Nghe một tác phẩm âm nhạc vô cùng phong phú bao gồn
người biểu diễn, diễn viên hát, nhạc công hòa tấu dàn nhạc, âm
thanh, ánh sáng, chỉ huy dàn nhạc, đạo diễn, chỉ huy đêm diễn… Một
tác phẩm âm nhạc đến công chúng thật không đơn giản, chỉ là âm thanh
giai điệu nhạc.
Người nhạc sĩ muốn hoàn thiện tác phẩm âm nhạc phải tinh thông các
môn: Nhạc lý, hòa thanh, phức điệu, phối khí… Mỗi môn cần tính toán
như bốn phép tính, phép cộng trừ trong nhạc lý. Một nhạc phẩm
hoàn chỉnh đầu tiên tính đến các quãng giai điệu, tinh thông các
loại cấu trúc quãng, đảo quãng, quãng tăng, quãng giảm, quãng
trưởng thứ… Lý thuyết đảo quãng cách tính đầu tiên phép cộng,
tổng số các quãng đảo bao giờ cũng cho tổng = 9. Ví dụ: Quãng một
đồ- đồ, đảo thành đồ đố. Đồ đố là quãng 8 đúng như thế 8+1= 9.
Quãng 2, đồ rề. Đảo thành rề đố, rề đố là quãng 7. Quãng 7+
quãng 2 = 9. Quãng 3 đồ mi, đảo thành mì đố là quãng 6. Như thế
quãng 3+quãng 6 = 9. Quãng 4 đúng đồ fa, đảo thành pà đố, là quãng
5 đúng. Như trên q4+q5 = 9… Một phép + cho nguyên lý đảo quãng và phép
trừ trong lý thuyết âm nhạc. Lấy tồng = 9 ở cung đô trưởng (cT): Q 9
- Q2= 7, ta có quãng 7 T. Q 9 - Q3= 6 T, Q 9 - Q5 = 4đ, Q 9 - 4đ = 5 đúng…
Quãng sử dụng trong âm nhạc nhằm cấu trúc các loại
giai điệu tác phẩm mang màu sắc khác nhau, ví dụ quãng đi liền
bậc: Quãng một, quãng hai, quãng ba, giai điệu êm đềm ru dương, quãng
nhảy xa: 5, 6,7, 8 giai điệu bất ngờ tạo âm thanh mới… Giá trị quãng
mang lại giai điệu phong phú, biểu cảm mỹ học tác phẩm âm nhạc.
Môn hòa thanh là môn sử dụng nhiều phép tính
cấu tạo các quãng hòa thanh, tiến hành các bè gia điệu, mỗi bè
mang một lối diễn tả biểu cảm riêng cùng vang lên thành một ý
tưởng âm nhạc. Ví dụ từ một giai điệu âm nhạc cho trước như bài
hát Con voi, người nhạc sỹ sử dụng phép nhân: Bè1x 2, 1x 8 như thế
giai điệu bài Con voi có hai bè âm thanh cùng vang lên: Đồ + đồ + đố
nghe đã dày giọng khác nét giai điệu ban đầu…
Môn phức điệu, môn học thêm bè cho một tác phẩm
phối khí. Người phốí khí đưa tác phẩm âm nhạc từ đơn giản đến
phức tạp, kết hợp hòa thanh phối khí sử dụng phép chia như 6: 2, 4:
2, 8: 4… Trên một nét giai điệu, tác giả phối khí tạo ra 8 bè hay 4
bè, hai bè… tạo thành sự tăng giảm người hát. Đôi khi chia ra hai bè
hát đối đáp nhau trong dân ca, nghe mới lạ hấp dẫn. Ví dụ người
thứ nhất hát một câu: Con vỏi con voi, Người sau đáp lại: Con vỏi
con voi ở giọng cao hơn giọng ban đầu một quãng ba. Hay họ đáp lại
ở quãng bốn, rồi quãng hai… Những lối hát phức điệu này, trình
diễn bái hát dưới một hình thức mới lạ, hấp dẫn người nghe. Phức
điệu, phối khí là những môn học làm thay đổi tác phẩm âm nhạc lại
giữ nguyên bản mọi giá trị tác phẩm ban đầu của nhạc sỹ sáng
tác. Người phối khí là nhà sáng tạo thứ hai đưa tác phẩm âm nhạc
lên đỉnh cao tận cùng nghệ thuật âm thanh, bằng những nguyên lý toán
học và âm thanh vật lý. Người phối khí đồng sáng tạo tác phẩm âm
nhạc từ người trần mắt thịt thành gã siêu nhân, con người khổng lồ
biểu cảm mọi ý tưởng mỹ học âm nhạc.
Các bạn thường thấy khi nghe một bài hát đơn
ca, các ca sĩ thường thêm bè phụ, hát lồng ở dưới đi bè sẽ hấp
dẫn hơn, nếu chỉ hát một giọng. Đây là lối hát phức điệu, còn
nhiều cách biểu hiện khác như họ sử dụng một dàn người đứng hát
đệm cho một giọng ca… Phối khí phức điệu là những phương pháp phù
trợ phát triển âm nhạc, thông thường người sáng tác phối khí luôn
cho phù hợp ý tưởng sở thích tác giả. Nhưng ở nước ta đa phần nhạc
sĩ rất nổi tiếng chỉ vì một hai bài hát nghiệp dư không biết: Hòa
thanh, phối khi, phức điệu nên thường có tác giả phối khí, phối
phần đệm cho người nhạc sĩ bất đắc dĩ. Đây là thông lệ ở nước ta!
Nhạc sĩ các nước không có, hoặc hiếm thấy.
Hòa tấu dàn nhạc với hợp xướng thiếu nhi.
Những tác phẩm âm nhạc các bạn nghe hay, thật không
đơn giản bởi nó gần với các môn khoa học tự nhiên, là sự kết hợp
hài hòa cấu trúc âm thanh vật lý với toán học. Âm nhạc vận dụng bốn
phép tính:
Phép cộng, phép nhân từ cảm xúc thăng hoa, phép trừ, phép chia cho lý trí cấu
trúc câu đoạn tác phẩm.
Vì thế có một sinh viên toán lý của Đại học Sư
phạm I chỉ cần đi thực tập xong là thành thày giáo, nhưng ông
dám làm lại cuộc đời bằng cách đi học nhạc. Đó là nhạc sĩ Phó Đức Phương, hầu hết công chúng yêu thích âm nhạc của ông không
chỉ thắm đượm chất dân ca sâu lắng tình đời mang âm hưởng thời đại.
Mỗi bài hát còn cấu trúc hoàn thiện câu đoạn, âm thanh giai điệu
tinh tế, chuẩn xác như một nhà vật lý + toán học, hiếm thấy nhạc
sĩ nào cho ra đời những tác phẩm âm nhạc lại hoàn chỉnh như một
công trình toán học. Nếu các nhạc sĩ Việt có may mắn như ông học
xong toán lý thì sáng tác nhạc sẽ gẫy gọn hơn, thật khó nói đâu
là chuẩn bởi có khi toán lý khéo lại làm hỏng âm nhạc bởi sự
máy móc khô cứng của nó. Nhưng nghe các bài hát nhạc sĩ Phó Đức Phương,
hay nhạc nước ngoài khá chuẩn mực thẩm mỹ nghệ thuật, đặc biệt
sự cấu trúc hình thứ âm nhạc, nội dung lời ca phản ánh đa chiều
cảm xúc, nhân văn cao cả. Sự điều tiết khi sáng tác âm nhạc giữa
lý trí với cảm xúc, là bí quyết thành công của nhạc sĩ và những
người sáng tạo các công trình nghệ thuật.
Nghệ thuật luôn là sự hài hòa cảm xúc với cấu
trúc nội dung, hình thức, kết hợp chặt chẽ giữa toán lý với sự
hoàn chỉnh tác phẩm. Âm nhạc là môn nghệ thuật tổng hòa bốn phép
tính trong sáng tạo cấu trúc nội dung, hình thức tác phẩm âm nhạc,
chỉ đơn giản nó là môn: Nghệ thuật thời gian, xây dựng tác phẩm bằng
hình tượng âm thanh giai điệu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét