Vân Đài - Tiếng thơ ngủ quên
Đường Thi - Nữ sĩ Vân Đài (1903-1964) không phải người Hà Nội gốc.
Cha bà từ quê hương Nông Cống, Thanh Hóa ra định cư ở Hà Nội. Bà sinh ra và lớn
lên ở Thủ đô. Nhà bà rất gần Hồ Hoàn kiếm, một biểu tượng của Dân tộc Việt Nam
bất khuất anh hùng.
TRONG NHÀ TÙ HIẾN BINH NHẬT
Năm tám ngày giam trại hiến binh
Bao nhiêu hình phạt vẫn xem khinh
Roi tra điện kẹp càng căm uất
Xích sắt cùm lim, phớt cực hình
Áo vẫn chỉnh tề, chân vẫn vững
Tim không rung chuyển, dạ không kinh
Nước non đã hẹn cùng chung mộng
Quyết đập cho tan nỗi bất bình.
Vân Đài (1945)
Nữ sĩ Vân Đài (1903-1964) không phải người Hà Nội gốc. Cha bà
từ quê hương Nông Cống, Thanh Hóa ra định cư ở Hà Nội. Bà sinh ra và lớn lên ở
Thủ đô. Nhà bà rất gần Hồ Hoàn kiếm, một biểu tượng của Dân tộc Việt Nam bất
khuất anh hùng.
Bà là một trong ba nữ nhà thơ nổi tiếng nhất của Hà Nội thời ấy,
bên cạnh Hằng Phương và Mộng Tuyết. Trên thi đàn Việt Nam bấy giờ, bà được trọng
vọng có lẽ không kém gì Anh Thơ, Thu Hồng. Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt
Nam: “Chọn Vân Đài, tôi phân vân quá. Bài nào cũng được. Không có gì sâu sắc.
Nhưng lời thơ bao giờ cũng nhẹ nhàng êm ái. Ít khi tiếng Nam có vị ngọt ngào
như thế. Ấy cũng vì Vân Đài chỉ ưa nói những gì rất mong manh, rất bình yên. Những
câu xôn xao nhất như “Gió xuân đâu biết cho lòng thiếp/ Ôm ấp bên mình thiếp
mãi chi” thì lại là những câu phỏng theo thơ Đường. Ai ngờ thơ Đường còn có thể
gửi về cho thơ Việt thời nay chút hương sắc dục” (Octobre 1941).
Bài thơ trên của Vân Đài dường như không hoàn toàn khớp với
nhận định của Hoài Thanh, nhà phê bình văn học cho đến nay vẫn là số một của
chúng ta, người ngay lúc còn sống đã được một đôi đồng nghiệp suy tôn là thiên
tài trong thưởng thức và đánh giá văn chương Việt. Gần một thế kỷ nghiên cứu và
phê bình văn học của chúng ta, với nhiều biến động, với nhiều tên tuổi đến rồi
đi, đã chứng minh Hoài Thanh xứng đáng với vinh quang, tới tận hôm nay, là duy
nhất trong đời sống văn chương Việt Nam… So với toàn bộ thi phẩm của Vân Đài xuất
hiện trên báo chí trong nam ngoài bắc cho tới khi Trong nhà tù hiến binh
Nhật được bà sáng tác, bài này có vẻ là một ngoại lệ. Giọng điệu bài thơ
không nhẹ nhàng êm ái, mà rắn rỏi, quyết liệt. Giọng đó khác hẳn giọng thơ quen
thuộc của Vân Đài. Hương vị thơ cũng không ngọt ngào mà chua cay, và đặc
biệt, đậm đà hiếm thấy. Những điều được nói tới thì không bình yên, càng không
mỏng manh. Đây là chuyện sinh tử, một mất một còn. Một bên là tên đồ tể có toàn
quyền hành động. Một bên là nạn nhân bị dồn vào thế yếu tuyệt đối. Bản chất của
cuộc đối đầu trực diện giữa hai kẻ thù không đội trời chung là gì? Bài
thơ Trong nhà tù hiến binh Nhật đưa ra câu trả lời không thể đúng đắn
hơn được nữa. Quả vậy, cuộc chiến giáp lá cà này không nhằm triệt tiêu thân thể,
mà là bẻ gãy ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng. Loại bỏ một sinh vật
sống, trong trường hợp này, là quá dễ. Khác nào người đi săn đã bắt được con mồi.
Nhưng khuất phục Con Người cương quyết làm Người lại là chuyện khác, một điên
cuồng vô vọng, lố bịch và nhất định thất bại thảm hại. Cuộc đấu tay đôi ở đây
thực chất là một cuộc chiến giữa vật chất và tinh thần, giữa vũ khí kinh khủng
và lương tri bất khuất, giữa thú tính hung tàn và chất nhân văn thánh thiện, giữa
số ít bất lương, chỉ vì bản thân và số đông thiện tâm, vì tất cả.
Bài thơ không khác một lời tâm sự cởi mở, thật lòng và nói ít
hiểu nhiều. Đoạn đầu là lời đối thoại với cường quyền, ở đây là phát xít Nhật.
Phát xít coi những người hoạt động cách mạng, như Vân Đài, là tội phạm. Tội phạm
thì phải chịu trừng phạt. Sự thật, trong con mắt nhân dân, mà đại biểu là những
chiến sỹ cách mạnh, chính phát xít mới là tội phạm. Song tội phạm thực sự đang
có toàn quyền sinh sát. Coi đấy là một sự thật hiển nhiên phải chấp nhận, các
chiến sỹ cách mạng ứng phó bằng thái độ tỏ rõ cho bọn phát xít biết chúng là
phi nghĩa và mình là chính nghĩa. Thái độ đó biểu lộ ở sự coi thường tra tấn,
thực ra là sự lúng túng vì trái lẽ thường của chúng trước các nhà cách mạng, hiện
thân khát vọng và đạo lý của nhân dân. Tỏ rõ như vậy đã là thắng lợi rồi. Ngoài
câu đầu, ba câu sau của đoạn thơ thứ nhất đều có sự đối chọi giữa bạo lực “tăng
trưởng” bất tận và tâm hồn không gì có thể xúc phạm, giữa nhục hình tột cùng
tàn độc, biến hóa dồn dập và chí khí tranh đấu ngút trời, giữa bất lực của trói
buộc ma quỷ tận lực và bất khuất hiên ngang của lương tri và lẽ phải. Cuộc chiến
vậy là đã ngã ngũ: nhân phẩm và đạo lý, tức nhân dân đã chiến thắng. Chân lý
này - thiện thắng ác - suy cho cùng, có thể giải mã trực tiếp hay gián tiếp kết
cục của mọi xung đột xưa nay, dù những xung đột này thường tàn khốc và đôi khi
lắt léo khó lường…Đoạn hai bài thơ là lời độc thoại, lời trao đổi với bạn chiến
đấu, lời thưa với nhân dân. Ba câu đầu của đoạn thơ là bức chân dung tự họa vô
cùng sắc nét của người chiến sĩ cách mạng. Bốn bộ phận cấu thành của bức chân
dung ấy hiện ra đúng thứ tự, một cách tự nhiên, như không thể khác được. Trước
tiên là bề ngoài người chiến sĩ với hai nét thật đáng trân trọng: “Áo vẫn chỉnh
tề”; “chân vẫn vững”. “Áo vẫn chỉnh tề” vừa là lịch sự tối thiểu trong ăn mặc,
- phép xã giao cơ bản - vừa là nguyên vẹn trinh trắng của người phụ nữ, và đức
trong sạch tất yếu của bất cứ người lương thiện nào. Sự trinh trắng theo truyền
thống dân tộc là hạt nhân của phẩm hạnh người phụ nữ. Nó phải được nâng niu và
gìn giữ còn hơn “con ngươi của mắt”.
Độc giả có thể lởn vởn với câu hỏi vì sao những kẻ nắm Vân
Đài trong tay không giở trò thú tính với bà, một phụ nữ xinh đẹp, ngồn ngộn
sức sống, lúc ấy lại đang độ tuổi rực rỡ nhất của “kiếp hồng nhan”… Một câu đáp
khả dĩ bậc nhất, đó là tư thế của bà khơi gợi mạnh mẽ trong họ tính người - ở
thời khắc đó đang khuấy đảo dữ dội tâm can họ - tính thú vì vậy bị áp đảo, cho
nên họ nể trọng bà. Đến đây, người viết chợt nhớ tới một truyện ngắn của Nguyên
Hồng, in năm 1945, Buổi chiều xám. Truyện cho hay một người lính Nhật
ở Việt Nam, luôn nhớ đứa con nhỏ của mình ở quê hương, và đã tự sát vì không lý
giải nổi nghịch lý chiến tranh quái gở: trong bối cảnh con người chém giết lẫn
nhau, ai cũng bị tước đi những nhu cầu nhân bản tối thiểu. Vẻ ngoài đường
hoàng, chững chạc của nữ chiến sĩ cách mạng đã là đáng khâm phục. Phong thái
ung dung tự tại ấy, vẻ đẹp luôn được đón đợi và ngưỡng vọng mọi nơi mọi lúc
trong đời thường, hiển nhiên không trống rỗng. Nó quyến rũ và mê hồn là nhờ nội
dung cao cả bên trong. Nội dung đó là nhân phẩm toàn vẹn mà trọng tâm là sự thuần
khiết, động lực của bao dung và lương thiện. “Tim không rung chuyển” - Nhân phẩm bất khả xâm phạm nuôi dưỡng và bồi đắp tình yêu thương đồng loại,
đồng bào, nhất là đông đảo dân thường lam lũ.
Dân thường chịu nhiều bất công, là bởi những ông chủ xã hội dùng đủ thủ đoạn để chiếm đoạt càng nhiều càng tốt thành quả lao động của họ. Các chiến sĩ cách mạng muốn xây dựng xã hội theo mô hình mới, trong đó những bất công kia bị loại trừ. Một tình yêu nhân bản như thế, dĩ nhiên chế độ thực dân phong kiến không dung thứ. Cách duy nhất để “bức hại” tình yêu nền tảng ấy là sử dụng những ngón bạo hành và hạ nhục man rợ nhất có thể, để cho nó nếu không tự hủy diệt, thì ít ra cũng dao động. Một khi không định hình được thành một nguyên khối vững chắc, tình yêu nói chung và tình yêu đồng loại nói riêng sẽ gần như không còn sức mạnh…
Dân thường chịu nhiều bất công, là bởi những ông chủ xã hội dùng đủ thủ đoạn để chiếm đoạt càng nhiều càng tốt thành quả lao động của họ. Các chiến sĩ cách mạng muốn xây dựng xã hội theo mô hình mới, trong đó những bất công kia bị loại trừ. Một tình yêu nhân bản như thế, dĩ nhiên chế độ thực dân phong kiến không dung thứ. Cách duy nhất để “bức hại” tình yêu nền tảng ấy là sử dụng những ngón bạo hành và hạ nhục man rợ nhất có thể, để cho nó nếu không tự hủy diệt, thì ít ra cũng dao động. Một khi không định hình được thành một nguyên khối vững chắc, tình yêu nói chung và tình yêu đồng loại nói riêng sẽ gần như không còn sức mạnh…
“Tim không rung chuyển”, xin được coi như một phát hiện về cơ
cấu, hoạt động và sức sống của Tình yêu. Dù muốn dù không, Tình yêu - hiểu theo
nghĩa tổng quát, tổng hòa - cũng trải qua muôn vàn thứ thách, với bạn tình,
trong gia đình, ngoài xã hội, đặc biệt với những thế lực muốn nô dịch loài người.
Tầm mức chiến thắng những thứ thách ấy quyết định chất lượng và ảnh hưởng tốt đẹp
của Tình yêu, mà trái tim là biểu tượng. Sự kiên định trong lòng yêu nước như của
Vân Đài không bỗng dung có được. Nó được “điều hành” bởi một cảm nhận chuẩn xác
về thế giới và cõi đời, bởi một “dạ” tột đỉnh thiết tha, tột đỉnh ngoan cường -
“dạ” ở đây xin hiểu là yêu thương ở tầm cao nhất, tức được dẫn dắt bởi lý trí,
hay con tim và khối óc kết thành một khối -. Dạ không kinh - đây là
tâm điểm của bài thơ, đây là mặt trời chiếu rọi mọi ngóc ngách của một vũ trụ
nhân cách cao thượng: sao cho nhân dân được yên vui và hạnh phúc, ấy là lẽ sống
của người hiến thân mình cho Cách mạng, ấy là lý tưởng Cách mạng! Khát vọng cơ
bản đó chỉ có cơ trở thành thành hiện thực, khi xã hội hiện tại bị phá bỏ. Nó
đáng bị phá bỏ vì nhìn đâu cũng thấy phi lý và bất công, chỗ nào cũng khiến người
dân bất mãn. Thể chế thực dân phong kiến lạc hậu, dưới quyền kiểm soát của phát
xít Nhật thực tế đã là một “khối bất bình” trước mắt nhân dân ta.
Hình tượng hóa chính xác và xúc cảm đến thế thực trạng xã hội Việt Nam đói khổ
và bần cùng lúc đó là chuyện chưa từng thấy trong không chỉ văn học Việt Nam.
Nó là một bước tiến so với chủ nghĩa hiện thực phê phán ngồn ngộn trong sáng
tác của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố hay Thạch
Lam, Nguyên Hồng. Hai câu kết của bài thơ đúc kết chính xác không những thực tế
xã hội, mà cả tiến trình đấu tranh cho độc lập và tự do của Đất nước. Cuộc đấu
tranh ấy, thoạt đầu là giấc mộng, của một số cá nhân, tiến tới là mơ ước của
nhiều người, cuối cùng là gặp gỡ giữa lý tưởng của các nhà cánh mạng với khát vọng
chung của toàn thể nhân dân, khi cách mạng và dân tộc là một, thì tình thế
không xoay chuyển được nữa: kẻ thù nhất định bị đánh bại. Mỗi chiến sỹ cách mạng
giữ lời hứa với tổ chức của mình, tổ chức này giữ vững ước nguyện với dân tộc,
dân tộc đùm bọc và ủng hộ tổ chức đó, ấy chính là khối đoàn kết dân tộc vững chắc
sẽ đưa đất nước ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ tất yếu, đi tới thắng lợi cuối
cùng…
Bạn đọc hôm nay ngạc nhiên về tính điển hình của bài thơ dung
dị. Đàng sau chân dung điển hình của người chiến sỹ cách mạng là tiến trình điển
hình của cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến, hình ảnh điển hình của một đất
nước đứng lên giành độc lập tự do, và có lẽ, xu thế điển hình của nhân loại quyết
thoát khỏi ách thuộc địa hắc ám. Nhận định này cho phép chúng ta nói rằng Trong
nhà tù hiến binh Nhật là đỉnh cao của thơ Vân Đài. Với nó, Vân Đài trở nên
thi sỹ một bài, như tác giả của Ông đồ, Vũ Đình Liên. Hy vọng rằng thời
gian sẽ khẳng định nó là một đỉnh cao của thơ ca cách mạng nói riêng và thơ ca
Việt Nam nói chung…
Nó chứng minh thuyết phục chân lý: nghệ thuật đích thực là kết tinh tuyệt mỹ của thăng hoa hết cỡ từ giao thoa dương tính của ba tâm khảm, thời đại, vùng đất và nghệ sĩ, trong đó tâm khảm nghệ sĩ là khởi xướng và chủ đạo. Hẳn nằm ngoài dụng ý của Vân Đài, nó cho thấy: đã là người, nhất thiết phải có tâm hồn nhà cách mạng; đã là xã hội con người, nhất thiết phải là là xã hội độc lập tự do, điều kiện tiên quyết cho lương thiện, bao dung và lành mạnh. Trước khi là nghệ sĩ, hãy là con người thật người. Nó là kết tinh của một cuộc đời cao đẹp. Vân Đài chắc chắn đã sống hết mình cuộc đời bà được Tạo hóa ban tặng. Do đó, bà đã đồng hóa nhuần nhuyễn những nét cơ bản của văn hóa dân tộc và văn hóa thủ đô, những biến động lớn lao của xã hội Việt Nam đương thời và của thời đại chuyển biến dữ dội. Bà kết hôn với một chàng trai Trà Vinh ra Hà Nội học thành bác sĩ. Theo chồng về quê, rồi lên Sài Gòn lập nghiệp, bà chịu bất hạnh lớn là gia đình tan vỡ. Bà phải quay lại thủ đô, rồi tái giá với một chuyên gia viễn thông. Bà được giác ngộ cách mạng rất sớm. Hạnh phúc lớn này được bà bôi hồi ghi lại trong bài thơ Trà Vinh thương nhớ, 1962: Ta nhớ mãi một trưa hè nắng cháy/ Dưới bóng tre rũ thấp ngang đầu/ Nghe các anh giảng rõ từng câu:/ ”Thế giới đại đồng, thiên đường cộng sản”/ Một ánh chớp hồn ta như lóe sáng/ Trà Vinh ơi, kỷ niệm một đời ta… Suốt từ đó, bà vừa hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ của một người vợ, một nhà thơ, vừa tích cực hoạt động cách mạng. Trước Cách mạng Tháng Tám, bà hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà gia nhập quân đội ngay, rồi lên chiến khu Việt Bắc, từng làm hội trưởng Hội dục anh, chăm sóc hàng trăm trẻ em mồ côi bất hạnh. Hòa bình lập lại, bà không di cư vào nam, như đa phần anh chị em của mình. Ở lại Hà Nội, bà tiếp tục làm thơ, làm báo, báo Phụ nữ Việt Nam, rồi báo Văn học. Rồi chuyển sang làm việc trong Hội nhà văn cho tới khi qua đời.
Nó chứng minh thuyết phục chân lý: nghệ thuật đích thực là kết tinh tuyệt mỹ của thăng hoa hết cỡ từ giao thoa dương tính của ba tâm khảm, thời đại, vùng đất và nghệ sĩ, trong đó tâm khảm nghệ sĩ là khởi xướng và chủ đạo. Hẳn nằm ngoài dụng ý của Vân Đài, nó cho thấy: đã là người, nhất thiết phải có tâm hồn nhà cách mạng; đã là xã hội con người, nhất thiết phải là là xã hội độc lập tự do, điều kiện tiên quyết cho lương thiện, bao dung và lành mạnh. Trước khi là nghệ sĩ, hãy là con người thật người. Nó là kết tinh của một cuộc đời cao đẹp. Vân Đài chắc chắn đã sống hết mình cuộc đời bà được Tạo hóa ban tặng. Do đó, bà đã đồng hóa nhuần nhuyễn những nét cơ bản của văn hóa dân tộc và văn hóa thủ đô, những biến động lớn lao của xã hội Việt Nam đương thời và của thời đại chuyển biến dữ dội. Bà kết hôn với một chàng trai Trà Vinh ra Hà Nội học thành bác sĩ. Theo chồng về quê, rồi lên Sài Gòn lập nghiệp, bà chịu bất hạnh lớn là gia đình tan vỡ. Bà phải quay lại thủ đô, rồi tái giá với một chuyên gia viễn thông. Bà được giác ngộ cách mạng rất sớm. Hạnh phúc lớn này được bà bôi hồi ghi lại trong bài thơ Trà Vinh thương nhớ, 1962: Ta nhớ mãi một trưa hè nắng cháy/ Dưới bóng tre rũ thấp ngang đầu/ Nghe các anh giảng rõ từng câu:/ ”Thế giới đại đồng, thiên đường cộng sản”/ Một ánh chớp hồn ta như lóe sáng/ Trà Vinh ơi, kỷ niệm một đời ta… Suốt từ đó, bà vừa hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ của một người vợ, một nhà thơ, vừa tích cực hoạt động cách mạng. Trước Cách mạng Tháng Tám, bà hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà gia nhập quân đội ngay, rồi lên chiến khu Việt Bắc, từng làm hội trưởng Hội dục anh, chăm sóc hàng trăm trẻ em mồ côi bất hạnh. Hòa bình lập lại, bà không di cư vào nam, như đa phần anh chị em của mình. Ở lại Hà Nội, bà tiếp tục làm thơ, làm báo, báo Phụ nữ Việt Nam, rồi báo Văn học. Rồi chuyển sang làm việc trong Hội nhà văn cho tới khi qua đời.
Thật quý hóa, bà vẫn dành thơi gian và tâm huyết để quan tâm
thiết thực đến những chuyện sát sườn của pháp đẹp. Ví dụ, bà công bố những bộ
sách nữ công gia chánh giá trị, như Thanh lịch hay Làm bếp giỏi -
được tái bản tới gần ba mươi lần. Dấu son của đời bà được ghi ngay trước Cách mạng
Tháng Tám. Sau khi chồng mất, bà quay lại Hà Nội. Và tiếp tục hoạt động cho
cách mạng. Nhà bà trở thành một cơ sở của Việt minh. Tháng sáu năm 1945, bà bị
bắt. Đến Cách mạng Tháng tám, mới ra khỏi tù. Trong nhà tù hiến binh Nhật nhất
định được nghiền ngẫm đầy trăn trở và xúc động trong thời điểm ngặt nghèo ấy,
thời điểm khiến cho tâm hồn Vân Đài thăng hoa trọn vẹn. Sự thăng hoa này kết tụ
thành bài thơ quý, “giản dị, xúc động và ám ảnh” (Trần Đăng Khoa) hay “hàm súc
dư ba” (Xuân Diệu). Với cấu tứ hợp lý và khoa học. Ngôn từ trong sáng và đắc địa
(Từ “kinh” là một ví dụ). “Hô ứng” giữa ý nghĩ và cảm xúc, cả hai đều đến tầm,
là nhạy bén và kịp thời. Dĩ nhiên, để hiểu hết tầm vóc áng thơ, người đọc cần
có đủ hiểu biết và từng trải… Về văn chương, về lịch sử và đời sống…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét