Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

77 ca khúc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Khúc ru nguồn cội giao hòa

77 ca khúc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh:
Khúc ru nguồn cội giao hòa

Tập sách “Khúc ru trầm” có thể nói đẹp từ ngoài vào trong. Bìa của hoạ sĩ Lê Thiết Cương thật ấn tượng, các minh họa là tranh thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và chân dung các nhạc sĩ được hoạ sĩ Đặng Tiến ký hoạ rất lạ; cả co chữ, thiết kế bên trong đều được bố trí, sắp đặt rất khéo léo, nghệ thuật. Sự hòa hợp về nội dung và hình thức, cụ thể sự hòa hợp gam màu xanh làng quê, thiên nhiên với màu xanh cỏ lá của trang bìa là điều kiện để giải phóng khỏi những phiền muộn, trói buộc, tạo nên không gian tinh thần có sức bắt mắt, cảm hóa độc giả. Khoảng cách giữa thơ và nhạc càng rút ngắn bao nhiêu thì không gian tự do bên trong càng chòi đạp bấy nhiêu. Đó là sự dịch chuyển để trùng nhau, để chập một, đưa đến bữa tiệc âm nhạc giàu sắc thái tình cảm, đúng như tên gọi của tập sách “Khúc ru trầm”.
“Chưa đi qua hết đò ngang/ Làm sao hiểu đời sông dọc”, “Xưa tôi sống trong làng/ Giờ làng sống trong tôi”… Tôi từng ấn tượng và đã có những bộc bạch về trái tim đòi yêu – Nguyễn Ngọc Hạnh: “Có thể nói, thức cảm cội nguồn, tinh thần nhập cuộc, hòa hợp cao độ của ông với nơi mình sinh ra như tự chảy, tự trào trong thơ. Nhìn đâu cũng thấy tình quê giăng mắc. Nhìn đâu cũng thấy “tuổi thơ tôi ở mãi với làng”. Do đó, cuộc trở về bằng giấc mơ, kí ức của cái tôi Khác trái ngược với cái tôi hiện hữu – một cái tôi “tĩnh”, tịnh tâm để lắng nghe nỗi khắc khoải của sự chia cắt.
Cần thấy rằng, cái tôi “tĩnh” của Nguyễn Ngọc Hạnh không phải là một cái tôi bất động, bị giam hãm bởi môi trường xã hội, mà tĩnh lặng, ông luôn tự vấn tâm để suy xét mọi vấn đề. Nếu cái tôi Khác da diết, thao thiết với hồn quê bao nhiêu thì cái tôi hiện hữu càng cô độc, ưu tư bấy nhiêu. Bởi, giấc mơ nguồn cội chỉ là ham muốn của vô thức. Nó không thể thực hiện được. Vì vậy, cuộc trở về này vừa nuôi dưỡng tâm hồn cái tôi Khác vừa tạo dư chấn lòng cho cái tôi hiện hữu.
Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Ngọc Hạnh.
Chúng ta bắt gặp tần suất cái tôi hiện hữu rưng rức khá nhiều trong thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: “giọt lệ cứ lặng thầm rơi xuống”, “giọt giọt đầy vơi nhỏ xuống đêm thâu”, “đêm đong đầy nước mắt”… Một nỗi buồn đẹp. Trĩu nặng tình. Như vậy, hai cái tôi nói trên không hề đối chọi nhau. Chúng tương hỗ, gắn kết làm rõ khát khao, cảm nghiệm vượt qua thực trạng ly cách của thi sĩ. Cái tôi hiện hữu đã nhận thức cái tôi Khác thông qua cảm thức ly cách, phát hiện cái vô thức đang giấu mặt trong giấc mơ, hoài niệm và sẵn sàng bung ra, nằm ngoài tầm kiểm soát của ý thức”. Và trái tim không ngừng đòi yêu quê, yêu làng ấy là yếu tố quan trọng để các nhạc sĩ trong và ngoài nước phổ nên những ca khúc giàu tính trữ tình.
Bìa tập sách “Khúc ru trầm” – 77 ca khúc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2021).
Tập sách “Khúc ru trầm” có thể nói đẹp từ ngoài vào trong. Bìa của hoạ sĩ Lê Thiết Cương thật ấn tượng, các minh họa là tranh thơ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và chân dung các nhạc sĩ được hoạ sĩ Đặng Tiến ký hoạ rất lạ; cả co chữ, thiết kế bên trong đều được bố trí, sắp đặt rất khéo léo, nghệ thuật. Sự hòa hợp về nội dung và hình thức, cụ thể sự hòa hợp gam màu xanh làng quê, thiên nhiên với màu xanh cỏ lá của trang bìa là điều kiện để giải phóng khỏi những phiền muộn, trói buộc, tạo nên không gian tinh thần có sức bắt mắt, cảm hóa độc giả. Khoảng cách giữa thơ và nhạc càng rút ngắn bao nhiêu thì không gian tự do bên trong càng chòi đạp bấy nhiêu. Đó là sự dịch chuyển để trùng nhau, để chập một, đưa đến bữa tiệc âm nhạc giàu sắc thái tình cảm, đúng như tên gọi của tập sách “Khúc ru trầm”.
77 ca khúc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh vừa ra đời đã tạo được nhiều ấn tượng với bạn đọc. Đây là một tập sách độc đáo, hiếm thấy, một sự trùng phùng, duyên nợ của thi ca và âm nhạc. Các nhạc sĩ phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh thuộc các thế hệ nhạc sĩ khác nhau từ thời tiền chiến đến hậu chiến, rồi đến các thế hệ nhạc sĩ của thế kỷ mới hiện nay. Không chỉ các nhạc sĩ trong Nam như Phan Huỳnh Điểu, Thế Bảo, Hoài An, Võ Hoài Phúc, Quỳnh Hợp… mà còn có nhiều nhạc sĩ ở ngoài Bắc phổ thơ Nguyễn Ngọc Hạnh như Trọng Đài, Trọng Lưu, Nguyễn Cường, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Vĩnh Tiến và nhạc sĩ Lê Anh (Huế)… Đặc biệt, nhiều nhạc sĩ đồng hương ở Quảng Nam, Đà Nẵng đã dâng sóng nhạc cùng hồn thơ Nguyễn Ngọc Hạnh như Nguyễn Huy Hùng, Huỳnh Ngọc Hải, Diệp Chí Huy, Trịnh Tuấn Khanh, Nguyễn Đình Thậm, Nguyễn Duy Khoái, Nguyễn Xuân Minh, Thái Nghĩa, Trần Ái Nghĩa, Nam An, Hoàng Bích… Và 2 nhạc sĩ ở hải ngoại là Phạm Đăng Khương và nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tiến đang sống tại Hoa Kỳ cũng thổi lòng mình vào hồn thơ Nguyễn Ngọc Hạnh.
Khúc ru trầm là khúc ru của một người hết lòng đắm đuối với thơ ca, đắm đuối với làng…
 
25/3/2022
Hoàng Thụy Anh
Theo https://vanchuongphuongnam.vn/
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Những trường đại học của tôi 2XXX

Những trường đại học của tôi 2 Kèm theo lời nói, cánh tay trái lông lá của ông ta làm điệu bộ giống như chém vào không khí, còn tay phải t...