỉ công tác.
Khải Danh ôn tồn giải thích:
- Các anh chụp ảnh làm hoàng đế để kỷ niệm và sau này cho con cháu biết.
Khang Vỹ đồng tình:
- Phải đó Lãm Khương! Ráng làm hoàng đế cho bọn trẻ ngắm. Đến đời chúng đâu có biết hoàng đế.
- Còn mày làm hoàng đế nên kiếm thêm hoàng hậu đứng bên cạnh nữa.
Khang Vỹ cợt đùa:
- Trẫm đồng ý ngay! Khi trẫm làm vua thì khanh phải tuân lệnh đó.
Khải Danh hồn nhiên nhận định:
- Thời vua chúa lạ ghê các anh nhỉ? Giàu sang uy quyền tột đỉnh.
Lãm Khương cười bảo:
- Gia đình em cũng thuộc dòng họ hoàng tộc danh giá, uy quyền.
Khải Danh nhún vai:
- Thời của tổ tiên ông bà em. Chứ gia đình em thì chầng có gì.
Khang Vỹ thản nhiên:
- Thuộc dòng họ hoàng tộc cũng đáng hãnh diện chứ.
Khải Danh buông giọng khôi hài:
- Hãnh điện nhưng gia đình em có tiếng mà không có miếng.
Lãm Khương bắt chước giọng Huế của Khải Danh:
- Rứa là thiệt thòi quá hỉ?
Khang Vỹ nháy mắt châm chọc Lãm Khương:
- Mới ăn có ba món Huế mà mày đã lai Huế rồi sao?
Mắt Lãm Khương sáng lấp lánh:
- Tao có gốc Huế chứ đâu phải lai.
- Ở Pháp mãi coi chừng mất gốc Huế đấy?
- Mất sao được? Tao rất yêu Huế, nhất là yêu - Món ăn Huế!
- Chảng những món ăn mà giọng nói nữa.
Lãm Khương trả lời rồi ngâm nga:
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật cỏ hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bóng môi".
Khang Vỹ cười phá lên rồi tiên tri:
- Tao chắc mày sẽ chết vì Huế.
Khải Danh ré lên:
- Chết vì Huế của em hỉ? Em không chịu mô Khang Vỹ đính chính:
- Chết vì giọng nói, vì người chứ không phải vì Huế, em ơi?
Khải Danh nhỏ nhẹ:
- Điều đó thì em không biết mô.
Lãm Khương la Khang Vỹ:
- Cái thằng? Mày tiên đoán tầm bậy không hà.
Khanh Vỹ ra bộ dễ dãi:
- Ừ, không chịu thì thôi, mà có chết thì báo nhé!
Lãm Khương cười khà:
- Lo chết thì làm sao mà báo.
Nghe hai người đùa nhau vui vẻ, Khải Danh chen vào hỏi:
- Hai anh ơi! Cơm hến, bánh khoái, chè cung đình ngon thật chứ?
- Ngon tuyệt!
Khang Vỹ trả lời rồi khuyến khích:
- Cậu mở nhà hàng đi, hai anh quảng cáo và ủng hộ cho.
Lãm Khương buông lời nhận định:
- Ngày nào cũng đòi quảng cáo và ủng hộ chắc cậu Khải Danh dẹp nhà hàng.
Quảng cáo không công, đôi bên cùng có lợi Khải Danh lên tiếng:
- Em đùa thôi chứ làm gì có vốn mà mở quán.
Khang Vỹ vờ ỉu xìu mặt:
- Thế à? Vậy mà tưởng mở quán ăn thật, tụi này có chỗ ghé!
Lãm Khưởng lại xúi:
- Bảo chị cậu mở quán đại đi!.
Khải Danh bộc bạch:
- Chị em chỉ nấu cho gia đình thưởng thức thôi. Nghe hai anh khen, chị em sẽ rất vui Khàng Vỹ bật thất lên:
- Mong rằng sẽ được thưởng thức tài nấu ăn của chị cậu nữa.
Lãm Khương nhìn bạn phê phán:
- Ôi! Sao mày tham quá vậy? Thưởng thức một lần thôi chứ!
- Một lần chưa đủ.
- Chưa đủ thì ra hàng quán ngoài chợ.
- Tại muốn thưởng thức tài của cô chủ nhà đó chứ. Mình còn ở đây lâu dài mà.
- Mày đúng là được voi đòi tiên. Lãm Khương chỉ trích Khang Vỹ rồi quay qua Khải Danh, ôn tồn bảo:
- Em đừng chú ý đến lời của anh Khang Vỹ Hãy chuyển lời đến chị em là anh rất cảm ơn các món ăn Huế của chị em hôm nay nhé?
- Ngon lắm! Đúng là bọn anh rất muốn ăn hoài.
Khang Vỹ cười bắt bẻ lại Lãm Khương:
- Mày có hơn gì tao đâu. Làm bộ hoài!
Khải Danh thu dọn mâm bưng ra ngoài mà vẫn nghe tiếng cười vui của hai người khách trọ.
Hạnh Chi và Lam Mỹ làm việc trong dàn lễ nhạc của cung đình Huế.
Trưởng nhóm là Hải Cầm đàn kìm. Còn Hạnh Chi và Lam Mỹ đàn tranh và các bạn khác cùng phụ trách dàn nhạc.
Buổi chiều, Hải Cầm đến nhà Hạnh Chi. Gặp Hạnh Thơ, anh hỏi ngay:
- Chị Hạnh Chi có nhà không em?

- Vừa mới đi phố về, Hạnh Thơ rất diện, cô mặc bộ váy áo màu xanh điểm hoa vàng xinh xắn. Bộ váy mềm mại ôm sát thân hình thon thả.
Hạnh Thơ chanh chua hỏi Hải Cầm:
- Anh kiếm chị Hạnh Chi chi rứa?
Hải Cầm cười vui vẻ:
- Anh báo cho Hạnh Chi biết ngày mai dàn nhạc lễ cung đình trình diễn.
Hạnh Thơ buông gọn.
- Chị Hạnh Chi đi vắng rồi.
Hải Cầm đưa tay gãi đầu:
- Rứa à? Tiếc hỉ?
Liếc Hải Cầm ánh mắt sắc như dao cạo, Hạnh Thơ bắt bẻ:
- Anh đến đây chỉ biết có chị Hạnh Chi và công việc thôi hỉ?
Hải Cầm cười phân bua:
- Thì anh với Hạnh Chi chung trong dàn nhạc lễ, anh đến đây là vì công việc.
- Xí!
Sợ Hạnh Thơ bắt bẻ nữa, Hải Cầm nhanh miệng nói thêm:
- Ngoài ra anh đến đây còn để thăm bác gái nữa.
Hạnh Tơ hếch mũi lên:
- Thăm người lớn thì phải đặt lên hàng đầu Hải Cầm nhăn mặt:
- Răng mà em cứ bắt lỗi anh hoài vậy?
Đưa mắt ngắm nghía Hải Cầm, Hạnh Thơ dài giọng lý sự:
- Em biết tỏng bụng anh nghĩ gì, muốn gì Mắt Hải Cầm vụt sáng lên:
- Biết tỏng bụng anh muốn gì thì em giúp anh hỉ?
Hạnh Thơ cong cớn đôi môi hồng.
- Còn lâu em mới giúp anh.
- Răng mà em không giúp anh?
Hạnh Thơ bực dọc không đáp. Cô thừa biết Hải Cầm có cảm tình vởi Hạnh Chi và cô rất ghét. Hạnh Thơ không thể chịu nổi khi mọi người thích và ca ngợi Hạnh Chi.
Mẹ cũng luôn lấy Hạnh Chi ra làm tấm gương răn dạy Hạnh Thơ, bắt Hạnh Thơ phải sống như Hạnh Chi. Nào là Hạnh Chi nhu mì nề nếp, hiền thục đoan trang. Nề nếp như nữ tu khổ hạnh mà bảo Hạnh Thơ sống theo.
Lúc nào Hạnh Chi cũng la rầy nhắc nhở Hạnh Thơ:
- Em phải biết giữ gìn nề nếp của con gái Huế, nhất là nề nếp Tôn Nữ của mình.
Dòng họ Tôn Nữ thế gia vọng tộc thật đáng kiêu hãnh. Hạnh Thơ đâu có làm gì sai trái hay làm mất nề nếp Tôn Nữ. Thế mà mỗi lần mặc bộ váy mới, ánh mắt Hạnh Chi ghim vào người Hạnh Thơ như mũi kim ghim.
Thấy ghét! Hạnh Thơ ăn mặc mô đen một chút có gì mà phê phán.
Có lần bị Hạnh Chi chê trách vì bộ quần áo mới mua, Hạnh Thơ tức khí cự nự:
- Chị sợ em ăn mặc đẹp hơn chị, nổi tiếng hơn chứ gì?
Hạnh Chi cứng họng không nói nữa.
Hạnh Thơ ganh tỵ với Hạnh Chi khi biết Hải Cầm cảm mến chị. Hạnh Chi khó tánh, khô khan như ngói mà Hải Cầm yêu mến ư?
Hậm hực không muốn thua Hạnh Chi, Hạnh Thơ bắt chẹt Hải Cầm đủ điều.
Cô luôn tìm cách công kích anh làm cho anh chán nản bỏ cuộc.
Thế nhưng Hải Cầm không bỏ cuộc, mà càng ngày anh càng tỏ ra thân thiết với Hạnh Chi hơn.
Bất chợt, Hạnh Thơ đề nghị Hải Cầm:
- Anh cho em vào ban nhạc lễ của cung đình nghe!
Hơi ngạc nhiên nhìn Hạnh Thơ, Hải Cầm không tin Hạnh Thơ vào ban nhạc để đàn.
Nhưng anh cũng nhạy bén trả lời:
- Em hãy xin ban lãnh đạo dàn nhạc, anh nghĩ chắc là được.
Hạnh Thơ mè nheo:
- Anh xin giùm cho em hỉ?
Hải Cầm lắc đầu từ chối:
- Không được mô!
- Răng mà không được?
Hạnh Thơ giận đỗi hỏi Hải Cầm, rồi cô phụng phịu trách móc:

- Em nhờ vả anh không giúp, chứ chị Hạnh Chi đòi chi anh cũng lo.
Hải Cầm cười cầu hòa:
- Anh giúp Hạnh Chi là việc chung, răng mà em lại so bì?
Hạnh Thơ lại bắt chẹt Hải Cầm:
- Rứa là anh thừa nhận luôn lo lắng giúp đỡ chị Hạnh Chi?
Hải Cầm trả lời gần như thừa nhận:
- Anh với Hạnh Chi làm chung công việc mà em.
Liếc Hải Cầm bằng đuôi mắt, Hạnh Thơ vặn vẹo:
- Còn em không làm chung nên anh không thèm giúp.
Hải Cầm phân bua:
- Anh mô có ý đó.
Hạnh Thơ năn nỉ:
- Rứa thì anh giúp em hỉ?
- Anh nghĩ là em không vào ban nhạc được mô?
- Tại răng?
- Em có biết đàn tranh như Hạnh Chi không?
Biết tỏng là Hạnh Thơ không biết nhưng Hải Cầm vẫn hỏi.
Hạnh Thơ rất điệu đàng kiểu cách. Cô luôn chê bai các nhạc cụ dân tộc. Đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm gì Hạnh Thơ cũng chê nốt.
Ông nội và cha là nhạc sĩ tài hoa đàn nhạc cụ dân tộc nổi danh mà Hạnh Thơ chẳng có chút "gien" nào.
Bị Hải Cầm tỏ ý xem thường và châm chọc, Hạnh Thơ nghênh cằm lên:
- Đàn tranh quê lắm, em chơi nhạc Rock hà!
Hải Cầm cười nói thẳng:
- Chơi nhạc Rock, bởi vậy em mô có vào được dàn nhạc lễ của cung đình.
- Anh hãy xin cho em!
- Không được mô, xin mất công?
- Em sẽ xin cho anh thấy.
- Có Hạnh Chi trong dàn nhạc rồi.
- Em xin vào để hát xem có hơn chị Hạnh Chi không.
Hải Cầm khẽ đùa giọng:
- Chắc em thua quá.
Hạnh Thơ ấm ức:
- Anh lúc nào cũng thiên vị chị Hạnh Chi.
Hải Cầm cười phê phán:
- Còn em lúc nào cũng so bì với Hạnh Chi.
Hạnh Thơ phồng mặt lên:
- Xí? Ai thèm so bì. Tại chị Hạnh Chi cứ muốn hơn em.
Hải Cầm nheo mắt với Hạnh Thơ:
- Nhỏ ni lạ rứa? Chị em mà lại so bì hơn thua.
Hạnh Thơ vẫn cứ hỏi:
- Rứa anh có thấy chị Hạnh Chi hơn em không?
Hải Cầm khéo léo đáp:
- Hai chị em "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".
- Rõ ràng anh thiên vị chị Hạnh Chi.
- Mô có thiên vị, anh khen đều mà.
Hạnh Thơ hất đầu khầng định:
- Em hơn hẳn chị Hạnh Chi.
Mỉm cười trước sự trẻ con của Hạnh Thơ, Hải Cầm khẽ giọng:

- Em muốn hơn cứ hơn, không ai chấp.
Hạnh Thơ "hứ" Hải Cầm một cái dài ngoằng:
- Rứa mà cũng nói? Em hơn thật đấy!
- Anh bảo rồi, em cứ hơn.
Hải Cầm trông cho Hạnh Chi đi đâu mau về Lần nào đến đây cũng gặp cô bé Hạnh Thơ lý sự khiến anh ngao ngán.
Không thấy vẻ khó chịu, nôn nóng của Hải Cầm, Hạnh Thơ cất tiếng hỏi như truy vấn anh:
- Răng mà anh thích chị Hạnh Chi?
Hải Cầm nhăn mặt:
- Chuyện tình cảm không lý giải được đâu em.
Giận dỗi, Hạnh Thơ lộ vẻ bất cần:
- Anh không giải thích thì thôi, em chẳng cần.
Rồi cô bé lại phê phán Hạnh Chi:
- Chị Hạnh Chi vờ nề nếp, đạo đức hiền thục, sống gò bó khuôn khổ.
Hải Cầm khẳng định:
- Hạnh Chi sống mẫu mực như rứa là tốt chứ em.
Bùng thùng mặt, Hạnh Thơ hờn dỗi:
- Em biết là anh bênh chị ấy mà?
Cùng là hai chị em ruột thịt mà tính tình Hạnh Thơ khác xa Hạnh Chi. Hải Cầm không hiểu sao Hạnh Thơ cứ hay so đo ganh tỵ với Hạnh Chi. Hạnh Thơ sống ích kỷ cá nhân chỉ nghĩ đến bản thân, trong khi Hạnh Chi sống vì gia đình luôn lo cho mẹ và các em.
Nhìn xoáy vào Hạnh Thơ, Hải Cầm nghiêm giọng bảo:
- Lẽ ra... sống mẫu mực và biết lo cho gia đình như Hạnh Chi...
Hạnh Thơ mím môi cáu kỉnh bảo:
- Sống gò bó, khuôn mẫu mới đúng nề nếp của cô gái Huế. Răng anh không nóí như chị Hạnh Chi luôn?
Hải Cầm bông đùa cho không khí dịu lại:
- Hạnh Chi đã nói rồi thì anh không nói nữa.
Hạnh Thơ buông gọn:
- Anh có nói cũng bằng thừa.
Hải Cầm đứng lên:
- Anh đi về đây. Chừng nào Hạnh Chi về nhờ em nhắn lại.
Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ:
- Em sẽ nhắn là anh Hải Cầm bảo chị Hạnh Chi đàn dở ẹc.
Dứ tay trước mặt Hạnh Thơ rồi Hải Cầm bước thẳng ra ngoài.
Lãm Khương cùng Khang Vỹ tham dự nhạc lễ của cung đình Huế được Nhà Văn hóa tổ chức.
Dán mắt lên sân khấu, Lãm Khương vừa ghi nhận chương trình, quan sát, theo dõi, chụp ảnh.
Lãm Khương thích thú như đang sống lại nhạc lễ của cung đình ngày xưa.
Khang Vỹ hỏi khẽ:
- Nhạc lễ có gì hấp dẫn không mày?
- Mày xem thì sẽ biết.
Khang Vỹ láu táu ngồi không yên. Lãm Khương mặc kệ thằng bạn xoay lung tung.
Anh chú tâm vào việc của mình.
Lãm Khương đâ thu thập tài liệu nghiên cứu viết bài, rồi đi thực tế xem các nghệ nhân biểu diễn. Anh rất bận rộn những công việc có nhiều lý thú.
Có nghệ nhân đang đàn, có nghệ nhân đang biểu diễn từng động tác của lễ nghi triều đình.
Đang say sưa theo dõi, bất chợt Lãm Khương giật mình khi nghe lời giới thiệu của ban tổ chức:
- Sau dây là phần biểu diễn đàn tranh của Tôn Nữ Hạnh Chi. Tôn Nữ Hạnh Chi là cháu nội của quan nhạc nổi tiếng trong triều đình Huế Tôn Thất Khải Vinh và là con của nhạc sĩ tài hoa Tôn Thất Khải Thanh. Hạnh Chi nối nghiệp cha ông.
Những tràng vỗ tay vang lên tán thưởng.
Lãm Khương quá bất ngờ khi gặp Hạnh Chi trong không khí lễ nhạc cung chi.
Hạnh Chi là Tôn Nữ chơi đàn dân tộc thế mà Lãm Khương không biết. Biết Lãm Khương đang nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế mà hai chị em nín thinh. Lạ thật?
Còn gì thú vị hơn khi Lãm Khương ở trọ ngay trong nhà của con cháu quan nhạc cung đình. Chị em Tôn Nữ Hạnh Chi cũng là tư liệu quý để anh nghiên cứu về các quan nhạc cung đình.
Lãm Khương lâng lâng một niềm vui khó tả. Anh ngẩn ngơ lắng nghe tiếng đàn tranh của Tôn Nữ Hạnh Chi. Tiếng đàn ngọt ngào du dương. Tiếng đàn bay bổng ru hồn Lãm Khương. Bài Nam Ai, Nam Bình truyền cấm lắng sâu.
Phần biểu điễn tiếp theo là tiếng đàn của Lam Mỹ.
Nhìn thấy Lam Mỹ, Lãm Khương nhớ ngay cô gái Huế chanh chua đã mắng Lãm Khương té tát hôm đụng xe ở cầu Trường Tiền, mặc dù Lam Mỹ không phải là người bị đụng. Không biết có phải vì ấn tượng vởi Lam Mỹ, không biết có phải vì thiên vị Hạnh Chi mà Lãm Khương cảm giác tiếng đàn của Hạnh Chi mượt mà, dịu êm hay hơn tiếng đàn Lam Mỹ nhiều. Sau nhạc lễ của cung đình là phần văn nghệ với chương trình ca Huế, hát về Huế.
Hạnh Chi và Lam Mỹ hò mái nhì, mái đẩy các bài quen thuộc gắn liền với đất Huế ngàn năm.
"Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá.
Đò từ Vỹ Dạ thẳng ngã Ba Sình.
Lờ đờ bóng ngã trăng chênh.
Tiếng hò xa vọng nhắn tình nước non...".
Câu hò mà Lãm Khương đã quen và anh rất hào hứng muốn lên hát cùng các nghệ sĩ.
Nhưng Lãm Khương tự nhủ nhiệm vụ của anh là phải biết quan sát và lắng nghe.
Những bài hát về Huế vang lên trong trẻo như dòng Hương Giang, êm ái như làn gió thổi qua đồi thông xanh bát ngát.
Tiếng hảt sâu lắng mênh mông của Hạnh Chi cất lên bài "Ngự Bình Xuân".
thơ mộng.
Lãm Khương ngây ngất như chìm vào vùng lãng đãng khói sương:
"Nửa tà áo tím thướt tha.
Tơ lòng giăng mắc buộc ta với mình.
Anh như một kẻ đa tình.
Bỗng dưng lên núi Ngự Bình đề thơ.
Trăng mơ hồ, gió mơ hồ.
Thẳm xa một cõi hư vô ngọt ngào.
Trời thì thấp, đất thì cao.
Thông xanh, rẽ một nẻo vào suới mơ...".
Ôi! Có lẽ Lãm Khương đã rẽ vào một nẻo suối mơ lồi!
Tiếp theo Lam Mỹ hát...
"Ai ra xứ Huế thì ra. Ai về Núi Ngự thì về".
Nhưng Lãm Khương không còn tâm trí để nghe. Anh dã bị cuốn hồn bởi lời ca man mác của Tôn Nữ Hạnh Chi rồi - cô gái Huế với mái tóc thề đen nhánh bềnh bồng, chảy dài như dòng suới uốn lượn trên bờ lưng thon thả, chiếc áo dài tím mộng mơ.

Khang Vỹ khều tay Lãm Khương:
- Cô gái hát với cô chủ nhà tên gì vậy?
- Lam Mỹ!
- Trông điệu đàng quá nhỉ?
- Hợp với mày đấy!
Mặt Khang Vỹ sáng rỡ hẳn lên:
- Mày thấy thế à? Bảo Hạnh Chi giới thiệu Lam Mỹ cho tao nhé!
Lãm Khương phàn nàn:
- Thằng quỷ? Im nghe hát kìa!
Nhưng Khang Vỹ đâu có chịu im, anh chàng nhìn Lam Mỹ, cười tít mắt rồi bình luận:
- Trông Lam Mỹ mới đỏng đảnh làm sao?
Cô nàng vừa hát vừa nhấp nháy đôi con mắt liếc Lãm Khương ngắt lời Khang Vỹ:
- Liếc mày đấy.
Khang Vỹ cười khì khì:
- Mày đừng ấm ức, ganh tỵ nghe.
Lãm Khương nhún vai:
- Thằng quỷ? Ai mà thèm?
Khang Vỹ buông gọn:
- Tao biết mày đang mơ cô chủ nhà.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Đừng có đoán mò nghen mày!
Khang Vỹ ưỡn ngực.
- Để xem tao đoán mò có đúng không?
- Đúng với mày đấy!
Lãm Khương trả lời Khương Vỹ rồi hướng mắt nhìn lên trên. Chương trình đang tiếp tục với tiết mục múa.
Và cuối cùng buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Lãm Khương cố ý đợi Tôn Nữ Hạnh Chi để cùng về. Còn Khang Vỹ thì chạy đi tìm Lam Mỹ để làm quen.
Lãm Khương đợi Hạnh Chi ở trước cổng trung tâm văn hóa. Hạnh Chi vừa bước ra, anh vội cất tiếng:
- Chúng ta cùng về nhé Hạnh Chi.
Hạnh Chi ngạc nhiên ngẩng nhìn Lãm Khương.
- Ồ, anh Lãm Khương? Anh chưa về hỉ?
- Tôi muốn cùng về với Hạnh Chi.
Hai người đi song song bên nhau. Chưa vội về nhà, những nhịp chân thong thả bước chầm chậm trên cầu Trường Tiền.
Hạnh Chi không phản đối, nhẹ nhàng đi bên cạnh Lãm Khương. Tà áo dài quấn quít bước chân. Mái tóc thề bay bay. Cầu Trường Tiền gió lộng...
Giọng Lãm Khương vang lên thân thiết:
- Tôi thật bất ngờ khi thấy Hạnh Chi là một thành viên trong dàn nhạc lễ của cung đình Huế. Hạnh Chi thật giỏi.
Nụ cười e ấp nở trên môi Hạnh Chi.
- Em có giỏi chi mô, chỉ theo nghề của ông nội và cha.
Lãm Khương vẫn thích thú khen ngợi:
- Hạnh Chi chơi đàn thật tuyệt, ngón đàn ngọt vô cùng.
- Anh quá khen Hạnh Chi.
- Thật đó! Hạnh Chi hát cũng hay nữa.
Lãm Khương tươi cười khắng định rồi bảo:
- Tôi đang nghiên cứu Nhã nhạc cung đình mà Hạnh Chi lại là thành viên của dàn nhạc cung đình thì hay quá. Hạnh Chi sẽ giúp đở tôi Hạnh Chi khiêm tốn:
- Rứa em giúp được cho anh điều chi?
- Nhiều lắm! Rồi từ từ tôi sẽ nhờ Hạnh Chi.
Hạnh Chi cười dịu dàng:
- Em hồi hộp quá, chẳng biết có giúp gì được cho anh.
Chắc chắn giúp nhiều. Hạnh Chi là con cháu quan nhạc trong cung đình mà tôi thì đang nghiên cứu nhạc cung đình, - Nghe Khải Danh bảo anh nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế, em rất thích.
Lãm Khương vờ trách:
- Thế mà Hạnh Chi chảng giới thiệu cho tôi biết.
- Em không dám mô.
- Tại sao?
- Em xấu hổ với anh lắm.
Lãm Khương ngạc nhiên:
- Có gì đâu nhỉ?
Hạnh Chi líu lo cất giọng:
- Một lời cảm ơn anh hôm nớ mà em chưa dám nói.
Mắt Lãm Khương nhìn Hạnh Chi lấp lánh nét cười - Ồ! Hạnh Chi đừng ngại chuyện đó.
Rồi anh đưa tay ra chỉ và hóm hỉnh bảo:
- Ở ngay đầu cầu này phải không Hạnh Chi?
Hạnh Chi gật đầu:
- Vâng, chỗ ni. May mà có anh. Bọn họ giở thói côn đồ vởi em và Lam Mỹ.
- Cô bạn Lam Mỹ của Hạnh Chi dữ quá cứ mắng tôi tới tấp vì tông xe vào Hạnh Chi.
Thật ra tại em. Sợ bọn họ mà em với Lam Mỹ cắm cổ chạy.
- Thế mà Lam Mỹ lại đổ lỗi cho tôi.
Hạnh Chỉ thanh minh cho bạn:
- Tính Lam Mỹ hơi nóng, nhưng nhỏ nớ không để bụng đâu anh.
Lãm Khương hóm hỉnh hỏi:
- Còn Hạnh Chi có để bụng không?
Hạnh Chi ngây thơ hỏi lại:
- Em để bụng chuyện chi?
Không trả lời mà Lãm Khương mỉm cười giở giọng trách khéo:
- Không để bụng nên Hạnh Chi quên tuốt, không nhận ra tôi.
Đôi má Hạnh Chi đỏ ửng như pha một lớp phấn hồng mịn màng, giọng véo von phân trần:
- Em nhận ra anh ngay khi Khải Danh đưa anh về ở trọ.
- Thế sao Hạnh Chi lặng thinh?
Hạnh Chi bẽn lẽn:
- Em không dám nhận vì có bạn anh nữa. Em muốn xin lỗi và cảm ơn anh nhưng không biết nói sao, phải chờ dịp.
- Dịp gì?
Lãm Khương hỏi rồi tự reo lên trả lời:

- A! Anh biết rồi, bữa ăn các món Huế phải không?
- Vâng, các món Huế thay cho lời cảm ơn.
Lãm Khương tấm tắc:
- Cơm hến, bánh khoái ngon tuyệt.
Hạnh Chi thắc mắc:
Còn chè cung đình thì răng?
- Rất ngon. Nhưng anh sợ ăn xong chè cung đình phải vào cung đình ở.
- Răng rứa anh?
Lãm Khương trả lời giọng Huế:
- Tại Khải Danh nói rứa?
Hạnh Chi cười hồn nhiên:
- Thằng nớ nói kỳ!
Lãm Khương buột miệng:
- Mong rầng có dịp sẽ được thưởng thức món Huế của Hạnh Chi nữa.
- Em không hứa mô.
- Mẹ tôi bảo món bún bò Huế ngon lắm.
Hạnh Chi vờ lắc đầu:
- Em không biết nấu!
Lãm Khương lém lỉnh:
- Chè cung đình cho vua chúa ăn Hạnh Chi còn nấu được kia mà.
- Anh khéo nói hỉ.
Lãm Khương bật cười. Thích nghe mãi giợng Huế líu lo, ngọt lịm của Hạnh Chi.
Cao hứng, Lãm Khương chợt ngâm nga:
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi".
Đang nhìn dòng nước Hương Giang lặng lờ trôi chảy, nghe Lãm Khương hát, Hạnh Chi bỗng giật mình ngó sững anh.
- Anh Lãm Khương hát bài Huế dễ thương chi lạ.
Lãm Khương cười rạng rỡ:
- Tôi bắt chước Hạnh Chi.
- Không dám mô.
- Tôi muốn nghe Hạnh Chi hát nữa đây.
Hạnh Chi thẹn thùng.
- Ở đây à? Dị chết!
Lãm Khương nhẹ nhàng động viên:

- Trên sân khấu có biết bao người xem mà Hạnh. Chi còn hát. Ở đây chi có mình tôi thưởng thức mà Hạnh Chi ngại gì?
- Em sợ anh cười.
Lãm Khương cất giọng Huế:
- Không dám cười mô!
Không biết có phải vì ngại Lãm Khương cười mà Hạnh Chi không hát và cô lảng sang chuyện khác.
- Anh ở trọ nhà em thấy thế nào?
Lãm Khương đáp nhanh:
- Rất tuyệt? Ngôi nhà cổ kính rêu phong rất thích hợp cho công việc nghiên cứu Nhã nhạc của tôi.
Hạnh Chi vẫn hỏi:
- Anh nói thật hỉ? Anh không có gặp trở ngại gì chứ?
Lãm Khương pha trò:
- Tôi còn muốn nghiên cứu ngôi nhà cổ của dòng họ hoàng tộc nữa đó. Hạnh Chi đồng ý không?
Hạnh Chi lắc đầu:
- Ngôi nhà của tổ tiên em để lại chẳng có ý nghĩa gì để anh nghiên cứu.
- Nó ý nghĩa chứ, nó là di sản.
- Chỉ là tài sản của gia đình em thôi.
Hạnh Chi trả lời rồi liến thoắng bảo:
- Có thể em sẽ khoe với mọi người ngôi nhà cổ có ông tiến sĩ đến nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế ở trọ.
Lãm Khương bật cười sảng khoái.
- Hạnh Chi nói thêm:
- Nhã nhạc cung đình Huế mà có người nghiên cứu cũng là niềm kiêu hãnh của gia đình em. Phải chi ông nội và cha em còn sống hỉ!
Lãm Khương cất giọng nhẹ nhàng:
- Người đã khuất rồi. Chúng ta sẽ làm điều gì có ý nghĩa để tưởng niệm họ.
Hạnh Chi bày tỏ:
- Anh là Việt kiều mà về đây nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế. Thật lạ, em không thể tưởng tượng được điều đó.
- Tại anh thích âm nhạc, nhất là nhạc dân tộc.
- Mong là công trình nghiên cứu Nhã nhạc của anh sẽ thành công tốt đẹp.
Lãm Khương khẽ cười:
- Anh chỉ mới bắt đầu thôi.
- Khi mô anh kết thúc?
- Chắc phải cần nhiều thời gian.
- Chúc anh kết thúc thắng lợi.
- Anh chỉ mong là công trình nghiên cứu góp phần cho Unesco công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Hạnh Chi trịnh trọng bảo:
- Được như rứa thì dân Huế rất cảm ơn anh.
- Anh không thích cám ơn đâu.
- Vậy cảm nghĩa hỉ?
Hai người cùng cười thật vui.
Hạnh Chi hỏi khẽ:
- Anh Khang Vỹ về trước anh rồi hỉ?
- Chưa đâu? Khang Vỹ đang tìm cách kết thân với Lam Mỹ.
- Rứa à!
- Lúc nãy Khang Vỹ bảo sẽ nhờ Hạnh Chi giới thiệu Lam Mỹ. Bây giờ thì khỏi, tự lo rồi!
Hạnh Chi mỉm cười:
- Anh Khang Vỹ hoạt bát cần chi đến em.
Lãm Khương buông cầu nhận định:
- Cái thằng mới gặp Lam Mỹ đã bị "cú sét" rồi, đòi làm quen ngay.
Hạnh Chi tự khoe bạn:
- Nhỏ Lan Mỹ dễ thương lắm đó anh!
Dễ thương mà Lam Mỹ chửi Lãm Khương té tát khi tông xe Hạnh Chi, không cần biết anh có lỗi hay không.
Lãm Khương định phản đối với Hạnh Chi nhưng nói ra thì anh có vẻ hẹp hòi quá.
Anh nhìn Hạnh Chi hỏi vui:
- Dễ thương bằng Hạnh Chi không?
Ngượng ngùng cúi mặt, Hạnh Chi khẽ lắc đầu:
- Hạnh Chi tệ lắm chẳng bằng ai mô.
Lãm Khương pha trò.
- Chỉ bằng Hạnh Chi thôi hỉ?
- Hạnh Chi bằng Hạnh Chi. Đúng rứa! Nói chuyện với Lãm Khương thật vui.
Anh rất cởi mở tự nhiên nên Hạnh Chi đã mất dần sự rụt rè e thẹn.
Từ Pháp về đầy, Lãm Khương làm một công việc cực kỳ có ý nghĩa. Nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc cung đình gắn bó với ông nội Hạnh Chi ngày xưa.
Giá như còn ông nội, ông sẽ kể cho Lãm Khương nghe bao nhiêu chuyện ly thú.
Ông nội đã mất, cha cũng mất, ai sẽ kể cho Lãm Khương nghe nhỉ? Hạnh Chi là con cháu phải kể. Nhưng Hạnh Chi có biết chi mô. Cô chỉ hiểu loáng thoáng Nhã nhạc cung đình. Cô chắng giúp gì được cho Lãm Khương.
Chương 3
Những tưởng Hạnh Chi không giúp gì được cho Lãm Khương, nhưng khi anh hỏi cô nhiều điều có liên quan đến nhạc cung đình, Hạnh Chi trả lời rất trôi chảy.
Lãm Khương thường khen ngợi Hạnh Chi bằng câu nhận định:
- Hạnh Chi là con nhà nòi.
Hạnh Chi chỉnh lại:
- Con nhà tông chứ.
Lãm Khương cười gật đầu:
- Con nhà tông chẩng giống lông cũng giống cánh.
Hạnh Chi đùa đùa giọng:
- Vậy em giống lông và cánh của cha với ông nội em hỉ? Bởi thế Hạnh Chi mới đàn hay hát giỏi.
- Em không dám nhận mô. Những quan nhạc trong triều mới đàn hay, hát giỏi. Em phận nữ nhi.
- Nữ nhi thì sao? Hạnh Chi đừng hạ thấp mình nghe. Ngày nay phụ nữ tài giỏi phi thường nha.
Do công việc nghiên cứu Nhã nhạc, Lãm Khương có điều kiện tiếp xúc với Hạnh Chi thường xuyên.
Khi thì Lãm Khương cùng Hạnh Chi vào thành nội tìm hiểu, anh còn tham quan lăng tẩm các vị vua có 1úc Hạnh Chi đưa Lãm Khương đến nhà gặp gỡ các quan nhạc ngày xưa, những người cùng thời với ông nội Hạnh Chi nay còn sống.
Tiếp xúc với các quan nhạc ngày xưa, Lãm Khương rất thích thú. Anh được nghe chính những người trong cuộc kể chuyện và biểu diễn lại cho anh xem. Họ giải thích cặn kẽ những bản nhạc cung đình.
Lãm Khương chụp ảnh, ghi băng ghi chép đầy đủ để làm tư liệu bài nghiên cứu của anh ngày càng phong phú.
Những lúc ở nhà, Lãm Khương ân cần đề nghị Hạnh Chi hò mái nhì, mái đẩy và ca Huế cho anh nghe.

Nghe Hạnh Chi kể chuyện ca Huế trên sông Hương, Lãm Khương náo nức lạ thường. Anh hứa có dịp sẽ cùng Hạnh Chi đi nghe ca Huế trên sông Hương.
Cùng đi tìm tòi nghiên cứu, cùng đi xem dàn lễ nhạc cung đình cùng đi dạo thành phố Huế, Hạnh Chi Yà Lãm Khương trở thành đôi bạn thân thiết.
Hạnh Chi nghiễm nhiên trở thành hướng dẫn viên đu lịch cho Lãm Khương.
Hạnh Chi củng anh đi đạo núi Ngự Bình, bến Vân Lâu, thôn Vỹ Dạ....
Hạnh Chi có dịp tuyết minh về bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử cho Lãm Khương nghe khiến anh rất thích thú.
Và Lãm Khương chỉ muốn ở mãi xứ Huế mộng mơ. Anh muốn việc nghiên cứu được kéo dài. Nhưng công trình của Lãm Khương sắp hoàn thành và thời gian anh ở Việt Nam cũng sẩp kết thúc.
Lãm Khương chưa nói điều này cho Hạnh Chi biết.
Hạnh Chi đang sống nhửng chuỗi ngày vui tươi Cô rất phấn khới khi đã giúp cho Lãm Khương được nhiều điều. Tâm trạng Hạnh Chi đầy mâu thuẩn. Cô vừa mong cho công trình nghiên cứu của Lãm Khương mau chóng kết thúc, rồi lại mong cồng việc được kéo dài để còn tiếp xúc vớì anh.
Nếu xong công việc, Lãm Khương về nước chắc Hạnh Chi buồn lấm...
Không có Lãm Khương thưởng thức, Hạnh Chi sẽ không đàn hay hát giói nữa.
Thấy Hạnh Chi cùng song bước với Lãm Khương đi vảo nhà, Hạnh Thơ hất đầu hỏi với giọng kẻ trên:
Chị đi đâu giờ này mới về?
- Chị đi công việc với anh Lãm Khương.
- Công việc gì? Chắc chị không có ý định nghiên cứu âm nhạc dân tộc như anh tiến sĩ Lãm Khương.
Phớt lờ câu nói mát mẻ của Hạnh Thơ, Hạnh Chi bật cười:
- Anh Lãm Khương là tiến sĩ mới có khả năng nghiên cứu chứ chị làm được gì?
Quay sang Lãm Khương, Hạnh Thơ chiếu cho anh tia nhìn công kích:
- Còn anh nghiên cứu một mình răng cứ rủ chị Hạnh Chi đi hoài vậy?
Nở nụ cười, Lãm Khương tỏ vẻ thân thiện với Hạnh Thơ:
- Anh nhờ Hạnh Chi giúp đỡ nhiều việc.
Hạnh Thơ hỏi bâng quơ:
- Tiến sĩ âm nhạc dân tộc để làm gì nhỉ?
Hơi phật ý nhưng Lãm Khương vẫn trả lời:
- Làm nhiều việc lắm chứ em.
- Em thấy chẳng có lợi gì cả!
Hạnh Chi kêu lên:
- Kìa em! Đừng nói rứa!
Hạnh Thơ không nghe chị, lại tiếp tục nói với Lãm Khương giọng thẳng thừng:
- Anh là Việt kiều Pháp răng không làm doanh nhân về đây đầu tư kinh doanh hoặc làm tiến sĩ kinh tế có hay hơn không?
Lãm Khương thoáng cau mày. Anh thấy Hạnh Thơ rất thực dụng khác xa cô chị Hạnh Chi. Hạnh Chi điềm đạm, nhu mì biết tôn trọng nề nếp và văn hóa.
Hạnh Thơ không giống chị, bởi vậy cô không ở trong dàn nhạc lễ của cung đình.
Hiểu ý Hạnh Thơ, Lãm Khương bình thản đáp:
- Mỗi người có quyền lựa chọn theo sở thích sở trường của mình.
Hạnh Thơ cong môi chế giễu:
- Sở thích kỳ quái chắng giống ai.
Bất mãn trước thái độ của em Hạnh Chi can ngăn:
- Sao em nói rứa! Nghiên cứu âm nhạc dân tộc là niềm đam mê của anh Lãm Khương. Như nghiên cứu Nhã nhạc cung đình rất có lợi đó em.
- Em biết chị đang ngưỡng mộ anh ta mà. Chị cứ đi mãi, anh Hải Cầm phàn nàn đấy Hạnh Chi tròn mắt:
- Răng mà anh Hải Cầm phàn nàn chị?
Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ:
- Anh Hải Cầm đến tìm chị không gặp chị thì la chứ sao?

- Không gặp thì thôi,,việc chi mà la chị.
- Anh Hải Cầm mới tìm chị đó.
- Anh ấy có nhắn gì chị không?
- Mô có nhắn.
- Không nhắn chắc là không có việc gì quan trọng.
Hạnh Thơ hậm hực bảo:
- Nhưng cũng có những việc quan trọng mà anh Hải Cầm chỉ nói với chị thôi.
Hạnh Chi nhẹ nhàng xác định:
- Chị với anh Hải Cầm chầng có gì quan trọng ngoài công việc của dàn lễ nhạc cung đình.
Hai chị em mải nói chuyện như quên hắn Lãm Khương. Nghe nhắc đến anh chàng Hải Cầm, Lãm Khương vội hỏi:
- Anh Hải Cầm đàn kìm đỏ hả Hạnh Chi?
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Anh ấy là trưởng nhóm dàn lễ nhạc của tụi em.
Hạnh Thơ giới thiệu thêm:
- Anh Hải Cầm đã thầm... yêu...
Không để Hạnh Thơ nói trọn câu, Hạnh Chi ngắt lời em:
- Anh Lãm Khương đi làm nhiều công việc mệt rồi, để anh ấy về phòng nghỉ ngơi.
- Chị em mình nói chuyện sau.
Hạnh Thơ nguýt chị một cái thật dài.
Lúc nào cũng chăm lo cho anh chàng Việt kiều nàỵ. Hừ! Tiến sĩ âm nhạc chẳng là cái gì cả.
- Sao Lãm Khương không là doanh nhân hoặc ngôi sao ca sĩ nhỉ? Ngôi sao ca nhạc, chạy sô liên tục, tiền cát- sê thật cao. Chẳng mấy chốc mà giàu to có tiền bạc tỉ gứi ngân hàng như ca sĩ QL chẳng hạn.
Cả Lãm Khương và Hạnh Chi đều không đọc được trong đầu Hạnh Thơ đang nghĩ gì.
Lãm Khương vội rút về phòng riêng, thầm cám ơn Hạnh Chi tế nhị giúp anh thoát khỏi cô em lắm lời.
Lạ thật! Hạnh Thơ muốn nói gì với chị thì cứ tha hồ, sao cứ lôi anh vào cuộc?
Hạnh Thơ không biết gì lại còn chỉ trích công việc của Lãm Khương, chê bai chức danh tiến sĩ âm nhạc của anh.
Là hai chị em mà một người ủng hộ Lãm Khương, một người dài giọng lên án.
Hạnh Thơ làm chơ Lãm Khương khó chịu. Nghĩ đén Hạnh Chi anh thấy ấm áp hơn Lãm Khương đì rồi Hạnh Thơ bĩu môi phê phán:
- Xí! Việt kiều gì mà chầng hào phóng Hạnh Chi nhăn mặt:
- Em nói chi mà dị rứa?
- Em nói không đúng sao? Là tiến sĩ sang trọng, anh ta phải ở khách sạn chứ sao lại ở trọ trong ngôi nhà cổ rêu phong của mình.
Đưa mắt nhìn em gái, Hạnh Chi cau mày:
- Chính em tán thành việc chúng ta cho khách du lịch thuê nhà mà!
Hạnh Thơ giải thích:
- Thì cho những người khách du lịch trọ liên tục. Chứ ai ngờ ông tiến sĩ thuê lâu dài.

- Em không tháy rằng? Anh Lãm Khương thuê nhà lâu dài có hợp đồng hẳn hoi mà.
Hạnh Thơ tặc lưởi.
- Hợp đồng đâu bằng mình cho khách thuê liên tục, thu nhập nhiều hơn.
- Có cho thuê là được, răng em tính toán rứa.
- Thời buổi ni phải tính toán chứ chị.
- Chúng ta chỉ cho thuê nhà thôi, có gì mà tính toán.
Hạnh Thơ lại lý sự:
- Cho thuê nhà ở thành phố du lịch khác cho thuê bình thường chị hè!
- Hai chị em nói chuyện chi mà vui rứa?
Vừa bước vào, Hãi Cầm đã tươi cười cất tiếng hỏi Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ.
- Nói chuyện về anh đó!
Hãi Cầm gãi đầu:
- Anh có chi mô mà nói?
Hạnh Thơ láu lỉnh:
- Anh có tật giật mình.
Hãi Cẩm chối quánh:
- Anh có tật mô? Anh có giật mình mô?
Hạnh Thơ chầm chọc Hải Cầm:
- Không hì? Em định giúp anh mà anh nói rứa thì thôi.
- Giúp anh à? Tốt nhỉ!
- Thì hôm nớ anh nhờ em...
Hái Cầm lắc nhẹ:
- Thôi, em hãy giúp em đi. Thân em lo chưa xong.
Hơi phật ý Hạnh Thơ phụng phịu:
- Thân em có gì phải lo?
- Em khóng thích lo thì thôi.
Hạnh Thơ nhếch mũi lên, giọng bình thản.
- Em thích được người khác lo hè!
Hạnh Chi kêu lên:
- Đừng ích kỷ quá. Hạnh Thơ! Ai lại bắt người khác lo cho mình.
Hạnh Thơ ấm ức nhìn Hạnh Chi:
- Còn chị không bắt cũng có người lo.
Hanh Chi phân trần:
- Chị tự lo chứ không muốn bắt ai lo cho mình đâu.
Mắt nhìn Hạnh Chi đăm đắm, Hải Cầm nói nhanh:
- Vẫn có người thích lo cho Hạnh Chi đấy Hạnh Thơ cất tiếng ngay:
- Chị nghe rõ chưa hỉ?
Rồi cô bé quay sang bất bẻ Hải Cầm:
Anh kiếm chị Hạnh Chi ngày mấy lượt phải thông qua em hỉ? Bây chừ anh hối lộ em đi, em rút nhanh!.
Hải Cầm cười hói:
- Răng Hạnh Thơ không tự nguyện tự giác lút lui?
Trái lại Hạnh Chi líu lo bảo:
- Em cứ ở đây nói chuyẹn với anh Hải Cầm Răng mà rút lui?
Hạnh Thơ cười rúc rích:
- Em không rút lui, anh Hải Cầm sẽ nguyền lủa đấy.
Hải Cầm đính chính ngay:
- Anh mô dám nguyền rủa em.
- Anh nguyền rủa trong bụng - Răng mà em biết?
- Em biết được mới tài.
Hạnh Thơ trả lời rồi lém lỉnh bổ sung:
- Mấy lần anh tìm chị Hạnh Chi không gặp anh cũng rủa thầm trong bụng vậy.
- Ối! Không có mô!
- Anh rủa thầm trong bụng ai mà biết.
Hải Cầm gãi đầu:
- Em nói rứa, Hạnh Chi sẽ giận anh đấy Hạnh Chi hồn nhiên lên tiếng:
- Anh rủa trong bụng em có biết mô mà giận.
Hải Cầm nhăn mặt than phiền:
- Hạnh Thơ thật là tai quái, hại anh.
Hạnh Thơ chối phăng:
- Không đám hại anh mô! Em giúp đó.
Nói xong, Hạnh Thơ chạy vội vào trong bỏ lại Hạnh Chi và Hải Cầm đứng xớ rớ.
Hạnh Chi nhìn Hải Cầm:
- Anh ngồi đi! Tìm em có việc gì không?
Hải Cầm ngồi xuống đối diện cùng Hạnh Chi, hỏi lại:
- Bộ có việc anh mới tìm em răng?
Hạnh Chi mỉm cười:
- Anh là nhóm trưởng dàn nhạc lễ tìm em là giao việc.
Hải Cầm đưạ tay ngăn lại:
- Em đừng nói đến công việc. Nói chuyện khác đi!
- Em với anh cùng ở trong dàn nhạc lễ không nói về công việc thì nói chuyện chi?
Hải Cầm ngập ngừng bảo:
- Anh có chuyện muốn nói với em.
Hạnh Chi ngạc nhiên:
- Chuyện chi hả anh?
- Mấy lúc ni, em đi mô mà đi hoài vậy?
- Em đưa anh Lãm Khương đến một số nơi cần thiết.
Hải Cầm lộ vẻ khó chịu:
- Đi với gã nghiên cứu Nhã nhạc cung đình đó hả? Chẳng biết hắn có thực sự nghiên cứu không nữa.

Ánh mắt đen tròn của Hạnh Chi nhìn Hái Cầm lộ vẻ không hài lòng.
- Anh nói chi lạ rứa? Anh Lãm Khương có nhiều công trình nghiên cứu âm nhạc có giá trị. Anh ấy đã là tiến sĩ âm nhạc.
Giọng Hải Cầm thoáng nghi ngờ:
- Biết thật không hay tiến sĩ đội lốt?
Em đừng có quá tin anh ta đấy!
- Anh thật lạ! Anh không thấy anh Lãm Khương rất miệt mài sao?
Hải Cầm nhãn trán:
- Anh chỉ sợ ẹm bị dụ lao theo công việc âm nhạc dỏm của anh ta.
- Người ta làm việc đàng hoàng, chân chính mà anh bảo dỏm.
- Ai biết được!
Hạnh Chi bình thản nói tiếp:
- Công trình nghiên cứu của anh Lãm Khương rất qui mô. Anh ấy am hiểu nhiều về lĩnh vực âm nhạc dân tộc.
Hái Cầm cười nhạt hỏi:
- Em nghe anh ta ba hoa ả? Phải cẩn thận mấy anh Việt kiều.
Hạnh Chi khó chịu:
- Răng anh cứ hoài nghi? Phải mở rộng lòng với mọi người.
Hải Cầm rất thản nhiên:
- Anh chỉ nghi ngờ anh ta thôi.
- Anh thật kỳ?
- Tại anh ta cứ rủ rê em đi mãi.
- Em thấy mình giúp gì được cho việc nghiên cứú của anh Lãm Khương thì em giúp.
Nét mặt quạu quọ, Hải Cầm cao giọng bảo:
- Có những người lạm dụng việc nghiên cứu em phải cảnh giác.
Hạnh Chi phì cười:
- Anh là nhạc sĩ mà quá cẩn thận như công an hình sự vậy.
- Cẩn thận vẩn hơn.
- Thì cứ cẩn thận với những kẻ khả nghi. Rứa mà anh cẩn thẩn cả với anh tiến sĩ âm nhạc.
Hải Cầm bực dọc:
- Tính anh là rứa!
Hạnh Chi khẽ giọng:
- Lúc đầu nghe nói anh Lãm Khương nghiên cứu Nhã nhạc cung đình, anh cũng thích lắm mà.
Hải Cầm buông gọn:
- Anh thích công việc nghiên cứu Nhã nhạc cung đình chứ không thích anh ta.
- Tại răng?
- Em không biết tại răng à?
Hải Cầm buột miệng hỏi rồi nhìn Hạnh Chi đăm đắm. Răng mà Hạnh Chi không hiểu được lòng anh. Hải Cầm đã nghĩ đến Hạnh Chi mà Hạnh Chi thản nhiên như chẳng biết gì cả.
Hạnh Chi cứ vô tư đi với gã Việt kiều nghiên cứu nhạc cung đình. Biết thật sự gã có nghiên cứu ầm nhạc không hay là dân siêu lừa.
Nếu thật sự Lãm Khương nghiên cứu Nhã nhạc cung đình, Hải Cầm mong là anh mau kết thúc. Lãm Khương rời khỏi Huế, Hải Cầm sẽ rất vui mừng.
Bất chợt, Hải Cầm hỏi nhanh:
- Việc nghiên cứu của anh ta sắp xong chưa? Bạo giờ anh ta đi?
Hạnh Chi đáp khẽ:
- Anh Lãm Khương bảo nghiên cứu trong hai tháng Tuần sau xong việc rồi.
Hầi Cầm thở phào nhẹ nhỗm như trút được gánh nặng. Tuần sau xong việc, Lãm Khương sê không còn ớ đây nữa. Hải Cầm trông cho tuần sau sê trôi qua nhanh chóng Công việc kết thúc, Lãm Khương về Pháp, lúc đó Hạnh Chi sẽ không đi cùng anh ta nữa.
Và Hải Cầm có điều kiện gần gũi. Với Hạnh Chi hơn, anh nhất định sẽ tỏ bày Sau hai tháng miệt mài làm việc, Lãm Khương đã hoân thành xong bài nghiên cứu Anh chuẩn bị về Pháp.
Buổi chia tay đầy lưu luyến. Lãm Khương không muốn rời xứ Huế mộng mơ và cô cộng sự đắc lực nhưng nhiệm vụ phải trở về.
Lãm Khương còn phái trình bày đề tài nghiên cứu trước hội nghị. Lãm Khương dạt dào hy vọng Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa của dân tộc.
Buổi tối, Lãm Khương và Hạnh Chi đi dạo trên cầu Trường Tiền.
Chân trời loang tím, mặt nước sông Hương trong veo màu xanh ngọc bích cũng phơn phớt tím.
Cây phượng vỹ soi mình xuống dòng nước biếc như cô gái xõa tóc trước chiếc gương sáng lung linh.
Cầu Trường Tiền "sáu dài mười hai nhịp" đón bước chận của Lãm Khương và Hạnh Chi, chiếc lan can hai bên cầu cong cong xinh xắn.
Giây phút tạm biệt Huế, lòng Lãm Khương nào nao chi lạ.
Bất chợt, Lãm Khương cất tiếng hát bài "Tạm biệt Huế". Bài hát mà trong những ngày miệt mài làm việc ở Huế, Lãm Khương đã biết và học thuộc. Chính Hạnh Chi đã hát cho anh nghe lần đầu.

Và bây giờ Lãm Khương hát để chia tay Hạnh Chi.
Giọng Lãm Khương trầm ám vút cao.
"Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ.
Nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu.
Những lăng tẩm như bóng hoàng hôn.
Chống lại ngày quên lãng.
Mặt trời vàng và con mắt em nâu.
Xin chào Huế một lần anh đến.
Để ngàn lần anh nhớ hư vô.
Em rất thực nắng thì mờ ảo.
Xin đừng lầm em với cố đô.
Áo trắng hỡi thủa tìm em không thấy.
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế mà đời không phải thế.
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con đường thẳng.
Một đời anh đi mãi chẳng về đâu.
Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt.
Hải Vân ơi xin người đừng tắt.
Ngọn sao khuya.
Tạm biệt nhé chiếc hôn thầm lặng.
Anh trở về hóa đá phía bên kia".
Giọng ca êm dịu của Lãm Khương như ru hồn Hạnh Chi. Bài hát khá quen thuộc nhưng nghe Lãm Khương ca, cô ngẩn ngơ xao động.
Tưởng chừng như bài hát dành cho Hạnh Chi và bây chừ Lãm Khương hát để chia tay Hạnh Chi và tạm biệt Huế thân thương.
Hạnh Chi như uống từng lời hát ngọt ngào bay bổng của Lãm Khương.
- Anh ca hay quá!
Mắt Lãm Khương sáng lấp lánh:
- Không hay bằng em đâu. Chính em dạy anh hát mà!
Môi Hạnh Chi nở nụ cười hồn nhiên:
- Không dám dạy tiến sĩ âm nhạc mô!
Lãm Khương bắt chước giọng Huế của Hạnh Chi:
- Đừng nói rứa, Hạnh Chi!
- Em nói đúng mà!
Hạnh Chi trả lời rồi nghiêng đầu nhìn Lãm Khương:
- Ngày mai anh về Pháp rồi có nhớ Huế không?
Lãm Khương nói nhanh:
- Nhớ nhiều lắm về xứ Huế, nhớ nhất là giọng nói của em!
- Giọng nói của em ra răng hỉ?
- Líu lo, dễ thương như chim hót.
Đáp lời Hạnh Chi rồi Lãm Khương ngân nga:
"Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi".
Giọng Hạnh Chi bỗng thốt lên buồn man mác:
- Mai anh xa Huế rồi có khi nào trở lại?
Lãm Khương buông câu chắc nịch như hứa hẹn:
- Anh sẽ trở lại thăm Huế. Anh chỉ tạm biệt Huế chứ không phải vĩnh biệt Huế đâu nha?
- Vâng, tạm biệt...
Thoáng nhìn Hạnh Chi, Lãm Khương pha trò:
- Anh chỉ sợ mình trở về hóa đá phía bên kia.
Hạnh Chi nghiêng nghiêng đầu:
- Anh không có hóa đá mô!
Mắt Lãm Khương lấp lánh nét cười:
- Bài hát nói thế.
- Đó là nhạc sĩ, thi sĩ nói.
- Anh phải nói khác cơ?
- Anh phải nói gì nhỉ?
- Ai cũng có thể nói được những điều mình suy nghĩ.

Trầm lặng mợt chút, Lãm Khương nói khẽ:
- Anh cảm ơn Huế đã cho anh những chuỗi ngày đẹp được cùng em tham quan và nghiên cứu Nhã nhạc cung đình.
Hạnh Chi lắc đầu:
- Em chỉ đi theo anh chứ có giúp gì được mô.
- Em giúp được nhiều đấy chứ. Công trình nghiên cứu cua anh là có công lao của em.
Hạnh Chi chợt hỏi:
- Về Pháp rồi, anh sẽ đi nơi khác để nghiên cứu âm nhạc nữa chứ?
Lãm Khương ân cần đáp:
- Cũng chưa biết nữa trước mắt là anh lo bảo vệ công trình nghiên cứu Nhã nhạc cung đình Huế.
- Em nhất định anh sẽ thành công.
Phải nói lời chia tay, Lăm Khướng ngần ngừ mãi. Thời gian ở Huế ngắn ngủi nhưng trong anh dạt dào cảm xúc. Anh mãi lưu luyến Huế đẹp và thơ, lưu luyến cô gái Huế dịu dàng xinh đẹp. Mai anh đi rồi nhớ Huế vô cùng.
- Mai anh rời xa Huế rồi, em ở lại hãy giữ gìn sức khỏe nhé! Chúc em luôn thành công trong lĩnh vực âm nhạc. Anh tin em cũng sẽ là một nhạc sĩ tài hoa như cha em yậy.
Lãm Khương tuôn một hơi dài cãn dặn Hạnh Chi. Cô cũng dặn dò lại anh:
- Anh lên đường bình yên nhé? Chúc anh về nhà vui về cùng gia đình.
- Cho anh gửi lời chào Khải Danh nhé!
- Mấy ngày nay bận quá, anh không gặp cậu ấy - Khải Danh mến anh lắm. Anh đi rồi nó cũng sẽ rất buồn.
Lãm Khương mỉm cười:
- Còn Hạnh Chi có buồn không?
Hạnh Chi thật lòng đáp - Em cảm thấy thiếu vắng một cái gì?
- Em nhớ những lúc cùng anh đi vào thành nội, Phú Văn Lâu, dạo quanh dòng Hương Giang, lên núi Ngự Bình. Anh đi rồi, em hết làm hướng đẫn viên du lịch.
Nao nao trước những lời chân tình của Hạnh Chi Lãm Khương tươi cười bảo:
- Chừng nào anh trở sang Huế thì em làm hướng dẫn viên du lịch nữa. Lúc đó, em sẽ đưa anh đi hết cố đô Huế nhé!
- Vâng, đi hết cố đô Huế.
Bóng tối phủ đần:
Buổi chia tay không thể nói cạn lời. Hạnh Chi và Lãm Khương chỉ mong thời gian kéo dài vô tận.
Buổi chịa tay để lại nỗi bồi hồi trong lòng và Lãm Khương sẽ nhớ Huế mãi Huế ơi!
"Mai anh đi rồi em nhớ gì không.
Mai anh đi rồi nhớ má em hồng.
Đường đi không gió lòng sao lạnh.
Bụi vương ngang đầu mong nhớ mong...".
Bay về Pháp, Lãm Khương sẽ mong nhớ mong, bởi vì Huế đẹp và thơ đã cho anh những kỷ niệm khó quên.
Trong quán cà phê Ngự Bình, Khang Vỹ ngồi đối diện cùng Lâm Mỹ.
Thấy Lam Mỹ thoáng buồn, Khang Vỹ nâng mặt cô lên nét mặt rạng rỡ:
- Nào, cười lên đi cô gái Huế! Chúng ta không có chia tay đâu.
Lam Mỹ tròn xoe mắt:
- Hạnh Chi bảo tối ni anh. Lãm Khương và Hạnh Chi chia tay nhau. Sáng mai anh ấy vào Sài Gòn để bay về Pháp.
Khang Vỹ thích thú bảo:
- Lãm Khương hoàn thành công trình nghiên cứu nên phải về nước, còn anh xin ở lại Việt Nam dài hạn:
Lâm Mỹ thắc mắc hỏi:
- Răng anh không về? Anh ở lại Việt Nam được à?
Khang Vỹ bật cười sảng khoái:
- Anh là Việt kiều về nước, xin ở lại đóng góp cho xã hội, nhà nước còn khuyến khích nữa là.
Mắt Lam Mỹ sáng long lanh:
- Anh ở lại Việt Nam luôn hỉ?
- Anh xin ở lại Việt Nam dài hạn.
Khang Vỹ trả lời Lam Mỹ rồi bưng ly cà phê, đen óng ánh nhấp từng ngụm một cách sảng khoái.
Ngả ngườì ra sau ghế, Khang Vỹ nheo mắt với Lâm Mỹ:
- Có biết vì sao anh xin ở lại Việt Nam không? Vì em đấy, "o" gái Huế ạ!
Một lớp phấn hồng ửng lên đôi gò má con gái mịn màng, Lam Mỹ nhìn Khang Vỹ lòng cô nao nao khác thường.
Đưa tay vuốt má Lam Mỹ, Khang Vỹ cười âu yếm:
- Anh ở lại đây tiếp tục nghiên cứu âm nhạc:
Em sẽ giúp anh giống như Hạnh Chi giúp Lãm Khương nhé!
Lòng Lâm Mỹ rộn ràng niềm vui:
- Em sẽ cố gầng nhưng chắc em sẽ không giối như Hạnh Chi mô.
- Mỗi người có cái hay riêng. Em khác Hạnh Chi chứ.
Lam Mỹ hồn nhlên gật đầu:
- Vâng! Em khác Hạnh Chi.
Khang Vỹ nhe ràng cười hóm hỉnh:
- Anh cũng khác Lãm Khương nữa:
- Khác răng?
Khua lanh canh chiếc muỗng vào thành ly Khang Vỹ giục:
- Kìa! Em uống nước đi, ly của em tan đá cả rồi!
Hớp một ngụm sữa dâu, Lam Mỹ hỏỉ lại:
- Anh khác Lãm Khương răng?
Khang Vỹ thản nhiên giải thích:
- Lãm Khương chỉ biết nghiên cứu âm nhạc rồi lo bay về Pháp chẳng nghĩ gì đến Huế.
Lam Mỹ nhoền nụ cười:
- Rứa anh nghĩ đến Huế hỉ?
Chiếu cho Lam Mỹ một tia nhìn tình tứ, Khang Vỹ ngọt giọng:
- Chẳng những nghĩ đến Huế mà anh còn nghĩ đến cô gái Huế nữa.

- Rứa anh nghĩ đến "o" nào, nói cho em biết hỉ?
Khang Vỹ vuốt má Lam Mỹ:
- Nghĩ đến "o" Lam Mỹ này nè. Chịu chưa cưng?
Lam Mỹ nũng nịu:
- Hổng chịu mô.
Khang Vỹ vờ than thở:
- Ôi! Em hổng chịu là anh phải về Pháp thôi.
- Không cho anh về Pháp mô. Anh ở đây hè.
- Cho anh ở đây với em nhé!
Đôi mi cong mượt của Lam Mỹ khẽ chớp:
- Tất nhiên, nếu anh thích ở đây!
Khang Vỹ vui vẻ gật đầu:
- Anh sẽ ở luôn và xin nhận Huế làm quê hương thứ hai.
Rồi anh nháy mắt với Lam Mỹ - Em có biết vì sao không?
Lâm Mỹ nũng nịu đọc lột câu thơ mà cô đã thuộc:
"Biết vì răng ai biết được người hè".
Khang Vỹ thích thú nghe giọng Huế líu lo của Lam Mỹ.
Trả lời Lam Mỹ, giọng anh êm như lời ru của gió:
- Không biết được hả em? Vì em đó. Anh yêu Huế vì Huế có em, người anh yêu. Anh sẽ ở lại Huế để sống bên em.
Những lời tình tứ của Khang Vỹ làm mềm trái tim con gái của Lam Mỹ. Anh chàng đã tỏ bày với Lam Mỹ rồi nhưng lần này cô xao xuyến chi lạ.
Nghe tin Khang Vỹ ở lại Huế cùng Lam Mỹ cô bàng hoàng, vui sướng muốn rụng tim.
Hai tháng nay gần gũi, thân thiết với Khang Vỹ, Lam Mỹ thấy anh rất ga lăng và hào phóng. Lam Mỹ đã chao đảo vì anh. Anh mà về Pháp chắc cô buồn chết mất.
Khang Vỹ đã ở lại Huế vì Lam Mỹ thật là tuyệt. Cô càng thêm quý anh hơn.
Khang Vỹ nặng tình với Lam Mỹ như thế.
Còn Lãm Khương thì sao nhỉ? Lãm Khương đối với Hạnh Chi thế nào?
Lam Mỹ thấy hai người gắn bó thân thiết lắm kìa mà.
Thắc mắc Lam Mỹ bật hỏi Khang Vỹ:
- Anh thấy tình cảm của Lãm Khương với Hạnh Chi thế nào? Hai người có yêu nhau không?
Khang Vỹ lắc đầu:
- Anh cũng chẳng biết nữa?

- Hai người là bạn thân mà anh không biết à?
- Lãm Khương kín tiếng, nó ít nói chuyện tâm tình với anh lắm.
Lam Mỹ trách khẽ:
- Bạn bè thân thiết, anh phải tìm hiểu chứ.
Khang Vỹ lắc đầu tỏ vẻ bàng quan:
- Chuyện của ai nấy biết, tìm hiểu làm gì hả em?
- Bạn thân mà anh chẳng quan tâm gì cả Choàng tay qua cổ Lam Mỹ, Khang Vỹ âu yếm:
- Anh chỉ quan tâm đến em thôi.
- Thôi, đừng khéo nói.
- Thật đó Anh chỉ quan tâm đến em, mặc kệ Lãm Khương. Vả lại, Lãm Khương đã có - Có gì hả anh?
Khang Vỹ tặc lưỡi:
- Nói chuyện chúng ta đi em. Lãm Khương thì mặc kệ nó?
Lam Mỹ nũng nịu:
- Nhưng Hạnh Chi là bạn thân của em.
Khang Vỹ cười khà khà:
- Bạn của em chứ anh có giành đâu. Cô ấy đàn hay hát giỏi.
- Em muốn nói là anh Lãm Khương về Pháp chắc Hạnh Chi sẽ buồn lắm.
- Phải đành chịu thôi. Lãm Khương vì công việc mà.
Khang Vỹ trả lời Lam Mỹ rồi vờ ganh tị:
- Coi bộ em quan tâm đến Lãm Khương và Hạnh Chi hơn anh đấy.
Nép đầu vào ngực Khang Vỹ, giọng Lam Mỹ ngọt như kẹo mạch nha.
- Bạn bè em quan tâm khác. Còn anh thì em...
Khanh Vỹ nheo một bên mắt nhìn Lam Mỹ:
- Còn anh thì sao?
- Thì em quan tâm khác.' - Khác thế nào?
- Không nói mô!
- Nói cho anh nghe đi mà!
- Không nói mô?
Khang Vỹ kề tai Lam Mỹ, nói khẽ:
- Nói em yêu anh đi!
Lam Mỹ cười rúc rích:
- Không nói bây chừ?
- Bao giờ nói:
Lam Mỹ nín thinh. Khang Vỹ rủ:
- Chúng ta đi dạo nghe em!
Hai người rời khỏi quán cà phê đi dạo lòng vòng trên phố.
Suốt đêm đi dạo với Khang Vỹ, lòng Lam Mỹ tràn ngập niềm vui.
Ngày hôm sau gặp Hạnh Chi, Lam Mỹ hớn hở khoe:
- Anh Khang Vỹ xin ở lại Việt Nam dài hạn đó mi.
Hạnh Chi ngạc nhiên:
- Rứa à! Răng anh Khang Vỹ không vế Pháp với anh Lăm Khương?

- Khang Vỹ báo còn ở lại Hưế nghiên cứu vả cũng muốn ở lại đây là vì ta nữa.
- Rứa thì ta chúc mừng mi!
- Mi thấy anh Khang Vỹ thế nào.
- Ta mô biết!
- Thì mi cứ nhận xét về anh ấy!
Hạnh Chi líu lo đọc thơ:
"Biết vì rãng ai biết được người hè".
Lam Mỹ cố nài:
- Anh Khang Vỹ và Lãm Khương ở chung phòng trọ ớ nhà mi thì mi phải biết chứ.
- Ở nhà ta nhưng mạnh ai nấy sống và làm việc, răng mà biết được hè.
- Thì mi cũng phái biết chút chút. Rắng mi không hỏi anh Lãm Khương?
- Anh Lãm Khương đi rồi, răng ta hỏi được Hạnh Chi cườí thật hiền:
- Biết rứa, ta hỏi anh Lãm Khương giúp mi:
- Bây chừ, anh nớ về Pháp rồi, mô có hỏi được.
- Thì mi hãy tự tìm hiểu anh Khang Vỹ.
Lam Mỹ nhíu mày:
- Tự tìm hiểụ, ta mới hỏi mi xem anh Khang Vy có tốt không.
Hạnh Chi buông lửng:
- Về cơ bản chắc anh Khang Vỹ tốt.
Lam Mỹ lại hỏi:
- Tốt như anh Lãm Khương không?
- Mi thấy anh Lãm Khương tốt thì Khang Vỹ cũng tốt.
- Rứa thì ta yên tâm!
- Mi yêu anh Khang Vỹ rồi phải không?
Lam Mỹ nhẹ giọng tâm sự:
- Anh Khang Vỹ mà về Pháp chắc ta buồn chết mất.
- Anh nớ ở lại Huế, rứa là mi vui rồi hỉ?
Không đáp mà Lam Mỹ hối lại bạn:
- Còn mi, anh Lãm Khương đi rồi có buồn không?
Hạnh Chi đáp khẽ:
- Thỉnh thoảng đi công việc chung và tiếp xúc với nhau. Bây chừ anh Lãm Khương đi thì ta thấy thiếu vắng.
- Khang Vỹ bảo anh Lãm Khương luôn vì công việc.
- Anh nớ về Huế để nghiên cứu âm nhạc không vì công việc thì vì cái gì?
Lam Mỹ bật cười rồi chợt hỏi:
- Mi có thấy anh nhóm trường Hải Cầm của mình?
Bữa mồ mà chẳng thấy anh Hải Cầm, chung trong dàn nhạc lễ mà!
- Ta không nói chuyện nớ.
- Chứ chuyện chi?
Lam Mỹ thì thầm:
- Anh Hải Cầm tương tư mi đó.
- Con khỉ nói bậy hè! Mô có!
- Thật mà! Mỗi lần mi đàn anh Hải Cầm nhìn mi đăm đắm.
Hạnh Chi cười phân bua:
- Nhìn xem ta đàn có sai không.
- Không phải mô!
- Không phải thì thôi! Ta bực anh Hải Cầm đấy.
- Tại răng bực?
- Anh nớ kiếm ta không gặp cứ càn nhằn mãi.
Lam Mỹ hói dồn:
- Cằn nhằn mi đi với anh Lăm Khương đó hỉ? Rứa là đã rõ.
- Rõ chi?
- Rõ là anh Hái Cầm đã yêu.
Lam Mỹ khẳng định rồi giải thích tỉnh queo.
- Đã yêu nên anh Hải Cầm không thích mi đi chung với ai cả.
Hạnh Chi nhăn mặt:
- Ta không mong điều đó. Thái độ của Hải Cầm làm cho ta không thích.
Lam Mỹ ra vẻ hiểu biết:
- Khi yêu thì người ta ích kỷ như thế.
- Rứa Khang Vỹ của mi có ích kỷ không?
- Ta có ai mà anh ấy phải lo, phải ích kỷ.
- Ta tin là anh Khang Vỹ sẽ tốt với mi.
- Ta cũng mong rứa.
Môi Lam Mỹ nở nụ cười thật tươi.
Hạnh Chi nhìn bạn thấy tình yêu hạnh phúc đến với Lam Mỹ sao quá dễ dàng.
Chương 4.
Mưa!
Những cơn mưa rỉ rã kéo dài liên tiếp:
Mưa lê thê, lạnh buốt.
Mưa trắng xóa đất trời Mưa như chẳng bao giờ muốn tạnh.
Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã cảm nhận về cơn mưa xứ Huế.
"Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi!
Mà mưa xốí xả trắng trời Thừa Thiên".
Bão lớn xảy ra.
Mưa dải dắng suớt cả mười ngày.
Gió thổi ào ạt. Cây cối đổ ngã hoa màu bị hư hại.
Nỗi lo lớn nhất của Hạnh Chi là ngôi nhà cổ kính rêu phong trong cơn bão.
Ngôi nhà cũ kỹ của tổ tiên để lại cả trăm năm chưa có điều kiện trùng tu đã xuấng cấp trầm trọng.
Trong cơn bão mạnh, ngôi nhà bị gió lốc cuốn hết nóc và xiêu vẹo thảm thương.
Ngôi nhà là linh hồn là cuộc sống là chỗ ở của mấy mẹ con Hạnh Chi. Cô cuống cuồng lo lắng sự hư hỏng của ngôi nhà.
Khải Danh cũng lo lắng không kém:
- Chúng ta không thể ở trong ngôi nhà xiêu vẹo này được. Lỡ nó sập thì nguy to.
Hạnh Chi thở dài:
- Phải tính sao đây Khải Danh?
Khải Danh ngó quanh quất la ngoài vườn:

- Phải cất tạm ngôi nhà nhỏ ngoài vườn để ở. Còn ngôi nhà ngôi ni sẽ sửa sang lại sau chị ạ!
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Chị cũng nghĩ như em. Nhưng cất một ngôi nhà nhỏ cũng là cả vấn đề khó khăn.
Hai chị em bàn tính một lúc lâu, cuối cùng thống nhất phải vay nợ để cất nhà.
Trời vẫn tiếp tục mưa.
Những cơn mưa dây dưa, buồn thê thiết.
Căn nhà bằng tre lá được cất lên tạm bợ. Mấy mẹ con có chỗ trú ẩn tạm thời.
Cuộc sống trong những ngày mưa bão thật cơ cực.
Trời mưa, Hạnh Thơ không làm gì được. Lúc cất nhà, cô cũng chẳng phụ gì với Hạnh Chi.
Là một Tôn Nữ khuê các, mà gia đình càng ngày càng sa sút, Hạnh Thơ bực dọc và chán nản. Hạnh Chi nói gì cô bé cũng không nghe.
Bà Hạnh Phương quá lo rầu buồn bã nên bệnh tim lại tái phát.
Bà thấy bất lực và tuyệt vọng vì không giúp gì được cho các con để gánh nặng gia đình oằn trên vai Hạnh Chi.
Uống thuốc không đỡ, Hạnh Chi đưa mẹ vào bệnh viện. Mẹ nằm viện, Hạnh Chi bận rộn túi bụi, vừa lo chăm sóc mẹ, vừa chạy đôn chạy đáo kiếm tiền.
Trời mưa bão, Khải Danh cũng chẳng đi tour du lịch nào nên không có tiền.
Hạnh Thơ đi vắng suốt ngày, thỉnh thoảng mới vào viện chắm sóc mẹ thay chị.
Ở bệnh viện mà Hạnh Thơ nôn nóng chỉ mong Hạnh Chi vào để cô về nhà.
Hạnh Chi rất bực, nhưng trước tình trạng sức khỏe của bà Hạnh Phương, cô chẳng phàn nàn Hạnh Thơ làm gì.
Lúc nảo Hạnh Chi cũng an ủi khuyên lơn mẹ:
- Mạ hãy cố ăn cháo uống thuốc cho mau khỏi bệnh.
Nét mặt bơ phờ, bà Hạnh Phương than phiền:
- Mạ cứ bệnh hoạn hoài làm cực lòng các con.
Hạnh Chi múc cháo cho bà Hạnh Phương ăn:
- Mạ dừng nói rứa! Tại bị bệnh chứ mạ có muốn mô.
- Có ai mà muốn bệnh đâu con!
Mặt buồn xo, bà Hạnh Phương khổ sở nói tiếp:
- Mẹ đừng nghĩ ngợi gì cả. Đó là việc ngoài ý muốn, không phải tại mạ đâu.
Bà Hạnh Phương vẫn thở vắn than dài:
- Cũng tại gia đình mình nghèo mới ra nông nỗi. Ngôi nhà của dòng họ để lại cũng không giữ được.
- Tại mưa bão mới làm cho ngôi nhà hư mạ ơi.
- Phải mình có tiền sửa sang ngôi nhà thì nó đâu có bị hư hở con?
Hạnh Chi mỉm cười như hứa hẹn với bà Hạnh Phương:
- Mẹ yên tâm! Khi nào có tiền, con sẽ sửa sang lại ngôi nhà cho dòng họ, mạ ạ!
Bà Hạnh Phương buồn rưng rưng ngấn lệ:
- Tiền đâu mà sửa nhà hở con? Con đã phải lo chạy chữa cho mạ thế ni, mạ biết con vất vả lắm!
Hạnh Chi ôm vai mẹ:
- Chỉ mong mạ mau chóng khôi bệnh là con vui rồi.
Bà Hạnh Phương chép miệng tiếc rẻ:
- Mạ chẳng giúp gì được cho con. Gia đình hoàng tộc danh giá ngày nào, bây chừ lại thiếu thốn. Thật là tội nghiệp cho con!
Quá khứ vàng son của dòng họ chỉ còn là dư âm. Sự giàu sang không có nhưng vẫn phải giữ nề nếp, địa vị gia phong.
Sợ mẹ cứ nuối tiếc mãi ngày tháng vàng son của dòng họ hoàng tộc, Hạnh Chi nhắc nhở:
- Mạ uống thuốc rồi ngủ đi mạ. Mọi chuyện rồi sẽ qua đi.
Bà Hạnh Phương đã đỡ nhiều, Hạnh Chi đưa mẹ về nhà.
Số nợ đã vay để cất nhà chi phí nuôi mẹ nằm viện rồi cuộc sống gia đình...
tất cả một mình Hạnh Chi lo liệu. Cuộc sống chật vật, Hạnh Chi quay như chiếc chong chóng.
Hạnh Chỉ làm đủ thứ nghề, đủ thứ công việc Hạnh Chi mở quán cơm hến, chè cung đình, rồi chàm nón bài thơ bỏ mối, làm đèn lồng cung đình bán cho khách du lịch.
Bận rộn lảm đủ thứ nhưng không khá nổi. Những lúc rảnh, Khải Danh phụ Hạnh Chi. Còn Hạnh Thơ thì luôn phản nàn, khó chịu không hài lòng trước cuộc sống cơ cực.
Trời lại mưa. Mưa rả rích suốt ngày. Buôn bán ế ẩm. Thật chán!
Hạnh Thơ than vãn:
- Thật là chán! Chẳng biết thế nào mà sống đây.
- Thì cũng phải sống chứ em.
Hạnh Thơ bĩu môi:
Sống và làm đủ thứ như chị cũng không khá nổi.
Hạnh Chi mím mối:
- Không khá nhưng cũng phải làm để cuộc sống gia đình qua cơn túng quẩn chứ em.
Hạnh Thơ nhăn mặt:
- Qua! Biết chừng nào mới qua được đây.
- Rứa em bảo chị. phải làm gì hỉ?
Bỗng dưng Hạnh Thơ chỉ trích thời tiết:
- Trời cứ mưa lê thê suốt ngày chẳng thể nào sống nổi.
Đan hai tay vào nhau, Hạnh Chi nhìn em gái, nói như phân trần:
- Em còn lạ chi những cơn mưa dai dẳng của xứ Huế mình mà than phiền.
Hạnh Thơ phát cáu, làm như chính Hạnh Chi gây ra những cơn mưa dầm sùi sụt ngoài trời vậy:
- Mưa hoài có làm ăn gì được mô! Còn chị nữa, làm linh tinh mà chắng có thu nhập gì.
Hạnh Chi chép miệng than phiền:
- Không làm linh tinh thì làm gì đây?
- Có đi làm thuê thì cũng chẳng ai thuê.
Hạnh Thơ buông câu tỉnh bơ:
- Không làm thuê thì làm chủ. Thiếu gì việc.
Nghe Hạnh Thơ nói mà Hạnh Chi bực bội. Làm thuê không xong mà đòi làm chủ.
- Chủ nhà chắc? Mà chủ nhà cũng không xong. Ngôi nhà có ra hồn đâu mà làm chủ.
Bực dọc, Hạnh Chi bẻ lại Hạnh Thơ:
- Em nói giỏi hỉ? Răng không đi làm đi!
Hạnh Thơ hừ mũi:
- Chị tưởng em không làm được à? Em sẽ làm cho chị thấy!.
- Em có làm gì được mô, suốt ngày cứ ăn diện chải chuốt rồi đi long nhong.
Hạnh Thơ cãi lại:
- Mỗi người có cách sống riêng, chị đừng xía vào!.
- Nhà mình thiếu thốn mà em cứ se sua đua đòi.
- Em ăn diện cũng chẳng ảnh hưởng gì đến chị.
- Không ảnh hưởng gì chị, nhưng em phải biết giữ nề nếp gia phong.
- Nề nểp gia phong, dòng họ hoàng tộc!
- Chị cứ lải nhải mãi cái điệp khúc ni, em nghe đáy tai rồi.
Hạnh Chi vẫn nhẫn nại nhắc nhở:
- Chị muốn nhắc là em làm gì cũng phải giữ đạo đức.
Hạnh Thơ nhún vai, giọng chế giễu:

- Đừng giáo huấn nữa, bà cụ non ơi! Ai mà chàng biết chị đạo đức, mẫu mực.
Hạnh Chi lắc đầu ngán ngẩm cho cô em bướng bỉnh. Hạnh Chi trầm giọng trách móc Hạnh Thơ:
- Em chỉ biết ca cẩm than phiền người khác. Lẽ ra em phải đỡ đần công việc giúp chị.
Hạnh Thơ lấc đầu:
- Công việc của chị chẳng phù hợp với em.
Đôi mày thanh tú của Hạnh Chi cau lại:
- Em nói thật khó nghe! Không phù hợp là răng?.
Rồi Hạnh Chi nhỏ nhẹ phân tích:
- Em có thấy Khải Danh không? Thằng nớ là con trai mà việc gì nó cũng phụ với chị.
Hạnh Thơ cau mặt phẩy tay:
- Chị đừng đem Khải Danh ra so sánh với em. Nó làm được cái chi mô?
Hạnh Chi nóng mũi:
Khải Danh là con trai mà nó có tinh thần trách nhiệm với gia đình hơn em.
- Mặc kệ nó! Dòng họ hoàng tộc ni là của nó, nó phải gìn giữ.
- Em nói răng mà chị chẳng lọt tai tí nào.
Hạnh Thơ thản nhiên:
- Chị không nghe được thì thôi.
Hai chị em chẳng hợp tính nhau, nói năng một lúc là cự cãi. Thật ra Hạnh Chi chỉ muốn tốt cho em gái. Nhưng Hạnh Thơ thì không chịu hiểu, cứ cho là Hạnh Chi luôn chi chiết cô vì so bì.
- Chị cứ lải nhải mãi! Đừng bắt em sống gò bó giống chị. Em cũng không muốn chị so sánh em với thằng nhóc Khải Danh đâu.
Nói xong, Hạnh Thơ chạy một hơi ra khỏi nhà, bỏ mặc Hạnh Chi đang ngồi ngẩn ra với quán cơm hến ế ẩm vì mưa gió dầm dề.
Hạnh Chi buồn nẫu ruột Đêm. Thành phố Huế lên đèn như sao sa lung linh mờ ảo.
Đoàn khách đu lịch Việt kiều tổ chức chiêu đãi và thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
Hạnh Chi ở nhà trông nom bà. Hạnh Phương. Còn Hạnh Thơ nhất định tham dự chiêu đãi.
Hạnh Thơ chạy đi tìm Hải Cầm, nằng nặc đề nghị:
- Anh cho em tham dự chiêu đãi trên sông Hương với các Việt kiều hỉ?
Hải Cầm lắc đầu:
- Không được mô!
Hạnh Thơ khẽ chớp mắt với Hải Cầm:
- Anh là nhóm trưởng của ban nhạc, anh dễ dàng sắp xếp.
Hải Cầm ngần ngừ:
- Sắp xếp răng?
Đôi môi hồng như cánh hoa đào, nở nụ cười thật tươi, Hạnh Thơ cất giọng pha đường thuyết phục Hải Cầm:
Em rất thích dự chiêu đãi và ca Huế trên sông Hương. Cho em tham dự, em sẽ góp phần biểu diễn nữa.
Hải Cầm nhe răng cười châm chọc:
- Em bảo chỉ thích nhạc Rock, răng chừ đòi ca Huế?
- Có lúc em cũng thích ca Huế, anh hè!
Em biết ca Huế nữa.
- Em ca bài gì?
Hạnh Thơ đáp tỉnh bơ:
- Em ca các làn điệu Nam Ai, Nam Bình, Nam Xuân... các bài hò dân ca. Em cũng biết đàn tranh như chị Hạnh Chi nữa đó.
- Thật không đấy?
Hạnh Thơ tự hào khoe với Hải Cầm:
- Truyền thống của gia đình em mà! Được lênh đênh trên thuyền nghe ca Huế thật là thú vị.
Hải Cầm hỏi lại:
- Em nghe ca Huế hay là em ca?
- Cả hai! Em cũng có tài. Anh đừng tưởng em thua chị Hạnh Chi nha!
- Anh mô có nói rứa!
- Vậy thì cho em đi dự chiêu đãi nghe anh.
- Em thích dự chiêu đãi lắm hỉ?
Hải Cầm lắc đầu:
- Anh có quyền gì mà đồng ý hay không?

Hạnh Thơ hất đầu một cách kiêu hãnh:
- Em muốn dự chiêu đãi với tư cách là thành viên trong ban nhạc.
Hải Cắm muốn can ngăn:
- Em không phải là thành viên trong ban nhạc.
- Anh không cho, em cũng tham dự hà.
- Đây là đoàn khách Việt kiều về Huế du lịch.
- Càng tốt! Em rất hoan nghênh và tháp tùng đoàn khách Việt kiều du thuyền trên sông Hương.
Dù Hải Cầm nói thế nào cũng không can ngăn được Hạnh Thơ. Ý cô đã quyết. Dự chiêu đãi trên sông Hương cùng khách Việt kiều thì còn gì bằng.
Đêm...
Trăng lên.
Ánh trăng lung linh mờ ảo. Chiếu bát ngát.
Dòng sông trăng gợn sóng lăn tăn.
Những chiếc thuyền bềnh bồng trên mặt nước.
Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế tâm trạng du khách rộn ràng.
Không gian yên tĩnh, bỗng bừng lên những âm thanh trầm bổng du dương.
Tiếng đàn dịu ngọt, tiếng ca mượt mà hòa quyện vào nhau tạo nên những âm điệu du dương làm say lòng du khách.
Nghe ca Huế xong, du khách thưởng thức các món ăn. Bữa tiệc chiêu đãi với các món ăn Huế ngon và hấp dẫn.
Tiếng cười nói ồn ã trong các con thuyền vang lên rộn rã một khúc sông. Bia và rượu ngon, thi nhau rót tới tấp. Không khí nhộn nhịp tưng bừng.
Rượu ngả ngà say, những người khách bắt đầu cười nói rền vang, la hét loạn xạ. Không khí thanh tao của buổi thưởng thức ca Huế không còn nữa. Cảnh trong các du thuyền bát nháo ầm ĩ.
Hơi men bốc lên, những du khách nhảy múa quay cuồng.
Những ly rượu được rót liên tục và được uống thật nhanh.
Đêm càng khuya. Cảnh trong các du thuyền càng trở nên hỗn độn, tưởng chừng như trong quán bar nhà hát, những anh chàng Việt kiều réo các cô tiếp viên rót rượu tiếp khách.
Đêm nay Hạnh Thơ trang điểm lộng lẫy và ăn mặc thật gợi cảm. Chiếc váy đỏ rực, chiếc áo thun đen bó sát thân hình thon thả, cô đeo xâu ngọc trai trắng ngần. Trông Hạnh Thơ rất quyến rũ.
Sau khi đàn hát, Hạnh Thơ được mời dự tiệc.
Gã Việt kiều choai choai rót bia cho Hạnh Thơ, cùng cô "dzô dzô" liên tục.
Cao hứng, Hạnh Thơ cũng vui vẻ uống với gã Việt kiều.
Men rượu lâng lâng bốc lên, gã Việt kiều rạo rực hứng khởi, kéo Hạnh Thơ ngồi lên đùi, hắn giở trò sàm sỡ với cô.
- Yêu anh nghe cưng? Rồi anh sẽ lo thủ tục rước em đi.
Mắt Hạnh Thơ vụt sáng hẳn lên:
- Rước em đi thật à? Có dễ không?
Gã Việt kiều cười hô hố:
- Dễ chứ! Em đồng ý anh là xong ngay.
Nói rồi, hắn bưng ly bia kề miệng Hạnh Thơ. Cô há môi uống mà không ngần ngại gì cả.
Những gã đàn ông khác cười hô hố vỗ tay lốp bốp tán thưởng. Chầng biết họ tán thưởng Hạnh Thơ hay gã Việt kiều ép cô uống bia.
Thêm mấy gã Việt kiều nữa đưa ly rượu tận môi Hạnh Thơ ép cô uống kèm theo những cử chỉ thật nham nhở.
Dường như Hạnh Thơ không có sự phản kháng.
Được dự chiêu đãi, được ca hát trên sông Hương là Hạnh Thơ đã thỏa mãn lắm rồi. Cô chẳng bận tâm điều gì cả.
Gã Việt kiều choai choai dìu Hạnh Thơ đứng lên, thì thầm vào tai cô:
- Ở đây ăn tiệc, không khí ồn ào náo nhiệt quá, anh đưa em sang du thuyền khác thanh vắng hơn nhé.
Hai tên khác nhào theo:
- Nè ông! Không được hưởng một mình đâu nhé!
Gã choai choai nhăn mặt:
- Mấy ông định theo đốm ăn tàn sao?
- Ăn đốm ăn tàn gì cũng được! Ông phải chia con mồi chứ không được hưởng một mình.
Cả bọn cười khoái trá lôi Hạnh Thơ vào trong khoang thuyền.
Hạnh Thơ bước đi không vững, đầu óc chếnh choáng. Dường như cô không còn tỉnh táo để nhận định tình hình.
Sau khi đàn xong, Hải Cầm ngồi nép ở một góc thuyền theo dõi mọi chuyện.
Hải Cầm tức tối trước thái độ khiếm nhã của mấy gã Việt kiều đối với Hạnh Thơ. Hải Cầm cũng tức sao Hạnh Thơ không phản kháng để giữ mình. Cô sắp bị hại mà chẳng biết gì cả.
Hải Cầm nhào tới chặn gã Việt kiều lại:
- Anh hãy buông cô gái này ra!
Gã Việt kiều sừng sộ:
- Anh không được can thiệp!
- Các anh sai trái, tôi phải can thiệp.
Gã Việt kiều dài giọng lý giải:
- Ai làm gì sai trái? Cô ta đồng ý mà!
Hải Cầm kêu lên:
- Các anh ép uổng cô ta thì có. Buông cô ấy ra đi?
Gã Việt kiều hất hàm hỏi:
- Không buông! Cô ta là gì của anh mà lo dữ vậy?
- Là em gái tôi!
Em gái thì kệ em gái!
- Các anh vui chơi trên du thuyền, thưởng thức văn hóa nghệ thuật không được làm điều sai trái!
Hai bên xô đẩy giằng co. Hải Cầm phải khó khăn lắm mới giằng được Hạnh Thơ và đưa cô lên bờ về nhà.
Sau hôm đó, Hạnh Thơ đã suy nghĩ rất nhiều. Cô không ngờ cuộc đời đầy những cạm bẫy và phức tạp vô cùng.
Cũng tại Hạnh Thơ đua đòi dự chiêu đãi mới xảy ra cớ sự và cũng rất may, cô còn có Hải Cầm.
Gặp Hải Cầm, Hạnh Thơ thật lòng:
- Em cảm ơn anh đã giải cứu em. Nếu không có anh thì đời em chảng biết ra sao?
Hải Cầm xua tay muốn cho Hạnh Thơ quên hết nỗi ám ảnh:
- Thôi, em đừng nhắc chuyện đó nữa!. Không xảy ra điều gì là mừng rồi.
- Em không hiểu sao bọn họ lại tồi tệ đến thế. Em chỉ nghĩ đơn thuần là đi du thuyền nghe ca Huế.
Hải Cầm giải thích:
- Cuộc đời Có nhiều cạm bẫy. Em còn ngây thơ lắm, chưa hiểu hết được đâu.
Rồi anh dặn dò:
- Từ nay muốn làm gì phái suy nghĩ cho kỹ càng.
Hạnh Thơ rùng mình:
Em thật sự hãi hùng, chắc chắn sẽ không di du thtlyền và uống bia nữa mô.
- Em phải cẩn thận khi uống. Em có biết bọn họ bỏ thuốc mê vào ly bia của em không?
- Em mô có biết. Bởi vậy em thấy rất buồn ngủ và chảng biết gì.
Im lặng. Mồi người theo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Một lúc sau, Hạnh thơ lên tiếng như phân trần:
- Thật ra, em chỉ muốn vui chơi thôi, chứ chẳng nghĩ gì.
- Anh biết.
- Em thật là kẻ vô ích, chẳng làm được gì.
Hải Cầm nhìn Hạnh Thơ động viên:
- Em đừng nghĩ thế. Em hãy tạo cho mình một hướng đi? Em có thể cùng Hạnh Chi và Khải Danh lo cho gia dình và cho bản thân em nữa.
Hạnh Thơ chép miệng:
- Em ghét chị Hạnh Chi cứ so sánh em với Khải Danh.
Hải Cầm phân bua cho Hạnh Chi:
- Chắc không phải so sánh đâu, Hạnh Chi chỉ muốn nhắc nhở em thôi.
Hạnh Thơ buông câu nhận dịnh:
- Chị Hạnh Chi không ưa em vì thấy em diện hơn, sợ em đẹp hơn chị ấy.
Nghe giọng điệu trẻ con của Hạnh Thơ, Hải Cầm bật cười:
- Không phải thế đâu. Hạnh Chi mong muốn cho em có công việc làm ổn định nên nhắc nhở vậy mà.
Ngồi trầm ngâm một lúc, Hạnh Thơ chép miệng than vãn:
- Em biết làm gì bây chừ hả anh?
- Hãy làm việc gì phù hợp với khả năng và sở thích của em.
Hải Cầm trả lời rồi động viên Hạnh Thơ.
- Anh thấy em nên học ngành y đi. Lúc trước em có mộng làm bác sĩ mà.
Hạnh Thơ chợt reo lên:
- Phải em rất thích làm bác sĩ sản khoa.
- Rứa thì tốt quá!
Giọng Hạnh Thơ lại yếu xìu:
- Nhưng làm sao thi vào ngành y để làm bác sĩ hả anh? Khó lắm em không vô được.
Hải Cầm khuyến khích:
- Không làm bác sĩ được thì làm y sĩ. Em hãy thi vào trung học y tế đi!
- Hoàn cảnh thế ni, làm sao em yên tâm học được.
- Quyết tâm là được. Em đừng ngại khó!
Hạnh Thơ thừ người nghĩ ngợi. Có nên học trung học y tế để trở thành y sĩ như lời động viên của Hải Cầm? Đi học thì tốn kém lắm. Nhưng trở thành y sĩ sản khoa thì Hạnh Thơ cũng rất thích.
- Em cứ yên tâm đi học, có gì anh sẽ phụ giúp.
Những lời chân tình của Hái Cầm như giải đáp được sự lo âu của Hạnh Thơ.
Hạnh Thơ buột miệng:
- Để em cố gắng xem sao!
Hải Cầm tiếp tục động viên:
- Phải quyết tâm đi em. Nhất định em sẽ trở thành y sĩ sản khoa!
- Anh tin rằng em sẽ thành công.
Con đường thành công còn xa. Nhưng những lời động viên của Hải Cầm khích lệ Hạnh Thơ rất nhiều.
Dù khó khăn trở ngại, dù thiếu thốn, Hạnh Thơ cũng sẽ cố gắng để trở thành y sĩ sản khoa có một nghề để sinh sống.
Khang Vỹ ở lại Huế. Anh với Lam Mỹ sống như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn. Lam Mỹ nhắc thì anh bảo:
- Chờ anh về Phảp thưa chuyện với ba mẹ rồi chúng ta tổ chức cưới.
Lam Mỹ cũng chẳng đòi hỏi gì. Cô rất lãng mạn và phóng khoáng.
Lúc đầu Khang Vỹ tiếp tục nghiên cứu âm nhạc nhưng rồi anh không còn mặn mà cho lắm.
Một hôm, Khang Vỹ nói với Lam Mỹ:
- Nghiên cứu âm nhạc chán quá, chắng có thu nhập gì, anh không chịu được.
Lam Mỹ ngây thơ hỏi:
- Thế sao anh Lãm Khương nghiên cứu?
- Lãm Khương kiên nhẫn chứ anh không thể làm công việc tẻ nhạt này mãi.
Lợi đâu không thấy mà vất vả quá.
Lam Mỹ mìm cười bổ sung:
- Nói theo ông bà mình là "có tiếng mà không có miếng" đấy!.
Khang Vỹ gật gù vẻ tâm đấc.
- Đúng đấy! Không có miếng làm sao mà sống. Vả lại, anh là người đàn ông thích hoạt động mạnh để kiếm tiền.
Lam Mỹ bật hỏi:
- Rứa bây chừ anh tính sao?
Khang Vỹ cao hứng nói một hơi:
- Anh sẽ bỏ vốn mở khách sạn, nhà hàng mini đón du khách nước ngoài về...
Em sẽ trông nom cùng anh.
Lắng nghe kế hoạch của Khang Vỹ, Lam Mỹ thích thú:
- Kế hoạch làm ăn của anh cũng hay.
Mắt Khang Vỹ vụt sáng hẳn lên:
- Em ủng hộ anh chứ.
Lam Mỹ hơi ngần ngừ:
- Nhưng liệu có phiêu lưu không anh?
Khang Vỹ cười phá lên:
- Phiêu lưu cũng chầng sao? Vợ chồng mình cũng đang phiêu lưu đấy.
Lam Mỹ ngượng ngùng nép đầu vào ngực Khang Vỹ. Hai tiếng "vợ chồng".
Khang Vỹ dùng khiến Lam Mỹ vừa xấu hổ, vừa sung sướng. Đúng là cô đang phiêu lưu cùng Khang Vỹ Ôm gọn Lam Mỹ trong vòng tay, Khang Vỹ khẽ cười.
- Có gan làm giàu em ạ! Ở thành phố du lịch này mình phải biết kinh doanh.
Lam Mỹ vẫn lo âu:
- Em chỉ sợ mình sinh sau đẻ muộn hoạt động không bằng ai.
- Ồ? Em khỏi lo! Trong kinh doanh người ta có ngàn cách cạnh tranh.
Lam Mỹ hồn nhiên hỏi:
- Rứa anh có cách chi?
Nựng cằm Lam Mỹ, Khang Vỹ thì thầm:
- Bí mật! Em chỉ cần phụ giúp anh, chức giám đốc giao cho em đó.
- Không dám làm giám đốc mô.
- Em cứ làm! Chỉ quản lý thôi, công việc rất nhàn hạ.
Chưa biết công việc làm ăn thế nào. Nhưng Khang Vỹ vạch ra bao kế hoạch và diễn thuyết hào hứng khiến Lam Mỹ rất say mê.
Kinh doanh khách sạn nhà hàng vừa sang trọng vừa mau làm giàu. Lam Mỹ sẽ làm chủ, hơn hẳn công việc linh tinh cực khổ vất vả mà Hạnh Chi đang làm.
Giấc mơ làm giàu choáng hết tâm trí Khang Vỹ và Lam Mỹ. Thế là Khang Vỹ hăng hái bắt tay vào việc, chạy vạy đủ thứ.
Chắng mấy chốc khách sạn nhà hàng mini của Khang Vỹ ra đời như là một phép mầu.
Khách sạn, nhà hàng karaoké đi vào hoạt động sôi nổi.
Khang Vỹ và Lam Mỹ mừng rỡ hả hê trong việc dón du khách nước ngoài về tham quan cố đô Huế.
Khách sạn nhà hàng nới mở nên rất đông khách. Khang Vỹ đắc ý nói với Lam Mỹ:
- Em thấy chưa? Chúng ta ăn nên làm ra dấy. Việc kinh doanh rất phát triển.
Ôm cổ Khang Vỹ, Lam Mỹ ngọt ngào khen ngợi:
- Anh đúng là có tầm nhìn, biết cách làm ăn.
Khang Vỹ cười tít mắt:
- Chứ sao? Có ai hơn chồng em được.
Lam Mỹ nhớ đến Hạnh Chi. Cô muốn gọi Hạnh Chi đến phụ làm trong nhà hàng karaoké "Mây Hồng" nhưng sợ Hạnh Chi không đồng ý.
Là Tôn Nữ danh giá, Hạnh Chi luôn giữ nề nếp, gia phong chắc sẽ từ chối làm ở nhà hàng.
Hạnh Chi thà chịu cực khổ vất vả làm những công việc linh tinh để kiếm tiền. Nhưng những công việc của Hạnh Chi chẳng có thu nhập là bao, bán cơm hến, chằm nón lấy công làm lời không thể khá được.
Một buổi chiều, Lam Mỹ đang loay hoay bên quầy thu ngân thì Hạnh Chi đến.
- Chào bà chủ!
Thấy Hạnh Chi, mắt Lam Mỹ sáng lên mừng rỡ:
- Con khỉ! Chế nhạo ta hỉ?
Hạnh Chi cố nở nụ cười:
- Không dám mô!
Lam Mỹ niềm nở bảo:
- Mi đến chơi hỉ? Ta cũng định gọi mi đến đây đó. Ngồi đi!
Nói rồi, Lam Mỹ rối rít gọi nhân viên mang nước cho Hạnh Chi.
Hai ly cam vắt dược đặt lên bàn, Lam Mỹ ân cần:
- Mi uống cam đi!
Hạnh Chi đưa mắt nhìn quanh:
- Công việc làm ăn ra răng?
- Rất tốt! Còn mi?
Hớp một ngụm cam vắt vàng óng rồi đặt ly lên bàn, Hạnh Chi ngập ngừng:
- Lam Mỹ này...
Thấy vẻ bối rối của Hạnh Chi, Lam Mỹ hỏi dồn:
- Có việc gì hở Hạnh Chi? Dì Phương khỏe không?
- Mạ đang trở bệnh nặng. Ta không thể làm việc gì được, chàm nón làm đèn lồng gì cũng bỏ phế.
Lam Mỹ gật đầu tán thành:
- Những công việc thủ công vất vả đó, mi làm suốt đời cũng không khá được.
Rồi Lam Mỹ sốt sắng rủ:
- Mi đến đây làm với ta!
Hạnh Chi e dè:
- Trước mắt là ta cần... cần...
Hạnh Chi khổ sở không biết nói sao để vay tiền Lam Mỹ. Thật là khó mở lời dù là bạn thân.
Cuối cùng, Hạnh Chi cũng đành bấm bụng nói thẳng:
Mi hãy giúp ta! Nói với anh Khang Vỹ cho ta vay tạm một số tiền để chữa trị cho mạ.
Lam Mỹ biết Hạnh Chi đang gặp khó khăn và dường như lúc nào cũng khó khăn.
Lam Mỹ gật đầu nói nhanh:
- Được, để ta nói với anh Khang Vỹ:
Hạnh Chi trẩm giọng vẻ như phân trần:
- Ta làm đủ thứ nghề mà vẫn không đủ không đủ sống vì mạ cứ đau bệnh triền miên.
Lam Mỹ tỏ vẻ thông cám:
- Ta biết mi vất vả làm đủ thứ nhưng khổ nỗi, những công việc thủ công của mi chẳng thể nào có thu nhập khá được.
Hạnh Chi than vãn:
- Ta cũng chẳng biết làm cách nào bây chừ?
Lam Mỹ lại rủ:
- Đến đây làm nhà hàng với ta.
- Để rồi ta tính! Trước mắt ta còn bao nhiêu việc phải làm.
Hạnh Chi trả lời Lam Mỹ rồi nói thêm:
- Hạnh Thơ đang học y tế, ta cũng rất mừng. Ta còn phải chạy tiền cho nó ăn học.
Lam Mỹ ngạc nhiên:
- Hạnh Thơ chịu học y tế hở! Nhỏ nó có ngành nghề thì đỡ cho mi.
- Hạnh Thơ rất thích làm y sĩ sản khoa. Ta mong cho nó học hành tốt nghiệp.
Lam Mỹ nắm bàn tay bạn:
- Mi thật là vất vả, gánh nặng gia đình cứ mãi đè lên vai.
Hạnh Chi mỉm cười:
- Vì ta là chị cả mà!
- Chị cả phải khổ hỉ? À? Khải Danh vẫn đi làm đều chứ?
Khải Danh vẫn làm bên du lịch đi các tour. Tội nghiệp, nó đành gác việc học đại học để lo cho gia đình.
- Thằng nớ đi làm cũng tốt rồi. Khi nào có điều kiện thi đại học và học lại.
Hạnh Chi chép miệng:
- Cũng chưa biết sao mà nói!
Cảnh nhà Hạnh Chi sao mà đát. Dòng họ hoàng tộc đã lùi xa. Hiện tại Hạnh Chi phải lo chạy tiền. Với Hạnh Chi tiền bạc là nỗi ám ảnh lớn.
Lam Mỹ gọi điện cho Khang Vỹ. Mấy phút sau, Khang Vỹ xuất hiện. Cặp Hạnh Chi, anh vồn vã:
- Ồ Hạnh Chi! Ngọn gió nào đưa cô đến đây?
- Gió sông Hương!
Hạnh Chi mỉm cười trà lời rồi ngập ngừng yên lặng, hết nhìn Khang Vỹ lại nhìn sang Lam Mỹ.
Hiểu ý, Lam Mỹ khều Vỳ Khang nói:
- Anh ơi l Hạnh Chi muốn vay chúng ta một ít tiền để chữa bệnh cho dì Hạnh Phương. Anh cho Hạnh Chi vay nhé!
Khang Vỹ ra vẻ dễ chịu:
- Được thôi? Ít nhiều gì tôi cũng cho Hạnh Chi vay.
Hạnh Chi cảm kích:
- Cảm ơn anh Khang Vỹ. Khi nào mạ khỏi, em sẽ đi làm trá lại anh.
Khang Vỹ hỏi lại:
- Hạnh Chi làm gì? Nghe Lam Mỹ bảo cô chằm nón bài thơ, làm lồng đèn cung đình bán. Công việc đó làm sao khá nổi?
Hạn Chi trầm giọng:
- Em bươn chải đủ nghề mà không đủ sống, biết răng chừ.
Khang Vỹ đề nghị:
- Hạnh Chi hãy đến làm tiếp viên Karaoke phụ giúp Lam Mỹ nhé!
Hạnh Chi thảng thối kêu lên:
- Làm tiếp viên karaoké ư?
Lam Mỹ vội vàng giải thích:
- Có gì đâu mà ngại. Cô có giọng hát hay, hãy đến đây tiếp khách phụ ta, khách có yêu cầu thì cùng hát.
Khang Vỹ vừa động viên vừa như ép buộc:
Làm tiếp viên nhà hàng karaoké, Hạnh Chí có thu nhập cao, mới nhanh chóng trả nợ vay. Tôi sẽ cho Hạnh Chi vay tiền với điều kiện Hạnh Chi phải làm ở nhà hàng karaoké "Mây Hồng".
Hạnh Chi đắn đo, lưỡng lự. Tính răng chừ? Cúi mặt suy nghĩ mà Hạnh Chi bồn chồn không yên.
Một thời Tôn Nữ nay còn đâu. Tôn Nữ đài các mà Hạnh Chi đầu tắt mặt tối làm đủ các nghề để lo cho mẹ và cho em.
Làm tiếp viên karaoké, tiếp khách, ca hát với khách, Hạnh Chi không thích.
Nhưng có con đường nào khác đâu.
Thấy Hạnh Chi ngồi trầm tư nghĩ ngợi, Khang Vỹ lại hỏi:
- Hạnh Chi đồng ý không?
Câu hỏi như một lời thúc giục, nếu không đồng ý thì Hạnh Chi không vay được tiền.
Lam Mỹ thì động viên thêm:
- Mi đồng ý nhé Hạnh Chi, đến đây làm với ta bạn bè có nhau!
Không thể im lặng mãi, Hạnh Chi gật nhẹ:
- Chắc không còn cách nào khác, ta sẽ đến đây làm cho mi.
Lam Mỹ hớn hở:
- Mi làm ở nhà hàng với ta thì ta rất yên tâm. À? Mi cần vay bao nhiêu, để ta nói với anh Khang Vỹ.
Khoảng bốn triệu!
Quay sang Khang Vỹ, Lam Mỹ nói nhanh:
- Anh lấy cho Hạnh Chi vay bốn triệu hỉ?
Khang Vỹ mở tủ lấy tiền đưa cho Hạnh Chi, giọng xởi lởi:
- Giúp Hạnh Chi, vợ chồng tôi chẳng nệ hà gì. Lam Mỹ rất muốn Hạnh Chi đến đây làm chứ công việc của cô ở nhà vất vả quá.
Hạnh Chi buông gọn:
- Cám ơn anh và Lam Mỹ đã lo cho Hạnh Chi.
Khang Vỹ nhắc nhở:
- Hạnh Chi cứ đến đây làm tiếp viên karaoké cho chúng tôi là ổn cả.
Bất đấc dĩ Hạnh Chi phải đồng ý làm tiếp viên karaoké nhà hàng Mây Hồng cho vợ chồng Lam Mỹ.
Hạnh Chi nói với Khang Vỹ:
- Em sẽ đưa mạ đi trị bệnh và thu xếp chuyện nhà, hai ngày nữa em sẽ đến.
Lam Mỹ ân cần:
- Mi cứ lo cho dì Hạnh Phương trước đi. Xong rồi hãy đến!.
Hạnh Chi ra về trong tâm trạng bồn chồn, day dứt. Phải làm tiếp viên ở nhà hàng mới có đủ tiền trả nợ cho vợ chồng Lam Mỹ.
Số kiết của Hạnh Chi thật lận đận. Phải làm mãi mà vẫn không đủ sống.
Hàng ngày miệt mài chầm từng chiếc nón bài thơ, làm từng chiếc đèn lồng cung đình dể bán. Công việc tẩn mẩn mất khá nhiều thời gian mà thu nhập chẳng bao nhiêu. Mỗi lần mẹ bệnh là Hạnh Chi phải vay nợ.
Cầm số tiền vừa vay của Khang Vỹ về lo chạy chữa cho mẹ Hạnh Chi thầm mong mẹ mau chóng khỏi bệnh.
Chương 5.
Bất đắc dĩ Hạnh Chi phải làm tiếp viên cho nhà hàng karaoké "Mây Hồng". Hạnh Chi giấu cả nhà.
Làm thuê, làm mướn, nhất là làm tiếp viên nhà hàng karaoké mất danh giá của một Tôn Nữ.
Ôi một thời Tôn Nữ đã bay xa, Hạnh Chi ngậm ngùi tiếc nuối.
Hạnh Chi đi làm rất đúng giờ và nghiêm túc. Khách đến thì Hạnh Chỉ ân cần mời vào phòng hát. Ai có nhu cầu gọi nước giải khát thì cô phục vụ tận tình.
Khách mời hát thì Hạnh Chi cũng hát.
Đặc biệt Hạnh Chi hát rất hay những bài về Huế.
Những buổi tối đi trên cầu Trường Tiền trở về nhà, Hạnh Chi chạnh nhớ Lãm Khương và buổi chia tay hôm nào bài Tạm biệt Huế ngọt ngào như còn đọng mãi dư âm.
"Áo trắng thuở tìm em không thấy.
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế mà đời không phải thế.
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con đường thẳng.
Một đời anh đi mãi chẳng về đâu.
Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Tạm biệt Huế với em là Vĩnh biệt.
Hải Vân ơi xin người đừng tắt.
Ngọn sao khuya.
Tạm biệt nhé chiếc hôn thầm lặng.
Anh trở về hóa đá phía bên kia".
Anh trở về có hóa đá phía bê n kia? Không! Anh về Pháp và vẫn tiếp tục công việe nghiên cứu âm nhạc. Chẳng biết công việc thế nào và biết có bao giờ anh trở lại Huế?
Anh tạm biệt Huế với em có là vĩnh biệt? Không! Người ơi! Dù anh không trở lại Huế cũng không là vĩnh biệt đâu.
Anh vẫn còn rất thích giọng Huế dễ thương của em phải không?
Anh đã từng bảo:
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi".
Khi mô, anh về cố đô, em sẽ nói giọng Huế cho anh nghe.
Có về không anh hay sẽ chẳng bao giờ?
Hạnh Thơ thẫn thờ về đến nhà. Khải Danh vẫn còn đợi chị.
- Mạ đỡ nhiều chưa em?
- Mạ khá nhiều. Mạ hỏi chị đi mô.
- Cứ nói như chị dặn.
- Thì em bảo chị đi đàn trong ban lễ nhạc.
Chỉ có Khải Danh biết Hạnh Chi đi làm tiếp viên karaoké vì Hạnh Chi không thể giấu em trai. Vả lại, việc này thì Khải Danh hiểu rõ.
Khải Danh hỏi chị:
- Chị đi làm ở nhà hàng "Mây Hồng" thế nào?
Hạnh Chi mỉm cười nói nhanh:
- Rất tốt! Chị Lam Mỹ luôn lo cho chị.
- Em muốn hỏi công việc ra răng? Có ổn không?
- Ổn em à! Nói chung, mình đàng hoàng thì khách cũng đàng hoàng. Khi nào khách có mời hát, chị mới hát.
- Làm một thời gian thôi rồi nghỉ, chị ạ!
- Trước mắt là chị phải lo làm để trả nợ cho chị Lam Vỹ. Còn tiền vay hôm cất nhà nữa.
Khải Danh buột miệng hứa hẹn:
- Em sẽ tìm thêm việc làm để phụ chị.
- Phần em, lo chi phí hàng ngày và lo cho chị Hạnh Thơ.
- Mấy lần em đưa tiền, chị Hạnh Thơ cứ bảo có anh Hải Cầm giúp.
- Nhận của anh Hải Cầm phần nào thôi, chứ nhận hoài không được mô.
- Chúng ta cũng sẽ từ từ trả lại cho anh Hải Cầm, chị ạ!
Hạnh Chi mỉm cười buông câu nhận định:
- Chẳng biết anh Hải Cầm nói thế nào mà Hạnh Thơ chịu thi vào y tế để có một nghề khiến cả nhà lất mừng.
Khải Danh lém lỉnh hỏi:
- Chị có biết tại răng mà tiếng nói của anh Hải Cầm có sức mạnh hơn của gia đình không?
Hạnh Chi thản nhiên?
- Tại răng cũng được, miễn Hạnh Thơ tốt nghiệp trở thành y sĩ có việc làm ổn định là tốt.
Khải Danh nhe răng cười:
- Chị Hạnh Thơ nghe theo anh Hải Cầm... Có sức mạnh nào bằng sức mạnh của tình yêu hả chị. Chị cũng nên biết.
Hạnh Chi nhăn mày:
- Ta biết chi? Thằng ni kỳ?
- Em nói không phải răng?
- Chị có biết mô! Em cứ hỏí anh Hải Cầm và Hạnh Thơ.
Khải Danh lắc đầu cười:
- Thôi hỏi chi, em nhìn thấy hai người cũng biết rồi. Anh Hải Cầm vào nhà mình cũng vui chị hi? Chị hay chị Hạnh Thơ đều được cả Hạnh Chi dứ tay trên trán Hải Danh:
- Thằng ni nói chi mà dị rứa!
- Không dị mô! Nếu chị Hạnh Thơ yên thì tới chị.
- Tới cái gì! Em đừng nói khùng nữa!
Khải Danh đính chính:
- Em nói chuyện tương lai của chị mà khùng chi!
Hạnh Chi lắc đầu:
- Em còn nhỏ nhít, biết chi mô mà nóí.
Khải Danh kêu ca:
- Ối! Người ta là hướng dẫn viên du lịch mà còn nhỏ nhít ư?
Hạnh Chi cười rúc rích trêu em trai:
- Biết em lớn rồi cậu ấm ạ. Rứa thì hãy lo cho em đi!
- Em có chi mà lo?
- Kiếm con nhỏ mô về giới thiệu với mẹ và chị.
Khải Danh tinh nghịch:
- Em có con nhỏ mô em sẽ khỏi phụ chị hỉ?
- Em lo dược cho thân em là chị mừng lắm rồi.
- Còn mạ?
- Mạ thì chị lo.
Khải Danh ranh mãnh:
- Rủi chị có anh mô rước thì mạ ở với ai?
Đập vai em trai, Hạnh Chi ré lên:
- Có anh mô? Thằng ni nói khùng quá!
Khải Danh vờ hăm dọa:
- Đến chừng chị có anh mô thì em không cho rước đi, đừng khóc hỉ?
Hạnh Chi đập em túi bụi:
- Thằng ni nói bậy quá trời!
Hai chị em cùng cười vang khiến bà Hạnh Phương thức giấc.
- Hai đứa nói chuyện chi mà cười to rứa?
Đưa một ngón tay lên môi ra hiệu với em trai, Hạnh Chi nói khẽ:
- Tụi con đang giỡn! Mạ hãy ngủ đi mạ!
Bà Hạnh Phương lại hỏi:
- Hạnh Chi về rồi đó à? Hôm ni, đàn trong ban nhạc lễ hả?
- Dạ.
Sợ mẹ hỏi nữa, Hạnh Chi lên tiếng:
- Con đi tắm đây! Khải Danh lấy nước cho mạ uống thêm. Lại xem mạ có cần gì không.
Nói xong, Hạnh Chi đi nhanh vào trong.
Trở lại Paris, Lãm Khương tất bật với bao công việc ít có thời gian đưa Linda Kiều Hân đi chơi.
Linda Kiều Hân là cô gái Pháp lai Việt có vẻ đẹp lộng lẫy, mắt xanh lơ, mái tóc vàng óng. Cô lại là người mẫu thời trang sáng giá.
Lãm Khương và Linda Kiều Hân sắp làm lễ đính hôn. Đôi trai tài gái sắc rất đẹp đôi.
Bà Tịnh Thủy - mẹ Lãm Khương rất hài lòng về cô con dâu đẹp và nổi tiếng.
Linda. Kiều Hân còn là con gái rượu của nhà kinh doanh thời trang hãng "Beauty France" rất khá giả.
Biết được lợi thế của mình, Linda Kiều Hân rất kiêu kỳ.
Kiều Hân đến nhà Lãm Khương chỉ gặp bà Tịnh Thủy.
- Anh Lãm Khương có nhà không bác?
Bà Tịnh Thủy tỏ giọng ân Cần:
- Lãm Khương đi vắng rồi. Cháu ngồi chơi Một lát nó về.
Linda Kiều Hân xụ mặt làu bàu:
- Lại đi vắng! Anh ấy chẳng có chút thời gian nào dành cho cháu.
Bà Tịnh Thủy nói như phân trần:
- Nó đi vắng vì công việc cháu à. Suốt ngày cứ bận rộn.
- Anh ấy mê công việc hơn cả cháu, chẳng biết nghĩ đến cháu là gì.
Bà Tịnh Thủy vỗ về con dâu tương lai:
- Cháu thông cảm cho nó đi.
Kiều Hân phàn nàn:
- Anh ấy mê công việc hơn cháu làm sao cháu chịu nổi.
- Để bác nhắc nhở nó?
Chiếc jupe đỏ rực bó sát người, Kiều Hân nhịp hai chân đỏng đảnh:
- Bác nhắc có được chăng? Kiểu này, lúc nào cũng mê công việc, chắc anh ấy bỏ bê con quá!
Bà Tịnh Thủy mỉm cười trấn an:
- Không có đâu. Còn có bác đây mà.
Kiều Hân tức tối chì chiết Lãm Khương:
- Bác hãy bảo ban anh Lãm Khương chứ con không thể chịu nổi. Anh ấy xem thường không biết quý trọng cháu. Đừng tưởng chỉ có mình anh ấy, cháu còn cả số ngưởi đeo đuổi.
- Bác biết điều dó. Thằng Lãm Khương nhà bác có phước lắm mới được cháu. Cháu xinh đẹp tài hoa.
Kiều Hân hả lòng hả dạ trước những lời tâng bốc của bà Tịnh Thủy. Nhưng giọng cô vẫn đầy dỗi hờn:
- Anh Lãm Khương thật đáng ghét. Từ hôm anh ấy về đến nay, cháu chỉ gặp có mấy lần.
Bà Tịnh Thủy tiếp lời Kiều Hân:
- Bác cũng vậy thôi, ở chung nhà mà đến tối mới gặp Lãm Khương. Nó đi suốt ngày.
- Anh ấy đi đâu mà đi mãi thế hở bác?
- Công việc nghiên cứu của nó ấy mà.
Kiều Hân dài giọng trách móc Lãm Khương:
- Người gì đâu mà xem trọng công việc hơn gia đình.
Rồi cô nghiêm giọng:
- Không thể để anh ấy như thế mãi bác ạ!
Bà Tịnh Thủy nhìn Kiều Hân đồng tình:
- Bác cũng nhắc nhở nó hoài đó chứ. À! Chừng nào nó về, bác sẽ bảo nó đưa cháu đi chơi.
Biết chừng nào Lãm Khương về đây?
Linda Kiều Hân thở ra đầy vẻ bực dọc:
- Anh ấy thật là chán, làm cho cháu mất cả hứng thú.
Vừa lúc đó, Lãm Khương về đến nhà. Anh hớn hở nói với bà Tịnh Thủy mà chẳng để ý đến Linda Kiều Hân:
- Mẹ ơi? Chuẩn bị hành lý giúp con. Con sẽ đi Việt Nam công tác dài hạn.
- Hả!
Linda Kiều Hân ré lên, rồi hỏi Lãm Khương dồn dập:
- Tại sao anh bay sang Việt Nam công tác? Ai bảo anh đi?
- Ủa, Kiều Hân? Em đến hồi nào vậy?
Ánh mắt xanh của Kiều Hân lóe lên tia nhìn giận dữ:
- Anh đừng có giả lá. Trả lời em đi!
Trước thái độ giận dỗi của Kiều Hân, Lãm Khương cười cầu hòa:
- Anh có việc phải về Huế công tác.
Kiều Hân hậm hực:
- Không ai bắt buộc anh phải đi cả.
Thấy tình hình căng thẳng, bà Tịnh Thủy lên tiếng dàn xếp:
Kiều Hân đợi con khá lâu lồi, hãy đưa nó đi chơi đi Lãm Khương. Mọi việc sẽ nói sau.
Lãm Khương vẫn dặn bà Tịnh Thủy:
- Mẹ sắp xếp đầy đủ các thứ cho con nhé. Con sắp bay rồi.
Bà Tịnh Thủy cũng giận dỗi:
- Chừng nào bay thì mẹ sắp xếp.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Lúc đó chắc con bay mình không quá.
Bà Tịnh Thủy hối thúc:
- Thôi đi đi, đừng lằng nhằng nữa!
Lãm Khương gãi đầu:
- Đi đâu hả Kiều Hân?
- Đi đâu cũng được.
Kiều Hân đáp cụt ngủn lồi đứng lên dong đưa chiếc túi xách trên vai, ngúng nguẩy bước đi.
Bà Tịnh Thủy ra hiệu cho Lãm Khương.
Anh vội bước theo Kiều Hân:
- Lên xe đi, anh đưa em đến nơi nào em thích!.
Kiều Hân dần dỗi bước lên xe, mặt tối sầm như đêm ba mươi.
- Về Huế đi, để xem tại sao anh đòi bay sang đó nữa!
Lãm Khương cười phân bua:
Anh về Huế công tác. Ở đó có nhiều việc phải làm.
Kiều Hân tức tối gắt lên:
- Ở đây không có việc làm hay sao? Đừng kiếm chuyện đi!
Cho xe lướt êm trên đường phố, Lãm Khương nhẹ nhàng giải thích:
- Công việc nghiên cứu của anh đòi hỏi nhiều thời gian và phải đi thực tế.
Kiều Hân dài giọng đay nghiến:
- Anh đi mấy tháng rồi vẫn chưa đủ sao? Mới về chưa tròn tháng đã đi nữa?
- Công việc mà em!
Kiều Hân hất mặt lên:
- Chẳng có công việc gì cả. Anh bay sang Việt Nam thật là vô lý.
Lãm Khương nóng mũi:
- Việc của anh làm sao em biết được?
Liếc Lãm Khương với ánh mắt sấc như dao lam, Kiều Hân cao ngạo:
- Đừng tưởng em không biết công việc của anh. Em còn biết hơn thế nữa kìa.
Lãm Khương cười cười:
- Em biết gì thì nói anh nghe.
- Ai thèm nói với anh!
- Thôi, đừng bốc hỏa nữa, vào đây uống cà phê nghe nhạc.
Lãm Khương dừng xe trước một phòng trà sang trọng. Cùng Kiều Hân bước vào nhưng anh chẳng thoải mái chút nào.
Biết mình là một người mẫu thời trang rất nổi tiếng được nhiều người biết đến, cô bước đi đầy kiêu hãnh.
Đối vội Lãm Khương thì Kiều Hân luôn bám sát và truy vấn đủ điều. Lãm Khương không thích Kiều Hân chen vào đời tư của anh, dù hai người có là gì của nhau. Nhưng Kiều Hân thì luôn muốn quản lý anh.
Vào phòng trà, Kiều Hân kênh kiệu chờ Lãm Khương kéo ghế cho cô.
Sống ở Pháp lâu năm, Lãm Khương cũng là người đàn ông lịch sự có thừa.
Sau khi kéo ghế cho Kiều Hân ngồi, Lãm Khương lịch sự hỏi:
- Em uống gì?
Kiều Hân cao ngạo:
- Uống rượu.
Lãm Khương cau mày:
- Uống rượu ư? Người mẫu còn phải ăn kiêng nữa là?
- Uống rượu mới bốc đồng cùng anh.
- Anh có bốc đồng gì đâu.
Kiều Hân cong cớn đôi môi đỏ mọng:
- Không bốc đồng mà đòi bay sang Việt Nam.
Lãm Khương tặc lưỡi:
- Anh đã bảo vì công việc.
- Chẳng có công việc gì buộc anh phải trở về Huế nữa.
- Anh còn nghiên cứu nhiều vấn đề khác nữa.
Lãm Khương trả lời Kiều Hân rồi gọi nhân viên phục vụ mang thức uống.
Hai ly ca cáo được mang ra. Lãm Khương bảo Kiều Hân:
- Em uống ca cao đi!
Kiều Hân điệu đàng hất mái tóc vàng hoe ra sau:
- Em không muốn uống.
- Tại sao?
- Đi với anh chảng hào hứng chút nào. Anh không tự giác đưa em đi chơi mà rất miễn cưỡng.
Lãm Khương nhẹ giọng:
- Em thông cảm, anh sắp đi rồi.
Kiều Hân càng tức khí:
- Đi à? Anh thích đi lắm phải không? Ai đời đi xa mà chẳng chút bịn rịn vởi người yêu lại còn mong được đi.
Lãm Khương gãi đầu gãi tai:
- Em thông cảm? Anh chẳng thích màu mè. Sắp bay sang Việt Nam thì anh cứ nói thẳng.
Kiều Hân giãy nảy lên:
- Anh đừng nhắc đến chuyện bay đi Việt Nam, em không muốn nghe đâu.
Lãm Khương đáp xuôi:
- Vậy em thích gì cứ nói.
Kiều Hân thản nhiên:
- Em thích được làm bà chủ quản lý anh đó.
- Cái gì?
Lãm Khương muốn bật khỏi ghế ngồi, rồi anh cười gằn:
- Quản lý anh không dễ đâu nha.
- Không dễ, em cũng quản lý.
Hớp một ngụm cà phê đen sóng sánh, Lãm Khương ngả ra ghế ngồi, mắt nhìn Kiều Hân châm chọc:
- Em đừng nên đòi quản lý người khác. Không tốt đâu!
Kiều Hân chậm rãi từng tiếng:
- Em chỉ quản lý anh thôi.
- Càng không nên! Anh như cánh chim bay khắp nơi.
Kiều Hân lắc lắc mái tóc vàng:
- Bởi vậy em mới quản lý chặt để chim không bay.
Lãm Khương cười khẩy:
- Em không quản lý dược anh đâu.
Kiều Hân cong cớn đôi môi nói với giọng thách thức:
- Anh làm sao thoát khỏi được tay em.
- Anh là chim anh cứ bay.
- Em sẽ nhốt chim lại.
Không dễ đâu.
Mắt Kiều Hân chiếu cho Lãm Khương một tia nhìn sắc bén.
- Có nghĩa là anh rất thích bay đi chứ không chịu ở đây hả?
Lãm Khương cười:
- Anh đi vì công việc.
Kiều Hân cáu kỉnh:
- Công việc gì cũng vứt. Anh không được bay sang Việt Nam.
Lãm Khương lắc đầu:
- Em không phán lệnh được cho anh đâu.
Kiều Hân nằn nì:
- Anh hãy ở lại đây với em, đừng đi Việt Nam.
- Anh đã quyết định đi rồi, em đừng ngăn cản.
Linda Kiều Hân quắc mắt nhìn Lãm Khương:
- Anh thật là quá đáng, tại sao cứ nằng nặc đòi đi? Em không tin là anh đi vì công việc.
Lãm Khương khẽ hỏi:
- Không vì công việc thì vì cái gì?
- Vì cái gì thì anh biết. Nhưng anh không giấu được em đâu.
- Anh chẳng có gì phải giấu.
Kiều Hân lại bắt đầu hỏi như truy Lãm Khương:
- Anh ở Huế mấy tháng mới vừa về sao lại đòi đi nữa?
Lãm Khương trả lời qua loa:
- Lần này anh đi là việc khác.
- Chẳng có việc gì cả. Anh đừng hòng lừa em.
- Em suy nghĩ lung tung chi cho mệt vậy?
Linda Kiều Hân không hiểu sao Lãm Khương cứ đòi bay sang Việt Nam. Cô nghi ngờ anh quá đỗi. Phải có lý do gì, chứ công việc chỉ là cái cớ.
Kiều Hân không tin Lãm Khương gắn bó với công việc ở Việt Nam đến thế, đặc biệt là Huế.
Kiều Hân vênh cằm lên:
- Em không suy nghĩ lung tung đâu mà nói đúng đấy. Anh hãy khai báo với em, bằng không thì đừng trách em.
Đôi mày rậm của Lãm Khương thoáng cau lại. Anh thật sự khó chịu trước thái độ kiêu kỳ của Kiều Hân. Cô cho mình có quyền bắt chẹt anh và buộc anh phải phục tùng cô.
Lãm Khương cảm thấy ngày càng xa cách Kiều Hân. Anh không thể thích hợp với cô gái lai này. Kiều Hân luôn đỏng đảnh và sống rất phóng túng theo phong cách phụ nữ Tây phương.
Bất chợt Kiều Hân buông câu hỏi thẳng thừng:
- Lúc nào anh cũng bảo vì công việc, chẳng lẽ anh mê công việc hơn em ư?
Lãm Khương nín thinh. Cuộc đối thoại với Kiều Hân khiến anh thêm mệt mỏi và nhàm chán.
Kiều Hân đùng đùng nổi giận hăm he:
- Em không để anh mê công việc mà lạnh nhạt với em đâu. Anh đừng tưởng chỉ có mình anh nha, em có cả khối đấy!
Lãm Khương bực dọc:
- Anh biết rồi, em khỏi giởi thiệu.
Đắc ý vì làm cho Lãm Khương nổi giận, Kiều Hân cười rúc rích:
- Em phải giới thiệu cho anh biết để anh tưởng chỉ mình anh.
- Anh không tưởng gì cả.
Trước thái độ thản nhiên của Lãm Khương, Kiều Hân ấm ức vô cùng. Lẽ ra, anh phải quýnh quáng lên vì sợ mất Kiều Hân thế mà anh dửng dưng.
Đôi mày tỉa khéo léo của Kiều Hân nhướng cao. Giọng cô đầy âm sắc kiêu hãnh:
- Anh mà hững hờ em thì khối kẻ nhào vô toàn là tổng giám đốc, thương gia không hà.
Lãm Khương đáp tỉnh rụi:
- Nếu em thích cứ bảo họ nhào vô.
Kiều Hân vẫn một giọng khiêu khích:
- Anh không giữ, để họ nhào vô thì đừng có tiếc!
Chẳng biết Lãm Khương có tiếc hay không? Anh đang tự hỏi lòng mình.
Người mẫu thời trang Linda Kiều Hân cao sang danh vọng cũng đầy tham vọng. Lãm Khương khó đáp ứng được nhu cầu của cô.
Lãm Khương bật hỏi:
- Em nghĩ là anh phải tiếc à?
Kiều Hân cong môi lên:
- Chứ sao! Anh sẽ tiếc một đời đấy.
- Anh nghĩ là không tiếc gì cả.
- Đừng chủ quan? Bộ anh tướng anh là tiến sĩ âm nhạc ngon lắm hả? Khối người còn hơn anh nhiều.
Lãm Khương lừng hừng đáp:
- Anh chẳng hơn thua với ai bao giờ.
Kiều Hân giậm chân tức tối:
- Em nói thế mà anh không chịu hiểu gì cả. Em không muốn anh bay sang Việt Nam, anh nghe rõ chưa?
Lãm Khương buông câu chắc gọn:
- Vấn đề là không phải em muốn hay không mà anh đã quyết định đi rồi.
Kiều Hân giận ứ hơi cứ muốn gào lên:
- Anh không được đi!
- Em không thể ra lệnh cho anh được đâu!
- Nếu anh đi thì chúng ta cắt đứt.
Tưởng giở chiêu hăm dọa làm chơ Lãm Khương nao lòng chùn bước, nhưng anh đứng bật dậy:
- Chúng ta về thôi, đừng bàn chuyện này nữa!
Kiều Hân thấy máu nóng bốc lên đỉnh đầu:
- Không bàn chuyện này thì bàn chuyện gì? Anh nhất quyết đi là có động cơ thúc đẩy đấy.
Kiều Hần không nỏi thẳng ra, nhưng cô biết chắc là Lãm Khương có cô gái nào rồi.
Đứng phắt dậy, Kiều Hân gắt gỏng:
- Anh mà lãng nhăng với cô gái nào thì không yên với em đâu.
Lãm Khương lắc đầu không nói gì. Hai người ra về với hai tâm trạng khác nhau.
Mặc dù Kiều Hân nói thế nào, Lãm Khương vẫn cương guyết bay sang Việt Nam để công tác vì anh đã tình nguyện.
Đi làm về, Hạnh Chi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Lãm Khương đang ngồi trò chuyện cùng bà Hạnh Phương và Khải Danh.
- Ơ...
Lãm Khương nở nụ cười thật tươi khi thấy Hạnh Chi tròn mắt ngạc nhiên:
- Gì mà lạ lùng dữ nhỉ? Không tin anh trở lại Huế sao, Hạnh Chi?
Hạnh Chi ngập ngừng:
- Em không nghĩ là anh trở lại Huế sớm thế.
Lãm Khương nhắc lại lời hôm nào:
- Anh chỉ nói lời tạm biệt Huế chứ không vĩnh biệt mà!
Con tim bé nhỏ tội nghiệp của Hạnh Chi thoáng reo vui, nhưng cô vẫn giữ vẻ bình thản.
Khải Danh lên tiếng:
- Anh Lãm Khương tình nguyện về đây công tác đó chị. Rứa là cố đô mình thu hút anh nớ.
Hạnh Chi cười hỏi:
Rứa cố đô Huế có điều chi thu hút anh vậy?
Mắt Lãm Khương lấp lánh nét cười:
- Cố đô có nhiều thứ thu hút anh, như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, Núi Ngự sông Hương đặc biệt là... người cố đô.
Hạnh Chi nói vu vơ:
- Người cố đô có chi mô mà thu hút anh?
Giọng Lãm Khương đầy âm sắc vui tươi:
- Có chứ?
"Ai sinh giọng nói dễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Để cho ta khát một đời bỏng môi...".
Lãm Khương thích thú ngâm nga rồi lý giải:
- Anh còn nặng nợ với Huế nên trở lại đây công tác tiếp?
Khải Danh thông báo vởi Hạnh Chi:
- Chị ơi? Anh Lãm Khương định trọ ở nhà mình nữa đó.
Hạnh Chi trả lời:
- Ở mô được. Ngôi nhà cổ đã hư hại trầm trọng chưa sửa được.
Lãm Khương lên tiếng:
- Anh thích ở ngôi nhà cổ rêu phong này. Nơi đây thanh vắng đễ làm việc.
- Bây chừ thì không thể ở được.
- Thật là tiếc nhỉ!
Hạnh Chi giải thích thêm:
- Sau khi anh đi rồi, mưa bão xảy ra làm ngôi nhà bị cuốn nóc xiêu vẹo, cả gia đình em phải ở tạm căn nhà mới cất bên đây. Nhà hư nặng, mạ em buồn lắm.
Bà Hạnh Phương lên tiếng ngay:
- Ngôi nhà của dòng họ hoàng tộc để lại mạ con tôi không gìn giữ được khổ tâm lắm.
Lãm Khương cất giọng ôn hòa an ủi bà Hạnh Phương:
- Bác đừng quá lo, từ từ Hạnh Chi và Khải Danh sẽ sửa sang lại. Bác hãy lo giữ gìn sức khỏe.
Hạnh Chi gật đầu:
- Em cũng nói với mạ như thế.
Bà Hạnh Phương xót xa:
- Mạ bệnh, con vất vả trăm chiều còn lo được nhà cửa chi mô.
Lãm Khương góp lời:
- Lo sức khỏe cho bác trước tiên, bác ạ.
Hạnh Chi nhìn Lãm Khương.
- Lần này anh đến khách sạn ở hỉ.?
Anh tìm chỗ trọ ở lâu dài.
Khải Danh lên tiếng:
- Em sẽ tìm chỗ trọ cho anh Lãm Khương.
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Phải đó, Khải Danh! Em tìm chỗ mô thanh vắng có ngôi nhà cổ cho anh Lãm Khương ở trọ.
Lãm Khương đưa tay chỉ ngôi nhà cũ kỹ của gia đình Hạnh Chi.
- Anh thích ở ngôi nhà cổ này hơn.
Khải Danh kêu lên:
- Nhà em sắp sập rồi anh ơi!
Nghe qua Khải Danh kể chuyện, Lãm Khương đã hiểu được phần nào sự túng quẩn của gia đình Hạnh Chi. Một dòng họ hoàng tộc danh giá bị sa sút cũng thật nghiệt ngã.
Nhà sập, mẹ đau. Một mình Hạnh Chi phải vất vả ngược xuôi chạy vạy. Cô Tôn Nữ phải làm đủ thứ nghề để sinh sống. Lãm Khương thầm phục khả năng chịu đựng của Hạnh Chi.
Buổi tối, Lãm Khương và Hạnh Chi cùng đi dạo trên bờ sông Hương.
Trong lòng Lãm Khương vần vang lên câu hát:
"Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huê rất sâu.".
Đêm về, ánh đèn sáng choang. Sông Hương loang loáng tím. Nghe trong không gian thoang thoảng hương thơm, có phải hương từ đòng sông phía trước?
Hạnh Chi khe khẽ hỏi:
- Anh có chỗ ở ổn định rồi chứ?
- Ổn rổi, nhờ Khải Danh tìm giúp cho anh.
Lãm Khương trấ lời rồi ôn tồn báo:
- Về Pháp, anh rất nhớ cơm hến và chè cung đình của em.
Hạnh Chi thật lòng bảo:
- Hôm mô anh đến, em nấu cơm hến mời anh hỉ.
- Nghe Khải Danh bảo em bận rộn làm, lại mở quán cơm hến nữa à?
- Phái làm đủ thứ để xoay xở anh ạ!
- Em còn châm nón bài thơ nữa không?
- Làm vất vả mà thu nhập chẳng bao nhiêu, em nghỉ rồi. Bây chừ làm tiếp viên karaoké cho nhà hàng Mây Hồng của Lam Mỹ và Khang Vỹ.
Lãm Khương ngạc nhiên:
- Thế à! Bọn họ kinh doanh nhà hàng ư? Khang Vỹ có còn nghiển cứu?
- Em cũng không biết nữa?
Hạnh Chi đáp khẽ và kể mọi chuyện cho Lãm Khương nghe và kết luận:
- Em không còn con đường nào khác, bất đấc dĩ phải làm tiếp viên karaoké, công việc mà em chẳng muốn, cái nghề mà mọi người khinh khi.
Lãm Khương nhìn Hạnh Chi an ủi:
- Làm tiếp viên karaơké có gì sai trái đâu em. Miễn mình lao động chân chính và luôn giữ gìn nhân cách.
- Em biết mọi người khinh thường em.
- Chỉ vì em là một Tôn Nữ cành vàng lá ngọc mà bây giờ phải bươn chải để nuôi gia đình phải không?
Hạnh Chi nhẹ giọng tâm sự:
- Lúc đầu em cũng mặc cảm lam chứ một Tôn Nữ danh giá. Nhưng rồi em cũng quen. Làm gì em cũng cố giữ nề nếp của dòng họ hoàng tộc. Nhỏ Hạnh Thơ cứ bảo em sĩ diện.
Lãm Khương cất tiếng hỏi:
- À? Hạnh Thơ thế nào rồi?
- Hạnh Thơ đang học y tế để trở thành y sĩ.
- Thế là ổn rồi.
- Con bé chịu học, em cũng rất mừng.
Hạnh Chi hỏi lại Lãm Khương:
- Lần ni, anh về Huế nghiên cứu chi?
Lãm Khương đáp một cách sôi nổi:
- Anh nghiên cứu Huế và những nét văn hóa của Huế. Nhiều thứ lắm, anh còn nặng nợ với Huế mà.
Hạnh Chi tiếc rẻ rất trẻ con:
- Em chẳng được nghiên cứu như anh.
Lãm Khương bật cười:
- Em đã đóng góp rất nhiều trong dàn nhạc lễ của cung đình Huế rồi còn gì.
- Em chỉ là hậu sinh chẳng biết gì?
- Chắng biết gì mà tiếng đàn tranh rất ngọt.
Hạnh Chi hồn nhiên đáp:
- Học thì sẽ biết.
- Nhưng anh chưa biết. Hôm nào em dạy anh đàn nghe!
Hạnh Chi lắc đầu nguầy nguậy:
- Thôi đi, ông tiến sĩ ơi, chế nhạo em chi! Không dám dạy anh mô!
Lãm Khương năn nỉ:
- Dạy anh đi, anh không biết đàn thật mà.
- Ông tiến sĩ âm nhạc mà không biết đàn tranh à? Không tin mô!
- Anh chỉ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cũng phải biết thể hiện chứ anh.
Nheo một bên mắt, Lãm Khương cười hỏi Hạnh Chi:
- Anh không biết thể hiện rứa là anh dở tệ phải không?
Hạnh Chi lắc nhẹ:
- Không dám nói ông tiến sĩ dở tệ mô!
- Anh dở thật mà?
- Anh tài giỏi mới làm tiến sĩ.
- Tại mấy công trình nghiên cứu của anh có chất lượng nên được phong.
- Được phong làm tiến sĩ hỉ?
- Anh thích đi dạy hơn làm tiến sĩ.
Hạnh Chì ngạc nhiên:
- Đi dạy ự. - Anh sẽ dạy về âm nhạc.
- Rứa là anh sẽ dạy ở các trường nghệ thuật sân khấu.
Lãm Khương gật đầu:
- Anh về đây công tác và sẽ có kế hoạch cho những ngày sắp tới. Rứa là cố đô Huế đón nhận anh.
Lãm Khương khẽ đùa giọng:
- Rứa em có đón nhận anh không?
Hạnh Chi gật đầu một cách vui vẻ.
- Tất nhiên, người xứ Huế sẽ đón nhận anh.
- Anh xin làm thành viên cho xứ Huế mộng mơ.
- Anh đang ở xứ Huế đây nì.
Bất Chợt, Lãm Khương cất tiếng hỏi:
- Em vẫn còn ở trong dàn nhạc lễ của cung đình Huế chứ Hạnh Chi.
- Vẫn còn! Sao anh hỏi thế rứa?
- Anh sẽ xin vào đàn nhạc lễ của cung đình. Em xin giúp anh nhé.
Hạnh Chi lắc đầu:
- Anh là tiến sĩ không ai đám nhận mô.
- Anh thích, anh sẽ xin.
- Lúc nãy bảo sẽ dạy nhạc, chừ đòi vào dàn nhạc lễ?
- Vì trong dàn nhạc lễ có em đó Hạnh Chi.
- Có em thì răng?
Lãm Khương nhìn Hạnh Chi nở nụ cười đầy ẩn ý:
- Có em thì Huế đẹp hơn.
- Rứa mà cũng nói!
Lãm Khương thích đối đáp để nghe mãi giọng nói dễ thướng của Hạnh Chi.
Hạnh Chi nói chuyện rất hay mà đàn hát cũng lất hay.
- Em làm tiếp viên karaoké ở Mây Hồng có ổn không?
Bỗng dưng Lãm. Khương lại hỏi đến công việc của Hạnh Chi. Lúc đầu cô rất ghét nhưng làm đã quen nên cũng thản nhiên:
- Cũng ổn.
- Có hát không?
- Khi nào khách có yêu cầu thì em mới hát. Hầu hết là những bài về Huế.
- Anh lất thích nghe em hát về Huế.
Hạnh Chi cười rúc rích:
- Khi mô anh vào dàn nhạc lễ, em sẽ hát.
Lãm Khương ngọt giọng nần nì:
- Em hát bây chừ cho anh nghe.
Nghiêng đầu nhìn Lãm Khương, Hạnh Chi khẽ đùa:
- Anh ni lạ hỉ! Không vào nhà hàng karaoké mà yêu cầu tiếp viên hát.
- Anh chỉ nghe hát đúng nơi.
- Nơi mô?
- Bên dòng Hương Giang này.
Hạnh Chi đưa mắt nhìn dòng sông đêm lung linh. Nước trôi phẳng lặng.
Những chiếc thuyền bềnh bồng. Tiếng hát trong thuyền vang xa, trong trẻo. Hào hứng Hạnh Chi cũng cất tiếng hát ngọt ngào bay bổng bài Huế Thương.
"Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ.
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
Tôi nhớ khúc ca.
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế.
Nam Ai, Nam Bình mà sao thương thế.
Lắng trong vui buồn mộng mơ.
Em hát nghe thân thương ư, Huế ơi...".
Hòa trong tiếng ca của Hạnh Chi, Lãm Khương cất giọng thiết tha:
"Em nghiêng vành nón bài thơ.
Vầng trăng xứ Huế bất ngờ mọc lên.
Sáng soi đôi lúm đồng tiền.
Hắt nghiêng bóng mãi vào triền thơ tôi".
Ánh mắt Hạnh Chi tròn xoe nhìn Lãm Khương.
- Anh biết bài ni?
Môi Làm Khương nở nụ cười đầy vẻ tự hào:
- Anh yêu Huế và anh bắt đầu sưu tầm những bài về Huế để hát.
Hạnh Chi khẽ đùa:
- Liệu anh có định trở thành nhà Huế học không?
- Không dám mô! Lấn sân của các cụ!
Cả hai cùng cười vang.
Đêm đêm bừ sông Hương tuyệt đẹp.
Dòng sông hiền hòa chảy Và Huế cững rất hiền từ như dòng sông.
Lãm Khương đã trở lại Huế.
Hạnh Chi không bao giờ nghĩ là anh trở lại Huế công tác.
Niềm vui bất ngờ òa vỡ trong tim Hạnh Chi. Tưởng anh ở Paris xa vời vợi.
Chừ thì anh đang hiện diện ở xứ Huế mộng mơ.
Trông anh toát lên vẻ điềm đạm, thanh lịch, Hạnh Chi thấy anh thật gần gũi biết bao. Tưởng chừng anh là người thân xa cách đã lâu nay gặp lại.
Hai người nói chuyện mãi tới tận khuya mới trở về nhà...
Hồng Kim
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ai biết cho em 2XXXX

Ai biết cho em 2 Tập 2 Tối nay, theo yêu cầu của Khánh Chi, Kỳ Văn đưa cô tới một quán kem. Chỉ mới sáu giờ mà trong quán đã chật ních n...