Cảm thức lạc lõng trong tập thơ "Những
Ai đó, hình như mặt trời của thi ca Nga, Alecxander Pushkyn,
nói rằng tác phẩm văn học bắt đầu từ cái nhan đề của nó. Điều ấy, ít ra, là
đúng với tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung. (NXB Thế Giới,
2011). “Những kỷ niệm” - cho phép người ta hình dung về sự trải nghiệm trong thực
tế của tác giả, những trải nghiệm đã biến thành một phần di sản của ký ức.
Nhưng “Những kỷ niệm tưởng tượng” thì thật lạ: kỷ niệm được
chưng cất từ sự tưởng tượng, hay là sự tưởng tượng đã hóa thân thành kỷ niệm?
Câu hỏi này có lẽ sẽ treo mãi ở đấy, như một bí mật không ai khám phá được; đồng
thời, lại như một sự kích thích, một hối thúc người đọc phải dấn thân vào cuộc
phiêu lưu với tập thơ đầu tay của “ông đồ Nghệ nhiều chất Tây”, nhà lý luận - dịch
giả văn học Trương Đăng Dung. Và điều đó, chắc chắn, cũng đồng nghĩa với việc
người đọc sẽ được nếm trải cảm thức lạc lõng từ thơ ông, trong thơ ông.
Tôi sẽ bắt đầu bằng một bài, có thể chưa phải bài hay nhất trong tập, nhưng là bài có ý nghĩa như một lời tự bạch của Trương Đăng Dung, bài “Chúa đã ra đi”. Hãy đọc những câu: “Một trưa tháng Năm tôi nghe tiếng xôn xao/ Tiếng của con người tôi sẽ học/ Tôi nghe tiếng ai cười như khóc/ Và tiếng chim kêu lạc lõng phía chân trời/ Tôi lớn lên biết nói tiếng con người/ Những tiếng đầu tiên bà dạy: trời ơi/ Theo cánh bướm tôi đi học từng buổi/ Tôi lớn lên biết đọc chữ con người/ Những chữ đầu tiên; quân giặc, bom rơi/ Đội mũ rơm tôi đến trường mỗi buổi”. Là gì đây, nếu không phải là cảm giác ngỡ ngàng đến đau xót của người “bị sinh ra” (nói theo chữ của nhà văn, triết gia Pháp Albert Camus): tại sao tôi lại sinh ra ở cuộc đời này, tại sao tôi phải sống cuộc sống này, một cuộc sống đầy những điều trái khoáy vì đã không còn Chúa? (Chúa đã chết, muốn làm gì thì làm - đó là câu nói bất hủ của văn hào Nga F. Dostoyevsky). Đứa trẻ không được học những tiếng nói của tình yêu thương của con người như lẽ ra nó phải học, mà đó là những tiếng nói nhuốm mùi chiến tranh, giết chóc, tiếng nói tuyên cáo sự tàn sát giữa con người với con người! Thơ Trương Đăng Dung có khi cô đặc lại thành những câu ngắn, vừa là sự quan sát ghi nhận, vừa là sự chiêm nghiệm đầy ưu tư của tác giả.
Những câu ngắn, nhưng chứa đựng sự cật vấn dai dẳng, riết róng và đau đớn của con người trước thời cuộc, sự cật vấn trước chính những gì mình đã trải qua. Tôi muốn nói tới bài “Có một thời”, bài thơ có những câu: “Có một thời/ Đi về đâu mà ai cũng vội/ Có một thời/ Hạt bụi cũng quẩn quanh/ Có một thời/ Nghe hát dân ca lòng ta mệt mỏi/ Có một thời/ Nghe lá vàng rơi lòng ta không xào xạc...”.
Bằng một cái nhìn ít nhiều mang màu sắc xã hội học thô thiển, khi quy chiếu những câu thơ trên vào hiện thực đời sống của một thời chưa xa - bài thơ được viết năm 1987 - nhiều người ắt sẽ không tránh khỏi giật mình vì sức mạnh bóc trần và phản tỉnh của nó. Đời sống sao mà quẩn quanh, bế tắc, tầm thường, bé mọn, vô cảm, vô nghĩa lý! Đời sống như thế bị tác giả khai tử bằng một câu hỏi nhức buốt: “Có một thời/ Có một thời/ Ta đã sống thật sao?”. Cả một quá khứ bỗng trở nên bị tẩy trắng các giá trị, con người bỗng trở nên lạc lõng với chính một phần cuộc đời của mình! (Phải mở ngoặc đơn để nói riêng về một chi tiết ở bài thơ này, một chi tiết mà cá nhân tôi thấy cực kỳ thú vị. Đó là mấy câu mở bài: “Có một thời/ Đến bữa cơm mẹ ngồi đợi vét nồi/ Răng mẹ rụng lúc nào không biết nữa?”. Viết về cái đói kinh niên, cái đói gây ám ảnh hãi hùng của một thời, theo một cách vừa hóm hỉnh vừa xót xa như Trương Đăng Dung thì quả là ít thấy). Vượt lên khỏi sự đeo bám của một thứ nội dung thời cuộc nào đó, đôi khi, trong cái nhìn của tác giả, toàn bộ đời sống và những con người đang sống đều là những tồn tại chưa có lời giải đáp, nói cách khác, là những tồn tại chưa tìm được tính ý hướng của nó, mục đích của nó, cho nó. Vì thế, ông có một câu thơ với hình ảnh thật lạ: “Thành phố phía chân trời/ Mặt trời lên/ Những con người ngồi trên xe/ Những dấu hỏi chạy trên đường/ Lặng lẽ” (Thành phố phía chân trời).
Cảm thức lạc lõng của con người trước con người, trước thế giới, thậm chí với chính mình, còn được Trương Đăng Dung định vị bằng hình ảnh những bức tường, được hiểu như một sự chia cắt bên này - bên kia. Những bức tường, có loại do con người xây lên, nó hữu hình, nên có thể phá; lại có loại không do con người xây, và con người cũng không nhìn thấy, vì nó vô hình, nên không có cách gì phá được. Với loại bức tường thứ hai, thì đó là sự chia cắt mang tính tiên nghiệm (apriori), sự chia cắt tựa như định phận cho mỗi cá thể thuộc loài người. Trong bài thơ cùng tên, “Những bức tường”, Trương Đăng Dung đã xác nhận thứ định phận - sự chia cắt tàn nhẫn này: “Giữa những cái bắt tay/ Có một bức tường/ Giữa em và người em thấy trong gương/ Có một bức tường/ Giữa hai chiếc gối nằm kề nhau/ Có một bức tường”. Ông nhận thấy, một cách phổ quát, những bức tường này có mặt ở khắp nơi trong thế giới này, như một thuộc tính của thế giới: “Khi ta ngước mắt nhìn trời xanh/ Trên mặt đất đã có những bức tường/ Khi ta cúi xuống nhìn mặt đất/ Xung quanh ta đã có những bức tường/ Khi ta nghĩ đến những miền xa/ Phía trước ta đã có những bức tường/ Những bức tường, những bức tường, những bức tường/ Có mặt khắp nơi/ Trong những lời vui đoàn tụ/ Trong những lời buồn chia tay”. Không thể nói rằng cái nhìn về và vào thế giới như vậy là một cái nhìn tươi tắn. Sự u ám, thậm chí mang màu sắc bi thảm của cái nhìn ấy còn được tô đậm thêm bằng câu thơ kết bài: “Đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ/ Cười nói huyên thuyên trên những bức tường này”. Con quạ, trong thi liệu của truyền thống văn chương cả Đông lẫn Tây, là sứ điệp của cái chết và là chính bản thân cái chết (hãy nhớ tới bài thơ “Con quạ” nổi tiếng của nhà thơ Mỹ Egar Alan Poe và hình ảnh con quạ trong những thi phẩm ma quái của Lý Hạ thời Đường).
Tiếng quạ cười nói huyên thuyên trong câu thơ này, không gì khác, là cảm nhận của tác giả về bước đi tàn khốc của thời gian, về tiếng cười chế giễu của cái chết trước tất thảy những bận rộn lăng xăng vô nghĩa trong kiếp nhân sinh. Ta sẽ gặp một lần nữa tiếng quạ kêu trong thơ Trương Đăng Dung: “Thời gian rơi/ Qua từng kẽ ngón tay em vất vả/ Không giữ được đâu em/ Anh nghe ngày một gần hơn tiếng lũ quạ”. Đó là câu kết của bài “Anh không còn gì ngoài em”. Cũng vẫn là như vậy, sự ám ảnh về bước đi của thời gian, của cái chết, trong tâm trí con người. Đôi khi, sự ám ảnh này được thể hiện theo cách khá chân phương, như một câu hỏi buột thẳng ra từ nỗi âu lo: bao giờ thì ta chết? Để cảm nhận điều đó, hãy đọc những câu: “Anh chuẩn bị sống tự lúc mới sinh ra/ Nay hai màu tóc đan nhau/ Ai biết được/ Còn bao nhiêu năm tháng nữa trên đầu?” (Anh không còn gì ngoài em). Chuẩn bị sống, nghĩa là chưa từng được sống một cách đích thực. Cảm thức lạc lõng với đời sống ngấm ngầm lan tỏa và nhức buốt trong câu thơ này. Đôi khi, sự ám ảnh về thời gian - cái chết lại được lồng qua thi ảnh khá ấn tượng (bàn tay): “Chui xuống cỏ ta sẽ nằm dưới cỏ/ Bàn tay ta bất động giữa đất dày/ Bàn tay ta thôi tìm nhau run rẩy” (Ảo ảnh).
Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy từng viết trong Lời giới thiệu cho tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng”: “Thơ Trương Đăng Dung đôi khi còn vương lại chút thời gian cũ như chiếc lá cuối cùng của mùa đông trước”. Đó là ông nói tới nỗi ám ảnh về thời gian - cái chết của Trương Đăng Dung trong thế so sánh với các tác giả thời Thơ mới, nhất là với Xuân Diệu. Tôi không có ý kiến khác với nhận định này, nhưng mạn phép được thay chữ “đôi khi” bằng chữ “nhiều khi”. Chỉ có điều, Trương Đăng Dung đã không còn... hồn nhiên như thi sỹ tiền bối. Nếu nỗi ám ảnh về thời gian - cái chết khiến cho Xuân Diệu phải vội vàng: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi... Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em em ơi, tình non đã già rồi” (Vội vàng). Thì, Trương Đăng Dung níu kéo thời gian - sự sống theo một cách chậm rãi và ít ồn ào hơn nhiều: “Em ở lại/ Một lần nữa cùng anh giữa mùa trăng sắp lụi/ Ta cùng nghe tiếng muôn loài hấp hối/ Tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi” (Ảo ảnh). Ông sợ bước đi của thời gian: “Sợ thời gian rình trong từng sợi tóc/ Khi môi ta rời nhau/ Hơi ấm đã thuộc về quá khứ/ Sợ căn phòng sẽ trở nên trống rỗng/ Khi em xếp lại chăn màn/ Ký ức không còn nơi ẩn náu”, nên muốn dừng thời gian lại, muốn đóng khung thời gian trong một nỗ lực tuyệt vọng: “Em đừng xếp lại chăn/ Em đừng chải lại tóc/ Em đừng tô lại môi/ Cứ để nguyên áo quần trên ghế/ Cứ để nguyên hiện trạng căn phòng/ Anh cần vật chứng/ Trước thời gian” (Vật chứng). Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy phát hiện ra một điều: thời - gian - thơ - Trương - Đăng - Dung là thời gian bên trong con người. Không phải không có lý. Thì đây, Trương Đăng Dung viết: “Anh không thấy thời gian trôi/ Thời gian ở trong máu, không lời/ ẩn mình trong khóe mắt, làn môi/ Trong dáng em đi nghiêng nghiêng như viết lên mặt đất thành lời/ Về kiếp người ngắn ngủi” (Anh không thấy thời gian trôi). Cảm quan về thời gian của Trương Đăng Dung, vì thế, trong chừng mực nào đó, cũng thể hiện chính cảm thức lạc lõng của ông: lạc lõng với chính những cái bên trong con người, tưởng gần gặn mà rất đỗi xa lạ! Bởi vậy, ông mới có thể xáo trộn những khoảng thời gian quá khứ - tương lai gần như vô tận vào với nhau, như trong một cơn mê sảng của cảm thức lạc lõng: “Có thể em quên rằng anh đã gặp em/ Hai mươi ba ngàn năm về trước/ ở một bến sông/ Có thể em đã quên cánh buồm nâu ngày ấy/ Trôi giữa trời xanh không biết đến bao giờ... Anh không biết dòng sông trôi về đâu/ Bốn mươi sáu ngàn năm nữa/ Có thể em vẫn nhớ một ô cửa của con tàu/ Nơi anh đứng/ Và bàn tay thấp thoáng vẫy trong đêm” (Có thể). Thậm chí, quãng cách thời gian quá còn được Trương Đăng Dung kéo dài ra hơn nữa, trong khi vẫn để mặc cho con người sống với sự hoang mang, lạc lõng, sống với những câu hỏi khôn nguôi về ý nghĩa đích thực của tồn tại người: “Còn đây gương mặt của con người/ Nhàu nát mưu sinh và hy vọng/ Thăm thẳm trời cao đất rộng/ Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi” (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi).
Đọc tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, khoan nói tới những vấn đề đã được bàn tới sờn mòn như nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật, tư tưởng v.v... ấn tượng đầu tiên đập mạnh vào sự tiếp nhận của chúng ta chính là một hệ thống thi ảnh kỳ lạ, thậm chí quái đản: “Anh đã thấy những người dị dạng/ Dang tay đòi hái mặt trời/ Những bóng ma thọt chân, lang thang/ Đòi trở về quê cũ/ Và những đội quân không mũ/ Tay súng, tay đao chân bước thụt lùi/ Những nhà thơ chống gậy đứng cười/ Trước những con trâu mông dính đầy mạng nhện” (Chân trời). Không nên quên rằng Trương Đăng Dung chính là người đã chuyển ngữ tiếng Việt tiểu thuyết “Lâu đài” của F. Kafka, đồng thời là tác giả của một tiểu luận xuất sắc: “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”. Trong tiểu luận này, ông viết: “Hình ảnh của Kafka là hình ảnh của cõi mộng, của những cơn ác mộng có nguồn gốc từ nỗi hoang mang lo sợ trước thế giới. Điều đó làm nên đặc trưng của thế giới Kafka... Sự độc đáo của nhà văn nhạy cảm đến mức bệnh hoạn này là ông đã không đưa giấc mơ vào phục vụ nghệ thuật mà ngược lại, theo cách riêng, Kafka đã đưa nghệ thuật của mình phục vụ những giấc mơ” (Tuyển tập tác phẩm Franz Kafka. NXB Hội nhà văn, 2003). Nói sao mặc lòng, ít hay nhiều, Kafka cũng đã “ám” vào tư duy nghệ thuật của Trương Đăng Dung và làm thành một trong những khởi nguyên của hệ thống thi ảnh kỳ lạ trong thơ ông. “Giấc mơ của Kafka” là bài thơ rất đặc trưng cho phương diện này. Với tôi, đây là bài thơ hay nhất của cả tập, và vì thế tôi sẽ dẫn nó toàn văn: “Ở New York chiều chiều/ Những con voi nhảy từ tầng mười một xuống sông/ Cứu những con chim sẻ/ ở Paris trước cửa Viện bảo tàng/ người nằm ngáp/ Trâu xếp hàng mua cỏ/ ở Moskva những thiếu phụ da vàng/ Chơi với hổ/ Trên quảng trường ngập nước/ ở Tokyo nữ phát thanh viên truyền hình/ không có miệng/ Huơ tay chào khán giả/ Khắp nơi/ Những đôi mắt/ Dính trên cổ những người không có mặt/ Những tiếng kêu/ Phát ra từ miệng những người không có cổ/ Những bàn chân/ Càng bước càng lún sâu vào đất”. Tất cả đều là những hình ảnh kỳ lạ, phi lý một cách không thể tưởng tượng nổi. Chúng giống như một sự lộn trái logic thông thường của thế giới và của trật tự các sự vật. Đọc bài thơ này bằng con mắt thuần lý và bằng tư duy mục đích luận, ta sẽ vấp phải những câu hỏi không thể trả lời được: Những con voi nhảy từ tầng mười một xuống sông cứu những con chim sẻ để làm gì? Trâu lại có thể xếp hàng mua cỏ trong khi người thì nằm ngáp (như trâu) chăng? Nữ phát thanh viên truyền hình mà lại không có miệng? (ám dụ của sự bị bịt miệng chăng?)... Chìa khóa giải mã những hình ảnh quái đản này có lẽ nằm ở câu cuối: “Những bàn chân/ Càng bước càng lún sâu vào đất”. Đó chính là không khí căng thẳng đặc trưng mà ta thường gặp trong các cơn ác mộng: con người muốn thoát khỏi nỗi kinh hoàng mà chân thì cứ bám vào đất, càng cựa quậy vùng vẫy thì lại càng lún sâu hơn. Từ đây nhìn trở lại những hình ảnh ở trên, có thể nói, đó chính là kiểu hình ảnh trong những cơn ác mộng: các sự vật gắn kết với nhau một cách ngẫu nhiên, bất định, phi lý, không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào hết. Thế nhưng, từ đây mới toát ra điều đáng nói ở bài “Giấc mơ của Kafka”: thế giới này đã trở nên xa lạ biết bao với con người, nó không dành cho con người; càng cố hiểu thế giới, con người càng lạc lõng trong sự xa lạ ấy!
Thông điệp ấy, khi được hiển ngôn, rất có thể sẽ khiến nhiều ai đó cau mày. Nhưng theo tôi, với tôi, đó chính là thông điệp - nhận thức - nỗi đau nhân sinh mà Trương Đăng Dung muốn gửi gắm qua tập thơ đầu tay của mình - tập thơ 25 bài, chắt ra từ trên ba mươi năm tác giả âm thầm đắm đuối với thơ.
Tôi sẽ bắt đầu bằng một bài, có thể chưa phải bài hay nhất trong tập, nhưng là bài có ý nghĩa như một lời tự bạch của Trương Đăng Dung, bài “Chúa đã ra đi”. Hãy đọc những câu: “Một trưa tháng Năm tôi nghe tiếng xôn xao/ Tiếng của con người tôi sẽ học/ Tôi nghe tiếng ai cười như khóc/ Và tiếng chim kêu lạc lõng phía chân trời/ Tôi lớn lên biết nói tiếng con người/ Những tiếng đầu tiên bà dạy: trời ơi/ Theo cánh bướm tôi đi học từng buổi/ Tôi lớn lên biết đọc chữ con người/ Những chữ đầu tiên; quân giặc, bom rơi/ Đội mũ rơm tôi đến trường mỗi buổi”. Là gì đây, nếu không phải là cảm giác ngỡ ngàng đến đau xót của người “bị sinh ra” (nói theo chữ của nhà văn, triết gia Pháp Albert Camus): tại sao tôi lại sinh ra ở cuộc đời này, tại sao tôi phải sống cuộc sống này, một cuộc sống đầy những điều trái khoáy vì đã không còn Chúa? (Chúa đã chết, muốn làm gì thì làm - đó là câu nói bất hủ của văn hào Nga F. Dostoyevsky). Đứa trẻ không được học những tiếng nói của tình yêu thương của con người như lẽ ra nó phải học, mà đó là những tiếng nói nhuốm mùi chiến tranh, giết chóc, tiếng nói tuyên cáo sự tàn sát giữa con người với con người! Thơ Trương Đăng Dung có khi cô đặc lại thành những câu ngắn, vừa là sự quan sát ghi nhận, vừa là sự chiêm nghiệm đầy ưu tư của tác giả.
Những câu ngắn, nhưng chứa đựng sự cật vấn dai dẳng, riết róng và đau đớn của con người trước thời cuộc, sự cật vấn trước chính những gì mình đã trải qua. Tôi muốn nói tới bài “Có một thời”, bài thơ có những câu: “Có một thời/ Đi về đâu mà ai cũng vội/ Có một thời/ Hạt bụi cũng quẩn quanh/ Có một thời/ Nghe hát dân ca lòng ta mệt mỏi/ Có một thời/ Nghe lá vàng rơi lòng ta không xào xạc...”.
Bằng một cái nhìn ít nhiều mang màu sắc xã hội học thô thiển, khi quy chiếu những câu thơ trên vào hiện thực đời sống của một thời chưa xa - bài thơ được viết năm 1987 - nhiều người ắt sẽ không tránh khỏi giật mình vì sức mạnh bóc trần và phản tỉnh của nó. Đời sống sao mà quẩn quanh, bế tắc, tầm thường, bé mọn, vô cảm, vô nghĩa lý! Đời sống như thế bị tác giả khai tử bằng một câu hỏi nhức buốt: “Có một thời/ Có một thời/ Ta đã sống thật sao?”. Cả một quá khứ bỗng trở nên bị tẩy trắng các giá trị, con người bỗng trở nên lạc lõng với chính một phần cuộc đời của mình! (Phải mở ngoặc đơn để nói riêng về một chi tiết ở bài thơ này, một chi tiết mà cá nhân tôi thấy cực kỳ thú vị. Đó là mấy câu mở bài: “Có một thời/ Đến bữa cơm mẹ ngồi đợi vét nồi/ Răng mẹ rụng lúc nào không biết nữa?”. Viết về cái đói kinh niên, cái đói gây ám ảnh hãi hùng của một thời, theo một cách vừa hóm hỉnh vừa xót xa như Trương Đăng Dung thì quả là ít thấy). Vượt lên khỏi sự đeo bám của một thứ nội dung thời cuộc nào đó, đôi khi, trong cái nhìn của tác giả, toàn bộ đời sống và những con người đang sống đều là những tồn tại chưa có lời giải đáp, nói cách khác, là những tồn tại chưa tìm được tính ý hướng của nó, mục đích của nó, cho nó. Vì thế, ông có một câu thơ với hình ảnh thật lạ: “Thành phố phía chân trời/ Mặt trời lên/ Những con người ngồi trên xe/ Những dấu hỏi chạy trên đường/ Lặng lẽ” (Thành phố phía chân trời).
Cảm thức lạc lõng của con người trước con người, trước thế giới, thậm chí với chính mình, còn được Trương Đăng Dung định vị bằng hình ảnh những bức tường, được hiểu như một sự chia cắt bên này - bên kia. Những bức tường, có loại do con người xây lên, nó hữu hình, nên có thể phá; lại có loại không do con người xây, và con người cũng không nhìn thấy, vì nó vô hình, nên không có cách gì phá được. Với loại bức tường thứ hai, thì đó là sự chia cắt mang tính tiên nghiệm (apriori), sự chia cắt tựa như định phận cho mỗi cá thể thuộc loài người. Trong bài thơ cùng tên, “Những bức tường”, Trương Đăng Dung đã xác nhận thứ định phận - sự chia cắt tàn nhẫn này: “Giữa những cái bắt tay/ Có một bức tường/ Giữa em và người em thấy trong gương/ Có một bức tường/ Giữa hai chiếc gối nằm kề nhau/ Có một bức tường”. Ông nhận thấy, một cách phổ quát, những bức tường này có mặt ở khắp nơi trong thế giới này, như một thuộc tính của thế giới: “Khi ta ngước mắt nhìn trời xanh/ Trên mặt đất đã có những bức tường/ Khi ta cúi xuống nhìn mặt đất/ Xung quanh ta đã có những bức tường/ Khi ta nghĩ đến những miền xa/ Phía trước ta đã có những bức tường/ Những bức tường, những bức tường, những bức tường/ Có mặt khắp nơi/ Trong những lời vui đoàn tụ/ Trong những lời buồn chia tay”. Không thể nói rằng cái nhìn về và vào thế giới như vậy là một cái nhìn tươi tắn. Sự u ám, thậm chí mang màu sắc bi thảm của cái nhìn ấy còn được tô đậm thêm bằng câu thơ kết bài: “Đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ/ Cười nói huyên thuyên trên những bức tường này”. Con quạ, trong thi liệu của truyền thống văn chương cả Đông lẫn Tây, là sứ điệp của cái chết và là chính bản thân cái chết (hãy nhớ tới bài thơ “Con quạ” nổi tiếng của nhà thơ Mỹ Egar Alan Poe và hình ảnh con quạ trong những thi phẩm ma quái của Lý Hạ thời Đường).
Tiếng quạ cười nói huyên thuyên trong câu thơ này, không gì khác, là cảm nhận của tác giả về bước đi tàn khốc của thời gian, về tiếng cười chế giễu của cái chết trước tất thảy những bận rộn lăng xăng vô nghĩa trong kiếp nhân sinh. Ta sẽ gặp một lần nữa tiếng quạ kêu trong thơ Trương Đăng Dung: “Thời gian rơi/ Qua từng kẽ ngón tay em vất vả/ Không giữ được đâu em/ Anh nghe ngày một gần hơn tiếng lũ quạ”. Đó là câu kết của bài “Anh không còn gì ngoài em”. Cũng vẫn là như vậy, sự ám ảnh về bước đi của thời gian, của cái chết, trong tâm trí con người. Đôi khi, sự ám ảnh này được thể hiện theo cách khá chân phương, như một câu hỏi buột thẳng ra từ nỗi âu lo: bao giờ thì ta chết? Để cảm nhận điều đó, hãy đọc những câu: “Anh chuẩn bị sống tự lúc mới sinh ra/ Nay hai màu tóc đan nhau/ Ai biết được/ Còn bao nhiêu năm tháng nữa trên đầu?” (Anh không còn gì ngoài em). Chuẩn bị sống, nghĩa là chưa từng được sống một cách đích thực. Cảm thức lạc lõng với đời sống ngấm ngầm lan tỏa và nhức buốt trong câu thơ này. Đôi khi, sự ám ảnh về thời gian - cái chết lại được lồng qua thi ảnh khá ấn tượng (bàn tay): “Chui xuống cỏ ta sẽ nằm dưới cỏ/ Bàn tay ta bất động giữa đất dày/ Bàn tay ta thôi tìm nhau run rẩy” (Ảo ảnh).
Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy từng viết trong Lời giới thiệu cho tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng”: “Thơ Trương Đăng Dung đôi khi còn vương lại chút thời gian cũ như chiếc lá cuối cùng của mùa đông trước”. Đó là ông nói tới nỗi ám ảnh về thời gian - cái chết của Trương Đăng Dung trong thế so sánh với các tác giả thời Thơ mới, nhất là với Xuân Diệu. Tôi không có ý kiến khác với nhận định này, nhưng mạn phép được thay chữ “đôi khi” bằng chữ “nhiều khi”. Chỉ có điều, Trương Đăng Dung đã không còn... hồn nhiên như thi sỹ tiền bối. Nếu nỗi ám ảnh về thời gian - cái chết khiến cho Xuân Diệu phải vội vàng: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi... Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em em ơi, tình non đã già rồi” (Vội vàng). Thì, Trương Đăng Dung níu kéo thời gian - sự sống theo một cách chậm rãi và ít ồn ào hơn nhiều: “Em ở lại/ Một lần nữa cùng anh giữa mùa trăng sắp lụi/ Ta cùng nghe tiếng muôn loài hấp hối/ Tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi” (Ảo ảnh). Ông sợ bước đi của thời gian: “Sợ thời gian rình trong từng sợi tóc/ Khi môi ta rời nhau/ Hơi ấm đã thuộc về quá khứ/ Sợ căn phòng sẽ trở nên trống rỗng/ Khi em xếp lại chăn màn/ Ký ức không còn nơi ẩn náu”, nên muốn dừng thời gian lại, muốn đóng khung thời gian trong một nỗ lực tuyệt vọng: “Em đừng xếp lại chăn/ Em đừng chải lại tóc/ Em đừng tô lại môi/ Cứ để nguyên áo quần trên ghế/ Cứ để nguyên hiện trạng căn phòng/ Anh cần vật chứng/ Trước thời gian” (Vật chứng). Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy phát hiện ra một điều: thời - gian - thơ - Trương - Đăng - Dung là thời gian bên trong con người. Không phải không có lý. Thì đây, Trương Đăng Dung viết: “Anh không thấy thời gian trôi/ Thời gian ở trong máu, không lời/ ẩn mình trong khóe mắt, làn môi/ Trong dáng em đi nghiêng nghiêng như viết lên mặt đất thành lời/ Về kiếp người ngắn ngủi” (Anh không thấy thời gian trôi). Cảm quan về thời gian của Trương Đăng Dung, vì thế, trong chừng mực nào đó, cũng thể hiện chính cảm thức lạc lõng của ông: lạc lõng với chính những cái bên trong con người, tưởng gần gặn mà rất đỗi xa lạ! Bởi vậy, ông mới có thể xáo trộn những khoảng thời gian quá khứ - tương lai gần như vô tận vào với nhau, như trong một cơn mê sảng của cảm thức lạc lõng: “Có thể em quên rằng anh đã gặp em/ Hai mươi ba ngàn năm về trước/ ở một bến sông/ Có thể em đã quên cánh buồm nâu ngày ấy/ Trôi giữa trời xanh không biết đến bao giờ... Anh không biết dòng sông trôi về đâu/ Bốn mươi sáu ngàn năm nữa/ Có thể em vẫn nhớ một ô cửa của con tàu/ Nơi anh đứng/ Và bàn tay thấp thoáng vẫy trong đêm” (Có thể). Thậm chí, quãng cách thời gian quá còn được Trương Đăng Dung kéo dài ra hơn nữa, trong khi vẫn để mặc cho con người sống với sự hoang mang, lạc lõng, sống với những câu hỏi khôn nguôi về ý nghĩa đích thực của tồn tại người: “Còn đây gương mặt của con người/ Nhàu nát mưu sinh và hy vọng/ Thăm thẳm trời cao đất rộng/ Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi” (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi).
Đọc tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, khoan nói tới những vấn đề đã được bàn tới sờn mòn như nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật, tư tưởng v.v... ấn tượng đầu tiên đập mạnh vào sự tiếp nhận của chúng ta chính là một hệ thống thi ảnh kỳ lạ, thậm chí quái đản: “Anh đã thấy những người dị dạng/ Dang tay đòi hái mặt trời/ Những bóng ma thọt chân, lang thang/ Đòi trở về quê cũ/ Và những đội quân không mũ/ Tay súng, tay đao chân bước thụt lùi/ Những nhà thơ chống gậy đứng cười/ Trước những con trâu mông dính đầy mạng nhện” (Chân trời). Không nên quên rằng Trương Đăng Dung chính là người đã chuyển ngữ tiếng Việt tiểu thuyết “Lâu đài” của F. Kafka, đồng thời là tác giả của một tiểu luận xuất sắc: “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”. Trong tiểu luận này, ông viết: “Hình ảnh của Kafka là hình ảnh của cõi mộng, của những cơn ác mộng có nguồn gốc từ nỗi hoang mang lo sợ trước thế giới. Điều đó làm nên đặc trưng của thế giới Kafka... Sự độc đáo của nhà văn nhạy cảm đến mức bệnh hoạn này là ông đã không đưa giấc mơ vào phục vụ nghệ thuật mà ngược lại, theo cách riêng, Kafka đã đưa nghệ thuật của mình phục vụ những giấc mơ” (Tuyển tập tác phẩm Franz Kafka. NXB Hội nhà văn, 2003). Nói sao mặc lòng, ít hay nhiều, Kafka cũng đã “ám” vào tư duy nghệ thuật của Trương Đăng Dung và làm thành một trong những khởi nguyên của hệ thống thi ảnh kỳ lạ trong thơ ông. “Giấc mơ của Kafka” là bài thơ rất đặc trưng cho phương diện này. Với tôi, đây là bài thơ hay nhất của cả tập, và vì thế tôi sẽ dẫn nó toàn văn: “Ở New York chiều chiều/ Những con voi nhảy từ tầng mười một xuống sông/ Cứu những con chim sẻ/ ở Paris trước cửa Viện bảo tàng/ người nằm ngáp/ Trâu xếp hàng mua cỏ/ ở Moskva những thiếu phụ da vàng/ Chơi với hổ/ Trên quảng trường ngập nước/ ở Tokyo nữ phát thanh viên truyền hình/ không có miệng/ Huơ tay chào khán giả/ Khắp nơi/ Những đôi mắt/ Dính trên cổ những người không có mặt/ Những tiếng kêu/ Phát ra từ miệng những người không có cổ/ Những bàn chân/ Càng bước càng lún sâu vào đất”. Tất cả đều là những hình ảnh kỳ lạ, phi lý một cách không thể tưởng tượng nổi. Chúng giống như một sự lộn trái logic thông thường của thế giới và của trật tự các sự vật. Đọc bài thơ này bằng con mắt thuần lý và bằng tư duy mục đích luận, ta sẽ vấp phải những câu hỏi không thể trả lời được: Những con voi nhảy từ tầng mười một xuống sông cứu những con chim sẻ để làm gì? Trâu lại có thể xếp hàng mua cỏ trong khi người thì nằm ngáp (như trâu) chăng? Nữ phát thanh viên truyền hình mà lại không có miệng? (ám dụ của sự bị bịt miệng chăng?)... Chìa khóa giải mã những hình ảnh quái đản này có lẽ nằm ở câu cuối: “Những bàn chân/ Càng bước càng lún sâu vào đất”. Đó chính là không khí căng thẳng đặc trưng mà ta thường gặp trong các cơn ác mộng: con người muốn thoát khỏi nỗi kinh hoàng mà chân thì cứ bám vào đất, càng cựa quậy vùng vẫy thì lại càng lún sâu hơn. Từ đây nhìn trở lại những hình ảnh ở trên, có thể nói, đó chính là kiểu hình ảnh trong những cơn ác mộng: các sự vật gắn kết với nhau một cách ngẫu nhiên, bất định, phi lý, không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào hết. Thế nhưng, từ đây mới toát ra điều đáng nói ở bài “Giấc mơ của Kafka”: thế giới này đã trở nên xa lạ biết bao với con người, nó không dành cho con người; càng cố hiểu thế giới, con người càng lạc lõng trong sự xa lạ ấy!
Thông điệp ấy, khi được hiển ngôn, rất có thể sẽ khiến nhiều ai đó cau mày. Nhưng theo tôi, với tôi, đó chính là thông điệp - nhận thức - nỗi đau nhân sinh mà Trương Đăng Dung muốn gửi gắm qua tập thơ đầu tay của mình - tập thơ 25 bài, chắt ra từ trên ba mươi năm tác giả âm thầm đắm đuối với thơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét