Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023
Tiếng gọi đò cuối cùng của thi ca trung đại
Tiếng gọi đò cuối cùng
Tổng tập văn học Việt Nam tập 16, xuất bản năm 1997, tập hợp
13 tác giả văn học nửa cuối thế kỷ 19 vài năm đầu thế kỷ 20. Có 4 người sống
tràn sang thế kỷ 20. Dương Khuê 1839-1902. Chu Mạnh Chinh 1862-1905. Trần
Tú Xương (Tế Xương) 1870-1907. Và Nguyễn Khuyến 1835-1909. Bốn thi nhân
cùng đứng ở bên lề cửa của 2 thế kỷ văn chương. Nhưng Tú Xương được nhiều người
ưu ái hơn cả. Xuân Diệu xếp Trần Tế Xương vào danh sách 5 nhà thơ lớn nhất của
dân tộc. Nguyễn Trãi. Nguyễn Du. Hồ Xuân Hương. Đoàn Thị Điểm và Tú Xương. Chế
Lan Viên thì bảo Tú Xương thuộc dòng lớn cùng với Nguyễn Du. Hồ Xuân Hương.
Nguyễn Khuyến… Sách Khảo luận về Trần Tế Xương, xuất bản ở Sài Gòn 1960
cho rằng: Trần Tế Xương là một trong những nhà nho nổi tiếng về văn học
nôm cuối thế kỷ 19. Nhưng Trần Tế Xương giữ một địa vị quan trọng. Bởi vì ông
đã ghi lại được trong văn thơ những biến cố lịch sử đương thời khá đầy đủ. Nếu
Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi lòng trung quân ái quốc, tiếng vang của thời thế chỉ
phảng phất trong thơ Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Chinh thì đến Tú Xương đã
khác. Người cuối cùng đưa văn nôm đến địa vị cao quý, Tú Xương là ông tổ
thơ trào phúng làm nên đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam. Nhà cách tân của
văn chương nhà nho. Nhà thơ lớn của thời đại. Tiếng chuông cáo chung của một thời
lịch sử. Bậc thần thơ thánh chữ v.v... Bao nhiêu ánh sáng vinh quang dành cho một
đời thơ ngắn ngủi. Nhưng nếu trào phúng là mạch văn chủ đạo làm nên diện mạo
khác biệt của Tú Xương trong nền văn học nôm trung đại so với các bậc tiền nhân
thì ở một phương diện khác dòng thơ lãng mạn trữ tình của Tú Xương như là một sự
kết nối của văn chương hai thế kỷ, như là nguồn mạch trong suốt chảy ra từ những
gì sâu xa nhất, tinh túy nhất của thi ca trung đại. Mặt trào phúng là một tiếng
cười đau đớn nhất của văn chương Việt Nam làm nên một Tú Xương ngạo nghễ trên
văn đàn khi mở cửa vào thế kỷ 20. Từ cách nhìn ấy, ta không còn nhìn thấy hình
bóng của một nhà nho bất đắc chí. Nhưng điều đáng quý hơn, dòng chảy lãng mạn
trữ tình của thơ ông xót xa và ngơ ngác đến mức nào thì sáng lên đến mức ấy
tinh thần trách nhiệm của một nhà nho yêu nước, của một trí thức Bắc Hà trước vận
mệnh của đất nước đang trong cơn bĩ cực. Tôi nghe thấy dòng chảy ấy chảy ngầm
da diết như con sông Lấp ở thành Nam trăm năm xưa cũ… chảy ngầm trong ta mỗi
khi thức giấc giữa đêm khuya. Đọc đi đọc lại cứ tưởng như nghe thấy tiếng gọi
đò đâu đấy xa lắm của một thời đã qua. Tiếng gọi cuối cùng của thi ca trung đại
chứa chan nỗi u sầu vận nước tình dân.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tưởng chừng như
Tưởng chừng như (Nói với Gaston, 15.Dec.2013-15.Dec.2020) Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi (Khóc Bằng Phi, Vua Tự Đứ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét