Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

Một thời Tôn Nữ 2

Một thời Tôn Nữ 2

Chương 6
Lãm Khương đến nhà hàng karaoké Mây Hồng gặp Khang Vỹ và Lam Mỹ.
Lam Mỹ niềm nở khi thấy anh:
- Ồ! Anh Lãm Khương mới sang hỉ?
Rồi cô gọi nhân viên pha cà phê mạng ra ân cần mời Lãm Khương:
- Mời anh dùng!
Lãm Khương bưng tách cà phê đặc sánh hớp một ngụm tươi cười đáp:
- Tôi mới sang, lần này công tác lâu dài.
- Chắc anh gặp Hạnh Chi rồi nên biết tụi này ở đây.
Lãm Khương pha trò:
- Tôi đến xem Lam Mỹ trở thành bà chủ nhà hàng rồi thế nào?
Lam Mỹ lém lỉnh:
- Anh tưởng Lam Mỹ đanh đá như hôm nọ mãi chứ gì'?
- Hôm nọ Lam Mỹ dữ dễ sợ luôn.
Lam Mỹ tươi cười giải thích:
- Bênh vực bạn phải dữ chứ sao anh.
Khang Vỹ bắt tay Lãm Khương lắc lắc:
- Sao, lưu luyến Huế quá đỗi rồi sang công tác dài hạn phải không?
- Chãng biết có giống mày không?
- Sao giống được ông?
- Tao định lập nghiệp ở Huế luôn không được sao?
- Trừ khi ông đem Linda Kiều Hân sang. Mà chắc gì cô ta chịu sang Việt Nam.
Lãm Khương phân trần:
- Việc tao sang Việt Nam có đính dáng gì đến Kiều Hân.
Khang Vỹ vặn vẹo:
- Không à? Kiều Hân dính dáng tới ông mà.
Lãm Khương thờ ơ đáp:
- Không biết có phải thế không?
- Tao đang thắc mắc không lẽ Kiều Hân đồng ý cho mày sang Huế công tác dài hạn.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Quyền tự do của tao, cớ gì mà cô ấy đồng ý hay không.
Nghe hai người đàn ông nói chuyện, Lam Mỹ chẳng hiểu gì cả. Cô cất tiếng hỏi:
- Hai anh nói gì lạ rứa, em không hiểu!
Khang Vỹ nheo mắt với Lam Mỹ:
- Chuyện của đàn ông, em không cần hiểu.
Lam Mỹ xí nhẹ:
- Bộ bí mật lắm hỉ?
- Ừ Bí mật!
Khang Vỹ trả lời lồi bảo Lam Mỹ:
- Em xem, làm vài món Huế đãi Lãm Khương nhé!
- Cơm hến, bánh khoai, bún bò Huế...anh Lãm Khương đã dùng rồi.Hạnh Chi nấu tuyệt ngon, em nấu mô bằng Hạnh Chi.
Khang Vỹ cười pha giọng Huế:
- Rứa là em thừa nhận em nấu ăn dở tệ hơn Hạnh Chi.
Lam Mỹ gật nhẹ:
- Công nhận!
Khang Vỹ phê phán:
- Con gái Huế mà dở tệ gia chính ư?
Còn Lãm Khương thì hỏi:
- Dở tệ, sao Lam Mỹ làm bà chủ nhà hàng.
Lam Mỹ cười đáp khẽ:
- Nhả hàng chỉ phục vụ karaoké.
Lãm Khương nhìn Khàng Vỹ hỏi:
- Nhảy sang kinh doanh nhả hàng khách sạn ông thấy thế nào?
Khang Vỹ cao giọng đáp:
- Hoạt động tốt! Thu nhập cao và nhanh.
- Còn lĩnh vực âm nhạc?
- Chán phào! Tao bỏ luôn rồi.
Lam Mỹ bổ sung thêm:
- Anh Khang Vỹ không có niềm đam mê âm nhạc như anh.
Khang Vỹ cau mày:

- Đam mê âm nhạc để chết đói à? Suốt ngày nghiên cứu chẳng có lợi gì cả.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Sạo mày lại nói thế?
Khang Vỹ hùng hồn lý luận:
- Tao thấy rồi, ở bất cứ nơi đâu phải lo làm giàu thì cuộc sống mới tốt hơn được.
- Đó là cách nghĩ của mày.
- Mày không nghĩ thế à? Bởi vì mày quá giàu có. Tài sản của ba mày để lại mày xài hết đời.
- Tao muốn nói đến công việc.
Khang Vỹ tỏ vẽ khó chịu:
- Mày đã là tiến sĩ, tốt đẹp quá rồi. Còn tao chẳng có gì. Thôi, hãy để tao kinh doanh.
Lãm Khương buông lửng:
- Tao có phản đối mày đâu. Hạnh Chi cũng làm ở đây?
Khang Vỹ tự hào kể công:
- Tao đã kéo Hạnh Chi về đây làm tiếp viên karaoké để có thu nhập. Chứ công việc chằm nón, làm đèn lồng cung đình, bán gánh cơm hến của cô ấy suốt đời cũng không sống được.
Lãm Khương trầm giọng:
- Tội cho Hạnh Chi cứ mãi cơ cực.
Lam Mỹ buột miệng kêu lên:
- Mỗi người có phần số.
Lãm Khương chợt hỏi:
- Vậy số Lam Mỹ thế nào?
Khang Vỹ đáp thay:
- Lam Mỹ có số đỏ, tự dưng làm bà chủ nhà hàng.
Lãm Khương buông gọn:
- Thì nhờ mày.
Khang Vỹ liếc mắt tình tứ nhìn Lam Mỹ.
- Nhờ anh phải không em?
Lam Mỹ nghiêng đầu đáp trả:
- Thì nhờ anh.
Khang Vỹ đắc ý:
- Nhờ anh chỉ một bước em đã làm bà chủ ngồi thu tiền.
- Em cũng làm chứ có ngồi không mô.
Nghe Lam Mỹ và Khang Vỹ nói chuyện mà Lãm Khương ngao ngán và thấy tội cho Hạnh Chi.
Hai vợ chồng Lam Mỹ bỏ vốn kinh doanh. Họ chỉ làm chủ. Còn mọi công việc thì nhân viên làm hết.
Lãm Khương nghĩ đến Hạnh Chi vội cất tiếng hỏi:
- Giờ này Hạnh Chi có đi làm không?
Lam Mỹ đáp nhanh:
- Hạnh Chi làm từ chiều tối. Ban ngày nó bận rộn trong ban nhạc lễ đó anh.
Khang Vỹ bổ sung thêm:
- Hạnh Chi có giọng ca hay cũng là một lợi thế.
Lợi thế khi hát karaoké à?
Lãm Khương bật hỏi rồi nhận định:
- Giọng ca của Hạnh Chi lẽ ra phải được hát trên sân khấu, trên đài cho mọi người thưởng thức.
Khang Vỹ xúi:
- Mày lăng xê Hạnh Chi đi, rồi đưa lên đài.
Lam Mỹ lo xa:
- Hạnh Chi lên đài hát thì ai làm tiếp viên karaoké cho nhà hàng Mây Hồng đây.
Khang Vỹ Nhìn Lam Mỹ:
- Em khéo lo! Hạnh Chi vẫn phải làm cho Mây Hồng của mình chứ. Hợp đồng rồi.
Lãm Khương giễu cợt:
- Hợp đồng trả nợ đó hả?
Khang Vỹ đáp tỉnh bơ:
- Vay thì phải trả chứ sao? Bọn tao chẳng hẹp hòi gì với Hạnh Chi.
- Tao biết! Có lẽ nên tìm cho Hạnh Chi một việc làm thích hợp.
- Mày cứ tìm.
Lam Mỹ lên tiếng:
- Em thấy Hạnh Chi làm ở đây cũng rất thích hợp.
Lãm Khương nhăn trán:
- Làm tiếp viên karaoké mà thích hợp gì. Tài năng của Hạnh Chi phải ở các nơi sang trọng.
Khang Vỹ vặn vẹo:
- Bộ ở đây không sang trọng sao anh?
Lam Mỹ đưa ý kiến:
- Nếu muốn giúp đỡ anh hãy tìm thêm việc làm cho Khải Danh.
Lãm Khương gật nhẹ:
- Có! Tôi đã giới thiệu cho Khải Danh hướng dẫn nhiều tour du lịch của các thương gia Việt kiều vả khách nước ngoải để Khải Danh có thu hoạch cao.
Lam Mỹ tán thành:
- Thế thì tốt quá rồi.
- Tôi chỉ mong gia đình Hạnh Chi thoát khỏi khó khăn.
Khang Vỹ tặc lưỡi:
- Một dòng họ hoàng tộc bị sa sút cũng đáng buồn nhỉ?
Lam Mỹ nhận dịnh:
- Lẽ ra gia cảnh Hạnh Chi cũng không đến nỗi nào, nhưng tại gì dì Hạnh Phương cứ trở bệnh hoài.
Khang Vỹ tiếp lời Lam Mỹ:
- Em đã nói mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi số mạng mà!
- Số mạng của Hạnh Chi thế nào nhỉ? Cô Tôn Nữ gặp cảnh khó khăn mãi ư?
Lãm Khương đang tự hỏi:
- Hạnh Chi ở trong dàn nhạc lễ cung đình. Hơn ai hết, Lãm Khương mong muốn Hạnh Chi có một vị trí trong xã hội xứng đáng với tàì năng của cô. Hạnh Chi làm tiếp viên karaoké chỉ là tạm thời thôi.
Linda Kiều Hân nghi ngờ Lãm Khương có người con gái khác nên kiếm cớ bay sang Việt Nam chứ không đơn thuần đi công tác.
Kiều Hân càng tức tối hơn khi Lãm Khương tự nguyện bay sang Việt Nam chứ chẳng ai bắt buộc.
Sau khi Lãm Khương sang Việt Nam, Kiều Hân cũng âm thầm bay sang Huế.

Cô ung dung thuê khách sạn như một khách du lịch tham quan cố đô Huế và hằng ngày Linda Kiều Hân bắt đầu tìm tông tích Lãm Khương.
Thật ra, tìm Lãm Khương cũng dễ thôi. Lãm Khương công tác vể lĩnh vực.
âm nhạc nghệ thuật. Lúc trước, anh nghiên cứu Nhã nhạc cung đình nên có quan hệ chặt chẽ bên Sở Văn Hóa bên thành nội.
Kiều Hân muốn theo đõi Lãm Khương cô không muốn ra mặt. Kiều Hân phải biết tất cả mọi hành tung của Lãm Khương. Hằng ngày Lãm Khưởng đi đâu, gặp ai, làm gì, Kiều Hân cần phải biết.
Suy nghĩ mãi, Kiều Hân không biết làm cách nào để theo dõi Lãm Khương cho có hiệu quả.
Ngày nào Kiều Hân cũng đi chơi, đi ăn nhà hàng, đi phòng trà nghe nhạc để tìm kiếm bóng đáng Lãm Khương.
Mải bực dọc Lãm Khương, Kiều Hân chẳng thiết tha gì đến xứ Huế mộng mơ.
Cuối cùng, Kiều Hân mới chợt nhớ ra việc thuê thám tử tư theo dõi Lãm Khương. Ở Pháp, việc này là rất bình thường. Chẳng biết ở Việt Nam thám tử tư có phổ biến không?
Kiều Hân hỏi ngay một nhân viên phục vụ khách sạn:
- Anh có thể giới thiệu cho tôi một văn phòng thám tữ tư được không?
Kỳ - nhân viên khách sạn ngạc nhiên hỏi lại:
- Cô hỏi văn phòng thám tử tư làm gì?
Kiều Hân vui vẻ trả lời:
- Tôi có việc cần thuê thám tử tư.
Định trả lời không biết văn phòng thám tứ tư nhưng Kỳ nhìn Kiều Hân hỏi lại:
- Cô cần một người thôi chứ?
Kiều Hân gật đầu kiểu cách:
- Việc bí mật tất nhiên tôi chỉ cần một thám tử tư thôi.
Kỳ đưa mất quan sát Kiều Hân. Cô gái lai xinh đẹp, sang trọng. Kỳ biết cô có vấn đề gì cần giải quyết. Một thoáng suy nghĩ, Kỳ nói nhanh:
- Tôi sẽ giới thiệu cho cô một người.
Kiều Hân mừng rỡ:
- Ngay bây giờ chứ?
- Ngay bây giờ chưa được. Để tôi liên hệ xem sao.
- Anh cứ liên hệ chừng nào được giới thiệu cho tôi gãp thám tử nhé?
Kỳ gật đầu liên tục:
- Được! Chắc chắn được mà. Chừng nào xong việc, tôi sẽ đưa thám tử đến gặp cô.
- Nhanh nghe anh, công việc của tôi gấp lắm!
Kỳ vui vẻ hứa hẹn:
- Cô yên tâm! Thám tử sẽ đến gặp cô ở đây.
Kiều Hân đưa số điện thoại và số phòng cho Kỳ.
- Anh nhớ gọi cho tôi nhé!
- Vâng, tôi sẽ gọi. Giúp được cho cô là tôi rất vui.
Chắng biết Kỳ có giới thiệu một thám tử tư cho Kiều Hân được không mà anh hứa hẹn rất chắc chắn.
Kiều Hân cũng khấp khởi mừng thầm.
Có thám tử tư theo dõi thì Kiều Hân sẽ biết ngay chân tướng của Lãm Khương, anh đến cố đô Huế vì lý do gì. Rồi anh sẽ biết tay Kiều Hân.
Hôm sau, Kỳ đưa tên thám từ đến gặp Kiều Hân.
Tên thám tử mà Kiều Hân tiếp xúc là một gã thanh niên còn khá trẻ chưa đầy hai mươi tuổi, mặt non choẹt. Kiều Hân hơi thất vọng:
"Trẻ thế kia mà làm thám tử ư?".
Điều làm Kiều Hân không mấy hài lòng là tên thám tử có vóc dáng nhỏ bé loắt choắt, nước da tai tái, cặp mắt thì giảo hoạt.
Tên thám tử nhìn Kiều Hân chầm chằm rồi hắng giọng giới thiệu:
- Tôi là thám tử tư tên Út Lé, xin hỏi chị cần gì?
Đúng là lé, ánh mất của Út Lé khiến Kiều Hân khó chịu thật sự. Nhưng cô phớt lờ tất cả để xem tên thám tử này làm ăn thế nào.
Kiều Hân cũng mỉm cười giới thiệu về mình:
- Tôi là Linda Kiều Hân - người Pháp lai Việt. Tôi hiện ở Pháp là người mẫu thời trang.
Tên Út Lé nghiêng đầu kiểu cách:
- Tôi có thể giúp gì cho chị hả chị Kiều Hân?
- Tôi cần...
Kiều Hân không biết phải gọi Út Lé bằng gì đây Chắc chắn là Út Lé nhỏ tuổi hơn cô nhiều.
Kiều Hân mang hai dòng máu Pháp Việt.
Ở bên Pháp, gia đình cô sống gần với cộng đồng người Việt, lại kết thân với gia đình Lãm Khương nên Kiều Hân khá rành tiếng Việt Nhất là về cách xưng hô, cô cũng rất am hiểu.
Thấy Kiều Hân ngập ngừng, Út Lé mỉm cười cố ra vẻ tự nhiên:
- Chị đừng ngại, có gì cứ nói, tôi sẽ giúp chị!
Trước sự cởi mở của thám tử Út Lé, Kiều Hân cũng tự nhiên:
- Tôi muốn nhờ thám tử một việc...
Có lẽ không quen nghe gọi lả thám tử, Út Lé xua xua tay:
- Chị,cứ gọi tôi là Út Lé!
- Út Lé!
Kiều Hân buột miệng gọi tên rồi buông câu nhận xét:
- Trông chú Út Lé còn khá trẻ.
Út Lé thích thú:
- Tôi chưa đầy hai mươi.
Kiều Hân khen ngợi:
- Chưa đầy hai mươi mà đã là thám tử rồi. Tuổi trẻ tài cao.
Mắt Út Lé ánh lên tia sáng ranh mãnh khác thường. Được lời như cởi tấm lòng, được Kiều Hân khen là dấu hiệu tốt đẹp, Út Lé đắc ý mừng thầm. Út Lé sẽ bám vào Kiều Hân để khai thác.
Kiều Hân là một cô gái lai Pháp sang trọng chắc chắn giàu có. Nghe Kỳ bảo cô ta cần thuê thám tử tư có việc là Út Lé nhận lời ngay. Làm gì để kiếm tiền là Út Lé không từ nan.
Chưa biết Kiều Hân giao làm việc gì nhưng Út Lé vẫn thích thú và tin mình có khả năng làm được. Tham gia làm thám tử cho cô gái lai Pháp chắc chắn phải có thù lao cao rồi.
Trước lời khen ngợi của Kiều Hân, Út Lé lộ vẻ tự hào sung sướng và Út Lé vội khoe:
- Tôi làm thám tử cũng dược mọi người tín nhiệm.
Kiều Hân tươi cười:
- Tốt quá! Chú Út Lé có kinh nghiệm làm thám tử rồi phải không?
- Cứ giao việc răng mà rào đón chi nữa?
Út Lé bồn chồn bảo:
- Chị hãy cho biết chị cần làm việc gì?
Thấy vẻ nôn nao bồn chồn của Út Lé, Kiều Hân vội nói nhanh:
- Tôi cần nhờ nhờ chú theo dõi tìm hiểu một người.
Chẳng hiểu việc thế nào nhưng Út Lé đã ba hoa:
- Việc đó chẳng có gì khó khăn.
- Đúng không khó khăn gì cả.
Chợt thấy mình nói hố, Út Lé vội trở giọng:
- Không khó nhưng việc theo dõi mất thời gian và công sức nhiều lắm.
Gật đầu, Kiều Hân đồng tình:
- Tôi biết điều đó.
Út Lé thúc giục:
- Chị nói cụ thể hơn đi!

Từ tốn lấy tấm ảnh của Lãm Khương ra đưa chơ Út Lé xem, Kiều Hân cao giọng giới thiệu:
- Đây là vị hôn phu của tôi, ở Paris. Anh ấy đã sang Huế nghiên cứu âm nhạc, hiện giờ thì anh ấy công tác dài hạn ở đây.
Út Lé ngạc nhiên:
- Chị theo dõi vị hôn phu của chị à?
Kiều Hân tức tối kể:
- Anh ấy làm cho tôi đau đầu quá! Vừa mới ở Huế nghiên cứu âm nhạc, giờ lại tình nguyện sang công tác đài hạn.
Út Lé vờ hảo:
- Anh ta công tác ở đây thì tốt chứ sao. Chị sang đây luôn.
Kiều Hân lắc đầu:
- Tôi không nghĩ như vậy. Nếu thật sự anh ta sang công tác thì tốt nhưng...
Đầy vẻ khôn ngoan, Út Lé chặn ngang hỏi:
- chị nghi ngờ anh ta à?
Cầm tấm ảnh Lãm Khương lên ngắm nghía, Út Lé chặc lưỡi xuýt xoa:
- Anh ta đẹp trai quá! Thảo nào...
Kiều Hân hỏi khẽ:
- Chú cô thấy anh ấy bao giờ chưa?
Khéo léo tự tin, Út Lé cao ngạo đáp:
- Chưa! Nhưng vì công việc của chị tôi phải biết.
Kiều Hân giao việc:
- Chú thông minh đấy! Với vai trò thám tử chú hãy bí mật theo dõi mọi hành tung của anh ta và báo cáo lại tôi.
Út Lé nhếch môi, đôi môi tái nhợt chẳng sinh khí.
- Dễ thôi!
Kiều Hân nói thêm:
- Chú theo dõi thật kỹ xem hằng ngày anh ta đã đến đâu, làm gì, tiếp xúc với ai. Ghi nhận những nơi anh ta lui tới nhiều nhất và quan hệ với ai nhiều nhất, cụ thể là phụ nữ.
Út Lé đáp cụt ngủn:
- Được Kiều Hân dặn dò:
- Chú phải nhớ làm việc âm thầm tìm hiểu và bí mật theo dõi. Nếu để lộ bí mật thì chú chịu trách nhiệm đấy.
Út Lé gật gù:
- Tôi biết mà bà chị.
Kiều Hân buông giọng nhắc nhở:
- Chú nên nhớ là làm thám tử tư rất quan trọng và bảo đảm bí mật tuyệt đối.
Út Lé hỏi lại:
- Chị cho biết hiện giờ anh ta trực tiếp làm việc ớ đâu để tôi tiện theo dõi.
Kiều Hân hắng giọng:
- Chú hãy nhìn kỹ ảnh anh Lãm Khương nhé. Lúc trước anh ta nghiên cứu Nhã nhạc cung đình. Bây giờ sang đây cũng đính líu đến vấn đề đó thôi. Nhưng nơi anh ta đến phảỉ có liên quan đến âm nhạc nghệ thuật. Nếu không mà là những vấn đề khác thì cần theo dõi bám sát kỹ cho tôi.
Út Lé tò mò hỏi:
- Chị nghi ngờ anh ấy điều gì chăng?
Kiều Hân đáp cho qua:
- Đàn ông mà, họ luôn có điều bí mật. Tôi muốn hiểu rất rõ về người chồng sắp cưới của mình.
Út Lé nhếch môi cười hứa hẹn:
- Tôi sẽ theo dõi để tìm hiểu kỹ cho chị.
Kiều Hân căn dặn tiếp:
- Chú nhớ là bám sát anh ấy cho thật kỹ không rời bất cứ lúc nào.
Út Lé phì cười:
- Bám sát cả lúc anh ta đang ngủ sao chị.
- Chú phải biết anh ấy ngủ ở đâu và làm gì? Có ngủ với ai không?
- Trời đất!
Út Lé kêu lên. Kiều Hân nhếch môi hỏi vặn:
- Sao, chú thấy làm không được à?
Út Lé đính chính:
- Không phải thế! Tôi muốn nói anh ấy là chồng sắp cưới của chị, chẳng lẽ lại ngủ với ai sao?
Kiều Hân hạ giọng:
- Là tôi lo xa vậy thôi. Chú là thám tử phải theo dõi tất, nắm mọi thông tin về anh ấy cho tôi.

- Việc này đòi hỏi phải bỏ nhiều thời gian và công sức đó nghe chị.
Hiểu ý Út Lé, Kiều Hân gật đầu:
- Tôi biết.
Út Lé nói thêm:
- Tôi cần người trợ giúp.
- Chú phải bảo đảm hoàn toàn bí mật.
Ra vẻ hiểu biết rành rẽ, Út Lé ngạo nghễ đáp:
- Bảo đảm uy tín, thám tử mới có uy tín làm ăn với khách hàng chứ.
Kiều Hân gật nhẹ:
- Tôi tin tưởng vào chú.
- Tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của chị, làm vừa lòng chị.
Dường như là hai người đã thỏa thuận một bản hợp đồng làm ăn đầy lý thú.
Út Lé xòe tay một cách điệu nghệ - Chị tạm ứng đi.
- Tạm ứng hả?
Sợ cô gái lai Pháp không hiểu, Út Lé giải thích:
- Là chị chi trước một ít, gọi là đặt cọc...đó mà.
Kiều Hân tán thành:
- Cũng được. Chừng nào xong việc, tôi sẽ trả thù lao cho chú hậu hĩnh.
Út Lé nhắc lại:
- Chị nhớ công sức của tôi bỏ ra nhiều lắm, và công việc của thám tử thì cực khổ vất vả và cũng nguy hiểm lắm:
- Tôi biết! Chi trước đây này!
Vừa nói, Kiều Hân vừa mở ví lấy một xấp tiền đưa cho Út Lé.
Mắt Út Lé sáng hẳn lên mắt thì ngó láo trên, tay thì chụp xấp tiền Kiều Hân vừa đưa.
- Tôi sẽ bắt tay vào việc.
- Chú nhớ là không để lộ đấy nhé.
- Làm gì lộ được. Chị cứ yên tâm.
Kiều Hân dặn dò:
- Chú nhớ là liên lạc với tôi mỗi ngày, gọi điện hoặc gặp tôi tại đây.
- OK!
Nói xong, Út Lé hí hửng cầm tiền vọt nhanh, không một lời chào Kiều Hân.
Kiều Hân nhìn theo lắc đầu. Chẳng biết anh chàng lật đật này chạy đi đâu mà gấp thế?
Tôi có thông tin cung cấp cho chị đây!
Con mắt lé của Út Lé nhìn Kiều Hân ánh lên vẻ đắc ý trước kỳ công,đã đạt và Út Lé hân hoan chờ câu hỏi của Kiều Hân.
Kiều Hân thúc giục:
- Thông tin gì, chú nói nhanh đi!
Út Lé trịnh trọng đáp:
- Anh chồng sắp cưới của chị đạng tham gia dàn nhạc lễ cung đình.
Kiều Hân nhãn mặt:
- Tôi biết rồi.
- Anh ta còn tham gia giảng dạy âm nhạc dân tộc trong trường đại học.
Kiều Hân lộ vẻ thất vọng:
Điều này tôi cũng biết rồi. Chẳng có tin gì mới sao?
Út Lé liếm đôi môi tái nhợt rồi cười khà, hỏi lại như đánh đố Kiều Hân:
- Chị muốn có tin mới lắm ư? Có cho chị nghe đây!
Đôi mày của Kiều Hân cau lại, giọng đầy khó chịu:
- Tin gì cứ nói nhanh đi!
- Chị đừng nôn nóng! Nghề thám tử là phải bình tĩnh từ tốn, biết chờ đợi?
Nghe Út Lé triết lý về nghề nghìệp, Kiều Hân càng nhăn mặt vả nổi đóa:
- Chú là thám tử chứ không phải tôi.
Út Lé đáp tỉnh tỉnh:
- Công việc tôi làm cho chị cũng đòi hỏi chị phải bình tĩnh chứ. Chị mà nôn nóng là hỏng việc đấy.
Chẳng biết làm gì để giữ vẻ thản nhiên như Út Lé nói, Kiều Hân đành lấy gương soi và cây son trong ví ra tô 1ại vành môi đã đỏ mọng rồi.
Kiều Hân không thúc giục thì Út Lé lại hắng giọng thông báo:
- Anh chồng sắp cưới của chị tham gia dàn nhạc lễ cung đình và ở trong đàn nhạc lễ có một cô gái rất tâm đắc với anh ta.
- Hả!
Kiều Hân muốn bay khỏi ghế ngồi. Cô lắp bắp hỏi tiếp:
- Một cô gái à? Cô ta thế nào?
Út Lé cười cười biết cách chạm vào chỗ yếu của Kiều Hân:
- Đó là một cô Công Tằng Tôn Nữ rất quý phái xinh đẹp tên Hạnh Chi cô ta ở trong dàn nhạc lễ, đàn tranh rất tuyệt?
Nét mặt lạnh tanh, Kiều Hân tức tối phán lệnh:
- Chú hãy theo dõi kỹ cô ta nhé.
Út Lé gật đầu:
- Tôi phải làm chuyện đó chứ chị. Chưa hết đau nghe! Anh chồng chưa cưới của chị quan hệ rất mật thiết gắn bó với cô Hạnh Chi, đến nhà cô ta mỗi ngày nữa.
Linda Kiều Hân tím mật lẩm bầm:
- Đến nhà cô ta mỗi ngày à? Tôi biết ngay mà!, Đồ phản bội.
Út Lé lại nhìn Kiều Hân, cười cười:
- Chưa hết đâu nghe chị!
- Còn gì nữa?
- Anh chồng của chị rất ư hào phóng và nghĩa hiệp. Anh ấy nhiệt tình giúp đỡ Khải Danh em trai Hạnh Chi.
Kiều Hân cáu kỉnh hỏi:
- Giúp cái gì? Tiền bạc hả? Chắc anh ấy khoe cho thế giới biết mình có tài sản, chứ tiến sĩ âm nhạc thì có gì.
Út Lé từ tốn giải thích:
- Có giúp tiền bạc không, tôi chưa biết.
Kiều Hân nổi đóa:
- Theo dõi, tìm hiểu mà chú không biết à?
Sợ cô gái tức giận, Út Lé nhẹ giọng ân cần:
- Cụ thể là anh chồng của chị đang giúp cho Khải Danh hướng dẫn các tour du lịch của các thương gia giàu có và khách nước ngoài để được thu nhập cao.
Kiều Hân chép môi:
- Thì ra thế!
Út Lé nhấn mạnh thêm:
- Anh chồng chưa cưới của chị rất sốt sắng lo cho gia đình cô Hạnh Chi.
Kiều Hân cay cú bảo:
- Cặp bồ vởi cô ta thì anh Lãm Khương lo lắng cho gia đình cô ta chứ sao.
Út Lé buông câu nhận xét như chế thêm dầu vào ngọn lửa:
- Có lẽ thấy chồng của chị giàu sang, cô ta bám theo chứ gì. Gia đình cô ta danh giá nhưng sa sút lắm rồi.
- Có nghĩa là cô ta đeo theo chồng tôi để được giúp đỡ?
- Đúng vậy chứ còn gì! Gia đình cô ta đâu có nguồn thụ nhập nào. Cô ta chỉ đàn cho đàn nhạc lễ.
Kiều Hân từ tốn than vãn:
- Anh Lãm Khương mù quáng lao theo cô ta, rồi sẽ bị cô ta nạo sạch không còn gì?
Út Lé vội hỏi:
- Bây giờ tính sao đây?
- Chú làm tiếp vai trò thám tử, theo dõi kỹ cô Hạnh Chi cho tôi.
Út Lé lừng khừng hỏi nữa:
- Còn anh chồng của chị?
Kiều Hân nhướng mắt lên:
- Lạ chưa! Chú là thám tử mà sao cứ hỏi tôi.
Út Lé gãi đầu:
- Tôi muốn biết cụ thể ý chị.
- Chú tiếp tục theo đõi anh ấy cho tôi. Tóm lại là theo đõi cả hai. Tìm hiểu kỹ xem anh ta đến nhà cô gái ấy ngày mấy lần. Hai người làm gì đi chơi ở đâu?
Út Lé xòe tay:
- Chị ứng tiếp đi? Việc theo dõi này mất thời gian lắm.
Kiều Hân mở ví lấy tiền đưa cho Út Lé:
- Mất thời gián nhưng không khó.
Út Lé tặc lưỡi:
- Không khó. Nhưng cái khó nhất là sợ thám tử bị lộ mặt.
Kiều Hân căn dặn:
- Chú phải cẩn thận để bị phát hiện là mất công toi đấy.
Út Lé cười tự tin:
- Nói thế chứ làm sao bị phát hiện được hả chị?
- Chú hãy tìm hiểu kỹ về mọi hành tung của cô gái ấy cho tôi nhé!
Út Lé ưỡn bộ ngực lép của một thân hình gầy còm. Trông gã con trai chẳng có dáng vóc uy nghi bí ẩn của một thám tử. Nhưng miệng lưỡi của Út Lé là của dân chuyên nghiệp biết làm ăn.
- Yên tâm! Rồi chị sẽ đầy đủ những thồng tin đặc sắc về cô gái đó.
- Chú cẩn thận nhé! Nếu họ biết bị theo dõi là sẽ bị đề phòng đấy Út Lé buông giọng chắc nịch:
- Tôi biết làm thám tử, chị hãy tin vào khả năng của tôi.
Tin vào Út Lé nên Kiều Hân mới chi tiền cho gã. Những thông tin của Út Lé tuy ít ỏi nhưng cũng đủ dể lứa bốc lên đầu Kiều Hân.
Lãm Khương có cô gái khác trong dàn nhạc cung đình. Vậy là điều Kỉều Hân dự đoán không sai.
Kiều Hân mím môi tức giận. Cô gái Huế đó như thế nào mà Lãm Khương mê đắm đến nỗi tình nguyện sang đây công tác, bỏ rơi Kiều Hân.
Phải làm cho ra lẽ chứ không thể đầu hàng chấp nhận bị Lãm Khương bỏ rơi, bỏ mặc, Kiều Hân đã bay sang Huế rồi mà Lãm Khương nào hay biết.
Cứ ngỡ Kiều Hân đang ở Paris cho nên Lãm Khương ung dung sang đây cặp bồ với cô gái Huế. Thật chẳng ra làm sao cả. Anh là người tài năng có học vị danh giá lại đi lăng nhăng như thế.
Nghĩ đến cô gái Huế cặp bồ vởi Lãm Khương, Kiều Hân tức không thể tả.
Chẳng lẽ cô ta hơn Kiều Hân. Không, làm gì có chuyện đó?
Nhất định Kiều Hân phải biết mặt cô ta để xem cô ta là kẻ thế nào mà phá hoại hạnh phúc của Kiều Hân.
Định bảo Út Lé đưa Kiều Hân âm thầm theo dõi Hạnh Chi nhưng Út Lé đã vọt mất.
Kiều Hân đâm tức Út Lé. Thám tử gì đâu mà mắt la mày lét lúc nào cũng vội vã như con lật đật, vừa cầm tiền là đi ngay không một lời chào.
Bực dọc nhưng Kiều Hân thấy Út Lé cũng được việc Hắn đã cho cô những thông tin quý báu.
Mấy hôm sau, Út Lé cung cấp cho Kiều Hân một tin cực kỳ quan trọng.
Không chịu nói ngay khi gặp Kiều Hân, Út Lé vờ úp mớ rào đón để vòi tiền:
Tin này thật hấp dẫn và đáng giá, nghe xong chị phải thưởng cho em ngay.
Kiều Hân nôn nóng:
- Tin gì, chú nói mau mau đi.
Út Lé lại thủng thẳng:
- Chị sao gấp quá? Trước sau gì chị cũng biết thôi hà.
Biết tính Út Lé, những thông tin quan trọng cần cung cấp thì hắn nhởn nhơ, Kiều Hân tỏ vẻ phớt lờ mặc đầu rất ấm ức.
Khi Kiều Hân dửng dưng thì hắn mới làm phận sự.
Ưỡn ngực sửa lại tư thế ngồi cho ra vẻ quan trọng, Út Lé cao giọng:
- Cô Hạnh Chi trong dàn nhạc lễ cung đình làm tiếp viên ở nhà hàng karaoké "Mây Hồng" đó.
Mắt Kiều Hân vụt sáng lên:
- Làm tiếp viên karaoké ở nhà hàng Mây Hồng à?
Trong đầu Kiều Hân thoáng nhanh những ý nghĩ nhưng cô không nói với Út Lé, mà chỉ hỏi:
- Chú có nắm giờ giấc làm việc của cô ta không?
Út Lé tự hào bảo:
- Đó là công việc của thám tử.
- Còn địa chỉ nhà hàng Mây Hồng?
- Làm thám tử thì phải biết tất.
- Tất! Vậy chú hãy ghi đia chỉ cho tôi.
Út Lé bật hỏi:
- Chị đến đó hả?
Kiều Hân nhún vai:
- Chuyện riêng của tôi, chú đừng hỏi!
Út Lé như cố nhắc 1ại vai trò của mình:
- Chị cần gì thì có tôi!
- Chú hãy tả sơ cho tôi biết hình dáng của cô ta.
Út Lé hào hứng đáp:
- Cô ta ốm có mái tóc đài đen nhánh, đẹp có vẻ quý phái.
Không thấy Kiều Hân nhăn mặt trề môi, Út Lé thản nhiên tả tiếp:
- Cô ta thường mặc áo dài màu tím, con gái Huế mà. Khi đi làm tiếp viên cũng mặc váy, điệu 1ắm.
Chắng biết Út lé khen hay chê cô ta điệu nhưng nghe cách diễn tả thì rõ ràng Út Lé tán dương cô ta.
Kiều Hân hậm hực, muốn đối diện cùng Hạnh Chi để xem cô ta thế nào.
Giọng Kiều Hân vang lên đầy vẻ bực dọc:
- Cô ta điệu hay quý phái gì tôi không cần biết. Chú cần nắm vửng ngày giờ làm ở nhà hàng Mây Hồng của cô ta và báo cho tôi.
- Chuyện nhỏ.
Út Lé che miệng ngáp tỉnh rụi.
Kiều Hân nhắc nhở:
- Chuyện nhỏ nhưng cậu phải chính xác đấy.
Út Lé nhún vai lộ vẻ bất mãn:
- Chị cứ nói như tôi không biết làm thám tứ vậy.
Kiều Hân mỉm cười khen ngợi Út Lé:
- Tôi biết chú làm tốt mà? Cám ơn những thông tin chú cung cấp cho tôi.
Út Lé nháy mắt:
- Toàn là những thông tin quan trọng và cực kỳ chính xác nghe chị. Mỗi thông tin tôi mất nhiều thời gian công sức.
Mở ví lấy tiền, Kiều Hân chặn Út Lé:
- Thù lao đây này, chú khỏi kể.
Cầm tiền lần này, Út Lé khen Kiều Hân được một câu:
- Cám ơn? Chị thật biết điều - Và hắn vụt đi ngay.
Út Lé là một con nghiện. Là thanh niên trai tráng khỏe mạnh nhưng Út Lé đã sớm sa vào việc ăn chơi trụy lạc, hút chích xì ke. Con nhà giàu cũng từng là học sinh nên Út Lé có chút hiểu biết về trinh thám, hình sự. Việc làm thám tử theo yêu cầu của Kiều Hân khá dễ dàng đối với Út Lé.
Có tiền là anh ta chạy đi mua ngay thuốc trắng để thỏa cơn nghiền. Có bao nhiêu tiền Út Lé cũng mua hết, càng nhiều càng tốt để dành.
Út Lé rất sợ những cơn đói thuốc vật vã hoành hành. Lúc này có tiền thù lao của Kiều Hân rồi, anh ta tha hồ hút chích.
Kiều Hân có biết hay không mặc kệ, Út Lé cứ cung cấp thông tin và nhận tiền thù lao đều đều thế này là tuyệt.
Hai người chỉ vì công việc mà thôi, chẳng ai quan tâm đến ai.
Chương 7
Theo nguồn tin của Út Lé cung cấp, Kiều Hân biết chắc chắn Hạnh Chi làm tiếp viên karaoké ở nhà hàng Mây Hồng.
Kiều Hân vội thực hiện ngay kế hoạch trong đầu.
Một buổi chiều nhạt nắng, Kiều Hân khoác tay Chang- Hu - một thương gia Hàn Quốc rất ngưỡng mộ cô đến nhà hàng karaoké.
Nhân viên nhà hàng đến tiếp hai người.
Giọng cô nhân viên lịch sự cất lên:
- Xin hỏi quý khách cần chi ạ?
Kiều Hân kiêu kỳ:
- Chúng tôi đến phòng karaoké.
- Xin mời ông bà sang phòng bên đây ạ.
Bất chợt, Kiều Hân đổi ý.
- Khoan đã chúng ta ngồi đây giải khát.
Cô nhân viên vẫn lịch sự:
- Ông bà dùng chi ạ?
Kiều Hận đỏng đảnh quay sang Chang- Hu.
- Uống gì hả anh?
Chang- Hu vui vẻ:
- Cocktail đi!
Kiều Hân nói với nhân viên nhà hàng.
- Gọi cô Hạnh Chi sang đây nhé!
Hạnh Chi bước ra, Kiều Hân soi mói nhìn cô từ đầu đến gót, cái nhìn hừng hực như lửa thiêu đốt Hạnh Chi.
Hất hàm, Kiều Hân hỏi:
- Cô là Hạnh Chi?
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Vâng, tôi là Hạnh Chi.
- Cô là tiếp viên nhà hàng karaoké Mây Hồng này?
Tia nhìn quan sát bén ngót, câu hỏi thiếu tế nhị của Kiều Hân như một kẻ bề trên như là truy vấn Hạnh Chi vậy.
Hạnh Chi rất khó chịu khi nghe người phụ nữ lai Pháp khá sắc sảo hạch hỏi và thắc mắc vì sao cô ta biết tên cô.
Dù không thoải mái, Hạnh Chi vẫn nhã nhặn trả lời:
- Tôi là tiếp viên ở phòng karaoké.
Kiều Hân nhún vai:
- Tiếp viên cũng là phục vụ.
Rồi cô cao giọng phán:
- Cô hãy mang hai ly cocktail đến đây!
Hạnh Chi chỉ làm tiếp viên ở phòng karaoké nên nghe Kiều Hân phán lệnh, cô ngần ngừ. Suy nghĩ một lúc, cô gật đầu và đi ngay. Cô sẽ nhờ phục vụ bàn mang lên.
Người phục vụ bàn mang hai ly cocktail lên đặt trên bàn.
Kiều Hân hống hách bảo:
- Gọi cô Hạnh Chi đến đây cho chúng tôi!
Hạnh Chị trở lại, Kiều Hân bắt bẻ ngay:
- Khách hàng đến đây là thượng đế, cô có biết không?
- Tôi biết điều đó.
- Biết sao không phục vụ?
- Tôi chỉ có trách nhiệm ở phòng karaoké.
Kiều Hân cất cao giọng, ngạo nghễ như một bà chủ:
- Đã là tiếp viên thì phòng nào, cô cũng phải phục vụ.
Không hiểu sao người phụ nữ lai Pháp này lại kiếm chuyện khó dễ với mình, Hạnh Chi cố giấu cái nhăn mặt nói khẽ giọng:
- Nếu là sang phòng karaoké, tôi sẽ phục vụ cô ca hát.
Kiều Hân kênh kiệu:
- Tất nhiên tôi sẽ sang hát karaoké, nhưng bây giờ cô hãy phục vụ tôi ở đây.
Hạnh Chi phản ứng:
- Cô đã hiểu sai công việc của tôi rồi.
Kiều Hân cong cớn đôi môi mọng đỏ:
- Đi làm công thì cô làm đúng công việc chứ tôi có nói sai đâu. Cô ở đây tiếp chúng tôi.
Bất mãn trước vị khách kiêu kỳ, Hạnh Chi nói khẽ:
- Cô vào phòng karaoké, tôi sẽ tiếp.
Kiều Hân lạnh lùng:
- Tôi sẽ vào phòng karaoké sau. Bây giờ cô hãy tiếp tôi ở đây!
- Ở đây có người phục vụ cô rồi.
- Nhưng tôi muốn cô phục vụ.
Đúng là lý sự ngang. Hạnh Chi chưa gặp những vị khách như thế này bao giờ. Cô đưa mắt nhìn Kiều Hân như muốn tìm hiểu xem tại sao người phụ nữ lai Pháp xinh đẹp lại có thái độ hằn học, khó chịu với cô như thế:
Kiều Hân cũng ném lại cho Hạnh Chi một tia nhìn thách thức. Đôi mắt Kiều Hân còn ánh lên tia giễu cợt, rồi cô cao ngạo phán lệnh:
- Lo phục vụ cho tôi đi!
Gã đạn ông Hàn Quốc im lặng nãy giờ bỗng lên tiếng:
- Kìa, em uống cocktail đi, sao lại ồn ào to tiếng thế này.
Kiều Hân, õng ẹo nhìn Chang- Hu:
- Em đâu có ồn ào to tiếng, chỉ yêu cầu cô phục vụ tiếp khách.
Rồi Kiều Hân hất mặt lên với Hạnh Chi:
- Dẹp hai ly cocktail này, tôi không uống đâu Mang sô- đa chanh ra đây cho tôi.
Hạnh Chi ngập ngừng:
- Nhưng mà...
Kiều Hân cười khẩy:
- Đừng lo, tôi trả tiền đủ hai ly này. Cứ mang sôđa ra đi!
Chang- Hu nhăn mặt:
- Uống thứ nào mà chẳng được hả em?
Kiều Hân ngọt giọng nũng nịu với Chang- Hu:
Em đổi ý rồi! Em thích sô- đa cơ!
Chang- Hu phàn nàn:
- Nhưng em đã gọi cocktail rồi.
- Thì em gọi sô- đa nữa! Có sao đâu.
Kiều Hân trả lời Chang- Hu rồi giải thích với giọng tỉnh bơ:
- Có thế các nhân viên nhà hàng mới có việc làm chứ anh. Họ phải phục vụ khách, nếu không thì bị thất nghiệp đấy.
Câu nói như ngầm đe dọa Hạnh Chí. Thì ra đây là một phụ nữ giàu có, hống hách thích sai khiến người khác.
Hạnh Chi đang tự hỏi cô ta là ai mà kiêu kỳ đến thế, tại sạo nhắm vào Hạnh Chi mà sai khiến mà tỏ sự hằn học.
Hạnh Chi chưa biết đối phó thế nào thì Kiều Hân đã quay sang cô, gắt giọng:
- Sao cô còn đứng đó? Khách hàng là thượng đế, khi khách yêu cầu là phải phục vụ.
Hạnh Chi đang tự hỏi có nên phục vụ vị khách ngang bướng này hay không?
Đi làm tiếp viên, Hạnh Chi rất muốn được yên thân, rất sợ sự quấy rầy. Không bị mấy gã đàn ông quấy rầy mà. Hạnh Chi lại bị người phụ nữ 1ai trịch thượng này hành hạ.
Hạnh Chi lại quầy lấy Sô- Đa và chanh đường mang đến.
Kiều Hân bắt cô phải pha tỉ mi vừa xong thì cô hất đầu bảo:
- Mang bia và dĩa đậu phộng đến đây cho Chang- Hu.
Chang- Hu gật đầu tán thành:
- Được đó cưng!
Khi bia và đậu phộng được mang đến, Kiều Hân lại hoạnh họe Hạnh Chi.
- Sao lấy ít thế? Lấy thêm đi!
Hạnh Chi vội đáp ứng yêu cầu. Vẫn chưa vừa ý, Kiều Hân yêu sách tiếp, giọng hách dịch vang lên:
- Đứng đây phục vụ chúng tôi. Rót bia cho Chang- Hu đi!
Cố giấu nỗi cay đáng bực dọc trong lòng, Hạnh Chi rót bia ra ly đá cho Chang- Hu.
Mỉm cười đắc ý, Kiều Hân nhâm nhi ly sô- đa rồi bảo Hạnh Chi:
- Thêm đá cho tôi! Rót bia cho Chang- Hu nữa đi!
Hạnh Chi từ tốn làm mọi việc Kiều Hân kiêu hãnh vì đã sai khiến được Hạnh Chi. Cô mỉm cười với Chang- Hu:
- Ngon quá phải không anh?
Hướng ánh mắt sắc bén sang Hạnh Chi, Kiều Hân lại phán lệnh:
- Cô qua phòng kalaoké chuẩn bị chu đáo, tôi sang đó!
Thoát khỏi Kiều Hân, Hạnh Chi thở phào.
Phòng karaoké đã sẵn sàng, có gì mà chuẩn bị. Muốn sang thì cứ sang!
Hạnh Chi sang phòng karaoké được một lúc thì Kiều Hân và Chang- Hu kéo sang.
Có một nhóm trẻ đang ca hát sôi nổi vui nhộn.
Kiều Hân nhãn mặt:
- Ồn quá! Chúng tôi muốn được một mình điều khiển máy.
Một cô gái trẻ kêu lên khi thấy cô gái lai nói tiếng Việt thảnh thạo.
- Chúng tôi đén trước mà chị!
Hạnh Chi cũng bảo:
- Chị cảm phiền sang phòng bên.
Kiều Hân ngúng nguẩy với vẻ trịch thượng:
- Tôi chỉ hát ở phòng này!
Tò mò muốn nghe cô gái lai hát, một cô trong nhóm trẻ đề nghị:
- Vậy chị hát đi cho chúng tôi nghe vởi!
Kiều Hân kiêu kỳ:
- Chỉ có tôi mới yêu cầu người khác.
Nhóm trẻ nhìn nhau lắc đầu. Có lẽ họ không thích dây dưa với người phụ nữ khó chịu này nên lục đục kéo sang phòng khác.
Kiều Hân Yêu cầu Hạnh Chi để đĩa hát mới, bắt Hạnh Chi hát nhiều bài, Hạnh Chi chẳng có hứng thú nhưng vẫn phải hát.
Sau đó đến lượt Kiều Hân và Chang- Hu song ca.
Giọng của hai người chẳng thích hợp nhau như gào thét tra tấn người khác.
Ca một lúc thấm mệt, Kiều Hân ngồi ngả ra bàn gọi Hạnh Chi phán lệnh:
- Mang hai ly cam vắt đến đây!
Hạnh Chi gọi điện gọi nhân viên của quầy giải khát mang đến nhưng Kiều Hân ngăn lại, giọng hách dịch:
- Tôi bảo cô thì cô phải đi!
- Nhưng tôi đang trực ở phòng karaoké này.
Kiều Hân cao giọng:
- Tôi bao hẳn, cô phải phục vụ tôi và Chang- Hụ tất cả các mặt.
Hạnh Chi nhíu mày khó chịu. Đúng là bất lịch sự và hống hách. Người gì mà kỳ quặc khó chịu, chỉ biết nghĩ đến mình, chẳng nghĩ đến ai.
Kiều Hân còn tuôn một câu đe dọa Hạnh Chi:
- Cô mà phục vụ khộng tốt, tôi nói bà chủ đuổi việc đấy.
Chắng lẽ người phụ nữ lai này thân thiết với Khang Vỹ và Lâm Mỹ? Mà có thân cũng không ai dựa vào thế của chủ mà chèn ép nhân viên người ta.
Hạnh Chi đứng lên, không phải vì sợ những lời đe dọa bị đuổi việc của Kiều Hân mà cô chỉ muốn được yên thân.
Trước khi đi, Hạnh Chi nghiêm nghị:
- Cô cần gì nữa, nói luôn để tôi mang đến.
Kiều Hân hừ mũi:
- Cô khỏi bảo. Khi nào cần, tôi gọi.
Vốn tính nhẹ nhàng mềm mỏng, Hạnh Chi vội bước đi, không muốn lý sự làm gì.
Liên tiếp những ngày sau, Kiều Hân đều cùng Chang- Hu đến nhà hàng karaoké làm thượng đế bất Hạnh Chi phục vụ đủ điều.
Hạnh Chi ấm ức trong lòng chẳng biết thổ lộ cùng ai. Than vãn với Lam Mỹ thì cô bạn thân lên giọng bà chủ:
- Khách sộp mi cứ chiều giúp ta.
Hạnh Chi nhăn mũi:
- Phục vụ bà khách lai kiêu kỳ đáng ghét.
Lam Mỹ cười khanh khách:
- Còn hơn! Có ai bắt mi phục vụ chiều chuộng mấy gã đàn ông đâu. Mi cũng chưa bị gã Chang- Hu bắt phục vụ.
Phục vụ gã Hàn Quốc đó có mà Hạnh Chi xin nghỉ việc.
Thế mà Kiều Hân cũng bảo Hạnh Chi rót bia rồi bỏ đi, để cho Chang- Hu bảo cô cùng uống và còn cất giọng sành điệu:
- Cô uống đi, tôi trả tiền. Càng uống nhiều càng tốt, sao cô không làm thế?
Có lợi cho nhà hàng mà.
Hạnh Chi không nói gì trước sự khác thường của Kiều Hân. Cô ta làm những việc đáng lẽ những người đàn ông làm.
Kiều Hân bắt Hạnh Chi phục vụ cô và Chang- Hu với thái độ ngạo mạn. Tình hình này quá sức chịu đựng của Hạnh Chi, cô không thể chịu nổi. Thà nghỉ việc còn hơn.
Hạnh Chi là nhân viên nhà hàng mà Kiều Hân xem cô như người đầy tớ giúp việc.
Cơn giận trào dâng nhưng Hạnh Chi phải giấu vào lòng.
Ông Sinh trưởng ban lãnh dạo dàn nhạc lễ nét mặt hầm hầm hỏi Hạnh Chi:
- Tại sao cô làm cái chuyện xấu xa tồi bại đó vậy?
Hạnh Chi ngơ ngác nhìn ông Sinh:
- Cháu có làm chi đâu ạ?
Ông Sinh tức tối:
- Không làm gì mà bị người tà chụp ảnh. Cô hãy xem đi.
Nói rồi, ông xòe mất tấm ảnh trước mặt Hạnh Chi.
Không nén nổi tò mờ, Hạnh Chi cầm lên xem.
Mặt Hạnh Chi bỗng tái hấn lại. Trời ạ?
Trong ảnh, Hạnh Chi và gã Chang- Hu ở tư thế thật khó coi.
Hạnh Chi xấu hổ muốn chui xuống đất. Ảnh của Hạnh Chi thật ư? Làm gì có chuyện đó Hạnh Chi không tin vào mắt của mình nữa. Cô nhìn lại mấy tấm ảnh. Đúng là gương mặt của cô chứ ai?
Ông Sinh gay gắt hối:
- Cô nghĩ sao? Hãy giải thích mấy tấm ảnh này đi?
Hạnh Chi lắc đầu:
- Cháu không biết chi mô.
Ông Sinh nóng nảy hét lên:
- Vô lý! Vô lý? Cô chứ ai mà bảo không biết.
Hạnh Chi khổ sở lắc đầu liên tục:
- Cháu không biết thiệt mà.
Ông Sinh nghiêm giọng hạch hỏi:
- Cô có làm ở nhà hàng karaoké Mây Hồng không?
- Dạ có.
Sự xác nhận của Hạnh Chi như dầu rót thêm vào lứa đỏ, ông Sinh giận dữ:
- Vậy là đã rõ? Cô làm tiếp viên karaoké ở nhà hàng Mây Hồng rồi lăng nhăng vởi mấy gã đàn ông.
Hạnh Chi kêu lên phân trần:
- Không có đâu, bác ơi!
Ông Sinh quả quyết:
- Có người ta tố cảo với ban lãnh đạo dàn nhạc lễ là cô cặp bồ với chồng của người ta. Thật là xấu xa!
Như quả bom nổ trên đầu, Hạnh Chi chới với Chảng biết phân bua thế nào, cô chỉ một mực:
- Không có mô bác ơi. Cháu thề với bác?
Ông Sinh lẩc đầu mặt nghiêm lạnh:
- Cô khỏi thề, chứng cớ đã rành rành đây này.
Hạnh Chi gục đầu, vẻ đau khổ tột cùng hiện lên nét mặt.
- Trời ơi? Răng mà có chuyện ni!
Hàng trăm dấu hỏi trong đầu Hạnh Chi mà không có lời giải đáp. Hạnh Chi không có làm điều gì sai trái, xấu xa. Hạnh Chi trong sạch. Thế mà lại có những tấm ảnh ghi hình hành động tồi bại của cô với Chang- Hu. Tại sao có những tấm ảnh này? Hạnh Chi không thể nào hiểu nổi.
Giọng ông Sinh nghiêm khắc vang lên như một quan tòa kết tội:
- Cô đã qui phạm đạo đức, làm những việc tồi bại xấu xa, không thể ở trong dàn nhạc lễ. Thay mặt ban lãnh đạo, tôi cho cô nghỉ việc.
Bàng hoàng vì bị đuổi việc, Hạnh Chi nức nở:
- Oan cho cháu quá bác ơi. Bác hãy xét lại?
- Tôi nói trên cơ sở chứng cớ rõ ràng, không oan cho cô đâu.
Hạnh Chi nhìn ông Sinh với ánh mắt khẩn nài:
- Cháu không có. Bác hãy xét lại!
Ông Sinh lạnh lùng tuyên bố.
- Vấn đề này ban lãnh đạo đã họp xét rồi. Ngày mai, cô sẽ nhận quyết định nghỉ việc.
Hạnh Chi xanh mặt lắp bắp:
- Cháu... Cháu...
Ông Sinh nhếch môi:
- Cô không có điều gì để thanh minh cả. Thật đáng buồn cho cô có kết thúc như thế này. Cũng tại cô thôi.
Không thể nào phân giải với ông Sinh khi ông đã dựa vào chứng cớ rõ ràng, Hạnh Chi đau đớn chỉ còn biết khóc.
Ông Sinh là một người nghiêm khắc đầy chuẩn mực đạo đức. Ông không chấp nhận sự sai trái, xấu xa. Trong công việc thì ông vô cùng nguyên tắc.
Ông đã tin tưởng Hạnh Chi nhưng chính cô đã làm cho ông thất vọng não nề.
Ở trong dàn nhạc lễ cung đình thuộc truyền thống văn hóa, các thành viên đều phải gương mẫu trong sáng tốt đẹp. Tại sao Hạnh Chi lại đổ đốn ra như thế, lại đi làm tiếp viên karaoké. Thật là tác tệ.
Bực tức, ông hỏi:
- Tại sao cô đi làm tiếp viên nhà hàng karaoké?
Hạnh Chi thật lòng đáp:
- Cháu đi làm để kiếm tiền trả nợ.
- Bao nhiêu việc tốt đẹp lương thỉện sao không làm, lại đâm đầu vào làm tiếp viên, không trong sáng.
Hạnh Chi phân trần:
- Cháu chỉ tiếp khách và mời ca hát chứ không làm gì sai trái.
ông Sinh hầm hừ:
- Việc tồi tệ đã xảy ra mà cô cho là không sai trái à?
Hạnh Chi cúi mặt:
- Cháu đã giải thích hết lời với bác, mong bác hiểu cho.
Ông Sinh buông giọng thẳng thừng:
- Cô không cần thanh minh nữa! Kể từ hôm nay, cô nghỉ việc, không còn là thành viên của dàn nhạc cung đình nữa.
Như vậy là chấm dứt. Ông Sinh không còn muốn nghe Hạnh Chi nói một lời nào nữa.
Đau xót, cay đắng, tủi nhục. Hạnh Chi bị nỗi hàm oan mà không thể thanh minh.
Ra về, Hạnh Chi buồn bã không nguôi.
Ai gây ra cảnh này?
Tại sao có những tấm ảnh quái ác Hạnh Chi với gã Chang- Hu?
Hạnh Chi chỉ rót bia cho lão ta thôi và có cả Kiều Hân nữa? Hạnh Chi có làm gì đâu?
Là một tiếp viên của nhà hàng karaoké, Hạnh Chi luôn giữ gìn nhân cách, cô không muốn để xảy ra điều tai tiếng. Ngay từ đầu, Hạnh Chi đã không muốn làm tiếp viên rồi. Bây giờ đã vướng vào vòng, lại gặp tai ương.
Bị đuổi việc oan ức, Hạnh Chi muốn hét lên cho thấu trời xanh.
Cô gái đanh giá của hoàng tộc, bao nhiêu năm ở trong đàn nhạc cung đình vô vàn vinh dự, chẳng một điều tiếng gì xảy ra.
Phút chốc bị đuổi việc. Tất cả đã tan tành mây khói. Cả đàn lễ nhạc cung đình biết. Rồi đây cả thành phố Huế đều hay. Hạnh Chi không biết sẽ sống ra sao? Xấu hổ biết ngần nào. Thanh minh với ai? Có ai tin Hạnh Chi đâu!
Những bước chân của Hánh Chi lang thang trên con đường phố Huế, cô không dám về nhà, cũng chẳng muốn đến nhà hàng Mây Hồng. Bỉết nói thế nào với Lam Mỹ đây? Từ ngày làm bà chủ nhà hàng Mây Hồng, Lam Mỹ cũng dã nghỉ việc trong dàn nhạc lễ rồi.
Bị đuổi việc. Nỗi đau to lớn quá. Phải chi Hạnh Chi có lỗi lầm gì. Phải chi Hạnh Chi vô tư chẳng biết gì cả. Thế mà chứng cớ rõ ràng. Có ai thông cảm cho Hạnh Chi.
Chân bước đi mà lòng Hạnh Chi trĩu nặng nỗi buồn tuyệt vọng. Đường phố Huế quen thuộc mà sao hôm nay Hạnh Chi thấy bơ vơ lạc lõng.
Chiếc cầu vẫn soi mình duyên dáng dưới dòng sông. Con sông êm đềm quá.
''Ôi, con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu...''.
Có nên kể cho Lãm Khương biết? Không được, Xấu hổ chết? Hạnh Chi cần phải giấu Lãm Khương điều này:
Bận rộn cả tuần nay, Hạnh Chi không gặp Lãm Khương. Nếu anh biết tin này, cô còn biết chui vàơ đâu?
Đầu óc chơi vơi nghĩ ngợi Hạnh Chi bước vào nhà hàng Mây Hồng mà chẳng định hướng.
Lam Mỹ ngạc nhiên cất tiếng hỏi:
- Hôm ni mi đi làm sớm rứa?
Hạnh Chi đáp như kẻ vô hồn:
- Có đi làm mô, chỉ muốn nghỉ việc.
Thấy vẻ mặt ủ dột của Hạnh Chi, Lam Mỹ quan tâm chú ý:
- Dì Hạnh Phương bệnh hỉ! Ngồi đi!
Ngồi xuống ghế, Hạnh Chi trầm giọng:
- Ta không còn tinh thần làm việc.
Lam Mỹ lắc đầu:
- Không được! Nhà hàng Mây Hồng đang ăn nên làm ra. Mi ở đây phụ với ta. Công việc của mi rất tốt.
Hạnh Chỉ buồn bã.
- Tốt mô? Ta đang gặp tai nạn!
- Tai nạn chi?
Hạnh Chi kể mọi việc rồi cay đắng kết luận:
- Bị đuổi khỏi dàn nhạc lễ cung đình còn gì nhục nhã cho bằng.
Giọng Lam Mỹ nhẹ tênh:
- Càng tốt! Khỏi vướng bận bên dàn nhạc lễ mi làm luôn cho ta.
Hạnh Chi mỉm môi:
- Mi nói nghe dễ! Bị đuổi việc còn gì danh giá nhà ta.
Lam Mỹ tặc lưỡi gọi nhân viên đem đến cho Hạnh Chi ly cam vắt:
- Mi cứ nghĩ danh giá dòng Tôn Nữ, chứ làm việc trong dàn nhạc lễ có hưởng lộc gì đâu Lương bổng chẳng ra làm sao, chỉ có ăn hương ăn hoa.
- Biết vậy, nhưng mà...
- Chẳng có nhưng gì cả. Làm cho ta mỗi tháng mi có cả khối tiền.
Không tranh luận chuyện tiền với Lam Mỹ, Hạnh Chi chỉ xót xa thán oán:
- Đau cho ta là chuyện đó. Luôn trong sáng tốt đẹp lại bị mang tiếng. Mấy tấm ảnh quái ác.
Lam Mỹ xử lý nhẹ tênh:
- Quên chuyện đó đi, mi không có thì thôi!
Hạnh Chi nhăn trán:
- Mi người ngoài cuộc nên thấy không có gì?
- Thì mi cũng xem không có gì như ta đi!
Lam Mỹ cười báo. Hạnh Chi lắc đầu:
- Không đơn giản như mi nói đâu.
Lam Mỹ nhắc nhở:
- Tại mi cho nó phức tạp. Thôi, uống nước đi cho bình tĩnh lại.
- Ta không thể nào bình tĩnh nổi.
- Mi vào phòng karaoké ca hát với khách sẽ quên ngay mọi chuyện.
- Không dễ đâu!
- Mi đừng bận tâm đến chuyện đó nữa!
Hạnh Chi thở dài ảo não:
- chuyện xấu xa làm hại đến nhân cách của ta mà!
Khi không gặp chuyện oái oăm. Lam Mỹ không biất phải khuyên nhủ Hạnh Chi thế nào. Hạnh Chi trước nay rất mềm mỏng, hiền lành, dòng họ quý tộc khuê các làm gì cũng giữ danh tiếng. Hạnh Chi có nhân cách tốt. Lam Mỹ và Khang Vỹ phải thuyết phục mãi, Hạnh Chi mới chịu làm tiếp viên nhà hàng karaoké.
Lẽ nào Hạnh Chi làm chuyện xấu. Chuyện này xảy ra ảnh hưởng cả nhà hàng Mây Hồng của Lam Mỹ chứ không phải chuyện thường.
Lam Mỹ rất hiểu tính bạn. Không đời nào Hạnh Chi làm điều xấu.
Lam Mỹ vẫn buông câu nhẹ tênh:
- Mi không có làm chuyện xấu thì đừng bận tâm làm gì.
Hạnh Chi nhìn Lam Mỹ với ánh mắt khẩn nài:
- Mi có tin ta không Lam Mỹ?
- Ta luôn tin mi.

- Rứa mà bác Sinh không tin. Bác cứ khăng khăng dựa vào chứng cớ và kết tội ta.
Lam Mỹ trấn an Hạnh Chi:
- Chuyện đâu còn có đó. Từ từ, mi sẽ được giải oan!
- Có ai tin ta đâu mà được giải oan. Ta đã có quyết định nghỉ việc rồi.
- Chuyện của mi chắc phải nhờ luật sư biện hộ.
Hạnh Chi cười buồn:
- Chắng có ông luật sư nào biện hộ cho ta đâu.
Lam Mỹ nín thinh, Hạnh Chi rầu rĩ:
- Ta bị đuổi việc thật là phi lý.
- Viẹc trong dàn nhạc lễ chẳng nuôi sống được mi và gia đình, đừng bận tâm nữa.
Nói như Lam Mỹ chẳng thể được. Truyền thống gia đình Hạnh Chi gắn bó với nhạc lễ cung đình bao đời lồi. Ông nội và cha Hạnh Chi là nhạc sĩ tài hoa.
Hạnh Chi không bằng cha ông, cô chỉ là thành viên của dàn nhạc lễ nhưng đó là danh dự của gia đình. Bỗng dưng bị đuổi việc không còn ở trong dàn nhạc lễ cung đình nữa, Hạnh Chi không thể nào chịu nổi cảnh này.
Phải giấu gia đình, nhất là mẹ Hạnh Chi. Bà Hạnh Phương luôn tôn trọng danh giá dòng tộc. Biết tin Hạnh Chi bị đuổi việc, bà sẽ đau đớn lắm.
Hạnh Chi căn dạn Lam Mỹ:
- Mi đừng nói cho mạ ta biết nha!
Lam Mỹ gật nhẹ:

- Nói làm chi, dì Hạnh Phương biết chỉ càng thêm khổ.
Hạnh Chi đứng lên:
- Ta về nghe.
Lam Mỹ nài nỉ Hạnh Chi:
- Mi hãy bình tĩnh và trở lại làm cho ta nghe. Lúc này ta rất cần mi.
Hạnh Chi thờ ơ:
- Nhà hàng không có ta thì cũng có các tiếp viên khác.
Lam Mỹ thật lòng đáp:
- Ta rất cần đến mi, vì mi là chỗ dựa của ta.
Hạnh Chi ngạc nhiên:
- Chính mi mới là chỗ dựa của ta.
Muốn báo tin cho Hạnh Chi nhưng Lam Mỹ cứ phân vân mãi, cuối cùng mới ''tự khaí'.
- Ta đã có thai rồi.
Hạnh Chi nhìn Lam Mỹ kêu lên:
- Ồ? Có thai à? Rứa thì vui hỉ?
Lam Mỹ trầm ngâm:
- Chắng biết vui hay buồn nữa. Lúc này anh Khang Vỹ cứ đi vắng hoài. Có mi làm, ta mới yên tâm.
Hạnh Chi chẳng biết nói sao chia sẻ niềm vui với Lam Mỹ mà lòng cô buồn hiu hắt.
Hạnh Thơ đã trở thành y sĩ sản khoa đang chờ nhận quyết định làm việc ở bệnh viện. Là niềm tự hào của gia đình, Hạnh Thơ rất vui. Hạnh Thơ ca hát suốt ngày như con chim chiền chiện hót giữa trời cao lộng gió.
Thế nhưng niềm vui chưa kéo đài được lâu thì Hạnh Thơ hay tin sét đánh.
Hạnh Chi làm tiếp viên karaoké cho nhà hàng Mây Hồng, cặp bồ với gã Chang- Hu Hàn Quốc làm chuyện xấu xa bỉ ổi bị vợ Chang- Hu bắt gặp. Bà ta thưa ban lãnh đạo dàn nhạc lễ với tang chứng rõ ràng, Hạnh Chi bị đuổi việc.
Từng bị Hạnh Chi rầy la về cách sống và sự vui chơi sa đà, Hạnh Thơ rất tức chị.

Vừa gặp Hạnh Chi Hạnh Thơ tuôn một hơi những lời mỉa mai cay độc:
- Chị cao đẹp quá nhỉ! Tưởng gì đi làm tiếp viên karaoké ôm cặp bồ với chồng người ta làm chuyện tồi bại vậy mà nôi chuyện đạo đức Hứ! Đạo đức giả.
Quặn lòng đau, Hạnh Chi run giọng hỏi:
- Em mà cũng nghĩ như rứa ư? Em không tin chị sao?
Hạnh Thơ nhủn vai:
- Chị khéo đóng kịch. Ai cũng sẽ lầm vì tưởng chị là ngườí đạo đức nhưng tôi thì không. Tôi đã thấy rõ bộ mặt của chị rồi. Hãy lột bộ mặt nạ của chị xuấng đi!
Tim Hạnh Chi đau nhói. Ai nói thì cô còn chịu được, đằng này Hạnh Thơ mạt sát cô. Ngẩng mặt kêu trời cũng không thấu trời xanh.
Hạnh Chi thốt lên:
- Em hãy tin chị! Chị không làm điều gì sai trái. Chuyện đó không có.
Giọng Hạnh Thơ ráo hoảnh:
- Không có mà ban lãnh đạo dàn nhạc lễ đuổi việc chị?
- Thật là oan, chẳng biết thanh minh cùng ai!
Nét mặt Hạnh Thơ nghiêm lạnh như quan tòa xét xử:
- Chị phải trả giá cho việc làm xấu xa tồi bại của chị thôi.
Hạnh Chi khổ sở lắc đầu:
- Chị không bao giờ làm điều đó.
- Người ta tin vào chứng cớ, chắng ai tin chị đâu.
Hạnh Thơ phủ nhận rói lảm ra vẻ ta đây rảnh rẽ:
- Không có lửa làm sao có khói. Chị có chối cũng vô ích.
- Chị không làm chứ không phải chối.
- Tất nhiên chị phủ nhận những điều chị làm.
- Em phải tin chi Hạnh Thơ à.
- Tôi không thể tin chị được. Chị chỉ trích nhưng chính chị đã ẩn giấu sự phóng đãng tồi bại. Chị là đạo đức giả!
Đau xót, Hạnh Chi chỉ còn biết kêu lên:

- Em không được nặng lời với chị!
Hạnh Thơ tức khí hất mặt lên nói tiếp:
- Cả thành phố Huế nảy đều biết việc làm xấu xa bỉ ổi của chị chứ không phải mình tôi đâu. Đứa trẻ lên ba cũng không thể tin chị.
Không thể ngờ Hạnh Thơ lại chì chiết và nặng lời với Hặnh Chi quá đáng như vậy. Là em gái mà Hạnh Thơ chẳng thông cám và hiểu cho chị của mình, Hạnh Chi khổ tâm biết bao nhiêu.

- Chị không biết nói sao cho em hiểu đây. Chị luôn làm tốt mọi việc để lo cho gia đình.
Hạnh Thơ nhăn nhó:
- Chị đừng kể công. Chị lớn thì phải lo cho gia đình nhưng không phải vì lo mà chị làm những chuyện xấu như thế. Chị cứ la tôi, tưởng chị tốt lành, ai ngờ chị đạo đức giả.
Hạnh Chi phân trần:
- Chị luôn sống thật với lòng mình.
- Chị khỏi biện hộ. Chuyện xảy ra cả Huế đều biết rồi.
- Chị muốn phát điên vì chuyện đó. Lẽ ra em phải tìm hiểu giúp chị.
- Chuyện đã đưa ra ánh sáng rồi còn gì mà tìm hiểu nữa. Chị làm đẹp mặt dòng tộc lắm mà!
Hạnh Chi lắc đầu trước những lời chì chiết cay đắng của Hạnh Thơ:
- Em đừng nói nữa, chí khổ tâm quá đỗi.
Hạnh Thơ hứ nhẹ:
- Bụng làm dạ chịụ, chị than phiền mà chi?
- Chị không làm chị- không chịu chi cả!
Hải Cầm bước vào nghe hai chị em gây cãi vội giảng hòa:
- Thôi, hai chị em đừng cãi, chuyện qua hãy để cho nó qua đi!
Hạnh Thơ quay lại Hải Cầm, lừ mắt:
- Chuyện tai tiếng chị ấy ảnh hưởng danh giá dòng tộc sao để qua được hả anh?
Hải Cầm ngồi xuống đối diện với Hạnh Thơ. Lúc này anh đã có cảm tình với Hạnh Thơ khi thấy cô bé đã sửa đổi tâm tính và quyết tâm học trở thành y sĩ sản khoa. Hải Cầm vui vì sự nỗ lực phấn đấu của Hạnh Thơ.
Hải Cầm khẽ bảo:

- Chị em trong nhà, đừng quá đáng với Hạnh Chi!
Hạnh Thơ cãi lại:
- Sự thật là chị ấy làm chuyện xấu xa, bỉ ổi tai tiếng cả Huế ni rồi. Em nói đúng chứ có thành kiến chi mô.
Hạnh Chi thở đài thườn thượt:
- Em chỉ nghe người ta nói rồi phán xét chị.
Hạnh Thơ nghiêm giọng hói như vị quan tòa:
- Chị cho người ta đồn đãi à? Rứa những tấm ảnh nhơ nhuốc của chị trong tay ban lãnh đạo đàn nhạc là gì? Chứng cớ rành rành chị còn chối ư?
Hạnh Chi khổ sở kêu lên:
- Em không biết gì cả sao cứ kết tội chị?
Hạnh Thơ bĩu môi:
- Chị đã làm những việc xấu xa và nhục nhã. Phải rồi, tôi mô biết gì. Tôi mô dám kết tội chị. Mở miệng ra là nói danh giá đạo đức dòng tộc mà cặp bồ mả cặp bồ với ông già Hàn Quốc.
- Trời ơi!
Hạnh Chi kêu lên đau đớn và bỏ chạy vào trong. Cô xấu hổ, càng xấu hổ khi có mặt Hải Cầm. Dường như Hạnh Thơ được dịp trả thù Hạnh Chi, bao ấm ức, hờn giận chất chứa bấy lâu nay bây giờ có dịp tuôn ra xối xả.
Hải Cầm trách cứ Hạnh Thơ:
- Em thật là quá đáng! Tại sạo lại mạt sát Hạnh Chi?
Hạnh Thơ lườm Hải Cầm một cái sắc lẻm:
- Cớ sao em nói vậy. Anh bênh chị ấy quá hỉ?
Hải Cầm từ tốn bảo:
- Anh không bênh mà chỉ muốn nhắc em đừng nặng lời với Hạnh Chi, dù sao cũng là chị em.
- Chị mà làm chuyện tồi bại em cũng khinh thường.
- Em phải thông cảm cho chị Hạnh Chi. Chẳng qua Hạnh Chi vì...
Chưa nghe Hải Cầm nói hết lời, Hạnh Thơ đã nóng nảy chặn ngang:
- Anh bảo em thông cảm cho chị ấy vì gia đình chứ gì? Vì gia đình rồi làm chuyện nhơ nhuốc ư?
Hải Cầm chưa biết nói sao để khuyên nhủ Hạnh Thơ thì cô tức khí nói tiếp:
- Chị ấy bị đuổi việc là sự nhục nhã của gia đình em.
- Em nói thế là bất công với Hạnh Chi.
Hạnh Thơ gân cổ lên cãi:
- Bất công gì đâu? Em nói đúng đó. Anh mô có biết em từng bị chị ấy lên án gay gắt, lúc nào cũng xỉa xói việc ăn mặc của em, cho là em chưng diện se sua, còn chị thì đàng hoàng lắm. Đạo đức giả mà! Ai cũng nhầm to.
Hải Cầm trách nhẹ:
- Chính những lời của em làm cho Hạnh Chi khổ thêm.
Hạnh Thơ mỉa mai:
- Có gì mà khổ? Chị ấy làm cho cả cố đô Huế này biết đến. Bày đặt chứ có giữ sĩ diện cho gia đình đâu.
- Em còn trẻ mà sao quá khe khắt?
- Chính chị ấy làm cho em trở nên khe khắt đó.
- Em nói lạ nhỉ!
Hạnh Thơ cay cú như nói với Hạnh Chi:
- Chính chị ấy làm cho em ra đường chẳng dám nhìn ai. Hồi nào là dòng họ hoàng tộc quý phái, luôn giữ nếp nhà. Bây giờ bị người ta phỉ nhổ chà đạp.
Không khí thật căng thẳng. Ở đây cứ nghe Hạnh Thơ chỉ trích Hạnh Chi mãi, Hải Cầm thấy ngột ngạt khó chịu.

- Nghe em chì chiết, anh còn chịu không được huống hồ Hạnh Chi.
Hạnh Thơ hất đầu lên:
- Chị ấy có gan làm có gan chịu.
Hải Cầm mỉm cười cố xoa dịu bầu không khí:
- Anh chứ đâu phải Hạnh Chi mà em bắt anh nghe chung.
- Ai bảo anh nghe.
- Tại lời em nói vẫn lọt vào tai anh.
- Thôi, đừng nói nữa!
Hạnh Thơ đổ thừa:
- Tại anh bênh chị ấy, em mới nói!
Hải Cầm đề nghị:
- Em hãy đi dạo cùng anh cho đầu óc thanh thản.
Hạnh Thơ vui vẻ tán thành:
- Phải đấy! Đi chơi cho em nhẹ người, chứ không thì em điên mất.
Hải Cầm nhắc nhở:
Hạnh Thơ thích thú khoe:
- Em sắp đi làm rồi đó anh.
Hải Cầm bắt tay Hạnh Thơ:
- Chúc mừng em, y sĩ sản khoa.
Hạnh Thợ nhí nhảnh:
- Em sẽ gặp anh ở bệnh viện nhé!
Hải Cầm kêu lên:
- Í, đâu có được?
Cả hai cùng cười vang như quên chuyện của Hạnh Chi.
Chương 8
Nghe được mọi chuyện về Hạnh Chi bị đuổi việc, bà Hạnh Phương bàng hoàng đau đớn. Bệnh tim trở nặng và bà được đưa vào bệnh viện gấp.
Hạnh Chi túc trực bên giường bệnh của mẹ.
Lãm Khương hay tin đã vảo bệnh viện ngay.
Vừa gặp Hạnh Chi, Lãm Khương lại cất giọng đầy bức xúc:
- Anh ghé nhà em tìm mấy lần, sao cứ tránh mặt anh hoài vậy?
Hạnh Chi cúi mặt giọng trĩu buồn:
- Em chắng biết nói răng với anh.
Lãm Khương hỏi dồn:
- Tại sao? Anh cần nghe em nói nhiều điều. Em không muốn gặp anh, không muốn nói chuyện với anh à?
- Em ngại lắm?
- Việc gì mà ngại, em xem anh là người thế nào?
Hạnh Chi khổ sở không biết nói sao để lý giải với Lãm Khương.
- Chuyện xảy ra ngoài sức tưởng tượng của em. Em không nói với anh được.
Lãm Khương hơi phật ý:
- Em không xem anh là bạn của em sao?
Anh vẫn là bạn của em. Nhưng...
- Nhưng sao? Đừng thế, Hạnh Chi à!
- Anh mong là sẽ giúp gì dược cho em.
Hạnh Chi lắc đầu:
- Anh chẳng giúp gì được em mô. Người ta đồn đãi, anh không tránh xa em à?
Lãm Khương nhíu mày:
- Tại sao phải tránh xa em?
- Em bị đuổi việc cả thành phố Huế này đều biết. Em xấu hổ biết bao.
Lảm Khương đã biết điều này. Anh nghĩ đó cũng là nguyên nhân khiến Hạnh Chi tránh mặt anh.
Lãm Khương không hiểu sao chuyện đó lại xảy ra với Hạnh Chi. Anh không tin Hạnh Chi làm chuyện đó, cũng như Khải Danh đã từng khẳng định:
- Em biết là chị Hạnh Chi chẳng làm điều bậy bạ xấu xa đó.
Lãm Khương nhẹ giọng an ủi Hạnh Chi:
- Em đừng quá căng thắng vì chuyện đó.
Giọng Hạnh Chi đầy ray rứt:
- Cũng vì chuyện đó mà mạ em trở bệnh nặng thế này. Mạ bảo em làm bại hoại gia phong hoàng tộc.

- Em đừng nhắc đến chuyện này nữa.! Hãy nghĩ đến những chuyện của em?

- Tại mạ em buồn nên nói thế chứ không phải tại em đâu.

- Ai cũng kết tội em, em chẳng thanh minh được.

- Em chắng có tội gì đâu.
- Anh nói rứa chứ không ai tin em cả.
Lãm Khương nói nhanh:
- Anh tin em!
Hạnh Chi chùng giọng:
- Em mang tai tiếng. Anh hãy tránh xa em đi!
- Em đừng nói thế Hạnh Chi.
- Thật đó! Anh là một tiến sĩ danh tiếng tài giỏi, em không muốn liên lụy đến anh.
Lãm Khương cười nhẹ tênh:
- Em chẳng làm liên lụy gì đến anh cả. Anh sẽ tìm hiểu kỹ chuyện này cho em.
Hạnh Chi ngăn Lãm Khương:
- Đừng anh ạ! Em không muốn làm phiền đến anh.
- Anh phải làm cho ra lẽ để đòi công bằng cho em.
- Công bằng mà làm gì? Hạnh Chi đã chán nản, buồn bã tột cùng. Bị vu cho làm một việc khủng khiếp, Hạnh Chi tưởng chừng như đất trời sụp đổ.
Tiếng oan như quả bom nổ chôn vùi Hạnh Chi cô không thể gượng dậy được, chỉ muốn buông xuôi.
- Chẳng có công bằng gì đâu anh.
- Anh sẽ nhờ ban lãnh đạo dàn nhạc xét lại.
- Xét gì nữa, em đã có quyết định nghỉ việc lâu nay.
- Em có giải thích với ban lãnh đạo không?
- Có, nhưng chẳng ai nghe em.
Lãm Khương thắc mắc. Tại sao ban lãnh đạo dàn nhạc không suy xét ngọn ngành.
Hạnh Chi là cô gái đoan trang thì đâu thể làm những chuyện trái đạo đức.
Chắc có ai muốn hại cô.
- Em có làm gì va chạm với ai không?
- Có ai ghét bỏ?
Hỏi xong Lãm Khương lại thầm nhủ:
Hạnh Chi là cô gái Huế dịu đàng hiền hậu có làm gì động chạm đến ai?
Không thể có người nào hãm hại Hạnh Chi.
Hạnh Chi lắc đầu trá lời:
- Em nghĩ em không làm gì mà bị ghét bỏ?
Rồi cô buông giọng than vãn:
- Nhưng ở đời lại có những chuyện xảy ra mà mình không ngờ được.
Lãm Khương quả quyết:
- Anh nhất định phải làm sáng tỏ vụ này cho em.
Chẳng biết Lãm Khương làm sáng tỏ bằng cách nào, Hạnh Chi khẽ bảo:
- Em không nghĩ gì đến bản thân em nữa chỉ mong mạ em qua cơn bệnh ngặt nghèo này.
Lãm Khương vội vã:
- Anh phải gặp giám đốc bệnh viện để hỏi vế tình hình của mạ em.
Nói xong, Lãm Khương hối hả đi ngay.
Các bác sĩ của bệnh viện Huế định đưa bà Hạnh Phương vào viện tim ở Sài Gòn phẫu thuật gấp.
Hạnh Chi nghe tin mà rụng rời tay chân:
- Mạ phải vào Sài Gòn phẫu thuật tim ư? Ôi! Tính răng đây?
Đặt tay lên vai Hạnh Chi, Lãm Khương trấn an cô:
- Đừng quá lo lắng? Anh sẽ cùng em đưa bác gái vào viện tim. Anh đã gọi điện cho bạn thân của anh là bác sĩ Khiết An rồi.
Ngừng một chút, Lãm Khương giới thiệu thêm:
- Khiết An trưởng khoa phẫu thuật mới du học từ Paris về có người quen, em cứ yên tâm.
Làm sao mà Hạnh Chi yên tâm. Hạnh Chi băn khoăn nhất là chi phí, lấy tiền đâu mà trang trải. Nhưng tính mệnh của mẹ là quan trọng. Mẹ phải được phẫu thuật tim gấp. Mẹ cần phải được bình phục Thấy Hạnh Chi còn đđng tần ngần Lãm Khương giục:
- Đừng chần chừ nữa em hãy chuẩn bị đưa bác lên đường ngay!
Hạnh Chi nói nhanh:
- Để em báo Khải Danh chuẩn bị một ít tiền.
Lãm Khương ôn tồn bảo:
- Được rồi, để anh gọi bảo Khải Danh cho.
Thật ra, Lãm Khựơng đã lo liệu rồi?
Hai người cùng nhanh chóng đưa bà Hạnh Phương vào Sài Gòn.
Bác sĩ Khiết An trực tiếp phẫu thuật cho bà Hạnh Phương cùng ê- kíp bác sĩ của khoa phẫu thuật.
Sau khi mổ, tình hình sức khỏe của Hạnh Phương dần dần ổn định, bà vẫn phải nằm lại viện tim để các bác sĩ theo dõi.
Ca phẫu thuật thành công, bà Hạnh Phương đã qua cơn nguy kịch, Hạnh Chi mừng rỡ khôn cùng.
Cô rối rít cám ơn bác sĩ Khiết An:
- Cám ơn bác sĩ rất nhiều! Bác sĩ đã cứu sống mẹ tôi.
Môi Khiết An nở nụ cười tươi, nụ cười thật dễ mến:
- Có gì đâu. Đó là nhiệm vụ của bác sĩ đối với bệnh nhân.
Khiết An là một bác sĩ trẻ, năng nổ, nhiệt tình có tài năng, anh luôn nghiên cứu tìm tòi học hỏi. Khiết An chuyên khoa về tim nên Lãm Khương đã nhờ anh chữa trị cho bà Hạnh Phương.
Khiết An nói thêm với Hạnh Chi:
- Tình trạng của bác nhà phẫu thuật xong là ổn định.
- Cũng nhờ bác sĩ dã phẫu thuật kịp thời cho mạ tôi.
Khiết An mỉm cười ân cần:
- Nhờ cô và Lãm Khương đưa bác vào đâyphẫu thuật kịp thờ!. Mà không phải mình tôi đâu, cả một ê- kíp bác sĩ.
Hạnh Chi nhũn nhặn:
- Nghe anh Lãm Khương giới thiệu bác sĩ phẫu thuật là bạn thân của anh ấy, tôi rất mừng.
Khiết An bọc bạch:
- Được phẫu thuật cho người nhà của Lãm Khương, tôi cũng rất vui.
Vẫn còn điều áy náy trong lòng mà Hạnh Chi phải nói ra:
- Mẹ tôi phẫu thuật và nằm viện, bao chi phí mà tôi chưa trang trải.
Bác sĩ Khiết An cười nhẹ tênh:
- Cô yên tâm đi! Việc này, tôi và Lãm Khương đã lo liệu.
Hạnh Chi khổ sở kêu lên:
- Ôi! Để cho anh và anh Lãm Khương lo toàn bộ chi phí, tôi thật có lỗi.
Khiết An vội giải thích:
- Chúng tôi vận động được sự ủng hộ giúp đỡ của các nhà tài trợ và Hội Chữ thập đỏ.
Công lao của bác sĩ và anh Lãm Khương quá lớn, tôi không biết nói răng cho hết.
- Rứa thì đừng nói em à Lãm Khương xuất hiện nhại giọng Huế của Hạnh Chi. Rồi anh bắt tay Khiết An:
- Cám ơn mày nhiều lắm, Khiết An.
Khiết An cười, lắc lắc tay Lãm Khương:
- Thôi đi ông, đừng có khách sáo!
Quay sang Hạnh Chi, Khiết An bảo:
- Cô dừng bận tâm gì cả! Hãy lo chăm sóc bác chu đáo, để bác mau chóng bình phục.
Lãm Khương tiếp lời Khiết An:
- Mẹ mau bình phục để còn về Huế đấy, Hạnh Chi ạ.
Về Huế! Ôi, cố đô mến thương! Nỗi xót xa dâng lên, Hạnh Chi cố giấu tiếng thở dài. Về Huế lại nghĩ đến chuyện bị đuổi việc mà buồn chông chênh.
Vô tình không thấy sự trầm tư nơi Hạnh Chi, Khiết An hồ hởi bảo:
- Hôm nào hai người về Huế cho tôi tháp tùng tham quan cố đô để chiêm ngưỡng lăng tẩm đền đài.
Vỗ vai Khiết An, Lãm Khương ân cần nhưng chính anh là người dân xứ Huế.
- Hôm nào mày sẽ trở thành một du khách tha hồ mà tham quan xứ Huế.
Đưa mắt nhìn bạn, Khiết An pha trò hóm hỉnh:
- Còn ông, trở thành con dân xứ Huế rồi có làm hướng dẫn viên du lịch cho tôi được không?
Lãm Khương cười lại bằng mắt với Khiết An:
- Tao sẽ đưa mày đi dạo cầu Trường Tiền ngắm dòng Hương Giang.
Khiết An tinh quái đáp:
- Dạo cầu Trường Tiền để đành cho ông đi với người yêu chứ tôi chen vào mà làm chi.
Hai người đàn ông cùng cười vang. Lãm Khương liếc nhìn Hạnh Chi. Có phải Hạnh Chi đang nhớ đến sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền?
Lãm Khương cũng không bao giờ quên được cầu Trường Tiền buổi chiều hôm ấy.
Đã gắn bó với Huế, chia tay Huế rồi nhưng Lãm Khương trở lại Huế. Vì đâu mà anh trở lại Huế?
Thấy Lãm Khương và Hạnh Chi im lặng nhìn nhau, Khiết An lịch sự rút lui.
Trước khi đi, anh dặn dò Hạnh Chi cẩn thận:
- Cô nhớ cho bác uống thuốc đầy đủ nhé! Hãy theo dõi kỹ mọi diễn biến có gì thì báo ngay cho tôi.
Rồi anh hóm hỉnh nói thêm:
- Trái tim coi vậy chứ phức tạp lắm.
Lãm Khương gật đầu tán thành:
- Đúng! Trái tim con người phức tạp lắm.
Hai người hiểu ý cười vang.
Sau khi Khiết An rời khỏi phòng, bà Hạnh Phương thức đậy. Hạnh Chi cho mẹ ăn cháo, uống thuốc.
Hạnh Chi và Lãm Khương trò chuyện về bà một lúc. Bà thấy hơi mệt và ngủ thiếp đi.
Hai người ngồi trên chiếc băng đá bên ngoài phòng của bệnh nhân. Đan hai bản tay vào nhau, Hạnh Chi nhẹ giọng:
- Anh và bác sĩ Khiết An lo cho mạ em nhiều quá.
Lãm Khương cười ôn hòa:
- Có gì đâu em. Lo cho bệnh cho mẹ em là điều quan trọng. Anh đã bỏ cả công việc ở ngoài Huế để vào đây giúp em.
Lãm Khương nói cho Hạnh Chi yên lòng:
- Tình hình của bác tạm ổn thì anh sẽ trở về Huế tiếp tục công việc.
Hạnh Chi hỏi dồn:
- Khi mô anh về Huế?
- Nay mai.
Trả lời Hạnh Chi nhưng Lãm Khương không yên lòng:
- Một mình em ở lại đây, anh hơi lo.
- Không có chi mô, em lo liệu được mà.
- Thôi cũng được, anh sẽ dặn Khiết An, nó sẽ theo dõi cho bác chu toàn.
Lãm Khương phải về Huế vì có bao nhiêu việc cần giải quyết. Nhất là chuyện của Hạnh Chi. Hàm oan hay có thật, Lãm Khương phải làm sáng tỏ.
Rồi Lãm Khương ân cần nói với Hạnh Chi như một người nhà:
- À! Có cần để anh bảo Khải Danh vào với em. Cậu ấy gọi điện hoài đấy.
Hạnh Chi lắc đầu:
- Thôi, để nó ở ngoài ấy đi tour du lịch. Công việc của nó cũng bề bộn. Hôm mạ mổ, cả Khải Danh và Hạnh Thơ cũng đã vào rồi.
Từ Huế vào đây thật tốn kém. Một mình Hạnh Chi chăm sóc mẹ, gánh vác hết cho hai đứa em. Vả lại, cả Hạnh Thơ và Khải Danh đều đang có việc làm.
Chỉ mình Hạnh Chi thật tội nghiệp, cô bị đuổi việc, và càng không muốn làm tiếp viên karaoké ở nhà hàng Mây Hồng nữa. Nhớ lại mấy tấm ảnh mà Hạnh Chi không khỏi rùng mình. Ảnh từ đâu ra, cô có bao giờ chụp ảnh chung với gã hàn Quốc Chang- Hu đâu.
Muốn quên mà Hạnh Chi vẫn nhớ. Bất giác, cô thốt lên hỏi Lãm Khương:
- Anh Lãm Khương nì! Em mô có chụp ảnh với gã Hàn Quốc Chang- Hu, sao có ảnh dính chung được?
Lãm Khương ngạc nhiên:
- Gã Chang- Hu nào?
- Đó là một người Hàn Quốc đi chung với cô gái Việt lai Pháp đến nhà hàng karaoké Mây Hồng. Cô gái ấy sai khiến bắt em phục vụ đủ điều Chú ý lắng nghe, Lãm Khương bỗng hỏi:
- Cô gái Việt lai Pháp à? Cô ta thế nào?
Hạnh Chi tả hình dáng Kiều Hân và kể mọi chuyện cho Lãm Khương nghe.
Lãm Khương nhíu mày nghĩ ngợi:
Chẳng lẽ Linda Kiều Hân? Cô ta đã sang Huế ư?
- Để làm gì? Cô ta lại đi với gã Chang- Hu Hàn Quốc à? Sao có chuyện lạ thế?
Lãm Khương lại hỏi:
- Cô gái Việt lai Pháp đó tên gì, em có biết không?
- Em không biết. Cô ta chỉ giới thiệu gã Hàn Quốc tên Chang- Hu là một doanh nhân chồng của cô ta.
- Thế à!.
Hạnh Chi trả lời rồi nêu thắc mắc:
- Em có làm gì đâu mà cô ta rất ghét. Mỗi lần đến nhà hàng Mây Hồng là sai bảo hạch hỏi em đủ điều. Bắt em phải phục vụ chứ không chịu ai cả.
- Lạ nhỉ!
Vậy là những điều Lãm Khương đự đoán là đúng. Có người không thích Hạnh Chi, ghét cô và hại cô. Tại sao nhỉ? Có phải Kiều Hân? Lãm Khương không muốn nghĩ đến điều này, mong nó không phải là sự thật. Nhưng biết đâu Kiều Hân cũng quá quắt lắm. Cô vẫn hay về Việt Nam. Có lẽ Lãm Khương phải bay về Huế ngay.
Hạnh Chi chép miệng nói như than:
- Em cứ thắc mắc mãi không hiểu tại sao lại có chuyện như thế.
Lãm Khương buông câu nhận định:
- Như vậy là họ đã không thích em nên tìm cách hãm hại.
Hạnh Chi ngây thơ lắc đầu:
- Em có làm gì họ mô!
- Nhiều khi người ta ghét nhau vì danh tiếng.

- Anh mới có danh tiếng chứ em chỉ là con bé vô danh.
Nếu là Kiều Hân thi Lãm Khương phải biết cô hại Hạnh Chi vì lý do gì?
Lãm Khương hứa hẹn:
- Anh sẽ tìm hiểu chuyện này. Có chứng cớ rõ ràng, anh sẽ báo cho ban lãnh đạo đàn nhạc biết.
Hạnh Chi mong là Lãm Khương làm sáng tỏ vấn đề để danh dự cô được phục hồi.
- Em bị vu oan.
- Anh biết.
- Chỉ có anh mới là tin em.
Phải! Chỉ có Lãm Khương là tin Hạnh Chi trong sáng. Anh dựa vào trực giác vào nề nếp phong cách Tôn Nữ của cô.
Vừa làm thủ tục xuất viện cho bà Hạnh Phương xong, Hạnh Chi gặp Lam Mỹ. Cô ngạc nhiên quá đỗi:
- Lam Mỹ sao vào đây?
Lam Mỹ rầu rầu nét mặt:
- Thằng bé mới ba tháng tuổi đã bị tim bẩm sinh nên ta đến đây.
- Khang Vỹ đâu có vào đây với mi không?
Lam Mỹ nhăn mặt ấm ức:
- Đừng nhắc đến hắn nữa, ta đang tức cành hông đây.
Hạnh Chi nhìn Lam Mỹ một cách quan tâm:
- Có chuyện gì xảy ra vậy?
Lam Mỹ kéo Hạnh Chi ra ngoài. Cả hai cùng ngồi trên chiếc ghế đá. Lam Mỹ ngậm ngùi kể:
- Ta đâu ngờ Khang Vỹ là một chuyên viên âm nhạc dỏm. Hắn mô có tài giỏi như anh Lãm Khương.
Hạnh Chi buột miệng:
- Không nghiên cứu âm nhạc thì thôi làm chuyện khác, mở nhà hàng cũng được rồi.
Lam Mỹ uất ức kể tiếp:
- Phải chi hắn làm chuyện khác tốt đẹp thì ta đâu có tức. Đằng này, hắn mượn danh tiếng nghiên cứu âm nhạc nhẹ ở các nước Châu Á để buôn lậu, kinh doanh thân xác phụ nữ.
Hạnh Chi thảng thốt:
- Trời ơi!
- Mi thấy đó hắn thường xuyên vắng nhà bỏ mình ta quản lý nhà hàng. Phát hiện ra điểu này. ta sợ quá âm thầm bỏ trốn vào Sài Gòn với thằng bé.
Cũng may Hạnh Chi không còn làm ở nhà hàng Mây Hồng nữa. Cô nói với Lam Mỹ mà như nói với chính mình:
- Thoát được hắn là mừng rời, không dính đến công việc của hắn là mừng rồi.
Lam Mỹ thở than:
- Nhưng khổ nỗi thằng bé bị bệnh tim bẩm sinh phải đưa vào đây điều trị.
Mắt Hạnh Chi sáng lên giới thiệu:
- Mi gặp bác sĩ Khiết An chưa? Anh ấy giỏi lắm, anh ấy mổ cho mạ ta đó.
Khiết An là bạn của anh Lãm Khương.
Lam Mỹ gật đầu:
- Gặp rồi. Anh Khiết An cũng làm bạn thân của Nam Khánh ngày xưa. Hai người thân lắm.
- Anh Khiết An có nói tình hình thằng bé thế nào không? Điều trị thế nào?
- Anh Khiết An bảo điều trị tạm thời rồi sẽ phẩu thuật tim cho cháu bé. Ta lo quá!
Hạnh Chi động viên Lam Mỹ:
- Cứ phẫu thuật cho con đi để nó mau lành bệnh. Bác sĩ Khiết An mổ có kết quả lắm. Mạ ta đã bình phục rồi.
Dì Hạnh Phương khỏe hần rồi hỉ? Cho tao gửi lời thăm dì!
Hạnh Chi đặt tay lên vai bạn:
- Cố gắng lo cho con nhé. Ta tiếc là không giúp gì được cho mi.
Lam Mỹ tỏ vẻ thông cẩm:
- Mi lo cho dì Hạnh Phương đã mệt phờ rồi.
- Cũng nhờ bác sĩ Khiết An. Mi cứ yên tâm, anh ấy rất nhiệt tình.
- Tao biết? Khi mô mi về Huế?
- Ta thu xếp đưa mạ về ngay.
Lam Mỹ trầm giọng ưu tư:
- Còn ta chắc sẽ không về Huế.
Hạnh Chi động viên:

- Con điều trị khỏe mạnh rồi thì về chứ.
- Thôi, về sợ gặp Khang Vỹ lắm.
- Mi cũng nên tránh gặp Khang Vỹ. Nhớ là đừng kể việc gặp ta nhé!
- Ta biết!
Chia tay Lam Mỹ mà lòng Hạnh Chi ngậm ngùi thương bạn.
Lam Mỹ đã rời bỏ Khang Vỹ, một mình ôm con nhỏ vào Sài Gòn, đứa con lại bị bệnh, Lam Mỹ phải xoay xở ra sao đây.
Những tưởng Lam Mỹ sẽ mãi hạnh phúc bên Khang Vỹ. Họ đến thật nhanh và cũng kết thúc thật nhanh. Tội cho Lam Mỹ!
Lam Mỹ không dám sống với Khang Vỹ, không dám gặp Khang Vỹ nữa.
Khang Vỹ buôn lậu và kinh doanh thân xác phụ nữ, chắc chắn là buôn người qua biên giới.
Khang Vỹ đã vi phạm pháp luật trầm trọng. Lam Mỹ âm thầm tránh xa chứ không dám tố giác Khang Vỹ. Khang Vỹ làm điều sai trái Lãm Khương có biết khộng?
Hai người là bạn thân mà Hạnh Chi thấy rất khác xa nhau. Ở Khang Vỹ có điều gì đó mà ngay từ đầu cô đã thấy không ổn. Có lẽ Lam Mỹ đã nhầm lẫn. Và giờ đây Lam Mỹ phải trá giá cho sự lầm lẫn của mình.
Hạnh Chi chỉ cờn biết cầu mong cho thằng bé con Lam Mỹ bình yên khỏe mạnh. Lam Mỹ sẽ cùng con trai vượt qua bao khó khăn trở ngại của cuộc đời.
Dùng thủ đoạn gởi mấy tấm ảnh chụp Chang- Hu và Hạnh Chi để tố cáo hành vi xấu xa của Hạnh Chi với ban lãnh đạo dàn nhạc, Linda Kiều Hân rất hả hê. Hạnh Chi bị đuổi việc, Kiều Hân còn hả hê hơn nữa.
Sau khi bị đuổi, việc Hạnh Chi cũng không đến nhà hàng karaoké Mây Hồng nữa. Tên thám tử giả Út Lé (giả mà đượe việc) đã mất dấu Hạnh Chi. Tên Út Lé có tiền nên ngày càng hút chích xì ke nhiều hơn, quên cả việc theo đõi Hạnh Chi. Kiều Hân tức khí không thuê Út Lé nữa.
Kiều Hân đi chơi với Chang- Hu nhiều hơn. Cô thăm dò vả được biết Hạnh Chi đưa mẹ đi Sài Gòn chữa bệnh. Nghĩ là Lãm Khương đi cùng, Kiều Hân dịnh bay vào Sài Gòn bất quả tang hai người.
Không ngờ lúc đến sân bay, Kiều Hân gặp Lãm Khương.
- Ồ! Anh Lãm Khương! Anh ở Sài Gòn ra phải không?
Một thoáng ngạc nhiên khi thấy Linda Kiều Hân nhưng rồi Lãm Khương không ngạc nhiên nữa.
Lãm Khương đưa mắt nhìn Kiều Hân từ đầu đến chân. Cô người mẫu thời trang ăn mặc rất đúng thời trang. Bộ váy áo được thiết kế thật kỳ dị, lẽ ra chỉ mặc trên sân khấu biểu diễn, nhưng Kiều Hân mặc giữa chỗ đông người.
Kiều Hân nũng nịu:
- Anh không mừng khi gặp em à? Em đã đến Huế...
Kiều Hân đã đến Huế. Vậy là đúng Kiều Hân đã gặp Hạnh Chi và hại Hạnh Chi.
Lãm Khương nghiêm giọng hỏi:
- Cô mới đến Huế hay đến hồi nào?
Kiều Hân kiêu hãnh:
- Em đến mấy tháng, sau khi anh đi đó.
Mặt Lãm Khương sa sầm xuống:
- Cô theo dõi tôi à?
Kiều Hân õng ẹo:
- Em muốn ở gần bên anh. Đi anh, mình về nhà trọ của anh đi!
Không thể đưa Kiều Hân về nhà trọ, Lãm Khương lặng thinh. Anh đang bực dọc vì nghĩ đến việc Kiều Hân đã làm. Chỉ nghi ngờ thôi nhưng bây giờ anh biết là chính xác.
Thấy Lãm Khương im lặng, Kiều Hân rủ rê:
- Hay là mình về khách sạn đi anh, em có bao điều muốn nói với anh.
Không thể né tránh cuộc tiếp xúc với Kiều Hân, Lãm Khương đành tìm một quán vắng vẻ.
- Chúng ta vào quán giải khát trò chuyện.
Kiều Hân mừng rơn nhưng trề môi phụng phịu.
- Vào quán cóc này à?
Lãm Khương nhăn mày:
- Quán nào mà chẳng được.
Kiều Hân mè nheo:
- Vào đây giải khát rồi về nhà trọ của anh nghe.
Lãm Khương lắc đầu:
- Tôi chẳng có nhà trọ nào cả.
- Đừng tưởng em không biết nhà trọ của anh nghe.
Kiều Hân đãi giọng khẳng định rồi hạch hỏi:
- Anh không còn ở chỗ đó à? Dời đến lâu đài rêu phong mục nát của cô Tôn Nữ chơi đàn nhạc lễ trá hình rồi chứ gì?
Lãm Khương ngầu mặt:
- Cô nói cái quái gì vậy?
Không trả lời, Lãm Khương ung dung vào quán.
Hai người ngồi đối diện nhau, Lãm Khương gọi nước, Câu nói của Kiều Hân khiến anh khó chịu vô cùng. Anh biết cô nói thế với ý gì nhưng cũng muốn phớt lờ luôn.
Kiều Hân vừa nhâm nhi ly sô- đa chanh vừa buông một câu rất thản nhiên:
- Em biết anh giả vờ sang đây công tác vì lý do gì rồi.
Lãm Khương hầm hừ:
- Đó là chuyện riêng của tôi.
- Nhưng có liên quan đến em.
- Liên quan gì?
Kiều Hân nói như khiêu khích:
- Anh là vị hôn phu của em, em phải biết mọi chuyện chứ.
Rồi cô giở giọng trách móc Lãm Khương:
- Chúng ta sắp kết hôn rồi mà anh cứ bỏ em đi hoài.
Lãm Khương thẳng thắn:
- Tôi chưa đặt vấn đề kết hôn.
Kiều Hân xụ mặt nhắc nhở:
- Mẹ anh và mẹ em đã bàn ngày đính hôn rồi, anh đừng có quên.
- Tôi còn đi công tác lung tung chưa ổn định cuộc sống, tôi chưa nghĩ đến việc đính hôn.
Kiều Hân lừ mắt:
- Anh khéo kiếm chuyện! Sao anh không nói điều này cho mẹ anh biết. Bà đã chọn ngày đính hôn của chúng ta rồi.
Lãm Khương khắng định:
- Chuyện hôn nhân của tôi do tôi quyết định, mẹ tôi không có can thiệp.
Kiều Hân nhìn Lãm Khương cất giọng phàn nàn:
- Lúc trước anh đâu có nói như thế này. Bây giờ anh đã thay đổi rồi.
- Tôi không thay đổi gì cả:
Kiều Hân xẵng giọng:
- Anh đã có một bóng hình khác. Anh đừng có chối!
Lãm Khương chẳng giải thích điều gì, trong khi Kiều Hân tiếp tục quả quyết:
- Anh tưởng em không biết à? Cô ta chỉ là Tôn Nữ giả đanh trá hình, thực chất là tiếp viên kalaoké. Anh thừa biết mấy cô tiếp viên làm gì ở trong phòng vắng rồi.
Lãm Khương nhíu mày nghiêm giọng:
- Cô đừng đánh giá sai lầm người khác.
- Em ư? Chính anh mới sai lầm đó. Anh mê đắm chạy theo cô ta đấy!
- Cô đừng nói năng bừa bãi!
Kiều Hân cáu kỉnh gay gắt:
- Em nói sự thật. Anh đã mê cô tiếp viên Hạnh Chi. Anh dám từ bỏ Paris hoa lệ để đến đây với cô ta. Còn chối à?
Lãm Khương bực dọc.
- Chuyện riêng của tôi cô đừng xen vào?
Kiều Hân hếch mũi lên làm điệu:
- Em phải bảo vệ tình yêu và cuộc hôn nhân của em. Em không thể cho cô ả nào nhảy vâo chiếm anh đâu.
- Cô nói thật lạ.
- Lạ gì đâu! Em yêu anh nên phải giữ.
Lãm Khương hừ giọng:
- Cô giữ tôi à? Không đễ đâu!
Kiều Hân nhìn Lãm Khương đầy vẻ tự hào:
- Em đã sang đây giữ anh đây này.
Lãm Khương tròn mắt:
- Hừm!
Kiều Hân cười khúc khích:
- Anh đừng mong trốn thoát khỏi em.
Lãm Khương cau mày hỏi:
- Cô sang đây để theo dõi tôi à?
Đôi mắt xanh ánh lên vẻ kiêu hãnh thích thú:
- Không theo dõi làm sao biết được từng hành động của anh, Anh đã cặp bồ với cô tiếp viên Hạnh Chi.
Lãm Khương bỗng nói như phân trần:
- Chúng tôi chỉ là bạn.
Đôi môi đỏ mọng cong cớn:
- Hứ! Ai tin tình bạn của hai người. Anh ngụy biện chẳng được đâu. Hai người gắn bó đến thế nào em biết hết. Anh lo cho cô ta từng chút.
Lãm Khương cau mày phê phán:
- Cô thật là lố bịch!

- Anh cặp bồ với cô ta mới lố bịch chẳng lẽ anh không biết cô ta tiếp khách hát karaoké? Không chỉ có hát không đâu.
- Cô thật là hồ đồ!
Kiều Hân đáp tỉnh bơ:
- Em thấy hết, biết hết, có đầy đủ chứng cớ nghe.
Những lời này như đã thể hiện những điều nghi vấn của Lãm Khương là đúng. Anh buột miệng, khô khốc:
- Cô xử sự như một người vô văn hóa?
Kiều Hân hỏi lại:
- Anh nói gì?
- Chính cô đã dùng thủ đoạn để hại người khác.
- Em không hại ai cả.
- Cô đã làm gì tự cô biết.
- Em chỉ giữ anh thôi.
Lãm Khương bực dọc:
- Tôi đâu phải đứa trẻ hay món đồ mà cô đòi giữ?
Ngả đầu lên vai Lãm Khương, Kiểu Hân mỉm cười:
- Của trời cho thì phải giữ.
Nhớ chuyện Hạnh Chi, Lãm Khương nghiêm mặt:
- Cô không được vu oan, hãm hại người khác.
Kiều Hân thản nhiên:
- Em chỉ cảnh cáo thôi. Ai bảo cô ta cặp bồ với anh.
- Cô thừa nhận cô dã vu oan cho Hạnh Chi?
Kiều Hân vặn lại:
- Anh thừa nhận anh đã cặp bồ với cô ta?
- Cô đừng có đổ cho tôi, chính cô đã kiếm cớ vu oan cho Hạnh Chi.
Kiều Hân như xác nhận:
- Tôi chỉ muốn mọi người biết rõ về đạo đức của cô ta. Và muốn cô ta phải xa anh.
- Thật lố bịch!
Hiểu Lãm Khương nói ai nhưng Kiều Hân tỉnh bơ:
- Cô ta lố bịch như thế, anh phải tránh xa.
Lãm Khương nhăn mặt:
- Tôi nói cô đấy chứ!
Kiều Hân hừ giọng:
- Em à? Không đâu? Cô ta mới lố bịch.
Cùng một lúc cặp bồ với nhiều người. Tưởng con gái Huế hiền dịu, cô ta bám theo anh và chức tiến sĩ đầy danh vọng của anh và tiền bạc của anh đó.
Ném cho Kiều Hân mợt tia nhìn nảy lửa, Lãm Khương gắt:
- Cô im đi?
Kiều Hân cười cầu hòa.
- Anh hãy cùng em trở về Paris tổ chức lễ đính hôn.
Lãm Khương lắc đầu - Tôi còn công tác ở Huế.
- Anh chắng có công tác gì cả, chẳng qua vì cô Tôn Nữ trá hình đó thôi.
- Tôi cấm cô nói Hạnh Chi như thế.
- Hứ! Tốt đẹp gì thứ con gái làm tiếp viên karaoké. Cô ta bị đuổi việc ở dàn nhạc lễ rồi. Cho đáng!
Cơn giận phừng lên, cố nén lắm Lãm Khương mới không tát tai Kiều Hân.
Bàn tay anh giơ lên và buông thõng. Anh nhìn Kiều Hân mà cảm thấy ngở ngàng xa lạ. Sao anh có thể quen và thân thiết với cô gái lai này? Kiều Hân xinh đẹp mà sao lòng đạ cô hẹp hòi đen tối qúá! Dằn vặt bức bối, Lâm Khương vừa truy ván Kiều Hân, vừa khắng định:
- Chính cô làn cho Hạnh Chi bị đuổi việc chứ gì?
Giọng Kiều Hân tỏ vẻ khiêu khích:
- Em à? Em có khả năng đó ư?
- Cô làm gì thì cô biết quá rõ hơn ai?
Hất đầu, Kiều Hân buột miệng nói một cách điềm tĩnh:
- Em làm thì sao? Chủ yếu là em muốn cô ta phải xa anh. Em cần phải bảo vệ cuộc hôn nhân của mình.
Lãm Khương bực đọc:
- Bịa chuyện, vu khống cho người khác là một tội ác, cô có biết không?
Kiều Hân nhún vai:
- Gì mà dữ vậy anh?
Lãm Khương đứng dậy, giọng dứt khoát:
- Cô phải làm sao trả lại sự công bằng trong sạch cho Hạnh Chi.
- Trong sạch nhỉ? Đừng tưởng cô ta trong sạch không có gì, mấy tấm ảnh quá rõ.
Lãm Khương buông gọn:
- Ảnh của cô đấy!

Nói rồi, anh trả tiền nước và đi thẳng. Kiều Hân tức ấm ức chạy theo anh.
Nhưng rồi một ý nghĩ lóe lên, cô quyết định trở về Paris.
Chương 9
Trở về Paris, Kiều Hân lu loa với bà Tịnh Thủy:
- Sắp tới ngày đính hôn rồi mà anh Lãm Khương vẫn còn ở Việt Nam, bác gọi anh ấy về đi bác.
Bà Tịnh Thủy phân vân:
- Nó còn đang công tác mà.
Kiều Hân hạ giọng thông báo.
- Công tác gì đâu bác ơi! Anh Lãm Khương mê cô tiếp viên karaoké đội lốt một Tôn Nữ chơi đàn dân tộc.
Bà Tịnh Thủy nhìn Kiều Hân hỏi dồn:
- Có chuyện đó sao?
Kiều Hân quả quyết:
- Đúng là như vậy! Bác hãy sang Huế ngay để chứng kiến cảnh đó. Anh Lãm Khương mê cô ả ngày nào cũng đến nhà hàng karaoké.
Mặt muốn tái đi, bà Tịnh Thủy thật sự nổi giận, giọng lắp bắp:
- Thằng Lãm Khương làm chuyện đó ư? Còn gì là một tiến sĩ danh giá.
Mỉm cười đắc thắng vì đã tố cáo được Lãm Khương với bà Tịnh Thủy, Kiều Hân còn kể thêm:
Con đến Huế tìm anh Lãm Khương mới biết rõ mọi chuyện. Anh ấy giả vờ nói đi công tác đấy thôi.
Bà Tịnh Thủy lo lắng:
- Nó sống với cô ta ư?
Giọng Kiều Hân đầy vẻ kiêu hãnh:
- Con ngăn chận làm dữ, cô ta không tấn công được. Nhưng anh Lãm Khương thì mê tít nó, nói không được.
Bà Tịnh Thủy thở phào nói nhanh:
- Như vậy cũng chưa sao. Bác sẽ gọi Lãm Khương trở về tổ chức gấp.
Kiều Hân sung sướng ngả đầu vào vai bà Tịnh Thủy:
- Bác ơi! Tổ chức cưới luôn.
- Cưới luôn à.
- Cưới luôn thì con mới giữ chân anh ấy ở lại Pháp:
Bà Tịnh Thủy tán thành:
- Ừ, cưới luôn chứ bác cũng chẳng muốn nó đi nữa.
Linda Kiều Hân bẽn lẽn ra vẻ rụt rè nói với bà Tịnh Thủy:
- Bác đừng la con? Để giữ chặt anh Lãm Khương con phải sống chung. Con có thai rồi nên con muốn cưới gấp:
Bà Tịnh Thủy lắc đầu nhưng không thể trách Kiều Hân. Bà quen nề nếp Á Đông, còn Kiều Hân là cô gái rất phóng túng.
- Được rồi, để bác!
Mừng thầm trước lời hứa hẹn của bà Tịnh Thủy, chỉ cần cô tung tin có thai giả là Kiều Hân lôi kéo được bà Tịnh Thủy.
Và cô cũng nhất quyết lôi kéo Lã m Khương về Với mình.
Kiều Hân đi về thì bà Tịnh Thủy gọi điện đường dài cho Lãm Khương ngay:
- Con hãy thu xếp trớ về Paris ngay!
- Không được mẹ à. Con còn công việc.
- Chắng công việc nào quan trọng hơn việc hôn nhân của con. Con về làm lễ đính hôn gấp.
Biết Kiều Hân đã vu oan làm hại Hạnh Chi, Lãm Khương thẳng thừng hủy bỏ lễ đính hôn.
- Con không tổ chức lễ đính hôn với Kiều Hân đâu.
- Vậy là những lời của Kiều Hân đều đúng.
- Mẹ đừng có tin Kiều Hân.
- Sao không tin. Kiều Hân bảo con mê cô gái tiếp viên nào đó.
Lãm Khương bực dọc:
- Đừng nói chuyện này mẹ ạ.
- Chuyện của cơn mà.
- Có chuyện gì, con sẽ bàn với mẹ.
- Như vậy là con không về?
- Con chưa về được.
Bà Tịnh Thủy bực dọc vô cùng. Đúng là Lãm Khương có vấn đề. Về tính chuyện hôn nhân mà cứ né tránh.

- Tại sao con cứ đòi ở. Việt Nam mãi vậy?
Lãm Khương cười cầu hòa:
- Con có việc mà mẹ.
- Công việc làm cả đời. Con có thể thu xếp ngưng lại về đây lo chuyện hôn nhân trước đã.
Bà Tịnh Thủy tin rằng khi đã bị hôn nhân ràng buộc thì Lãm Khương không còn thích đi làm lung tung nữa.
Lãm Khương buông một câu chắc nịch:
- Cuộc hôn nhân của con, con lo. Mẹ đừng bận tâm!
Rồi anh dặn dò:
- Mẹ hãy giữ gìn sức khỏe nghe!
Nói xong, Lãm Khương cúp máy.
- Bà Tịnh Thủy tức giận, chỉ muốn ném chiếc điện thoại.
Kiều Hân đã nói đúng. Lãm Khương đã mê cô tiếp viên đội lốt Tôn Nữ quý phái nào đó nên tỏ ra dửng dưng trước việc đính hôn với Kiều Hân.
Mà Lãm Khương đã tuyên bố thẩng là không đính hôn với Kiều Hân. Thật phiền phức. Mọi việc đã xong bây giờ Lãm Khương làm cho rắc rối.
Bà Tịnh Thủy tức tốc bay sang. Việt Nam về Huế tìm Lãm Khương.
Chuyến đi về Huế làm bà Tịnh Thủy bồi hồi cảm xúc. Bà không hẳn chỉ tìm con trai mà còn trở về quê xưa sau mấy mươi năm xa cách.
Bà Tịnh Thủy đến thăm Lãm Khương ở cơ quan anh làm việc.
Lãm Khương quá bất ngờ khi thấy mẹ xuất hiện.
- Ồ! Mẹ sang đây hồi nào, sao không báo đề con rước?
Bà Tịnh Thủy xua tay:
- Mẹ phải đến tận đây để xem con làm gì.
Lãm Khương mỉm cười tự tin đáp:
- con vẫn làm việc như mẹ thấy.
Bà Tịnh Thủy nhìn con trai một cách chăm chú:
- Vì cô tiếp viên đội lốt Tôn Nữ mà con sang đây công tác đó à?
- Con chẳng vì ai cả, mẹ ơi!
Không muốn nói chuyện ở đây, bà Tịnh Thủy bảo:
- Đi về nhà, mẹ nói chuyện với con.
Lãm Khương xách hành lý cùng đưa bà Tịnh Thủy về nhà trọ.
Vừa trông thấy chỗ ở của con trai, bà đã kêu lên:
- Một ông tiến sĩ mà ở nhà trọ tuềnh toàng như thế này à?
Lãm Khương nhăn mặt:
- Con không quan trọng chổ ở đâu, mẹ ạ.
- Con cũng phải ở khách sạn chứ.
Lãm Khương cười xề xòa:
- Ở khách Bạn chi cho tốn kém.
Bà Tịnh Thủy ngó con trai:

- Tiết kiệm để tiền chu cấp chơ cô tiếp viên đó hả con? Nó sẽ cạo sạch sẽ không còn đồng nào đâu.
Lãm Khương kêu lên:
- Ôi! Sao mẹ lại nói vậy?
- Mẹ nói không phải sao?
Bà Tịnh Thủy trả lời Lãm Khương bằng một câu hỏi, rồi bà cao giọng phán:
- Thôi, dẹp chuyện đó đi! Con phải về Paris lo đám cưới với Kiều Hân gấp, khỏi đính hôn gì cả.
Lãm Khương buông giọng cương quyết:
- Con đã hủy bỏ lễ đính hôn với Kiều Hân rồi.
Bà Tịnh Thủy nhăn trán:
- Con cũng quá đáng lắm! Con với Kiều Hân đã sống với nhau nó có thai rồi thì lo cưới gấp đi! Mẹ cũng chảng nói gì đâu.
Lãm Khương tròn mất nhìn bà Tịnh Thủy:
- Kiều Hân nói thế với mẹ à? Không có chuyện đó đâu, mẹ ơi.
- Nó bảo nó đã có thai vđi con rồi.
- Hoàn toàn bịa đặt! Chắc là cô ta có thai giả. Con mới biết Kiều Hân đến Huế.
- Nó nói thế với mẹ mà.
- Mẹ tin cô ta hơn con sao.
Bà Tịnh Thủy rất phân vân. Chẳng lẽ Kiều Hân nói dối bà? Bà cũng mong có một đứa cháu nội. Kiều Hân có thai giả à? Ai đáng tin hơn? Kiều Hân hay Lãm Khương.
Tất nhiên bà tin con trai rồi. Nhưng còn chuyện quan hệ với cô tiếp viên karaoké nào đó chắc không phải là không có.
Bà hỏi như truy Lãm Khương:
- Việc con mê cô tiếp viên karaoké chắc không phải là không có.
Lãm Khương cau mày:
- Mẹ cũng nghe lời Kiều Hân nữa.
- Không có lửa làm sao có khói. Kiều Hân đã sang tận đây chứng kiến. Con giải thích thế nào?
Bực dọc Kiều Hân, Lãm Khương nhăn nhó đáp:
- Con không giải thích gì cả.
Bà Tịnh Thủy phàn nàn:
- Ít ra con phải giải thích với mẹ chứ. Con là một tiến sĩ danh giá thế này mà cặp với cô gái làm tiếp viên thì thật là xấu hổ.
- Con không làm gì xấu hổ cả.
Bà Tịnh Thủy quả quyết:
Chính vì điều đó con mới rời bỏ Paris để sang đây công tác. Cô ta có ma lực gì mà hớp được hồn con.
Biết là không thể tránh né được, Lãm Khương quyết định đối đầu với bà Tịnh Thủy. Giọng anh chắc gọn:
- Mẹ đã nói thế thì con xin trả lời. Đúng là con đã yêu cô gái Huế Tôn Nữ Hạnh Chi. Cô ấy thuộc dòng dõi Tôn Nữ thật sự, là thành viên của dàn lễ nhạc cung đình. Cô ấy đoan trang hiền dịu, biết lo cho gia đình.
Bà Tịnh Thủy biu môi phê phán:
- Nó phải tỏ ra như thế mới chiếm được cảm tình của một gã Việt kiều giàu có tiếng tăm như thế chứ.
Lãm Khựơng phản đối:
- Mẹ đừng đánh giá Hạnh Chi như thế.
Bà Tịnh Thủy vẩn khăng khãng giữ ý:
- Tại con không biết chứ mẹ từng trải mẹ quá rành.
Lãm Khương buông giọng rắn rỏi:
- Con không tranh luận với mẹ, nhưng con khẳng định Hạnh Chi là cô gái tốt.
Bà Tịnh Thủy chép môi:
- Con đã say mê cô ta rồi nên thấy tốt chứ có thấy xấu đâu.
- Sự thật đúng là như thế đó mẹ.
Bà Tịnh Thủy đưa mắt nhìn con trai, phán gọn:
- Sự thật gì con cũng phải chấm dứt với cô ta. Về Paris ngay!
- Kìa mẹ!
- Con đã có Kiều Hân rồi sao lại còn say mê cô gái khác?
Lãm Khương cương quyết lấc đầu:
- Con không hợp với Kiều Hân.
- Lúc trước đâu nghe con nói thế.
- Càng ngày con càng phát hiện ra Kiều Hân là cô gáỉ lỗng tuếch, nông cạn, chỉ biết chạy theo vật chất, chẳng có gì sâu sắc.
- Bây giờ thì con chỉ thấy cô tiếp viên tốt thôi.
- Con nói theo lẽ phải. Mẹ đâu có thấy là Kiều Hân sang đây đã cặp bồ đi chơi với một gã doanh nhân Hàn Quốc.
Bà Tịnh Thủy ngạc nhiên:
- Có chuyện đó ư?
- Cả cố đô Huế này đều biết.
Bà Tịnh Thủy ngồi thừ ra:
- Thật hết nói nổi, cả con và Kiều Hân làm cho mẹ muấn phát điên lên được.
Lãm Khương khẽ bảo:
- Mẹ đừng bận tâm đến chuyện của con.
- Không bận tâm sao được. Con làm cho chuyện rắc rối cả lên.
- Có gì rắc rối đâu mẹ?
- Mẹ sẽ đến nhà hàng karaoké để xem cô ta thế nào?
Lãm Khường nhìn bả Tịnh Thủy:
- Đừng mẹ ơi!
Bà Tịnh Thủy chép môi:
- Con sợ mẹ biết cô tiếp viên đội lốt Tôn Nữ đô hả?
Lãm Khương lên tiếng phân trần cho Hạch Chi:
- Hạnh Chi không còn làm ở nhà hàng Mây Hồng đâu mẹ. Cho dù cô ấy có làm cũng chẳng có gì xấu. Làm việc để kiếm sống để nuôi gia đình.
- Làm tiếp viên mà không xấu à?
- Có những người làm bậy mới xấu.
Ý Lảm Khương muốn nôi đến Kiều Hân. Chính cô đã vu oan, hãm hại Hạnh Chi, bôi nhọ danh dự Hạnh Chi, làm cho Hạnh Chi bị đuổi việc Lãm Khương đã tìm đủ chứng cớ trình lên ban lãnh đạo dàn nhạc. Tên Út Lé bị bắt cũng đã khaỉ ra việc hắn làm thám tử theo dõi Hạnh Chi cho Kiều Hân chụp ảnh lén Hạnh Chi và gã Hàn Quốc Chang- Hu để ghép bậy.
Hạnh Chi được ban lãnh đạo dàn nhạc lễ cho làm việc lại. Danh dự của cô đã được khôi phục. Thế nhưng Lãm Khương vẫn luôn ái ngại cho cô và căm ghét kẻ đã làm điều sai trái.
Bà Tịnh Thủy bật hỏi:
- Con nói ai làm bậy?
- Xã hội này thiều gì người cứ luôn ích kỷ nghĩ đến mình mà làm sai trái hãm hại người khác. Chẳng hạn như Kiều Hân đó. Mẹ quá tin cô ta.
Lãm Khương tuôn một hơi dài. Bà Tịnh Thủy đưa mắt ngó con trai:
- Kiều Hân thế nào?
- Cô ấy đã vu oan hãm hại Hạnh Chi.

Bà Tịnh Thủy không sao hiểu được. Kiều Hân nói thế này. Lãm Khương nói thế khác.
Bà thờ ơ hỏi:
- Nghĩa là sao?
Lãm Khương bực dọc nói thêm:
- Con không thể chịu được thái độ vô văn hóa của Kiều Hần. Cô ta còn thuê thám tử theo dõi con nữa đó.
Bà Tịnh Thủy không bao giờ ngờ có việc này xảy ra.
- Trờị ạ! Nó thuê thám tứ theo dõi con à?
- Gã đàn ông đó nghiện xì ke nặng đã bị bắt rồi.
- Thế nó và con không sống chung lúc ở đây sao?
Lãm Khứơng nói nhanh đầy vẻ khẳng định:
- Con ở nhà trọ chỉ có một mình. Con không hay là Kiều Hân đã sang đây.
Bà Tịnh Thủy lặng thinh chẳng biết giải quyết chuyện này ra sao? Bà chán nản thở ra.
Chỉ có mình Lãm Khương, bà mong Lãm Khương sớm kết hôn để bà có cháu nội bế bồng, mà chuyện của Lãm Khương với Kiều Hân cứ như mớ bòng bong rối cả lên.
Lãm Khương lên tiếng:
- Mẹ đừng bận tâm đến chuyện này nữa, mệt đầu óc lắm mẹ ạ!
Bà Tịnh Thủy than phiền:
- Từ Paris về đây, mẹ cũng chỉ vì chuyện của con thôi.
Lãm Khương mỉm cười nhắc nhở:
- Mẹ đã sang Huế thì hãy tham quan cố đô cho thư giãn. Huế đẹp lắm mẹ ạ.
- Làm như mẹ không biết Huế đẹp vậy.
- Mẹ là dân Huế mà.
- Huế của mẹ mấy chục năm trước. Huế bây giờ đã đổi thay quyến rũ lắm.
Bà Tịnh Thủy hỏi như trệu chọc con trai:
- Huế quyến rũ hay con gái Huế quyến rũ?
Lãm Khương vui vẻ bảo:
- Mẹ hãy tham quan Huế thì sẽ biết Huế thơ mộng đến thế nào.
- Làm gì mà con quảng cáo dữ vậy?
- Con muốn mẹ đi du lịch cố đô Huế cho thanh thản.
Vì chuyện của Lãm Khương mà bà Tịnh Thủy quên nghĩ đến việc tham quan thành phố Huế mộng mơ. Quê hương trong ký ức. Quê hương giừ đây đang ở trước mặt. Kỷ niệm về Huế đã chìm khuất giờ lại trỗi dậy trong tim. Ở Huế của thời thơ ấu, của chuỗi ngày học sinh hoa mộng. Lòng bà Tịnh Thủy bồi hồi, xúc cảm.
- Con đưa mẹ đi tham quan Huế nhé!
Lãm Khương gật đầu:
- Ngày mai con sẽ đưa mé đi chơ các nơi. Bây giờ đi ăn cơm nghe mẹ. Con đói bụng quá rồi.
Bà Tịnh Thủy tươi cười:
- Con nhắc mẹ mới nhớ. Mẹ cũng đói rồi. Mẹ con mình đi ăn cơm hến nhé!
- Cả bún bò Huế nữa đó mẹ!
Bà Tịnh Thủy sớt ruột.
- Ở đâu? Con đưa mẹ đến ăn nhé!
Hai mẹ con cùng đến quản ăn. Bà Tịnh Thủy thật vui. Dường như bà đã quên hết mọi chuyện bực dọc của Lãm Khương.
Tuổi trẻ phóng túng, kỳ quặc, bà mặc kệ. Bà nghĩ Lãm Khương và Kiều Hân sống như thế nào rồi cũng có lúc kết thúc. Bà không lo nửa.
Bà Tịnh Thủy chỉ muốn hòa vào niềm vui với những người đang tham quan cố đô Huế.
Huế ngày xưa của bà giờ đây đang ở trước mặt...
Về Parls để lôi kéo bà Tịnh Thủy làm đồng minh thúc giục bà tổ chức cưới gấp cho mình với Lãm Khương, Kiều Hân rất phấn khởi khi thấy bà tán thành và bay sang Việt Nam.
Kiều Hân cũng trở lại Việt Nam. Về Huế, như lần trước cô cũng ở khách sạn. Kiều Hân tìm bà Tịnh Thủy ở các khách sạn nhưng không thấy. Cô biết chắc bà đến nhà trọ của Lãm Khương. Kiều Hân canh lúc Lãm Khương đi làm sẽ đến gặp bà đưa bà đến nhà hàng karaoké cho bà gặp Hạnh Chi cô tiếp viên đội lốt Tôn Nữ.
Có bà Tịnh Thủy, Kiều Hân sẽ ra mặt bắt buộc Hạnh Chi phải cắt mối quan hệ với Lãm Khương. Nếu không thì đừng có trách Kiều Hân vì cô là vợ sắp cưới của Lãm Khương.
Nhưng Kiều Hân đến mấy lần nhà trọ của Lãm Khương. Cửa đóng kín mít, chẳng gặp hà Tịnh Thủy.

Kiều Hân lại lao vào những cuộc vui chơi trụy lạc với Chang- Hu. Phòng trà ca nhạc quán ăn, nhà hàng karaoké, khách sạn... nơi nào cũng có dấu chân của hai người.
Kiều Hân đến nhà hàng karaoké Mây Hồng mà không gặp Hạnh Chi, cô lại bực dọc. Cô ta nghỉ làm tiếp viên ở Mây Hồng rồi ư? Chắc là Lãm Khương đã lo cho cô ta và hiện hai người đang chung sống với nhau.
Nghĩ đến Lãm Khương đang chung sống với Hạnh Chi, Kiều Hân càng điên tiết. Cô lao đi tìm Hạnh Chi.
Tên thám tử Út Lé đâu chẳng thấy để nhờ theo dõi Lãm Khương và Hạnh Chi tiếp.
Một hôm, Kiều Hân thấy choáng váng mệt mỏi muốn ngất đi. Ăn uống không được, người lao đao. Cô đi khám bệnh không ngờ đã có thai.
Nới với bà Tịnh Thủy có thai giả, không ngờ bây giờ Kiều Hân mang thai thật. Cô thừa biết cái thai này là của Chang- Hu.
Nếu để thì không ổn với Lãm Khương, anh biết sẽ không bao giờ cưới. Kiều Hân. Cô quyết định đi thử máu và nạo phá thai.
Kết quả xét nghiệm máu khiến Kiều Hân quá đỗi kinh hoàng. Cô bị nhiễm HIV. Kiều Hân đau đớn muốn thốt lên. Không! Không bao giờ có chuyện đó!
Chắc chắn các bác sĩ đã lầm, xét nghiệm lầm. Kiều Hân không thể nào bị nhiễm HIV.
Tuy nghĩ thế nhưng Kiều Hân vẫn thấy hoang mang. Kết quả xét nghiệm một lần nữa chứng thực điều đó. Kiều Hân lo sợ đến hoảng loạn.
Linda Kiều Hân, người mẫu thời trang danh giá một ngôi sao chói lọi của Paris bị nhiễm HIV ư? Tên tuổi, tiếng tăm, danh vọng của Kiều Hân sụp đổ tất cả sao? Điều đó không thể xảy ra với Kiều Hân.
Nhưng Kiều Hân phải làm sao đây hỡi trời? Hàng loạt dấu hỏi to lớn xảy ra trong đầu Kiều Hân. Tại sao Kiều Hân bị nhiễm HIV? Nguyên nhân nào?
Kiều Hân chợt nhớ đến Chang- Hu, cô mơ hồ lo sợ không dám nghĩ tiếp. Cô đã quan hệ với Chang- Hu. Cái thai này của Chang- Hu.
Thật là khủng khiếp khi Kiều Hân bị nhiễm HIV. Có phải cô bị lây nhiễm từ Chang- Hu?
Nỗi căm ghét dâng lên, Kiều Hân nguyền rủa Chang- Hu. Phải? Chính hắn đã lây nhiễm cho cô. Ôi! Sao hắn bị nhiễm HIV mà hắn không nói. Thật là tàn nhẫn, quỷ tha ma bắt hắn đi!
Kiều Hân vò đầu bứt tai, nghiến răng nguyền rủa cả Lãm Khương. Nếu Lãm Khương không chạy theo ả tiếp viên thì Kiều Hân đâu có cặp bồ với Chang- Hu.

Kiều Hân muốn chứng tỏ cho Lãm Khương thấy cô có cả khối đàn ông đeo đuổi, yêu thương. Lãm Khương cũng đừng hòng bỏ rơi cô.
Thế nhưng Kiều Hân đã sai lầm và phải gánh chịu hậu quả.
Kiều Hân không cam lòng trước hậu quả bi thảm mà cô gánh chịu. Kiều Hân lao đi tìm Chang- Hu và hỏi cho ra lẽ.
Chang- Hu đã biến mất. Kiều Hân lùng sục khắp thành phố Huế cũng không thấy Chang- Hu đâu. Chang- Hu đột ngột rời khỏi Huế không mợt lời nói với Kiều Hân.
Như cơn thú bị thương, Kiều Hân oằn oại đớn đau, tuyệt vọng.
Báo chí đăng tin doanh nhân Hàn Quốc Chang- Hu bị nhiễm HIV. Kiều Hân hoàn toàn đổ sụp xuống. Thế là đã rõ, Chang- Hu biết đã lây bệnh cho cô và cao chạy xa bay rồi.
Kiều Hân phẫn nộ diên cuồng. Cô dã đánh mất tất cả. Con đường phía trước mặt là con đường đi xuống địa ngục. Tương lai phủ màu đen tối thê lương.
Đau khổ. Đắng cay. Nhục nhã.
Không còn mặt mũi nào nhìn ai, Kiều Hân muốn phát điên lên được. Phải làm gì đây? Cô chỉ muốn chết mà thôi.
Cú sốc quá lớn trong đời Kiều Hân khiến cô không thể nào vượt qua được, chỉ có cái chết chứ Kiều Hân không còn mặt mũi nào nhìn thấy ai.
Kiều Hân đã lây nhiễm căn bệnh quái ác này rồi cô cũng sẽ chết.
Bi quan. Cùng đường. Tuyệt vọng. Trong giây phút hoảng loạn, Kiều Hân đã uống thuốc ngủ và bị sẩy thai. Kiều Hân được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện trung tâm Huế.
Bị sẩy thai băng huyết, Kiều Hân được chăm sóc đặc biệt ở khoa sản.
Y sĩ Hạnh Thơ ân cần chăm sóc cho Kiều Hân nhưng Kiều Hân không biết Hạnh Thơ.
Trông Kiều Hân ủ dột như một xác chết. Mà đúng là cô từ cõi chết trở về.
Hạnh Thơ vừa chăm sóc Kiều Hân, vừa nhỏ nhẹ an ủi:
- Chuyện buồn nào cũng sẽ trôi qua. Chị đừng quá tuyệt vọng.
Kiều Hân chua chát đáp:
- Tôi không buồn vì bị sẩy thai đâu. Điều bi thảm nhất là tôi đã bị căn bệnh quái ác. Tôi thấy chết là được giải thoát.
Hạnh Thơ ngây thơ mà cũng rất nhiệt tình bảo:
- Bệnh thì sẽ lo chữa trị chị ạ.
- Cô là y bác sĩ mà không biết rằng căn bệnh của tôi là không chữa trị được và chờ chết sao?
- Không có đâu chị. Từ từ sẽ có thuốc chữa mà.
Kiều Hân lộ vẻ chán chường:
- Tôi không thể chờ đợi từ từ được. Không có thuốc chữa thì sẽ chết mà tôi muốn chết trước cho xong.
Hạnh Thơ đưa mắt nhìn Kiều Hân. Trước một người bệnh đã tìm đến cái chết, Hạnh Thơ chỉ còn biết động viên:
- Chị đừng chán nản! Bệnh nào cũng có thuốc chữa trị cả. Chị hãy sống bình thán vui tươi rồi chị sẽ chữa khỏi bệnh.
Giọng của Kiều Hân đầy u uất:
- Làm sao mà tôi bình thản vui tươi được hở cô?
Như một chuyên viên tâm lý, Hạnh Thơ nhẹ nhàng khuyên nhủ Kiều Hân:

- Chị hãy cố gắng quên hết mọi ưu phiền, đừng nghĩ gì đến bệnh tật. Như thế sẽ thấy lòng thanh thản ngay.
Kiều Hân lắc đầu:
- Tôi không thể quên được căn bệnh quái ác của tôi. Cũng như lòng tôi sẽ không bao giờ thanh thần được.
Là một y sĩ sản khoa, Hạnh Thơ lại nghĩ theo ý cô khi nghe Kiều Hân bảo là không thanh thản:
- Cái thai đã sẩy chị cũng đừng nghĩ đến cho thêm day dứt. Hãy tập trung lo chữa bệnh.
- Bệnh tôi không chữa khỏi đâu cô.
- Chị đừng quá bi quan!
- Tôi đã bị nhiễm HIV. Tôi biết mình sẽ chết vì bệnh AIDS. Tôi đã chọn cái chết thì tôi cũng ân hận gì.
Nghe những lời tuyệt vọng của Kiều Hân Hạnh Thơ cố động viên:
- Chị đừng nói thế, cuộc đời tương lai sự nghiệp chị còn dài.
Kiều Hân chua xót thất lên:
- Chính tôi đã hủy diệt tương lai của tôi rồi, không còn gì nữa đâu.
Hạnh Thơ vẫn cố khích lệ Kiều Hân:
- Có những người bị bệnh, họ vẫn luôn cố vượt qua và sống rất vui tươi, chị ạ.
Nét mặt Kiều Hân ảm dạm héo hắt:
- Người khác thì sống vui tươi, thanh thản, riêng tôi thì nỗi hối hận dằn vặt mãi không thôi.
Hạnh Thơ ngạc nhiên hỏi:
- Chị có điều gì day dứt ư?
Kiều Hân đáp trong nỗi bồn chồn:
- Tôi muốn gặp cô Hạnh Chi. Tôi biết cô ấy rất oán hận tôi, chẳng bao giờ chịu tha thứ cho tôi.
Hơn ai hết, Kiều Hân biết mình sắp chết. Cô uống thuốc tự tứ dù được cấp cứu nhưng cô không muốn sống. Mang căn bệnh thế kỷ quái ác, cô có sống cũng vô ích.
Kiều Hân chỉ muốn nói lời sám hối với Hạnh Chi.
Những lời kỳ lạ của Kiều Hân khiến Hạnh Thơ rất thắc mắc. Cô nhìn Kiều Hân trân trân:
- Chị có việc gì với chị Hạnh Chi à?
Kiều Hân kể với giọng đều đều day dứt:
- Tôi đã hại Hạnh Chi làm cho cô ấy bị đuổi việc. Tôi thật nhỏ nhen, tồi tệ.
Hạnh Thơ nôn nóng hỏi:
- Chị bảo sao? Chị hại chị Hạnh Chi ư?
- Chuyện gì vậy?
Mặc cảm tội lỗi dâng cao, Kiều Hân nói với Hạnh Thơ mà như săm hối cùng Hạnh Chi:
- Tôi ghen tức với Hạnh Chi, tôi đã đến nhà hàng karaoké Mây Hồng hành hạ bắt cô ấy phục vụ tôi và Chang- Hu. Tôi đã thuê người chụp ảnh Hạnh Chi và chang- Hu gán ghép hai người làm việc tồi bại trên giường. Tôi đã gửi ánh cho ban lãnh đạo dàn nhạc lễ tố cáo Hạnh Chi.
- Trời ơi!
Không kìm được, Hạnh Thơ đã bật lên tiếng kêu.
Tiếng kêu của sự hới lỗi. Kiều Hân hối hận vì đã hãm hại Hạnh Chi. Hạnh Thơ hối hận vì đã mạt sát chị không suy xét gì cả, Hạnh Thơ cứ khăng khăng cho là Hạnh Chi làm việc xấu xa, đê tiện, Hạnh Chi đạo đức giả. Trong khi Hạnh Chi trong sạch.
Bây giờ Hạnh Thơ đã hiểu lý do. Hạnh Chi bị vu oan. Hạnh Thơ vô cùng xấu hổ vì đã không hiểu, không tin chị mình.
Nhớ những lời đã đay nghiến Hạnh Chi, Hạnh Thơ muốn khóc. Hạnh Thơ ngu ngốc mà cứ tưởng mình khôn. Tại sao Hạnh Thơ không chịu nghe những lời phân trần của chị.
Hạnh Thơ thật là hồ đồ. Hạnh Thơ đã phủ nhận sự hy sinh của chị.
Hạnh Thơ chỉ muốn chạy ngay về nhà để xin Hạnh Chi một lời tha thứ.
Nhưng Hạnh Thơ vẫn còn ở lại đây săn sóc Kiều Hân.
Giọng Kiều Hân vẫn vang lên đều đều:
- Cô không ngờ tôi xấu xa như thế phải không? Tôi ghen tức với Hạnh Chi vì anh Lãm Khương theo đuổi cô ấy. Tôi bỏ công việc ở Paris chạy sang đây tìm hiểu. Anh Lãm Khương và Hạnh Chi đã khiến tôi tự ái khôn cùng. Tức giận hai người mà tôi đã hành động theo ý mình. Tôi thật hả hê sung sướng khi thấy Hạnh Chi bị đuổi việc:
"Thật là vô lương tâm!" Hạnh Thơ muốn nguyền rủa Kiều Hân cho hả giận.
Nhưng rồi cô lại thấy Kiều Hân rất đáng thương. Kiều Hân đang mang căn bệnh thế kỷ quái ác, tinh thần suy sụp trầm trọng. Kiều Hân đã tìm đến cái chết.
Hạnh Thơ lo chăm sóc cho cô và chỉ biết an ủi cô chứ làm sao thốt lên những lời trách móc. Cả Hạnh Thơ cũng đáng trách chứ không riêng gì Kiều Hân.
Giọng Kiều Hân trầm hần như đang tự vấn lương tâm:
- Tôi cứ tưởng như thế là trả thù được Hạnh Chi. Nhưng rồi tôi được gì. Cặp bồ với Chang- Hu để rồi đời tôi thê thảm thế này. Tôi đâu ngờ hắn nhiễm HIV và lây sang tôi. Tôi đã đánh mất tất cả. Cuộc dời tôi coi như chấm dứt. Khi nhận giấy kết quả xét nghiệm máu, tôi phát điên lên được. Tôi còn làm gì đây nữa hở trời?
Hạnh Thơ chỉ còn biết khuyên lơn Kiều Hân:
- Chị đừng tự đằn vặt nữa. Hãy cố quên mọi chuyện đi!
- Tội lỗi của tôi, làm sao tôi quện được hả cô?
- Sẽ không ai trách chị đâu.
Kiều Hân ngước cặp mắt lờ đờ nhìn Hạnh Thơ:
- Vì sao cô biết không ai trách tôi?
Hạnh Thơ đáp bừa:
- Em nghĩ là như thế.
Nét mặt Kiều Hân phủ màu ảm đạm thê lương:
- Tôi có tội. Chẩng bao giờ Hạnh Chi tha thứ đâu. Tôi biết cô ấy căm ghét tôi lắm.
Tưởng như chính mình là Hạnh Chi, Hạnh Thơ đáp nhanh:
- Chị Hạnh Chi khống căm ghét chị đâu.
Kiều Hân hỏi dồn:
- Sao cô biết, Hạnh Chi không căm ghẻt tôi?
- Chị ấy rất hiền, không ghét chị đâu.
- Cho tôi gặp cô Hạnh Chi đi!
Hạnh Thơ gật đầu hứa hẹn:
- Em sẽ mời chị Hạnh Chi đến gặp chị.
Kiều Hân giục:
- Cô đi ngay đi!
Hạnh Thơ trao đổi với bác sĩ trực và xin về nhà ngay. Cô nghĩ là khi gặp Hạnh Chi Kiều Hân sẽ thanh thản hơn nhiều và sẽ cố vượt qua cơn bệnh.

Hạnh Thơ lao nhanh về nhà. Hạnh Chi đang nấu cơm chiều. Bà Hạnh Phương ngồi cạnh con gái nhặt rau:
- Kìa mạ! Mạ đã khỏe nhiều rồi phải không?
Bà Hạnh Phương ngước đôi mắt chỉ còn một con lên nhìn Hạnh Thơ. Bà rất ngạc nhiên khi thấy Hạnh Thơ về giờ này. Từ ngày đi làm, Hạnh Thơ ở luôn trong bệnh viện, chủ nhật hoặc ngày nào không trực mới về nhà.
Bà Hạnh Phương trả lời con gái:
- Mạ khỏe! Con về chơi hả?
- Con về có chút việc, mạ ạ!
Hạnh Thơ trả lời mẹ rồi quay sang Hạnh Chi, giọng vui vẻ:
- Chị nấu cơm hỉ? Bữa mô làm bánh ướt tôm cháy ăn nghe chị.
Thấy em gáivui vẻ không còn giận mình, Hạnh Chi cũng tươi cười:
- Hôm mô không có ca trực, em về phụ chị.
Bà Hạnh Phương chen vô:
- Hạnh Thơ phụ ăn thì có!
Hạnh Thơ nũng nịu:
- Mẹ nói xấu con hoài con cũng biết làm vậy.
Hạnh Chi thắc mắc hỏi Hạnh Thơ:
- Đang giờ làm việc em về nhà cô chuyện chi?
- Chị hãy đến bệnh viện với em ngay:
- Gấp lắm, có người cần gặp chị.
- Ai?
- Chị Kiều Hân lai Pháp.
Hạnh Chi lắc đầu cả chục cái:
- Răng bắt chị gặp cô ta. Chị không đi mô?
Hạnh Thơ năn nỉ:
- Chị Kiều Hân tha thiết muốn gặp chị để xin lỗi. Chị ấy hối hận vì đã vu oan cho chị.
Hạnh Chi vẫn cương quyết:
- Chị không đi mô!
Bà Hạnh Phương khuyên nhủ:
- Đi gặp cô ấy đi con! Ông bà xưa đã nói "Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại".
Hạnh Thơ khẽ nắm bàn tay Hạnh Chi:
- Chuyện xảy ra chị Kiều Hân đã kể hết với em rồi. Em đã hiểu lầm chị, em xin lỗi chị!
Hạnh Chi bồi hồi nói với em gái:
- Em không hiểu lầm chị là chị vui rồi. Từ nay hai chị em mình hãy vui và thông cảm nhau hơn.
Hạnh Thơ vẫn day dứt:
- Vâng. Lẽ ra em phải hiểu chị hơn ai hết. Rứa mà em lại chỉ trích chị.
Hạnh Chi vỗ vai em gái:
- Thôi! Bỏ qua hết mọi chuyện cũ em hỉ!
Nhưng phải đi với em.
- Đi mô?
- Đến bệnh viện! Chị Kiều Hân tự tử và sẩy thai.
Bà Hạnh Phương lo lắng:
- Ồ! Sao thế con? Răng mà cô ấy tự tử?
Hạnh Thơ nói nhanh:
- Chuyện dài dòng lắm, con sẽ kể sau. Chị Hạnh Chi hãy đi với em vì chị Kiều Hân rất muốn gặp ghị.
Bà Hạnh Phương lo lắng hỏi:
- Cô ấy thế nào hả con?
- Chị ấy rất bi quan vì chứng bệnh, sức khỏe chỉ tạm phục hồi sau khi được cứu chữa.
Chợt nhớ, Hạnh Chi hỏi khẽ:
- Cô Kiều Hân tự tử à? Răng rứa?
- Chị đến thì sẽ biết.
Bà Hạnh Phương giục Hạnh Chi:
- Thay quần áo rồi đi đi con. Để cơm đấy mẹ xem cho.
Thấy Hạnh Chi còn ngần ngừ bà Hạnh Phương bảo:
- Hãy quên chuyện cũ đi con, đến gặp cô ấy xem cô ấy muốn nói gì.
Hạnh Chi chép miệng:
- Gặp cô ta con lại càng nhớ chuyện cũ đó mạ.
Hạnh Thơ khích lệ Hạnh Chi:
- Chị Kiều Hân có vẻ hối hận, chị ấy muốn nói chuyện với chị.
- Nói chuyện chi?
- Chị đến thì biết ngay.
Hạnh Chi quyết định:

- Chị sẽ đi với em. Chờ chị thay qụần áo nhé!
Hạnh Chi vui vì mối quan hệ của cô với Hạnh Thơ trở nên tốt đẹp, Hạnh Thơ không còn hiểu lầm cô nữa. Từ đây hai chị em sẽ thân thiện với nhau. Đúng lúc hai chị em bước đi thì Khải Danh về đến. Tay cầm tờ báo chìa ra cho Hạnh Chi, Khải Danh bảo:
- Chị Hạnh Chi ơi xem chuyện ni vô cùng quan trọng. Có cả chị Hạnh Thơ nữa hỉ?
Hạnh Thơ hỏi nhanh:
- Chuyện chi rứa Khải Danh.
Khải Danh đáp nhanh tin trên báo:
- Báo đăng anh Khang Vỹ bị bắt do buôn bán phụ nữ qua biên giới. Nhà hàng Mây Hồng thì hoạt động mại dâm trá hình. Cũng may là chị không còn làm ở đó nữa.
Hạnh Chi rụt cổ:
- Thật hú hồn! Cũng may cho Lam Mỹ nữa, Chị ấy âm thầm trốn hấn vào Sài Gòn đã lâu.
Hạnh Thơ dài giợng phê phán:
- Đúng là Việt kiều dỏm chuyên viên âm nhạc dỏm.
Hạnh Chi hỏi Khải Danh:
- Anh Lãm Khương biết tin này chưa?
- Biết rồi chị ạ.
Hạnh Thơ lại giục:
- Mình đi chị!.
Hai chị em vào đến bệnh viện thì Kiều Hân đã chết. Kiều Hân tự tháo kim truyền dịch, lấy kim đâm vào mạch máu tay tự tử.
Hạnh Chi bồn chồn và luôn miệng hỏi:
- Rãng mà cô ấy tự tử?
Hạnh Thợ kể chuyện Kiều Hân nhiễm HIV đã cùng đường tuyệt vọng cho Hạnh Chi nghe.
Hạnh Chi buột miệng:
- Cô ấy thật đáng thương quá!
Chị Kiều Hân không có thân nhân ở đây phải làm sao bây chừ?
- Phải báo cho anh Lãm Khương hay em ạ!
Hai chị em lại hối hả trở về nhà trọ của Lãm Khương.
Hạnh Chi cảm thấy buồn mênh mông. Thương cho một kiếp người.
Kiều Hân đã chết vì đau khổ và tuyệt vọng để cán bệnh quái ác...
Chương 10
Huế tổ chức Festival, Lãm Khương đưa bà Tịnh Thủy đi xem Nhã nhạc cung đình Huế.
Ngồi lắng nghe các nhạc công đàn, bà Tịnh Thủy bồi hồi xao xuyến. Trong bà chợt sống dậy cảm giác bâng khuâng rộn ràng của ngày xưa thuở mới vào yêu.
Người yêu đầu tiên của bà Tịnh Thủy là một nhạc sĩ tài hoa nổi tiéng. Bà đã yêu anh và say đắm tiếng đàn của anh.
Thế nhưng mối tình đẹp như thơ của hai người không thành. Ở xứ lạ quê người, bà luôn nuối tiếc cho mối tình đầu dang dở.
Hồn bà Tịnh Thủy đang đắm chìm vào quá khứ, chợt nghe giới thiệu Tôn Nữ Hạnh Chi đàn tranh, bà dõi mắt nhìn.
Một cô gái cực kỳ diễm lệ. Áo dài tím thướt tha, mái tóc đen tuyền buông xõa, trông cô gái vừa tinh khiết dịu hiền vừa đài các quý phái.
Bởi vì Hạnh Chi là cô gái mà Lãm Khương nói đến nên bà Tịnh Thủy càng chăm chú nhìn, càng lắng tai nghe.
Tiếng đàn tranh của Hạnh Chi ngọt ngào, lắng sâu. Bà Tịnh Thủy càng nghe càng tưởng chừng như tiếng đàn của người yêu xưa. Tôn - Thất Khải Thanh, nhạc sĩ tài hoa của nhạc lễ cung đình.
Tiếng đàn dịu êm của Hạnh Chi cuốn hồn bà Tịnh Thủy khiến bà chơi vơi.
Hạnh Chi ngưng đàn rồi mà bà vẫn còn ngẩn ngơ.
Lãm Khương hỏi khẽ:
- Mẹ thấy thế nào?
Bà Tịnh Thủy cười sửa lại:
- Nghe chứ con! Hạnh Chi đàn tuyệt quá!
Nghe mẹ khen người mình yêu, Lãm Khương không giấu vẻ vui sướng, vội khoe:
- Hạnh Chi con nhà nòi đó mẹ. Ông nội và cha đều là nhạc công của Nhã nhạc cung đình.
Bà Tịnh Thủy giật mình hỏi:

- Con nói sao? Ông nội và cha Hạnh Chi là nhạc công à?
Ba Hạnh Chi là Tôn Thất Khải Thanh một nhạc sĩ tài hoa đó mẹ. Con về đây nghiên cứu âm nhạc cung đình nên biết rõ về thân thế Hạnh Chi.
Ôi? Tên của người xưa đây. Tôn Thất Khải Thanh. Con tim bà Tịnh Thủy bồi hồi thổn thức.
- Hạnh Chi con của Khải Thanh à?
Chợt nhớ ra, Lãm Khương reo lên mừng rỡ:
- Mẹ biết bác Khải Thanh phải không? Mẹ người gốc Huế mà.
Quá xúc cảm, bà Tịnh Thủy đáp:
- Có... À mẹ có biết!
Rồi bà hấp tấp hỏi:
- Bác ấy thế nảo hả con?
- Bác Khải Thanh mất vì tai nạn giao thông, chỉ còn bác gái. Hạnh Chi sống với mẹ và hai em:
Cô ấy phải làm đủ thứ để lo cho gia đình đó mẹ.
Lãm Khương đáp một hơi rời nói thêm như thanh minh cho Hạnh Chi:
- Thế mà Hạnh Chi còn bị Kiều Hân vu oan hãm hại. May mà mọi chuyện đã sáng tỏ Bây giờ mẹ tin con rồi chứ?
Bà Tịnh Thủy gật đầu:
- Mẹ tin con rồi. Hạnh Chi bị vu oan cũng do Kiều Hân xốc nổi quá!
Nhắc đến Kiều Hân, hai mẹ, con chợt ngậm ngùi. Không khí bỗng chùng xuống.
Bà Tịnh Thủy chạnh lòng khi nghĩ đến Hạnh Chi. Cô Tôn Nữ dài các có ngón đàn tuyệt diệu này là con gái của Tôn Thất Khải Thanh. Ôi! Bà đâu có ngờ. Và điều kỳ diệu khiến bà nao nao là Lãm Khương con trai bà yêu con gái Khải Thanh. Tình xưa không thành thì bà sẽ vun đắp cho mối tình con trẻ.
Đưa mắt nhìn con trai, bà Tịnh Thủy hỏi một cách chân tình:
- Con nói là con yêu Hạnh Chi?
Lãm Khương gật đầu thú nhận:
- Vâng. Hạnh Chi rất hiền dịu đoan trang, chúng con có những đồng cảm với nhau.
Bà Tịnh Thủy cắc cớ hỏi:
- Hạnh Chi có yêu con không?
Lãm Khương tin chắc là Hạnh Chi yêu anh. Dù hai người chưa nới tiếng yêu nồng nàn nhưng tình cảm dành cho nhau dạt dào đầy ắp trong tim, chứa chan trong mắt. Lãm Khương trả lời bà Tịnh Thủy với nụ cười nở trên môi:
- Có chứ mẹ!
Mắt bà Tịnh Thủy lấp lánh nét cười, giọng bà vui vui:
- Thảo nào mẹ thấy lúc đầu mắt Hạnh Chi nhìn con đăm đắm.
Lãm Khương chối quanh:
- Hạnh Chi nhìn mẹ đó.
Bà Tịnh Thủy kêu lên:
- Nhìn mẹ làm gì?
Lãm Khương đáp tỉnh bơ:
- Xem mẹ khó hay dễ để vào làm dâu.
Bà Tịnh Thủy lườm yêu con trai:
- Cái thằng! Để xem mẹ có đồng ý không đã!
Lãm Khương năn nỉ như đứa trẻ:
- Mẹ đồng ý nghe mẹ!
Rồi anh cao hứng kể - Mẹ biết không, công trình nghiên cứu nhã nhạc cung đình Huế của con có sự đóng góp của Hạnh Chi.
Bà Tịnh Thủy nở nụ cười vui ấm áp:
- Mẹ biết rồi, con khỏi quảng cáo!
Nhìn thái độ của bà Tịnh Thủy, lòng Lãm Khương rồn lên một niềm vui phấn khởi. Anh tin chắc là bà đã đồng ý Hạnh Chi rồi.
Hôm sau, Lãm Khương đưa mẹ đi ăn các món ăn Huế ở nhà hàng nhỏ mang tên "Hương Cố Đô".
Nhà hàng rất xinh xắn, trang trí cảnh vật toàn hương đồng cỏ nội, bàn ghế bằng mây tre. Trên bàn những bình hoa tuyệt đẹp làm từ rau củ quả, giống hệt hoa thật:
Ha mẹ con vừa ngồi xuống bà Tịnh Thủy nhìn bình hoa sen làm bằng củ hành đã trầm trồ khen ngợi:
- Đẹp quá? Con mà không nói, mẹ cứ ngỡ là hoa sen thật.
Nếu mẹ biết ai làm những bình hoa này bà còn bất ngờ nửa. Nhưng Lãm Khương không nói mà cất tiếng hỏi:
- Mẹ dùng món gì?
- Con cứ gọi cho mẹ.
Lãm Khương pha trò:
- Gọi hết các món nha mẹ. Con đã mê cơm hến, bánh ướt thịt nướng, bánh bèo tôm chấy, bún bò Huế, chè cung đình...
Bà Tịnh Thủy hóm hỉnh tiếp lời con trai:
- Còn một món nữa mà con chưn kể.
- Món gì hở mẹ?
Bà Tịnh Thủy nhìn con trai với tia nhìn ấm áp yêu thương:
- Chẳng những con mê các món ăn Huế mà còn mê cô gái Huế nữa.
Lãm Khương thích thú gật đầu:
- Đúng là mẹ đã hiểu con Rồi anh gọi phục vụ nhà hàng mang thức ăn lên.
Người phục vụ nhà hàng bưng thức ăn lên chính là Khải Danh.
Đặt các món ăn ra bàn, Khải Danh vui vẻ:
- Chào bác. Chào anh Lãm Khương.
Bà Tịnh Thủy nhìn Khải Danh trân trân. Cậu bé giống Khải Thanh. Không lẽ... Bà chưa kịp hỏi Lãm Khương đã nhanh nhảu giới thiệu:
- Đây là Khải Danh em của Hạnh Chi đó mẹ!
Khải Danh cười thật tươi:
- Bác và anh Lãm Khương đến đây ủng hộ cháu?
Bà Hạnh Thủy ngạc nhiên quá đỗi:
- Nhà hàng "Hương Cố Đô" của cháu?
- Dạ, chị em cháu có một ít vốn và vay thêm của bạn bè mở nhà hàng nấu toàn những món ăn Huế.
Bà Tịnh Thủy buột miệng:
- Hay quá nhỉ?
Khải Danh lễ phép:
- Dạ, mời bác thưởng thức.
Bà Tịnh Thủy ăn cơm hến, bánh ướt thịt nướng, bún bò, toàn những món bà yêu thích. Món nào bà cũng thấy ngon.
Vừa ăn bà vừa tấm tắc khen:
- Ngon lắm! ở Pháp, bác ít có điều kiện ăn các món Huế chính hiệu như thế này.
Mắt Khải Danh sáng lên vẻ tự hào:
- Quán "Hương Cố Đô" của tụi cháu nấu đúng các món truyền thống.
Bà Tịnh Thủy ôn tồn bảo:
- Cháu thuê đầu bếp nào thế, cho bác gặp một chút nhé!
Nhìn thấy Lãm Khương nháy mắt ra hiệu, Khải Danh vui vẻ đáp:
- Vâng. Cháu sẽ mời đầu bếp lên cho bác gặp.
Khải Danh thoắt bước vào trong rồi trở ra cùng Hạnh Chi. Đến bên bàn bà Tịnh Thủy, Khải Danh tinh nghịch:
- Chị Hạnh Chi ơi! Có bà khách muốn gặp đầu bếp của quán "Hương Cố Đô". Chị giới thiệu đi!
Hạnh Chi bẽn lẽn nhìn bà Tịnh Thủy và Lãm Khương rồi la Khải Danh:
- Thằng ni dị rứa! Quán "Hương Cố Đô" có đầu bếp mô.
Lãm Khương vờ hỏi:
- Không có đầu bếp, rứa ai nấu món ăn hở Hạnh Chi?
Hạnh Chi lúng túng:
- Đầu bếp... em...
Khải Danh láu lỉnh:
- Bác bảo món ăn như thế nào đó, muốn gặp chị.
Hạnh Chi lo lắng nhìn bà Tịnh Thủy:
- Cháu nấu có điều chi sơ sót xin bác chỉ bảo!
Bà T'ịnh Thủy càng ngạc nhiên hơn nữa. Cô gái có ngón đàn hay lại khéo léo nấu ăn. Thật đảm đang!
Bà bật hỏi:
- Cháu nấu các món ăn của quán "Hương Cố Đô" đấy à?
Hạnh Chi thú thiệt:
- Dạ, cháu học nấu từ mẹ cháu, từ sách báo, các chương trình đạy nấu ăn.
Cháu cũng chưa có kinh nghiệm. Món nào bác thấy chưa đúng...
Bà Tịnh Thủy mỉm cười chưa nói gì Lãm Khương cất tiếng hù Hạnh Chi:
- Mẹ anh gốc Huế, bà rất rành các món ăn truyền thống Huế.
Hạnh Chi càng lo, chắc là cô nêm nếm khổng hợp khẩu vị của bà Tịnh Thủy, hay món ăn nấu có gì sai sót, cô yên lặng chờ nghe bà chỉ ra mà mặt đỏ dừ.
Nhìn cô gái xinh đẹp tài hoa, lại giỏi bếp núc nội trợ, bà Tịnh Thủy không khỏi, khen thầm.
Bà vui vẻ buông một câu nhận định:
- Bây chừ, bác muốn biết vì sao thằng Lãm Khương mê tít các món ăn Huế do cháu nấu.
Mặt Hạnh Chi đỏ ửng hơn nữa. Cô hồi hộp không biết bà Tịnh Thủy khen hay chê.
Lãm Khương tiếp theo lời bà:
- Mẹ cũng khen món ăn Huế của Hạnh Chi nấu rất ngon chứ đâu phải mình con.
Bà Tịnh Thủy lườm yêu con trai:
- Cái thằng thật khéo nói! Mẹ chừa nói gì mà con đã vội khen rồi.
Lãm Khương chỉ Khải Danh:
- Có Khải Danh làm chứng. Lúc nãy mẹ đã khen món ăn ngon và bảo Khải Danh gọi đầu bếp ra cho mẹ gặp. Đầu bếp đã ra sao mẹ không nói?
Mọi người cười vang trước câu pha trò có duyên của Lãm Khương.
Bà Tịnh Thủy nhìn Hạnh Chi với ánh mát hiền từ:
- Bác khen cháu chỉ bằng thừa. Bây chừ, bác chỉ hỏi một câu thôi!
Lãm Khương xen vô:
- Rứa mẹ hỏi cáu gì?
Bà Tịnh Thủy xua tay:
- Cái thàng! Con đừng chen vô, để mẹ hởi Hạnh Chi.
Hạnh Chi hồi hộp nhìn bà. Không biết bà hỏi gì. Không dám hỏi. Thôi thì ìm lặng chờ đợi bà hỏi gì để trả lời.
Bà Tịnh Thủy hắng giọng trịnh trọng hỏi:
- Cháu có đồng ý làm dâu của bác không?
Câu hỏi của bà Tình Thủy làm Hạnh Chi muốn rụng tim. Lòng cô nao nao khó tả.
Mắt Hạnh Chi chạm phải ánh mắt nồng ấm thiết tha của Lãm Khương.
Giọng anh ân cần khuyến khích Hạnh Chi:
- Em nghĩ sao hãy trả lời mẹ đi, Hạnh Chi. Em yên lặng là chết anh đó.
Hạnh Chi nhìn bà Tịnh Thủy:
- Cháu chỉ sợ là cháu không xứng đáng.
Bà Tịnh Thủy buông giọng chân thành:
- Bác rất hài lòng có cô con dâu đảm đang như cháu.
Hạnh Chi cười nói khẽ:
- Dạ, cháu còn vụng về lắm bác ơi!
Bà Tịnh Thủy vui vẻ đề nghị:
- Cho bác gặp mẹ cháu nhé!
Thế là bữa ăn các món Huế ở nhà hàng "Hương cố đô" biến thành buổi hỏi vợ cho Lãm Khương.
Con tim Lãm Khương nhảy nhót reo vui. Và cao hứng anh cất giọng ngâm nga trữ tình.
"Ai sinh giọng nói đễ thương.
Rót ra có mật có hương trong lời.
Ngọt ngào chi lắm Huế ơi.
Dể cho ta khát một đời bỏng môi".
Khải Danh bưng chè cung đình lên, nhanh nhảu bảo:
- Xin mời mọi người dùng chè cung đình cho ngọt ngào.
Mọi người cũng ngồi bên nhau thưởng thức chén chè cung đình ngọt lự.
Hai chị em Hạnh Chi, Khai Danh là chủ nhà hàng bé nhỏ "Hương Cố Đô".
(phải gọi là quán ăn là đúng hơn) không còn là chủ nữa. Hai mẹ con bà Tịnh Thủy và Lãm Khương không còn là khách nữa. Tất cả chan hòa thân ái bên bàn ăn cùng nhâm nhi chén chè cung đình ngọt ngào hương vị.
Bà Tịnh cứ xuýt xoa khen mãi:
- Đầu bếp Hạnh Chi nấu chè ăn thật ngon!
Hai má nóng ran, Hạnh Chi sung sướng trước lời khen ngợi của bà Tịnh Thủy nhưng cô vẫn lễ độ khiêm tốn:
- Dạ, do cháu cố gắng học hỏi từ nhiều người.
Gửi cho Hạnh Chi tia nhìn tình tứ, Lãm Khương lại nói với bà Tịnh Thủy:
- Ngon và ngọt nữa chứ mẹ.
Bà Tịnh Thủy cười thật cởi mở:
- Chè thì phải luôn luôn ngọt rồi.
Lãm Khương bông đùa:
- Có thứ chè không ngọt mẹ ạ?
- Chè gì không ngọt hả con?
Lãm Khương trả lời tỉnh bơ:
- "Chè ghim" và "mộng chè"!
Bà Tịnh Thủy bất ngờ kêu lên:
- Trời đất! Con học cách nói láy từ bao giờ thế?
Lãm Khương không trả lời mà hỏi lại bà Tịnh Thủy:
- Mẹ có đồng ý không. "Chè ghim" và "mộng chè" không ngọt mà còn làm người ta sợ.
Nhìn Hạnh Chi với ánh mắt trìu mến, bà Tịnh Thủy hóm hỉnh hỏi:
- Hạnh Chi có sợ "mộng chè" không?
- Dạ, cháu rất kính trọng và quý mến bác ạ!
Câu hỏi bất chợt của bà Tịnh Thủy khiến Hạnh Chi trả lời nhanh mà không kịp suy nghĩ gì cả. Câu trả lời của Hạnh Chi cũng rất thành thật xuất phát tự đáy lòng.
Lãm Khương cười phá lên trêu chọc Hanh Chi:
- Em có biết "mộng chè" là ai không mà trả lời tỉnh vậy?
Bây chừ Hạnh Chi mới thấy ngượng chín người. Cô không dám nhìn bà Tịnh Thủy.
Trong khi đó bà Tịnh Thủy buông giọng tỉnh bơ:
- Bà "mộng chè" là mẹ đấy!
Lãm Khương ranh mãnh hỏi lại:
- "Mẹ" gì hở mẹ?
- Mẹ chồng!
Mọi người cười xòa.
Mặt Hạnh Chi thì đỏ như gấc chín. Hạnh Chi không ngờ bà Tịnh Thủy rất cởi mở vui tươi như thế.
Khải Danh lãng xăng tiếp khách mới vào quán, lại còn nói với Hạnh Chi:
Bữa ni chị làm khách hỉ? Em làm phục vụ bàn tiếp chị.
Nói rồi, Khải Danh để các dĩa nhạc về Huế mà Khải Danh biết Hạnh Chi và Lãm Khương rất thích.
Giọng người ca sĩ trong trẻo vang lên bài "Huế Thương".
"Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón.
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ.
Em trao nón đợi và em hẹn hò.
Tôi nhớ khúc ca.
Tôi nhớ khúc ca mỗi lần đến Huế.
Nam Ai, Nam Bình mà sao thương thế.
Lắng trong vui buồn mộng mơ.
Em hát nghe thân thương ư, Huế ơi...".
Huế ơi? Huế để cho Lãm Khương ghé đến. Huế để cho Lãm Khương gặp gỡ Hạnh Chi.
Sông Hương và cầu Trường Tiền nơi đôi mình gập gở "Con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu".
Anh không trở về "hóa dá phía bên kia" mà trở lại Huế tìm em...
Đám cưới của Hạnh Chi và Lãm Khương, chuyện cứ ngỡ trong cơn chiêm bao mộng mị. Nhưng hôm nay chuyện đó là sự thật và đang xảy ra.
Mọi người lăng xăng lo tổ chức, lễ cưới. Không khí đông vui nhộn nhịp.
Tòa lâu đài cũ kỹ rêu phong được sửa sang lại. Sân trại được trang trí bằng cây lá bông hoa đơn sơ mà đẹp lộng lẫy. Thức ăn đãi khách toàn những món Huế tuyệt ngon.
Lam Mỹ phụ nấu ăn hôm trước, hôm nay rước dâu thì cương quyết đòi làm dâu phụ.
- Ta làm dâu phụ cho mi nhé Hạnh Chi.
Bác sĩ Khiết An trêu chọc Lam Mỹ:
- Cô dâu phụ mà có một bé trai theo lon ton sao ổn?
Khiết An sau ngày điều trị bệnh tim cho con Lam Mỹ đã gắn bó với cô. Tình yêu của hai người thật cảm động. Khiết An thông cảm hoàn cảnh của Lam Mỹ và nguyện chia sẻ cùng cô suốt quãng đường đời.
Hạnh Chi vui vẻ nói với Lam Mỹ và Khiết An:
- Cô dâu phụ Lam Mỹ có con trai thì để nó lon ton nâng vạt áo cưới cho cô dâu chính nhé!
Lam Mỹ gật đầu thích thú:
- Đồng ý? Để ta trang điểm giống với cô dâu chính.
Khiết An nhất quyết đòi hỏi:
- Em làm cô đâu phụ thì anh phải làm chú rể phụ.
- Anh hỏi xem anh Lãm Khương có đồng ý duyệt không?
Lãm Khương nhanh nhảu trả lời:
- Duyệt ngay để cho hai người thành một cặp chứ.
Khiết An vỗ vai bạn:
- Ỷ làm cặp chính rồi phách hén?
Lãm Khương pha trò:
- Trước sau gì mày cũng làm rể chính hà. Đừng lo? Hôm nay cứ bắt chước tao!
Mọi ngưởi cười ồ lên thú vị.
Hạnh Thơ và Hải Cầm cũng là một cặp khá nổi bật, hai người đang thay mặt nhà gái tiếp khách.
Đám cưới của Hạnh Chi và Lãm Khương được chọn làm tiết mục "Đám cưới dân gian" một tiết mục đặc sắc của Festival Huế năm nay.
Ai cũng mặc áo đài truyền thống.
Các chàng trai mặc áo dài xanh hoặc đỏ khăn đóng cùng màu.
Người lớn tuổi áo màu đen.
Các cô gái áo dài đủ màu sắc, che dù nghiêng nghiêng.
Hai bà thông gia mặc áo dài cùng màu xanh rêu thêu hoa đẹp lộng lẫy. Hai bà đi cạnh nhau thân thiết như hai chị em.
Đặc biệt là hai cặp cô dâu, chú rể chính và phụ cũng mặc giống nhau.
Chú rể Lãm Khương trước nay chỉ quen sơ mi, quần tây, veston lịch lãm, hôm nay vận chiếc áo dài gấm đỏ, đầu đội khăn đóng trông đúng là chú rể trong trang phục truyền thống.
Hạnh Chi lộng lẫy kiêu sa trong chiếc áo dài vàng thêu hoa, đầu đội mấn, cổ đeo chiếc vòng vàng lấp lánh, tay ôm bó hoa. Ai cũng khen Hạnh Chi đẹp như Hoàng hậu Nam Phương.
Cô dâu chú rể đi bên nhau thật tình tứ và lãng mạn.
Kế đến là cặp dâu rể phụ Lam Mỹ và Khiết An. Hai người trang phục giống hệt cô đâu chú rể chính. Chú bé con trai Lam Mỹ cũng xúng xính trong chiếc áo dài đỏ tí hon đi cạnh mẹ.
Các chàng trai cô gái bưng mâm lễ vật phủ khăn điều đỏ, uyển chuyển từng bước đi.
Một đám cưới đúng theo truyền thống dân gian rất vui và độc đáo.
Đoàn người xúng xính đi qua cầu Tràng Tiền để cho nhiếp ánh nghệ thuật chụp ảnh, các phóng viên đài truyền hình dịa phương trực tiếp quay phim.
Được đi trên cầu Tràng Tiền trong ngày cưới là niềm vui lớn nhất của Hạnh Chi và Lãm Khương.
Ngang qua chỗ hai người gặp nhau lần đầu tiên, Lãm Khương thì thầm vào tai Hạnh Chi:
- Còn nhớ chỗ này không em?
Hạnh Chi nhìn Lãm Khương với ánh mắt dạt dào yêu thương:
- Nhớ chứ anh? Chỗ chiếc xe cuộc tông vào cô gái Huế.
Lãm Khương mỉm cười hạnh phúc:
- Và bây chừ cô gái Huế là vợ chiếc xe đạp cuộc há!
Hạnh Chi nũng nịu bẻ lại:
- Răng mà vợ chiếc xe đạp cuộc được anh?
Lãm Khương gửi nụ hôn lên má Hạnh Chi:
- Là vợ anh?
Hai người nhìn nhau với ánh mắt dạt dào hạnh phúc.
Lãm Khương thì thầm vào tai Hạnh Chi bài "Chút tình gửi Huế".
"Người từ xa chín dòng sông.
Rơi câu lục bát thấm lòng Hương Giang.
Trường Tiền mấy nhịp mênh mang.
Đò đưa Vỹ Dạ chưa sang bên này.
Người từ đôn hậu miền Tây.
Buông câu vọng cổ mà say Ngự Bình.
Ngọt ngào trăng nước lặng thinh.
Ấm tim hơi rượu, men tình cô đô".
Hạnh Chi thì thầm đáp lại Lãm Khương:
- Cám ơn cố đô đã xe duyên cho mình bên nhau?
Cùng lúc nụ cười hạnh phúc bừng nở trên môi hai người.
Hồng Kim
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

​ Sa Mạc Người Năm ấy, tôi vừa tròn mười tám tuổi. Đối với nhiều đứa bạn cùng lứa, tuổi mười tám là lớp tuổi đẹp nhất đời người. Chúng n...