Những nhà thơ nổi tiếng nhất
trong phong trào Thơ mới Việt
Nam
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, văn đàn Việt Nam đã xuất hiện
nhiều thế hệ nhà thơ trẻ, những người tiên phong trong phong trào Thơ mới. Thơ
mới - thơ của sự phá cách; thơ của những nỗi buồn, nỗi cô đơn day dứt; thơ của
những tâm hồn non trẻ, loay hoay tìm cho mình một lý tưởng, một hướng đi mới
trong thời buổi xã hội đầy biến động. Có thể nói, Thơ mới là bước chuyển mình
vượt bậc, là cuộc "cách mạng vĩ đại" của thơ ca Việt Nam. Và khi nhắc
đến thời kỳ rực rỡ, vàng son nhất của Thơ mới, không thể không kể đến những người
cầm bút, những thi sĩ hào hoa một thời đã góp phần đưa thơ ca Việt Nam vươn lên
tầm cao mới. Chưa bao giờ trong nền văn học Việt Nam lại xuất hiện nhiều nhà
thơ trẻ, với nhiệt huyết say mê và tài năng đến thế. Hôm nay, chúng ta hãy cũng
nhìn lại một thời vàng son của thơ ca Việt Nam, cũng như điểm lại những nhà thơ
nổi tiếng nhất trong phong trào Thơ mới. Tất nhiên ngoài những nhà thơ được liệt
kê bên dưới, thì vẫn còn rất nhiều các thi sĩ khác, mà Toplist chưa thể liệt kê
một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất, bởi danh sách ấy thực sự rất nhiều, rất đa dạng.
Dựa trên tiêu chí những nhà thơ với các tác phẩm nổi tiếng, được nhiều người
yêu thích; cùng với sự đóng góp to lớn trong phong trào thơ ca Việt Nam,
Toplist xin giới thiệu đến các bạn danh sách 15 nhà thơ nổi tiếng nhất trong
phong trào Thơ mới. Và bây giờ, hãy cùng Toplist tìm hiểu những thi sĩ tài hoa
này, các bạn nhé.
Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất
trong phong trào Thơ mới những năm 1935-1945. Bên cạnh là một thi sĩ, ông còn
là nhà báo, nhà phê bình văn học nổi tiếng. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến
"ông hoàng của thơ tình Việt Nam'. Những tác phẩm thơ của ông được nhiều
người mến mộ, cũng như có vị trí nhất định trong văn đàn thơ ca nước nhà. Người
ta tìm đến thơ ca, là để tìm thấy sự đồng điệu, sự ngân cảm trong tâm hồn con
người. Thơ của Xuân Diệu như những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.
Cũng như bao nhà thơ khác trong Thơ mới, thơ của Xuân Diệu có những nỗi buồn chất
chứa, sâu lắng trong từng con chữ. Thế nhưng, ông có một điểm khá đặc biệt
và nổi trội hơn hẳn, đó chính là sự nhận thức, ý thức về không gian, thời gian,
lý tưởng sống: sống nhanh, sống có ý nghĩa. Trong bài thơ "Vội vàng",
ông cũng đã từng thổ lộ
"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất"
Sự ý thức, nhận thức về thời gian, về cuộc đời ấy ở Xuân Diệu, đã khiến cho thơ của ông mang màu sắc riêng, nét đẹp riêng. Dẫu rằng thời gian có trôi đi, năm tháng có dần phai mờ từng nét mực, thì những tiếng lòng tha thiết của Xuân Diệu vẫn mãi còn đó, còn sống mãi trong lòng độc giả bao thế hệ mai sau. Và quả thật không ngoa chút nào, khi Hoài Thanh, Hoài Chân - nhà phê bình văn học, đã nhận xét về ông: "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"
"Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngỏ thuôn
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương"
(Chiều)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Vội vàng; Lời kỹ nữ; Đây mùa thu tới,...
"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất"
Sự ý thức, nhận thức về thời gian, về cuộc đời ấy ở Xuân Diệu, đã khiến cho thơ của ông mang màu sắc riêng, nét đẹp riêng. Dẫu rằng thời gian có trôi đi, năm tháng có dần phai mờ từng nét mực, thì những tiếng lòng tha thiết của Xuân Diệu vẫn mãi còn đó, còn sống mãi trong lòng độc giả bao thế hệ mai sau. Và quả thật không ngoa chút nào, khi Hoài Thanh, Hoài Chân - nhà phê bình văn học, đã nhận xét về ông: "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"
"Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngỏ thuôn
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương"
(Chiều)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Vội vàng; Lời kỹ nữ; Đây mùa thu tới,...
Ngâm thơ Xuân Diệu 2016
Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,
sinh ra ở Quảng Bình và lớn lên ở Quy Nhơn. Ông là người khởi đầu cho dòng
thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, đồng thời cũng là người khởi xướng
ra Trường thơ Loạn (thơ điên).
Nhắc đến Hàn Mặc Tử, là nói về một người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Ông mất khi chỉ mới 28 tuổi, bởi căn bệnh phong kéo dài. Hàn Mặc Tử nổi tiếng và được nhiều người nhớ đến không chỉ vì những bài thơ "điên", những dòng thơ siêu thực hay xuất sắc, mà còn bởi cuộc đời đầy bất hạnh của ông. Nỗi đau đớn trong tình yêu; cùng với sự dày vò, dằn xé của căn bệnh quái ác, đã khiến cho người thi sĩ tài hoa ấy đau đớn, tuyệt vọng với cuộc đời. Nỗi đau ấy, nỗi cô đơn ấy đi vào trong thơ ca, như một tiếng thét gào, như một vết thương rỉ máu. Hai hình ảnh thường thấy nhất trong thơ của Hàn Mặc Tử đó chính là máu và trăng. Ông sợ chúng, nhưng cũng hết mực trân quý chúng.
Hàn Mặc Tử có đến sáu nàng thơ, sáu mối tình. Dù là đơn phương, song phương hay chăng nữa, thì tất cả khi được ông viết thành thơ, đều ray rứt và sâu sắc biết bao. Có lẽ, mối tình của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm là mối tình được nhiều người nhắc đến và biết đến nhiều nhất. Dường như nỗi đau ấy của ông, đã thấu tận tâm can, đã được người đọc đón nhận bằng tất cả sự thương cảm:
"Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm
Nhớ thương còn một nắm xương thôi"
Đặc biệt hơn cả, sự đóng góp to lớn của thi sĩ họ Hàn chính là ông đã sáng tạo ra Trường thơ Loạn, cùng với những thi sĩ khác, đã tạo nên những tuyệt phẩm để đời, được lưu lại theo tháng năm trên văn đàn thơ ca Việt Nam. Có khá nhiều nhạc sĩ, thi sĩ viết về ông, về cuộc đời của ông, bằng tất cả lòng thành mến mộ và kính yêu nhất. Quả thực, Hàn Mặc Tử xứng danh là một trong những người thi sĩ tài hoa bậc nhất trong phong trào Thơ mới nói riêng, cũng như trong thơ ca Việt Nam nói chung.
Một số tác phẩm nổi tiếng: Đây thôn Vĩ Dạ, Một nửa trăng, Trút linh hồn,...
Nhắc đến Hàn Mặc Tử, là nói về một người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Ông mất khi chỉ mới 28 tuổi, bởi căn bệnh phong kéo dài. Hàn Mặc Tử nổi tiếng và được nhiều người nhớ đến không chỉ vì những bài thơ "điên", những dòng thơ siêu thực hay xuất sắc, mà còn bởi cuộc đời đầy bất hạnh của ông. Nỗi đau đớn trong tình yêu; cùng với sự dày vò, dằn xé của căn bệnh quái ác, đã khiến cho người thi sĩ tài hoa ấy đau đớn, tuyệt vọng với cuộc đời. Nỗi đau ấy, nỗi cô đơn ấy đi vào trong thơ ca, như một tiếng thét gào, như một vết thương rỉ máu. Hai hình ảnh thường thấy nhất trong thơ của Hàn Mặc Tử đó chính là máu và trăng. Ông sợ chúng, nhưng cũng hết mực trân quý chúng.
Hàn Mặc Tử có đến sáu nàng thơ, sáu mối tình. Dù là đơn phương, song phương hay chăng nữa, thì tất cả khi được ông viết thành thơ, đều ray rứt và sâu sắc biết bao. Có lẽ, mối tình của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm là mối tình được nhiều người nhắc đến và biết đến nhiều nhất. Dường như nỗi đau ấy của ông, đã thấu tận tâm can, đã được người đọc đón nhận bằng tất cả sự thương cảm:
"Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm
Nhớ thương còn một nắm xương thôi"
Đặc biệt hơn cả, sự đóng góp to lớn của thi sĩ họ Hàn chính là ông đã sáng tạo ra Trường thơ Loạn, cùng với những thi sĩ khác, đã tạo nên những tuyệt phẩm để đời, được lưu lại theo tháng năm trên văn đàn thơ ca Việt Nam. Có khá nhiều nhạc sĩ, thi sĩ viết về ông, về cuộc đời của ông, bằng tất cả lòng thành mến mộ và kính yêu nhất. Quả thực, Hàn Mặc Tử xứng danh là một trong những người thi sĩ tài hoa bậc nhất trong phong trào Thơ mới nói riêng, cũng như trong thơ ca Việt Nam nói chung.
Một số tác phẩm nổi tiếng: Đây thôn Vĩ Dạ, Một nửa trăng, Trút linh hồn,...
Ca khúc "Hàn Mặc Tử" nổi tiếng, nói về cuộc đời đầy bất hạnh của người thi sĩ họ Hàn.
Hàn Mặc Tử
Trần Thiện Thanh - Lệ Quyên
Nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) tên thật là Nguyễn
Trọng Bính, là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ của
ông viết về quê hương, về khung cảnh làng quê, những sinh hoạt, cuộc sống đời
thường, mang đậm nét dân dã, bình dị. Thơ của Nguyễn Bính mang chất nhạc sâu lắng,
nhưng đồng thời cũng hết sức gần gũi, thân thương. Trải qua bao tháng năm,
mỗi khi nhắc đến Nguyễn Bính, người ta lại nhớ đến hình ảnh vị thi sĩ tài hoa,
tác giả của những bản thi ca về quê hương độc đáo. Thơ của ông được phổ nhạc
rất nhiều và được biết đến rộng rãi, nhận được sự yêu thích, ủng hộ từ độc giả,
Chất mộc mạc, bình dị ở ông thể hiện ở chỗ ông đã vận dụng văn học dân gian như
ca dao, tục ngữ,... cùng với thể thơ lục bát truyền thống để đưa vào tác phẩm của
mình như những lời đối đáp, như những lời tâm sự chân thành, bình dị. Chính vì
xuất phát từ chất liệu cuộc sống đời thường như thế, nên thơ của Nguyễn Bính rất
gần gũi với mọi người, và khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học nước
nhà. Vẫn còn đó theo thời gian những lời thơ quen thuộc:
"Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!"
(Chân quê)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Chân quê, Tương tư, Anh về quê cũ,...
"Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!"
(Chân quê)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Chân quê, Tương tư, Anh về quê cũ,...
Bài thơ "Chân quê" của Nguyễn Bính được phổ thành
nhạc.
Chân quê
Thơ Nguyễn Bính - Thu Hiền
4. Huy Cận
Nhà thơ Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất
sắc trong phong trào Thơ mới. Ông đồng thời cũng là bạn tâm giao, tri kỹ với
nhà thơ Xuân Diệu. Cũng như bao nhà thơ khác trong giai đoạn này, thơ của Huy Cận
mang nỗi buồn, sự cô đơn, ray rứt. Đó là nỗi buồn trước thời cuộc, trước sự
chênh vênh khi chọn lựa lý tưởng sống cho con đường phía trước, ngay trong thời
điểm những năm 1930-1945, khi xã hội đầy những biến động.
Thơ của Huy Cận mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, khỏi hiện thực để tìm với thiên nhiên, hòa mình vào chốn bao la ấy. Đọc thơ của ông, ta sẽ cảm nhận được từng nét bút mà Huy Cận chấm phá đều rất đẹp, rất chân thực nhưng cũng rất buồn. Bức tranh thơ của ông rất đa dạng màu sắc. Tuy nhiên dẫu ở khung cảnh nào, thì thơ của Huy Cận vẫn có đâu đó mảng màu sậm, u tối của sự cô đơn, của lý tưởng chưa tìm được bến đỗ. Ông cũng đã từng thể hiện điều đó qua những dòng thơ trong tác phẩm "Tràng giang":
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
Độc giả tìm đến thơ Huy Cận và yêu thích thơ ông bởi sự chấm phá tài tình trong từng nét bút mà ông khắc họa vào từng con chữ. Và chắc chắn rằng, Huy Cận quả thực rất xứng đáng và không hổ danh khi được nhìn nhận như một trong những người thi sĩ xuất sắc nhất trong phong trào Thơ mới của văn học Việt Nam ta.
Một số tác phẩm nổi tiếng: Buồn đêm mưa, Tràng giang. Chiều xưa,...
Thơ của Huy Cận mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, khỏi hiện thực để tìm với thiên nhiên, hòa mình vào chốn bao la ấy. Đọc thơ của ông, ta sẽ cảm nhận được từng nét bút mà Huy Cận chấm phá đều rất đẹp, rất chân thực nhưng cũng rất buồn. Bức tranh thơ của ông rất đa dạng màu sắc. Tuy nhiên dẫu ở khung cảnh nào, thì thơ của Huy Cận vẫn có đâu đó mảng màu sậm, u tối của sự cô đơn, của lý tưởng chưa tìm được bến đỗ. Ông cũng đã từng thể hiện điều đó qua những dòng thơ trong tác phẩm "Tràng giang":
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
Độc giả tìm đến thơ Huy Cận và yêu thích thơ ông bởi sự chấm phá tài tình trong từng nét bút mà ông khắc họa vào từng con chữ. Và chắc chắn rằng, Huy Cận quả thực rất xứng đáng và không hổ danh khi được nhìn nhận như một trong những người thi sĩ xuất sắc nhất trong phong trào Thơ mới của văn học Việt Nam ta.
Một số tác phẩm nổi tiếng: Buồn đêm mưa, Tràng giang. Chiều xưa,...
Bài thơ "Áo trắng" của Huy Cận qua khúc ngâm đầy
sâu lắng.
Chân quê
Thơ Huy Cận - Hồng Vân
Đây là bút danh của một nhà thơ ẩn danh trong phong trào Thơ
mới. Và đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa thể xác định được T.T.K.H là ai. Thế
nhưng, dẫu rằng là ẩn danh, nhưng các tác phẩm của bà đã để lại ấn tượng vô
cùng khó phai trong lòng bạn đọc yêu thơ. Nhắc đến T.T.K.H, không thể không nói
đến những câu thơ da diết trong bài "Hai sắc hoa Ti gôn" quen thuộc.
Những ai đã từng trải qua dăm lần khổ đau, dang dở trong tình yêu, hãy lắng
lòng mình lại để thả hồn theo từng lời tâm sự của T.T.K.H, để cùng đồng cảm,
cùng sẻ chia, cùng thấu hiểu:
"Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng"
Những lời tâm sự, những câu hỏi, những lời than oán, nghe như chất chứa nỗi niềm sầu nặng khôn vơi. T.T.K.H chỉ để lại văn đàn thơ ca ba tác phẩm. Thế nhưng, cả ba tác phẩm ấy đều rất nổi tiếng và nhận được nhiều sự mến mộ từ các độc giả yêu thơ. Và cho đến tận bây giờ, sức ảnh hưởng cũng như giá trị của các tác phẩm thơ ca do T.T.K.H sáng tác, vẫn mãi còn lắng đọng khôn nguôi....
Một số tác phẩm nổi tiếng: Bài thơ đầu tiên, Hai sắc hoa Ti gôn, Bài thơ cuối cùng.
"Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng"
Những lời tâm sự, những câu hỏi, những lời than oán, nghe như chất chứa nỗi niềm sầu nặng khôn vơi. T.T.K.H chỉ để lại văn đàn thơ ca ba tác phẩm. Thế nhưng, cả ba tác phẩm ấy đều rất nổi tiếng và nhận được nhiều sự mến mộ từ các độc giả yêu thơ. Và cho đến tận bây giờ, sức ảnh hưởng cũng như giá trị của các tác phẩm thơ ca do T.T.K.H sáng tác, vẫn mãi còn lắng đọng khôn nguôi....
Một số tác phẩm nổi tiếng: Bài thơ đầu tiên, Hai sắc hoa Ti gôn, Bài thơ cuối cùng.
Hoa Ti gôn, loài hoa đã được nhắc đến trong thơ T.T.K.H
Ca khúc "Hai sắc hoa Ti gôn được phổ tử tác phẩm thơ
cùng tên của T.T.K.H.
Hai sắc hoa Tigôn - Như Quỳnh
Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, là một
thi sĩ, nhà văn, đồng thời là nhà hoạt động sân khấu. Ông được biết đến nhiều
nhất qua tác phẩm "Nhớ rừng" được sáng tác vào năm 1936. Được xem như
một trong những thi sĩ tài hoa của nền thơ ca nước nhà, chúng ta phải công nhận
rằng thơ của Thế Lữ đã thổi được vào hồn người đọc, người nghe những cung bậc cảm
xúc khó phai. Nỗi buồn thầm kín trong thơ ông ẩn sâu dưới những hình ảnh của
các sự vật, hiện tượng khác. Tuy không bộc lộ một cách mạnh mẽ và trực tiếp,
nhưng tình cảm đó, nỗi niềm đó vẫn lắng đọng và chất chứa biết bao:
"Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi".
(Nhớ rừng)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Nhớ rừng, Tiếng chuông chùa, Tiếng sáo Thiên Thai.
"Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi".
(Nhớ rừng)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Nhớ rừng, Tiếng chuông chùa, Tiếng sáo Thiên Thai.
Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan,
nguyên quán ở Quảng Trị, Ông là một trong những nhà thơ rất nổi tiếng trong
phong trào Thơ mới nói riêng cũng như thơ ca Việt Nam nói chung. Trước Cách mạng
tháng Tám, thơ Chế Lan Viên mang hơi hướng thoát ly hiện thực, đồng thời cũng
chất chứa những nỗi buồn, cô đơn giống như những nhà thơ khác. Ông là một trong
những thành viên của Trường thơ Loạn do Hàn Mặc Tử sáng lập. Cái chết, sự tang
tóc, nỗi cô đơn, dằn xé thể hiện rất rõ qua từng dòng chữ của ông, mang lại cảm
giác ớn lạnh, rùng mình nhưng không kém phần đặc sắc đến cho bạn đọc. Và một điều
đặc biệt hơn hẳn, thơ của Chế Lan Viên rất giàu tính triết lý. Chính vì vậy,
thơ của ông được đánh giá rất cao và được xem như một trong những nhà thơ có sức
ảnh hưởng, đóng góp to lớn cho nền thơ ca nước nhà.
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!"
(Xuân)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Cõi ta, Điêu tàn, Xuân,...
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!"
(Xuân)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Cõi ta, Điêu tàn, Xuân,...
Lưu Trọng Lư (1911-1991) được biết đến như một nhà thơ, nhà
văn, đồng thời cũng là nhà soạn kịch Việt Nam. Ông xuất thân từ một gia đình
Nho giáo ở tỉnh Quảng Bình. Chính vì thế nên Lưu Trọng Lư có vốn kiến thức cũng
như hiểu biết sâu rộng. Thơ của Lưu Trọng Lư trong giai đoạn Thơ mới 1930-1945
được đánh giá cao, như một "công trình nghệ thuật" đặc sắc. Những
sáng tác của ông ít nhiều đã góp phần tạo nên vị thế, cũng như sự thành công rực
rỡ cho phong trào Thơ mới. Các tác phẩm của ông, từng câu từ, con chữ đều được
trau chuốt cẩn thận, đi cùng với những hình ảnh thơ đặc sắc, tạo nên trường
liên tưởng rộng lớn, cũng như sức gợi cho từng câu ca. Chính vì thế, thật không
ngoa khi nói nhà thơ Lưu Trọng Lư là một trong những thi sĩ đa tài, tâm huyết
nhất trong phong trào Thơ mới 1930-1945.
"Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô"
(Tiếng thu)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Tiếng thu, Mắt buồn, Bao la sầu,...
"Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô"
(Tiếng thu)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Tiếng thu, Mắt buồn, Bao la sầu,...
Bài thơ "Tiếng thu" được phổ nhạc.
Tiếng Thu
Phạm Duy - Thái Hiền - Duy Quang
Nhà thơ Tế Hanh (1921-2009) được biết đến như một trong những
nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam ngay cả trong giai đoạn phong trào Thơ mới cũng
như giai đoạn thơ tiền chiến sau này. Ở ông, chất thơ có sự rung cảm đặc biệt
sâu sắc. Điều đó được thể hiện ở giọng điệu, lối viết cũng như hình tượng, hình
ảnh thơ mà ông xây dựng trong các tác phẩm của mình. Chính vì vậy, các tác phẩm
thơ của Tế Hanh được giới chuyên môn đánh giá rất cao, đồng thời cũng nhận được
sự ủng hộ từ các độc giả mọi miền trên đất nước. Nhà phê bình văn học Hoài
Thanh, Hoài Chân đã nhận xét về ông như thế này: "Tế Hanh là một người
tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê
hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh
hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường
quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi". Qua đó
ta có thể thấy được vai trò cũng như sự đóng góp không nhỏ của Tế Hanh vào nền
thơ ca nước nhà.
"Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng nhau qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi"
(Bão)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Bài thơ tình ở Hàng Châu,...
"Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng nhau qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi"
(Bão)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Nhớ con sông quê hương, Quê hương, Bài thơ tình ở Hàng Châu,...
Đoàn Phú Tứ (1910-1989) là một nhà thơ, nhà soạn kịch, dịch
giả nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là một người nghệ sĩ đa tài. Bên cạnh việc sáng
tác thơ, Đoàn Phú Tứ được biết đến như một trong những người tiên phong trong
phong trào sáng tác cũng như trình diễn kịch nói. Song song đó, về các tác phẩm
thơ của ông đều rất đa dạng vào sắc, hội tụ đầy đủ những mỹ từ đẹp đẽ, sâu sắc,
tạo được sức gợi, sự sinh động cho các tác phẩm. Có thể nói, tài năng của Đoàn
Phú Tứ được nhiều người công nhận và ngưỡng mộ. Trong số đó có những độc giả
yêu thơ, cũng như các nhà phê bình văn học. Hiện nay ở Đà Nẵng còn có con đường
được đặt theo tên ông.
"Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh"
(Màu thời gian)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Màu thời gian, Ánh trăng, Tủi,...
"Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh"
(Màu thời gian)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Màu thời gian, Ánh trăng, Tủi,...
Anh Thơ (1921-2005) tên thật là Vương Kiều Ân, được biết đến
như một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới 1930-1945. Bà được
biết đến nhiều nhất qua tác phẩm "Chiều xuân". Thơ của Anh Thơ khắc họa
những khung cảnh tươi đẹp, trong lành ở làng quê Việt Nam, cùng với sự sinh hoạt,
lao động của con người. Trong bức tranh hài hòa, sinh động ấy, từng nét bút mà
bà khắc họa lên đều mang vẻ đẹp sâu sắc, man mác buồn nhưng cũng hết sức đặc biệt.
Và hơn gì hết, tất cả đều chứa chan những tình cảm chân thành, sâu sắc:
"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"
(Chiều xuân)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Bến đò đêm trăng, Chiều xuân, Buổi trưa,...
"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"
(Chiều xuân)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Bến đò đêm trăng, Chiều xuân, Buổi trưa,...
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1916-1976) là một trong những nhà
thơ tài năng của nền thi ca Việt Nam. Ông sinh ra ở Nam Định (nay là Hưng Yên).
Thuở nhỏ, ông đã được học chữ Hán, chính vì thế nên văn thơ của ông cũng có sự ảnh
hưởng, tiếp xúc từ thơ văn chữ Hán, tạo nên chiều sâu cũng như sức gợi cho các
câu thơ. Theo như các nhà chuyên môn, phê bình văn học đánh giá, văn phong của
nhà thơ Vũ Hoàng Chương có hơi hướng hoài cổ, câu từ sang trọng, chau chuốt,
Chính vì thế nên đã tạo ở nơi ông nét riêng độc đáo, cũng như làm nên giá trị
cho các tác phẩm thơ, Điều đặc biệt hơn cả, Vũ Hoàng Chương từng được vinh danh
là "Thi bá" của Việt Nam.
"Yêu nhau từ thuở tóc còn buông
Một gái thơ ngây một gã cuồng
Khuya sớm vai kề vui đọc sách
Chung đèn chung cả ánh trăng xuông
Bảy tám năm mùa hoa dệt trước lầu
Năm năm thương mến rẽ càng sâu
Chia tay căn vặn lời sơn hải
Tạm biệt... ai ngờ vĩnh quyết đâu"
(Ấm lạnh)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Bài ca ngư phủ, Chén rượu đôi đường, Dịu nhẹ,...
"Yêu nhau từ thuở tóc còn buông
Một gái thơ ngây một gã cuồng
Khuya sớm vai kề vui đọc sách
Chung đèn chung cả ánh trăng xuông
Bảy tám năm mùa hoa dệt trước lầu
Năm năm thương mến rẽ càng sâu
Chia tay căn vặn lời sơn hải
Tạm biệt... ai ngờ vĩnh quyết đâu"
(Ấm lạnh)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Bài ca ngư phủ, Chén rượu đôi đường, Dịu nhẹ,...
Nhà thơ Tú Mỡ (1900-1976), tên thật là Hồ Trọng Hiếu, là một
trong những nhà thơ trào phúng nổi tiếng của văn đàn Việt Nam. Các tác phẩm thơ
của ông được giới chuyên môn đánh giá cao và đưa ra những nhận định, nhận xét về
tài năng của ông: "... với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã
có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ
trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy". Qua đó ta đã thấy được phần
nào tài năng, sự tâm huyết đối với sự nghiệp thơ văn của ông. Và đặc biệt hơn cả,
năm 1957, ông được bầu là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt
Nam.
Phong cách thơ của nhà thơ Tú Mỡ đa phần viết về hiện thực cuộc sống, xã hội; phê phán, lên án cái xấu, cái tồi tàn, dơ bẩn qua cặp mắt tinh tế, sâu sắc và giọng điệu giễu cợt, chê bai, hóm hỉnh. Chính vì thế nên thơ của ông rất được ưa chuộng và khá gần gũi với bạn đọc.
"Làm nghề thầy ký với thầy thông
Sống ở trên đời có bốn mong:
Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnh
Mong giờ mau hết, việc mau xong
Mề đay mong được dăm mười chiếc
Lương bổng mong tăng sáu bảy đồng
Hãy tạm thời nay mong thế thế
Còn bao mong nữa xếp bên lòng"
(Bốn cái mong của thầy Phán)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Mười thương, Tương tư, Dân ngu phú,...
Phong cách thơ của nhà thơ Tú Mỡ đa phần viết về hiện thực cuộc sống, xã hội; phê phán, lên án cái xấu, cái tồi tàn, dơ bẩn qua cặp mắt tinh tế, sâu sắc và giọng điệu giễu cợt, chê bai, hóm hỉnh. Chính vì thế nên thơ của ông rất được ưa chuộng và khá gần gũi với bạn đọc.
"Làm nghề thầy ký với thầy thông
Sống ở trên đời có bốn mong:
Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnh
Mong giờ mau hết, việc mau xong
Mề đay mong được dăm mười chiếc
Lương bổng mong tăng sáu bảy đồng
Hãy tạm thời nay mong thế thế
Còn bao mong nữa xếp bên lòng"
(Bốn cái mong của thầy Phán)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Mười thương, Tương tư, Dân ngu phú,...
Nhắc đến những người đã tiên phong, khởi đầu cho phong trào
Thơ mới nhen nhóm, phát triển rực rỡ, không thể không kể đến người thi sĩ
"của hai thế kỷ": Tản Đà. Sở dĩ gọi ông như thế vì ông là người đứng
giữa ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới. Thơ cũ rất quan trọng trong các vần,
niêm luật và tư tưởng. Người sáng tác thơ cũng phải tuân theo những quy định
đó. Và chính Tản Đà là người đầu tiên phá vỡ những quy luật gò bó ấy, Điều đó
được thể hiện trong câu chữ, trong tư tưởng thơ của ông: muốn thoát ly khỏi hiện
thực, thể hiện cái "ngông" của mình.
Tìm hiểu về nhà thơ Tản Đà, ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1889 và mất năm 1939. Một điều thú vị trong bút danh của ông là được ghép từ hai địa danh ở quê hương ông: núi Tản Viên và sông Đà, Nguyên quán của ông ở Hà Đông (nay là Hà Nội).
Có thể nói, Tản Đà là một trong những nhà thơ bậc thầy của thi ca Việt Nam. Ông là một trong những người đã khai sáng nên Thơ Mới và đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc bởi những bài thơ sâu sắc, cá tính và giá trị.
"Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười"
(Muốn làm thằng Cuội)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Tống biệt, Muốn làm thằng Cuội, Gió thu,...
Tìm hiểu về nhà thơ Tản Đà, ông tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1889 và mất năm 1939. Một điều thú vị trong bút danh của ông là được ghép từ hai địa danh ở quê hương ông: núi Tản Viên và sông Đà, Nguyên quán của ông ở Hà Đông (nay là Hà Nội).
Có thể nói, Tản Đà là một trong những nhà thơ bậc thầy của thi ca Việt Nam. Ông là một trong những người đã khai sáng nên Thơ Mới và đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc bởi những bài thơ sâu sắc, cá tính và giá trị.
"Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười"
(Muốn làm thằng Cuội)
Một số tác phẩm nổi tiếng: Tống biệt, Muốn làm thằng Cuội, Gió thu,...
Nhà thơ Thâm Tâm (1917-1950) là một thi sĩ, đồng thời cũng là
nhà viết kịch Việt Nam. Ông sinh ra ở Hải Dương, xuất thân từ gia đình nhà giáo
nề nếp, vì thế nên từ lâu, đối với Thâm Tâm, ông đã định hướng được cho riêng
mình những lý tưởng và suy nghĩ tiến bộ, sâu sắc. Thâm Tâm được bạn đọc biết đến
nhiều nhất qua tác phẩm "Tống biệt hành". Đây là một tác phẩm rất độc
đáo khi có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, khiến cho thi pháp của bài thơ
rất mới mẻ, tạo được sức hút. Bên cạnh đó, hào khí của "Tống biệt
hành" rất cao, nhưng không kém phần dạt dào tình cảm:
"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?"
Bằng sự tài năng cũng như niềm đam mê văn chương của mình, nhà thơ Thâm Tâm đã ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc bởi sự nhiệt huyết, tài năng của ông; cũng như tìm được cho mình vị trí vững chắc trong văn đàn thi ca Việt Nam.
Một số tác phẩm nổi tiếng: Tống biệt hành, Chiều mưa đường số 5, Chào Hương Sơn,...
"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?"
Bằng sự tài năng cũng như niềm đam mê văn chương của mình, nhà thơ Thâm Tâm đã ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc bởi sự nhiệt huyết, tài năng của ông; cũng như tìm được cho mình vị trí vững chắc trong văn đàn thi ca Việt Nam.
Một số tác phẩm nổi tiếng: Tống biệt hành, Chiều mưa đường số 5, Chào Hương Sơn,...
"Thơ là bầu rượu của thế gian". Quả là đúng như vậy.
Tìm đến thơ ca là tìm đến những tâm hồn đồng điệu, để cùng ngân những tiếng
lòng, những cung bậc cảm xúc tha thiết, nỗi niềm riêng. Và hơn gì hết, những
người thi sĩ tài hoa này đã góp phần tạo cho chúng ta nói riêng cũng như đóng
góp cho nền văn học Việt Nam nói chung những tác phẩm xuất sắc, tuyệt vời, còn
mãi với thời gian. Toplist hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn
về nền thi ca Việt Nam, về phong trào Thơ mới cũng như tìm hiểu thêm về các tác
giả trong thời kỳ này. Để qua đó, chúng ta càng thêm yêu quý, thêm trân trọng nền
thơ ca nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét