Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Ba nữ Bồ tát âm thanh: Thái Thanh, Lệ Thu và Khánh Ly

Ba nữ Bồ tát âm thanh: 
Thái Thanh, Lệ Thu và Khánh Ly
Tôi có một người bạn, Anh ấy rất mê nhạc Việt Pre75. Anh ấy nói với tôi, Thái Thanh là một Bồ tát Âm thanh, Bà bố thí cho đồng bào Việt một thứ âm thanh nguyên thủy hồng hoang của Lạc của Hồng. Và anh ấy nói, còn hai nữ Bồ tát âm thanh khác nữa là Lệ Thu và Khánh ly.
Anh ấy, đã âm thầm lập nên một Ngôi đền cho ba vị Bồ tát: Thái Thanh, Lệ Thu và Khánh Ly. Ngôi đền đó:
http://aqpvn.blogspot.com
Anh ấy còn chỉ dẫn cho tôi cách nghe âm thanh thuần Việt, cách nghe âm nhạc của những Thiên thần. Ba bài viết dưới đây là của Anh ấy, tincaytinhyeu xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(1) Biết nói gì về Thái Thanh,
(2) Hỏi khán giả của Lệ Thu,
(3) Sao phải là Khánh Ly.
BIẾT NÓI GÌ VỀ THÁI THANH?
Không chỉ một người, tiếp cận “hiện tượng” Thái Thanh từ góc độ “tiểu sử” (một tiểu sử “trải dài” vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là “đất nước” VNCH trước 1975) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, đến tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca,…), đã gọi bà là tiếng “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Cũng không chỉ một người, từ góc độ “thưởng thức ca nhạc”, mệnh danh bà là “tiếng hát vượt thời gian”, “giọng ca vàng không tuổi” - chính xác là “The Ageless Golden Voice”, như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: “Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Lên Đồng”!).
Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các “âm tần cao”, và/ hay (2) không chuộng các “cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn” (gọi nôm na là “quá mùi”). Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa,…), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể “hàm hồ” được; chúng tất yếu phải “chính xác” và “xứng đáng”. Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một “đặc sản”, chỉ dành cho những kẻ “sành điệu”, đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là “đồng điệu”. Bạn sẽ nhăn mặt: “Làm gì có một đặc sản như thế”?. Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể “bịt mũi xua tay”, vẫn không hiếm người lõi đời “nghiện” nó, xem nó là “số Một”, và nó luôn là một trong những loại quả “quý và đắt nhất”. Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết “nghiện” Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)!. Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết “hát”, còn những ca sĩ khác chỉ là “phát âm một cách khổ sở”. (Tôi nhớ đến truyện biếm “TIẾNG HÁT” khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Nói về “ngôi vị” của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng “người trong giới”, đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thủa ấy - Lệ Thu. Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí: “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục!”. Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã “sửa đổi” một đôi chữ khi hát “Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?” Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận “nghiêng đầu” trước Thái Thanh.
Sự thật thì sao? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng lẫn cách hát của bà vẫn “sung mãn” và “nồng nàn dữ dội” nhất, đặc biệt với những ca khúc như:
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) “làm trò” khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào.
Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm “khẩu hình” của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng “âm”, từng “chữ” - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm (tất cả với ý thức duy nhất - và cũng cao nhất: sao cho mỗi “âm”, mỗi “chữ” được “phóng thích” chuẩn xác, sắc cạnh, mãnh liệt, và biểu cảm nhất có thể) [*]; điều đó tác động cả đến đôi mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt của người hát nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay,… của bà. Có vẻ cách “phát âm”/ “cấu âm” của Thái Thanh, bắt đầu từ “bộ máy phát âm”, đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như “đang bơi”, hay “đang bay”, (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
Để thấy/ hiểu phần nào niềm hạnh phúc của “Người Đàn Bà Hát” Thái Thanh, bạn có thể xem các clip này (và đừng quên rằng lúc ấy bà đã U70):
Và nếu muốn nghe đầy đủ hơn các bài hát của Thái Thanh, mời bạn vào: 
http://aqpvn.blogspot.co.uk/2013/05/biet-noi-gi-ve-thai-thanh.html. Trang này được mở ra không với mục đích nào khác hơn là để dành tặng cho những ai yêu mến tiếng hát Thái Thanh. (Rất tiếc là chúng tôi không thể gửi tặng nó cho người ca sĩ ấy, vì bà đã vào ở hẳn một Viện Dưỡng Lão, ở Hoa Kỳ, từ mấy năm nay rồi).
Chú thích:
[*] Không phải tình cờ mà ca sĩ được xem là hàng đầu (Việt Nam) hôm nay - Thanh Lam - cũng có cách phát âm/ cấu âm chuẩn xác, sắc cạnh, và mãnh liệt nhất so với tất cả các đồng nghiệp cùng thời! Kỹ thuật phát âm/ cấu âm phải là tiêu chí đầu tiên để đánh giá một giọng hát bất kỳ của một ngôn ngữ bất kỳ nào.
HỎI KHÁN GIẢ CỦA LỆ THU
Nếu hỏi giới showbiz Sài Gòn cũ ai là danh ca (từ nửa sau thập niên 60) có hàng trăm áo dài đẹp và vài chục đôi giày sang cùng với cát-xê “huyền thoại” - một triệu vnd (hay vài chục ký vàng 24k) một tháng, thì họ cho bạn biết ngay. Và nữa, nếu hỏi diva nào “hiếu chiến” đến mức sáng đêm còn miệt mài với cái “chiếu bạc” hay “bàn mạt chược”, thì bạn cũng không phải chờ lâu mới có giải đáp.
Tất nhiên, chỉ đùa thôi, nhưng dù thế nào, tiếp cận một nghệ sĩ từ những góc độ “phi nghệ thuật” như vậy là thiếu “nhạy cảm”?. Có chăng chỉ cần hỏi Ca sĩ nào từng được mệnh danh “Giọng Ca Vàng Ròng”, hay “Tiếng Hát Vàng Mười”, mặc dù câu trả lời sẽ vẫn thế - Lệ Thu!
Một điều thoạt có thể gây ngạc nhiên: Số người ngưỡng mộ Lệ Thu lẽ ra đã phải lớn hơn rất nhiều. Vậy, những lí do nào đã làm hạn chế số khán/thính giả tiềm năng của cô? Có thể kể: 
(1) Rất hiếm khi Lệ Thu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng - truyền thanh hay truyền hình, 
(2) Mỗi tối cô chỉ hát ở một phòng trà “độc quyền”, mà “vé vào cửa” là rất đỗi xa xỉ với hầu hết người Sài Gòn xưa, và 
(3) Đĩa hay băng (nhạc nói chung, ca khúc Lệ Thu nói riêng) đòi hỏi các thiết bị quay đĩa (tourne-disque) hoặc quay băng (magnétophone hoặc máy nghe cassette) - tất cả đều đắt, vượt quá khả năng của giới lao động bình thường. 
Kết quả là, thứ nhất, chỉ có thành phần trung lưu trở lên mới có điều kiện thưởng thức giọng hát của ca sĩ này. 
Và thứ nhì? Có nhiều ca khúc Lệ Thu hát rất xuất sắc mà lại được rất ít người - kể cả những người yêu thích tiếng hát của cô - biết đến. (Để kiểm chứng, bạn thử click vào đây: https://m.youtube.com/watch?v=ltuiywNZwCk để nghe, và trả lời: (1) “Tên bài hát?”, và (2) “Bạn đã từng nghe bài này?”)
Lệ Thu vẫn được nhắc đến như “một trong những giọng hát tình khúc hay nhất của nền tân nhạc Việt Nam”. Vâng, hầu như người ta chỉ biết tên tuổi của cô gắn liền với những tình khúc “thời chiến”:
Nước Mắt Mùa Thu Nước Mắt Mùa Thu - Lệ Thu (ASIA 69) - YouTube
Mùa Thu Chết Mùa Thu Chết - Lệ Thu - YouTube
Nửa Hồn Thương Đau Nửa Hồn Thương Đau - Lệ Thu - YouTube
Hạ Trắng Hạ Trắng - Lệ Thu - Nhac.vn
Như Cánh Vạc Bay Khánh Ly - Lệ Thu - Như Cánh Vạc Bay - YouTube
Hoài Cảm Hoài cảm (Cung Tiến) - Lệ Thu - NhacCuaTui,
Tình Khúc Thứ Nhất TÌNH KHÚC THỨ NHẤT - LỆ THU - YouTube,
Xin Còn Gọi Tên Nhau Xin còn gọi tên nhau - Lệ Thu - YouTube
Chiều Tím Chiều Tím - Lệ Thu - Nhac.vn
Giáng Ngọc Giáng Ngọc (Ngô Thụy Miên) - Lệ Thu - YouTube
Chiếc Lá Cuối Cùng Chiếc Lá Cuối Cùng - Lệ Thu - NhacCuaTui
Anh Cho Em Mùa Xuân Anh Cho Em Mùa Xuân (Thu thanh trước 1975)
Dang Dở [Tà Áo Xanh] Tà Áo Xanh - Lệ Thu - NhacCuaTui
Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay Lệ Thu - Gửi gió cho mây ngàn bay - YouTube
Lá Đổ Muôn Chiều LÁ ĐỔ MUÔN CHIỀU - LỆ THU - YouTube
Bến Xuân Bến Xuân - Lệ Thu - NhacCuaTui
Bởi những tác phẩm ấy quá phổ biến; tuy vậy, cũng ở “mảng” tình khúc này, tôi dám chắc còn không ít tuyệt phẩm do ca sĩ này hát mà bạn chưa từng biết, chẳng hạn:
Về Trên Lá Cỏ Ngậm Ngùi Lời bài hát Về Trên Cỏ Lá Ngậm Ngùi (Đinh Trầm Ca) [ nhạc...
Mái Tóc Dạ Hương Mái Tóc Dạ Hương - Lệ Thu - NhacCuaTui
Mắt Biếc Mắt biếc (Cung Tiến - Lệ Thu) - YouTube
Phượng Yêu Phượng Yêu (Phạm Duy) - Lệ Thu - YouTube
Hoa Soan Bên Thềm Cũ Hoa soan bên thềm cũ - Lệ Thu - NhacCuaTui

Mà không chỉ thế, có thể bạn cũng chưa biết: Gia tài của Lệ Thu không chỉ gồm các tình khúc “hiện đại” và “sang trọng”: Cô còn “lấn sân” qua mảng “sầu tình”, nhưng điều rất ư thú vị (và kỳ diệu nữa) là qua “bộ lọc Lệ Thu” nó bỗng dưng, chỉ trong “đường tơ kẽ tóc”, thoát khỏi thân phận “sên… sắc” để trở nên “quý phái” vô song. 
Sang Ngang Sang Ngang - Lệ Thu - NhacCuaTui
Bản Tình Cuối Bản tình cuối - Lệ Thu - NhacCuaTui
Tình Buồn Tình Buồn - Lệ Thu - NhacCuaTui
Nửa Cuộc Tình Buồn Nửa Cuộc Tình Buồn - Lệ Thu - NhacCuaTui
Sầu Lẻ Bóng Sầu Lẻ Bóng - Lệ Thu - Nhac.vn
Tình Buồn Tình Buồn - Lệ Thu - NhacCuaTui
Và cuối cùng (tạm cho là vậy), một “mảng” khác của Lệ Thu - mảng đề tài “quê hương”, “thế sự”: 
Không Ai Ngăn Nổi Lời Ca Không Ai Ngăn Nổi Lời Ca - Lệ Thu - NhacCuaTui
Tôi vừa “hỏi đố” bạn trên kia là một thí dụ - vẫn còn đang chờ được khám phá:
Vang Bóng VANG BÓNG, Lệ Thu, thu âm trước 1975 - YouTube
Tình Hoài Hương Tình Hoài Hương - Lệ Thu - Nhac.vn
Thương Quá Là Thương Thương Quá Là Thương - Lệ Thu
Lời Yêu Dấu Việt Nam Lời Yêu Dấu Việt Nam - Lệ Thu - NhacCuaTui
Mười năm tình cũ MƯỜI NĂM TÌNH CŨ - LỆ THU - YouTube
Cho Tôi được một lần Cho Tôi Được Một Lần - Lệ Thu - Nhac.vn
Ở đó, người ta phát hiện một Lệ Thu khác - “về nguồn” - “nồng nàn” và “tha thiết” khác thường. [*]
Ngày ấy, mỗi lần (rất hiếm hoi, chủ yếu chỉ trong các show của Jo Marcel và Phạm Mạnh Cương) danh ca này xuất hiện trên TV, nhiều người phải tạm bỏ dở công việc để “nghe/ ngắm” cô - không là “tuyệt sắc”, nhưng “kiêu sa mê hồn”!. Ở vũ trường, mỗi khi Lệ Thu bước ra chỗ dành cho cô, cầm lấy micro, đứng im, chuẩn bị hát, thì “mọi người dừng khiêu vũ để nghe”.
Sức hút của giọng hát này ở đâu? Ở cách nhả chữ “điêu luyện”, “chắc nịch mà êm như nhung”? Ở kiểu “ngân rung” cuối mỗi câu nghe như sóng gợn, “hút hồn”? Hay ở chất giọng “trầm ấm” mà “trang trọng”, rất “gợi cảm”? (Lệ Thu chọn hát bằng giọng “thật”, không bằng “giả thanh” - ngoại trừ ở một đôi chỗ trong các bài Bến Xuân, Đêm Đông Lạnh Lẽo, Ly Rượu Mừng, và Vọng Ngày Xanh. Phải chăng chỉ bằng giọng “thật”, ca sĩ mới có thể “hát như rót từng dòng tâm sự đến người nghe”?)
Có lẽ tất cả các nhận xét trên đều xác đáng. Quả khó tìm được ai khác hát tiếng Việt phát âm từng chữ vừa đĩnh đạc chuẩn xác vừa biểu cảm tinh tế, vừa “hiện đại” vừa “kinh điển”, như ca sĩ này. Giọng đã sẵn khỏe, mỗi lúc lên “cao trào” nghe “mãnh liệt dữ dội” (chẳng hạn ở các bài Mùa Thu Chết, Chiếc Lá Cuối Cùng, Bài Tình Buồn,… nói trên), nhưng một trong những đặc điểm quyến rũ nhất của Lệ Thu là cô không phô trương “nội lực” (điều hiển nhiên thừa mứa trong làn hơi của cô), mà bao giờ cũng mở đầu “êm khẽ dịu dàng” (nhưng dầu là “êm”, “dịu” đến đâu cũng vẫn cho thấy người hát đang “nén” làn hơi sung mãn của mình), rồi “mạnh”, “lớn” dần, để đạt đến “đỉnh”, “bùng vỡ” ở chính xác những “lúc/ nơi” cần phải “bùng vỡ” (cứ như thể do một nhạc trưởng điệu nghệ điều khiển vậy [**]), nghe rất “đắt” [***]. Người ta “hạnh phúc khi nghe Lệ Thu hát”.
Lệ Thu, cùng với Thái Thanh và Khánh Ly, đã trở thành biểu tượng, “hiện vật lịch sử” của Sài Gòn tân nhạc một thời; mỗi người trong số họ để lại hàng trăm “tác phẩm” mà họ là “đồng tác giả” (bên cạnh người viết ca khúc), góp phần giúp chúng vượt qua mọi sàng lọc nghiệt ngã của thời gian cũng như của số phận, để mãi ở lại trong lòng những người yêu nhạc Việt.
Chú thích:
[*] Để nghe đầy đủ hơn các ca khúc do Lệ Thu trình bày, bạn click vào đây http://aqpvn.blogspot.co.uk/2013/05/le-thu_24.html. Trang này để dành tặng cho những ai yêu mến tiếng hát Lệ Thu.
[**] Nhân nhắc đến “một nhạc trưởng điệu nghệ…”, tôi chợt liên tưởng và không khỏi ngạc nhiên: So với Thái Thanh và Khánh Ly, một người được đào tạo và hỗ trợ bởi môi trường sáng tác và trình diễn ca nhạc sẵn có của gia đình (nhạc sĩ Phạm Đình Chương kiêm ca sĩ Hoài Bắc, ca sĩ Hoài Trung, ca sĩ Thái Hằng, và nhạc sĩ Phạm Duy) và người kia - bởi chính tác giả các ca khúc cô thể hiện (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), thì Lệ Thu chẳng được đào tạo hay hỗ trợ bởi bất cứ một “thẩm quyền” âm nhạc nào; bởi đâu cô lại có thể đạt đến “đỉnh cao” đối lập với hai “đỉnh cao” kia? Vậy, bên cạnh sự thông minh, “trực cảm thẩm mỹ” của ca sĩ này thật đáng gờm? Điều này có thể thấy rõ nhất khi cô trình bày những “bài thơ phổ nhạc” (khi ấy, ngoài phần “nhạc”, người hát còn phải bảo toàn được giá trị (thi ca) cho phần “thơ” - tất nhiên phải giả định là “nhiệm vụ khó khăn” kia đã được người nhạc sĩ, về phần mình, chu toàn qua công đoạn “phổ nhạc” rồi). Vâng, khi nghe Lệ Thu hát Ngậm Ngùi (Huy Cận/ Phạm Duy) Ngậm Ngùi - Lệ Thu | Ca Khúc Trữ Tình Hay Nhất Lệ Thu, Suối Mơ (Văn Cao) Suối  (Văn Cao) - Lệ Thu - NhacCuaTuiKẻ Ở (Quang Dũng/ Trầm Tử Thiêng) Kẻ Ở (Mai Chị Về) - Lệ Thu - YouTube, Tình Khúc Thứ Nhất (Nguyễn Đình Toàn) TÌNH KHÚC THỨ NHẤT - LỆ THU - YouTube, Mắt Biếc (Cung Tiến) Mắt biếc (Cung Tiến - Lệ Thu) - YouTube, Kiếp Nào Có Yêu Nhau (Phạm Duy) Kiếp nào có yêu nhau - Lệ Thu - YouTube

Có cảm tưởng cô chính là “thi nhân (chi) tri kỷ”, “nhạc sĩ (chi) tri âm” vậy: Những “Nàng Thơ được/ bị hóa thân” ấy, qua Lệ Thu, lại hoàn nguyên hơi thở và nhan sắc tinh khôi của mình.
[***] Kỹ thuật “nén hơi” - “lấy hơi” - “bùng vỡ” của Lệ Thu có thể ví như cách “tiêu tiền” đích đáng và thông minh của một người thật sự giàu, có văn hóa, bản lĩnh, phong cách riêng của mình; nó rất khác với kiểu các ca sĩ hôm nay, lúc nào - kể cả lúc hát nhạc Trịnh Công Sơn - cũng tranh thủ gào thét quằn quại, chỉ cốt “khoe giọng khỏe”, mà nói cho cùng chả khác gì một “nhà giàu mới phất”, không dằn được thói vung tiền mọi nơi mọi lúc để phô trương?
SAO PHẢI LÀ KHÁNH LY?
Tên tuổi Khánh Ly gắn liền với những ca khúc Trịnh Công Sơn để trở thành “thương hiệu kép” nổi tiếng hàng đầu trong nhạc sử Việt Nam [*]. Cô vẫn được cho là “sinh ra để hát nhạc Trịnh Công Sơn”. Nhưng vì sao?
Danh ca này từng “bị tố cáo” là “không hát”, mà chỉ dùng chất giọng “sương mù lạnh ẩm” của mình để “xướng âm” theo cách “chân phương” nhất: “Không biểu cảm”, “không cao trào/ thấp trào” - “không điều chỉnh cường độ âm thanh” gì hết (khác hẳn với Thái Thanh hay Lệ Thu: “biểu cảm” phong phú, “to/ nhỏ, lên/ xuống” đúng mực - khi “êm khẽ dịu dàng”, lúc “mãnh liệt dữ dội”). Ngoài ra, giọng cô cũng bị xem là “lạnh lẽo”, “hững hờ”, và “bải hoải” (so với cái “nóng bỏng”, “da diết”, hay “sôi nổi” của hai diva kia), còn phát âm của cô thì “lười lĩnh”, “nhòe cạnh”, và “buông lỏng” (chứ không “dụng công”, “sắc bén”, và “chắc nịch” như của hai “đỉnh cao” còn lại)! Chưa hết, người ca sĩ này còn đứng yên “như pho tượng”, nét mặt cũng “như pho tượng”, chỉ hai môi là buộc phải “động đậy” [**] (trong khi Thái Thanh thường “sống động”, còn Lệ Thu cũng có “chuyển động”, tuy không nhiều). Tôi tin nếu thủ đắc được thuật “phát âm bằng bụng”, cô cũng sẵn lòng cho hai môi “bất động” ngay tức thì?!
Ấy nhưng mà, thật lạ lùng và thú vị, toàn bộ những gì Khánh Ly bị “tố cáo” hóa ra lại là những “công phu”, những “bí quyết” độc nhất vô nhị - chưa (và sẽ không) ai thực hiện thành công được như thế ngoại trừ chính cô. Thật vậy, bạn có thể “thách” bất kỳ ai khác “hát như không hát”, “biểu cảm như không biểu cảm”, nhả chữ “lạnh lẽo, hững hờ, uể oải, lười lĩnh, nhòe cạnh, buông lơi”, và đứng yên “như một pho tượng” (mà không được để cho khán/ thính giả “ngoảnh tai”, “rời mắt”, hay “dợm chân bỏ đi”, tất nhiên rồi)? Tin chắc đi: Bạn sẽ thắng cả trăm phần! Nhưng, một lần nữa, tại sao?
Vậy thì đây, vâng, lời đáp chính xác - lý do quan trọng nhất: Trên hết cả mọi thứ, chất giọng “mù sương ẩm lạnh” của người ca sĩ này không “hay”, mà là “quá hay”, “quá liêu trai”!. Phát âm/ cấu âm của cô thật “chuẩn xác”, mà cũng thật “độc đáo”, “hút hồn” - chỉ một lần nghe qua, bạn sẽ không thể quên, cũng không thể nào nhầm với ai khác nữa.
Chính Trịnh Công Sơn đã chọn Khánh Ly làm người “chuyển tải” các “thông điệp” của ông; ông biết rõ cô sẽ đáp ứng tốt nhất những “yêu cầu”, những “ý đồ nghệ thuật” của mình. “Đúng là chỉ có Khánh Ly mới thể hiện đúng tâm trạng bài hát của tôi nhất”, ông trả lời phỏng vấn. [***]
Trịnh Công Sơn được cho là đã tạo ra một “cõi ảo” với mảng “tình ca” của ông; phải chăng chỉ chất giọng “sương ẩm lạnh mù” của Khánh Ly mới có thể “ướp” cho cái “cõi” kia được nguyên vẹn “ảo” như thế (chứ nếu là “nắng” (dù có “sáng đẹp”) với “nóng” (dẫu là “ấm áp”) - như Thái Thanh hay Lệ Thu chẳng hạn - thì cái “ảo” ấy rất có thể sẽ bị làm cho “bốc hơi” đi ít nhiều)?. Còn bản thân Khánh Ly? Hẳn cô cũng phải “kềm” không cho “thân nhiệt” vượt quá cái “ngưỡng… X độ bách phân” nào đấy; bằng không, chất giọng sẽ không còn đủ “lạnh” và sẽ “làm hỏng” tất cả? Mà còn cách “kiềm nhiệt” nào hiệu quả cho bằng “cử động ít nhất có thể”?
Nhưng đâu chỉ thế? Họ Trịnh đâu chỉ có “cõi ảo” với mảng “tình ca”, ông còn một “cõi rất thật” - “Việt Nam chiến tranh” - với mảng “ca khúc da vàng”, mà ở đó, giọng ca vị “ngôn sứ” của ông dù vẫn thế - không đổi - song thay vì “ướp” cho nguyên vẹn một “cõi ảo”, thì lần này cái làn “sương lạnh ẩm mù” ấy lại chở theo “hiệu ứng” khác hẳn - “nhuốm” cho nó - cái “cõi rất thật” ấy - một “màu khăn sô”, bằng “tiếng khóc khô” của một “tử thi sống” - nghe “chai sạn”, “rã rời”, và “hoang dại”. Mà cũng vậy, chẳng có lý nào một “tử thi” lại được phép “cử động” hay “biểu cảm”?!.
Dù sao, tôi vẫn tưởng Khánh Ly - qua Trịnh Công Sơn - còn tham vọng hơn thế? Cô muốn không chỉ khẳng định một “phong cách” hay một “thái độ”, mà định hình hẳn một “loại hình nghệ thuật”, trong đó người thể hiện phải tuân thủ các đòi hỏi gần như “quy luật”, hay có thể còn hơn cả thế - như những “nghi thức” - nghiêm ngặt mà tinh vi? Bạn hãy khoan bĩu môi - tôi muốn hỏi bạn đã từng “pha/ uống trà Tàu” như nhà văn Nguyễn Tuân? Từng hiểu về “Trà Đạo” của người Nhật? Hay đã từng xem “tuồng Nô” (cũng của người Nhật, ở đấy diễn viên không được phép “để lộ facial expression” nào)? Hay, tốt hơn, bạn có từng nghe/ nhìn “ca Trù Bắc Bộ”? [****]
Thế thì, Khánh Ly - với nhạc Trịnh Công Sơn - không chỉ là một “giọng hát”, mà còn là một “phong cách”, một “thái độ” trình diễn; qua đó, một “loại hình nghệ thuật mới” được thiết lập? Lười chữ và nghèo liên tưởng nhất, tôi chỉ gọi nó là “ca Trù Sài Gòn - ca Trù Khánh Ly/ Trịnh Công Sơn”.
Hôm nay, nhiều ca sĩ khác cũng hát nhạc của họ Trịnh (tất nhiên với “phong cách” và “thái độ” riêng của mỗi người, và cũng chưa hẳn đã là“dở”), chỉ có điều không ai “biết đứng yên” để hát loại “ca Trù” mới này, cũng không ai có thể trả lại cho cả “cõi ảo” lẫn “cõi rất thật” của ông cái “ẩm lạnh mù sương”, nguyên sơ và “huyền thoại”, như Khánh Ly đã làm ngày ấy nữa.
Chú thích:
[*] Trong số các bài hát của Khánh Ly ở http://aqpvn.blogspot.co.uk/2013/05/sao-phai-la-khanh-ly.html này, tác phẩm của Trịnh Công Sơn chiếm chủ yếu. Không phải vì cô không hát nhạc ai khác, càng không phải cô hát những “người ấy” không hay, mà chỉ bởi cô không phải là người hát “hay nhất” những bài của họ, và chỉ vậy.

[**] Như trong hai clip này: Ru ta ngậm ngùiĐêm cuối cùng.
Ru Ta Ngậm Ngùi - Khánh Ly - Nhac.vn
Đêm Cuối Cùng - Khánh Ly - Nhac.vn
[***] Điều này không có nghĩa Khánh Ly luôn luôn hát “hay nhất” các bài hát của Trịnh Công Sơn. Chính ông cũng xác nhận, với “Hạ Trắng” Hạ Trắng (Trịnh Công Sơn) - Khánh Ly - YouTube và “Xin Mặt Trời Ngủ Yên” Xin Mặt Trời Ngủ Yên - Khánh Ly - Nhac.vn thì Lệ Thu là vô địch (ấy là ông quên chưa kể các bài “Như Cánh Vạc Bay” Như Cánh Vạc Bay - Khánh Ly - Nhac.vn và “Biển Nh” Biển Nhớ - Khánh Ly - Trịnh Công Sơn - YouTube, mà Lệ Thu đã làm cho rất “lộng lẫy” sau đó?), còn với “Lời Buồn Thánh” Lời Buồn Thánh - Khánh Ly - Nhac.vn thì phải là ca sĩ Bạch Yến.
[****] Được biết vào khoảng những năm cuối thập niên 90 (thế kỷ trước), có đoàn nghiên cứu văn hóa của Đức đến Hà Nội, nhân dự buổi “giao lưu” có tiết mục “ca Trù”, đã (nhỏ nhẹ) nhận xét: Hình như đây không phải là Ca Trù “chính thống” của quý vị? Bởi họ thấy các “nghệ nhân” cứ “lúng la lúng liếng”, “đong đa đong đưa”…, mà theo chỗ họ hiểu về loại hình nghệ thuật (quý hóa) này của Việt Nam, thì các “đào nương” phải “đứng hoặc ngồi nghiêm”, “nét mặt cũng nghiêm”!. Song “chủ nhà” có cho vàng cũng chả dám thú thật với “khách quý” rằng thì là vâng ạ, quả đấy là “hàng giả” - chả là các em văn công gái “đóng thế vai” - để “phục vụ nóng” cho “yêu cầu giao lưu tại chỗ”, chứ biết đào đâu ra “hàng thật” - là thứ đã kịp tuyệt chủng từ thời “Cải cách ruộng đất” - bây giờ?.
3.11.2014
Minh Đạt
Theo https://tincaytinhyeu.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thi sĩ thiêng liêng - Peota Sacer

  Thi sĩ thiêng liêng - Peota  Sacer Nhìn lại khoảng hai trăm năm gần đây của lịch sử có thể thấy nỗi lo âu theo kiểu cảm giác xa lạ của c...