Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024
Trà thất
Chương 1
Duyên xấu hổ vì bị bạn trêu, lại thêm có mấy bàn chung quanh
hình như ai đang chú ý tới mình, không phải dân Huế mà cũng dám xung phong vào
đây.
Duyên có vẻ ngập ngừng trước ngưỡng trà đình, nhìn thấy đầy cả
người ngoại quốc, thêm vào một vài bóng giáng các cô gái đi săn ngoại nhân. Các
cô cũng ngồi cả đấy gọi trà uống để chờ cơ hội, có người nào mới đến là các cô
biết ngay, tìm cách chào mời. Món hàng nhan sắc mà lắm khi đã về chiều, hành
nghề từ thời Pháp thuộc, bồi bếp của nhà hàng đã nhẵn mặt, gặp nhau chào hỏi
như bạn cố tri. Quốc đoán biết sự ngần ngại của Duyên, chàng gạt ngang.
Cô gái vội vàng cắn môi để khỏi nói thêm, đã bảo từ nay sẽ tập
nói toàn tiếng Việt, không dùng lối lai căng xen kẽ để cho vui lòng Quốc, xứng
đáng với con người độc đáo ấy. Duyên tự hỏi sao từ trước đến nay mình ăn nói
xen kẽ nửa Việt nửa Pháp như vậy mà không thấy lố lăng. Mà Duyên cũng sẽ không
tin dị đoan đâu, presage chắc phải dịch là... gì nhỉ, là điềm chăng. Duyên vùng
dậy chạy đến bàn mở tự điển Pháp Việt, từ nay chắc sẽ được cần đến luôn.
Duyên nhìn Quốc, trìu mến cố vẽ ra cảnh chú bé nghịch ngợm của
thời xa xưa ấy.
- Một ngôi nhà lý tưởng đâu cần phải có nhiều tiền mới tạo
nên anh Quốc nhỉ.
Có những phút mà nếu không bị ràng buộc vì một lời hứa với
chính mình, với mẹ, hẳn Duyên đã để thả buông cho cả thân xác lẫn linh hồn tan
biến vào trong vòng tay của người yêu. Cả hai đều cố gắng vùng lên, gượng lại.
Mỗi lần nghe sự xúc động quá dồn dập, Duyên vội vã đứng lên, giả vờ đếm sách,
hoặc hỏi thăm về những bức tranh treo trên tường. Lắm khi chính Quốc cũng sợ
hãi, thấy sự dao động quá mạnh, chàng vùng kéo Duyên ra vườn cho đổi khung cảnh,
nhờ cây cỏ ở bên ngoài giúp mình lấy lại sự thăng bằng.
- Không sao đâu anh, giảng cho em, đoàn trà là gì sao gọi là
đoàn.
Duyên nói thầm hai chữ nầy, không dám để cho Quốc nghe, gia
đình Duyên chỉ biết uống cà phê sữa, hoặc trà pha sữa với đường, hệt như những
ông bà ngoại quốc, Âu Mỹ, ngỡ rằng phải thế mới sang và văn minh, xứng đáng là
con dân Âu Mỹ. Từ thuở bé, Duyên và có lẽ đa số những từng lớp cao sang trong
xã hội, đã được tẩm mình vào cái văn hóa và văn minh Âu Mỹ nầy, không còn biết
đến văn hóa cổ truyền của ông cha là gì nữa. Những cái mà từ khi quen với Quốc,
nghe chàng nói, gọi đó là gia tài của đất nước, của tổ tiên để lại. Từ trước đến
giờ Duyên đã bình thản bước dẫm lên, mà không hay biết tới. Những con người, đã
kiêu hãnh khi biết câu chuyện trong phòng the của vua Louis thứ 14 nói với bà đệ
nhất phu nhân nhưng đã không biết Trần Hưng Đạo là ai, Nguyễn Trãi sinh vào thời
nào. Biết rõ từng trận chiến thắng và chiến bại của Napoleon nhưng hỏi đến trận
nào Nguyễn Huệ thắng quân nhà Thanh hay Lê Lợi bình định được đất nước thì chịu
lúng túng. Cũng phải hiểu rằng không phải lỗi của họ, mà là ý đồ của những kẻ
đi chiếm nước, chỉ muốn nhồi vào đầu óc người dân những gì lợi cho đường lối
chính trị của chúng mà thôi.
- Bày đặt, số với tướng, vượng phu ích tử là cái quái gì, kệ
người ta có được không...
Duyên rơm rớm nước mắt chực khóc, sao những lúc nầy lại không
có Quốc bên cạnh để che chở cho Duyên. May quá, tình hình đang đến giai đoạn
tranh đấu gay cấn thì có khách đến đặt hàng. Bà Mỹ Hưng vội vã đứng dậy bối lại
túm tóc đã có vài đám bạc trên đầu, xỏ chân vào dép đi ra nhà ngoài, bỏ mặc đứa
con gái một mình với câu tục ngữ: con gái mười hai bến nước.
Cô gái buồn bã nhìn đồng hồ rồi đứng lên nói rất khẽ, mở ví lấy
kính đen mang lên mắt để dấu nét buồn nản đang rực lên trên ánh mắt.
Toàn người như một bức tranh của người họa sĩ rất yêu hương
mà lại có được học qua về nghệ thuật tây phương. Ăn mặc như thế nầy, Duyên biết
chắc là mẹ sẽ không hài lòng, nhưng Duyên đang buồn, diện quá vào coi sao được,
sự mâu thuẫn sẽ quá rõ rệt. Vả lại diện vào cho lắm thì chẳng khác gì con lợn
quay được phết thêm nước bóng vàng vào để chiêu khách. Duyên nghĩ như thế, chẳng
biết có đúng hay không, có bao giờ Duyên đi mua lợn quay đâu mà biết, đấy chỉ
là một ý nghĩ do Duyên tìm thấy so sánh với mình. Nói ra mẹ nghe được chắc mẹ sẽ
cằn nhằn, cho là vô duyên.
Ai nghe câu chuyện cũng bò lăn ra cười, biết ngay là một sự bịa
đặt chứ làm gì có cuộc đối thoại ly kỳ ấy. Duyên cũng đã được một trận cười, tiếc
rằng câu chuyện nầy Duyên mới được nghe. Giá nghe trước thì Duyên đã mang kể lại
với Quốc rồi. Hẳn người kể cho Duyên nghe là để gián tiếp khen tặng cô gái
ngoan và hiền, mẹ khỏi vái ông Địa mà vẫn có chồng, và Duyên không bị người ăn
người ở nó thù oán.
Duyên có cảm giác rõ ràng là mình đang đóng tuồng, đóng vai
cô dâu chỉ một lúc đó thôi, khán giả đến xem khá đông đảo. Tí nữa màn sẽ hạ,
đèn sẽ tắt, khán giả sẽ ra về, Duyên sẽ cởi phấn son, cởi chiếc áo tuồng, rửa mặt
xuống sân khấu. Hệt như lúc đóng kịch ở nhà trường mỗi độ nghĩ hè mà thôi. Sau
đó lại mặc bộ quần áo hằng ngày, việc trước nhất là sẽ chạy đến tìm Quốc, kể
cho chàng nghe những cảm giác của mình lúc mở màn, đóng màn, lúc được hoan hô,
lúc được chiêm ngưỡng.
Từ ngày lấy chồng, hai tuần rồi Duyên tránh nghe âm nhạc,
tránh nghe ngâm thơ và nhất là tránh tiếng sáo, tránh những loại bài như Thiên
Thai, Con Thuyền Không Bến, Hòn Vọng Phụ.. Nhất là khúc Hạng Vũ Biệt Ngu Cơ. Cả
những lúc buồn, muốn hát nghêu ngao, Duyên cũng phải dằn lại vì sợ tự bắt gặp
mình trong kỷ niệm với những bài như bài Tịch Dương Tây Trầm mà Quốc đã dạy cho
mình từng câu. Tất cả những âm thanh ấy, như những lát gươm lúc nào cũng chĩa
vào Duyên hăm dọa, chỉ chực nhào vào tâm tư Duyên mà cào cấu đâm chém cái vết
thương chưa thành sẹo, vẫn còn tươi máu.
Vào trong nhà thờ, Franscoise quỳ xuống làm dấu Thánh Giá,
dáng dấp thùy mị, nàng cố nhớ lại những gì người ta dạy cho lúc bé đi rước lễ
chứ sau nầy, có bao giờ cô nàng trở vào nhà thờ đâu. Quốc vẫn đứng yên.
Franscoise biết rằng anh chàng không phải đạo Chúa. Cô gái nghĩ thầm đây lại là
một chướng ngại nữa, nhưng chẳng sao, cô gái vẫn đầy tự tin, chưa bao giờ thất
bại, ngay từ đầu Franscoise đã nhận thấy cái thái độ lạnh lùng cố ý của Quốc,
nhưng nàng sẽ đủ tài đối phó.
Lạ lùng nhất là trong những giây phút cảm động vừa qua, Quốc vẫn thấy lòng mình chỉ hướng về người yêu cũ. Tất cả những hành động hôm nay với con người nầy cứ ngỡ như với con người kia. Trí óc Quốc đã bị bỏ tù, bị xiềng xích trong một hình ảnh. Không ai có thể đập vỡ những sợi giây xích nầy được, dẫu cho có được sự bằng lòng của Quốc. Ngạc nhiên hơn nữa là, sao đối với Duyên ngày xưa thì Quốc lại tỏ ra dè dặt, kính trọng, tự biết cách chế ngự con người, mà ngày nay, đối với cô gái nầy lại không như thế. Quốc vẫn nhớ đến hôm xưa có những lần Quốc phải đứng vụt dậy kéo Duyên ra vườn xem mấy gốc hoa Cúc. Giá ngày ấy Quốc cứ thả liều cho tình cảm chỉ huy thì bây giờ ra sao, hệt như tâm trạng của Kim Trọng chăng, nhưng chắc chắn là chàng sẽ không mất Duyên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tháng Chạp Chim Về Nó hiện ra từ mí rừng phía đông. Ban đầu chỉ là một đốm đen. Ngỡ đó là con chim đầu đàn, tôi chờ đợi những con kh...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét