Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Phần 1: Nửa hồn thương đau và dòng nhạc của Phạm Đình Chương

Phần 1: Nửa hồn thương đau và 
dòng nhạc của Phạm Đình Chương

Tâm Hảo hát: NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU - Ý thơ: Thanh Tâm Tuyền; Nhạc: Phạm Đình Chương
 http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Youtube
http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif  Nhạc hòa tấu 1     http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Nhạc hòa tấu 2
Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối, xót thương suốt đời
Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào?
Anh ở đâu? Em ở đâu?
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu
Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
Và tiếng hát và nước mắt...
Đôi khi em muốn tin
Đôi khi em muốn tin
Ôi những người ôi những người
Khóc lẻ loi một mình
Nhà báo Phan Lạc Phúc viết về giai đoạn Phạm Đình Chương sáng tác những khúc BI CA trong đó có Nửa Hồn Thương Đau:
"Giai đoạn sáng tác thứ hai của Phạm Đình Chương bắt đầu từ một kỷ niệm buồn: Ngày Khánh Ngọc (vợ của PĐC) rời xa vào khoảng cuối thập niên '50. Sau đó Phạm Duy, Thái Hằng cũng tìm về hướng khác. Ngôi biệt thự ấm cúng đường Bà Huyện Thanh Quan không người ở. Hoài Bắc, Thái Thanh và gia đình dọn về một căn nhà nhỏ đường Võ Tánh (Frères Louis cũ). Chính tại ngôi nhà này tôi thường đến bầu bạn với Phạm Đình Chương cùng với Thanh Nam, Mai Thảo. Tụi tôi đến "hầu bài" bà thân của Chương để được ăn những bữa cơm nhớ mãi: canh cua rau đay, cà pháo, đậu rán...
Lúc này, hình như Chương muốn ra khỏi vùng hào quang sáng chói của một ca sĩ thời danh để được sống bình thường nếu không muốn nói là ẩn dật. Đang ăn diện kiểu cách, Chương ăn vận xuề xòa, đi dép không quai lẹt xẹt, chiếc xe hơi dài thòng Studebaker đã được bán đi. Nụ cười kiểu jeune premier đã tắt và đặc biệt Chương để một hàm râu mép chàm ràm, rậm rịt. Lúc này, tụi tôi có một tên mới để gọi Chương: Râu Kẽm. Râu Kẽm đang phóng túng hình hài, ít ăn ít nói hẳn đi, mà có nói cũng thường hừ một tiếng giọng mũi. Một nhát chém hư vô đã làm thay đổi Phạm Đình Chương!
Ban Hợp ca Thăng Long, với sự phân liệt như thế tưởng đã rã đám. Nhưng đầu những năm '60, ban Thăng Long gượng dậy với Hoài Trung - Hoài Bắc - Thái Thanh. Ban Thăng Long sống lại kỳ này, tuy vẫn được tán thưởng nhưng đó chỉ là cái bóng của chính mình. Phạm Duy đã mang nguồn âm sắc lung linh và trầm lắng của dân tộc đi xa, còn tiếng reo vui chan hòa và nhân ái của Phạm Đình Chương cũng không còn xuất hiện. Trong thời kỳ này ban Hợp ca Thăng Long có trình làng một tác phẩm rất được hoan nghênh: Bài Ô Mê Ly. Nhưng bài hát vui tươi này không phải của Chương mà của một tài danh khác: Văn Phụng.
Thời kỳ hướng ngoại, tâm hồn sáng tác rõ như gương, tha nhân và ngoại giới đều là bè bạn của Chương đã khép lại rồi. Tiếng cười đã tắt. Thời kỳ này là của đau thương và tiếng khóc. Nhưng khóc than rên rỉ không phải là nghề của chàng. Như đã nói, Chương không phải là người hướng nội, gặm nhấm đau thương làm thứ giải sầu. Nỗi đau thì có sẵn và Chương muốn giữ một mình nhưng lời oán hận thì không. Cho nên những khúc bi ca sau này như Nửa Hồn Thương Đau, Người Đi Qua Đời Tôi, Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, Chương đều mượn lời của Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Hoàng Anh Tuấn... Chương làm công việc phổ thơ, qua lời của người để phần nào nói lên tâm sự của mình. Những ca khúc này có vị trí riêng của nó, rất được yêu thích qua giọng hát Thái Thanh, nhưng đối với Chương nó vẫn như một sự "Chẳng đặng đừng". Về bề ngoài, hai giai đoạn sáng tác của Chương có vẻ đối nghịch nhau nhưng nhìn chung nó vẫn thống nhất trong tâm hồn nhân ái của tác giả".

Bản nhạc trong Tuyển tập “Mười bài ngợi ca tình yêu” do NXB Gìn Vàng Giữ Ngọc xuất bản tại Saigon.

Có thể nói hầu hết lời ca và tình ý trong "Nửa Hồn Thương Đau" là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương - để diễn đạt tâm trạng đau khổ của ca sĩ Liên, nhân vật chính trong phim Chân Trời Tím. Ông chỉ dùng câu "Đôi khi em muốn tin, ôi những người khóc lẻ loi một mình" trong bài thơ "Lệ Đá Xanh" của Thanh Tâm Tuyền!... PAD
http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif BẢN NHẠC (PDF)
Nhà văn Văn Quang trong email ngày 5/4/2017 cho biết: "Bản nhạc chính cho phim Chân Trời Tím là bản "Nửa Hồn Thương Đau" của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Khi thực hiện phim này, anh Quốc Phong chủ tịch hãng phim Liên Ảnh (do 7 công ty hợp tác lại nên gọi là Liên Ảnh) và tôi đến phòng trà Đêm Màu Hồng có ban Thăng Long hát hàng đêm ở đó. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là bạn tôi nên anh Quốc Phong rủ tôi đi cùng. Khi xuất bản cuốn Chân Trời Tím, tôi có tặng anh Phạm Đình Chương một bản. Nên khi chúng tôi đặt vấn đề mời anh Phạm Đình Chương hợp tác soạn một bản nhạc làm nhạc chính cho phim Chân Trời Tím, anh Chương nhận lời ngay. Sau đó chỉ một tuần anh Chương đã có bản nhạc "Nửa Hồn Thương Đau" giao cho hãng phim.

Cũng cần nói thêm là bản nhạc đó đã nói lên được tâm sự đau buồn của nhân vật chính trong phim khi phải chia tay với người yêu sau khi bị thương đã vội trở lại với chiến trường và đồng đội. Vì thế đã được toàn thể 7 ông chủ hãng Phim đồng ý chọn làm bản nhạc chính cho phim Chân Trời Tím.
Ở một khía cạnh khác có thể nhận định rằng trong bản nhạc đó nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã gửi cả tâm sự của mình khi cay đắng chia tay với người vợ cũ (là ca sĩ Khánh Ngọc). Tâm sự ấy được anh giấu kín nay mới được tiết lộ qua bản nhạc Nửa Hồn Thương Đau.
Một câu chuyện khác tôi kể thêm là ngay sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết Chân Trời Tím, anh Trần Thiện Thanh (tức ca sĩ Nhật Trường) đã có tác phẩm http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifChân Trời Tím (Nhật Trường và Ngọc Lan song ca) cũng rất hay thường được các nam nữ ca sĩ Saigon thời đó hát trên các đài phát thanh và các sân khấu ca nhạc. Nhưng hai ba năm sau mới thực hiện phim Chân Trời Tím, nên bản nhạc đã coi như cũ vì được sử dụng nhiều rồi. Hãng phim muốn có một bản nhạc mới làm nhạc chính cho phim vì tất cả đều mới như kỹ thuật quay phim Cinemascope, technicolor... nên bản nhạc cũng phải mới nên mới "đặt hàng" cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác bản nhạc này."
Mời đọc: http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif CHÂN TRỜI TÍM - Truyện dài của Văn Quang (PDF)
Phim CHÂN TRỜI TÍM - Đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện, Liên Ảnh Công Ty sản xuất năm 1971; Nửa Hồn Thương Đau là nhạc chính của phim.
Thái Thanh hát: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNửa Hồn Thương Đau và http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNgười Đi Qua Đời Tôi (thơ: Trần Dạ Từ)
Phạm Đình Chương đàn violin cho ca sĩ Liên (tài tử Kim Vui) hát Nửa Hồn Thương Đau trong phim Chân Trời Tím
http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Nhà văn Văn Quang viết về đạo diễn Lê Hoàng Hoa và chi tiết về phim Chân Trời Tím - 3/8/2012 (PDF)
Mời xem: http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Giới thiệu về phim Chân Trời Tím - Hãng Film Mỹ Vân USA
Nhà văn Mai Thảo viết sơ lược cốt truyện Chân Trời Tím, in sau bản nhạc rời "Nửa Hồn Thương Đau" do NXB Tiếng Hát Đôi Mươi ấn hành: "Là một trong những khuôn mặt đằm thắm nhất của Sài Gòn tân nhạc và Sài Gòn ban đêm, nữ ca sĩ Liên, mỗi đêm xuất hiện lộng lẫy dưới ánh đèn mầu, lại được hàng ngàn thính giả mến mộ tiếng hát tuyệt vời dành cho những cảm tình nồng nhiệt...
Nhưng đã hơn một tuần, Liên nghỉ hát, nằm bệnh, chờ đợi người tình là Hạ sĩ Phi còn ở ngoài mặt trận. Tình yêu với Liên, trong xa cách, đã mang cái khuôn mặt não nùng và sâu thảm nhất của cô đơn. Liên như sống lại khi Phi đột ngột trở về. Cặp tình nhân đưa nhau đi thật xa. Họ tìm đến một bãi biển khuất lánh, tận hưởng bên nhau những giờ phút thần tiên của một hạnh phúc mà Liên tin tưởng là bền vững cả đời! Liên đã lầm. Chiến tranh làm thành những chia ly. Trong lửa đạn kín trùm, hạnh phúc chỉ là chốc lát.
Theo tiếng gọi của nhiệm vụ và chí lớn, Phi lại lên đường. Mất Phi, từ đó đời Liên chỉ còn là tối đen địa ngục. Trở lại phòng trà, ném tiếng hát não nùng theo hình bóng đã khuất xa của người yêu, cô đơn và tuyệt vọng cuối cùng xô đẩy Liên xuống vũng lầy của xa đọa. 
Rồi những biến chuyển long trời lở đất đảo lộn hoàn toàn vận mệnh của đất nước liên tiếp bùng nổ! Thành phố giới nghiêm. Tranh đấu dâng cao. Quần chúng xuống đường. Cách mạng nổi dậy. Từ một tiền đồn heo hút, Phi nhận lãnh công tác đặc biệt trở về thành phố. Hai người tình, mà chiến tranh làm cho đứt đoạn, gặp lại nhau. Nhưng định mệnh khốc liệt nói rằng hạnh phúc chỉ đến với đời Liên có một lần, và Chân Trời Tím, cái chân trời mộng tưởng được vẽ lên, tan nát và diễm lệ trong ca khúc "Nửa Hồn Thương Đau" chỉ còn là cõi mộng xa thẳm của một thế giới nào đó mà tiếng hát tuyệt vời của Liên không bao giờ tới được! "
Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) vừa là một nhà thơ cũng là một nhà văn nổi tiếng ở miền Nam trước 30/4/75. Ông tên thật Dzư Văn Tâm, sinh ngày 13/3/1936 tại Vinh, Nghệ An và mất ngày 22/3/2006 tại Minnesota, Hoa Kỳ do bệnh ung thư phổi. Hưởng thọ 70 tuổi.
Theo tiểu sử thì nhà thơ nhà văn Thanh Tâm Tuyền vào Nam khi còn rất trẻ. Vào đất Sài Gòn năm 1954 ông đã chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Sau đó, cùng nhà văn Mai Thảo (1927-1998) thành lập tạp chí Sáng Tạo năm 1957, lúc đó gồm Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Doãn Quốc Sỹ, Quách Thoại, Lý Hoàng Phong, Lữ Hồ, Trần Thanh Hiệp, Thanh Nam... cùng các họa sĩ Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Duy Thanh. Năm 1960, tạp chí Sáng Tạo ra bộ mới, có thêm Cung Trầm Tưởng, Thạch Chương, Dương Nghiễm Mậu...
Một số thơ của Thanh tâm Tuyền đã được hai nhạc sĩ Phạm Đình Chương và Cung Tiến phổ thành những nhạc phẩm rất nổi tiếng như: Bài ngợi ca tình yêu, Dạ tâm khúc, Đêm màu hồng, Lệ đá xanh, Nửa hồn thương đau.
Tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền gồm có: Tôi Không Còn Cô Độc (thơ, 1955), Liên, Đêm, Mặt Trời Tìm Thấy (thơ, 1964), Khuôn Mặt (truyện, 1964), Bếp Lửa (truyện, 1957), Dọc Đường (truyện, 1966), Ba Chị Em (truyện, 1967), Cát Lầy (truyện, 1967), Mù Khơi (truyện, 1970), Tiếng Động (truyện, 1970), Tạp Ghi (1970), Thơ Ở Đâu Xa (thơ, 1990 Hoa Kỳ), Một Chủ Nhật Khác (truyện, Hoa Kỳ).
Bài thơ Lệ Đá Xanh của Thanh Tâm Tuyền được phổ nhạc qua ca khúc http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifLệ đá xanh” của Cung Tiến (Quỳnh Giao hát)  và 2 câu trong bài thơ được dùng trong ca khúc "Nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương
Nguyên tác bài thơ: LỆ ĐÁ XANH
tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài trời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi

Nguyên tác bài thơ: LỆ ĐÁ XANH
tôi biết những người khóc lẻ loi
không nguôi một phút
những người khóc lệ không rơi ngoài tim mình
em biết không
lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
đôi khi anh muốn tin
ngoài trời chỉ còn trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em
đến ngày cuối
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời thơm phức những trái cây của thượng đế
mà bên những trái cây ngọt ngào đôi môi em
nguồn sữa mật khởi đầu
đôi khi anh muốn tin
ngoài đời đầy cỏ hoa tinh khiết
mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em
vòng ân ái
đôi khi anh muốn tin
ôi những người khóc lẻ loi một mình
đau đớn lệ là những viên đá xanh
tim rũ rượi
Tiểu sử nhạc sĩ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
Phạm Đình Chương (1929-1991) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ 1950 trở đi. Riêng về lãnh vực sáng tác, ông được coi một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra ông còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với biệt hiệu là Hoài Bắc.
Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.
Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.
Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm thành công và để đời như Ly Rượu Mừng, Xuân Tha Hương, Thủa Ban Đầu, Tiếng Dân Chài v.v... Đáng kể nhất là trường ca bất hủ Hội Trùng Dương mà ông viết về đất nước Việt Nam hoa gấm, qua ba bài ca nói về sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Theo như lời ông đã nói với gia đình, trường ca này đã phải tốn mất 4 năm để hoàn tất.
Một sáng tác lãng mạn và để đời thứ hai trong thập niên 50 đã gắn liền vào tên tuổi Phạm Đình Chương, đó là ca khúc bất hủ phổ thơ  Đinh Hùng nhan đề Mộng Dưới Hoa. Riêng nói về Mộng Dưới Hoa, ca khúc này đã theo năm tháng để trở thành một trong những bài tình ca được ưa chuộng và hát nhiều nhất của nhạc Việt. Qua khía cạnh chuyên môn, nhất là về lãnh vực nhạc phổ từ thơ, ta cứ đọc phần phê bình và ca ngợi của nhạc sĩ Vũ Thành sau đây. Nhạc sĩ Vũ Thành viết: "Tác phẩm thành công nhất của Phạm Đình Chương, theo tôi, là Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng phổ nhạc. Nét đặc thù của tác phẩm này là hơi nhạc tuy rất Việt Nam, mà lại được viết theo âm giai tây phương, chứ không cần đến ngũ cung như hầu hết các sáng tác có âm hưởng thuần túy Việt Nam khác. Ngoài ra, Mộng Dưới Hoa còn đặc biệt ở điểm rất cân đối và được cấu tạo như cung cách một bản nhạc “mẫu” trong các sách giáo khoa về sáng tác. Mộng Dưới Hoa còn đáng được coi là một kỳ công vì phổ nhạc vào thơ Việt Nam là một việc cực khó. Người phổ nhạc chẳng những phải lệ thuộc vào số chữ mà còn phải lựa cung bậc cho đúng luật bằng trắc của bài thơ, không như trường hợp phổ nhạc thơ Pháp hay thơ Anh, chỉ cần theo đúng số chữ mà thôi. Vì vậy, thường thường các bài thơ Việt Nam được phổ nhạc đều viết theo thể tự do, không gò bó, thì mới theo sát được [âm] bằng trắc của từng chữ. Làm theo thể mẫu hết sức cân đối mà vẫn giữ đúng được bằng trắc của từng chữ, ta phải ngả nón trước Phạm Đình Chương”.
Trong thập niên 60, ông đã sáng tác một loạt ca khúc phổ thơ rất thành công và được yêu chuộng như Nửa Hồn Thương Đau, Ngợi Ca Tình Yêu và Đêm Màu Hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Khi Cuộc Tình Đã Chết (Du Tử Lê), Người Đi Qua Đời Tôi (Trần Dạ Từ) và nổi bật nhất là ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng). Từ đó, Phạm Đình Chương thường được cho là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Giai đoạn này cũng là lúc ông lập ra phòng trà tên gọi Đêm Màu Hồng và với ban hợp ca Thăng Long, đã biến nơi này thành chỗ hội tụ của các văn nghệ sĩ đương thời.
Sau biến cố 1975, Phạm Đình Chương vượt biên sang định cư tại California, Hoa Kỳ vào năm 1979. Ông định cư tại quận Cam cùng gia đình từ đó. Tại khoảng thời gian sống tại Hoa Kỳ, ông đã viết một số ca khúc cuối cùng, gồm những tác phẩm phổ thơ như Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, Quê Hương Là Người Đó, Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển (phổ thơ Du Tử Lê), Hạt Bụi Nào Bay Qua (Thái Tú Hạp) v.v... Ngoài ra, ông đã hoạt động rất thành công qua những buổi trình diễn tại các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Vào mùa hè năm 1991, ông lâm bệnh và qua đời vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại quận Cam, California, hưởng dương được 62 tuổi. Theo như gia đình ông kể lại, sau khi người anh của ông là nghệ sĩ lão thành Hoài Trung qua đời tám năm sau đó, vào một buổi sáng nắng ấm năm 1998 tại miền nam Cali, gia đình ông đã đem cốt của hai ông và rải ngoài biển, như trong một ca khúc ông viết trong thời gian cuối cùng, nhan đề “Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển”, phổ từ thơ của thi sĩ Du Tử Lê.
Sáng tác:
Danh sách các tác phẩm do nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết gồm có:
1 – Anh đi chiến dịch (1962) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifHoàng Oanh  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBích Vân  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThanh Tuyền
2 – Bài ca tuổi trẻ (1950) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
3 – Bài ngợi ca tình yêu (thơ Thanh Tâm Tuyền) - 
2 – Bài ca tuổi trẻ (1950) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
3 – Bài ngợi ca tình yêu (thơ Thanh Tâm Tuyền) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifHoài Bắc & Phạm Thành    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh
4 – Bên trời phiêu lãng (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifQuỳnh Lan
5 – Buồn đêm mưa (thơ Huy Cận) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
6 – Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMai Hương
7 – Dạ tâm khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền) - 
4 – Bên trời phiêu lãng (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifQuỳnh Lan
5 – Buồn đêm mưa (thơ Huy Cận) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
6 – Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMai Hương
7 – Dạ tâm khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifDuy Trác
8 – Đất lành - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
9 – Đêm cuối cùng - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTuấn Ngọc    
8 – Đất lành - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
9 – Đêm cuối cùng - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTuấn Ngọc    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThùy Dương  
10 – Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifKim Tước   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifSĩ Phú   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBích Vân
11 – Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) -  
10 – Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifKim Tước   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifSĩ Phú   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBích Vân
11 – Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) -  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTâm Hảo    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTrần Thái Hòa
12 – Đến trường
13 – Định mệnh buồn - 
12 – Đến trường
13 – Định mệnh buồn - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifPhạm Thành
14 – Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng) - Phạm Đình Chương hát: 
14 – Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng) - Phạm Đình Chương hát: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMP3  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifYoutube
      http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Phạm Đình Chương hát với Phạm Thành
15 – Đón xuân - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhư Quỳnh
16 – Đợi chờ (viết với Nhật Bằng) - 
15 – Đón xuân - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhư Quỳnh
16 – Đợi chờ (viết với Nhật Bằng) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifVũ Khanh http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifLệ Thu
17 – Được mùa - 
17 – Được mùa - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifKim Tước-Mai Hương-Quỳnh Giao    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThanh Thúy
18 – Hạt bụi nào bay qua (thơ Thái Tú Hạp) - 
18 – Hạt bụi nào bay qua (thơ Thái Tú Hạp) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifPhạm Thành
19 – Heo may tình cũ (thơ Cao Tiêu) - 
19 – Heo may tình cũ (thơ Cao Tiêu) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh
20 – Hò leo núi - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
21 – Trường ca Hội Trùng Dương - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
22 – Khi cuộc tình đã chết (thơ Du Tử Lê) - 
20 – Hò leo núi - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
21 – Trường ca Hội Trùng Dương - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
22 – Khi cuộc tình đã chết (thơ Du Tử Lê) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifVũ Khanh   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifLệ Thu
23 – Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển (thơ Du Tử Lê) - 
23 – Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển (thơ Du Tử Lê) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifLê Hồng Quang
24 – Khúc giao duyên - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifDuy Khánh & Thái Thanh
25 – Kiếp Cuội già
26 – Lá thư mùa xuân - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifAnh Khoa
27 – Lá thư người chiến sĩ - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBích Liên
28 – Ly rượu mừng - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
29 – Mắt buồn (thơ Lưu Trọng Lư) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifJulie
30 – Mầu kỷ niệm (ý thơ Nguyên Sa) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifVũ Khanh     http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifXuân Thu & Duy Khánh    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Hiền
31 – Mỗi độ xuân về - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTeresa Mai
32 – Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNguyên Khang   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifAnh Ngoc & Mai Hương 
24 – Khúc giao duyên - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifDuy Khánh & Thái Thanh
25 – Kiếp Cuội già
26 – Lá thư mùa xuân - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifAnh Khoa
27 – Lá thư người chiến sĩ - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBích Liên
28 – Ly rượu mừng - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
29 – Mắt buồn (thơ Lưu Trọng Lư) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifJulie
30 – Mầu kỷ niệm (ý thơ Nguyên Sa) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifVũ Khanh     http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifXuân Thu & Duy Khánh    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Hiền
31 – Mỗi độ xuân về - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTeresa Mai
32 – Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNguyên Khang   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifAnh Ngoc & Mai Hương 
 http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifVũ Khanh     http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhạc hòa tấu saxo
33 – Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMai Hương 
 http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifÁi Vân & Hương Lan    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifJo Marcel & Lệ Thu   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương (youtube)
34 – Mười thương - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thảo
35 – Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNgọc Lan   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTrần Thái Hòa
36 – Nhớ bạn tri âm
37 – Nửa hồn thương đau (ý thơ Thanh Tâm Tuyền) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNgọc Lan   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTuấn Ngọc
38 – Quê hương là người đó (thơ Du Tử Lê) - 
38 – Quê hương là người đó (thơ Du Tử Lê) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMai Hương & Phạm Thành    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifÝ Lan
39 – Ra đi khi trời vừa sáng (lời Phạm Duy) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
40 – Sáng rừng - 
39 – Ra đi khi trời vừa sáng (lời Phạm Duy) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
40 – Sáng rừng - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifĐức Tuấn
41 – Ta ở trời tây (thơ Kim Tuấn) -  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifElvis Phương    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBích Vân
42 – Thằng Cuội
43 – Thuở ban đầu -  
41 – Ta ở trời tây (thơ Kim Tuấn) -  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifElvis Phương    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBích Vân
42 – Thằng Cuội
43 – Thuở ban đầu -  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifDuy Trác    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifÝ Lan   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifQuang Tuấn   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifQuỳnh Giao
44 – Tiếng dân chài - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
45 – Trăng Mường Luông
46 – Trăng rừng
47 – Xóm đêm - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifQuang Dũng   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThanh Thúy      http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhạc hòa tấu1     http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhạc hòa tấu2
48 – Xuân tha hương - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMai Hương
NGUỒN từ website: phamdinhchuong.com
44 – Tiếng dân chài - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long
45 – Trăng Mường Luông
46 – Trăng rừng
47 – Xóm đêm - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifQuang Dũng   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThanh Thúy      http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhạc hòa tấu1     http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNhạc hòa tấu2
48 – Xuân tha hương - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifMai Hương
NGUỒN từ website: phamdinhchuong.com
Sóng Nước Biếc (Waves of Danube) - Nhạc: Ivanovici - Lời Việt: Phạm Đình Chương - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThanh La
Ngựa Phi Đường Xa - Phạm Đình Chương trích nguyên tác "Kỵ Binh Việt Nam" của Lê Yên và tu soạn thành Ngựa Phi Đường Xa -  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifBan Thăng Long   


Bản nhạc đầu tay của Phạm Đình Chương, lời: Phạm Duy. NXB Tinh Hoa Huế phát hành năm 1953 (Đông Thương sưu tầm và gởi tặng Cỏ Thơm)
Tiểu sử có hình ảnh của Phạm Đình Chương, ban Thăng Long, cảm nghĩ của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhạc sĩ Nguyễn Hiền, ca sĩ Mai Hương, ca sĩ Quỳnh Giao, thi sĩ Du Tử Lê, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh... được trình chiếu trong buổi hòa nhạc "Màu Kỷ Niệm" tưởng nhớ Nhạc sĩ Phạm Đình Chương 21/9/2003 ở Nam California:
http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Youtube      http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif MP3

Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNgọc Lan   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTrần Thái Hòa
Nguyên tác "Thơ cũ của nàng" của Trần Dạ Từ
Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển
Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên
Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng
Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen
Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em
Nhã Ca và Trần Dạ Từ
Trần Dạ Từ sinh năm 1940, tên thật là Lê Hạ Vĩnh, sinh ra tại Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Ông là chồng của nhà văn, nhà thơ Nhã Ca (Trần Thị Thu Vân).
Ông di cư vào Nam năm 1954 khi đất nước bắt đầu chia cắt, định cư tại Sài Gòn, nơi ông bắt đầu làm thơ và viết báo, trở thành một thi sĩ được yêu thích trong giới văn nghệ miền Nam. Đầu thập niên 1960 ông cộng tác với Nguyên Sa làm tờ Gió Mới.
Năm 1963 ông từng bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam vì bất đồng chính kiến.
Sau ngày 30/4/1975 vợ chồng Trần Dạ Từ bị chính quyền cộng sản bắt giữ vì bị xem là “biệt kích văn hóa”. Ông bị giam cầm từ năm 1976 đến 1988. Thời gian này ông cho ra đời hàng loạt bài thơ, nổi tiếng nhất là Hòn đá làm ra lửa dài hơn 4000 câu.
Năm 1989, dưới sự bảo trợ đặc biệt của chính phủ Thụy Ðiển, gia đình ông được sang Thụy Điển sinh sống, đến năm 1992 sang quận Cam, miền Nam bang California, Hoa Kỳ. Tại đây cùng với Nhã Ca, ông xuất bản tờ Việt Báo.
Tác phẩm:
Thuở làm thơ yêu em (Sài Gòn, 1960)
Tỏ tình trong đêm (Sài Gòn, 1965)
Nụ cười trăm năm

 http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifÁi Vân - Hương Lan    http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifJo Marcel - Lệ Thu   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương (youtube)
Hoàng Anh Tuấn sinh năm 1932 tại Hà Nội. Năm 14 tuổi, ông có bài thơ đầu tay đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Nhà xuất bản Tân Dân ở Hà Nội. Năm 16 tuổi, khi chưa học xong trung học, gia đình cho ông sang Pháp du học và trong thời gian ở thành phố Nice, ông đã gặp nhà thơ Nguyên Sa (Trần Bích Lan) khi ấy từ Paris về nghỉ hè. Nguyên Sa đã rủ ông về Paris và tại đây ông đã theo học Trường Điện ảnh IDHEC (Institut Des Hautes Etudes Cinématographiques). Năm 1958, ông về nước làm đạo diễn cho hãng phim Alpha ở Sài gòn rồi chuyển sang viết cho các nhật báo như Hiện Đại, Đồng Nai và Tiền Tuyến.
Từ năm 1965 đến năm 1974, ông làm giám đốc của Đài phát thanh Đà Lạt. Tên tuổi của ông gắn liền với ngành điện ảnh trong vai trò đạo diễn. Bốn cuốn phim có sự đóng góp của ông: Ngàn năm mây bay (1963), dựa theo tiểu thuyết của Văn Quang, hãng Thái Lai sản xuất với các diễn viên Lê Quỳnh, Bích Sơn, Bích Thủy, Phạm Huấn; Hai chuyến xe hoa (1961) dựa trên tiểu thuyết Hai chuyến xe hoa của Nguyễn Bính Thinh và tuồng cải lương của Thái Thụy Phong với hai diễn viên chính trong phim là Thanh Nga và Thành Được; Nước mắt đêm xuân với các diễn viên Mai Trường, Nguyễn Long, Lệ Quyên và Khánh Ly; Xa lộ không đèn (1972) với các diễn viên Thanh Nga, Hoài Trung, Trang Thanh Lan, Năm Châu
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị tù cộng sản 2 năm ở trại Phan Đăng Lưu rồi được trả tự do, sống vất vưởng ở Sài gòn thêm 2 năm nữa trước khi sang Pháp đoàn tụ với gia đình. Ông sống tại Pháp một thời gian dài rồi cùng với gia đình định cư tại bang Ohio của Mỹ vào năm 1981.
Con gái ông đã tập hợp những bài thơ của ông để in tập thơ “Yêu em, Hà Nội và những bài thơ khác” ra mắt vào năm 2004 tại tòa soạn báo Người Việt, chỉ 1 năm trước khi ông qua đời (ngày 1.9.2006) tại thành phố San José, bang California.
Hoàng Anh Tuấn có nhiều tình cảm với thành phố Hà Nội và có tới 4 bài thơ về Hà Nội (“Bài thơ Hà Nội”, “Hà Nội, mùa thu và em”, “Yêu em Hà Nội” và “Mưa Sài gòn, mưa Hà Nội”) nhưng cho tới nay, bài thơ của ông về Hà Nội được nhiều người biết đến nhất là bài “Mưa Sài gòn, mưa Hà Nội” đã được Phạm Đình Chương phổ nhạc.
MƯA SÀI GÒN, MƯA HÀ NỘI
Mưa hoàng hôn
Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn
Thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà
Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hoà
Thương màu áo ngà
Thương mắt kiêu sa
Hiền ngoan thiết tha
Thơ ngây đôi má nhung hường
Hà thành trước kia thường thường
Về cùng lối đường
Khi mưa buốt, lạnh mình ướt
Chung nón dìu bước
Thơm phố phường.
Mưa ngày nay
Như lệ khóc phần đất quê hương tù đày
Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài
Giăng mắc heo may
Sầu rơi ướt vai
Hồn quê tê tái
Mưa mùa thu
Năm cửa ô sầu hắt hiu trong ngục tù
Tủi thân nhớ bao ngày qua
Mưa ngùi thương nhòa trên dòng sông Hồng Hà
Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa
Đau lòng Tháp Rùa
Thê Húc bơ vơ
Thành đô xác xơ
Cô liêu trong nỗi u hoài
Lòng người sống lạc loài
Thê lương mềm vai gầy
Bao oan trái
Dâng tê tái
Cho kiếp người héo mòn tháng ngày.
Mưa còn rơi
Ta còn ước rồi nắng yêu thương về đời
Vang trời tiếng cười
Ấm niềm tin hồn người
Mây trắng vui tươi
Tình quê ngút khơi
Tự do phơi phới”.
Đây là một bài thơ được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc, đặc biệt là dùng toàn bộ chữ của bài thơ...
Chương trình "70 Năm Tình Ca - Hoài Nam SBS Úc Châu" về Phạm Đình Chương
Ý Lan: Đôi Mắt Người Sơn Tây/ Mộng Dưới Hoa
Họa Mi: Nửa Hồn Thương Đau
Xuân Phú và Trọng Bắc: Xóm Đêm

Phỏng vấn Phạm Thành, trưởng nam của Phạm Đình Chương
http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phần 1   http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phần 2   http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phần 3   http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Phần 4

Ra mắt sách nhạc toàn bộ sáng tác Phạm Đình Chương

Băng Huyền/ Viễn Đông - 13/04/2013
Về nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 - 1991) không chỉ là nhạc. Mỗi ca khúc là một chương khúc của một truyện dài không có kết thúc, luôn có sức sống mãnh liệt và sự đồng cảm diệu kỳ với mỗi người yêu nhạc. Người ta không nhắc đến Phạm Đình Chương với một bài ca nào riêng rẽ, người ta nhớ “Ly rượu mừng”, “Mộng Dưới Hoa” (Phổ thơ Đinh Hùng), “Nửa Hồn Thương Đau” (Phổ thơ Thanh Tâm Tuyền), rồi lại hát trường ca “Hội Trùng Dương”, “Tiếng Dân Chài”, “Được Mùa”, hát “Đôi mắt người Sơn Tây” (Phổ thơ Quang Dũng), “Đêm nhớ trăng Sài Gòn” (thơ Du Tử Lê)… Những ca khúc của ông làm thành một dòng nhạc riêng trong muôn vàn tiếng hát Việt Nam. Không dễ quên với “Xóm đêm”, “Đợi chờ”, “Đón xuân”, “Người Đi Qua Đời Tôi”, “Đêm cuối cùng”, “Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội” (Phổ thơ Hoàng Anh Tuấn), “Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi ra Biển” (phổ thơ Du Tử Lê)... Đó chính là tình yêu, tình đời, tình của người Việt lưu lạc tha hương, luôn nhớ về chốn cũ, người nhạc sĩ đã dệt nên những chuỗi âm thanh tuyệt đẹp cho mọi người, và sẽ mãi được gắn bó, đồng cảm cùng mọi thế hệ. Ở mỗi lúc, mỗi nơi, mỗi thời và tùy theo tâm trạng, mà người ta nhớ, người ta yêu một bài hát nào đó của ông. Những ca khúc đã tạc thành một vóc dáng âm nhạc Phạm Đình Chương đa diện, đặc sắc, tiêu biểu trong nền tân nhạc Việt Nam. Ông không chỉ biết đến trong lĩnh vực sáng tác, mà còn là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc, cùng các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng một thời.
Cuốn cẩm nang quý về nhạc Phạm Đình Chương
“Toàn Bộ Sáng Tác Phạm Đình Chương” bao gồm toàn bộ 50 ca khúc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương trong khoảng hơn bốn mươi lăm năm sáng tác, như một chuỗi kỷ niệm, một tấm lòng tri ân gửi đến những ai đã từng yêu mến âm nhạc và con người nhạc sĩ Phạm Đình Chương; do đích thân ông Phạm Thành, trưởng nam của cố nhạc sĩ thực hiện. Sách nhạc “Toàn Bộ Sáng Tác Phạm Đình Chương” sẽ ra mắt đồng hương vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, 21-4-2013, tại Hội Quán Lạc Cầm, thành phố Westminster.
Ông Phạm Thành nhờ phóng viên Viễn Đông chuyển lời mời đến những ai yêu nhạc Phạm Đình Chương: “Quý vị hãy đến dự buổi ra mắt sách nhạc này, để đem về cho mình tập nhạc Phạm Đình Chương Toàn Tập, để nghe giới thiệu về dòng nhạc trải dài hơn 60 năm qua của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nghe các ca sĩ thân hữu hát những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.”
Ông Phạm Thành tâm sự:
“Việc làm sách nhạc cho ba tôi là ước nguyện mà tôi đã ôm ấp suốt 23 năm nay, kể từ khi ông qua đời. Nhưng khi đó chỉ là ước muốn, chưa có lúc nào tôi dứt khoát ngồi xuống làm. Cuối năm vừa rồi, có nhiều chuyện đưa đẩy, công việc cũng dễ dàng một chút, con trai tôi có chút thời gian giúp, tôi cũng lấy cơ hội để cho cháu biết rõ hơn về ông nội, về những ảnh hưởng của những sáng tác của ông nội đến khán giả nhiều thế hệ... Đây là việc làm rất thú vị của 2 cha con tôi khi thực hiện cuốn sách này.”
Ông Phạm Thành cho biết ông đã suy nghĩ rất nhiều về việc thực hiện tác phẩm này. Bởi nhiều ca khúc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi xuất hiện trước công chúng thông qua các phương tiện truyền thông, dễ bị sai nhạc hoặc lời. Ông hi vọng tuyển tập với những văn bản chính thức này sẽ giúp các tác phẩm của ba ông phổ biến chính xác hơn.
Ông Phạm Thành kể rằng công việc thực hiện sách nhạc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã được ông làm với ba ông vài lần rồi, nhưng khi đó chỉ làm những cuốn sách nho nhỏ, như cuốn sau cùng ông và ba ông làm khoảng 20 bài, chủ đề thơ phổ nhạc.
Ông đã tự mình thiết kế cho “Toàn Bộ Sáng Tác Phạm Đình Chương” dày hơn 100 trang, giấy trắng láng, với ý nghĩa “tôi muốn làm cho nó đẹp, nên mỗi bài có dòng nhạc, có những phím để bấm guitar, những người thường hay chơi guitar có thể nhìn theo mà đệm đàn, rồi hát, rất thuận tiện.”
Sách nhạc sắp xếp những ca khúc theo thứ tự A- Z, để tiện cho mọi người tìm. Như bài đầu tiên là Anh đi chiến dịch, bài cuối cùng là Xuân tha hương.
Mỗi bài có liệt kê ra năm sáng tác, những ca khúc phổ thơ có tên tác giả bài thơ.
Ngoài phần nhạc công phu, ca từ chính xác, ấn loát đúng, còn có nhiều ca khúc có lời ghi chú, chi tiết bên lề của nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi còn đương thời, kể lại bối cảnh ra đời tác phẩm, sáng tác ở Hà Nội, hay Sài Gòn, hay trong lúc di cư... Ví dụ như bài Xuân Tha Hương, viết năm 1956, sau khi đất nước bị chia đôi, ông và gia đình đã di cư vào Nam, ông hoài nhớ về mùa xuân ở Hà Nội. Kèm theo trong sách là một số phụ bản màu gồm những bìa tập nhạc in lẻ một số ca khúc Phạm Đình Chương từ thập niên 1950, có chữ viết tay của nhạc sĩ Phạm Đình Chương...
Ông Phạm Thành kể rằng ông có làm thêm phụ bản liệt kê các sáng tác Phạm Đình Chương theo đường thời gian trong sách nhạc. Ông chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu đặt tên là “Tuổi Trẻ và Miền Nam”, tập hợp những sáng tác của thập niên 1950, khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương chỉ mới ngoài 20 tuổi, mà đã cho ra đời những tác phẩm “để đời” như “Ly Rượu Mừng”, bài hát vui tươi tràn đầy mộng ước và lời chúc rất nhân bản, trở thành một bài hát mở đầu cho những buổi họp mặt của hầu hết mọi người suốt mấy chục năm về sau. Trường ca “Hội Trùng Dương”, thời gian hoàn tất là bốn năm, khi đó ông mới 21 tuổi bắt đầu viết, đến 25 tuổi là hoàn thành...
“Giai đoạn thập niên 1960 và vũ trường Đêm Màu Hồng”, đây là giai đoạn khá đặc biệt. Ông cho ra đời những ca khúc thơ phổ nhạc nổi tiếng: “Nửa Hồn Thương Đau”, “Đôi Mắt Người Sơn Tây”, “Người Đi Qua Đời Tôi”…
“Giai đoạn hải ngoại” là giai đoạn cuối cùng từ khi ông vượt biên, đến đoàn tụ với gia đình vào năm 1979 tại Hoa Kỳ và đến khi qua đời vào năm 1991. Giai đoạn này ông sáng tác khoảng 5- 6 bài, phần lớn là phổ thơ, nhiều bài cũng đã được thu thanh vào thập niên 1980.
*Tài hoa của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Mỗi một ca khúc trong tuyển tập “Toàn Bộ Sáng Tác Phạm Đình Chương” sẽ thực sự là những bài ca không năm tháng, vì nó vô hạn trong cái tâm tưởng của mỗi người.
Vậy cái gì đã làm nên âm nhạc Phạm Đình Chương, làm nên tình yêu đến mê đắm của công chúng đối với những bài hát của ông?
Nhạc sĩ Cung Tiến đã từng lí giải trong bài viết “Cánh bướm mộng”, được ông Phạm Thành lưu lại, người viết xin được trích lại: “Nếu phải dùng một tính từ duy nhất để xác định đặc điểm của những ca khúc Phạm Đình Chương, thì có lẽ tôi sẽ chọn từ ngữ “đằm thắm”. Dường như bất cứ một bài hát nào của anh - từ những khúc mô tả một cảm xúc cá nhân (Xóm Đêm), gợi lại một dĩ vãng (Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, Nửa Hồn Thương Đau), chia sẻ nhịp đập chung của trái tim tập thể (Ly Rượu Mừng, Đón xuân, Hò Leo Núi), đến những khúc lý tưởng hóa những tình tự dân tộc (Hội Trùng Dương, Bài Ngợi Ca Tình Yêu), và đặc biệt là những khúc hát làm thăng hoa ái tình (Mộng Dưới Hoa, Đêm Màu Hồng) - ta đều thấy cùng tỏa ngát ra, từ giai điệu hay lời ca, một hương thơm của tình cảm sâu sắc, đậm đà và tha thiết.”
“Ở Phạm Đình Chương người ta không thấy những đam mê giả tạo, những phẫn nộ gò ép, và nhất là rất hiếm thấy những hô hoán om sòm của loại văn nghệ tuyên truyền chính trị, dù là từ bên này hay bên kia giới tuyến ý thức hệ. Ấy là những lý do tại sao hễ cứ bắt đầu hát hay nghe một ca khúc nào của Chương, là ta cứ không muốn cho nó chấm dứt, mà cứ muốn hát lại hay nghe lại ca khúc đó.”
“Riêng về chất liệu và kỹ thuật tạo nhạc thanh của Chương, thì có thể nói rằng thế giới của anh đã hết rồi cái ám ảnh “ngũ cung”, mà là thế giới chói chang của thang âm bảy nốt Tây phương không ngỡ ngàng, của điệu thức trưởng/ thứ (major/minor modes) Tây phương không ngượng ngập, với những hợp âm quãng ba (tertian chords) là những viên gạch xây cất, với chủ âm tính (tonality) đóng vai đạo diễn, và với bậc thứ âm trên thang âm đóng vai đổi phông, thay cảnh (“chuyển giọng” hay“chuyển khóa” - modulation). Cung cách chuyển giọng của anh, vì thế, cũng rất là hiền lành và “cổ điển”: công thức cơ bản của nhạc chủ âm (tonal music), đơn và thuần vậỵ...” (Trích “Cánh bướm mộng” - nhạc sĩ Cung Tiến viết)
Quyển “Toàn Bộ Sáng Tác Phạm Đình Chương” lưu lại quá trình 45 năm sáng tác của Phạm Đình Chương, là một cuộc hành trình mà người đọc tìm thấy sự bất diệt trong từng ca khúc của ông. Số lượng sáng tác của ông chỉ có 50 bài, nhưng đã có rất nhiều ca khúc trở thành quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, đã tồn tại hơn 60 năm qua và sẽ tiếp tục được nhớ mãi. Chất thơ là cái đẹp vĩnh hằng chan chứa trong ca từ Phạm Đình Chương, để âm nhạc của ông đi thẳng vào trái tim của người thưởng thức và ở lại.
Vì chỗ ngồi tại Hội quán Lạc Cầm vào 2 giờ chiều Chủ Nhật, 21-4-2013 giới thiệu quyển “Toàn Bộ Sáng Tác Phạm Đình Chương” có giới hạn, quý đồng hương đến dự, vui lòng gởi e-mail đến địa chỉ phamthanh@phamdinhchuong.com để đặt chỗ trước. Giá vé là 15 mỹ kim.
Riêng những ai ở xa, muốn đặt mua sách, hãy liên lạc với ông Phạm Thành cũng tại địa chỉ email trên, sẽ được hướng dẫn cách trả chi phiếu, giá tiền 20 mỹ kim một cuốn, cước phí 5 mỹ kim.
Mời đọc tiếp bài tường thuật http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif "Chiều ra mắt sách nhạc Phạm Đình Chương toàn tập" (PDF) - 21/4/2013
NS Phạm Đình Chương và Phạm Thành - thập niên '80

Một số hình ảnh có Hoài Bắc Phạm Đình Chương
Hoài Bắc Phạm Đình Chương, Thái Thanh 
Phạm Thị Băng Thanh, Hoài Trung Phạm Đình Viêm



Đứng: Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Phạm Đình Viêm/ 
Ngồi: Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh 
Ban Thăng Long "hải ngoại" 
Phạm Đình Chương, Hoài Trung, Mai Hương
Từ trái: Kim Tước, Mai Hương, 
Quỳnh Giao, Hoài Trung, Hoài Bắc
Phòng trà Đêm Màu Hồng - Sài Gòn
Từ trái: Nhật Bằng, Hoài Khanh, Ngọc Thi, 
Hoài Trung, Hoài Bắc tại phòng trà Đêm Màu Hồng năm 1970


Phạm Đình Chương và Khánh Ngọc 1956
Thủ bút của nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết cho thi sĩ 
Cao Tiêu (Đại tá Hoàng Ngọc Tiêu - Cục Trưởng Cục 
Tâm Lý Chiến QLVNCH) sau khi phổ nhạc bài "Heo May Tình Cũ"
Mai Hương, Hoài Bắc, Hoài Trung
Mai Hương, Phạm Đình Chương
Thái Thanh, Hoài Trung, Hoài Bắc chụp với văn nghệ sĩ  
trong đó có Anh Khoa, Thanh Thúy, Khánh Ly, Lệ Thu, Jo Marcel, 
Elvis Phương, Ngọc Hoài Phương, Nguyễn Ngọc Bích...



Từ trái: Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, 
Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Đình Chương, Tạ Tỵ
Phạm Đình Chương qua cái nhìn của văn nghệ sĩ đồng thời
Nhà văn Mai Thảo viết:
"Bao nhiêu năm vẫn chỉ một con người, vẫn chỉ một phong cách. Ở giữa Hợp ca Thăng Long lẫy lừng như vì sao ở giữa, hoặc cây Tây ban cầm ôm trước ngực ngoài tiền trường mênh mông lỗi lạc một mình, Phạm Đình Chương với những ca khúc ở mãi cùng lòng người, và Hoài Bắc với tiếng hát nam tôi cho là hay nhất, vẫn là Hoài Bắc Phạm Đình Chương của một con đường, một cõi nhạc riêng.
Con đường ấy, suốt bốn mươi năm đã đi hết những buồn vui và những mộng tưởng một thời. Vẫn còn những biển khơi và những chân trời đi tới. Cõi nhạc ấy, trọn bốn mươi năm có tài năng và có tâm hồn làm thành mưa nắng, nên đã là một cảnh thổ và khí hậu hàng đầu của âm nhạc Việt Nam.
Cuối cùng là chẳng có một đổi thay nào. Sau bốn mươi năm, chúng ta vẫn yêu mến Hoài Bắc Phạm Đình Chương bằng một mến yêu không bao giờ thay đổi."

Nhà văn Vũ Khắc Khoan viết:

"Nhân danh Tình Yêu, Tự Do, Con Người…
Tự cõi nhạc Phạm Đình Chương bỗng vang lên những cung bậc lạ lùng.
Không đong đưa Đôi mắt người Sơn Tây, không tái tê Chân trời tím ngát. Mà chát chúa, tan tác, nổ dồn ngược dốc chiếc Lambretta ba bánh, rầm rập bước chân biểu tình nhân danh Tình Yêu, Tự Do, Người, la lên, hét lên những khẩu hiệu, những bàn tay gân guốc giơ thẳng lên trời, vươn lên những cột đèn, những bàn tay quấn quýt những bàn tay.

Một tuổi trẻ lớn lên cùng giông bão, những đam mê, u uẩn, day dứt, sửng sốt, bàng hoàng, những đam mê hôm nay tuổi trẻ khóc trên vai. Không Trần Dạ Từ, không Đinh Hùng, không cả Quang Dũng. Mà Thanh Tâm Tuyền. Thơ đã thành nhạc. Nhạc không chỉ là một phương tiện. Nhạc lấy lại địa vị một ngôn ngữ.

Và nhạc và thơ quấn quýt như âm và dương tìm đường trở về thái cực. Không giao duyên mà giao hoan rực rỡ, dị kỳ. Trong một ngôi nhà mái tôn mưa Sài Gòn đổ xuống. Tận cùng một hẻm cụt. Giữa một bidonville. Nhạc thét lên.
Cười lên sặc sỡ La qua mái ngói, thành phố, đồng ruộng Bấu lấy tim tôi
Thành nhịp thở. Ngõ cụt đường làng, cỏ hoa cống rãnh, Cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng (**).
(**) Thơ Thanh Tâm Tuyền, trong Liên Đêm - Mặt trời tìm thấy (1966).

Nhạc sĩ Vũ Thành viết về tác giả ca khúc Mộng dưới hoa:

"Tác phẩm thành công nhất của Phạm Đình Chương, theo tôi, là Mộng dưới hoa, thơ Đinh Hùng phổ nhạc. Nét đặc thù của tác phẩm này là hơi nhạc tuy rất Việt Nam, mà lại được viết theo âm giai tây phương, chứ không cần đến ngũ cung như hầu hết các sáng tác có âm hưởng thuần túy Việt Nam khác. Ngoài ra, Mộng dưới hoa còn đặc biệt ở điểm rất cân đối và được cấu tạo như cung cách một bản nhạc “mẫu” trong các sách giáo khoa về sáng tác.

Câu nhạc đầu gồm 16 trường canh (mesures), chia làm hai bán cú. Bán cú thứ nhất được kết bằng một bán kết (cadence à la dominante) ở trường canh thứ tám (“… nhìn em không nói năng”…), nghĩa là gồm tám trường canh, được coi như một [dấu] chấm phẩỵ    Bán cú thứ hai gồm tám trường canh được chấm dứt bằng một toàn kết (cadence parfaite), coi như một dấu chấm câu.

Câu đầu như vậy là khai đề, câu giữa gồm tám trường canh với [lối] chuyển cung rất khéo léo làm thành những dị kết (cadences rompues) là một phá đề. Và câu kết lấy lại ý nhạc của khai đề để đi đến chung cục (cadence finale) coi như một chấm hết. Đó đúng là hình thức đúng đắn nhất của một sáng tác nhạc và luôn luôn được đem ra làm mẫu mực trong các sách giáo khoa về sáng tác (composition musicale).

Ngoài ra, Mộng dưới hoa còn đáng được coi là một kỳ công vì phổ nhạc vào thơ Việt Nam là một việc cực khó. Người phổ nhạc chẳng những phải lệ thuộc vào số chữ mà còn phải lựa cung bậc cho đúng luật bằng trắc của bài thơ, không như trường hợp phổ nhạc thơ Pháp hay thơ Anh, chỉ cần theo đúng số chữ mà thôi. Vì vậy, thường thường các bài thơ Việt Nam được phổ nhạc đều viết theo thể tự do, không gò bó, thì mới theo sát được [âm] bằng trắc của từng chữ.
Làm theo thể mẫu hết sức cân đối mà vẫn giữ đúng được bằng trắc của từng chữ, ta phải ngả nón trước Phạm Đình Chương".

(Tranh Mộng Dưới Hoa của họa sĩ Nguyễn Sơn Germany)

Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng) - http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNguyên Khang   http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifAnh Ngoc - Mai Hương  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifVũ Khanh

Nhạc sĩ Cung Tiến: “Cánh bướm mộng”

"Nếu phải dùng một tính từ duy nhất để xác định đặc điểm của những ca khúc Phạm Đình Chương, thì có lẽ tôi sẽ chọn từ ngữ “đằm thắm”. Dường như bất cứ một bài hát nào của anh - từ những khúc mô tả một cảm xúc cá nhân (Xóm đêm), gợi lại một dĩ vãng (Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội, Nửa hồn thương đau), chia xẻ nhịp đập chung của trái tim tập thể (Ly rượu mừng, Đón xuân, Hò leo núi), đến những khúc lý tưởng hóa những tình tự dân tộc (Hội trùng dương, Bài ngợi ca tình yêu), và đặc biệt là những khúc hát làm thăng hoa ái tình (Mộng dưới hoa, Đêm màu hồng) - ta đều thấy cùng tỏa ngát ra, từ giai điệu hay lời ca, một hương thơm của tình cảm sâu sắc, đậm đà và tha thiết.

Ở Phạm Đình Chương người ta không thấy những đam mê giả tạo, những phẫn nộ gò ép, và nhất là rất hiếm thấy những hô hoán om sòm của loại văn nghệ tuyên truyền chính trị, dù là từ bên này hay bên kia giới tuyến ý thức hệ.
Ấy là những lý do tại sao hễ cứ bắt đầu hát hay nghe một ca khúc nào của Chương, là ta cứ không muốn cho nó chấm dứt, mà cứ muốn hát lại hay nghe lại ca khúc đó.
Ý nhạc (motif) của ca khúc cứ vương vất, lãng đãng như sương như khói trên không gian âm nhạc. Nò cứ bám chặt lấy ký ức người nghe, ngón tay người đàn, và bắt buộc họ phải nghe lại một lần nữa, dạo thêm một lần nữa.

Riêng về chất liệu và kỹ thuật tạo nhạc thanh của Chương, thì có thể nói rằng thế giới của anh đã hết rồi cái ám ảnh “ngũ cung”, mà là thế giới chói chang của thang âm bảy nốt Tây phương không ngỡ ngàng, của điệu thức trưởng/ thứ (major/minor modes) Tây phương không ngượng ngập, với những hợp âm quãng ba (tertian chords) là những viên gạch xây cất, với chủ âm tính (tonality) đóng vai đạo diễn, và với bậc thứ âm trên thang âm đóng vai đổi phông, thay cảnh (“chuyển giọng” hay”chuyển khóa”-modulation). Cung cách chuyển giọng của anh, vì thế, cũng rất là hiền lành và “cổ điển”: công thức cơ bản của nhạc chủ âm (tonal music), đơn và thuần vậy

Nhưng dù được ươm trong rừng thảo mộc nào, phương Đông hay phương Tây, thì giai điệu và hòa âm (hàm ý) của anh cũng đã nở rộ thành những đóa hoa thơm, quý và hiếm. Những giai điệu và hợp âm ấy đêm nay sẽ rướn vút lên một lần nữa trong không gian âm nhạc, và như cánh chim bay đi sẽ chẳng níu lại được. Nhưng tôi nghĩ rằng ý nhạc của chúng sẽ còn phảng phất trong tâm tưởng người nghe như hương lan đêm. Sẽ còn chập chờn trong ký ức người hát như cánh bướm mộng. Và như phấn dư, như hương thừa của một loài hoa thơm và bướm đẹp, sẽ còn rơi rớt trên ngón tay của kẻ dạo đàn. Sẽ còn nồng, còn đậm dư vị ngọt đắng trêo đầu lưỡi của một ôm hôn tình ái/ Và rất xa xôi, mà gần gũi, như thoáng cười của nàng Mona Lisa. Bởi vô cùng đằm thắm."
Giáo sư Nguyễn Đình Cường viết về: ”Một chút giai thoại về bài hát Mộng Dưới Hoa”

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã đóng góp nhiều tác phẩm thật đẹp, như những hạt kim cương lóng lánh, vào kho tàng tân nhạc Việt Nam – đây tôi không có tham vọng trình bày về sự nghiệp sáng tác phong phú và giá trị của ông, mà chỉ xin ghi lại một giai thoại nhỏ đã được chính ông kể trong một lần tôi chở ông trên xe khi đi thăm ca sĩ Hoài Trung đang nằm trong một bệnh viện ở Pasadena vào năm 1990. Khi tôi hỏi về trường hợp sáng tác bản Mộng Dưới Hoa thì ông cho hay là khoảng năm 1957 gì đó, ông đọc tập thơ Đường Vào Tình Sử của Đinh Hùng, thấy bài Tự Tình Dưới Hoa hay hay, có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ có vẻ cổ điển ước lệ với mỹ nhân, với trăng sao, mây nước, suối rừng, mơ mộng v.v…, ông bèn âm ư nho nhỏ trong miệng, rồi bật ra thành những nốt nhạc đầu tiên, và ông đã ghi lại trên giấy.

Khi phần nhạc đã hoàn chỉnh thì chỉ có một số lời thơ được giữ nguyên văn, ngoài ra chính ông và thi sĩ Đinh Hùng đã gọt giũa lại rất nhiều. Đến phần điệp khúc, thì cấu trúc của bản nhạc lại thay đổi, không thể dùng 7 chữ được vì chỉ có 6 nốt, nên ông đã yêu cầu Đinh Hùng đặt lời mới cho đoạn đó. Dĩ nhiên công việc này không quá khó khăn với nhà thơ và cũng có phần đóng góp của chính Phạm Đình Chương. Từ đó hai đoạn điệp khúc 6 chữ đã được lồng vào giữa bài hát, một cách rất khéo léo, tự nhiên và nhất quán, nghĩa là vẫn giữ được không khí rất lãng mạn và cổ điển của bài thơ.

Nhớ lại hồi còn ở trong nước, mỗi lần từ Đà Lạt về Sài Gòn, vợ chồng tôi đều đến phòng trà Đêm Màu Hồng để nghe ban Thăng Long trình diễn. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe chính tác giả bài hát này. Đặc biệt mỗi lần hát đến câu “Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại” thì ông ngừng lại ngang xương khiến ban nhạc lỡ bộ, rồi nói: “Lả bóng, các bạn ạ, đừng hát Là bóng, mất đẹp của câu thơ đi.” Nói xong câu đó ông lại say sưa và mơ màng hát tiếp, ban nhạc lại ngoan ngoãn đệm theo.

Có thể nói bài hát Mộng Dưới Hoa là một hòa hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc của hai người bạn và cũng là hai thiên tài về thi ca và âm nhạc của chúng ta. Đây cũng là một trong những bản tình ca tuyệt đẹp của nền tân nhạc Viêt Nam. Tuy nhiên trong tuyển tập 20 bài thơ phổ nhạc nhan đề MỘNG DƯỚI HOA xuất bản năm 1991 tại Orange County, Phạm Đình Chương lại ghi chú tên bài thơ là Dưới Hoa Thiên Lý. Có thể nhạc sĩ đã nhớ lầm chăng?

Sau đây chúng ta thử đọc lại cả nguyên bản bài thơ và phần lời của bản nhạc.

Nguyên bản bài thơ: Tự Tình Dưới Hoa

Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng.

Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay,
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùa hạ cũ,
Nửa như hoài vọng, nửa như say.

Em đến như mây, chẳng đợi kỳ,
Hương ngàn gió núi động hàng mi.
Tâm tư khép mở đôi tà áo,
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi.

Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyện đã có gác trăng sao.
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý,
Còn lối bâng khuâng: Ngõ trúc đào.

Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ,
Nắng trong hoa, với gió bên hồ
Dành riêng em đấy. Khi tình tự,
Ta sẽ đi về những cảnh xưa.

Rồi buổi ưu sầu em với tôi,
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đi.
Vai kề một mái thơ phong nguyệt,
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười.

Lời bài hát: Mộng Dưới Hoa

Lời 1:
Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng,
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại,
Âu yếm nhìn tôi không nói năng.
Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ,
Mây ngàn gió núi đọng trên mi.
Áo bay mở khép nghìn tâm sự,
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi.
Nếu bước chân ngà có mỏi,
Xin em dựa sát lòng anh,
Ta đi vào tận rừng xanh,
Vớt cánh rong vàng bên suối.
Ôi, hoa kề vai hương ngát mái đầu,
 Đêm nào nghe bước mộng trôi mau.
Gió ơi, gửi gió lời tâm niệm,
Và nguyện muôn chiều ta có nhau.
Lời 2:
Tôi cùng em mơ những chốn nào,
Ước nguyền chung giấc mộng trăng sao
Sánh vai một mái lầu phong nguyệt,
Hoa bướm vì em nâng cánh trao.
Hy vọng thơm như má chớm đào,
Anh chờ em tới hẹn chiêm bao.
Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng,
Hòa lệ ân tình nguôi khát khao
Bước khẽ cho lòng nói nhỏ,
Bao nhiêu mộng ước phù du,
Ta xây thành mộng nghìn thu,
Núi biếc, sông dài ghi nhớ.
Ôi, chưa gặp nhau như đã ước thề,
Mây hồng giăng tám ngả sơn khê,
Bóng hoa ngả xuống bàn tay mộng.
Và mộng em cười như giấc mê.

(Ghi lại để hoài niệm Đinh Hùng và Phạm Đình Chương - VĂN NGHỆ Magazine số 7-2001)

NGUỒN từ website: phamdinhchuong.com

http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Hồng Vân diễn ngâm "Tự Tình Dưới Hoa" -  trong thi tập Đường Vào Tình Sử của Đinh Hùng

Đinh Hùng sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay thuộc Thủ đô Hà Nội). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường Bưởi (Hà Nội).
Năm 1943, Đinh Hùng cho xuất bản tập văn xuôi "Đám ma tôi" và đăng thơ trên Hà Nội tân văn của Vũ Ngọc Phan, Giai phẩm Đời Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn... Nhưng ông thật sự bắt đầu nổi tiếng với bài thơ "Kỳ Nữ" mà Thế Lữ chọn in trong truyện Trại Bồ Tùng Linh. Năm 1944, Đinh Hùng cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, với sự cộng tác của một số bạn như Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch,... Cũng trong năm này, Đinh Hùng tản cư theo báo Cứu Quốc. Sau đó, ông về Thái Bình dạy học cùng người vợ mới cưới (Nguyễn Thị Thanh). Khi ấy, thi sĩ Vũ Hoàng Chương và vợ là Thục Oanh (chị của Đinh Hùng) cũng đang tản cư về ở nơi đó. Năm 1949, Đinh Hùng cùng vợ con trở lại Hà Nội. Tại đây ông cho ấn hành giai phẩm Kinh Đô văn nghệ (1952) và tập thơ Mê Hồn ca (1954).
Tháng 8 năm 1954, ông cùng vợ con vào Sài Gòn, lập ra tờ nhật báo Tự Do, có sự cộng tác của Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong,... Năm 1955, nhật báo trên đình bản, ông cộng tác với Đài phát thanh Sài Gòn, giữ mục Tao Đàn, chuyên về thơ ca, cho đến hết đời.
Trong những năm tháng ở Sài Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử "Cô gái gò Ôn khâu", "Người đao phủ thành Đại La" và làm thơ trào phúng trên báo Tự Do, báo Ngôn Luận.
Năm 1961, ông cho in tập "Đường vào tình sử" (tác phẩm này được trao giải thưởng Văn chương về thi ca năm 1962). Năm 1962, ông cho ra tuần báo Tao Đàn thi nhân, nhưng mới phát hành được 2 số thì ông qua đời ngày 24 tháng 8 năm 1967 vì bệnh ung thư gan.
Sau khi ông mất, nhà xuất bản Giao điểm cho phát hành tác phẩm "Ngày đó có em". Ngoài những tác phẩm vừa kể trên, Đinh Hùng còn có 8 tác phẩm chưa xuất bản: Tiếng ca bộ lạc (thơ), Tiếng ca đầu súng (hồi ký), Dạ lan hương (văn xuôi), Sử giả (tùy bút), Vần điệu giao tình (cảo luận) và 3 kịch thơ: Lạc lối trần gian, Phan Thanh Giản, Cánh tay hào kiệt.

Nhớ Phạm Đình Chương - PHAN LẠC PHÚC

Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà Nội vào năm 1929, trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bưởi, tản cư vào Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân tộc như Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi... Tới Hoa Kỳ được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991. Bài dưới đây của nhà bỉnh bút Phan Lạc Phúc, hay Ký giả Lô Răng, một bạn học của nhạc sĩ từ Trường Bưởi, được viết ngay sau khi có tin buồn.

Chuông điện thoại réo lên trong đêm khuya. Một cú phone từ bên kia Thái Bình Dương, từ Mỹ báo tin: "Phạm Đình Chương đã mất rồi, Hoài Bắc không còn nữa". Tôi đặt phone xuống mà thấy đêm khuya thêm vắng lặng mênh mông. Ở cái tuổi mình, trên 60, cái ranh giới tử sinh thật là mờ ảo, ở đấy rồi đi đấy, còn đấy mà mất đấy. Thành ra ít lâu nay, tôi cứ phải làm một con tính trừ thê thảm. Mấy năm trước mất Thanh Nam, rồi Vũ Khắc Khoan, bây giờ Phạm Đình Chương - Hoài Bắc. Già thì càng cần có bạn, mà bạn già thì càng ngày càng thưa thớt. Tôi đi cải tạo 10 năm, rồi sống nín thở trên 6 năm, vừa mới lặn ngòi ngoi nước sang được đến đây thì bạn đã đi vào tịch mịch. Bạn ta Phạm Đình Chương đã đi thật rồi, một người viết ca khúc tầm cỡ của Việt Nam đã mất, ngôi sao bản mệnh của Ban Hợp Ca Thăng Long đã tắt.

Tôi chơi với Phạm Đình Chương đã lâu, vào khoảng năm 1942 - 1943, hồi tụi tôi vừa mới lớn lên. "Khi mới lớn tuổi mười lăm, mười bảy. Làm học trò mắt sáng với môi tươi" (1). Tôi biết Chương trong ngày hội học sinh Trường Bưởi, trong những buổi cắm trại ở chùa Trầm, chùa Thày, Tây Phương Hoàng Xá (2).

Ngày ấy, chúng tôi say mê hát "Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm" (3), "Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi" (4) và Chương đã là một tay đàn giọng hát khá nổi của học sinh Hà Nội. Nhưng mà Chương có hai người anh nổi tiếng: anh Phạm Đình Sĩ, một cây "kịch" và anh Phạm Đình Viêm, một cây "tenor". Chương còn có một người chị trứ danh, chị Thái Hằng, hoa hậu "bất thành văn" của suốt một miền Bạch Mai - Phố Huế. Còn người em út của Chương, Thái Thanh thì lúc ấy Thái Thanh còn nhỏ, đang còn học tiểu học, còn là một nụ hoa. Phải đợi đến thập niên '50, bông hoa Thái Thanh mới bắt đầu rực rỡ và tiếng hát Thái Thanh mới được lên ngôi.

Hà Nội ngày ấy tuy được mệnh danh là Hà Thành hoa lệ hay là Hà Nội của ba mươi sáu phố phường nhưng thực chất nó là tỉnh nhỏ - người ta biết nhau cả, trực tiếp hay gián tiếp. Và tỉnh nhỏ nó còn có tục lệ riêng của nó. Thế hệ tiền bối ở Hà Nội có tiêu chuẩn "phi cao đẳng bất thành phu phụ". Thời tụi tôi thì cái standard về một đấng trượng phu nó nôm na và thực tiễn hơn: "Đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu". Phạm Đình Chương xét ra hội đủ những điều kiện ấy: Học trò Trường Bưởi, người cao ráo sạch sẽ lại là cậu út trong một gia đình nổi tiếng. Lại còn đàn ngọt, hát hay, còn là ca trưởng của học sinh trong những dịp hội hè, cắm trại. Trong con mắt tôi, một anh học trò nhà quê ra tỉnh học, từ thời áo dài mũ trắng thì Phạm Đình Chương tư cách quá.

Thời ấy, Nhật đã vào Đông Dương. Thế Chiến thứ hai đang hồi quyết liệt, bom Mỹ dội xuống đùng đùng. Các thành phố phải "phòng thủ thụ động", các trường học phải đi xa hoặc dời về miền quê. Đang học mà có còi báo động là nghỉ; học trò kéo nhau ra các khu cây cối um tùm, hoặc bờ đầm, bờ sông tạm lánh. Đây là dịp tốt cho một số công tử Hà Nội, trong đó có Chương, về thăm quê cho biết sự tình. Về quê thì tiện cho tôi quá, tôi có nhiều trò: lội sông, câu cá, bắn chim. Hoặc là sẵn xe đạp, tụi tôi rủ nhau đi cắm trại ở những thắng cảnh gần Hà Nội như chùa Thày, chùa Tây Phương, động Hoàng Xá. Những thắng cảnh này đều nằm trong vùng quê tôi (phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây) nên tôi thuộc nằm lòng. Đến chùa Tây Phương thăm ông Phật nhịn ăn mà mặc, ông nhịn mặc mà ăn, ông Phật tai dài đến gối. Đến động Hoàng Xá tôi biết nhũ đá nào kêu thanh, nhũ đán nào kêu đục, bắn một phát súng cao su lên vòm đá là dơi bay tán loạn một vùng. Đến chùa Thày (Sài Sơn) thăm chùa Cả dưới chân, chợ Trời trên đỉnh núi rồi thăm hang Cắc Cớ nơi có dấu chân ông Từ Đạo Hạnh còn in. "Hội chùa Thày vui thay Cắc Cớ, Trai không vợ nhớ hội chùa Thày - Gái không chồng nhớ ngày mà đi". Chương ơi, Chương còn nhớ ngày hội về quê mình không? Còn nhớ con đê Hạ Hiệp không? Mới đó mà đã 50 năm rồi, đã nửa thế kỷ qua rồi. Chương có nhớ cũng không thể nào về thăm được nữa. Bạn ta đã thành người thiên cổ mất rồi.

Phạm Đình Chương rất yêu miền Quốc Oai - Sơn Tây vì không những nó là một miền thắng tích mà nơi đó còn là quê ngoại của Chương. Bà thân của Chương ở Hạ Hiệp, cách làng tôi chừng hai vạt cánh đồng. Chương tự nhận mình là người Sơn Tây và trong những năm đó Chương về thăm quê ngoại rất thường. Anh công tử Hà Nội và anh học trò nhà quê càng có dịp gần gũi nhau hơn Khi mùa Xuân đã cạn ngày, hội hè đã vãn, những cây gạo miền Bương Cấn đã tưng bừng nở đỏ thì cũng là lúc chim tu hú lảnh lót gọi hè về trong rặng vải bên sông. "Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc" (5), con sông này ngoài mùa ngâu nước lũ, còn quanh năm nước chảy lặng lờ. Học trò tụi tôi lại đạp xe qua sông về rặng vải, vừa tránh bom rơi đạn lạc ở thành phố, vừa cắm trại vừa ôn thi.

Nhưng đến năm 1945, thanh niên như Chương và tôi không còn đầu óc nào mà học hành thi cử nữa. Bao nhiêu vấn đề trọng đại vừa ập đến trong đời: hàng vạn, hàng triệu người chết đói. Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3. Chính phủ Việt Nam đầu tiên ra đời. Thế chiến II kết liễu Đức - Ý - Nhật đầu hàng. Quân Tàu Tưởng kéo sang Chiến Khu Việt Minh. Đổi đời. Cách Mạng Tháng 8 Quân đội Pháp trở về, thanh niên đua nhau đi dạy bình dân học vụ, đi khất thực, đi biểu tình. Chúng tôi say mê hát "Lên Đường", lao đầu vào một cuộc chơi mới không kém phần lãng mạn: đòi độc lập cho đất nước. Chúng tôi là Tự vệ Thành Hà Nội. Chúng tôi là Trung đoàn thủ đô. Như lớp lớp thanh niên cùng lứa, Phạm Đình Chương và tôi khoác ba lô lên đường kháng chiến.

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

(Quang Dũng)

Những năm đầu kháng chiến (1948, 1949, 1950) có những thị trấn mọc lên vội vã. Khu 10 Việt Bắc có thị trấn Cây Đa Nước Chảy; liên khu 3 có Đồng Quan, Cống Thần, Chợ Đại; vào khu 4 Thanh Hóa có chợ Rừng Thông. Đây là nơi dân tản cư tứ xứ kéo về sinh hoạt, đổi trao, mua bán tạo thành những Hà Nội nhỏ. Mấy anh lính cậu ngày nào bây giờ sốt rét, xanh rớt như tàu lá, mắt trợn trừng, tóc rụng nhưng đêm đêm vẫn cứ mơ về Hà Nội. Và được dịp là phải về thăm các thị trấn mới này cho đỡ nhớ...

Đầu mùa đông năm 1948, tôi khoác ba lô, đổ bộ lên Chợ Đại tìm ít thuốc nivaquine chống sốt rét. Trời mưa nhớp nháp, những căn nhà tranh lụp sụp kéo dài. Chợt ở đầu đường, hiện ra một quán nước thanh bai, lịch sự mang một cái tên khá là kiểu cách "Quán Thăng Long". Ở trên vách quán, có treo song song mấy cây đàn nguyệt và một cây thập lục. Ở dưới, bên khay trà tỏa khói có hai vị trưởng thượng đang ngồi đối ẩm. Hai vị này tôi biết: ông thân của Phạm Đình Chương và cụ N. T. Đức, một danh cầm của toàn miền Bắc. Loạn ly, binh lửa mà hai vị tri âm, tri kỷ vẫn nhàn nhã phong lưu. Chiến tranh ở chỗ nào khác chứ ở đây Thăng Long Đông Đô, Hà Nội là vẫn cứ phải đường hoàng, cốt cách. Cốt cách như chị Thái Hằng đang ngồi trước quầy hàng, đi tản cư mà vẫn mang nguyên chiếc kiềng chạm bằng bạc của một thời khuê các, như Thái Thanh cô em nhỏ mới bắt đầu thiếu nữ đang nghiêm chỉnh ngồi đan.

Người vui nhất khi tôi được gặp là bà thân của Chương. Bà hỏi thăm "quê mình bây giờ Tây nó đánh đến đâu rồi". Bà cho biết anh Phạm Đình Sĩ có lẽ kẹt, chưa có tin tức gì. Anh Phạm Đình Viêm (Hoài Trung) còn đang đi ban kịch Giải Phóng, chuyên hát bài "con vỏi con voi" và "con mèo trèo cây cau" nhạc hài hước của Nguyễn Xuân Khoát. Còn Phạm Đình Chương thì công tác ở liên khu 3, chuyên về sáng tác ca khúc. Bà khoe là Chương vừa mới được giải thưởng về bài hát "gì mà có con cò bay lả bay la".

À ra thế bạn ta anh công tử Hà Nội đang đưa ca dao vào nhạc mới. Chương, Chương, có phải cánh cò ấy là cánh cò bay qua rặng vải triền sông Đáy? Còn cánh đồng nào rào rạt lúa thơm mềm (6) có phải là cánh đồng Bương Cấn khi chúng ta "Lên núi Sài Sơn ngóng lúa vàng" (7).

Tôi nhớ mãi lời bà thân của Chương khi đưa cho tôi gói thuốc đựng chừng 10 viên nivaquine: "Giữ lấy mà dùng. Dạng các cậu không được phát thuốc này đâu". Đúng như thế, dạng "tạch, tạch, sè" (tiểu tư sản) như Chương và tôi thì dù sốt rét vàng người, rụng tóc cũng chỉ được phát thuốc ký ninh pha loãng là cùng. Nivaquine thuốc mới, công hiệu, đắt tiền chỉ đủ dùng cho "tổ chức" mà thôi. Thực tế nó là như vậy nên ngoài một số anh em đã "áo bào thay chiếu..." (8) còn đa số dân tạch tạch sè là kẻ trước người sau "dinh tê" về Hà Nội. Những va chạm với thực tế làm cho giấc mơ tuổi trẻ lụi tàn, cuộc chơi lãng mạn đầu đời đã trở thành một nỗi đam mê vô ích. Tôi về cuối năm 49 còn Chương và gia đình hồi cư năm 51.

Gia đình Chương kỳ này có thêm một nhân vật lừng danh: Phạm Duy. Năm 1949, chiến tranh lan đến vùng chợ Đại và quán Thăng Long phải dời vào khu 4, vùng trấn nhậm của viên tướng Mạnh Thường Quân Nguyễn Sơn. Ở đây Thái Hằng đã trở thành bà Phạm Duy, Thái Thanh vừa lớn để bước chân vào làng ca nhạc. Cả gia đình Chương phục vụ trong phòng văn nghệ của một đại đoàn. Quán Thăng Long không còn nữa nhưng tiền thân của ban Hợp Ca Thăng Long đã được định hình. Tôi cũng không còn nhớ rõ gia đình Phạm Đình Chương về trước hay sau cái chết của viên tướng đầy huyền thoại Nguyễn Sơn. Chỉ biết là ban Thăng Long vào thành nhưng không ở lại Hà Nội mà vô thẳng miền Nam lập nghiệp.

Năm 1952 tôi cũng vào Nam, học nghề lính tại trường Thủ Đức. Những ngày cuối tuần ra Sài Gòn chơi, thấy đầu đường góc phố chỗ nào cũng có biểu ngữ, bích chương, quảng cáo ban Hợp ca Thăng Long. Báo hàng tuần, hằng ngày đều đăng hình ảnh, lịch trình diễn của Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung, Hoài Bắc, Phạm Duy. Ban Hợp Ca Thăng Long đang rực sáng, những thành viên của nó đang được mến yêu. Người Sài Gòn vốn bộc trực "yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét" mà đã yêu thì yêu hết mình; chương trình của Ban Thăng Long trên đài phát thanh rất được lắng nghe - trình diễn của Ban Thăng Long lại càng ăn khách. Ngưới ta mua "giấy" báo xem thật đông, vỗ tay thật nhiều nhưng còn chưa "đã". Buổi trình diễn xong rồi, người ái mộ còn ở lại để tìm cách đến thật gần, nhìn thật kỹ hay nếu có thể bắt cái tay, đụng cái chân vào nghệ sĩ, tài tử thần tượng của mình. Người miền Nam ái mộ ồn ào như thế, dễ thương như thế.

Trước sự tán thưởng nồng nhiệt ấy tôi có lúc đã tự hỏi: "Vì sao mà trong một thời gian chưa đầy hai năm, Ban Hợp Ca Thăng Long lại lẫy lừng đến vậy?" Tôi vốn dốt về nhạc lý, thẩm âm cũng tầm thường thôi nên không dám đưa ra ý kiến có tính cách kỹ thuật nào. Bằng vào cái cảm quan dân dã của mình tôi nhận thấy thực chất của Ban Hợp Ca Thăng Long nằm trong một chữ vui. Vui rộn ràng khi nghe tiếng hát chen tiếng ngựa hí (Ngựa Phi Đường Xa), vui lâng lâng khi nhìn cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa chín vàng (Được Mùa), vui đầm ấm khi nghe tiếng hò dô vang trên sóng nước (Tiếng Dân Chài), vui thấm thía nghẹn ngào khi người mẹ già cầm ly rượu uống mừng người con cả vừa mới trở về (Ly Rượu Mừng). Cái vui của nhiều cung bậc, cái vui đã được cách điệu, nên nó dễ dàng thấm đượm lòng người.

Đồng bào miền Nam xưa nay thừa thãi điệu buồn nên trong cái vô thức tập thể nó thiếu một niềm vui khỏe mạnh. Ban Hợp Ca Thăng Long phần nào đã đáp ứng được niềm khao khát đó. Ấy là chưa kể đến một yếu tố đầy cảm tính rất phù hợp với miền Nam: tất cả thành viên ban hợp ca đều là anh em trong một nhà. Một gia đình tài hoa quá. Một sự kết hợp đẹp đẽ quá. Nhất là sau đó ít lâu, ban hợp ca Thăng Long lại có thêm một thành viên mới: Khánh Ngọc, một bông hoa hương sắc của miền Nam, Hoài Bắc - Khánh Ngọc một lứa đôi nghệ thuật. Ban Hợp Ca Thăng Long càng thêm sung sức.

Nhưng phải đợi đến đầu năm 1954, Ban Hợp Ca Thăng Long mới lên đỉnh cao thành tựu của mình. Năm ấy ban Hợp ca cùng với "quái kiệt" Trần Văn Trạch, thành lập ban Gió Nam ra công diễn ở Hà Nội. Lúc ấy tôi đang là thương binh nằm nhà thương Võ Tánh. Nghe báo chí Hà Nội tán thưởng Nam Phong chi huân hề - Ngọn gió Nam mát lành thay. Nghe dân chúng Hà Nội xôn xao hâm mộ quá, tôi sốt ruột phải trốn nhà thương một buổi ra xem Gió Nam trình diễn.

Nhưng mà ra chậm hết vé mất rồi. Nhà Hát Lớn Hà Nội không còn chỗ. Tôi lững thững đứng ngoài nghe tiếng vỗ tay dồn dập từng hồi như sấm mà ruột nóng như lửa đốt. May quá gặp Ngọc Chả Cá một cây công tử Càn Long Hà Nội tôi mới được vào (bây giờ bạn ở đâu hở Ngọc?).

Người Hà Nội xưa nay khụng khiệng ít khi nào nồng nhiệt thế đâu. Nhưng mà lần này, người Hà Nội bị ban Hợp ca Thăng Long chinh phục hoàn toàn. Trước đó tân nhạc ở Hà Nội chỉ là một bà con nghèo trước cải lương, tuồng kịch ... chỉ đảm nhiệm được vai trò phụ diễn trước khi mở màn hoặc giữa hai lớp kịch mà thôi. Bây giờ Ban Hợp ca Thăng Long với một chuỗi ngôi sao nhạc mới đã chiếm lĩnh sân khấu suốt hai tiếng đồng hồ liên tục. Khán giả Hà Nội được thưởng thức một chương trình nhạc mới tân kỳ sinh động tràn đầy dân tộc tính. Đây là một bước trưởng thành của tân nhạc và trở nên khuôn mẫu cho những đại nhạc hội sau này.

Buổi trình diễn vừa kết thúc, toàn ban Gió Nam ra chào khán giả. Đèn rực sáng. Những bó hoa trao cho những nghệ sĩ tài năng. Hoài Bắc Phạm Đình Chương giơ cao bó hoa vẫy vẫy, nụ cười rộng mở. Chương không thể nào biết rằng trong số khán giả vô danh ấy, có một người bạn cũ của Chương đang vỗ tay kịch liệt.

Thập niên 50 là thời kỳ rực rỡ nhất của ban Hợp ca Thăng Long. Thời gian này cũng là lúc Phạm Đình Chương sáng tác đều đặn nhất. Những bài ca chủ lực của ban Hợp ca Thăng Long như Tiếng Dân Chài, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng... đều xuất hiện trong giai đoạn này.

Không biết tôi có chủ quan không khi nghĩ rằng Phạm Đình Chương trong giai đoạn này vẫn mang dáng vẻ một anh học trò mới lớn, tâm hồn trong sáng như gương, con người, thiên nhiên đều là bè bạn. Ngựa phi đường xa thế nào cũng tới, leo núi mệt nhọc rồi cũng đến nơi, đồng ruộng thì đầy lúa thơm mềm, con sông thì đầy trăng và đầy cá. Thế vẫn còn chưa hết, Chương còn rót một ly rượu mừng, mừng khắp nhân gian. Hãy lắng nghe đi, có một nụ cười đâu đó, khi nhẹ nhàng phảng phất, khi trào lên như tiếng reo vui. Cũng có lúc Phạm Đình Chương nhắc đến điệu buồn; giọt lệ rưng rưng chờ mong bóng con của người mẹ già hay nỗi khổ của đồng bào miền đất cày lên sỏi đá:

Quê hương tôi nghèo lắm ai ơi
Mùa đông thiếu áo (9)...

Nhưng liều lượng của điệu buồn trong nhạc Phạm Đình Chương thời kỳ này rất ít so với niềm vui ào ạt, chỉ như một đối điểm (contrepoint), chỉ như màu đen làm nổi lên sắc trắng mà thôi. Mà điệu buồn cũng được nhắc đến bằng tấm lòng nhân ái, tâm hồn Chương là vậy, mở ra, hướng ngoại, trong sáng vui tươi. Chương không phải là người hướng nội, đi tìm thú đau thương trong những kiểm tra, tự vấn nơi mình. Đó là thực chất nhạc Phạm Đình Chương thời kỳ đầu cũng là đặc điểm của Ban Hợp ca Thăng Long...

Giai đoạn sáng tác thứ hai của Phạm Đình Chương bắt đầu từ một kỷ niệm buồn: Ngày Khánh Ngọc rời xa vào khoảng cuối thập niên '50. Sau đó Phạm Duy, Thái Hằng cũng tìm về hướng khác. Ngôi biệt thự ấm cúng đường Bà Huyện Thanh Quan không người ở. Hoài Bắc, Thái Thanh và gia đình dọn về một căn nhà nhỏ đường Võ Tánh (Frères Louis cũ). Chính tại ngôi nhà này tôi thường đến bầu bạn với Phạm Đình Chương cùng với Thanh Nam, Mai Thảo. Tụi tôi đến "hầu bài" bà thân của Chương để được ăn những bữa cơm nhớ mãi: canh cua rau đay, cà pháo, đậu rán...

Lúc này, hình như Chương muốn ra khỏi vùng hào quang sáng chói của một ca sĩ thời danh để được sống bình thường nếu không muốn nói là ẩn dật. Đang ăn diện kiểu cách, Chương ăn vận xuề xòa, đi dép không quai lẹt xẹt, chiếc xe hơi dài thòng Studebaker đã được bán đi. Nụ cười kiểu jeune premier đã tắt và đặc biệt Chương để một hàm râu mép chàm ràm, rậm rịt. Lúc này, tụi tôi có một tên mới để gọi Chương: Râu Kẽm. Râu Kẽm đang phóng túng hình hài, ít ăn ít nói hẳn đi, mà có nói cũng thường hừ một tiếng giọng mũi. Một nhát chém hư vô đã làm thay đổi Phạm Đình Chương.

Ban Hợp ca Thăng Long, với sự phân liệt như thế tưởng đã rã đám. Nhưng đầu những năm '60, ban Thăng Long gượng dậy với Hoài Trung - Hoài Bắc - Thái Thanh. Ban Thăng Long sống lại kỳ này, tuy vẫn được tán thưởng nhưng đó chỉ là cái bóng của chính mình. Phạm Duy đã mang nguồn âm sắc lung linh và trầm lắng của dân tộc đi xa, còn tiếng reo vui chan hòa và nhân ái của Phạm Đình Chương cũng không còn xuất hiện. Trong thời kỳ này ban Hợp ca Thăng Long có trình làng một tác phẩm rất được hoan nghênh: Bài Ô Mê Ly. Nhưng bài hát vui tươi này không phải của Chương mà của một tài danh khác: Văn Phụng.

Thời kỳ hướng ngoại, tâm hồn sáng tác rõ như gương, tha nhân và ngoại giới đều là bè bạn của Chương đã khép lại rồi. Tiếng cười đã tắt. Thời kỳ này là của đau thương và tiếng khóc. Nhưng khóc than rên rỉ không phải là nghề của chàng. Như đã nói, Chương không phải là người hướng nội, gặm nhấm đau thương làm thứ giải sầu. Nỗi đau thì có sẵn và Chương muốn giữ một mình nhưng lời oán hận thì không. Cho nên những khúc bi ca sau này như Nửa Hồn Thương Đau, Người Đi Qua Đời Tôi, Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, Chương đều mượn lời của Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Hoàng Anh Tuấn... Chương làm công việc phổ thơ, qua lời của người để phần nào nói lên tâm sự của mình. Những ca khúc này có vị trí riêng của nó, rất được yêu thích qua giọng hát Thái Thanh, nhưng đối với Chương nó vẫn như một sự "Chẳng đặng đừng". Về bề ngoài, hai giai đoạn sáng tác của Chương có vẻ đối nghịch nhau nhưng nhìn chung nó vẫn thống nhất trong tâm hồn nhân ái của tác giả.

Nói cho ngay từ thập niên '60 trở đi, việc ca hát đối với Chương cũng là một sự "chẳng đặng đừng". Thì cũng phải có công ăn việc làm như người ta, ngay cả việc trông coi phòng trà ca nhạc "Đêm Màu Hồng" Chương cũng làm chơi chơi, cho có. Nhưng chính cái vẻ chơi chơi, phóng khoáng ấy nó lại hợp với khung cảnh Đêm Màu Hồng. Đây là một phòng trà gợi nhớ. Nhớ về những bài hát xa xưa, về một thuở mộng mơ đã tắt, về một khung cảnh Việt Nam đã xa, về một ban Hợp ca Thăng Long đã tàn. Phạm Đình Chương đi từ bàn này sang bàn khác cụng ly cùng người mộ điệu hoặc lên sân khấu giới thiệu một bài hát vừa được yêu cầu. Cái giọng có mang hơi rượu cùng với nụ cười nhếch mép đã tạo nên không khí Đêm Màu Hồng vì phần lớn khách đến đây đều là thân hữu.

Chúng tôi, những buổi phùng trường tác hí là vào khoảng 9, 10 giờ đêm lại tà tà kéo đến Đêm Màu Hồng. Bạn bè có chỗ ngồi riêng, giá biểu riêng. Khẩu vị như thế nào thì chủ quán biết rồi. Vũ Khắc Khoan thì phải Con Thuyền Không Bến, lúc nào cao hứng lại còn phi lên sân khấu mà ngâm "Hồ Trường, Hồ trường ta biết rót về đâu". Thanh Tâm Tuyền thì phải Mộng Dưới Hoa. Thanh Nam thì Cô Láng Giềng. Hôm nào có mặt tôi, Thái Thanh lại hỏi: Biệt Ly hay Buồn Tàn Thu đây ông? Có bữa Râu Kẽm cảm khái quá liền ôm đàn guitare mà hát một mình (ít khi lắm). Hát tiếng Tây "Un jour si tu m'abandonnes" (Ngày nào, nếu em bỏ ta). Có khi vui anh vui em, Chương bỏ luôn phòng trà cùng Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo kéo lên "Quang Minh Đỉnh".

Trong những năm "Đêm Màu Hồng" tôi thường cố giữ một nền nếp. Cứ đêm 30 Tết gần Giao Thừa là tôi kiếm một bó hoa thường là hoa hồng đến Đêm Màu Hồng tặng Thái Thanh. Cô em nhỏ ngày nào đi kháng chiến bây giờ trở thành tiếng hát vượt thời gian. Có lần tôi nhận được cặp bánh chưng của bà thân Chương và Thái Thanh gửi cho. Tôi cầm cặp bánh mà tưởng như vừa nhận món quà Tết từ quê hương phủ Quốc gửi vào.

Những lúc ấy, năm mới sắp sang, năm cũ sắp hết mà tôi vẫn thấy Hoài Bắc, Mai Thảo ngồi từ từ uống rượu,uống cho say, uống cho quên uống không không mệt mỏi. Tôi chợt nhớ một câu của Mai Thảo "Chúng tôi thân với nhau trong một tình thân thiết rất buồn rầu".

Buổi cuối cùng tôi gặp Phạm Đình Chương đâu vào khoảng tháng 5 năm 1975 khi "đứt phim" được chừng hơn 1 tháng. Gặp nhau tại nhà Thanh Tâm Tuyền bên Gia Định có cả Mai Thảo nữa. Mai Thảo mang thêm một chai rượu vang còn sót lại. Các bạn có ý tiễn đưa tôi và Thanh Tâm Tuyền sắp sửa đi cải tạo. Bữa rượu im ắng thê lương.

Rồi Chương và tôi đạp xe ra về trước. Đạp toát mồ hôi đến quãng Trần Quốc Toản thì mỗi đứa mỗi đường. Chương ngừng lại và tôi cũng ngừng theo. Chương nắm lấy tay tôi vẻ bùi ngùi mà nói: "đi nhé". Tụi tôi xưa nay ít có cái trò nắm tay, nắm chân như vậy, nhìn nhau một cái là đủ rồi. Chừng như Chương thương cảm cho số phận tôi trước việc đi cải tạo, một chuyến đi không biết bao giờ về. Nhưng bây giờ, 16 năm sau, tôi đã đi cải tạo về rồi, Chương lại làm một chuyến đi không bao giờ trở lại. Đi nhé! Ngàn năm vĩnh biệt Phạm Đình Chương.

Phan Lạc Phúc (Khởi Hành số 23, tháng 9, 1998)

1) Thơ Đinh Hùng
2) Những thắng cảnh miền Quốc Oai, Sơn Tây
3) Nhạc Hoàng Quý
4) Nhạc Lưu Hữu Phước
5) Thơ Quang Dũng
6) Được Mùa, nhạc Phạm Đình Chương
7) Thơ Quang Dũng
8) Áo bào thay chiếu anh về đất - Thơ Quang Dũng
9) Hội Trùng Dương, nhạc Phạm Đình Chương

ĐÊM CUỐI CÙNG - Tiếng hát: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gif Thái Thanh

Phạm Ðình Chương, tài năng âm nhạc lớn - Du Tử Lê

Một trong những phát hiện quan trọng nhất của loài người, về phương diện nhân chủng học, là phát hiện về yếu tố di truyền (danh từ khoa học gọi là “genetics.”)

“Genetics” không chỉ giải mã cho chúng ta, sự truyền giống, bệnh hoạn mà còn giải thích được phần nào về những thiên tài của nhân loại. Nhất là trong lãnh vực nghệ thuật, văn học.

Trường hợp Hoài Bắc/ Phạm Ðình Chương nói riêng, các anh, chị, em của ông nói chung, là điển hình cụ thể cho những yếu tố di truyền vừa kể.

Là con trai út của cụ ông Phạm Ðình Phụng và người vợ thứ hai, cụ bà Ðinh Thị Ngọ, nhạc sĩ Hoài Bắc/ Phạm Ðình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. (1) Cụ ông vốn nổi tiếng hào hoa với nhiều ngón đàn. Trong khi cụ bà lại là người có giọng hát và, tài ngâm thơ.

Theo phần tiểu sử chi tiết nơi trang đầu của tập nhạc “Mười bài ngợi ca tình yêu,” tuyển tập nhạc Phạm Ðình Chương, xuất bản ở Saigon đầu thập niên (19)70 thì, họ Phạm được học nhạc rất sớm. Khi ông mới 13 tuổi. Năm năm sau, ở tuổi 18, ông đã sáng tác nhạc. Ông nổi tiếng ngay, với sáng tác đầu tay: Ca khúc “Ra đi khi trời vừa sáng.” (2)

Sau đó, ca khúc “Ðược Mùa” của họ Phạm cũng đã được trao một giải thưởng âm nhạc lớn, khi ông chưa bước vào tuổi 19.

Phải đặt người trẻ tuổi mang tên Phạm Ðình Chương vào những năm giữa thập niên (19)40, khi nền tân nhạc của chúng ta bị chiếm lĩnh bởi các tên tuổi rực rỡ như Nguyễn Xuân Khoát, Dương Thiệu Tước, Văn Cao, Hoàng Quý, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tý, Ðoàn Chuẩn & Từ Linh, v.v... với những tình khúc lãng mạn, như những đỉnh điểm chói gắt nhất của ngọn triều hâm mộ, ta mới cảm nhận được hết, tài năng, bản lãnh của họ Phạm, khi ông đánh ra đường kiếm khác.

Ðó là một Phạm Ðình Chương trẻ trung, phơi phới với những ca khúc rộn rã, vui tươi. Lấp lánh tiếng cười. Óng ả hy vọng. Một Phạm Ðình Chương thiếu niên, tự tách lìa mình khỏi những tàng cây rậm rạp. Ông toàn thành cho mình, ngay tự bước khởi hành thứ nhất, một lộ trình riêng, lẻ.

Theo tôi, ý thức mở đường, đi một mình, với chiếc bóng (đôi khi đìu hiu, lẻ bạn) của họ Phạm, đã là định mệnh khơi nguồn, xuyên suốt cuộc đời người nhạc sĩ tài danh này.

Nhìn lại quá trình sáng tác của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương từ ngày ông được sinh ra, tới ngày từ trần (22 tháng 8 năm 1991, tại miền Nam California, Hoa Kỳ), với khoảng trên sáu mươi ca khúc, đủ loại, như những viên kim cương âm nhạc, bất hoại; hầu hết đã được thời gian thực chứng; người ta mới thấy rõ hơn, chiều kích lớn lao dường nào của ông.

Nếu tính phần trăm số lượng ca khúc trở thành bất tử của ông, từ sáng tác đầu tay, tới sáng tác sau cùng, tỷ lệ đó, không dưới tám mươi phần trăm tổng số sáng tác.

Ðể đối chiếu, chúng ta có thể liên tưởng tới một số nhạc sĩ cùng thời với ông - Những người có số lượng sáng tác nhiều lần hơn ông. Con số có thể lên tới vài trăm, thậm chí cả ngàn. Nhưng tỷ lệ ca khúc vượt được ngưỡng cửa giai đoạn, một thời, thường chỉ ở mức ba, bốn mươi phần trăm mà thôi.

Sự lớn lao hay tính cách “ngoại khổ” của tài năng Hoài Bắc/Phạm Ðình Chương, theo tôi, cũng không giới hạn trong lãnh vực sáng tác ca khúc. Ông còn là người có công đầu trong nỗ lực dẫn dắt nghệ thuật ca diễn của nền tân nhạc Việt, từ sông lạch đơn ca, chảy ra đại dương hợp ca nhiều giọng. Ðó là sự thành công lớn lao, vang dội của ban Hợp Ca Thăng Long.

Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng  

Ở lãnh vực này, ban Hợp Ca Thăng Long, do Hoài Bắc/Phạm Ðình Chương điều hợp, còn là một mở đường tốt đẹp cho những tam ca, tứ ca, ngũ ca... sau đó nữa.

Nhiều người vẫn nhớ, trước linh cữu cố nhạc sĩ Hoài Bắc/Phạm Ðình Chương, tại một tang môn quán ở thành phố Westminster, Nam California, khi được ban tổ chức tang lễ mời nói vài lời tiễn biệt tác giả “Mười bài ngợi ca tình yêu,” nhạc sĩ Phạm Duy nhấn mạnh:

“... Hoài Bắc/ Phạm Ðình Chương mới đích thực là linh hồn của ban Hợp Ca Thăng Long, từ buổi đầu tới phút cuối...”

Những người nghiên cứu về cố nhạc sĩ Phạm Ðình Chương cho biết, họ không ngạc nhiên về tính đa dạng của tài năng họ Phạm. Theo những người này thì, nhạc sĩ Phạm Ðình Chương không chỉ hấp thụ được tinh hoa văn học, nghệ thuật từ chiếc nôi nghìn năm văn vật Hà Nội mà, ông con được thừa hưởng thổ ngơi Hà Ðông, vùng đất nổi tiếng về tơ tầm, vải lụa của quê cha và, Sơn Tây, đất văn học của quê mẹ.

Lại nữa, ngay từ năm 1945, khi mới 16 tuổi, ông đã gia nhập đoàn văn nghệ kháng chiến, lưu động thuộc liên khu 3 và liên khu 4. Ông đem tiếng hát cùng nhân dáng nghệ sĩ của mình đi cùng khắp các dải đất thuộc hai liên khu này...

Ở tất cả những nơi đi qua, với tâm hồn và trái tim như những tờ giấy chậm, ông thẩm thấu được hơi thở cá biệt của từng vùng đất qua ca dao, điệu hò... Tất cả những ở lại trong thời thanh, thiếu niên kia, đã là một thứ vốn quý cho sáng tác sau này của ông.

Họ Phạm kể, năm 1951, ông cùng đại gia đình, rời kháng chiến trở về Hà Nội. Gần như ngay sau đó, gia đình ông đã vào hết Saigon.

Tại Saigon, vùng đất mới, với nghệ danh Hoài Bắc, ông đã cùng với một người anh là ca sĩ Hoài Trung, chị là ca sĩ Thái Hằng và, em gái là ca sĩ Thái Thanh, thành lập Ban Hợp Ca Thăng Long.

Sinh thời, họ Phạm cho biết, ông chọn lại hai chữ “Thăng Long” để nhớ thời gian gia đình ông tản cư khỏi Hà Nội, tại địa điểm là Chợ Ðại, vùng Việt Bắc, gia đình ông mở một quán nhỏ lấy tên là quán “Thăng Long,” nơi dừng chân của hầu hết văn nghệ sĩ, trí thức trong vùng kháng chiến.

Tác giả “Ra đi khi trời vừa sáng” cho biết thêm, năm 1949, khi chiến tranh lan tràn tới vùng Chợ Ðại, gia đình ông phải di chuyển về liên khu 4, do ông tướng nổi tiếng quý trọng văn nghệ sĩ là Tướng Nguyễn Sơn làm tư lệnh. Chính tại vùng trấn nhậm của Tướng Nguyễn Sơn, đám cưới người chị lớn của ông, ca sĩ Thái Hằng và nhạc sĩ Phạm Duy diễn ra, do sự tác hợp và, chủ trì của ông tướng văn nghệ này.

Quán Thăng Long không còn nữa, từ đó. Nhưng hai chữ “Thăng Long” đã trở thành một tên gọi, một biểu tượng đẹp đẽ, được coi là gắn liền với thời đầu trong sáng, ý nghĩa nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Theo cố nghệ sĩ Trần Văn Trạch, (3) một “quái kiệt” của miền Nam, người từng có thời gian đi hát chung với Ban Hợp Ca Thăng Long từ Nam ra Bắc thì, khi Ban Hợp Ca Thăng Long ra đời tại Saigon, ban này đã như một cơn lốc lớn rung chuyển tận gốc nhiều sân khấu miền Nam.

Trong một cuộc xuất hiện ở quận hạt Orange County, giữa thập niên (19)80, hát cho một quán café văn nghệ ở đường số 5th, Santa Ana, họ Trần kể:

“Mỗi xuất hiện của họ (Ban Hợp Ca Thăng Long,) khi ấy là một ‘cơn nóng sốt’ đối với bà con khán giả miền Nam. Cách trình diễn, bài vở họ chọn, ngôn ngữ họ dùng... như một điều gì vừa gợi óc một tò mò, vừa mới mẻ, quyến rũ, lại cũng vừa thân thiết như một vật quý đã mất từ lâu, nay tìm lại được...”

Nghệ sĩ Trần Văn Trạch cũng cho biết, ông vẫn nhớ sự phối hợp rất bắt mắt, duyên dáng, sinh động của Hợp Ca Thăng Long khi họ trình diễn những bài ca như “Ngựa Phi Ðường Xa,” “Sáng Rừng,” “Tiếng Dân Chài,” “Ðược Mùa,” “Ô Mê Ly” Hay “Hò Leo Núi” v.v...

“Nhất là cái tài giả tiếng ngựa hí của ca sĩ Hoài Trung thì bà con không thể nào không mê mẩn được. Chưa kể sau đó, Ban Hợp Ca Thăng Long còn có thêm tiếng hát và tài diễn của nữ ca sĩ Khánh Ngọc, vợ của nhạc sĩ Hoài Bắc nữa...”

Trước những thành công vang dội như thế, kể từ năm 1952, Ban Thăng Long đã được mời đi trình diễn khắp nơi. Lần trình diễn đầu tiên, nhưng cũng là sau cùng của Thăng Long ở giữa thủ đô Hà Nội, nơi sinh trưởng của tài hoa âm nhạc Hoài Bắc/ Phạm Ðình Chương là năm 1954. Có mặt cùng với Thăng Long là “quái kiệt” Trần Văn Trạch của ban Dân Nam, thời bấy giờ.

Tôi viết, đó là cũng buổi diễn cuối cùng của Hợp Ca Thăng Long trên đất... Thăng Long, vì sau đó, Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi nước Việt. Và Thăng Long, đã sớm biến thành một Thăng Long khác!

Du Tử Lê

Chú thích:

(1): Người vợ đầu của cụ Phạm Ðình Phụng sinh được hai người con là Phạm Ðình Sỹ và Phạm Ðình Viêm. Nghệ sĩ Phạm Ðình Sỹ có vợ là kịch sĩ Kiều Hạnh là thân phụ của nữ ca sĩ Mai Hương, hiện cư ngụ tại miền Nam California. Riêng ông Phạm Ðình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung (1920-2002), giọng ca nam của Ban Hợp Ca Thăng Long. Ca sĩ Hoài Trung có tài giả tiếng ngựa hí, đánh lưỡi, giả tiếng vó ngựa qua ca khúc “Ngựa phi đường xa” của Lê Yên, cùng nhiều “side effect” nhân tạo khác. Ngoài giọng hát mạnh mẽ, truyền cảm của mình, những tài riêng vừa kể của Hoài Trung, đã phần nào góp thêm sự thành công cho Ban Thăng Long.

(2) Tuyển tập “Mười bài ngợi ca tình yêu” do nhà Gìn Vàng Giữ Ngọc xuất bản tại Saigon, với tựa của cố nhà văn Mai Thảo, nhà Hiện Ðại tổng phát hành. Không phải do phòng trà “Ðêm mầu hồng” của cố nhạc sĩ Phạm Ðình Chương ấn hành, như một vài tài liệu đã phổ biến.


Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển - Tiếng hát: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifPhạm Thành   Ngâm thơ: http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifNắng Hoàng Hôn

PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ÂM NHẠC - Nguyễn Mạnh Trinh
Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với một số các nhạc sĩ nổi tiếng khác, số lượng sáng tác của ông không nhiều lắm nhưng có rất nhiều ca khúc đã đi vào cõi bất tử. Nhạc của ông sẽ có tuổi thọ hơn ông nhiều lần. Những ca khúc quen thuộc của ông đã trở thành một phần trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam.
Riêng với cá nhân tôi, mỗi lần nghe lại những bản nhạc như Sáng Rừng hay Trường Ca Hội Trùng Dương, tôi lại bồi hồi nhớ đến những ngày xưa lúc tôi mới lên trung học. Ở ngôi trường mà trước đây là chỗ nuôi ngựa của quân đội Nhật sau sửa chữa thành Trung Tâm Học Liệu, chúng tôi đã học hát những bài này với thầy Chung Quân ròng rã những năm đệ nhất, đệ lục. Những bài hát đã tạo ấn tượng rất mạnh cho tôi từ ngôn ngữ đến âm điệu. Những bài hát làm tôi yêu mến hơn quê hương đất nước tôi. Tôi nhớ cả lớp tôi chia làm hai bè và những câu hát cứ đuổi theo nhau như lượn sóng ào ạt cuồn cuộn: “… Sóng muôn triền tới sóng xô về tới như muôn tình mới vươn sức người. Bừng giữa đời…”. Chúng tôi cứ thế mà hào hứng hát trong cái kích động vô cùng của chuyển khúc nhạc. Thầy Chung Quân, tác giả của ca khúc nổi tiếng Làng Tôi thì không hết lời giảng giải với bọn học trò chúng tôi những nét hay ý đẹp của những ca khúc này. Thành ra, tuy tôi chưa gặp mặt bao giờ nhưng lại vô cùng quen thuộc khi nghe nhắc tới tên tuổi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương… Hình như trong tiềm thức của tôi, đã có một vóc dáng nhạc sĩ cực kỳ to lớn. Những lời ca hằn trong tâm thức và một lúc nào, có chất xúc tác, bùng vỡ cảm xúc như trôi theo suối, theo sông…
Rồi thời gian trôi, tôi lớn lên, vào đại học rồi đi lính, đi tù, rồi vượt biên, rồi lưu lạc xứ người, mãi thời gian khoảng thập niên 80 tôi mới gặp được ông. Và hình như không sai biệt mấy. Trong một buổi họp mặt văn nghệ ở quán Doanh Doanh của anh chị Thái Tú Hạp, ông hát bản nhạc mới sáng tác phổ từ thơ Du Tử Lê Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn và bản Hạt Bụi Nào Bay Qua từ thơ Thái Tú Hạp. Dáng ông cao gầy, nói chuyện có duyên với giọng thật đặc biệt Bắc Kỳ Sơn Tây, mặc dù lúc đó hơi men đã ngấm. Ông hát rất truyền cảm và tạo được những phút giây lắng đọng trước khi chấm dứt làm người nghe ngưng một giây sững sờ trước khi vỗ tay vang dội… Trong tiếng nhạc, có tâm sự tỏ bầy. Trong lời ca, có mênh mông những khung trời quá khứ…
Theo tài liệu của nhạc sĩ Phạm Thành là con ruột ông thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Gia đình ông là một gia đình nghệ sĩ, thân phụ ông đánh đàn tranh rất tuyệt trong khi thân mẫu ông chơi đàn bầu cũng rất hay. Thành ra nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả Nắng Chiều đã rất hữu lý khi phát biểu rằng nhạc của Phạm Đình Chương đã biểu lộ được những tinh túy của âm điệu ngũ cung. Sống trong một gia đình nghệ sĩ “nòi” như vậy thì hấp thụ được những tinh hoa của nguồn nhạc dân tộc tính là chuyện dĩ nhiên.
Ông bắt đầu học nhạc lý từ khi còn thơ ấu. Lúc mười bẩy tuổi ông đã sáng tác bản nhạc đầu tay Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng với lời nhạc trong sáng nhịp điệu vui tươi tới bây giờ vẫn còn nhiều người hát. Thí dụ như đài phát thanh Little Sài Gòn ở Orange County đã dùng làm bản nhạc khởi đầu chương trình “Chào Bình Minh” mỗi buổi sáng.
Thời kháng chiến chống Pháp sau năm 1945, cũng như những chàng trai Hà Nội yêu nước, ông gia nhập vào các đoàn văn nghệ lưu động của Liên Khu 4 và Liên Khu 3. Ông đi đến nhiều nơi: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên… Thời kỳ này, ông sáng tác những bài hát kích động tinh thần yêu nước, chấp nhận những khó khăn, có bóng dáng của chiến tranh nhưng không hận thù chém giết. Như ca khúc Được Mùa âm điệu vui tươi, chứa chan tình cảm với lòng tin tưởng vào tương lai. Trong khi những bản nhạc cùng thời sáng tác như Ngày Mùa của Văn Cao, Gánh Lúa của Phạm Duy, hay Dân Ca Lúa Vàng của Mặc Thy, thì lời ca tiếng nhạc có bóng dáng của chém giết chiến tranh hơn.
Nhà văn Mai Thảo khi còn sinh tiền hay thường kể về những ngày tháng đầy hào hứng tuổi trẻ của những thanh niên lớp tuổi ông và Phạm Đình Chương, vai đeo bạc đà tay bút tay đàn rộn rã với sinh hoạt văn nghệ thời kỳ toàn dân chống giặc. Nhà văn Tạ Tỵ trong hồi ký viết về các văn nghệ sĩ mà ông quen biết cũng nhắc đến quán cà phê của gia đình Ban Hợp Ca Thăng Long thuở ấy. Vừa lưu diễn vừa sáng tác, tay đàn tay bút, từ đồng nội đến núi rừng, sinh lực tuổi trẻ và tâm tình yêu nước đã thể hiện trong từng ca khúc của Phạm Đình Chương.
Sau chính sách Cải Cách Ruộng Đất và những ngày rèn cán chỉnh quân, bộ mặt Cộng sản dần dần ló dạng, ông và gia đình trở về thành và vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, ông cùng với anh ruột là nhạc sĩ Hoài Trung, chị ruột là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, em ruột là ca sĩ Thái Thanh thành lập thành ban hợp ca Thăng Long. Đôi khi còn tăng cường ca sĩ Khánh Ngọc. Ban hợp ca Thăng Long đã hoạt động liên tục trong một thời gian dài. Có khi trình diễn ở Hà Nội thì đổi tên là ban hợp ca Gió Nam với sự góp mặt của nhạc sĩ Nam Tiến (tức Trần Văn Trạch). Kỷ niệm những ngày lưu diễn này nhạc sĩ Trần Văn Trạch đã nhắc đến và tâm sự nhiều lần trước khi qua đời và coi như một kỷ niệm đẹp trong đời ca hát của người nghệ sĩ lão thành này.
Những ngày ở miền nam là những ngày sáng tác sung mãn của ông. Ly Rượu Mừng bài hát vui tươi tràn đầy mộng ước, là lời chúc rất nhân bản đã trở thành một bài hát mở đầu cho những buổi họp mặt của hầu hết mọi người dòng dã mấy chục năm về sau. Hay Tiếng Dân Chài, theo lời kể của tác giả là một sáng tác từ cảm hứng trên bờ sông Mã khi mục kích sinh hoạt của những người dân chài lưới.
Thời kỳ này Ban Hợp ca Thăng Long nổi tiếng đến nỗi bìa của giai phẩm xuân “Đời Mới” của nhà báo kiêm chính khách Trần Văn Ân có hình ban Thăng Long với hai cô Thái một cô Khánh (Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc) phải in thêm để có đủ số lượng bán.
Là linh hồn của Ban Thăng Long, những sáng tác của ông đã góp phần làm rạng rỡ những thành công vượt bực. Như Sáng Rừng, như Tiếng Dân Chài, như Xóm Đêm, như Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội, như Anh Đi Chiến Dịch, như Ly Rượu Mừng,… Những bài hát đã thật quen thuộc đến trở thành một phần đời sống của những người dân ở mền Nam Việt Nam.
Nhưng một gia sản to lớn của nhạc sĩ để lại cho âm nhạc Việt Nam là trường ca Hội Trùng Dương. Theo Phạm Thành cho biết thời gian sáng tác là bốn năm dòng dã. Nhiều người đã xếp hạng Hội Trùng Dương ngang hàng với những Trường Ca Sông Lô của Văn Cao hay Hòn Vọng Phu của Lê Thương trong những nỗi niềm và những khát vọng của dân tộc được thể hiện. Sáng tác trong thời gian đất nước bị chia đôi, ông muốn nói lên cái tâm tư Bắc Nam là một và những dòng sông rồi cũng xuôi về biển mẹ. Sông Hồng, với thao thiết âm thanh Quan Họ. Sông Hương, với đồng vọng giọng hò mái đẩy xứ thần kinh. Sông Cửu Long, với tiếng dân ca mộc mạc. Tất cả, trộn lẫn lại để thành tiếng hát đầy tình tự dân tộc và trong sáng. Thấp thoáng trong nốt nhạc, lời ca là sự lạc quan của những người tin tưởng vào tương lai của đất nước.
Năm 1967, ông nhận tổ chức và điều khiển phòng trà Đêm Mầu Hồng (cũng là tên của một ca khúc mà ông phổ nhạc từ thở của Thanh Tâm Tuyền). Những sáng tác nổi danh của ông và sự trình diễn điêu luyện của Ban Hợp Ca Thăng Long đã biến phòng trà này một chỗ nổi tiếng nhất và là nơi tụ tập của những nghệ sĩ hàng đầu của đô thành Sài Gòn.
Trong nhạc Phạm Đình Chương, thi ca đóng một vai trò quan yếu. Hình như bắt nguồn từ sự đồng cảm với thi sĩ, nhạc đã tháp cánh cho thơ vút cao. Những vần thơ của Đinh Hùng, Hoàng Anh Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Quang Dũng, Trần Dạ Từ,… trước năm 1975 hay Du Tử Lê, Kim Tuấn, Thái Tú Hạp,… sau năm 1975 ở hải ngoại đã thành những ca khúc có sức lôi cuốn mạnh mẽ và nói lên được tâm tư của thời đại. Thơ, với chất lãng mạn sẵn có, hợp cùng âm điệu của nhạc để thành những nhớ lại từ liên tưởng những cuộc tình, những phận người. Để rồi có sự chia sẻ với suy nghĩ, với ngôn ngữ, với thanh âm, đã mở hướng đi xa đến vời vợi hơn những cửa ngõ này, những chân trời kia…
Nhạc sĩ Vũ Thành đã có lần nhận xét rằng phổ thơ như Phạm Đình Chương từ bài thơ Tự Tình Dưới Hoa của Đinh Hùng thành Mộng Dưới Hoa là việc hình thành một “tuyệt tác đáng phục”. Nhất là, chất lãng mạn được giữ nguyên nếu không nói là tăng thêm bội phần.
Một trường hợp khác, ông đã phổ thành công những bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Nhiều nhạc sĩ nhận xét rằng phổ những bài thơ tự do, âm điệu phóng túng, với nhiều vần trắc, như thơ Thanh Tâm Tuyền, không phải là việc dễ dàng. Thế mà, với Dạ Tâm Khúc, với Bài Ngợi Ca Tình Yêu, với Đêm Mầu Hồng, cái ý thơ cảm được nhưng khó diễn tả bằng lời đã được truyền cảm trọn vẹn. Thơ, đi gần tới hơn đối tượng và bằng nhịp điệu lôi cuốn người nghe với nghệ thuật riêng của nhịp cầu âm điệu. Không biết thành công này có phải bắt nguồn từ sự đồng cảm giữa thi sĩ và nhạc sĩ qua mối thâm giao lâu đời chăng?
Biến cố tháng tư năm 1975 khiến ông phải làm nhân chứng cho một cuộc đổi đời. Sống ở Sài Gòn những năm tháng nghẹt thở, ông và gia đình vượt biển năm 1979 rồi sang định cư ở xứ người. Đời sống thúc bách của sinh kế không làm ông ngưng sáng tác. Tâm sự một người lưu lạc chất ngất nỗi niềm khiến cho ông cảm thấy gần gũi với những vần thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Những bài thơ như Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển, Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn, hay Quê Hương Là Người Đó được phổ nhạc trong sự chia sẻ ấy. Quê hương mới đây mà đã cách biệt ngàn trùng. Những không gian, thời gian đã xa mất hút nhưng sao còn gần gũi. Tâm sự chúng ta đôi khi khác nhau nhưng vẫn cùng mẫu số. Mẫu số của một thời đại lưu vong.
Có lẽ trong những nhà thơ, Du Tử Lê là người có duyên với các nhạc sĩ nhất cũng như thi sĩ Đinh Hùng thời trước. Gần một trăm bài thơ được phổ nhạc với rất nhiều ca khúc gần như “bất tử” phải là một hiện tượng trong đời sống văn học Việt Nam.
Nhà văn Mai Thảo đã viết về người bạn tâm giao của mình với dẫn chứng từ những tài năng âm nhạc khả tín:
“… Trên một tầm cao hơn, thuần túy nhạc lý và nhạc tính hơn, những điểm xuất sắc của cõi nhạc, nét nhạc Phạm Đình Chương cũng được những kiến thức có thẩm quyền hết lời ca khen ngợi. Như một nhận xét tổng quát của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. Là đường nét của âm điệu (ligne melodique), cách thế hòa âm, tiết điệu và bố cục từ khúc, mặt nào ở Phạm Đình Chương cũng cao sang, điêu luyện và thuần thục. Cao và sang nhưng không khó không xa rất hợp rất gần với tâm hồn đại chúng. Như một phân tích tóm gọn của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.
Là Phạm Đình Chương xử dụng ngũ cung tài giỏi, cấu trúc và kỹ thuật nhạc hiện đại, tiền tiến nhưng vẫn giữ được âm điệu, yếu tính (essence) và tâm hồn Việt Nam…”
Riêng tôi, qua hơn sáu chục ca khúc cho một khoảng hơn bốn mươi lăm năm sáng tác, tôi đã nhìn thấy rõ một vóc dáng nhạc sĩ lớn. Là người ngợi ca tình yêu với những ca khúc để đời: Mộng Dưới Hoa, Ngợi Ca Tình Yêu, Người Đi Qua Đời Tôi, Mầu Kỷ Niệm,… là người yêu quê hương, tin tưởng vào tương lai dân tộc, với Tiếng Dân Chài, với Được Mùa, với Trường Ca Hội Trùng Dương… là người lưu lạc tha hương, nhớ về chốn cũ nhà xưa, với Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội, với Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn, với Khi Tôi Chết Hãy Mang Tôi Ra Biển,… là người nhạc sĩ yêu đời mang những bài ca tươi thắm với Sáng Rừng, với Trăng Rừng, với Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng,… tất cả, thành một vóc dáng âm nhạc đa diện. Ở mặt nào, cũng là đặc sắc. Ở cõi nào, cũng là khai phá bước chân. Mỗi mỗi, là những hiển lộng nghệ thuật, những dụng công tinh vi. Âm nhạc và đời sống có những bổ túc để thành một nhất quán cho sáng tác.
Dù nhạc sĩ đã qua đời vào năm 1991, nhưng tuổi thọ của những ca khúc hầu như bất tử sẽ còn dài hơn rất nhiều 62 tuổi hưởng thọ. Đã có những chương trình hát và tưởng niệm cố nhạc sĩ. Đã có những ca khúc được trình bày như một cách thế cảm tạ những công trình mà có người gọi là những bông hoa tô điểm cho đời.
Ngày trước, cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã than thở rằng “bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như”. Bây giờ, với những cõi nhạc như Phạm Đình Chương, có lẽ đến vài thế kỷ sau vẫn còn đồng vọng những ca khúc như Hội Trùng Dương hay Mộng Dưới Hoa chăng? Có thể lắm chứ sao không? Đã gần nửa thế kỷ rồi mà lời nhạc vẫn xanh và bóng mát vẫn tỏa cùng trên quê hương, mà âm điệu còn vang xa ra nơi con dân Việt Nam sinh sống trên toàn thế giới!!!.

Nguyễn Mạnh Trinh

Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn
15 Tháng Năm 2016 - Nguồn: dutule.com

Tác giả Du Tử Lê viết năm 1978, sau ba năm làm ca hai, mỗi đêm khuya, khi trở về từ sở làm, ông thấy, truớc sau chỉ có một vầng trăng dõi theo lộ trình hiu quạnh của ông. Nhưng sau ba năm, ông vẫn không tìm được một gần gũi, một đồng cảm nào giữa vầng trăng xứ người và thân phận tỵ nạn, lưu đầy của ông.
Trái với một vài dư luận cho rằng, khi soạn thành ca khúc, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương chỉ mất có 1 tiếng đồng hồ. Mà, ngược. lại. Đó là bài thơ mà nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương mất nhiều thì giờ nhất, trong tổng số 20 bài thơ phổ nhạc trong sự nghiệp âm nhạc của ông.

Thủ bút của Phạm Đình Chương
Ông vật vã với bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Saigòn đến độ nhà văn Mai Thảo, những đêm ở lại nhà Phạm Đình Chương đã phải bực mình, chửi thề, và bảo rằng:
"Sao không vứt m. nó bài thơ đó đi...."
Và, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng bực mình, văng tục lại, đáp:
"Anh câm cái mồm anh đi. Anh biết m. gì về âm nhạc mà nói."
Lý do nhạc sĩ Phạm Đình Chương vật vã trên nửa năm với bài Đêm, Nhớ Trăng Saigòn, vì ông muốn phá bỏ cái nhịp đều đặn của thơ lục bát.
Hơn nữa, ông cũng muốn chứng tỏ ông ra khỏi cái khuôn mẫu được coi là chuẩn mực, là tuyệt vời mà Phạm Duy đã đạt tới khi Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Ngậm Ngùi, cũng lục bát của Huy Cận.
đêm, nhớ trăng sài gòn
gửi Trần Cao Lĩnh
đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
tìm tôi đèn thắp hai hàng
lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây
ngỡ hồn tu xứ mưa bay
tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa
đêm về theo bánh xe qua
nhớ tôi Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khíu tình
trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do
nhớ nghĩa trang quê bạn bè
nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
đêm về theo vết xe lăn
tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào?
1978
Ghi thêm cho rõ:

- Mãi tới cuối năm 1980 bài thơ mới được phổ biến trên báo - Nhân dịp nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh từ Luân Đôn, lần đầu tiên ghé thăm Hoa Kỳ, chọn ở lại nhà tác giả.

- Để đánh dấu ngày anh em gặp lại nhau nơi quê người, ông đề tặng nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh.

- Nhạc sĩ Phạm Đình Chương soạn thành ca khúc năm 1981, ít tháng sau khi họ Phạm định cư tại Hoa Kỳ.

Thi sĩ Du Tử Lê: "Nếu phải chọn 1 trong 4 bài nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ thơ của tôi, tôi sẽ chọn "Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn"..."

http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif Youtube     http://cothommagazine.com/images/blinkingblock.gif MP3

Bản nhạc với thủ bút của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

NS Phạm Đình Chương tặng ca sĩ Quỳnh Giao khi ông đến trình diễn ở Hoa Thịnh Đốn năm 1986 (Cảm ơn anh Dương Ngọc Hoán gởi tặng bản nhạc)

Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê):

http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifThái Thanh  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTrần Thái Hòa  http://cothommagazine.com/nhac1/AnimatedNotes.gifTâm Hảo 

6/2/2016
Phan Anh Dũng
Theo http://cothommagazine.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  ‘Biển về bên sông’ – Tập truyện ký nhiều ám ảnh 8 Tháng Mười Hai, 2021 (Đọc “Biển về bên sông” – Tập truyện ký của Cao Thanh Mai – NXB...