Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023
Mộc Quán - Soạn giả tiền phong cải lương
Mộc Quán - Soạn giả
Cải lương và đàn ca tài tử Nam bộ là mô hình nghệ thuật sân
khấu truyền thống, được hình thành chính thức từ năm 1918 và phát triển đỉnh
cao vào ba thập niên đầu của nửa sau thế kỷ 20 ở Nam bộ. Nếu nhạc sĩ Cao Văn Lầu
(1892-1976) ở Bạc Liêu đã làm cho sân khấu Cải lương thăng hoa với bản Dạ
cổ hoài lang (tiếng trống khuya nhớ chồng) – tiền thân bài ca vua vọng cổ,
thì người đầu tiên đã chắp cánh cho bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc này là
soạn giả lớn đất Cần Thơ là Mộc Quán – Nguyễn Trọng Quyền. Trong 50 năm cầm bút
soạn tuồng cho nhiều đoàn hát, ông đã để lại gần 90 vở tuồng và 3 truyện thơ. Mộc
Quán – Nguyễn Trọng Quyền đã đặt nền tảng cho Sân khấu Cải lương dân tộc, chắp
cánh cho bài ca vua Vọng cổ của Cao Văn Lầu bay cao nên được suy tôn là Hậu tổ
Cải lương nơi miền đất mới phương Nam. Năm 2018, khu kỷ niệm danh nhân văn hóa
Mộc Quán – Nguyễn Trọng Quyền sau ba năm triển khai đã được thiết kế xây dựng tại
một khu đất khang trang tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ, được Nhà nước
công nhận di tích lịch sử.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Về Nhà văn Khái Hưng
Về Nhà văn Khái Hưng Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trầ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét