Bước vào năm Bính Tý
(1996), Bùi Giáng vừa tròn tuổi thất thập. Với cuộc sống lang bạt kỳ hồ, túi
vải, chân đất, lang thang giữa chợ đời, gầm cầu, hè phố, dầm mưa dãi nắng, bữa
đói bữa no gần bốn
thập niên, qua bao thăng trầm bệnh tật, vẫn còn sáng tác ở tuổi cổ lai hy, đó là một hiện tượng. Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam, Bùi Giáng để lại cho đời biết bao giai thoại, đó là một hiện tượng. Ngôn ngữ thi ca của Bùi Giáng là một hiện tượng. Hiện tượng Bùi Giáng. Bùi Giáng, nhà giáo, dịch giả, nhà văn, nhà phê bình văn học, triết học nhưng đó chỉ là quán bên đường, người bạn tri kỷ, tri bi: thi ca. NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN Bùi Giáng sinh ngày 17-12-1926 tại Vĩnh Trinh, Quảng Nam. Lúc nhỏ theo học Tiểu, Trung Học ở Hội An, Quảng Nam, rồi sau đó tiếp tục học Trung Học ở Thuận Hóa, Huế. Năm 1945 đậu bằng Thành Chung (Trung Học), ông ở trong vùng kháng chiến thuộc Liên Khu V (Nam Ngãi Bình Phú), năm 1950 ông đỗ Tú TàI II Văn Chương. Ông ra Liên Khu IV (Thanh Nghê. Bình Tri. Thiên) theo học Đại Học nhưng khi nghe viện trưởng đại học đọc diễn văn, ông bỏ ý định theo học và theo đường núi Trường Sơn trở lại cố hương. Theo lời người bào đệ, ông Bùi Vịnh, trong ngày Hội Thi Văn & Tư Tưởng Bùi Giáng ngày 21-10-1995 tại Majestic, Huntington Beach, California, Bùi Giáng "Có vợ vào lúc còn rất trẻ, sau năm 1945. Nhưng vì đi tản cư ở vào những nơi rừng thiêng nước độc, người vợ trẻ đã qua đời sau cơn bạo bệnh". Ông chung tình chung nghĩ với "mộng ban đầu", suốt nửa thế kỷ. Ôm vọng tưởng, điên loạn bởi "hồn nguyên tiêu" bao nhiêu hình ảnh mang dáng dấp của người tình muôn thuở Vào cõi thiên thu, ngôn ngữ của Bùi Giáng trở thành kỳ bí. Theo lời người em là Bùi Vịnh: "Vào tháng năm 1957, ông quyết định bỏ vùng Việt Minh trốn qua vùng Quốc Gia. Và tại Huế, ông thi lại bằng Tú Tài tương đương, rồi vào Sài Gòn ghi danh vào Đại Học Văn Khoa. Cả lần này nữa, sau khi nhìn danh sách giáo sư giảng dạy, ông đã quyết định chấm dứt việc học ở trường của mình tại đây. Ông bằt đầu việc khảo luận, sáng tác và đi dạy học ở các trường Trung học tư thục….". Ông tinh tường về Anh, Đức, Pháp và Hán văn, không biết ông theo học tiếng Anh, tiếng Đức lúc nào, nhưng khi nghiên cứu triết học Đức, thơ văn Anh Mỹ, ông dịch và viết rất tài tình. Ông có trí nhớ kỳ lạ và "trí quên" rất độc đáo. Quên của ông cũng là một hiện tượng và có lúc không biết gì cả, cùng với cử chỉ, hành động kỳ quái, người điên thời đại. Giáo sư Vũ Ký, thầy dạy của ông, trong bài "Nhớ Về Ba Người Em Lỗi Lạc" trong giai phẩm Quảng Đà 94: "Từ năm 1943 ấy, Bùi Giáng thôi học ở Hội An, rồi lui về cố hương Tô Vũ mục dương ở Trung Phước, miền rừng núi xứ Quảng. Theo nhiều người cho biết, Giáng nghêu ngao làm thơ, ca hát, điên khùng suốt năm tháng. Lúc tôi gặp lại ở Sài Gòn thì Bùi Giáng đã nghỉ dạy học tư để cầm cọ bôi mực loay hoay vẽ tranh trong căn nhà lụp xụp ở ngõ hẻm Trương Minh Giảng và Giáng cũng mới in xong mấy cuốn sách giáo khoa". "Với tất cả Bùi Giáng" của Trần Phong Giao, Bùi Giáng lập gia đình năm 18 tuổi, nhưng không được hưởng hạnh phúc bao lâu và chiến tranh và nạn lụt đã cướp mất vợ và hai đứa con thơ của ông. Đó là mốc thời gian tuổi niên thiếu của ông được đề cập qua ba người có liên quan với ông nhưng đã khác nhau. Theo sự ghi lại của " người thầy cũ và cũng là người anh" thiếu chính xác dấu ấn trong giai đoạn 9 năm "kháng chiến" đã ảnh hương sâu đậm trong cuộc đời Bùi Giáng. Ông tham gia "kháng chiến" theo Việt Minh nhưng khi đụng chạm thực tế, ông ngán ngẫm, gặp bất hạnh trong tình yêu, tâm hồn điên loạn…" Sau 3 năm "chia cằt" đất nước, phân ranh Quốc-Công, ông mới chọn lựa ranh giới giữ hai miền. Bài thơ "nỗi lòng Tô Vũ" của ông đã ghi" kỷ niệm một đoạn đường mười năm chăn dê nơi núi đồi miền Trung Việt". Không bao giờ muốn và để ai đề cập "tiểu sử", theo ông "Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây ly kỳ, và chết đi giữa cỏ cây ly kỳ, gay cấn". Tuy nhiên, công việc của nhà nghiên cứu văn học cần phải tìm hiểu chính xác, nhìn lại Văn Học Việt Nam, ông là khuôn mặt đặc biệt. Hy vọng một ngày nào đó, có được tiểu sử của ông từ tuổi thơ đến thời điểm tam thập nhi lập. Trước năm 1975, nhiều cây bút viết về tư tưởng, thơ văn Bùi Giáng nhưng không đề cập về tiểu sử nên có nhiều nghi vấn với giai thoại quanh ông. Tháng năm 1973, Mai Thảo và Nguyễn Xuân Hoàng của tờ Văn thực hiện số báo đặc biệt về thiên tài thi ca Bùi Giáng, mười câu hỏi của Nguyễn Xuân Hoàng về Bùi Giáng có tính cách khác lại và cả hai cùng hỏi và nói "chuyện rong chơi". Nhận định thơ văn của ông với Thanh Tâm Tuyền, Nam Chữ, Trần Tuấn Kiệt, Tuệ Sỹ. Có nhiều tác phẩm đề cập đến ông, điển hình như Cao Thế Dung: Văn học hiện đại, thi ca và thi nhân; Du Tử Lê: Năm sắc diện, Năm định mệnh; Tạ Tỵ: Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay; Trần Tuấn Kiệt: Thi ca Việt Nam hiện đại…. Gần hai thập niên, tác phẩm của ông có số lượng đáng kể: 1- Sách giáo khoa, luận đề (1957- 1959): Bà Huyện Thanh Quan, Lục Vân Tiên, Chinh Phụ Ngâm và Quan Âm Thị Kính, Truyện Kiều và truyện Phan Trần, Cung Oán Ngâm Khúc, Nguyễn Công trứ, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Phan Bội Châu, Chu Mạnh Trinh, Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. 2- Sách dịch: Cõi người ta của Saint Exxupéry), Trăng Tỳ Hải của Abert Camus, André Gide, Martin Heidegger, Khung cửa hẹp của André Gide, Hoa Ngõ Hạnh của Shakespeare, Bạo Chúa Caligula của Abert Camus, Ngô Nhận của Abert Camus, Con Người Phản Kháng của Abert Camus, Mùa Hè Sa Mạc của Abert Camus, Kẻ Vô Luân của André Gide, Orphelia Hamlet của Shakespeare, Hòa Âm Điền Dã của André Gide, Hoàng Tử Bé của Saint Exupéry, Mùi Hương Xuân Sằc của Gerald de Narval, Sương Bình Nguyên của các tác gia? Âu Mỹ, Kim Kiếm Điêu Linh của Ngọa Long Sinh…. 3a- Sáng tác: - Thơ: Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột, Màu Hoa Trên Ngàn, Bài Ca Quần Đảo, Sa Mạc Trường ca….. 3b-Biên khảo, tạp văn, tùy bút: Tư Tưởng Hiện Đại (bộ3 quyển), Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại (bộ 2 quyển), Sao là không có Triết học Heidegger?, Đi Vào Cõi Thơ, Thi Ca Tư Tưởng, Sa Mạc Phát Tiết, Sương Bình Nguyên, Trăng Châu Thổ, Mùa Xuân Trong Thi Ca, Mùa Thu trong thi ca, Thúy Vân-Tam Hợp Đạo Cô, Biển Đông Xe Cát, Ngày Tháng Ngao Du, Đường Đi Trong Rừng, Lờ Cố Quận, Lễ Hội Tháng Ba, Con Đường Ngã Ba…. 3c- Tại hải ngoại có 3 tuyển tập về thơ Bùi Giáng sáng tác sau năm 1975: Thơ Bùi Giáng, năm 1990, nhóm Việt Thườnhg (Canada) thực hiện gồm 200 bài thơ. Thơ Bùi Giáng, Thế Kỷ, 1994, Phạm Xuân Đài thực hiện gồm 106 bài thơ. Thơ Bùi Giáng, California, 1995, Bùi Vịnh và thân hữu thực hiện gồm 81 bài thơ, trang bìa "Thiếu nữ" do Bùi Giáng vẽ. Sau khi Bùi Giáng qua đời, có rất nhiều ấn phẩm của ông được ấn hành tại hải ngoại. Suốt bốn thập niên, Bùi Giáng đã cống hiến cho đời, cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam thật nhiều tác phẩm gồm đủ mọi thể loại. Một con người không có nơi nương tựa ổn định, thể chất gầy gò, bệnh tật, tâm tính lúc bình thường khi điên loạn mà tạo dưng kho tàng quý báu cho văn học Việt Nam, điều rất lạ, không thể hiểu được. Trích đoạn bài viết của Vương Trùng Dương Hãy cùng thưởng thức một vài bài thơ của ông, tìm hiểu con người Bùi Giáng để cảm nhận được ý thơ, văn, và tư tưởng của ông, ông sáng tạo lúc tĩnh, ngao du lúc động để mãi mãi đi tìm hình ảnh xa thẳm, mịt mù! Bữa Nay Ruộng Nhớ - Thơ Bùi giáng Bữa nay ruộng nhớ lưng trời Thông ngàn lũng ta. Núi ngồi chiêm bao Ra đi mang hận hội nào Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang CHIỀU Thơ Bùi Giáng Em ngó buổi chiều buồn quá phải Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa Tròng con mằt đã mỏi mòn có phải Sằc của trời hương của đất lưa thưa Những nhịp bước bên đường còn dội mãi, Vang về đâu không vọng lại hồi âm Của réo rằt riêng một lần mãi mãi, Gió phươngtrời ù mộng giữa hoa tâm. Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm, Em ngó mãi những chiều về trở lại Mang những gì về trong cõi trăm năm. CỎ HOA HỒN DU MỤC Thơ Bùi Giáng Nghe trời đổ lôn nguyên khê Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh Gót chân khơi rộng bóng cành Nhịp vang đầu núi vọng thành lũy siêu Thời gian chằc bước bên chiều Khóc sông bến lạ mưa chiều sớm xuân Cỏ hoa từ bỏ ruộng đồng Hồn du mục cũ xa gần hử em. Đọc thơ Bùi Giáng, nhớ những khoảnh khằc xưa với thi nhân tài hoa này ở những năm đầu thập niên 70, với những ngày " xuống đường", la cà khuôn viên Vạn Hạnh, sân chùa, quán cóc cùng người thơ Thùy Dương Tử và các bằng hữu, mà nay tin tức mờ tăm. Mượn một đoạn thơ: "Chằp tay tôi lậy ông trời Tìm người yêu giúp giùm tôi một lần" (Tìm Em, Bùi Giáng) để tặng Bùi Dã,người bạn "phu lục lộ" đầy quý mến và cũng để biểu lộnhững ngưỡng phục của tôi về những vần thơ trác tuyệt với bậc tiền bối của bạn. DT |
Nhà thơ Bùi Giáng
* Xin cho biết
vì sao nhà thơ Bùi Giáng lại có câu viết: "Tôi bỏ học, chẳng biết
chi sách vở. Chạy về quê làm thằng chăn bò. Bao nhiêu thơ làm ra, tôi âm thầm tặng
hết cho chuồn chuồn châu chấu!". Xin cho biết vài nét về nhà thơ có cuộc đời khá độc
đáo này.
Theo Báo Thanh niên thì Bùi Giáng là người
may mắn trên đường học vấn, nhưng Bùi Giáng luôn luôn phá ngang. Ông từng thú
nhận rằng mình không có ý định học lấy bằng cấp. Bỏ học, ông theo chân đàn bò
rong ruổi khắp các vùng đồi núi. Trong quãng thời gian đó, ông viết "Nỗi
lòng Tô Vũ", bài thơ chứa hàng loạt ý tưởng lạ lùng. Bùi Giáng sinh ngày 17/12/1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh
Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thân sinh của Bùi Giáng là ông Bùi Thuyên,
thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng Nam. Do người vợ chính qua đời sớm,
ông lấy người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiền. Bùi
Giáng là con thứ 2 của ông Bùi Thuyên với bà Huỳnh Thị Kiền, nhưng là con thứ 5
nếu tính tất cả các anh em. Khi vào Sài Gòn, ông được gọi theo cách gọi miền Nam
là Sáu Giáng. Bùi Giáng cũng tỏ ra thích thú với tên gọi này. Thỉnh thoảng ông
cũng tự xưng cái tên thứ đó trong những câu thơ của mình. Sau này trong một bài
thơ khá hài hước, Bùi Giáng viết: "Ủa, phải anh Sáu Giáng đó không?/ Và cô
có phải cô Bông năm nào?/ Anh còn nhớ rõ, ôi chao/ Vợ chồng tôi cũng lúc nào
nhớ anh/ Anh điên mà dzui dzẻ thập thành/ Còn chúng tôi tỉnh mà đành buồn
thiu".
Ông Bùi Văn Vịnh, người em ruột cùng cha cùng
mẹ khác của Bùi Giáng, kể lại, sau khi học xong bậc tiểu học ở trường Bảo An
tại huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, Bùi Giáng được gia đình cho ra Huế tiếp tục
học ở trường Trung học Thuận Hóa. Năm 1945, khi đang học lớp Đệ Tứ thì thời thế
thay đổi. Đại chiến thế giới thứ hai nổ ra, Nhật hất cẳng Pháp, rồi Cách mạng
Tháng Tám thành công. Nhưng sau đó ông cũng kịp đậu bằng Thành Chung. Bùi Giáng
lên đường đi theo kháng chiến. Năm 1950, khi có kỳ thi tú tài đặc biệt do Liên
khu V tổ chức, Bùi Giáng dự thi và đậu Tú tài 2 văn chương, rồi lên đường ra
Liên khu IV, tới Hà Tĩnh, để tiếp tục vào học đại học.
Từ Quảng Nam thuộc Liên khu V ra tới Hà Tĩnh
thuộc Liên khu IV phải đi bộ theo đường mòn trên núi hơn một tháng rưỡi trời.
Nhưng khi ra đến nơi, không hiểu sao ngay trong ngày khai giảng, Bùi Giáng đã
quyết định bỏ học để quay ngược trở về Quảng Nam. Bỏ học trở về nhà, ông theo
chân đàn bò rong ruổi khắp các vùng đồi núi. Sau này ông có sáng tác bài thơ
Nỗi lòng Tô Vũ in trong tập Mưa nguồn để kỷ niệm khoảng thời gian này.
Một số tài liệu cho rằng Bùi Giáng đã có
nhiều năm chăn dê, nhưng thực ra ông chỉ trải qua 2 năm chăn bò, từ 1950 đến
1952 trên vùng rừng núi Trung Phước. Có lẽ đây là quãng đời lãng mạn nhất của
ông. Ông viết: "Em nhớ hay không hồn
hoa dại cỏ/ Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya/ Vàng cao gót nai đầu buông hãi sợ/ Gió cây rung trút lá mộng tan lìa"... "Em về ngắm lá đầu cây/ Mốt mai
từ giã ngàn cây muôn vàn/ Tôi về chín suối
lang thang/ Tìm em kiếp trước theo tràng giang
trôi/ Ngổn ngang kỷ niệm nỗi đời/ Trong lồng chim hót (!) ngoài trời gió bay ... Ông
mất lúc 2 giờ chiều ngày 7-10-1998, sau một cơn tai biến mạch
máu tại bệnh viện Chợ Rẫy.
vé máy bay eva air khuyến mãi
may bay eva di my
hang may bay korean air tai tphcm
vé máy bay từ sài gòn đi mỹ
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch