Thứ Hai, 13 tháng 1, 2025
Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam
Một cách tiếp cận những
Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là
sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không
chiêu thức của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời
gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam
cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là
lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm
lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để
thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu:
Văn minh Hoa Hạ và văn minh Thần Nông tiếp xúc nhau ở khoảng
giữa hai lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang, đã góp phần tạo nên một nền văn minh
bắt đầu có hiến sử là văn minh Trung Nguyên – Hoa Hạ (Trung Hoa). Văn minh Hoa
Hạ sẵn có phần bổ khuyết khuyết điểm của văn minh Thần Nông. Nó hấp thụ tất cả
tinh túy của văn minh Thần Nông để lớn mạnh vượt bậc, rồi quay ra chèn ép chính
thân sinh Thần Nông của mình. Song nó cũng thu nhận hình ảnh Thần Nông vào hệ
thống huyền thoại Tam Hoàng, Ngũ Đế mô tả thời khởi thủy của mình. [5] Cái tên
Trung Quốc bắt đầu sinh ra từ đây. Nguyên thủy, nó mang nghĩa quốc gia ở giữa
thiên hạ vì kiến thức đương thời chỉ mới biết hai nền văn minh, hai chủng tộc lớn
là Thần Nông và Hoa Hạ. Chỉ một phần đất đai của văn minh Thần Nông hòa nhập với
văn minh Hoa Hạ. Phần lớn còn lại vì trải trên địa bàn quá rộng, rải rác suốt bờ
Trường Giang, đặc biệt là phía nam Trường Giang, vẫn tách biệt, đây chính là
vùng Bách Việt, như cách gọi của người Trung Hoa sau này.
Đến đây nên mạnh dạn kết luận khi phối ngẫu với Trưng Trắc,
ông Thi phải theo vợ sang Mê Linh. Vai trò của ông Thi trong cuộc binh biến và
cả sau khi binh biến thành công khá mờ nhạt. Thay vào đó là hình ảnh Trưng Nhị,
em gái Trưng Trắc. Đó là điều hiển nhiên, xã hội mẫu hệ cho Trưng Trắc quyền thế
tập và Trưng Nhị là hàng thừa kế thứ nhất, thậm chí Trưng Nhị còn có thể thừa kế
cả anh rể mình nữa, điều này hoàn toàn không có gì xa lạ với nhiều bộ tộc còn
chậm tiến trên thế giới ở thế kỷ 20 vừa qua. Giả thuyết này có thể lấy chuyện
hôn nhân của Mỵ Châu và Trọng Thủy trước đó hơn 200 năm làm một điểm tựa. Hình ảnh
truyền thuyết An Dương Vương cưỡi ngựa mang Mỵ Châu bỏ chạy khỏi Cổ Loa, cũng
mơ hồ cho thấy Mỵ Châu cần được bảo vệ như một “thái tử” trong cơn nguy cấp. Có
thể tham khảo thêm bộ sử “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ (năm 233 – 297): “Ở hai
huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ và Đô Lung của quận Cửu Chân, anh chết thì em
trai lấy chị dâu”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Miền cổ tích hoang hư 2
Miền cổ tích hoang hư 2 7 - Ngọ... Chiếc tàu thu mua hải sản ném Phương lên bờ tại cảng cá tanh hôi và ồn ào của Hải Phòng. Lôi thôi lếch ...
-
Hoa muộn - Nơi mùa xuân đi qua Vũ trụ này không có bắt đầu và không có kết thúc. Hay nói đúng hơn, con người không biết nó bắt đầu từ đâu ...
-
Lời kỹ nữ - Xuân Diệu A.TÁC GIẢ: I. Cuộc đời: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng T...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét