Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

“Bến lặng” - Một bức ảnh đẹp của NSNA Phạm Công Thắng

Bến lặng” - Một bức ảnh đẹp 
của NSNA Phạm Công Thắng
Một bài thơ bằng hình ảnh. Chỉ với những chi tiết bất động (thuyền đang cắm sào đậu bến, không phải lúc đang xuôi dòng, hoặc đang căng buồm, đang chồm sóng); song đã diễn tả vẻ đẹp rất động của cảnh sắc bên ngoài. Hay đúng hơn, đó chính là sự rung động của một tâm hồn nhạy cảm trước Cái Đẹp của thiên nhiên, cũng chính là Cái Đẹp của con người, của lao động - với hình ảnh con thuyền là đại diện.
Độc và Lạ. Bởi sự giản dị của những chi tiết và màu sắc nhưng lại gợi lên  sắc nét một thông điệp nhân văn. Trong ảnh, những nét dọc của hàng cọc giữ mành lưới và những cây sào đậm mảnh khác nhau, có lúc bóng sào cong cong run rẩy trong làn nước im phắc bỗng trở nên xao động. Một nét ngang (hơi chúc xuống) rất mảnh, chia mặt nước thành 2 phần trên - dưới gần đều nhau, kết hợp với hình và bóng những con thuyền đậm nối nhau, tạo thành một "cái khung" hình bình hành, gắn kết các chi tiết, đồng thời giới hạn (một cách tương đối) phần mặt nước ở giữa bức ảnh. Khiến cho phần mặt nước bên ngoài như mở ra vô tận, chảy tràn ra cả khuôn hình. 
Một bài thơ bằng hình ảnh. Chỉ với những chi tiết bất động (thuyền đang cắm sào đậu bến, không phải lúc đang xuôi dòng, hoặc đang căng buồm, đang chồm sóng); song đã diễn tả vẻ đẹp rất động của cảnh sắc bên ngoài. Hay đúng hơn, đó chính là sự rung động của một tâm hồn nhạy cảm trước Cái Đẹp của thiên nhiên, cũng chính là Cái Đẹp của con người, của lao động - với hình ảnh con thuyền là đại diện.
   Tác phẩm "Biển lặng)
Phải chăng, tác phẩm ảnh “Bến lặng” của NSNA Phạm Công Thắng (Hội NSNA Việt Nam) đã hàm chứa một quy luật, một tư tưởng cốt lõi: bản chất của sự sống/ cuộc sống là sự vận động. Thiên nhiên hay xã hội cũng đều như vậy. Dù có lúc chúng ta tưởng như thấy nó đứng yên! Quả là cuộc sống quanh ta vừa bình dị vừa kỳ diệu và đáng yêu đáng quý biết bao!
Người xem đối diện/ đối thoại với bức ảnh, sẽ thức dậy tính thiện, hơn thế - còn khơi sâu năng lực thẩm mỹ trong mỗi người. Tất cả như được tính toán "tỉ mỉ" đến từng chi tiết, song thực tế nhà nhiếp ảnh không bao giờ có thể chủ động xuống nước "dàn đội hình" như bức ảnh thể hiện. Mà chỉ trong một 1/60 s hoặc 1/125 s...tùy độ chập của ống kính, đã tạo nên một tác phẩm chỉ có thể nói là xuất thần! Một bến sông bình thường, ai cũng có thể bắt gặp ở bất cứ đâu dọc các con sông của nước Việt, thế nhưng vào ảnh Phạm Công Thắng đã vượt khỏi sự ghi chép bình lặng tầm thường, để cất lên tiếng nói nội tâm, vừa tĩnh tại như “tọa thiền” vừa xôn xao náo động.
Tôi muốn chia sẻ thêm: Tác giả diễn đạt bố cục của bức ảnh “Bến lặng” bằng thể loại ảnh đen trắng. Do bản thân sự vật được đưa vào khung hình hẳn cũng không có nhiều màu sắc, sự "diêm dúa" nửa vời của bức ảnh nếu thể hiện bằng ảnh màu chắc sẽ giảm hiệu quả rất nhiều! Thể loại ảnh đen trắng đã tỏ ra đắc địa trong việc cất lên tiếng nói giản dị đến tối giản của đối tượng - cảnh sắc được chụp, để chuyển tải nhiều nhất cảm xúc của con người.
Mong rằng sẽ có nhiều người xem ảnh chia sẻ với cảm nhận của tôi về một tác phẩm hay của nhà nhiếp ảnh Phạm Công Thắng.
Đinh Ngọc Diệp
Theo http://tacphammoi.net/

1 nhận xét:

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...