Trịnh Công Sơn: Ru ta ngậm ngùi
Ngoảnh lại, đã gần 14 năm, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thôi không
“ở trọ” trần gian, vậy mà những giai điệu của Trịnh vẫn ngân nga, lắng đọng
trong tâm thức con người. Cùng với những giai điệu nhân sinh ấy là biết bao
hình bóng giai nhân ẩn hiện lúc tỏ lúc mờ.
“Tình yêu cứu vãn hư không”
Sinh thời, Trịnh không mấy khi mở lời giãi bày về những mối tình của mình. Theo thời gian, những giai nhân đến với Trịnh chỉ còn để lại dấu ấn trong từng giai điệu âm nhạc cùng với nỗi cô đơn chất ngất trong trái tim người nghệ sĩ. Rốt cục, nói theo cách của Trịnh Công Sơn “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, còn lại một thân nghệ sĩ im như chiếc bong, lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng, cô đơn, trần tục như khi mình mới được sinh ra.
Những mối tình hay bóng hình xưa cũ trong cuộc đời Trịnh sau đó cũng lần lượt được dư luận tìm kiếm, gọi tên, từ những “Diễm xưa” đến “Diễm cuối”, từ người đẹp cố đô năm nảo năm nào đến người tình ngoại quốc đang sinh sống ở phương nào xa lắc… Vậy trong số đó, ai mới là người tình muôn thuở của Trịnh? Có người bảo ấy là Khánh Ly, cũng có người lại cho giai nhân đó là Diễm…
Nhưng thiết nghĩ, tại sao chúng ta cứ phải đi tìm cho ra câu trả lời thực chính xác; tại sao chúng ta lại để mình phụ thuộc quá nhiều vào những lời kể, thậm chí là những lời đồn thổi mà không vin vào biên độ thẳm sâu trong ca từ nhạc Trịnh.
Câu chuyện này chợt gợi nhớ đến ý thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Ý thơ ấy xuất hiện bao nhiêu năm thì có lẽ chừng ấy thời gian người ta đi tìm ẩn số “mặt chữ điền” thấp thoáng sau tàn trúc. Tất nhiên, có những cuộc kiếm tìm mang tính chất khai mở, gợi ra được nhiều ý tứ, vấn đề, nhưng cũng lại có không ít ý kiến phân tích, bình luận theo kiểu áp đặt hết sức… thô thiển!. Suy cho cùng, người tình cũng chỉ là một cách gọi.
Câu trả lời chỉ mãi thuộc về cõi riêng, cõi thâm của Trịnh. Người nghệ sĩ ấy cả cuộc đời luôn bị đeo đẳng bởi nỗi ám ảnh về cái chết. Có lẽ bởi Trịnh quá yêu cuộc sống, quá sợ một ngày kia, những sắc màu, những phấn hương cuộc đời bất ngờ vuột mất.
Tình yêu cuộc sống của Trịnh vì thế mà luôn được sớt chia phần nhiều sang tình cảm lứa đôi. Cứ chiêm nghiệm từ cái cách Trịnh “đối đãi” với những người tình qua âm nhạc thì biết người nâng niu, thương mến, gượng nhẹ đến mức nào: “Còn mưa trong đêm nay/ lòng em buồn biết mấy/ trời sao chưa thôi mưa/ để mắt người em ấy/ từ đây thôi mờ/ nước mắt buồn mi em ngây thơ.” (Ướt mi).
Ướt Mi - Quang Dũng - Nhac.vn
Đôi lúc, nhạc của Trịnh dù phảng phất âm hưởng nuối tiếc, buồn thương thì vẫn luôn ngầm chứa một sự thanh thản, bao dung đến lạ thường nơi “cõi tạm”: “Em ra đi nơi này vẫn thế/ lá vẫn xanh trên con đường nhỏ/ vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru/ có tiếng em thơ/ có chút nắng trong, tiếng gà trưa” (Em còn nhớ hay em đã quên).
Trịnh Công Sơn - Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly - YouTube
Bởi thế cho nên, người tình của Trịnh - có thể là một (hay một vài) người tình cụ thể, mà cũng có thể chẳng là ai. Như Trịnh từng nói: “Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên. Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc”.
Về đâu, những người tình ồn ào và lặng lẽ
Ai từng gần gũi Trịnh đều hiểu sự tài hoa của người luôn ẩn trong cốt cách bao dung, sâu sắc, kiệm lời. Và vì thế, chính những bản tình ca của Trịnh luôn là một câu chuyện kể, đôi khi còn là sự đối thoại cùng những giai nhân. Chính sự ảo diệu trong ca từ Trịnh Công Sơn đã làm nên “nhan sắc” của biết bao người tình xưa cũ ấy.
Khi được âm nhạc chắp cánh, những giai nhân mới có thể trẻ mãi, đẹp mãi đẹp nơi trần thế. Nhưng có đôi khi, hình bóng một người con gái cũng chỉ là cái duyên nơi ngưỡng cửa để Trịnh có cớ bước vào một cõi thâm sâu.
Ca sĩ Khánh Ly - người được Trịnh Công Sơn tái sinh bằng nhạc của mình, cho một giọng hát không thể nào thay thế, cũng đã kể về những lần gặp gỡ với Trịnh: “Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều dù ở bất cứ một đề tài, một lĩnh vực nào (…) Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói ra bằng lời (…) Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng cũng có thể vì những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết phải nói ra".
Và Hồng Nhung - cô Bống trong trẻo của Trịnh cũng thổ lộ rằng: “Tôi biết cho đến bây giờ chẳng thể hiểu thấu tận cùng ý nghĩa của tất cả những gì anh viết. Song có một điều anh dạy đã trở thành bài học nằm lòng đối với tôi, anh nói: "Nếu sáng mai ra ngoài ngõ gặp ai, dù lạ mặt, vẫy tay với mình thì đừng bao giờ quên vẫy tay lại, vì ai biết được có thể người sẽ ra đi ngay sau đó mà không bao giờ còn gặp lại”.
Trước dư luận, nhiều người tình của Trịnh đã chọn cách im lặng. Có lẽ, với họ, im lặng cũng là một phương thức tối ưu để lưu giữ và nâng niu kỷ niệm chăng? Thế nhưng, cũng đã có những người đang cố tình “đào xới” ký ức ấy lên theo cách ồn ào thời thượng, nhất là trước mỗi sự kiện liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Trịnh.
Lương Hoàng Anh - người từng được gọi là “Diễm cuối cùng” của Trịnh Công Sơn có thể là người ồn ào nhất trong số đó. Phát ngôn của chị về Trịnh mỗi lần một khác, có lúc chị tỏ ra “nghiêm chỉnh”: “Những gì đã yên rồi thì không nên đảo lại, rằng những gì bí ẩn cứ để nó bí ẩn, mới là đẹp”, thế nhưng, khi “cao hứng” chị lại nói: “Tôi phải như thế nào mới có thể ngồi nói chuyện hàng giờ với anh Sơn. Sinh nhật tôi, suốt 10 năm, năm nào anh cũng vẽ tặng tôi một bức chân dung. Phòng ngủ của tôi lúc nào cũng có ảnh của anh Sơn”.
Đám đông đang vây trước ngôi nhà, vì nghe đồn đoán trong ngôi nhà ấy có một báu vật. Hoàng Anh khiêm tốn theo cách cứ ngồi trong ngôi nhà ấy, đóng kín cửa chính, chỉ mở một ô cửa bé, và nói vọng ra: “Thôi các bạn về đi, chẳng có gì đáng xem đâu, dù thực sự ở trong đây đang có một tuyệt tác”.
Khi sự kiện gia đình nhạc sĩ và bà Ngô Vũ Dao Ánh đã quyết định cho xuất bản cuốn sách công bố những bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà Dao Ánh. Đó cũng có thể là một cách để người đọc cảm nhận thêm một mảng cuộc đời của Trịnh Công Sơn và hiểu được lý do người nhạc sĩ này có những nhạc phẩm bất hủ? Nhưng sự thực, mối tình ấy liệu có tác động nhiều đến sự nghiệp sáng tạo của Trịnh hay không e là còn phải được nhìn nhận lại một cách nghiêm cẩn.
Còn ai với ai?
“Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo... chỉ cần thế thôi là Trịnh đã thanh thản rời “cõi tạm” trở về cùng cát bụi, để lại trong thiên thu một “hình dáng nụ cười”. Có lẽ, cần hơn ở những người trần tục trên cõi đời này sự tưởng nhớ tới người bằng chữ Tâm thấu suốt và im lặng cần thiết. Có người cứ ví Trịnh như cánh chim lẻ bầy, lặng lẽ kiếm tìm một chân trời khác lạ. Trong cuộc kiếm tìm ấy, người bắt gặp những “người em” - người tình như gió như mây dập dìu, lôi cuốn và rồi cuối cùng, những hình bóng giai nhân ấy cũng chỉ còn để lại trên cõi trần những vết dấu tình ca.
Trong chúng ta, mỗi người đều tự chọn cho mình một con đường đến với Trịnh. Vì thế, Trịnh tồn tại trong tâm tưởng mỗi người bằng những hình dung hoặc khác biệt, hoặc tương đồng.
Trong cuộc đời này, ồn ào hay lặng lẽ cũng có thể là một cách… yêu. Cốt sao tình yêu ấy đủ lớn để vượt lên khỏi những mưu cầu tầm thường, nhỏ nhặt. Dẫu sao, thế giới của người thì cũng chỉ một mình người biết. Chỉ mong sao những ồn ã trần ai không vướng bận tới người.
Sinh thời, Trịnh không mấy khi mở lời giãi bày về những mối tình của mình. Theo thời gian, những giai nhân đến với Trịnh chỉ còn để lại dấu ấn trong từng giai điệu âm nhạc cùng với nỗi cô đơn chất ngất trong trái tim người nghệ sĩ. Rốt cục, nói theo cách của Trịnh Công Sơn “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, còn lại một thân nghệ sĩ im như chiếc bong, lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng, cô đơn, trần tục như khi mình mới được sinh ra.
Những mối tình hay bóng hình xưa cũ trong cuộc đời Trịnh sau đó cũng lần lượt được dư luận tìm kiếm, gọi tên, từ những “Diễm xưa” đến “Diễm cuối”, từ người đẹp cố đô năm nảo năm nào đến người tình ngoại quốc đang sinh sống ở phương nào xa lắc… Vậy trong số đó, ai mới là người tình muôn thuở của Trịnh? Có người bảo ấy là Khánh Ly, cũng có người lại cho giai nhân đó là Diễm…
Nhưng thiết nghĩ, tại sao chúng ta cứ phải đi tìm cho ra câu trả lời thực chính xác; tại sao chúng ta lại để mình phụ thuộc quá nhiều vào những lời kể, thậm chí là những lời đồn thổi mà không vin vào biên độ thẳm sâu trong ca từ nhạc Trịnh.
Câu chuyện này chợt gợi nhớ đến ý thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Ý thơ ấy xuất hiện bao nhiêu năm thì có lẽ chừng ấy thời gian người ta đi tìm ẩn số “mặt chữ điền” thấp thoáng sau tàn trúc. Tất nhiên, có những cuộc kiếm tìm mang tính chất khai mở, gợi ra được nhiều ý tứ, vấn đề, nhưng cũng lại có không ít ý kiến phân tích, bình luận theo kiểu áp đặt hết sức… thô thiển!. Suy cho cùng, người tình cũng chỉ là một cách gọi.
Câu trả lời chỉ mãi thuộc về cõi riêng, cõi thâm của Trịnh. Người nghệ sĩ ấy cả cuộc đời luôn bị đeo đẳng bởi nỗi ám ảnh về cái chết. Có lẽ bởi Trịnh quá yêu cuộc sống, quá sợ một ngày kia, những sắc màu, những phấn hương cuộc đời bất ngờ vuột mất.
Tình yêu cuộc sống của Trịnh vì thế mà luôn được sớt chia phần nhiều sang tình cảm lứa đôi. Cứ chiêm nghiệm từ cái cách Trịnh “đối đãi” với những người tình qua âm nhạc thì biết người nâng niu, thương mến, gượng nhẹ đến mức nào: “Còn mưa trong đêm nay/ lòng em buồn biết mấy/ trời sao chưa thôi mưa/ để mắt người em ấy/ từ đây thôi mờ/ nước mắt buồn mi em ngây thơ.” (Ướt mi).
Ướt Mi - Quang Dũng - Nhac.vn
Đôi lúc, nhạc của Trịnh dù phảng phất âm hưởng nuối tiếc, buồn thương thì vẫn luôn ngầm chứa một sự thanh thản, bao dung đến lạ thường nơi “cõi tạm”: “Em ra đi nơi này vẫn thế/ lá vẫn xanh trên con đường nhỏ/ vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru/ có tiếng em thơ/ có chút nắng trong, tiếng gà trưa” (Em còn nhớ hay em đã quên).
Trịnh Công Sơn - Em còn nhớ hay em đã quên - Khánh Ly - YouTube
Bởi thế cho nên, người tình của Trịnh - có thể là một (hay một vài) người tình cụ thể, mà cũng có thể chẳng là ai. Như Trịnh từng nói: “Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên. Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc”.
Về đâu, những người tình ồn ào và lặng lẽ
Ai từng gần gũi Trịnh đều hiểu sự tài hoa của người luôn ẩn trong cốt cách bao dung, sâu sắc, kiệm lời. Và vì thế, chính những bản tình ca của Trịnh luôn là một câu chuyện kể, đôi khi còn là sự đối thoại cùng những giai nhân. Chính sự ảo diệu trong ca từ Trịnh Công Sơn đã làm nên “nhan sắc” của biết bao người tình xưa cũ ấy.
Khi được âm nhạc chắp cánh, những giai nhân mới có thể trẻ mãi, đẹp mãi đẹp nơi trần thế. Nhưng có đôi khi, hình bóng một người con gái cũng chỉ là cái duyên nơi ngưỡng cửa để Trịnh có cớ bước vào một cõi thâm sâu.
Ca sĩ Khánh Ly - người được Trịnh Công Sơn tái sinh bằng nhạc của mình, cho một giọng hát không thể nào thay thế, cũng đã kể về những lần gặp gỡ với Trịnh: “Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều dù ở bất cứ một đề tài, một lĩnh vực nào (…) Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói ra bằng lời (…) Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng cũng có thể vì những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết phải nói ra".
Và Hồng Nhung - cô Bống trong trẻo của Trịnh cũng thổ lộ rằng: “Tôi biết cho đến bây giờ chẳng thể hiểu thấu tận cùng ý nghĩa của tất cả những gì anh viết. Song có một điều anh dạy đã trở thành bài học nằm lòng đối với tôi, anh nói: "Nếu sáng mai ra ngoài ngõ gặp ai, dù lạ mặt, vẫy tay với mình thì đừng bao giờ quên vẫy tay lại, vì ai biết được có thể người sẽ ra đi ngay sau đó mà không bao giờ còn gặp lại”.
Trước dư luận, nhiều người tình của Trịnh đã chọn cách im lặng. Có lẽ, với họ, im lặng cũng là một phương thức tối ưu để lưu giữ và nâng niu kỷ niệm chăng? Thế nhưng, cũng đã có những người đang cố tình “đào xới” ký ức ấy lên theo cách ồn ào thời thượng, nhất là trước mỗi sự kiện liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Trịnh.
Lương Hoàng Anh - người từng được gọi là “Diễm cuối cùng” của Trịnh Công Sơn có thể là người ồn ào nhất trong số đó. Phát ngôn của chị về Trịnh mỗi lần một khác, có lúc chị tỏ ra “nghiêm chỉnh”: “Những gì đã yên rồi thì không nên đảo lại, rằng những gì bí ẩn cứ để nó bí ẩn, mới là đẹp”, thế nhưng, khi “cao hứng” chị lại nói: “Tôi phải như thế nào mới có thể ngồi nói chuyện hàng giờ với anh Sơn. Sinh nhật tôi, suốt 10 năm, năm nào anh cũng vẽ tặng tôi một bức chân dung. Phòng ngủ của tôi lúc nào cũng có ảnh của anh Sơn”.
Đám đông đang vây trước ngôi nhà, vì nghe đồn đoán trong ngôi nhà ấy có một báu vật. Hoàng Anh khiêm tốn theo cách cứ ngồi trong ngôi nhà ấy, đóng kín cửa chính, chỉ mở một ô cửa bé, và nói vọng ra: “Thôi các bạn về đi, chẳng có gì đáng xem đâu, dù thực sự ở trong đây đang có một tuyệt tác”.
Khi sự kiện gia đình nhạc sĩ và bà Ngô Vũ Dao Ánh đã quyết định cho xuất bản cuốn sách công bố những bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà Dao Ánh. Đó cũng có thể là một cách để người đọc cảm nhận thêm một mảng cuộc đời của Trịnh Công Sơn và hiểu được lý do người nhạc sĩ này có những nhạc phẩm bất hủ? Nhưng sự thực, mối tình ấy liệu có tác động nhiều đến sự nghiệp sáng tạo của Trịnh hay không e là còn phải được nhìn nhận lại một cách nghiêm cẩn.
Còn ai với ai?
“Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo... chỉ cần thế thôi là Trịnh đã thanh thản rời “cõi tạm” trở về cùng cát bụi, để lại trong thiên thu một “hình dáng nụ cười”. Có lẽ, cần hơn ở những người trần tục trên cõi đời này sự tưởng nhớ tới người bằng chữ Tâm thấu suốt và im lặng cần thiết. Có người cứ ví Trịnh như cánh chim lẻ bầy, lặng lẽ kiếm tìm một chân trời khác lạ. Trong cuộc kiếm tìm ấy, người bắt gặp những “người em” - người tình như gió như mây dập dìu, lôi cuốn và rồi cuối cùng, những hình bóng giai nhân ấy cũng chỉ còn để lại trên cõi trần những vết dấu tình ca.
Trong chúng ta, mỗi người đều tự chọn cho mình một con đường đến với Trịnh. Vì thế, Trịnh tồn tại trong tâm tưởng mỗi người bằng những hình dung hoặc khác biệt, hoặc tương đồng.
Trong cuộc đời này, ồn ào hay lặng lẽ cũng có thể là một cách… yêu. Cốt sao tình yêu ấy đủ lớn để vượt lên khỏi những mưu cầu tầm thường, nhỏ nhặt. Dẫu sao, thế giới của người thì cũng chỉ một mình người biết. Chỉ mong sao những ồn ã trần ai không vướng bận tới người.
Ru ta ngậm ngùi
Trịnh Công Sơn - Cẩm Vân
Lữ Thị Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét