1. Lễ tế Nam Giao cuối cùng dự báo
'điềm trời'
Lễ tế Nam Giao là một phong tục nhiều người biết đến. Thế
nhưng lễ tế quan trọng bậc nhất đất nước thời phong kiến này, qua lời kể của
chính một vị vua, thì có lẽ Bảo Đại là người nói đến đầu tiên.
Lễ tế Nam Giao năm 1933 do vua Bảo Đại làm
chủ tế, diễn ra
trong hai ngày 15 - 16/3/1933
Cuộc tế lễ không dính líu đến tôn giáo nào
“Khi đức tiên đế tôi là Hoàng đế Gia Long khôi phục được sơn hà, Ngài liền giữ đúng mỹ tục cổ hàng ngàn năm, đã quyết định đặt ra một buổi tế, để tạ ơn Trời Đất đã ban ơn cho khắp thần dân, cứ mỗi năm phải tế một lần, gọi là tế Nam Giao. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, tế Nam Giao được rút xuống còn ba năm một lần.
Tế này chỉ dành riêng cho Hoàng đế, vốn kiêm nhiệm luôn chức vụ Đại giáo chủ để đứng trung gian giữa Thượng đế và con người, và Hoàng đế đại diện cho khắp cả thần dân.
Việc tế lễ này không liên quan gì đến Phật giáo hay việc thờ cúng gia tiên, cũng không dính líu gì đến những nghi thức về tôn giáo nào từng có ở Việt Nam. Thật sự, theo đúng tinh thần của cuộc tế, đây là việc cúng tế nằm trong triều chính, do nhà vua đặt ra, để tỏ sự tôn sùng đối với Ngọc hoàng Thượng đế, cai quản chư thần, đồng thời mang một hình thái cầu xin xá tội của bậc Hoàng đế, xin Đức Ngọc hoàng đại xá cho những lỗi lầm đã trót mắc phải. Vì vậy, cuộc tế lễ phải tỏ ra đồ sộ và vô cùng trọng thể.
Ngày tế được công bố trước ba tháng. Hoàng đế ra chỉ dụ và do Tào Khâm thiên giám đã chọn được ngày trước.
“Khi đức tiên đế tôi là Hoàng đế Gia Long khôi phục được sơn hà, Ngài liền giữ đúng mỹ tục cổ hàng ngàn năm, đã quyết định đặt ra một buổi tế, để tạ ơn Trời Đất đã ban ơn cho khắp thần dân, cứ mỗi năm phải tế một lần, gọi là tế Nam Giao. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, tế Nam Giao được rút xuống còn ba năm một lần.
Tế này chỉ dành riêng cho Hoàng đế, vốn kiêm nhiệm luôn chức vụ Đại giáo chủ để đứng trung gian giữa Thượng đế và con người, và Hoàng đế đại diện cho khắp cả thần dân.
Việc tế lễ này không liên quan gì đến Phật giáo hay việc thờ cúng gia tiên, cũng không dính líu gì đến những nghi thức về tôn giáo nào từng có ở Việt Nam. Thật sự, theo đúng tinh thần của cuộc tế, đây là việc cúng tế nằm trong triều chính, do nhà vua đặt ra, để tỏ sự tôn sùng đối với Ngọc hoàng Thượng đế, cai quản chư thần, đồng thời mang một hình thái cầu xin xá tội của bậc Hoàng đế, xin Đức Ngọc hoàng đại xá cho những lỗi lầm đã trót mắc phải. Vì vậy, cuộc tế lễ phải tỏ ra đồ sộ và vô cùng trọng thể.
Ngày tế được công bố trước ba tháng. Hoàng đế ra chỉ dụ và do Tào Khâm thiên giám đã chọn được ngày trước.
Kiệu vua được 6 - 8 người khiêng, che hai chiếc tán lớn,
một
vị đại thần đi phò giá, hai hàng võ quan đi sát hai bên
Lời cáo tri được một viên quan đại thần tuyên đọc không phải
cho thần dân, mà để báo cho các vị Thần linh. Hai tuần lễ trước ngày tế, sẽ cáo
tri với các đấng Tiên đế để cung nghinh các ngài về dự lễ.
Thế rồi, một sắc chỉ của Hoàng đế được ban bố vào ba ngày trước hôm tế, để nhắc nhở các người dự tế, phải trai giới và dọn mình cho thật thanh khiết.
Việc trai giới đó rất quan trọng. Để nhắc nhở nhà vua một cách cụ thể, trước đó bốn ngày, người ta mang một tượng bằng đồng, gọi là đồng nhân, rước đến cung điện của vua, để ngày đêm vua trông thấy vị thần tượng trưng cho trong sạch và chay tịnh này, hầu giữ mình cũng y như vậy.
Đúng hôm tế, mới 8h sáng, khi súng thần công báo hiệu mở đầu, một đám rước đang tụ tập sẵn ở điện Cần Chánh, được khởi hành rất nghiêm chỉnh ra đàn tế ở phía nam thành phố.
Đám rước chia làm ba đoạn, mỗi đoạn tương đương với một quân đoàn gọi là tiền quân, trung quân và hậu quân. Thoạt đầu là một hàng voi choàng đầy phẩm phục rất lộng lẫy, có một người quản tượng và một vị quan ngồi, có lọng che. Theo sau là đủ hạng nhạc công, mang các trống chiêng, các đồ nghi trượng, như loa đồng, cờ xí, hương án, tàn lọng và nhạc cụ.
Trung quân là nơi quan trọng nhất. Ngoài các phần việc, còn có lính thị vệ mang hèo và trượng là các loại vũ khí chỉ huy và hộ vệ, mang kiếm của vua và các tinh kỳ riêng biệt. Sau đó là nhóm vác cờ, thuộc các cờ biểu tượng của Thiên đình như cờ Đại hùng tinh, cờ Nhật/ Nguyệt, và cờ ngũ hành thuộc về Dịch lý.
Vua ngồi trong chiếc ngự liễn sơn son thếp vàng đi ở giữa, xung quanh có các kiệu của các hoàng thân dòng huyết mạch, có các kỵ sĩ và các phường tuồng xênh xang bao quanh. Ngự liễn của vua được sáu người khiêng, che hai chiếc tán lớn, một vị đại thần đi phò giá, và hai hàng võ quan đi sát hai bên. Lính ngự lâm và cung thủ đi hộ vệ. Sau đó đến các xe tay kéo các vị thượng thư và các quan dự tế.
Hậu quân thì không mấy long trọng. Đó là hàng quân những người mang các nhạc khí như nhạc bát âm, một chiếc chuông lớn, 12 chiếc lục lạc nhỏ, một trống cái bằng gỗ, một trống cái lớn, gọi là đại cổ, để trên một giá trống thật lớn, 12 chiếc khánh đá, mỗi chiếc có một tiếng vang cao thấp khác nhau, một chiếc sáo lớn để trưng bày, một chiếc cổ cầm thật lớn. Nhiều phường chèo nhảy nhót làm trò khép hậu. Chúng mang rìu và mộc như chiến sĩ đi hộ vệ. Hai con voi khoác vải vóc lộng lẫy đi sau cùng đám rước.
Đêm “tự giam mình” của vua trước lễ tế
Đám rước đi thật thong thả, và gồm khoảng trên hai ngàn người, mất nhiều giờ để đi trong thành phố, trước khi đến đàn tế Nam Giao. Đàn tế ở giữa nhiều đồi núi, trên có cây thông, nằm hướng chiều Bắc Nam và có bốn vòng đai lồng vào nhau. Toàn thể được bao bọc bằng một bức tường gạch, chiều dài 390m Bắc chí Nam và chiều ngang 265m từ Đông sang Tây.
Hàng rào thứ hai hình vuông, mỗi chiều 165m, và hàng rào thứ ba cũng tính hình vuông mỗi chiều 85m. Đây được gọi là bàn thờ Đất. Cuối cùng trèo lên quãng mươi mười hai nấc thì đến một khu hình tròn đường kính 42m, gọi là bàn thờ trời. Ở giữa có lợp một chiếc lều vải rộng, bằng vóc màu xanh để tượng trưng cho trời.
Đám rước hàng ngàn người thu hút sự chú ý của dân chúng
Mỗi hàng rào đều có bốn cửa ngoảnh theo phương hướng gọi là tứ phương Đông Nam Tây Bắc. Phương Nam có ba cổng ra vào, xây bằng gạch. Cửa chính giữa dành cho các bậc thần linh, cửa bên hữu dành cho Hoàng đế. Mỗi cửa đều có chiếc bình phong cốt để ngăn chặn tà thần.
Khi đám rước đến đàn tế, thì đã sang giờ Ngọ. Hoàng đế được đưa đến phía Tây Nam của đàn tế, vào một cung gọi là Trai cung, túc cung của trai giới và chay tịnh. Hoàng đế nghỉ ở đó một đêm, để suy tưởng hầu như đơn độc chỉ có một mình.
Đến đúng hôm cúng tế, mới 2h sáng, đại kỳ được kéo lên. Thật lạ lùng, dù cho đêm trước hay ngày hôm trước có mưa, thì hôm nay trời quang mây tạnh trong suốt buổi lễ. Tôi rời khỏi Trai cung, lên kiệu và vào cửa Tây, ở đó tôi đi bộ leo lên đàn về phía phải, và do cửa Nam tiến vào, và dừng lại một nơi gọi là Mục dục để làm lễ rửa tay.
Nhiều bó đuốc thắp sáng ở bốn góc của đàn tế. Về góc Đông Nam có một đám lửa thiêu lớn, đây là nơi làm lễ tam sinh, gọi là thần trù (tức nhà bếp của chư thần), trên đó có thiêu cả một con nghé, do bọn phần việc phải nhóm lửa luôn tay cho cháy thật to.
Trên tất cả các bàn thờ, những cây nến khổng lồ, cao cả thước tây, cháy sáng rực khắp nơi, ngọn nến to bằng nắm tay. Bóng tối đã lui vào các bụi hốc sâu thẳm bao quanh bàn tế. Trong ánh lửa bập bùng, nhạc bát âm hòa nhịp làm con người bị say sưa quyến rũ vào một cõi u minh bát ngát tôn thờ.
Bí mật nội dung bài tế chỉ nhà vua biết
Kể từ lúc ấy, tất cả mọi cử động của tôi đều phải đưa vào đúng nhịp, sao cho hòa động với các viên bồi tế. Chân tôi khi tiến, khi thoái, phải theo một hình vẽ vô hình, cho đúng nghi thức, theo tiếng xướng của viên lễ sinh.
Vẫn bằng cửa Nam, tôi tiến vào bàn thờ Đất. Ở giữa khu này, có dựng một chiếc lều bằng vóc vàng, gọi là “nhà vàng”, có đặt một hương án xếp đầy lễ vật. Hai bên có tám án hương thờ các vị thần linh là:
Dương quan tinh tú thần (Thần Mặt Trời và các vì sao).
Phong vũ vân lôi thần (tức Thần Gió, Mưa, Mây, Sấm).
Binh tướng nguyệt đức thần (Thần Mặt Trăng và Quân đội).
Sơn hài hà hồ thần (tứu Thần Núi, Bể, Sông, Hồ).
Bình nguyên phì địa thần (tức Thần của các Đồng bằng và màu mỡ).
Dạ quang thần (Thần ban đêm).
Du thần (Các Thần có ảnh hưởng đối với trái đất và con người).
Khi tôi vào trước bàn thờ Đất, sẽ đốt to ngọn lửa thiêu con nghé, còn lông nghé và huyết nó thì được chôn xuống đất, để cúng dâng cho Đất. Tôi châm nhang. Các viên bồi tế liền khấn vái cất cao giọng tụng bài Thái hòa để ca tụng sự thái bình, an lạc.
Thế rồi, một sắc chỉ của Hoàng đế được ban bố vào ba ngày trước hôm tế, để nhắc nhở các người dự tế, phải trai giới và dọn mình cho thật thanh khiết.
Việc trai giới đó rất quan trọng. Để nhắc nhở nhà vua một cách cụ thể, trước đó bốn ngày, người ta mang một tượng bằng đồng, gọi là đồng nhân, rước đến cung điện của vua, để ngày đêm vua trông thấy vị thần tượng trưng cho trong sạch và chay tịnh này, hầu giữ mình cũng y như vậy.
Đúng hôm tế, mới 8h sáng, khi súng thần công báo hiệu mở đầu, một đám rước đang tụ tập sẵn ở điện Cần Chánh, được khởi hành rất nghiêm chỉnh ra đàn tế ở phía nam thành phố.
Đám rước chia làm ba đoạn, mỗi đoạn tương đương với một quân đoàn gọi là tiền quân, trung quân và hậu quân. Thoạt đầu là một hàng voi choàng đầy phẩm phục rất lộng lẫy, có một người quản tượng và một vị quan ngồi, có lọng che. Theo sau là đủ hạng nhạc công, mang các trống chiêng, các đồ nghi trượng, như loa đồng, cờ xí, hương án, tàn lọng và nhạc cụ.
Trung quân là nơi quan trọng nhất. Ngoài các phần việc, còn có lính thị vệ mang hèo và trượng là các loại vũ khí chỉ huy và hộ vệ, mang kiếm của vua và các tinh kỳ riêng biệt. Sau đó là nhóm vác cờ, thuộc các cờ biểu tượng của Thiên đình như cờ Đại hùng tinh, cờ Nhật/ Nguyệt, và cờ ngũ hành thuộc về Dịch lý.
Vua ngồi trong chiếc ngự liễn sơn son thếp vàng đi ở giữa, xung quanh có các kiệu của các hoàng thân dòng huyết mạch, có các kỵ sĩ và các phường tuồng xênh xang bao quanh. Ngự liễn của vua được sáu người khiêng, che hai chiếc tán lớn, một vị đại thần đi phò giá, và hai hàng võ quan đi sát hai bên. Lính ngự lâm và cung thủ đi hộ vệ. Sau đó đến các xe tay kéo các vị thượng thư và các quan dự tế.
Hậu quân thì không mấy long trọng. Đó là hàng quân những người mang các nhạc khí như nhạc bát âm, một chiếc chuông lớn, 12 chiếc lục lạc nhỏ, một trống cái bằng gỗ, một trống cái lớn, gọi là đại cổ, để trên một giá trống thật lớn, 12 chiếc khánh đá, mỗi chiếc có một tiếng vang cao thấp khác nhau, một chiếc sáo lớn để trưng bày, một chiếc cổ cầm thật lớn. Nhiều phường chèo nhảy nhót làm trò khép hậu. Chúng mang rìu và mộc như chiến sĩ đi hộ vệ. Hai con voi khoác vải vóc lộng lẫy đi sau cùng đám rước.
Đêm “tự giam mình” của vua trước lễ tế
Đám rước đi thật thong thả, và gồm khoảng trên hai ngàn người, mất nhiều giờ để đi trong thành phố, trước khi đến đàn tế Nam Giao. Đàn tế ở giữa nhiều đồi núi, trên có cây thông, nằm hướng chiều Bắc Nam và có bốn vòng đai lồng vào nhau. Toàn thể được bao bọc bằng một bức tường gạch, chiều dài 390m Bắc chí Nam và chiều ngang 265m từ Đông sang Tây.
Hàng rào thứ hai hình vuông, mỗi chiều 165m, và hàng rào thứ ba cũng tính hình vuông mỗi chiều 85m. Đây được gọi là bàn thờ Đất. Cuối cùng trèo lên quãng mươi mười hai nấc thì đến một khu hình tròn đường kính 42m, gọi là bàn thờ trời. Ở giữa có lợp một chiếc lều vải rộng, bằng vóc màu xanh để tượng trưng cho trời.
Đám rước hàng ngàn người thu hút sự chú ý của dân chúng
Mỗi hàng rào đều có bốn cửa ngoảnh theo phương hướng gọi là tứ phương Đông Nam Tây Bắc. Phương Nam có ba cổng ra vào, xây bằng gạch. Cửa chính giữa dành cho các bậc thần linh, cửa bên hữu dành cho Hoàng đế. Mỗi cửa đều có chiếc bình phong cốt để ngăn chặn tà thần.
Khi đám rước đến đàn tế, thì đã sang giờ Ngọ. Hoàng đế được đưa đến phía Tây Nam của đàn tế, vào một cung gọi là Trai cung, túc cung của trai giới và chay tịnh. Hoàng đế nghỉ ở đó một đêm, để suy tưởng hầu như đơn độc chỉ có một mình.
Đến đúng hôm cúng tế, mới 2h sáng, đại kỳ được kéo lên. Thật lạ lùng, dù cho đêm trước hay ngày hôm trước có mưa, thì hôm nay trời quang mây tạnh trong suốt buổi lễ. Tôi rời khỏi Trai cung, lên kiệu và vào cửa Tây, ở đó tôi đi bộ leo lên đàn về phía phải, và do cửa Nam tiến vào, và dừng lại một nơi gọi là Mục dục để làm lễ rửa tay.
Nhiều bó đuốc thắp sáng ở bốn góc của đàn tế. Về góc Đông Nam có một đám lửa thiêu lớn, đây là nơi làm lễ tam sinh, gọi là thần trù (tức nhà bếp của chư thần), trên đó có thiêu cả một con nghé, do bọn phần việc phải nhóm lửa luôn tay cho cháy thật to.
Trên tất cả các bàn thờ, những cây nến khổng lồ, cao cả thước tây, cháy sáng rực khắp nơi, ngọn nến to bằng nắm tay. Bóng tối đã lui vào các bụi hốc sâu thẳm bao quanh bàn tế. Trong ánh lửa bập bùng, nhạc bát âm hòa nhịp làm con người bị say sưa quyến rũ vào một cõi u minh bát ngát tôn thờ.
Bí mật nội dung bài tế chỉ nhà vua biết
Kể từ lúc ấy, tất cả mọi cử động của tôi đều phải đưa vào đúng nhịp, sao cho hòa động với các viên bồi tế. Chân tôi khi tiến, khi thoái, phải theo một hình vẽ vô hình, cho đúng nghi thức, theo tiếng xướng của viên lễ sinh.
Vẫn bằng cửa Nam, tôi tiến vào bàn thờ Đất. Ở giữa khu này, có dựng một chiếc lều bằng vóc vàng, gọi là “nhà vàng”, có đặt một hương án xếp đầy lễ vật. Hai bên có tám án hương thờ các vị thần linh là:
Dương quan tinh tú thần (Thần Mặt Trời và các vì sao).
Phong vũ vân lôi thần (tức Thần Gió, Mưa, Mây, Sấm).
Binh tướng nguyệt đức thần (Thần Mặt Trăng và Quân đội).
Sơn hài hà hồ thần (tứu Thần Núi, Bể, Sông, Hồ).
Bình nguyên phì địa thần (tức Thần của các Đồng bằng và màu mỡ).
Dạ quang thần (Thần ban đêm).
Du thần (Các Thần có ảnh hưởng đối với trái đất và con người).
Khi tôi vào trước bàn thờ Đất, sẽ đốt to ngọn lửa thiêu con nghé, còn lông nghé và huyết nó thì được chôn xuống đất, để cúng dâng cho Đất. Tôi châm nhang. Các viên bồi tế liền khấn vái cất cao giọng tụng bài Thái hòa để ca tụng sự thái bình, an lạc.
Một đội tượng binh nhà Nguyễn
Sau khi vái tạ các thần, tôi bước lên ngôi đền thờ Trời, ở mô
đất tròn chính giữa. Đây có hương án thờ Đức Ngọc hoàng Thượng đế. Tôi dâng ngọc
ngà, vóc lụa. Sau đó rót rượu cúng để lên bàn thờ cùng với các lễ vật khác.
Trong khi đó, kẻ hầu cận mang đến một chiếc khay đựng thịt tam sinh (thịt nghé,
thịt heo và thịt dê), cũng được đặt lên bàn thờ.
Đây là lúc quan trọng nhất. Các lễ sinh xướng phủ phục, tôi và các bồi tế đều phải quỳ cả xuống. Một viên quan đại thần đến trước hương án, lấy một bài văn tế do tôi đứng chủ tế. Ông ta quỳ xuống và tiến quỳ vào trước mặt tôi, và đây là giờ hành lễ tế. Tất cả đều im bặt.
Bài văn tế do cơ quan trong Nội các viết, nhưng có một khoảng trống ở phía trên, để dành riêng cho tôi, vì chỉ có một mình tôi biết. Chỗ này, tôi sẽ viết dưới hình thức những danh hiệu riêng của từng vị tiên đế, có thêm những đức tính và những thành tích của các Ngài khi còn sinh tiền.
Im lặng hoàn toàn, chỉ có tiếng nến cháy xèo xèo. Viên quan đọc văn tế cất tiếng ê a đọc (giọng văn tế):… “Nhân dịp đầu xuân về, giang sơn tô thắm, cây cỏ tốt tươi, người vật tràn trề nhựa sống, hạ thần thay mặt toàn thể thần dân, cùng các triều thần, hạ thần xin kính dâng lên Đức Chúa tể muôn loài cảu cõi Trời và cõi Đất, lễ vật tam sinh, ngọc ngà, tơ lụa, gạo rượu, hương hoa phẩm vật”...
Sau khi khấn vái xong, tôi phải rót rượu hai lần để cúng. Mỗi lần, tôi bưng một cốc rượu bằng hai tay, nâng cao ngang trán, và vái ba vái.
Sau đó, các viên bồi tế được chia nhau uống rượu này, và ăn phần tế ngay lúc ấy, gọi là được ban lộc Trời. Họ cũng đặt vào một chiếc khay một phần tế, để mang về cung dành cho tôi. Những phẩm vật nào không được phân chia, thì cùng với bài văn tế được đốt ở trong một cái chuông đồng. Không để sót vật gì còn lại.
Đây là lúc quan trọng nhất. Các lễ sinh xướng phủ phục, tôi và các bồi tế đều phải quỳ cả xuống. Một viên quan đại thần đến trước hương án, lấy một bài văn tế do tôi đứng chủ tế. Ông ta quỳ xuống và tiến quỳ vào trước mặt tôi, và đây là giờ hành lễ tế. Tất cả đều im bặt.
Bài văn tế do cơ quan trong Nội các viết, nhưng có một khoảng trống ở phía trên, để dành riêng cho tôi, vì chỉ có một mình tôi biết. Chỗ này, tôi sẽ viết dưới hình thức những danh hiệu riêng của từng vị tiên đế, có thêm những đức tính và những thành tích của các Ngài khi còn sinh tiền.
Im lặng hoàn toàn, chỉ có tiếng nến cháy xèo xèo. Viên quan đọc văn tế cất tiếng ê a đọc (giọng văn tế):… “Nhân dịp đầu xuân về, giang sơn tô thắm, cây cỏ tốt tươi, người vật tràn trề nhựa sống, hạ thần thay mặt toàn thể thần dân, cùng các triều thần, hạ thần xin kính dâng lên Đức Chúa tể muôn loài cảu cõi Trời và cõi Đất, lễ vật tam sinh, ngọc ngà, tơ lụa, gạo rượu, hương hoa phẩm vật”...
Sau khi khấn vái xong, tôi phải rót rượu hai lần để cúng. Mỗi lần, tôi bưng một cốc rượu bằng hai tay, nâng cao ngang trán, và vái ba vái.
Sau đó, các viên bồi tế được chia nhau uống rượu này, và ăn phần tế ngay lúc ấy, gọi là được ban lộc Trời. Họ cũng đặt vào một chiếc khay một phần tế, để mang về cung dành cho tôi. Những phẩm vật nào không được phân chia, thì cùng với bài văn tế được đốt ở trong một cái chuông đồng. Không để sót vật gì còn lại.
Thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại
Khói lửa đã mang hương vị này để dâng cúng lên các thần linh ở
cõi âm. Tôi quay lại nhìn vào chiếc chuông đang đốt các đồ cúng lễ còn đang
cháy. Lúc đó các Thần linh đã trở gót về bên kia thế giới. Viên quan bồi tế xướng
lễ tất. Tôi liền bước xuống ra khỏi bàn thờ Trời, rồi ra khỏi đàn tế. Ở đây đã
có chiếc kiệu khiêng tôi về Trai cung. Ở ngoài sân, các quan và các hoàng thân
cùng huyết thống cũng như các vị thượng thư, và các viên quan võ, đầu phủ phục
và chúc tôi đã hoàn tất cuộc tế.
Thế rồi, đám rước lại bắt đầu như lúc ra đi, để trở về hoàng cung. Suốt dọc đường, dân chúng đứng xem đông nghịt. Chín phát súng thần công nổ vang báo hiệu sự hồi cung của tôi.
Cuộc tế lễ cuối cùng
Năm 1953, lẽ ra phải tổ chức lễ tế Nam Giao. Đức bà Từ Cung Thái hậu vẫn liên lạc với các nhà chiêm tinh cũ của triều đình, nên báo cho tôi biết ngày giờ thuận tiện để làm lễ. Lúc ấy, tôi đang ở Ban Mê Thuột, nên định rằng sẽ cử hành buổi tế ngay tại chỗ, vì con đâu cha mẹ đấy, theo phong tục Việt Nam.
Nơi đất được chọn là làng Boun Trap, cách xa Ban Mê Thuột hơn 10km, trên đường ra hồ và ở cửa rừng. Tôi cho đem đàn voi của tôi đến, độ 20 con to lớn đồ sộ, tập trung thành vòng tròn, để như là dâng buổi tế sống vậy.
Mỗi con vật đó, có một tiểu sử ly kỳ. Trong bọn này, đặc biệt có con gọi là Buôn Con, là con voi đực cao tới 3m. Khi tôi tới Buôn Đôn, viên chủ làng cho tôi mượn con voi này để đi săn. Đó là con vật giá trị nhất của ông ta. Thấy con vật cực kỳ tinh khôn, tôi đề nghị bán lại cho tôi, nhưng ông ta từ chối và kêu lên: “Người ta có thể lấy vợ tôi, lấy con gái tôi nhưng không lấy được voi của tôi...”.
Cuối cùng với sự hỗ trợ của viên công sứ sở tại, sau khi tổ chức nhiều buổi hội hè, viên tù trưởng mềm lòng và bằng lòng bán lại cho tôi. Những quản tượng Tây Nguyên đã đưa nó đến kho sưu tập thú rừng của tôi ở Quảng Trị. Khi đến gần Cam Lộ, họ liền trao cho các quản tượng miền Trung, và con voi kiêu hãnh này tòng phục ngay. Tôi cưỡi nó hàng tuần.
Theo gương của các tay săn bắn, thà chết đói còn hơn trồng một cây lúa, Buôn Con cũng từ chối làm việc, kể cả việc đi lấy thức ăn. Tôi phải đưa từ Huế ra một con voi cái, để gom góp đồ ăn lại cho nó. Buôn Con chấp nhận và ăn.
Thế rồi, đám rước lại bắt đầu như lúc ra đi, để trở về hoàng cung. Suốt dọc đường, dân chúng đứng xem đông nghịt. Chín phát súng thần công nổ vang báo hiệu sự hồi cung của tôi.
Cuộc tế lễ cuối cùng
Năm 1953, lẽ ra phải tổ chức lễ tế Nam Giao. Đức bà Từ Cung Thái hậu vẫn liên lạc với các nhà chiêm tinh cũ của triều đình, nên báo cho tôi biết ngày giờ thuận tiện để làm lễ. Lúc ấy, tôi đang ở Ban Mê Thuột, nên định rằng sẽ cử hành buổi tế ngay tại chỗ, vì con đâu cha mẹ đấy, theo phong tục Việt Nam.
Nơi đất được chọn là làng Boun Trap, cách xa Ban Mê Thuột hơn 10km, trên đường ra hồ và ở cửa rừng. Tôi cho đem đàn voi của tôi đến, độ 20 con to lớn đồ sộ, tập trung thành vòng tròn, để như là dâng buổi tế sống vậy.
Mỗi con vật đó, có một tiểu sử ly kỳ. Trong bọn này, đặc biệt có con gọi là Buôn Con, là con voi đực cao tới 3m. Khi tôi tới Buôn Đôn, viên chủ làng cho tôi mượn con voi này để đi săn. Đó là con vật giá trị nhất của ông ta. Thấy con vật cực kỳ tinh khôn, tôi đề nghị bán lại cho tôi, nhưng ông ta từ chối và kêu lên: “Người ta có thể lấy vợ tôi, lấy con gái tôi nhưng không lấy được voi của tôi...”.
Cuối cùng với sự hỗ trợ của viên công sứ sở tại, sau khi tổ chức nhiều buổi hội hè, viên tù trưởng mềm lòng và bằng lòng bán lại cho tôi. Những quản tượng Tây Nguyên đã đưa nó đến kho sưu tập thú rừng của tôi ở Quảng Trị. Khi đến gần Cam Lộ, họ liền trao cho các quản tượng miền Trung, và con voi kiêu hãnh này tòng phục ngay. Tôi cưỡi nó hàng tuần.
Theo gương của các tay săn bắn, thà chết đói còn hơn trồng một cây lúa, Buôn Con cũng từ chối làm việc, kể cả việc đi lấy thức ăn. Tôi phải đưa từ Huế ra một con voi cái, để gom góp đồ ăn lại cho nó. Buôn Con chấp nhận và ăn.
Đám rước hồi cung
Nhưng voi cái lợi dụng lúc đi tìm thức ăn để lảng xa ra và chạy
trốn. Có đến sáu lần như vậy. Cứ mỗi lần bỏ chạy Buôn Con phải cùng viên quản
tượng đi tìm, đưa về đoàn. Đến lần thứ bảy, viên quản tượng lại đi tìm, khi bắt
được con voi cái vô kỷ luật này thì bị nó quật chết tươi.
Buôn Con nghe được đủ mọi thứ tiếng thiểu số, tiếng Việt Nam và cả tiếng Pháp. Nó rất quen thuộc các động tác của tôi, để mỗi khi đi săn thì bao giờ cũng ngừng lại cách con mồi độ 40 thước, để tôi có thể bắn với độ hữu hiệu nhất.
Một hôm, có con hổ nhảy lên lưng nó từ phía sau và cào nó rất sâu. Vết thương bị nhiễm trùng. Cần phải giải phẫu nơi bả vai. Người thú y không có thuốc tê. Trong suốt thời gian giải phẫu người quản tượng nói với nó,bảo nó phải chịu đau một chút, vì điều đó có ích cho nó. Nó nằm im không nhúc nhích. Sau đó nó khỏi.
Năm 1945, Buôn Con bỏ vào rừng trong suốt thời gian tôi vắng mặt. Khi tôi trờ về năm 1949, nó lại về khu sưu tập thú rừng. Buôn Con chỉ có một ngà. Voi một ngà rất dữ tợn, nên khi trong thấy voi một ngà, các loài vật khác đều sợ hãi.
Vào đêm mùa xuân của tháng Tư, quãng 3h sáng, bên rừng đầy đuốc cháy sáng, chúng tôi hành lễ Nam Giao. Trong sự lặng thinh của núi rừng, giữa thiên nhiên tươi tốt, tất cả như thân cận gần nhau, nghi thức buổi lễ đã vô cùng cảm động, hơn cả buổi lễ ở đàn Nam Giao ở Huế. Tôi báo cáo lên trời đất sứ mạng của tôi và buổi tế đã kéo dài cho tới gần sáng.
Bất ngờ một con voi tỏ ra nóng ruột, bất thình lình tấn công con voi kế cận. Tất cả vòng tròn voi, như một lâu đài giấy bồi nghiêng ngửa, trở thành lộn xộn và tan rã. Tất cả những người dự lễ đều mạnh ai nấy chạy, cố gắng tránh những con vật hung hăng phá đổ mọi vật trên đường.
Tôi gọi Buôn Con, bảo nó đến gần tôi và ra lệnh cho nó dẹp cuộc bạo loạn này. Nó liền đi gọi từng con một lần lượt, có khi chỉ bằng vài tiếng hí, để bắt đứng vào hàng ngũ. Trong vòng 10 phút sau trật tự mới lại như cũ. Một số người từng theo tôi dự lễ này, cho rằng đây là “triệu chứng của nhà Trời”.
Trong số báo sau, Pháp luật 4 phương sẽ giới thiệu tới bạn đọc hồi ức của Bảo Đại về những tháng ngày tuy mang danh “quốc trưởng” nhưng phải sống dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp, về nỗi cay đắng của một “ông vua bù nhìn”.
Buôn Con nghe được đủ mọi thứ tiếng thiểu số, tiếng Việt Nam và cả tiếng Pháp. Nó rất quen thuộc các động tác của tôi, để mỗi khi đi săn thì bao giờ cũng ngừng lại cách con mồi độ 40 thước, để tôi có thể bắn với độ hữu hiệu nhất.
Một hôm, có con hổ nhảy lên lưng nó từ phía sau và cào nó rất sâu. Vết thương bị nhiễm trùng. Cần phải giải phẫu nơi bả vai. Người thú y không có thuốc tê. Trong suốt thời gian giải phẫu người quản tượng nói với nó,bảo nó phải chịu đau một chút, vì điều đó có ích cho nó. Nó nằm im không nhúc nhích. Sau đó nó khỏi.
Năm 1945, Buôn Con bỏ vào rừng trong suốt thời gian tôi vắng mặt. Khi tôi trờ về năm 1949, nó lại về khu sưu tập thú rừng. Buôn Con chỉ có một ngà. Voi một ngà rất dữ tợn, nên khi trong thấy voi một ngà, các loài vật khác đều sợ hãi.
Vào đêm mùa xuân của tháng Tư, quãng 3h sáng, bên rừng đầy đuốc cháy sáng, chúng tôi hành lễ Nam Giao. Trong sự lặng thinh của núi rừng, giữa thiên nhiên tươi tốt, tất cả như thân cận gần nhau, nghi thức buổi lễ đã vô cùng cảm động, hơn cả buổi lễ ở đàn Nam Giao ở Huế. Tôi báo cáo lên trời đất sứ mạng của tôi và buổi tế đã kéo dài cho tới gần sáng.
Bất ngờ một con voi tỏ ra nóng ruột, bất thình lình tấn công con voi kế cận. Tất cả vòng tròn voi, như một lâu đài giấy bồi nghiêng ngửa, trở thành lộn xộn và tan rã. Tất cả những người dự lễ đều mạnh ai nấy chạy, cố gắng tránh những con vật hung hăng phá đổ mọi vật trên đường.
Tôi gọi Buôn Con, bảo nó đến gần tôi và ra lệnh cho nó dẹp cuộc bạo loạn này. Nó liền đi gọi từng con một lần lượt, có khi chỉ bằng vài tiếng hí, để bắt đứng vào hàng ngũ. Trong vòng 10 phút sau trật tự mới lại như cũ. Một số người từng theo tôi dự lễ này, cho rằng đây là “triệu chứng của nhà Trời”.
Trong số báo sau, Pháp luật 4 phương sẽ giới thiệu tới bạn đọc hồi ức của Bảo Đại về những tháng ngày tuy mang danh “quốc trưởng” nhưng phải sống dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp, về nỗi cay đắng của một “ông vua bù nhìn”.
2. Về cuộc hôn nhân với Hoàng hậu Nam Phương
Từ nhiều năm nay, quanh câu chuyện về cuộc hôn nhân của vị vua cuối cùng của Việt Nam với hoàng hậu Nam Phương, rất nhiều tài liệu, đồn đoán được đưa ra. Theo hồi ký của Bảo Đại, những nghi vấn bấy lâu đều là đồn đoán không có thực.
Chuyện tình dẫn đến hôn nhân của một vị vua, người được gọi là “thiên tử”, có khác gì so với người thường. Nói về việc lấy vợ, ông Bảo Đại cho hay: “Một biến cố khác lại xảy ra, làm cho cuộc đời tôi có sự thay đổi quan trọng”.
Cô dâu ôm hoa khi gặp đoàn nhà trai đi đón dâu trên
đèo Hải Vân (bên trái là Bà hoàng vợ Hoàng tử Bửu Liêm)
“Tình cảm êm dịu”
“Số là khi tôi từ Pháp trở về, đã có tiếng xì xầm trong hoàng cung để tuyển hoàng hậu cho tôi. Đức Thái hậu cũng như các vị Thượng quan trong triều ai nấy đều có sẵn người mình để tiến cung. Nhiều lần, tôi đã nhận thấy có sự sóng gió xa xôi nhưng tôi không để ý mấy. Biết rằng, vấn đề này việc lựa chọn của Vua chỉ có thể dựa vào đề nghị của Triều đình, tôi đợi người ta cho những đề nghị rõ ràng.
Ngược lại, như tôi đã từng nói, tôi đã quyết định phá tan chế độ đa thê đang thịnh hành ở Việt Nam. Khi đề cử tôi lên làm Đông Cung Thái tử, không có gì khó khăn vì tôi là con trai độc nhất vô nhị của cha, nhưng tôi từng biết có nhiều tấn bi kịch đẫm máu xảy ra, giữa anh em ruột hay anh em khác mẹ mà tôi muốn tránh vết xe đổ ấy.
Hai cụ Charles (cha mẹ nuôi Bảo Đại thời gian du học tại Pháp - NV) cũng rất quan tâm tìm cho tôi một người vợ. Họ mong rằng, vị hoàng hậu cũng có một nền học vấn như tôi.
Vua Bảo Đại trong đám cưới
Vì vậy, nhân dịp cuối năm, tôi đi nghỉ mát ở Đà Lại vài ngày, con gái của quan Toàn quyền Pierre Pasquier cũng nghỉ mát ở đó. Tại khách sạn Lang Bian đại sảnh đường, Quan Toàn quyền có giới thiệu tôi với một thiếu nữ Việt Nam đi cùng, đó là cô Marie Therese Nguyễn Hữu Hào, con gái nhà điền chủ Nguyễn Hào. Theo đạo Công giáo, cô này 18 tuổi, vừa mãn khóa ở Couvent des Oiseaux ở Pháp.
Sau lần gặp gỡ đầu tiên ấy, thường thường chúng tôi gặp lại nhau một cách bất ngờ. Marie Therese rất thích thú ngày du học ở Pháp. Cũng như tôi, cô rất yêu âm nhạc và các môn thể thao. Cô có vẻ đẹp yểu điệu của người miền Nam.
Trong triều đại của chúng tôi, khi tìm kiếm người vợ cho vua, hướng nhiều vào con gái miền Nam. Bởi vì đối với người Trung hay người Bắc kỳ, Nam kỳ vẫn được ít nhiều người coi như “đất hứa”. Sau vài lần trò chuyện, một tình cảm êm dịu đã nảy nở ra giữa chúng tôi và tôi hứa hẹn sẽ gặp lại nhau.
Triều đình bỡ ngỡ
Khi trở về Huế, tôi có kể lại cho mẫu thân tôi chuyện này và ý định của tôi. Bà không mấy hoan nghênh, khi biết cô theo đạo Công giáo và cũng Tây học như tôi. Bà muốn rằng tôi nên lấy người vợ biết tôn cổ, biết đạo tam tòng tứ đức. Mặc khác, bà cũng quan tâm việc giáo dục con cái theo đạo Thiên chúa.
Nhà gái tới Huế
Thế nhưng đây không phải vấn đề hoàn toàn tôn giáo, mà là một vấn đề quốc gia. Bởi vì, nếu trẻ con sanh ra do cuộc hôn nhân này, lại theo đạo Công giáo, thì nay mai đây, người kế vị lên làm vua, làm sao có thể phụng thờ tôn miếu và làm lễ Tế Nam Giao?.
Triều đình cũng rất bỡ ngỡ. Các vị Tứ trụ triều đình bàn cãi rất sôi nổi. Lần gặp gỡ về sau, với cô Marie Therese, tôi ngỏ ý muốn lấy cô, tôi quyết định bất chấp cái thủ tục cổ lỗ kia và sẽ báo cho triều đình biết ý định này.
Ngày cưới là ngày 20/3/1934. Đám cưới được cử hành trước triều đình và các đại diện của Pháp. Đó là một vấn đề mới mẻ, vì từ xưa đến nay chưa bao giờ như vậy. Tôi cũng có quyết định tấn phong ngay vợ tôi, tước hiệu là Hoàng hậu, sau khi cưới, điều mà từ xưa mẫu thân tôi chỉ được phong sau khi phụ hoàng đã chết.
Tôi tấn phong cho vợ tôi là Nam Phương Hoàng hậu, nghĩa là “hương thơm của miền Nam”, đồng thời cũng theo một sắc dụ, tôi cho phép Hoàng hậu được mặc áo màu vàng da cam, vốn chỉ dành riêng cho Hoàng đế.
Lễ tấn phong được cử hành ngay điện Cần Chánh, là nơi vẫn dùng để thiết đại triều. Trước sân chầu có trải thảm đỏ và vàng, vẫn dùng để Hoàng đế bước lên. Các quan triều thần đều tập họp đủ mặt. Hoàng hậu mặc trào phục màu vàng, đầu đội mũ kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi nhọn, tay cầm hốt ngà, từ từ tiến vào, qua hai hàng quan triều thần chào đón, để tiến tới trước ngai, tôi đang ngồi đợi. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước tôi, một thiếu nữ đã một mình tiến cung vua như vậy.
Khi đến trước mặt tôi, Hoàng hậu khấn đầu làm lễ vái ba vái rồi ngồi sang bên phải tôi, trên chiếc ngai vàng thấp hơn. Lễ tấn phong hoàn tất rất nhanh chóng. Tôi đưa Hoàng hậu về điện Kiến Trung và ở đấy với tôi.
Đến chiều, Hoàng hậu tới triều khiến Đức Hoàng thái hậu. Đức bà rất hoan hỉ và tiếp đón niềm nở. Một kim sách được lập cho Hoàng hậu và sắc chỉ tấn phong được đem ra niêm yết.
Chú rể (trái) và cô dâu (phải)
Trước khi lấy vợ, tôi đã cho sửa chữa lại điện Kiến Trung cổ kính thành cung điện tối tân, đầy đủ tiện nghi. Đây là ngôi nhà được trang bị kiểu Âu châu, có nhiều phòng ngủ, một buồng ăn và phòng làm việc. Theo sự yêu cầu của tôi, Hoàng hậu sẽ phụ trách các vấn đề xã hội. Sau khi xem xét các phòng ốc, Hoàng hậu tỏ ra rất thích thú về sự sắp xếp này. Thường xuyên, chúng tôi ở đấy, vì chưa có biệt điện riêng. Chúng tôi liền cho xây một cung điện ở Đà Lạt.
Nói về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo trong triều Nguyễn, ông Bảo Đại hồi ức: “Cha tôi, Hoàng đế Khải Định theo đạo Phật, nhưng trong cung điện, ngài không được tỏ ra là theo Phật giáo. Để có thể thờ Phật, ngài phải cho xây riêng một ngôi chùa, ở ngoài hoàng cung, nơi có cung điện mùa hè của người. Các nhà sư không bao giờ được vào cung, và riêng tôi, tôi chưa bao giờ có liên lạc gì với họ.
Trong cung điện nhà vua, chỉ có một vị Thánh: Đó là Thiên tử, tức là con của Ngọc hoàng Thượng đế.
Trong lịch sử nước tôi, thường có sự lẫn lộn giữa quyền năng chính trị và quyền năng tôn giáo. Những sự lẫn lộn đó được tập trung cả vào bản thân của Hoàng đế vừa là con trời vừa là đại giáo chủ, vì tính cách thiêng liêng Hoàng đế giữ tất cả mọi quyền năng tối thượng của thế gian.
Đối với dân chúng Việt Nam thời phong kiến cũng như đối với vua, Trời là bậc chí tôn, độc nhất vô nhị, không hình hài. Người ta khấn vái, nguyện cầu, vì tất cả đều nằm trong tay ngài. Ngài là đấng tạo hóa, bất diệt và thuần nhất.
Tinh thần của nước tôi là tinh thần bất di bất dịch từ ngàn xưa cũ, lấy đạo hiếu trung làm căn bản, và nằm trong cái họi là đạo trung dung của Khổng phu Tử. Được gọt dũa trong nền triết học ấy, chúng tôi thấy dính liền vào với tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là tập quán thiêng liêng, ăn sâu bắt rễ ngày trong tâm khảm mình, và được biểu lộ ra trong những ngày giỗ tết hay đình đám hội hè”.
Trong cung điện nhà vua, chỉ có một vị Thánh: Đó là Thiên tử, tức là con của Ngọc hoàng Thượng đế.
Trong lịch sử nước tôi, thường có sự lẫn lộn giữa quyền năng chính trị và quyền năng tôn giáo. Những sự lẫn lộn đó được tập trung cả vào bản thân của Hoàng đế vừa là con trời vừa là đại giáo chủ, vì tính cách thiêng liêng Hoàng đế giữ tất cả mọi quyền năng tối thượng của thế gian.
Đối với dân chúng Việt Nam thời phong kiến cũng như đối với vua, Trời là bậc chí tôn, độc nhất vô nhị, không hình hài. Người ta khấn vái, nguyện cầu, vì tất cả đều nằm trong tay ngài. Ngài là đấng tạo hóa, bất diệt và thuần nhất.
Tinh thần của nước tôi là tinh thần bất di bất dịch từ ngàn xưa cũ, lấy đạo hiếu trung làm căn bản, và nằm trong cái họi là đạo trung dung của Khổng phu Tử. Được gọt dũa trong nền triết học ấy, chúng tôi thấy dính liền vào với tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là tập quán thiêng liêng, ăn sâu bắt rễ ngày trong tâm khảm mình, và được biểu lộ ra trong những ngày giỗ tết hay đình đám hội hè”.
3. Nỗi niềm chua chát, hoàng đế “diễn viên sân khấu”
Trong hồi ký của mình, nói về nỗi niềm của mình thời thực dân Pháp đô hộ, chính ông Bảo Đại đã chua chát: “Chính ngay tại nước mình mà tôi được tiếp đón như khách, chứ không phải chủ nhân thì vai trò của tôi quá bé nhỏ, làm sao mà dân chúng đợi chờ ở tôi được. Tất cả mọi việc từ to đến nhỏ, từ đời sống hàng ngày của dân chúng đến tương lai của đất nước, ở đâu tôi cũng được dòm đến? Tôi chỉ là một diễn viên sân khấu, thi thoảng xuất hiện cho xôm trò chứ đâu phải là người đạo diễn?...
Huế 1926, Lễ đăng quang của
Bảo Đại. Nhà vua viếng Thế miếu
Vậy thì ý niệm làm hoàng đế như tôi đã từng tin tưởng theo đúng tinh thần cơ bản, cổ truyền về nhiệm vụ của người thiên tử, để cho triều đại được huy hoàng, vĩ đại thật đã quá xa vời, xa vời quá dỗi...”.
Cuộc cải cách bổ nhiệm mới hàng loạt quan đầu triểu
“Sau khi tôi về nước thì Nguyễn Hữu Bài làm thượng thư bộ Lại. Như tôi đã nói ở trên, ông đã giữ nhiều vai trò quan trọng dưới ba triều vua liên tiếp. Mỗi khi có toàn quyền hay khâm sứ Pháp nào qua Huế, đến viếng thăm bà góa phụ của vua Đồng Khánh, bà không bao giờ quên đề cập đến các vấn đề mà viên thượng thư này đã căn dặn từ trước, đến độ thuộc lòng.
Tôi là cháu đích tôn của vua Đồng Khánh, được bà mến yêu, và muốn cho tôi kế vị làm vua. Đến nay coi như giờ của tôi đã điểm. Bà biết rằng tôi là hoàng đế và đã từng du học mười năm ở Pháp. Bà chỉ muốn tôi giữ lấy nền nếp cổ để phụng thờ tôn miếu, và nghĩ đến công lao của tiền triều liệt thánh, còn thì bà tin cậy nơi tôi và để tôi được toàn quyền hành động. Bà đã sửa soạn cho tôi trở về, và nhờ sự can thiệp của bà, bà đã giúp đỡ tôi rất nhẹ nhàng việc tuyển lựa lớp trẻ để đưa vào Nội các.
Trong bọn trẻ tuổi này, có một thanh niên người Bắc, từng làm việc với viên Khâm sứ Robin, tên là Nguyễn Đệ, người Hà Nội, mà mẫu thân ông ta là nữ quan của Từ Cung Thái hậu. Ông ta viết báo Pháp. Cũng theo đạo công giáo như Nguyễn Hữu Bài mà ông ta giao du, đây là một chuyên viên về kinh tế. Có căn bản văn hóa Pháp, ông ta thuộc lớp trẻ mà người ta muốn phụ tá cho tôi. Tôi lấy ông ta làm thư ký riêng.
Nguyễn Hữu Bài năm ấy đã 70 tuổi.Để trẻ trung hóa guồng máy quan lại, lấy những người mới, có gợi ý tôi nên thay bằng Phạm Quỳnh.
Tôi cho vời ông này tới, và cho ông ta biết ý định muốn canh tân đất nước bằng lớp người trẻ. Phạm Quỳnh là người Bắc, tự học, viết văn, làm báo, mới có 35 tuổi.
Lễ đăng quang của vua Bảo Đại
ngày 8/1/1926 tại điện Cần Chánh
Rất thành thực, ông ta trình bày lập trường của ông ta rất phù hợp với tôi. Tôi liền bổ ông ta vào chức Tổng lý Ngự tiền Văn phòng, hàm Thượng thư. Đó là lần đầu tiên mà một người chưa từng có quan chức gì được ở vào làm Thượng thư ở triều đình Huế. Phạm Quỳnh muốn trở lại cơ cấu tốt đẹp cũ, là Pháp nên trả lại cho chính phủ hoàng gia sự cai trị nội bộ với Hội đồng dân biểu. Muốn thực hiện sự cải cách ấy, cần phải có sự tham gia của phái trẻ và tân học.
Ngày 10/12/1932, tôi cho công bố một đạo dụ, thông báo ý định cầm quyền của tôi dưới ý định quân chủ lập hiến, và cải tổ lại bộ máy cần phải chiếu cố trước tiên là ngành quan lại, ngành quốc gia giáo dục, và ngành tư pháp.
Lời tuyên bố ấy đã được dân chúng nhiệt liệt hoan nghênh, nhất là đối với giới trẻ đang muốn canh tân.
Sau lời tuyên bố ấy ngày 2/5/1933, lại một đạo dụ khác nhằm đặt cơ cấu của sự cải cách.Tôi xác nhận rằng, việc đầu tiên là chính tôi đảm nhiệm trực tiếp quyền lãnh đạo. Sau đó đến mọi cải cách quan trọng về tổ chức lại chính quyền. Không có chức Thủ tướng, cũng không có chức Thượng thư bộ Lại vì không thực tế, do tất cả các binh sĩ khố xanh cũng như khố đỏ, hay cảnh sát đều nằm trong tay chính phủ Pháp.
Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đình Diệm, lúc ấy làm Tuần vũ tỉnh Phan Thiết, đảm trách bộ Lại. Vốn dòng quan lại, Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh, liêm khiết, là một người quốc gia bảo thủ. Ngoài chức vụ Thượng thư, Diệm còn là Tổng thư ký cho Hội đồng Hỗn hợp về canh tân đã được ban bố năm trước, bao gồm các Thượng thư Việt Nam và hàng công chức cao cấp Pháp. Ngô Đình Diệm được Nguyễn Hữu Bài trước khi về hưu, tiến cử.
Tôi lại giao bộ Hình (Tư pháp) cho một người Bắc là Bùi Bằng Đoàn, vốn là quan lại có bằng luật khoa, đã 51 tuổi.
Tương lai có nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Tôi nghĩ rằng không nên mạnh tay quá, nếu không muốn bị chung số phận của mấy vị tiên đế hẩm hiu trước. Tôi đặt hết niềm tin vào đôi xe Phạm Quỳnh/ Ngô Đình Diệm này. Ngô Đình Diệm tỏ ý chỉ nhận chức Thượng thư với điều kiện được cải tổ xã hội. Tiếng tăm của ông ta làm tôi tin rằng ông ta có thể tiến nhanh được. Vị trí của Phạm Quỳnh kín đáo vốn được sự yểm trợ của chính phủ Pháp, sẽ giúp cho công cuộc cải cách được dễ dàng.
Ngô Đình Diệm từ chức sau bốn tháng
Thật không thể hiểu nổi chính phủ Pháp, nhất là cái gọi là cơ quan hành chánh của họ. Dựa vào các phần tử bảo thủ, lạc hậu, họ chống đối ngấm ngầm mọi cố gắng về cải cách. Mà những cải cách này là cần thiết. Nên biết rằng thời ấy, nếu có người Việt Nam nào được bổ vào ngạch Tây, cùng chức, cùng trật như đồng nghiệp người Pháp, họ cũng không được hưởng cùng quy chế lương bổng như người Pháp.
Chính vì vậy, một vị tổng đốc đầu tỉnh, như anh của Ngô Đình Diệm, lương tháng còn kém xa lương một viên cảnh sát Tây ở Hà Nội. Trong những trường hợp ấy, muốn được phong thể đàng hoàng, sự ăn hối lộ không thể tránh được. Đó là nguyên nhân của hối lộ và tham nhũng. Mặt khác, sự đối xử chênh lệch ấy lại còn có những hậu quả tai hại khác.
Đó là nó đã làm nản lòng những phần tử tốt, không chịu đi vào ngạch hành chánh hay chuyên môn để phục vụ đất nước thì lại đi vào những lãnh vực tư để sinh nhai.
Vua Bảo Đại tại lễ đón tiếp khi đến thăm Tòa thị chính
Đà Nẵng ngày 8/9/1932. Bên tay phải nhà vua là Khâm sứ
Châtel, bên tay trái là Thượng thư Bộ lại Nguyễn Hữu Bài
Chính phủ Pháp khỏe hơn giữ đằng chuôi, nên nỗ lực của mình hoàn toàn tê liệt. Sau bốn tháng, vào đầu tháng 9/1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền xin gặp tôi:
- Tâu Hoàng thượng, hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức và cũng xin Hoàng thượng cho giải nhiệm luôn những chức vụ mà Hoàng thượng đã trao phó từ trước.
- Quan Thượng, viên thư ký Nguyễn Đệ đã tâu trình trẫm tất cả nỗi khó khăn của ông, nhưng trẫm nghĩ rằng ông nên tiếp tục ở lại.
- Tâu Hoàng thượng, xin hoàng thượng tha tội cho kẻ hạ thần nhưng quả không thể nào ở được. Ở lại chức vụ này quả nhiên là một trò hề đau khổ của hạ thần mà hạ thần không thể nào kham nổi. Người Pháp đã nắm lấy hết quyền hành, họ đã cai trị trực tiếp, luôn nhân danh hòa ước bảo hộ, nhưng họ không lúc nào không vi phạm từng ngày, từng giờ.
- Quan Thượng, trẫm hiểu tinh thần trách nhiệm của quan Thượng. Sự liêm khiết ấy đã tôn vinh ông lên rất nhiều, nhưng cần phải chờ thời. Trẫm biết ông và quan thượng Nguyễn Hữu Bài vẫn có liên lạc chặt chẽ. Như thế hẳn cụ Bài không quên nhắn nhủ ông những điều lo ngại của cụ. Chiến tranh khó có thể tránh được ở châu Âu, và như thế sẽ có nhiều hậu quả đối với châu Á, mà Nhật Bản có thể là vai trò chủ chốt.
- Tâu Hoàng thượng, thật quả là điều mà hạ thần không thể kham nổi. Kẻ hạ thần không được quyền ở lại.Kính xin Hoàng thượng cho phép kẻ hạ thần dược rút lui.
Ông ta khăng khăng một mực xin từ chức.
- Được, trẫm chấp thuận cho quan thượng từ chức. Quan Thượng đã muốn vậy thì trẫm cũng chẳng thể nào làm gì được hơn. Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp, để cho họ có một tầm nhãn quan rộng lớn hơn. Dù sao nữa, mong quan Thượng hãy sẵn sàng, có thể có ngày nào Trẫm lại cần đến quan Thượng và Trẫm sẽ cho vời.
Ngô Đình Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng. Tất nhiên, người này đã khó tính, và sự khó tính ấy nó như mang tính chất của giáo phái. Hơn nữa, ông ta chịu ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Bài, vốn không thích Phạm Quỳnh.
Nhà vua cô đơn
Sau khi biết tin Ngô Đình Diệm đã được từ chức, Nguyễn Đệ, trung thành với tình bạn đối với họ Ngô, cũng đến xin từ chức. Ông ta trình bày một cách thành thực:
- Kính tâu Hoàng thượng, mặc dù tiểu thần rất kính yêu Hoàng thượng, tiểu thần cũng không thể nào muốn được lưu lại ở chức vụ này, chì làm tiểu thần mất thì giờ vô ích.Trong sáu tháng được ở trong ngành, kinh nghiệm đã cho thấy rõ, ai cũng mong được làm quan, nhưng đó không phải trường hợp của tiểu thần.
Làm chánh văn phòng cho Hoàng thượng, tiểu thần chỉ được có một trăm hai mươi đồng một tháng. Trong khi đó, tại nhà băng Đông Pháp, họ đã tuyển người quản lý lương tháng được ba trăm đồng. Ngành của tiểu thần là tính toán lời lãi.
Hình chụp năm 1933: “Tôi chỉ là một diễn viên sân khấu,
thi thoảng xuất hiện cho xôm trò chứ đâu phải là người đạo diễn?”
- Trường hợp ấy, Trẫm cho phép khanh nghỉ dài hạn, nhưng Trẫm không muốn khanh từ chức.
- Tâu Hoàng thượng, xin tuân lệnh nhưng xin hoàng thượng biết cho rằng, nếu tiểu thần phải rời chức vụ này, không phải do sự đào tẩu. Tiểu thần chỉ muốn hoạt động sang lãnh vực khác, cốt để tìm nền độc lập kinh tế mà thôi. Bởi vì khi mà người Pháp còn nắm quyền cai trị, thì nền thương mại ở tay bọn người nước ngoài hết.
Biết bao nhiêu các bạn trẻ Việt Nam đã chọn nghề tự do. Vậy thì chúng ta cũng cần phải có những nhà kinh doanh.Thực sự, chẳng phải thần ham chức đại lý nhà băng Đông Dương, mà chỉ muốn thay thế viên mại bản người nước ngoài. Tất cả đồng bào ta, khi muốn mở mang cơ sở gì mà cần đến vốn của nhà băng, đều bắt buộc phải qua tay viên mại bản này. Đó cũng là một hình thức lệ thuộc đè nặng lên xứ sở của mình.
- Khanh có chắc không?
- Tâu Hoàng thượng, không chắc lắm.Nhưng tiểu thần mới ba mươi hai tuổi. Tiểu thần xin hứa với Hoàng thượng rằng chẳng bao lâu, sẽ chứng minh được rằng người Việt mình cũng thừa khả năng kinh doanh như người nước ngoài.
Thế là tôi cô đơn, chỉ có một mình.
Lỗi đó là ở người Pháp, đường lối canh tân của tôi bị ngăn chặn hoàn toàn. Dùng hình thức chống đối bạo động, chẳng đi đến đâu. Còn hiện tại: Thời gian chưa tới. Chính phủ Pháp vừa cho tôi một quả thất bại. Có thể bọn chúng đang vui sướng. Mỗi một sự tan vỡ nào của tôi cũng làm cho chúng thích thú.
Từ đó tôi để mặc cho Phạm Quỳnh lèo lái, múa may trên sân khấu. Tôi cho ông ta làm Thượng thư bộ Lại thay cho Ngô Đình Diệm, và đổi Thái Văn Toản từ Viện cơ mật sang Nội các. Ông này vẫn ở bên Cơ mật dưới thời Nguyễn Hữu Bài làm Viện trưởng.
Chắc hẳn người Pháp cho rằng tôi đã ngoan ngoãn biết nghe theo lời của họ.
Sau này, khi đến thăm Hà Nội, Bảo Đại đã hồi ức: “Đến Hà Nội, tòa quyền Pierre Pasquier đã tổ chức nhiều buổi đón tiếp long trọng để chào mừng tôi. Trong hai tuần lễ liên tiếp, họ đã đưa tôi đi thăm nhiều tỉnh giáp ranh Hà Nội. Họ đưa tôi đến thăm trường Mỹ thuật, rồi ra Hòn Gai thăm mỏ than. Đây là loại viếng thăm chính thức, nên đã được tổ chức chu đáo. Tất cả đều tốt đẹp, đâu ra đấy cả, trong ba tuần lễ.
“Chính ngay tại nước mình mà tôi được tiếp đón như khách,
chứ không phải chủ nhân thì vai trò của tôi quá bé nhỏ,
làm sao mà dân chúng đợi chờ ở tôi được”
Rõ ràng rằng cuộc đi chơi thăm thú này đã cho tôi trong thấy kích thước mới của đất nước. Những khả năng công kỹ nghệ của Bắc Kỳ có thừa sức đưa đất nước lên hàng các quốc gia tiên tiến, chẳng thua bất cứ nước nào. So sánh với vùng Huế vốn mơ màng thơ mộng với vùng nông nghiệp lạc hậu với con trâu cái cày, miền Bắc Việt Nam đã cho thấy tiềm năng phấn khởi về tương lai của đất nước.
Khi hồi triều, tôi cảm giác khá nhiều thất vọng. Bởi vì, chính ngay tại nước mình mà tôi được tiếp đón như khách, chứ không phải chủ nhân thì vai trò của tôi quá bé nhỏ, làm sao mà dân chúng đợi chờ ở tôi được. Tất cả mọi việc từ to đến nhỏ, từ đời sống hàng ngày của dân chúng đến tương lai của đất nước, ở đâu tôi cũng được dòm đến? Tôi chỉ là một diễn viên sân khấu, thi thoảng xuất hiện cho xôm trò chứ đâu phải là người đạo diễn?
Vậy thì ý niệm làm hoàng đế như tôi đã từng tin tưởng theo đúng tinh thần cơ bản, cổ truyền về nhiệm vụ của người thiên tử, để cho triều đại được huy hoàng, vĩ đại thật đã quá xa vời, xa vời quá đỗi”.
Theo giải thích của Bảo Đại, thời phong kiến” “Nhà vua cai trị với sự phụ lực của hai cơ cấu điều hành, có những bộ trưởng phụ trách.
Cơ cấu thứ nhất gọi là Viện Cơ Mật. Viện này phải chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề quan trọng trong nước. Có bốn vị Đại thần, gồm hai vị Chánh nhất phẩm và hai vị Tòng nhất phẩm, cả bốn được gọi là tứ trụ triều đình, ở dưới có đủ các quan lại để điều hành và phụ chính khi vua có lý do mà khiếm khuyết.
Cơ cấu thứ hai là Nội các, coi như chính phủ trung ương, đứng trung gian giữa vua và các bộ trưởng. Chia làm sáu bộ do các vị Thượng thư cầm đầu gồm bộ Lại (tức là bộ Nội vụ), bộ Hộ (tức bộ tài chánh), bộ Hình (bộ Tư pháp), bộ Binh (tức bộ Quốc phòng) và bộ Công (tức là Công chính).
Nội các điều hành toàn thể công chức viên chức trong nước. Mỗi bộ có một viên thượng thư đứng đầu, hai vị phó, hai vị cố vấn gọi là phụ thẩm hay trợ lý. Ngoài ra, còn có nhiều viên chức và đại diện. Một Đô sát viện được cử đi công cán trên toàn quốc để bổ túc vào nền hành chính trung ương ấy”.
4. Quốc trưởng 'bảo kê' cho sòng bạc
Một trong những vấn đề lịch sử nhiều người quan tâm, nhưng rất ít tư liệu phản ánh, là câu chuyện bắt tay giữa Bảo Đại và thủ lĩnh Bình Xuyên Lê Văn Viễn (Bảy Viễn).
Có hay không sự thỏa thuận giữa hai bên, Bảo Đại ủng hộ cho Bảy Viễn thâu tóm sòng bạc Đại Thế giới một thời khét tiếng Sài Gòn, để nhận lại những khoản tiền “hoa hồng”? Trong hồi ký của mình, Bảo Đại đã kể lại câu chuyện gặp gỡ Bảy Viễn, khi đó Bảo Đại đang là Quốc trưởng.
“Lời tố cáo” của thư ký Đại tướng Pháp
Theo lời kể của đại úy Jean Pouget, sau này là thiếu tá, sĩ quan tùy tùng kiêm thư ký riêng của Đại tướng Pháp Henri Navarre (người từng giữ chức Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp ở Đông Dương), Bảy Viễn là người như sau:
“Chiếc cầu chữ Y bắc ngang dòng kênh lạch giữa đoạn đường từ Sài Gòn đi Chợ Lớn. Tướng Lê Văn Viễn, tức Bảy Viễn chỉ huy đám giặc Bình Xuyên, đặt sở chỉ huy tại một địa điểm trong khu vực này chỉ cách Bộ tổng Tham mưu quân đội Bảo Đại đúng tầm đạn cối.
Bảo Đại
Bảy Viễn sinh ra ở đất Bình Xuyên. Nghề nghiệp đầu tiên là đi ăn trộm trâu, vì vậy đã biết rõ các con hẻm, các lối đi, các đường ngang ngõ tắt trong khu vực khó thâm nhập. Năm 1945, vừa được Nhật Bản thả khỏi nhà tù Côn Đảo, Bảy Viễn đã về đây hùng cứ tụ tập một bọn lâu la mà chính Viễn gọi là “giặc” rồi tự tuyên bố theo “chủ nghĩa dân tộc”.
Năm 1948, lũ giặc Bình Xuyên của Bảy Viễn bị Việt Minh tiễu trừ. Nhờ thông thạo thủy thổ và có sức dẻo dai, Lê Văn Viễn thoát khỏi mọi cuộc vây bắt. Viễn tìm một chỗ đứng mới, xin hàng tướng Pháp De La Tour rồi sau đó xin hàng Bảo Đại, được giao nhiệm vụ giữ cầu Bình Xuyên. Thế là Viễn đóng quân ngay tại khu vực này.
Nhìn từ xa, cái gọi là Sở chỉ huy quân sự của Bảy Viễn chẳng khác gì một thôn xóm nhỏ bé với những nếp nhà tranh vách đất bên ngoài là một hàng rào tre vót nhọn. Bảy Viễn không phải chỉ thích có trâu mà còn sưu tập đủ mọi chim muông thú vật nhốt trong chuồng:Những con chim quý, những con khỉ hiếm, những thú rừng có bộ lông mượt và những loài hươu nai hiền lành.
Viễn bỏ ra hàng giờ liền để chăm sóc chim muông. Tôi đã nhìn thấy ông ta đứng bên chuồng sắt, đầu đụng đầu với con hổ cái nhốt bên trong đang ngáy như một con chó lớn.
Năm 1948 tôi đã từng chỉ huy nhiều trận đánh liên tiếp chống quân của Viễn. Viên tướng này đã đốt cháy của tôi một, hai chiếc xe bọc thép và tôi cũng đã bắn chết vài người của ông ta. Sau khi xin hàng, Viễn tới trình diện tại sở chỉ huy của tôi đặt trong rừng, cạnh cột cây số 113 trên đường Sài Gòn đi Đà Lạt, là nơi có lần Viễn đã nghĩ đến chuyện tới đây khai thác gỗ, mây tre.
Bảy Viễn
Lúc này Bảy Viễn đeo lon đại tá. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau, khó khăn hơn là bắn nhau, vì Viễn không biết tiếng Pháp. Bảy Viễn gây dựng một ngân quỹ riêng để trả lương và trang bị cho quân lính. Vài ngày sau khi đầu hàng, ông ta mua được một chiếc xe tô đầu tiên đó là một chiếc Renault do Pháp sản xuất, giá 32 ngàn đồng Đông Dương, hoàn toàn trả bằng tiền mặt, gồm những tờ trị giá một hoặc hai đồng, chứng tỏ ông đã phải góp nhặt từ lâu.
Từ ngày bỏ các dự án làm nghề thủ công và nếp nhà tranh gần cầu chữ Y, ông đến ở tại một ngôi nhà rộng rãi, giàu có của một người Hoa giữa Chợ Lớn, và trở thành chủ tài sản nhiều cơ sở thương nghiệp và công nghiệp, trong đó có Đại Thế giới.
Đây là một cơ sở du hí, gồm sòng bạc và các trò giải trí lớn nhất, nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Viễn còn kiểm soát chặt chẽ để thu thuế tất cả các ngành nghề buôn bán thuốc phiện, các sòng bạc và các ổ điểm.
Từ ngày Hoàng đế Bảo Đại tiếp nhận việc nhượng quyền khai thác Chợ Lớn cho tới khi Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, khu vực Chợ Lớn vẫn thịnh vượng trong yên ổn. Đây không phải là công việc dễ dàng, trước khi xuất hiện Bảy Viễn, nhiều tướng lĩnh và các nhà cai trị xuất sắc của Pháp đã thất bại.
Viễn còn là một người trọng chữ tín, và “sòng phẳng” trong việc kinh doanh. Đối với Hoàng đế Bảo Đại, Viễn vừa thể hiện lòng biết ơn, vừa tỏ rõ sự thần phục bằng cách tháng nào cũng cống hiến một vali nặng, lèn chặt các tờ giấy bạc mệnh giá 100 hoặc 200 đồng”.
Cuộc gặp gỡ ở Đà Lạt
Còn trong hồi ký của mình, Bảo Đại lại hồi ức câu chuyện với Bảy Viễn như sau: “Khoảng năm 1950, tại Đà Lạt, tôi tiếp Bảy Viễn, chúa đảng Bình Xuyên. Đảng này tôi ít biết, không bằng phái Cao Đài và Hòa Hảo, mà đại diện đã đến Hongkong để gặp tôi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp Bảy Viễn kể từ khi tôi tới Sài Gòn.
Bảy Viễn đọc cam kết quy thuận
chính quyền thuộc địa Pháp, tháng 7/1948
Đây là một nhân vật đặc biệt. Từng bị đi tù biệt xứ, anh ta vượt ngục Côn Đảo, trở thành thủ lãnh đao búa và tự tạo cho mình một địa hạt ở xung quanh Sài Gòn và vùng Đồng Tháp Mười. Xuất thân từ giới bụi đời, một loại thú hoang, đầy tinh thần chiến đấu, trong ba năm liền, anh ta đánh nhau với Pháp vô cùng quyết liệt.
Nhưng từ tháng 6/1948 vì mâu thuẫn nảy lửa với tướng Nguyễn Bình, anh ta bỏ về thành. Chính phủ Xuân bổ nhiệm anh ta làm Đại tá. Từ đó 900 tay súng vũ trang cùng anh ta đóng bản doanh ở ven sông, cầu chữ Y, ngay sát Sài Gòn. Chỉ trong sáu tháng, anh đã “bỏ túi” các bang nhóm ở Chợ Lớn, và đem lại trật tự an ninh ở vùng ấy. Vậy sao không trao cho anh ta một nhiệm vụ lớn lao hơn? Nhân vật này quả là tay sáng giá, anh hào.
“Tôi rất làm hãnh diện được tiếp nhân vật ái quốc như ông”, tôi bảo anh ta thế. Bảy Viễn lấy làm ngạc nhiên và lấy làm hãnh diện được tôi khen ngợi. Để cho anh ta có vẻ thoải mái, tôi đưa anh ta đi xem biệt thự và các cộng sự viên của tôi. Rồi tôi lại cho xem các vũ khí đi săn của tôi. Anh ta lấy làm thích thú khi thấy khẩu súng săn của tướng Tây Ban Nha Franco gửi cho tôi.
Sự gặp gỡ đầu tiên với Bảy Viễn, mới đi tới chỗ ấy và tôi mời anh đi săn vài ngày hôm sau. Trong suốt một ngày, chúng tôi đi chung với nhau. Tối đến, chúng tôi đến một ngôi làng. Quanh đống lửa, chúng tôi trò chuyện. Rất nhanh chóng, câu chuyện trở nên thân mật.
Bảy Viễn xưa nay vốn ít nói, liền kể cho tôi về đời anh, thuở hàn vi cũng như lúc bị án đầu tiên, vào năm 1936 bị kết 12 năm tù về tội “gian nhân hiệp đảng và tàng trữ vũ khí bất hợp pháp”. Bị đưa ra Côn Đảo, năm 1940 anh ta vượt ngục và thành công, lập ra ở Chợ Lớn nhóm anh chị thuộc giới xích lô và trở thành một kẻ tháp tùng đoàn đua xe đạp vòng Đông Dương.
Bảy Viễn (quần áo trắng, chắp tay sau lưng)
cùng quân Bình Xuyên tại khu vực cầu chữ Y
Tôi cùng hoàng hậu Nam Phương đã đến để chứng kiến cuộc về đích thứ nhất trong cuộc đua. Chìm giữa đám đông, Bảy Viễn nhận ra tôi, mặc chiếc áo vàng ở giữa các quan phẩm lục xanh đỏ, thêu chỉ vàng, chỉ bạc. Bây giờ, anh ta hơi ngạc nhiên được đứng cạnh bên Quốc trưởng.
Anh ta kể tôi nghe, tất cả cuộc đời phiêu lưu của mình. Sau khi từ chối sự che chở của quân đội Nhật, anh ta lại bị cảnh sát Pháp bắt, sau đó thả ra vào tháng 7/1945, thế rồi với đám đàn em tập hợp lại được, anh ta lăng mình vào cuộc phục quốc, không cần biết đến ý niệm, chính trị hay tôn giáo nào hết. Anh tự phong cho mình làm Tổng tư lệnh quân đội Sài Gòn - Chợ Lớn và lấy tên cũ là Lê Văn Viễn.
Bị bắt buộc phải rút vào vùng sình lầy Rừng Sác, chẳng mấy lúc anh ta đã chống lại tướng Nguyễn Bình. Anh ta liền tham gia vào sự thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Sau khi Cao Đài và Hòa Hảo bỏ về theo nước Pháp, riêng còn anh ta đơn độc một mình, sau đó chấp thuận quay về hàng Pháp.
Dưới danh nghĩa Bình Xuyên, anh ta công nhận chính phủ Xuân ngày 17/6/1948. Và khi tôi trở về nước (Bảo Đại khi này được Pháp đưa về miền Nam - NV), anh ta tự đặt dưới quyền điều động của tôi”.
Ngã giá “sòng phẳng”
“Miền Nam rất quý báu”, tôi bảo anh ta như vậy. “Đó là vựa lúa của nước Việt Nam và cho cả Đông Nam Á nữa. Ai nắm được lúa gạo là nắm được toàn thể Việt Nam”.
Bảy Viễn nghe tôi nói với tất cả sự chú ý, sau ngắt lời: “Vựa lúa, đối với tiểu dân, thật quả là rộng lớn. Nhưng các cửa hàng, thưa Hoàng thượng, tiểu dân có thể đảm trách được. Mà cửa hàng, người Hoa nắm hết, tất cả lúa gạo đều qua tay người ta. Mà người Hoa, tức Chợ Lớn rồi, đó chính là địa hạt của tiểu dân vậy. Tuy nhiên, cần một điều kiện: Tiểu dân cần có Đại thế giới”.
Sòng bạc Đại Thế giới (Casino Grand Monde)
số 11 Rue des Marins (nay là đường Trần Hưng Đạo)
Bảy Viễn không nói rõ cho tôi gì cả. Tôi hiểu, tôi đang dính vào một chuyện gì. Bởi Đại thế giới là một sòng bạc lớn của Á châu và có thể là cả thế giới nữa. Chúng tôi có thể không cần biết đến sự nổi tiếng này.
Được mở ra năm 1946, mặc dù có sự nghiêm cấm của chính phủ Nguyễn Văn Thinh, vốn không ưng để người Việt sát phạt nhau, nhưng một số người Việt Nam lại rất đam mê nên chính phủ Thinh phải cho đấu thầu, cứ hai năm một lần cho ai bỏ giá cao.
Từ năm 1948, việc giao nhượng được chuyển cho một nhóm người nước ngoài từ Macao sang. Đến giờ phút này, những người này sẵn lòng trả 400 ngàn đồng một ngày cho chính phủ. Nhưng để được yên chí làm ăn, còn có các thù lao cho quan thuế, cho cảnh sát và các nơi khác...
Ở Đại thế giới người ta chơi đủ mọi lối nhưng có hai thứ chính là đánh ba quan và tài xỉu. Ngoài ra, mỗi chiều còn mở số đề 36 con vật, một thứ như xổ số. Đó là sự tai hại cho dân chúng vùng Sài Gòn, đã nướng vào đấy hết sạch cả đống lương nhỏ bé của mình.
Một tờ báo Pháp đưa tin những nhà chứa và
sòng bạc của Bảy Viễn đã làm suy đồi Sài Gòn
“Đến kỳ đấu thầu vào tháng Chạp tới, ông có thể nộp đơn đấu thầu”, tôi bảo Bảy Viễn như vậy.
“Thưa Hoàng thượng, xin tuân lệnh. Tôi sẽ xin nộp một ngày một triệu đồng cho chính phủ. Đồng thời, tôi có thể trả lương và trang bị cho người của tôi khá hơn trước nhiều”.
Năm 1955, sau khi bất đồng với Ngô Đình Diệm, Bảy Viễn cho quân tấn công nhưng bị đẩy lui, truy kích về khu Rừng Sác. Bảy Viễn và các thuộc cấp sau đó được Pháp giải thoát và đưa sang Pháp bằng phi cơ, bắt đầu cuộc sống lưu vong tại xứ người. Ngày 13/1/1956, Bảy Viễn và các thuộc cấp bị Tòa án Quân sự chế độ Diệm tuyên án tử hình vắng mặt về tội danh phá hoại và phản quốc, tước binh quyền và tịch thu tài sản. Bảy Viễn sau đó qua đời năm 1972 tại Pháp.
Đến tháng Chạp, Bảy Viễn thực hiện được mộng này. Chỉ cần rỉ tai nhóm người Macao, có sự hỗ trợ của phe người Hoa Chợ Lớn cùng với nhóm người Corses ở Sài Gòn, trò chơi đã đạt. Bọn Bình Xuyên trở thành mafia giữ an ninh cho vùng Sài Gòn - Chợ Lớn và Bảy Viễn là Tổng tư lệnh quân đội”.
Kể từ sau cuộc gặp trên, Bảy Viễn “lên như diều gặp gió”. Ngày 22/4/1952, Bảo Đại phong Bảy Viễn lên cấp Thiếu tướng Quân đội Quốc gia và bổ nhiệm vào chức vụ Tổng trấn Sài Gòn - Chợ Lớn. Bảy Viễn thâu tóm các sòng bạc Đại Thế Giới (Casino Grand Monde), Kim Chung, đồng thời làm ngơ cho khu mại dâm Bình Khang hoạt động công khai.
Nhiều tài liệu còn cho thấy Bảy Viễn móc nối với người đảo Corse (Pháp) để buôn thuốc phiện và ma tuý công khai. Bảy Viễn dường như trở thành một trong những người giàu có, đại tư sản và quyền lực nhất Đông Dương, thậm chí là toàn cõi Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Bắt giữ các thành viên tổ chức
Bình Xuyên tháng 3/1955 tại Sài Gòn
Nhưng không phải ai cũng “thần phục” Bảo Đại như Bảy Viễn. Một nhân vật khác đã từng nhiều lần đi qua đời Bảo Đại, tưởng như thân thiết, nhưng cuối cùng đã đẩy vị cựu hoàng, quốc trưởng… vào cái kết thường dân. Đó chính là Ngô Đình Diệm.
Theo đại úy Jean Pouget, cố vấn thân cận của Bảy Viễn là đại tá Lại Văn Sang. Sang đã tốt nghiệp cử nhân luật và sau đó đã có thời kỳ được cử làm giám đốc Sở Cảnh sát Sài Gòn - Chợ Lớn.
“Thời kỳ 1953, Sang chưa có danh hiệu chính thức nhưng đã có quyền hành thực tế. Vì vậy, ông được giao nhiệm vụ tổ chức vật chất và là tổng thư ký Hạ viện Sài Gòn. Một buổi trong lúc cùng ngồi ăn sáng tại khách sạn Continental, Sang nói với tôi: “Chúng tôi đang phải chứng tỏ cho các dân biểu biết rằng chúng tôi đang làm chủ Sài Gòn”.
Tổ chức Hạ viện là một sáng kiến của Bảo Đại. Nhà vua vừa được mời đi Pháp để đàm phán về việc gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Bảo Đại hy vọng Hạ viện tập hợp được các phong trào dân tộc chủ nghĩa để cùng đoàn kết đấu tranh. Cái tổ chức thuần túy nghi lễ chính trị - nghị viện này chỉ là hình thức và hoàn toàn không có được một tầm quan trọng nào.
Hạ viện Sài Gòn họp ngày 12/10/1953, tức tám ngày sau buổi tôi cùng ngồi ăn sáng với Sang.
Trong bữa ăn, Sang cho tôi biết, Lê Văn Viễn không tin vào những lời phát biểu ba hoa mị dân của đa số các dân biểu Hạ viện. Ngày 11/10, tức trước khi khai mạc Hạ viện một hôm, tướng Viễn mời tất cả các vị dân biểu tới dự tiệc cocktail sang trọng tại dinh thự của Viễn ở Chợ Lớn. Giấy mời ghi rõ bắt buộc phải tới dự. Đây là một kiểu họp kín trước khi Hạ viện họp công khai. Không một người Âu nào được mời tới dự.
Viễn không có tài diễn thuyết một chút nào. Viễn nói rất ngắn gọn: “Không có tôi và tổ chức bảo vệ của tôi toả khắp thành phố này thì các vị không thể sống nổi tới 20 phút trong phòng nghỉ tại khách sạn. Tôi nghĩ dẫn chứng này đủ tác động đến đường lối của Nghị viện cũng như Cương lĩnh của Mặt trận bình dân do tôi làm chủ tịch”.
Lúc này tôi đang điều trị tại một bệnh viện ở Đà Lạt để chữa một chứng bệnh cũ do trùng amip gây ra hồi tôi còn hoạt động trong rừng. Một tùy viên của Bình Xuyên tới thăm tôi. Ông kể cho tôi nghe những diễn biến tình hình mới nhất ở Sài Gòn.
Khi ra về, ông để lại tặng tôi, theo kiểu mọi người vẫn tặng hoa quả cho người ốm một… kg thuốc phiện sống. Ông ta còn nói với tôi đây là loại nhựa thuốc phiện hảo hạng, thu hoạch được trong mùa sai quả. Tôi giấu gói thuốc phiện dưới đệm nằm, chỉ lo bác sĩ trưởng phát hiện ra vì ông thường tới thăm bệnh tôi luôn.
Cuối cùng tôi chuyển gói thuốc phiện này cho một ông bạn làm chủ đồn điền và ông ta lại phân phối nó cho một công ty sản xuất ở Đà Lạt”.
4/5/2018
Lê Tám (biên soạn)
Nguồn: baophapluat.vn
Theo https://sdl.thuathienhue.gov.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét