Thơ mới 1932 - 1945:
1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu những năm ba mươi của
thế kỷ XX, nền văn học nước nhà chứng kiến một cuộc vận động đổi mới mạnh mẽ của
thơ ca, làm xuất hiện một kiểu nhà Thơ mới với lực lượng đông đảo; sáng tác của
họ là thành tựu đặc sắc của nền văn học dân tộc. Cuộc đổi mới thơ ca này đã đi
vào lịch sử văn học Việt Nam với tên gọi Phong trào Thơ mới.
Cuộc cách mạng về thơ này được bắt đầu từ quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới, được thể hiện rõ trong tuyên ngôn của các nhóm (trường phái) thơ; lời giới thiệu các tập thơ; các bài phê bình, tranh luận về thơ mới - thơ cũ, hay điểm thơ…; và ngay trong các sáng tác của họ. Tìm hiểu chúng để có một cái nhìn vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa khách quan, khoa học về một hiện tượng, một giai đoạn thơ là việc làm cần thiết.
Trong việc nghiên cứu Thơ mới, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thi pháp học, phong cách học, hình thức, thể loại… cùng những đặc điểm nổi bật như: sự tiếp biến văn hóa, văn học phương Tây, cảm hứng trữ tình,… mà chưa đi sâu khảo sát quan niệm của chính những nhà Thơ mới về thơ, tạo cơ sở cho việc nhìn nhận những thành tựu về nội dung và nghệ thuật Thơ mới.
Vì vậy, chọn đề tài này, chúng tôi muốn vận dụng một số kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và thi pháp học văn học giai đoạn 1930 - 1945 để sắp xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ cùng những thành tựu về nội dung và nghệ thuật của Thơ mới. Từ đó, chỉ ra được một số nét tiểu biểu trong sáng tác của họ; khái quát được những ảnh hưởng của quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới đối với các giai đoạn văn học sau này. Hy vọng rằng, luận văn góp thêm được tiếng nói nhỏ vào việc nghiên cứu Thơ mới một cách sâu sắc và toàn diện hơn; làm rõ hơn sự đóng góp to lớn của thế hệ nhà thơ giai đoạn văn học 1930 - 1945 đối với nền văn học dân tộc, góp phần nhìn nhận vị trí của họ trong nền văn học đương đại.
Cuộc cách mạng về thơ này được bắt đầu từ quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới, được thể hiện rõ trong tuyên ngôn của các nhóm (trường phái) thơ; lời giới thiệu các tập thơ; các bài phê bình, tranh luận về thơ mới - thơ cũ, hay điểm thơ…; và ngay trong các sáng tác của họ. Tìm hiểu chúng để có một cái nhìn vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa khách quan, khoa học về một hiện tượng, một giai đoạn thơ là việc làm cần thiết.
Trong việc nghiên cứu Thơ mới, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào các khía cạnh khác nhau của thi pháp học, phong cách học, hình thức, thể loại… cùng những đặc điểm nổi bật như: sự tiếp biến văn hóa, văn học phương Tây, cảm hứng trữ tình,… mà chưa đi sâu khảo sát quan niệm của chính những nhà Thơ mới về thơ, tạo cơ sở cho việc nhìn nhận những thành tựu về nội dung và nghệ thuật Thơ mới.
Vì vậy, chọn đề tài này, chúng tôi muốn vận dụng một số kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và thi pháp học văn học giai đoạn 1930 - 1945 để sắp xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ cùng những thành tựu về nội dung và nghệ thuật của Thơ mới. Từ đó, chỉ ra được một số nét tiểu biểu trong sáng tác của họ; khái quát được những ảnh hưởng của quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới đối với các giai đoạn văn học sau này. Hy vọng rằng, luận văn góp thêm được tiếng nói nhỏ vào việc nghiên cứu Thơ mới một cách sâu sắc và toàn diện hơn; làm rõ hơn sự đóng góp to lớn của thế hệ nhà thơ giai đoạn văn học 1930 - 1945 đối với nền văn học dân tộc, góp phần nhìn nhận vị trí của họ trong nền văn học đương đại.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc khám phá
quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ sẽ mang đến một cái nhìn toàn vẹn, chi tiết
hơn về quan niệm này trong dòng chảy văn học của một giai đoạn. Qua đó, thấy được
vai trò quan trọng của những nhân tố này trong việc định hướng các giá trị nội
dung và nghệ thuật của Thơ mới. Ngoài ra, việc chỉ ra những biểu hiện của các
quan niệm trên cũng góp phần khẳng định đóng góp của Thơ mới trong việc hình
thành quan niệm về thơ, đặc trưng của nó trong dòng chảy văn học Việt Nam.
3. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các
thi phẩm có liên quan đến quan niệm về thơ của một số tác giả tiêu biểu thuộc
khuynh hướng lãng mạn (Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư...) và tượng trưng,
siêu thực (Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên, nhóm Xuân Thu nhã tập, Dạ
Đài...) được in trong tập Thơ mới 1932 - 1945: tác giả và tác phẩm xuất bản năm
2001 do Lại Nguyên Ân tập hợp và biên tập, các tuyển tập thơ chuyên khảo về một
tác giả hoặc phong trào Thơ mới có đưa vào thư mục tài liệu tham khảo.
3.2. Phạm
vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ, sự cụ thể
hóa những quan niệm này thông qua việc khảo cứu giá trị nội dung và nghệ thuật
Thơ mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được
áp dụng vào việc tìm hiểu những yếu tố làm nên diện mạo chung trong quan niệm của
các nhà Thơ mới về thơ và phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau; đồng thời,
nhìn nhận quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ trong tương quan với quan niệm
thơ của các thời kỳ văn học khác của nền văn học dân tộc.
- Phương pháp phân
tích: Được vận dụng để làm rõ các vấn đề được nêu ra ở các chương.
- Phương
pháp thống kê: Được áp dụng để phân loại các quan niệm về thơ, làm cơ sở cho việc
phân tích các đặc trưng thơ, nhìn nhận rõ hơn giá trị nội dung và nghệ thuật
Thơ mới.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này, luận văn nhằm làm rõ
những đặc trưng quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ, những thành tựu về nội
dung và nghệ thuật, đặt chúng trong dòng chảy của Văn học Việt Nam và thế giới
để có cái nhìn khách quan hơn, góp phần khẳng định vị trí của Thơ mới trong nền
văn học dân tộc.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được phân thành 3 chương như
sau:
Chương 1. Nhận diện quan niệm thơ của các nhà Thơ mới
Chương 2. Thơ mới -
từ quan niệm đến tác phẩm theo khuynh hướng lãng mạn
Chương 3. Thơ mới - từ
quan niệm đến tác phẩm theo khuynh hướng tượng trưng, siêu thực.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1. Những công trình, bài nghiên cứu chung về Thơ mới có
liên quan gián tiếp đến quan niệm của các nhà thơ mới về thơ và những thành tựu
về nội dung, nghệ thuật Thơ mới
Trong các công trình của mình, Hoài Thanh, Hoài Chân (Thi nhân Việt Nam), Trần Đình Sử (Thi pháp thơ Tố Hữu, Những thế giới nghệ thuật thơ), Nguyễn Bá Thành (Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại), Trần Huyền Sâm (Tiếng nói thơ ca), Hồ Thế Hà (Thơ và thơ Việt Nam hiện đại) đều nhấn mạnh đến các yếu tố chi phối đến quan niệm thơ, quan điểm sáng tác thơ của các tác giả Thơ mới 1932 - 1945 như: đặc trưng của thơ, công việc làm thơ, kiểu tác giả, giọng điệu, tính hồn nhiên, khuynh hướng thoát ly những chuẩn mực của thơ ca truyền thống, nhãn quan thơ mới mẻ..., cho rằng “cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới đã nảy sinh ra một quan niệm mới về thơ” (Trần Huyền Sâm), “Cái tôi cá nhân bùng nổ làm đảo lộn mọi quan niệm” (Hồ Thế Hà).
Trong các công trình của mình, Hoài Thanh, Hoài Chân (Thi nhân Việt Nam), Trần Đình Sử (Thi pháp thơ Tố Hữu, Những thế giới nghệ thuật thơ), Nguyễn Bá Thành (Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại), Trần Huyền Sâm (Tiếng nói thơ ca), Hồ Thế Hà (Thơ và thơ Việt Nam hiện đại) đều nhấn mạnh đến các yếu tố chi phối đến quan niệm thơ, quan điểm sáng tác thơ của các tác giả Thơ mới 1932 - 1945 như: đặc trưng của thơ, công việc làm thơ, kiểu tác giả, giọng điệu, tính hồn nhiên, khuynh hướng thoát ly những chuẩn mực của thơ ca truyền thống, nhãn quan thơ mới mẻ..., cho rằng “cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới đã nảy sinh ra một quan niệm mới về thơ” (Trần Huyền Sâm), “Cái tôi cá nhân bùng nổ làm đảo lộn mọi quan niệm” (Hồ Thế Hà).
6.2. Những công
trình, bài nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến quan niệm của các nhà thơ mới
về thơ, những thành tựu về nội dung và nghệ thuật Thơ mới
Phan Cự Đệ, trong Phong trào Thơ mới (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982) đã chỉ ra một cách tiếp cận giá trị nghệ thuật Thơ mới: "Cái nhìn của Thơ mới đối với thiên nhiên là cái nhìn cá thể hóa". Trong cuốn Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000), Mã Giang Lân đi sâu nghiên cứu quan niệm thơ của các tác giả Thơ mới nhóm Xuân Thu nhã tập, ông cho rằng, nhóm này “Có ý muốn đổi mới thơ ca trên tinh thần dân tộc, nhưng chịu ảnh hưởng quá mạnh của thơ phương Tây, chủ trương thơ “thuần túy”, trong trẻo, hàm súc. Văn nói chuyện đời nhưng thơ chính là tiếng đời u huyền trực tiếp. “Thơ” chính là một cách tri thức cao cấp. Thơ chỉ cần rung động, không cần hiểu và không nên giải thích thơ. Cái quan trọng nhất của thơ là âm nhạc”.
Trong sách Lý luận văn học (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001), Hà Minh Đức cho rằng, Thơ mới “lấy thế giới mộng tưởng, lấy cái đẹp trong thiên nhiên tạo vật và chuyện cao xa muôn đời làm nguồn sáng tạo”. Từ điển Văn học (Nxb Thế giới, FAHASA, 2004) cũng khẳng định các nhà Thơ mới đã "đổi mới mạnh mẽ thơ ca dân tộc theo hướng hiện đại hóa, đã giải phóng hồn thơ, giải phóng cá tính sáng tạo khỏi sự trói buộc bởi thi pháp thơ cổ điển, mở đường cho sự phát triển mới của thơ ca".
Tác giả Hoàng Thị Huế trong bài Quan niệm nghệ thuật thơ của Trần Dần, Lê Đạt nhìn từ phương diện tiếp nhận (Tạp chí Khoa học số 54, Đại học Huế, 2009, tr 41 - 49) cũng có đề cập đến quan điểm sáng tác thơ của các nhà Thơ mới, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thơ của Lê Đạt, Trần Dần: "Thơ mới là thơ của tiếng nói đòi tự do cho cảm xúc riêng tư, tự do yêu đương, là thế giới của cái nhìn cá thể hóa, của cái tôi nội cảm mang sắc thái cá nhân đậm nét".
Hoàng Sỹ Nguyên trong Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại (Nxb Văn học, 2010), khi phân tích tiền đề để hình thành thể loại Thơ mới đã phát hiện ra: “Thơ mới 1932 - 1945 có một kiểu nhà thơ riêng, tồn tại độc lập trong một phạm trù lịch sử nhất định” và “Kiểu nhà Thơ mới có một quan niệm nghệ thuật riêng cho dù là những phát ngôn riêng lẻ của các nhà thơ, nhưng vẫn mang ý nghĩa tuyên ngôn của cả một thế hệ”.
Những ý kiến nghiên cứu quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới trên đây đã gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu những công trình, bài viết có liên quan đến sáng tác của các tác giả Thơ mới, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ, khảo sát, đánh giá để có cái nhìn chung đối với những thành tựu về nội dung và nghệ thuật Thơ mới, phát triển ý tưởng đó thành một luận văn nghiên cứu khoa học.
Phan Cự Đệ, trong Phong trào Thơ mới (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982) đã chỉ ra một cách tiếp cận giá trị nghệ thuật Thơ mới: "Cái nhìn của Thơ mới đối với thiên nhiên là cái nhìn cá thể hóa". Trong cuốn Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000), Mã Giang Lân đi sâu nghiên cứu quan niệm thơ của các tác giả Thơ mới nhóm Xuân Thu nhã tập, ông cho rằng, nhóm này “Có ý muốn đổi mới thơ ca trên tinh thần dân tộc, nhưng chịu ảnh hưởng quá mạnh của thơ phương Tây, chủ trương thơ “thuần túy”, trong trẻo, hàm súc. Văn nói chuyện đời nhưng thơ chính là tiếng đời u huyền trực tiếp. “Thơ” chính là một cách tri thức cao cấp. Thơ chỉ cần rung động, không cần hiểu và không nên giải thích thơ. Cái quan trọng nhất của thơ là âm nhạc”.
Trong sách Lý luận văn học (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001), Hà Minh Đức cho rằng, Thơ mới “lấy thế giới mộng tưởng, lấy cái đẹp trong thiên nhiên tạo vật và chuyện cao xa muôn đời làm nguồn sáng tạo”. Từ điển Văn học (Nxb Thế giới, FAHASA, 2004) cũng khẳng định các nhà Thơ mới đã "đổi mới mạnh mẽ thơ ca dân tộc theo hướng hiện đại hóa, đã giải phóng hồn thơ, giải phóng cá tính sáng tạo khỏi sự trói buộc bởi thi pháp thơ cổ điển, mở đường cho sự phát triển mới của thơ ca".
Tác giả Hoàng Thị Huế trong bài Quan niệm nghệ thuật thơ của Trần Dần, Lê Đạt nhìn từ phương diện tiếp nhận (Tạp chí Khoa học số 54, Đại học Huế, 2009, tr 41 - 49) cũng có đề cập đến quan điểm sáng tác thơ của các nhà Thơ mới, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thơ của Lê Đạt, Trần Dần: "Thơ mới là thơ của tiếng nói đòi tự do cho cảm xúc riêng tư, tự do yêu đương, là thế giới của cái nhìn cá thể hóa, của cái tôi nội cảm mang sắc thái cá nhân đậm nét".
Hoàng Sỹ Nguyên trong Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại (Nxb Văn học, 2010), khi phân tích tiền đề để hình thành thể loại Thơ mới đã phát hiện ra: “Thơ mới 1932 - 1945 có một kiểu nhà thơ riêng, tồn tại độc lập trong một phạm trù lịch sử nhất định” và “Kiểu nhà Thơ mới có một quan niệm nghệ thuật riêng cho dù là những phát ngôn riêng lẻ của các nhà thơ, nhưng vẫn mang ý nghĩa tuyên ngôn của cả một thế hệ”.
Những ý kiến nghiên cứu quan niệm về thơ của các nhà Thơ mới trên đây đã gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu những công trình, bài viết có liên quan đến sáng tác của các tác giả Thơ mới, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu quan niệm của các nhà Thơ mới về thơ, khảo sát, đánh giá để có cái nhìn chung đối với những thành tựu về nội dung và nghệ thuật Thơ mới, phát triển ý tưởng đó thành một luận văn nghiên cứu khoa học.
CHƯƠNG 1
NHẬN DIỆN QUAN NIỆM THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ MỚI
1.1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH THƠ MỚI
Cuộc bình định của thực dân Pháp ở Đông
Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã làm xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc
trên các phương diện: chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, văn học...
Nhiều giai cấp, tầng lớp mới như giai cấp tư sản, vô sản, tầng lớp tiểu tư sản,
trí thức, thị dân... ra đời, cùng với nó là sự hiện diện của những tư tưởng,
tình cảm đậm tính cá nhân, cá thể.
Sau khoa thi cuối cùng năm 1918, việc đào tạo tầng lớp trí thức Hán học chấm dứt; lực lượng sáng tác văn học viết bằng chữ Hán Nôm ngày càng ít đi. Thay vào đó, việc thi bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ngày càng được mở rộng, dần hình thành tầng lớp trí thức Tây học. Từ tầng trí thức này, xuất hiện những người chuyên viết văn, làm thơ. Chữ Quốc ngữ dần thay thế chữ Hán Nôm trong các văn bản ấn hành lúc bấy giờ. Ảnh hưởng của phương Tây, chủ yếu là ảnh hưởng của văn học Pháp ngày càng tăng. Cuộc vận động truyền bá chữ Quốc ngữ và sự ra đời của báo chí, nhà xuất bản, sự hình thành công chúng văn học ở thành thị thúc đẩy sự hình thành nhiều thể loại văn học mới, trong đó có Thơ mới.
Trên báo chí lúc bấy giờ đã xuất hiện nhiều cuộc tranh luận góp phần mở đường cho sự phát triển của học thuật, ngôn luận như: cuộc tranh luận về quốc học (1924-1941), tranh luận về Truyện Kiều (1924-1944), tranh luận duy tâm hay duy vật (1933-1939), cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” (1935-1939).... Đặc biệt là cuộc tranh luận khá sôi nổi về thơ mới và thơ cũ (1932-1942) đã tạo ra nhiều tiền đề lý luận phong phú, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà thơ, học giả và công chúng. Điều đó cũng cho thấy phần nào trăn trở của những nhà thơ, nhà văn cả về ý thức, quan niệm sáng tác trước phong trào thay cũ đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ trên thi đàn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa Thơ mới đến thắng lợi.
Về thơ, trên cơ sở tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra hệ thống những quy phạm về niêm luật của thơ truyền thống khó chuyển tải nhuần nhụy sự tự nhiên của cảm xúc. Trong quan niệm và trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn đã có nhiều tìm tòi đổi mới. Tuy vậy, phải đến ngày 10 tháng 3 năm 1932, khi bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ, bước ngoặc mới của phong trào Thơ mới được mở ra. Lưu Trọng Lư viết bài hưởng ứng, có kèm mấy bài thơ mới, in báo ngay năm này. Sau đó, nhiều báo, nhất là Phong Hóa đăng bài công kích thơ cũ, cổ vũ Thơ mới. Cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Các báo đua nhau đăng thơ mới, và Thơ mới nổi lên thành một phong trào.
Sau khoa thi cuối cùng năm 1918, việc đào tạo tầng lớp trí thức Hán học chấm dứt; lực lượng sáng tác văn học viết bằng chữ Hán Nôm ngày càng ít đi. Thay vào đó, việc thi bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ngày càng được mở rộng, dần hình thành tầng lớp trí thức Tây học. Từ tầng trí thức này, xuất hiện những người chuyên viết văn, làm thơ. Chữ Quốc ngữ dần thay thế chữ Hán Nôm trong các văn bản ấn hành lúc bấy giờ. Ảnh hưởng của phương Tây, chủ yếu là ảnh hưởng của văn học Pháp ngày càng tăng. Cuộc vận động truyền bá chữ Quốc ngữ và sự ra đời của báo chí, nhà xuất bản, sự hình thành công chúng văn học ở thành thị thúc đẩy sự hình thành nhiều thể loại văn học mới, trong đó có Thơ mới.
Trên báo chí lúc bấy giờ đã xuất hiện nhiều cuộc tranh luận góp phần mở đường cho sự phát triển của học thuật, ngôn luận như: cuộc tranh luận về quốc học (1924-1941), tranh luận về Truyện Kiều (1924-1944), tranh luận duy tâm hay duy vật (1933-1939), cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” (1935-1939).... Đặc biệt là cuộc tranh luận khá sôi nổi về thơ mới và thơ cũ (1932-1942) đã tạo ra nhiều tiền đề lý luận phong phú, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà thơ, học giả và công chúng. Điều đó cũng cho thấy phần nào trăn trở của những nhà thơ, nhà văn cả về ý thức, quan niệm sáng tác trước phong trào thay cũ đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ trên thi đàn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đưa Thơ mới đến thắng lợi.
Về thơ, trên cơ sở tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra hệ thống những quy phạm về niêm luật của thơ truyền thống khó chuyển tải nhuần nhụy sự tự nhiên của cảm xúc. Trong quan niệm và trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn đã có nhiều tìm tòi đổi mới. Tuy vậy, phải đến ngày 10 tháng 3 năm 1932, khi bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ, bước ngoặc mới của phong trào Thơ mới được mở ra. Lưu Trọng Lư viết bài hưởng ứng, có kèm mấy bài thơ mới, in báo ngay năm này. Sau đó, nhiều báo, nhất là Phong Hóa đăng bài công kích thơ cũ, cổ vũ Thơ mới. Cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Các báo đua nhau đăng thơ mới, và Thơ mới nổi lên thành một phong trào.
1.2 SỰ KHẲNG ĐỊNH CON NGƯỜI BẢN THỂ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁI TÔI CÁ
NHÂN
Sự ra đời của một lớp nhà thơ mới và ảnh hưởng của làn gió văn hóa phương
Tây đặt ra nhu cầu bức thiết phải thay đổi thơ ca, thay đổi phương tiện trực tiếp
biểu hiện tư tưởng, tình cảm trong thơ. Thi sĩ hồ hởi đón nhận làn gió mới ấy
như một sự tự giải thoát. Lần đầu tiên, ý thức cá nhân, những quan điểm, khuynh
hướng thẩm mỹ, xúc cảm cá nhân đi vào thơ ca với tư cách là nhân tố trung tâm.
Nghệ sĩ mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, khẳng định vai trò cá nhân của
con người, coi những vấn đề của con người cá nhân là một trong những đề tài, đối
tượng thẩm mỹ của quá trình sáng tạo thơ ca. Vần thơ của họ lúc này là tiếng
lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, không bị ảnh hưởng bởi hệ quy chiếu
đạo lý, không bị giới hạn bởi hệ thống niêm luật, khuôn khổ, quy phạm nào. Mạch
thơ thể hiện đề tài tình yêu và thiên nhiên, chịu sự chi phối bởi mạch cảm xúc
và đời sống nội tâm của chủ thể trữ tình. Cái tôi mà họ trình ra lúc này là cái
tôi đầy bản thể, cái tôi tự tin vào mình, cái tôi đại diện cho tiếng lòng của
muôn người, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ với tư cách nghệ sĩ.
Khẳng định vai trò chủ thể của con người phải đi kèm với đòi hỏi giải phóng cá tính và kêu gọi tinh thần nhập cuộc. Những nhà Thơ mới giàu bản lĩnh và cá tính sáng tạo ấy đã góp phần mở rộng đề tài thơ, đáp ứng nhu cầu khẳng định vai trò chủ thể của con người, khẳng định vai trò của cái tôi, vị trí của cái riêng và sự cởi mở của tâm hồn, đồng thời phản ánh những thực tế mới do điều kiện xã hội buổi giao thời Á - Âu mang lại.
Khẳng định vai trò chủ thể của con người phải đi kèm với đòi hỏi giải phóng cá tính và kêu gọi tinh thần nhập cuộc. Những nhà Thơ mới giàu bản lĩnh và cá tính sáng tạo ấy đã góp phần mở rộng đề tài thơ, đáp ứng nhu cầu khẳng định vai trò chủ thể của con người, khẳng định vai trò của cái tôi, vị trí của cái riêng và sự cởi mở của tâm hồn, đồng thời phản ánh những thực tế mới do điều kiện xã hội buổi giao thời Á - Âu mang lại.
1.3 SỰ XUẤT HIỆN QUAN NIỆM THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ MỚI Sáng tác
thơ bao giờ cũng gắn với quan niệm; quan niệm đó được xây dựng theo hệ thống
tuyên ngôn, rải rác trong các phát ngôn hoặc sáng tác của nhà thơ. Về thực chất,
quan niệm thơ chính là cách nhìn nhận, đánh giá, cách hiểu về bản chất, chức
năng, nhiệm vụ, mục đích của thơ. Mỗi tác giả, mỗi thời đại, mỗi trào lưu, trường
phái đều có quan niệm riêng của mình về thơ.
Con đường phát triển của Thơ mới từ lâu đã được nhìn nhận là từ lãng mạn sang tượng trưng và chớm siêu thực, với nhiều dòng, nhiều nhóm sáng tác có cùng khuynh hướng thơ. Trên từng chặng, từng dòng, từng nhóm, ít nhiều đều có quan niệm riêng về thơ, về công việc làm thơ, vị trí của nhà thơ, đặc biệt là có nhiều tuyên ngôn thơ. Sở dĩ có nhiều quan niệm, nhiều tuyên ngôn thơ như vậy là do yêu cầu thay đổi ý thức hệ, thay đổi lối sống, nhu cầu, quan điểm thẩm mỹ, làm xuất hiện nhiều xu hướng văn học, trong đó có thơ. Văn hóa đọc, tư duy phân tích, coi trọng vấn đề cá nhân xuất hiện. Lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức Tây học, ý thức làm thơ, sáng tác chuyên nghiệp được đề cao. Ngôn ngữ chính được sử dụng là chữ Quốc ngữ; công chúng, nhất là công chúng bình dân quan tâm đến văn học viết.
Về chủ quan, các nhà thơ đang lúng túng nhận đường, thơ họ phản ánh rõ nét những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của họ. Cùng với nó là sự nỗ lực cả trên phương diện lý thuyết và thực hành của đội ngũ những người làm thơ học trường Tây, ở nhà kiểu Tây, tiếp thu thành tựu thơ phương Tây, học tư duy phân tích lý tính phương Tây thế hệ 1930 - 1945.
Con đường phát triển của Thơ mới từ lâu đã được nhìn nhận là từ lãng mạn sang tượng trưng và chớm siêu thực, với nhiều dòng, nhiều nhóm sáng tác có cùng khuynh hướng thơ. Trên từng chặng, từng dòng, từng nhóm, ít nhiều đều có quan niệm riêng về thơ, về công việc làm thơ, vị trí của nhà thơ, đặc biệt là có nhiều tuyên ngôn thơ. Sở dĩ có nhiều quan niệm, nhiều tuyên ngôn thơ như vậy là do yêu cầu thay đổi ý thức hệ, thay đổi lối sống, nhu cầu, quan điểm thẩm mỹ, làm xuất hiện nhiều xu hướng văn học, trong đó có thơ. Văn hóa đọc, tư duy phân tích, coi trọng vấn đề cá nhân xuất hiện. Lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức Tây học, ý thức làm thơ, sáng tác chuyên nghiệp được đề cao. Ngôn ngữ chính được sử dụng là chữ Quốc ngữ; công chúng, nhất là công chúng bình dân quan tâm đến văn học viết.
Về chủ quan, các nhà thơ đang lúng túng nhận đường, thơ họ phản ánh rõ nét những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của họ. Cùng với nó là sự nỗ lực cả trên phương diện lý thuyết và thực hành của đội ngũ những người làm thơ học trường Tây, ở nhà kiểu Tây, tiếp thu thành tựu thơ phương Tây, học tư duy phân tích lý tính phương Tây thế hệ 1930 - 1945.
CHƯƠNG
2
THƠ MỚI - TỪ QUAN NIỆM ĐẾN TÁC PHẨM THEO KHUYNH HƯỚNG LÃNG MẠN
2.1 VỀ QUAN NIỆM
THƠ THEO KHUYNH HƯỚNG LÃNG MẠN Trong thơ lãng mạn, cảm xúc đóng vai trò chủ đạo.
Làm thơ lãng mạn là tạo ra một thế giới cảm xúc theo quan niệm của chủ thể trữ
tình. Ở Việt Nam, cuộc viễn chinh của Pháp và sự truyền bá văn hóa, văn học
phương Tây đã đặt những dấu ấn mới trong nền văn học nước nhà. Trong đó, sự tồn
tại của một trào lưu lãng mạn những năm ba mươi của thế kỷ XX được ghi nhận như
là sự cụ thể hóa các quan niệm của chủ nghĩa lãng mạn về bản chất, vai trò, sứ
mệnh của thi ca.
2.1.1 Thơ là thế giới của cái đẹp
Với mong muốn xây dựng một
thế giới nghệ thuật riêng, vì chính bản thân nó với đầy đủ vẻ đẹp thanh cao,
thuần khiết, các nhà Thơ mới sáng tác theo kiểu tùy hứng. Thơ không còn được
dùng để “chở đạo”, “nói chí” hay giáo huấn đạo đức nữa, mà là, trước hết, để thể
hiện cái đẹp, để bộc lộ thế giới nội tâm, để góp nhặt những thanh sắc trần
gian. Với họ, nghệ thuật là khái niệm tỏa chiết, sự dung hợp vẻ đẹp của cả thơ,
nhạc, họa đạt đến độ thanh cao, tân kỳ, chiều diệu của “Nàng Ly Tao” nên nó phải
có chỗ đứng riêng, trang trọng. Họ quan niệm, nghệ thuật tự thân nó phải đẹp.
Thơ cũng như nghệ thuật, phải hướng đến cái đẹp và phục vụ cái đẹp. Để khắc họa
cái đẹp một cách toàn vẹn, thơ phải cô đúc, có sức gợi. Nhấn mạnh đến cái đẹp,
sự cô đúc, khả năng rung động và sự tinh túy của thơ, nhà thơ muốn khẳng định,
thơ hơn bất cứ hình thức nghệ thuật nào, phải biết chưng cất lấy tinh hoa của
cuộc đời.
2.1.2 Thơ là sự sống
Suy cho cùng, lãng mạn là một cách lý tưởng hóa
cuộc sống. Trong thơ lãng mạn, có sự hiện diện của một sự sống khác, dào dạt,
bay bổng hơn so với sự sống đang diễn ra trong hiện tại, dẫu rằng đó là sự sống
đầy chủ quan trong tâm tưởng. Nhưng dù có mộng ước lên tiên, trốn vào yêu, vào
say, vào mộng, làm khách chinh phu, làm con hổ nhớ rừng, con voi già nhớ quãng
đời oanh liệt, làm chuyến giang hồ vặt hay đắm mình vào cảnh sắc trời mây, non
nước, phong tục thì ít ra nó cũng nhen một đốm lửa, sưởi ấm niềm tin về sự sống
tốt lành ở ngày mai.
Nỗi buồn, sự cô đơn, chán nản, lẻ loi trong Thơ mới có căn nguyên ở lòng yêu cuộc sống, lòng ham sống, mang nặng tâm sự thời thế của cá nhân. Bộc bạch, tâm tình, thổ lộ, nêu thái độ cũng chính là ghi lại một trạng thái sống. Lúc con người bày tỏ cảm xúc chính là lúc sự sống trong họ được thăng hoa đến độ cao nhất.
Mỗi thi phẩm mang một quan niệm sống riêng của nhà thơ. Viết cũng là một trạng thái sống, một cách thể hiện niềm vui sống, “để thấy mình làm ra sự sống”. Thơ là sự sống nên thơ cần phải mới, giống như sự sống lúc nào cũng sinh sôi, này nở.
Sự sống gắn với thơ như trái tim gắn liền với khối óc. Làm thơ là gieo sự sống giữa cuộc đời. Những rung động của tâm hồn họ chính là sự khơi nguồn cho sự sống trỗi dậy, sinh sôi; và nghệ thuật suy cho cùng là sự tái hiện sự sống, tái hiện hơi thở gấp gáp, sôi nổi của cuộc sống, sự sống theo quỹ đạo của cái đẹp. Vì vậy, thơ là sự sống, thơ của người, của đời và phải ở trong cuộc sống, “ở trong cuộc đời”.
Nỗi buồn, sự cô đơn, chán nản, lẻ loi trong Thơ mới có căn nguyên ở lòng yêu cuộc sống, lòng ham sống, mang nặng tâm sự thời thế của cá nhân. Bộc bạch, tâm tình, thổ lộ, nêu thái độ cũng chính là ghi lại một trạng thái sống. Lúc con người bày tỏ cảm xúc chính là lúc sự sống trong họ được thăng hoa đến độ cao nhất.
Mỗi thi phẩm mang một quan niệm sống riêng của nhà thơ. Viết cũng là một trạng thái sống, một cách thể hiện niềm vui sống, “để thấy mình làm ra sự sống”. Thơ là sự sống nên thơ cần phải mới, giống như sự sống lúc nào cũng sinh sôi, này nở.
Sự sống gắn với thơ như trái tim gắn liền với khối óc. Làm thơ là gieo sự sống giữa cuộc đời. Những rung động của tâm hồn họ chính là sự khơi nguồn cho sự sống trỗi dậy, sinh sôi; và nghệ thuật suy cho cùng là sự tái hiện sự sống, tái hiện hơi thở gấp gáp, sôi nổi của cuộc sống, sự sống theo quỹ đạo của cái đẹp. Vì vậy, thơ là sự sống, thơ của người, của đời và phải ở trong cuộc sống, “ở trong cuộc đời”.
2.1.3 Mộng tưởng, tình ái - sự đề cao
tình cảm trong sáng tác thơ
Mộng tưởng và tình ái là đề tài muôn thuở của thơ,
cũng là cách quan niệm về tình cảm trong sáng tác thơ. Đề cao tình cảm cũng là
một cách phản ứng lại với thực trạng xã hội bất an mà nhà thơ đối mặt. Ở thế giới
tâm tư, tình cảm ấy, nhà thơ có quyền dệt mộng, bộc lộ tư tưởng, cảm xúc đồng
thời soi chiếu nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống bằng nghệ thuật.
Mối quan hệ giữa thơ với nhà thơ dựa trên yếu tố tình cảm. Mộng tưởng cũng là một cách khơi gợi tình cảm. Trong mộng tưởng, người nghệ sĩ có cơ hội thể nghiệm cá tính sáng tạo của mình. Mộng tưởng trong thơ là biểu hiện một tâm thế trữ tình của lớp nhà thơ vừa thoát khỏi hệ quy chiếu của thơ trung đại, bỡ ngỡ đi trên con đường giao lưu và hội nhập; nó còn được hiểu là một cách khái quát vấn đề, tìm hướng đi của tư tưởng, tình cảm, tìm con đường nghệ thuật cho thơ. Đưa mộng tưởng, tình ái vào thơ cũng là nhằm thi vị hóa cái cô đơn, thất tình, bù đắp những thiếu hụt của cuộc đời. Các yếu tố trên cũng là nguồn thi liệu phong phú góp phần kiến tạo nội dung thơ.
Mộng tưởng, tình ái là hai sắc thái chủ đạo làm nên dấu ấn tình cảm trong thơ, góp phần làm trẻ hóa Thơ mới. Nó mở ra những quan niệm mới về thơ, về nghề, mối quan hệ của thơ với nhà thơ và những vấn đề quan thiết của cuộc sống.
Mối quan hệ giữa thơ với nhà thơ dựa trên yếu tố tình cảm. Mộng tưởng cũng là một cách khơi gợi tình cảm. Trong mộng tưởng, người nghệ sĩ có cơ hội thể nghiệm cá tính sáng tạo của mình. Mộng tưởng trong thơ là biểu hiện một tâm thế trữ tình của lớp nhà thơ vừa thoát khỏi hệ quy chiếu của thơ trung đại, bỡ ngỡ đi trên con đường giao lưu và hội nhập; nó còn được hiểu là một cách khái quát vấn đề, tìm hướng đi của tư tưởng, tình cảm, tìm con đường nghệ thuật cho thơ. Đưa mộng tưởng, tình ái vào thơ cũng là nhằm thi vị hóa cái cô đơn, thất tình, bù đắp những thiếu hụt của cuộc đời. Các yếu tố trên cũng là nguồn thi liệu phong phú góp phần kiến tạo nội dung thơ.
Mộng tưởng, tình ái là hai sắc thái chủ đạo làm nên dấu ấn tình cảm trong thơ, góp phần làm trẻ hóa Thơ mới. Nó mở ra những quan niệm mới về thơ, về nghề, mối quan hệ của thơ với nhà thơ và những vấn đề quan thiết của cuộc sống.
2.2 THÀNH TỰU VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
2.2.1 Một thế giới ngập tràn
cảm xúc
Thơ là thể loại trữ tình, chất chứa những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng
của người sáng tác. Thơ mới là một thế giới tràn ngập cảm xúc, nó vừa là sự dồn
nén cảm xúc của thời đại, của cả một lớp người, vừa mang dấu ấn cá nhân đậm
nét. Mỗi nhà thơ mang một trạng thái cảm xúc, nhưng đều trực tiếp thể hiện lòng
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người hòa với thiên nhiên làm một. Vì yêu
nên họ có thái độ trân trọng, nuối tiếc đầy cá tính nhằm níu giữ những khoảnh
khắc đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, níu giữ tuổi xuân, níu giữ thời khắc đẹp
của cuộc đời. Những khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực
tại, với thế giới con người, với tuổi trẻ, với thiên nhiên, phong tục thuần hậu
đã để lại những cảm xúc mới mẻ, thi vị.
Yêu đời, yêu người, các nghệ sĩ đi sâu khám phá bề sâu của của cái tôi cá nhân, khám phá cái tôi cảm xúc thành thật. Sự thành thật của các nghệ sĩ trước hết là thành thật với chính mình, thành thật với thơ, từ đó thiết lập mối quan hệ với thế giới bên ngoài, thế giới độc giả. Sự thành thật trong cảm xúc góp phần khẳng định nhân cách nhà thơ, giúp họ khám phá những rung động tế vi nhất của tình cảm và làm phong phú hồn thơ.
Yêu đời, yêu người, các nghệ sĩ đi sâu khám phá bề sâu của của cái tôi cá nhân, khám phá cái tôi cảm xúc thành thật. Sự thành thật của các nghệ sĩ trước hết là thành thật với chính mình, thành thật với thơ, từ đó thiết lập mối quan hệ với thế giới bên ngoài, thế giới độc giả. Sự thành thật trong cảm xúc góp phần khẳng định nhân cách nhà thơ, giúp họ khám phá những rung động tế vi nhất của tình cảm và làm phong phú hồn thơ.
2.2.2 Cái
nhìn hướng ngoại
Không mang tính ước lệ, không chịu sự chi phối bởi hệ thống
niêm luật ngặt nghèo của luật thơ Đường nên cái nhìn hướng ngoại trong Thơ mới
là cái nhìn rộng mở, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng hiện thực, tôn trọng cảm xúc
con người cá nhân.
Ngoại giới trong Thơ mới bao hàm cả không khí, thần thái, linh hồn của quê hương, làng mạc. Đằng sau những bài thơ, những câu thơ tả thực là tấm lòng hồn hậu của người làm thơ. Cái nhìn của các nhà Thơ mới đối với thiên nhiên, cảnh vật là cái nhìn hồn nhiên, đậm tính chất người. Bên cạnh cái nhìn vào thiên nhiên, phong cảnh, Thơ mới còn hướng vào đời sống xã hội, hướng vào phong tục, tập quán, văn hóa làng. Điều này vừa tạo cho thơ có được chiều sâu tư tưởng, tình cảm, vừa phản ánh khả năng tích hợp vốn sống và sự rung cảm của người viết. Đa số các bài thơ đã đề cập đến vẻ đẹp của thiên nhiên, làng quê, con người, sinh hoạt cộng đồng. Chủ thể được đặt ở vị trí thứ yếu. Mục đích phản ánh của thơ là ở hiện thực khách quan. Cái tôi chỉ là phương tiện phản ánh hiện thực. Nó tạo cho thơ có được chiều sâu tư tưởng, tình cảm, vừa đảm bảo mô tả hiện thực, đưa hiện thực phong phú vào thơ, vừa tạo cho thơ có được khả năng bộc lộ những tình cảm của chủ thể trước đối tượng ấy.
Cái nhìn hướng ngoại trong Thơ mới có nhiều biểu hiện đa dạng. Ưu điểm của nó là có thể tả chân, ký sự theo kiểu phong tục, trực quan, có thể biểu hiện những giấc mơ đẹp như cổ tích khắc họa những bức tranh, những thế giới đậm màu sắc tượng trưng. Nhiều nhà thơ như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… không chỉ hướng ngoại theo lối “tả thực” mà còn huy động giác quan để tái hiện một thế giới khách thể sống động, hữu hình của cái vô hình.
Ngoại giới trong Thơ mới bao hàm cả không khí, thần thái, linh hồn của quê hương, làng mạc. Đằng sau những bài thơ, những câu thơ tả thực là tấm lòng hồn hậu của người làm thơ. Cái nhìn của các nhà Thơ mới đối với thiên nhiên, cảnh vật là cái nhìn hồn nhiên, đậm tính chất người. Bên cạnh cái nhìn vào thiên nhiên, phong cảnh, Thơ mới còn hướng vào đời sống xã hội, hướng vào phong tục, tập quán, văn hóa làng. Điều này vừa tạo cho thơ có được chiều sâu tư tưởng, tình cảm, vừa phản ánh khả năng tích hợp vốn sống và sự rung cảm của người viết. Đa số các bài thơ đã đề cập đến vẻ đẹp của thiên nhiên, làng quê, con người, sinh hoạt cộng đồng. Chủ thể được đặt ở vị trí thứ yếu. Mục đích phản ánh của thơ là ở hiện thực khách quan. Cái tôi chỉ là phương tiện phản ánh hiện thực. Nó tạo cho thơ có được chiều sâu tư tưởng, tình cảm, vừa đảm bảo mô tả hiện thực, đưa hiện thực phong phú vào thơ, vừa tạo cho thơ có được khả năng bộc lộ những tình cảm của chủ thể trước đối tượng ấy.
Cái nhìn hướng ngoại trong Thơ mới có nhiều biểu hiện đa dạng. Ưu điểm của nó là có thể tả chân, ký sự theo kiểu phong tục, trực quan, có thể biểu hiện những giấc mơ đẹp như cổ tích khắc họa những bức tranh, những thế giới đậm màu sắc tượng trưng. Nhiều nhà thơ như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… không chỉ hướng ngoại theo lối “tả thực” mà còn huy động giác quan để tái hiện một thế giới khách thể sống động, hữu hình của cái vô hình.
2.2.3 Một lối thơ thích hợp với cơ tầng văn hóa và tâm lý người Việt
Do lực lượng sáng tác chủ yếu là nhà nho và do quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi
dĩ ngôn chí”, trọng giáo huấn, đạo đức và truyền thống tuyển chọn quan lại bằng
con đường văn chương cử nghiệp với hàng loạt những quy định nghiêm ngặt về điển
cố, niêm luật nên thơ truyền thống đã trở nên khô cứng, khó chuyển tải được tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc, ít nhiều tạo nên sự gò bó trong sáng tạo nghệ thuật.
Việc tìm ra một lối thơ thích hợp với cơ tầng văn hóa và tâm lý người Việt là
nhu cầu chính đáng, Thơ mới ra đời nhằm thỏa mãn điều đó.
Xưa nay, hình thức và nội dung thơ luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Không một hình thức thơ nào lại không mang một thông điệp nhất định, ngược lại cũng không có nội dung thơ nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Và vì vậy, vấn đề được phản ánh nào cũng có hình thức thơ của nó.
Sự hài hòa giữa hình thức và nội dung thơ biểu hiện trước hết ở việc duy trì sức sống cho mạch thơ. Ý tưởng hay, tình cảm mới lạ gặp sự dồn nén cao độ của cảm xúc, tư tưởng sẽ hòa quyện thành thơ một cách hồn nhiên. Sự khéo léo trong cách gieo vần, bố trí hợp lý dòng thơ, số câu, số khổ, ổn định giọng điệu phản ánh chiều sâu rung cảm của tâm hồn nhà thơ, góp phần làm tăng giá trị của thơ.
Sự xuất hiện của nhiều thể thơ, sự xâm nhập văn xuôi vào địa hạt thơ và sự ra đời của cái tôi trữ tình cá nhân khẳng định những nỗ lực không ngừng của các nhà Thơ mới trên con đường đi tìm một hình thức thích hợp để chuyển tải nội dung thơ.
Tùy theo nhu cầu tâm lý, trạng thái cảm xúc, nội dung phản ánh, nhà thơ dùng đến các thể thơ thích hợp. Một bài thơ có sự hài hòa về nội dung thường không tính đến số câu trong một bài, không hạn chế số từ trong một câu; câu dừng, từ hết khi tư tưởng, tình cảm của nhà thơ chất dứt. Bao giờ cũng có một sự gắn kết nhất định giữa nội dung và hình thức thơ. Hình thức chuyển tải nội dung, còn nội dung duy trì mối liên kết giữa các bộ phận của bài thơ. Đảm bảo sự hài hòa giữa nội dung và hình thức thơ chính là tạo điều kiện cho sự hình thành phong cách thơ, tạo điều kiện cho sự hình thành một lối thơ mới phù hợp với tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, phù hợp với cơ tầng văn hóa và tâm lý người Việt. Thơ mới đã làm được điều đó!
Xưa nay, hình thức và nội dung thơ luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Không một hình thức thơ nào lại không mang một thông điệp nhất định, ngược lại cũng không có nội dung thơ nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Và vì vậy, vấn đề được phản ánh nào cũng có hình thức thơ của nó.
Sự hài hòa giữa hình thức và nội dung thơ biểu hiện trước hết ở việc duy trì sức sống cho mạch thơ. Ý tưởng hay, tình cảm mới lạ gặp sự dồn nén cao độ của cảm xúc, tư tưởng sẽ hòa quyện thành thơ một cách hồn nhiên. Sự khéo léo trong cách gieo vần, bố trí hợp lý dòng thơ, số câu, số khổ, ổn định giọng điệu phản ánh chiều sâu rung cảm của tâm hồn nhà thơ, góp phần làm tăng giá trị của thơ.
Sự xuất hiện của nhiều thể thơ, sự xâm nhập văn xuôi vào địa hạt thơ và sự ra đời của cái tôi trữ tình cá nhân khẳng định những nỗ lực không ngừng của các nhà Thơ mới trên con đường đi tìm một hình thức thích hợp để chuyển tải nội dung thơ.
Tùy theo nhu cầu tâm lý, trạng thái cảm xúc, nội dung phản ánh, nhà thơ dùng đến các thể thơ thích hợp. Một bài thơ có sự hài hòa về nội dung thường không tính đến số câu trong một bài, không hạn chế số từ trong một câu; câu dừng, từ hết khi tư tưởng, tình cảm của nhà thơ chất dứt. Bao giờ cũng có một sự gắn kết nhất định giữa nội dung và hình thức thơ. Hình thức chuyển tải nội dung, còn nội dung duy trì mối liên kết giữa các bộ phận của bài thơ. Đảm bảo sự hài hòa giữa nội dung và hình thức thơ chính là tạo điều kiện cho sự hình thành phong cách thơ, tạo điều kiện cho sự hình thành một lối thơ mới phù hợp với tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, phù hợp với cơ tầng văn hóa và tâm lý người Việt. Thơ mới đã làm được điều đó!
CHƯƠNG 3
THƠ MỚI - TỪ QUAN NIỆM ĐẾN
TÁC PHẨM THEO KHUYNH HƯỚNG TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC
3.1 VỀ QUAN NIỆM THƠ THEO
KHUYNH HƯỚNG TƯỢNG TRƯNG, SIÊU THỰC
Con đường phát triển của Thơ mới nước ta từ
lâu đã được nhìn nhận là từ lãng mạn sang tượng trưng và một phần siêu thực.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc lý thuyết về sự tương giao, tương hợp của thơ
tượng trưng Pháp, các nhà Thơ mới đã đi sâu thể hiện sự tương giao đó qua trực
giác của con người và con người nhận thức thế giới bằng giác quan tương hợp bên
trong. Nhờ đó mà thi sĩ có thể nhìn thấy sự vật hiện tượng trong một chiều kích
khác, có thể nắm được cái tinh thần ẩn sau bề mặt khách thể.
Sự tương giao, tương hợp được thể hiện trên nhiều phương diện. Trong Thơ mới, có sự tương giao, tương hợp giữa vũ trụ với vũ trụ, giữa vũ trụ với con người, giữa con người với con người. Trên cơ sở kết hợp các biểu tượng, đặt âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hương thơm cạnh nhau, hòa trộn vào nhau trong sự hô ứng giữa các giác quan, tạo sự lạ hóa trong tiếp cận, cảm nhận của con người, Thơ mới đã tạo ra nhiều bài thơ có giá trị, tiếp tục góp phần làm nên cuộc cách mạng về thơ.
Sự tương giao, tương hợp được thể hiện trên nhiều phương diện. Trong Thơ mới, có sự tương giao, tương hợp giữa vũ trụ với vũ trụ, giữa vũ trụ với con người, giữa con người với con người. Trên cơ sở kết hợp các biểu tượng, đặt âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hương thơm cạnh nhau, hòa trộn vào nhau trong sự hô ứng giữa các giác quan, tạo sự lạ hóa trong tiếp cận, cảm nhận của con người, Thơ mới đã tạo ra nhiều bài thơ có giá trị, tiếp tục góp phần làm nên cuộc cách mạng về thơ.
3.1.1 Thơ là sự khơi gợi
Thơ là “cái đẹp trong trẻo gợi nên bởi âm thanh, cách
điệu” (Thơ - Xuân thu nhã tập). Để đạt được mục đích “khêu gợi”, thơ phải hàm
súc, cô đọng, hướng đến giá trị biểu đạt.
Do ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp, các nhà Thơ mới coi âm nhạc là một thứ gì thuần tuý tiềm thức và thơ phải có nhạc điệu để mang khả năng quyến rũ tâm hồn con người. Nhịp điệu góp phần tạo ra sự rung động trong thơ. Sự rung động được “thâu góp” ấy cũng chính là tính hàm súc của âm nhạc trong thơ. Thơ phải có một giá trị thần chú mê đắm lòng người trước khi hiểu nội dung. Tính chất khêu gợi của âm nhạc giúp thơ không rơi vào miêu tả, kể lể, hình thái của diễn từ, mà hướng đến tìm kiếm, gợi lên một thế giới vô hình trong tính thống nhất thâm u và sâu xa của nó, nghĩa là nó phải đạt đến một độ hàm súc nhất định.
Nhìn thế giới trong tính thống nhất, coi thơ là sự khơi gợi, hòa quyện của thuộc tính cao quý, không vụ lợi, sự rung động, tính biểu trưng giúp nhà thơ phát huy tối đa sức mạnh giao thoa, mở rộng tâm hồn, thăng hoa cảm xúc. Sức gợi của một thi phẩm chính là sự hòa điệu của âm thanh, nhạc điệu, tâm trạng. Khả năng ngân vang, hòa nhịp của nhạc tính cộng với sự cô đọng sẽ tăng giá trị biểu đạt của thơ. Tất cả hòa vào màu xanh của khu rừng lớn, làm nên tính vĩnh cửu của sự đổi mới luận thuyết và sự khai phá nghệ thuật thơ, để lại những dấu ấn đậm nhạt khác nhau ở mỗi nhà thơ, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển, hiện đại hóa thơ ca dân tộc.
3.1.2 Thơ - hành trình hướng đến cái tuyệt đối
Do ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp, các nhà Thơ mới coi âm nhạc là một thứ gì thuần tuý tiềm thức và thơ phải có nhạc điệu để mang khả năng quyến rũ tâm hồn con người. Nhịp điệu góp phần tạo ra sự rung động trong thơ. Sự rung động được “thâu góp” ấy cũng chính là tính hàm súc của âm nhạc trong thơ. Thơ phải có một giá trị thần chú mê đắm lòng người trước khi hiểu nội dung. Tính chất khêu gợi của âm nhạc giúp thơ không rơi vào miêu tả, kể lể, hình thái của diễn từ, mà hướng đến tìm kiếm, gợi lên một thế giới vô hình trong tính thống nhất thâm u và sâu xa của nó, nghĩa là nó phải đạt đến một độ hàm súc nhất định.
Nhìn thế giới trong tính thống nhất, coi thơ là sự khơi gợi, hòa quyện của thuộc tính cao quý, không vụ lợi, sự rung động, tính biểu trưng giúp nhà thơ phát huy tối đa sức mạnh giao thoa, mở rộng tâm hồn, thăng hoa cảm xúc. Sức gợi của một thi phẩm chính là sự hòa điệu của âm thanh, nhạc điệu, tâm trạng. Khả năng ngân vang, hòa nhịp của nhạc tính cộng với sự cô đọng sẽ tăng giá trị biểu đạt của thơ. Tất cả hòa vào màu xanh của khu rừng lớn, làm nên tính vĩnh cửu của sự đổi mới luận thuyết và sự khai phá nghệ thuật thơ, để lại những dấu ấn đậm nhạt khác nhau ở mỗi nhà thơ, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển, hiện đại hóa thơ ca dân tộc.
3.1.2 Thơ - hành trình hướng đến cái tuyệt đối
Làm thơ, rộng hơn là làm văn chương, nghệ thuật, tác giả nào cũng nỗ
lực để không phải lặp lại chính mình và không lặp lại người khác, đồng thời
khai mở một lối đi mới nhằm tạo một vị trí vững chãi trong cõi nghệ thuật vô
cùng. Ở các nhà Thơ mới, điều ấy biến thành sự thôi thúc, càng là khát vọng thường
trực; họ gọi đó là hành trình tìm cái tuyệt đối: một tri thức tuyệt vời, tuyệt
đối, một tư tưởng mang tính vĩnh cửu. Tri thức và tư tưởng ấy là tuyệt đối bởi
vì chúng thể hiện được nhịp điệu vĩnh viễn bao trùm thế giới vô hạn, ở cõi
vô cùng, vượt lên tất cả.
Tính chất tuyệt đối của thơ thể hiện ở việc “thơ phải cấu tạo bằng tinh chất của vô biên”. Nghệ sĩ không phải chỉ cảm thấy thế giới bên ngoài mà còn nhận biết thế giới bên trong, không chỉ nắm bắt cái huyền diệu mà còn phải nghe thấy, cảm thấy cái vô hình, cái bí ẩn, mơ hồ nằm trong một màn sương dày đặc để tìm ra mối dây liên hệ giữa thế giới vô thức và hữu thức.
Trong thơ, cái tuyệt đối còn được quan niệm là cái lạ. Hành động “đi tìm sự lạ” chính là tìm đến thứ thơ cao siêu hơn hết thảy - thứ thơ tuyệt đối, cũng là hành động đổi mới tư tưởng, tình cảm, đổi mới phương thức thể hiện, đổi mới nghệ thuật thơ, là hành trình “tìm thơ vĩnh viễn”.
Bản chất của thơ là sự toàn vẹn, nguyên sơ, “bất nhị”. Thi ca trước mắt và lâu dài phải giàu sức ẩn chứa, phải huyền diệu. Đằng sau mớ ngôn từ bình thường phải tiềm ẩn, hàm chứa muôn nghìn thế giới lung linh khác được gợi lên ở hình tượng. Vì vậy, thơ không cứ phải mượn đến phương tiện ngôn ngữ. Thơ cũng không cần thi đề. Nhạc tính trong thơ có một vai trò quan trọng.
Tính chất tuyệt đối của thơ thể hiện ở việc “thơ phải cấu tạo bằng tinh chất của vô biên”. Nghệ sĩ không phải chỉ cảm thấy thế giới bên ngoài mà còn nhận biết thế giới bên trong, không chỉ nắm bắt cái huyền diệu mà còn phải nghe thấy, cảm thấy cái vô hình, cái bí ẩn, mơ hồ nằm trong một màn sương dày đặc để tìm ra mối dây liên hệ giữa thế giới vô thức và hữu thức.
Trong thơ, cái tuyệt đối còn được quan niệm là cái lạ. Hành động “đi tìm sự lạ” chính là tìm đến thứ thơ cao siêu hơn hết thảy - thứ thơ tuyệt đối, cũng là hành động đổi mới tư tưởng, tình cảm, đổi mới phương thức thể hiện, đổi mới nghệ thuật thơ, là hành trình “tìm thơ vĩnh viễn”.
Bản chất của thơ là sự toàn vẹn, nguyên sơ, “bất nhị”. Thi ca trước mắt và lâu dài phải giàu sức ẩn chứa, phải huyền diệu. Đằng sau mớ ngôn từ bình thường phải tiềm ẩn, hàm chứa muôn nghìn thế giới lung linh khác được gợi lên ở hình tượng. Vì vậy, thơ không cứ phải mượn đến phương tiện ngôn ngữ. Thơ cũng không cần thi đề. Nhạc tính trong thơ có một vai trò quan trọng.
3.1.3 Một quan niệm mới về cái đẹp
Thơ là hoạt động sáng tạo
mang dấu ấn chủ quan của nhà thơ nên cái đẹp trong thơ cũng là cái đẹp mang
tính quan niệm, phản ánh những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của nhà thơ về chức
năng của thơ ca đối với đời sống, xã hội. Trong quá trình phát triển của thơ,
quan niệm về cái đẹp cũng có sự biến đổi nhằm thích ứng với sự thay đổi nhãn
quan nghệ thuật của nhà thơ và thị hiếu thẩm mỹ của người đọc.
Các nhà thơ tượng trưng, siêu thực chủ trương xây dựng một cái đẹp siêu thoát, phi chuẩn mực. Niềm say mê cái đẹp tột cùng, nỗi khát khao chinh phục cái đẹp và nghệ thuật đôi lúc xui sự sáng tạo của thi sĩ vượt ra ngoài sự kiểm soát của lý trí. Thơ còn được đồng nghĩa với Đạo, với cái Đẹp. Vẻ trong trẻo của đời sống, của sự vật liên tục được nhắc đến như là tiêu chuẩn cao nhất, một phẩm chất tuyệt vời, tuyệt đối của cái đẹp. Cái đẹp còn gắn liền với sự rung động. Âm nhạc cũng được xem là chuẩn mực của cái đẹp.
Hơn thế, các nhà Thơ mới đã mở rộng nội hàm cái đẹp, đưa thơ tiệm cận với cái kinh dị, cái ghê rợn, cái xấu và đem những cái ấy làm thi liệu cho thơ, đẩy thơ đến ranh giới chủ nghĩa siêu thực. Tuy thế, không như thơ tượng trưng, siêu thực phương Tây, họ cũng đã có sự vận dụng riêng khi biết nhìn vào khoa học, vào luân lý để xây dựng cái đẹp phù hợp với cơ tầng văn hóa - xã hội Việt Nam. Đó cũng một phần là nhờ bản lĩnh nghệ thuật dày dạn, các kiến giải của họ về cái đẹp trong thơ đã có những nét độc đáo riêng không lẫn. Từ sự mở rộng nội hàm cái đẹp, Thơ mới đã thay đổi về chất so với thơ ca truyền thống; giúp thơ ca Việt đi vào quỹ đạo chung của thơ ca nhân loại.
Các nhà thơ tượng trưng, siêu thực chủ trương xây dựng một cái đẹp siêu thoát, phi chuẩn mực. Niềm say mê cái đẹp tột cùng, nỗi khát khao chinh phục cái đẹp và nghệ thuật đôi lúc xui sự sáng tạo của thi sĩ vượt ra ngoài sự kiểm soát của lý trí. Thơ còn được đồng nghĩa với Đạo, với cái Đẹp. Vẻ trong trẻo của đời sống, của sự vật liên tục được nhắc đến như là tiêu chuẩn cao nhất, một phẩm chất tuyệt vời, tuyệt đối của cái đẹp. Cái đẹp còn gắn liền với sự rung động. Âm nhạc cũng được xem là chuẩn mực của cái đẹp.
Hơn thế, các nhà Thơ mới đã mở rộng nội hàm cái đẹp, đưa thơ tiệm cận với cái kinh dị, cái ghê rợn, cái xấu và đem những cái ấy làm thi liệu cho thơ, đẩy thơ đến ranh giới chủ nghĩa siêu thực. Tuy thế, không như thơ tượng trưng, siêu thực phương Tây, họ cũng đã có sự vận dụng riêng khi biết nhìn vào khoa học, vào luân lý để xây dựng cái đẹp phù hợp với cơ tầng văn hóa - xã hội Việt Nam. Đó cũng một phần là nhờ bản lĩnh nghệ thuật dày dạn, các kiến giải của họ về cái đẹp trong thơ đã có những nét độc đáo riêng không lẫn. Từ sự mở rộng nội hàm cái đẹp, Thơ mới đã thay đổi về chất so với thơ ca truyền thống; giúp thơ ca Việt đi vào quỹ đạo chung của thơ ca nhân loại.
3.2 THÀNH TỰU VỀ NỘI
DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
3.2.1 Sự tương hợp giữa con người và vũ trụ
Quan niệm sống
hài hòa, cởi mở, coi con người là một bộ phận của thiên nhiên, là một tiểu vũ
trụ trong cái vũ trụ khôn cùng, đặt con người trong mối quan hệ nhiều chiều diễn
ra ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, trong quan hệ ứng xử đã tạo
thành truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt. Đây là điểm gặp gỡ với sự
tương hợp, hô ứng với nhau giữa các giác quan, giữa mùi hương, màu sắc và âm
thanh, mối liên hệ huyền bí giữa con người và vũ trụ trong thơ tượng trưng. Sự
tương giao, tương hợp thể hiện ở sự hòa hợp giữa các yếu tố của vũ trụ với nhau
như màu sắc, âm thanh, ánh sáng, giữa giữa vũ trụ với con người, giữa con người
với con người.
Trong con mắt của nhà thơ, các yếu tố của thiên không tồn tại biệt lập và luôn được nhìn nhận trong tư thế sóng đôi, giao hòa nhau dội vào cảm giác con người và người ta thấy sức sống của cảnh vật phảng phất khát vọng và hoạt động sống của con người.
Cuộc sống được cảm nhận vừa bằng cảm xúc, vừa bằng trí tuệ, vừa bằng sự hòa quyện của các giác quan. Vận dụng nguyên tắc đó của chủ nghĩa tượng trưng, các nhà thơ đã có những cách kết hợp từ rất lạ làm nổi bật sự tương ứng giữa các giác quan.
Sự tương giao về cảm giác dẫn đến tư duy chuyển kênh liên tục trong Thơ mới. Sự tương ứng các giác quan giúp nhà thơ có điều kiện thể hiện một thế giới ngát mùi hương với âm thanh, sắc màu lẫn lộn, cùng các giác quan giao hòa, cảm ứng, phức hợp. Mỗi câu thơ luôn mở ra nhiều tầng cảm xúc, đầy tính gợi. Mùi hương, màu sắc, âm thanh cùng tương hợp gây hiệu ứng mơ hồ lẫn lộn giữa các giác quan. Phát hiện ra vẻ đẹp tinh diệu ẩn khuất trong những sự vật, sự việc, hiện tượng... diễn ra hằng ngày trong mối tương giao, tương hợp và đưa nó vào thơ, tạo cho tác phẩm một vẻ độc đáo, sâu sắc riêng là niềm vinh dự và là nhiệm vụ của nhà thơ.
Trong con mắt của nhà thơ, các yếu tố của thiên không tồn tại biệt lập và luôn được nhìn nhận trong tư thế sóng đôi, giao hòa nhau dội vào cảm giác con người và người ta thấy sức sống của cảnh vật phảng phất khát vọng và hoạt động sống của con người.
Cuộc sống được cảm nhận vừa bằng cảm xúc, vừa bằng trí tuệ, vừa bằng sự hòa quyện của các giác quan. Vận dụng nguyên tắc đó của chủ nghĩa tượng trưng, các nhà thơ đã có những cách kết hợp từ rất lạ làm nổi bật sự tương ứng giữa các giác quan.
Sự tương giao về cảm giác dẫn đến tư duy chuyển kênh liên tục trong Thơ mới. Sự tương ứng các giác quan giúp nhà thơ có điều kiện thể hiện một thế giới ngát mùi hương với âm thanh, sắc màu lẫn lộn, cùng các giác quan giao hòa, cảm ứng, phức hợp. Mỗi câu thơ luôn mở ra nhiều tầng cảm xúc, đầy tính gợi. Mùi hương, màu sắc, âm thanh cùng tương hợp gây hiệu ứng mơ hồ lẫn lộn giữa các giác quan. Phát hiện ra vẻ đẹp tinh diệu ẩn khuất trong những sự vật, sự việc, hiện tượng... diễn ra hằng ngày trong mối tương giao, tương hợp và đưa nó vào thơ, tạo cho tác phẩm một vẻ độc đáo, sâu sắc riêng là niềm vinh dự và là nhiệm vụ của nhà thơ.
3.2.2 Tinh thần dân chủ trong sáng tạo và tiếp
nhận thơ
Đến chặng đường tượng trưng, tương quan nghệ thuật giữa chủ thể sáng tạo
và chủ thể tiếp nhận mới được nhìn nhận nghiêm túc hơn, vị trí của người đọc mới
thực sự được đề cập, mở ra một hướng mới, dân chủ hơn trong sáng tạo và tiếp nhận
thơ. Các nhà thơ tượng trưng, siêu thực đi đến cân bằng vai trò của chủ thể
sáng tạo và chủ thể tiếp nhận. Có được điều này là do tính chất ám gợi của thơ
tượng trưng. Thơ chỉ nói bằng hình tượng, thơ không nói bằng ngôn ngữ. Sáng tác
của thi sĩ bó hẹp trong việc sự khơi gợi cái đẹp, còn hoàn chỉnh cái đẹp là nhiệm
vụ của độc giả. Giá trị bài thơ là ở nghĩa hàm, ở sự đa nghĩa nên thêm một lần
đọc là thêm một lần sáng tạo. Tùy theo trình độ nhận thức, độc giả có thể tiếp
nhận được nhiều hay ít giá trị của bài thơ.
Mối quan hệ giữa nhà thơ với người đọc là mối quan hệ tương hỗ, phục vụ mục đích sáng tạo của thơ ca. Nhà thơ sáng tạo bài thơ là khơi một nguồn rung động, người đọc tìm con đường đã gây nên sự rung động của nhà thơ. Chủ thể sáng tạo đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đều lấy chủ thể tiếp nhận làm trung tâm.
Sáng tạo và tiếp nhận là hai khâu của một hành trình thơ, là sự tiếp sức cần thiết cho sự phát triển của thơ, của nghệ thuật. Chủ thể sáng tạo thi ca có quan niệm riêng, tạo ra hệ giá trị riêng, còn chủ thể tiếp nhận là người bắt đầu câu chuyện về sự kiếm tìm những giá trị tương thích và vươn tới những “tầm đón đợi” xa hơn. Thi giới tượng trưng, siêu thực cũng có luật lệ của riêng nó, và kẻ muốn xâm nhập phải có con đường và những công cụ giải mã tương thích. Và dụng công là tiếng nói chung gắn kết chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận.
Mối quan hệ giữa nhà thơ với người đọc là mối quan hệ tương hỗ, phục vụ mục đích sáng tạo của thơ ca. Nhà thơ sáng tạo bài thơ là khơi một nguồn rung động, người đọc tìm con đường đã gây nên sự rung động của nhà thơ. Chủ thể sáng tạo đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đều lấy chủ thể tiếp nhận làm trung tâm.
Sáng tạo và tiếp nhận là hai khâu của một hành trình thơ, là sự tiếp sức cần thiết cho sự phát triển của thơ, của nghệ thuật. Chủ thể sáng tạo thi ca có quan niệm riêng, tạo ra hệ giá trị riêng, còn chủ thể tiếp nhận là người bắt đầu câu chuyện về sự kiếm tìm những giá trị tương thích và vươn tới những “tầm đón đợi” xa hơn. Thi giới tượng trưng, siêu thực cũng có luật lệ của riêng nó, và kẻ muốn xâm nhập phải có con đường và những công cụ giải mã tương thích. Và dụng công là tiếng nói chung gắn kết chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận.
3.2.3 Một lối viết có khuynh hướng vượt ngưỡng kiểm soát của lý
trí
Một trong những nguyên tắc quan trọng của thơ siêu thực là đi sâu thể hiện
tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, logic, luân lý, mỹ học... Sáng tác
của nhà thơ là tập hợp những trạng thái tâm lý luôn luôn biến chuyển trong tiềm
thức, không phân biệt thực và mộng, tỉnh và điên, đúng và sai. Những nhà Thơ mới
nước ta dùng lối viết tự động có nguồn gốc từ Phương Tây để thể hiện mọi ý tưởng,
cảm xúc ngẫu nhiên từ cõi tiềm thức, giấc mơ, ảo giác... vượt ra khỏi sự kiểm
soát của lý tính. Với đặc trưng coi trọng thể hiện những biến đổi cảm xúc ngẫu
nhiên từ cõi tiềm thức, giấc mơ, nhà thơ có điều kiện đi sâu khám phá nhiều thế
giới nghệ thuật khác nhau. Họ nhấn mạnh sự đa nghĩa trong thơ dựa trên sự gián
đoạn tuyến tính, thơ không tuân thủ theo những khuôn khổ nào. Sự chuyển kênh
liên tục trong thơ là do sự dẫn dắt của trực giác. Nhà thơ chỉ ghi lại một cách
tự động tư tưởng, suy nghĩ sâu sắc mà không bị lý trí, đạo đức khống chế.
Dùng lối viết tự động, các nhà thơ siêu thực có điều kiện thoát khỏi sự ràng buộc của ý thức, khai phá nguồn vô thức phi logic, đầy tính trực giác. “Viết tự động” nghĩa là thơ không chỉ là sản phẩm của ý thức, lý trí mà có khi là sản phẩm của những khoảnh khắc lóe sáng, “vụt hiện” của vô thức. Câu thơ, bài thơ là sự thoắt ẩn thoắt hiện của vô thức nên có thể không mang thông điệp rõ ràng, nhưng nó lại có thế mạnh là từ chối cách hiểu áp đặt, chủ quan, suy diễn gò ép hiện thực của lý trí lạnh lùng.
Chọn lối viết tự động, các nhà Thơ mới cũng nhằm nhấn mạnh yếu tố cảm xúc. Hình ảnh thơ tựa hồ phi lý đến siêu thực, hình tượng thơ liên tục biến đổi, mạch liên tưởng đứt đoạn, giúp tạo độ mở cho thơ. Nó vừa là sự sáng tạo, vừa là giải pháp biểu đạt giấc mơ và đời sống vô thức. Lối viết tự động còn đưa đến sự tự do, có thể thể hiện được tính đa chiều kích của hiện thực và của thế giới tâm hồn, nó phá tan những mô hình cổ kính của vần luật. Khi không còn vần luật và những trói buộc của hình thức thì hình tượng dường như chiếm dụng toàn bộ bài thơ, hình tượng tạo nên và là chất thơ. Đề cao lối viết tự động, nhà thơ cũng đồng thời đề cao việc cảm nhận thơ bằng trực giác.
Một lối viết mới dựa trên cơ chế hoạt động của vô thức, trực giác, những khoảnh khắc “vụt hiện” của tư duy sẽ giúp trí tưởng tượng hoạt động phong phú, tích cực hơn, đồng thời bộc lộ việc xác lập cơ chế của tư duy, đem lại giá trị mới cho thơ.
Dùng lối viết tự động, các nhà thơ siêu thực có điều kiện thoát khỏi sự ràng buộc của ý thức, khai phá nguồn vô thức phi logic, đầy tính trực giác. “Viết tự động” nghĩa là thơ không chỉ là sản phẩm của ý thức, lý trí mà có khi là sản phẩm của những khoảnh khắc lóe sáng, “vụt hiện” của vô thức. Câu thơ, bài thơ là sự thoắt ẩn thoắt hiện của vô thức nên có thể không mang thông điệp rõ ràng, nhưng nó lại có thế mạnh là từ chối cách hiểu áp đặt, chủ quan, suy diễn gò ép hiện thực của lý trí lạnh lùng.
Chọn lối viết tự động, các nhà Thơ mới cũng nhằm nhấn mạnh yếu tố cảm xúc. Hình ảnh thơ tựa hồ phi lý đến siêu thực, hình tượng thơ liên tục biến đổi, mạch liên tưởng đứt đoạn, giúp tạo độ mở cho thơ. Nó vừa là sự sáng tạo, vừa là giải pháp biểu đạt giấc mơ và đời sống vô thức. Lối viết tự động còn đưa đến sự tự do, có thể thể hiện được tính đa chiều kích của hiện thực và của thế giới tâm hồn, nó phá tan những mô hình cổ kính của vần luật. Khi không còn vần luật và những trói buộc của hình thức thì hình tượng dường như chiếm dụng toàn bộ bài thơ, hình tượng tạo nên và là chất thơ. Đề cao lối viết tự động, nhà thơ cũng đồng thời đề cao việc cảm nhận thơ bằng trực giác.
Một lối viết mới dựa trên cơ chế hoạt động của vô thức, trực giác, những khoảnh khắc “vụt hiện” của tư duy sẽ giúp trí tưởng tượng hoạt động phong phú, tích cực hơn, đồng thời bộc lộ việc xác lập cơ chế của tư duy, đem lại giá trị mới cho thơ.
KẾT LUẬN
1.
Lịch sử văn học Việt Nam ghi nhận bài thơ Tình già và bài giới thiệu mang quan
niệm mới của Phan Khôi về thơ trên báo Phụ nữ Tân văn số 122 ngày 10 tháng 3
năm 1932 là “đem ý có thật trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu, có vận mà
không phải bó buộc bởi niêm luật gì hết” đã mở đầu cho việc xuất hiện một loạt
bài thơ được viết theo lối mới trong làng thơ Việt Nam, về sau gọi là “Phong
trào Thơ mới”. Sự thay đổi quan niệm, thay đổi phương pháp sáng tác đã để lại
nhiều thi phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc, làm nên nhiều tên tuổi
lớn và nhiều phong cách thơ độc đáo trong lịch sử văn học nước nhà.
Sự ra đời và phát triển của phong trào Thơ mới gắn liền với những đổi thay của xã hội trong thời kỳ Âu hóa; đặc biệt là sự mở rộng quan hệ giao lưu, tiếp thu có chọn lọc văn hóa, văn học phương Tây - mà chủ yếu là văn hóa, văn học Pháp. Những vấn đề của đời sống cá nhân, ý thức cá nhân được nhìn nhận và khẳng định. Cá tính sáng tạo của nhà thơ được phát huy mạnh mẽ, tạo tiền đề cho việc mở rộng đề tài, mở rộng các phương tiện và nội dung diễn đạt. Ngôn ngữ thơ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân; tinh thần phi ngã, những điển tích, điển cố, tính quy phạm, ước lệ của thơ trung đại bị phá vỡ. Sự xuất hiện quan niệm thơ chính là những trăn trở tìm hướng sáng tạo của các nhà Thơ mới. Nó cũng cho thấy vai trò, trách nhiệm của nhà thơ đối với đời sống, đối với sự phát triển của thơ ca, tạo ra mối tương quan mới giữa nhà thơ - chủ thể sáng tạo và bạn đọc - chủ thể tiếp nhận.
2. Từ xưa đến nay, sáng tác thơ bao giờ cũng gắn với quan niệm thơ; quan niệm đó được xây dựng theo hệ thống tuyên ngôn, rải rác trong các phát ngôn hoặc sáng tác thơ của các nhà thơ. Quan niệm thơ theo khuynh hướng lãng mạn của các nhà Thơ mới biểu hiện ở việc đề cao cái đẹp. Thơ là thế giới của cái đẹp, người nghệ sĩ cần phải có một cuộc sống riêng để chuyên tâm sáng tạo và phục vụ cái đẹp. Thơ là sự sống nhưng thơ cũng gắn với mộng tưởng, tình ái. Mộng tưởng, tình ái cũng là một cách đề cao tình cảm trong sáng tác thơ, là động lực để hướng con người đến cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn.
Bên cạnh đó, buồn cũng là một trong những trạng thái cảm xúc chủ đạo trong Thơ mới lãng mạn. Lời nói buồn thường là lời của lòng; lời chân thật nên nó đẹp và sâu sắc. Đó là kết quả của một quá trình chìm đắm vào vui, say đắm, mơ mộng, giận, nhớ, tương tư... rồi thất vọng; nó hướng cái nhìn của nhà thơ từ bên trong, từ thế giới nội tâm sang ngoại giới.
Từ việc cụ thể hóa những quan niệm thơ đó, Thơ mới lãng mạn đã có những bứt phá mạnh mẽ, hướng đến diễn đạt phong phú, chận thật những cảm xúc của con người, mang lại cái nhìn hướng ngoại, đề ra một lối viết mới, thích hợp với cơ tầng văn hóa và tâm lý người Việt.
Sự ra đời và phát triển của phong trào Thơ mới gắn liền với những đổi thay của xã hội trong thời kỳ Âu hóa; đặc biệt là sự mở rộng quan hệ giao lưu, tiếp thu có chọn lọc văn hóa, văn học phương Tây - mà chủ yếu là văn hóa, văn học Pháp. Những vấn đề của đời sống cá nhân, ý thức cá nhân được nhìn nhận và khẳng định. Cá tính sáng tạo của nhà thơ được phát huy mạnh mẽ, tạo tiền đề cho việc mở rộng đề tài, mở rộng các phương tiện và nội dung diễn đạt. Ngôn ngữ thơ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân; tinh thần phi ngã, những điển tích, điển cố, tính quy phạm, ước lệ của thơ trung đại bị phá vỡ. Sự xuất hiện quan niệm thơ chính là những trăn trở tìm hướng sáng tạo của các nhà Thơ mới. Nó cũng cho thấy vai trò, trách nhiệm của nhà thơ đối với đời sống, đối với sự phát triển của thơ ca, tạo ra mối tương quan mới giữa nhà thơ - chủ thể sáng tạo và bạn đọc - chủ thể tiếp nhận.
2. Từ xưa đến nay, sáng tác thơ bao giờ cũng gắn với quan niệm thơ; quan niệm đó được xây dựng theo hệ thống tuyên ngôn, rải rác trong các phát ngôn hoặc sáng tác thơ của các nhà thơ. Quan niệm thơ theo khuynh hướng lãng mạn của các nhà Thơ mới biểu hiện ở việc đề cao cái đẹp. Thơ là thế giới của cái đẹp, người nghệ sĩ cần phải có một cuộc sống riêng để chuyên tâm sáng tạo và phục vụ cái đẹp. Thơ là sự sống nhưng thơ cũng gắn với mộng tưởng, tình ái. Mộng tưởng, tình ái cũng là một cách đề cao tình cảm trong sáng tác thơ, là động lực để hướng con người đến cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn.
Bên cạnh đó, buồn cũng là một trong những trạng thái cảm xúc chủ đạo trong Thơ mới lãng mạn. Lời nói buồn thường là lời của lòng; lời chân thật nên nó đẹp và sâu sắc. Đó là kết quả của một quá trình chìm đắm vào vui, say đắm, mơ mộng, giận, nhớ, tương tư... rồi thất vọng; nó hướng cái nhìn của nhà thơ từ bên trong, từ thế giới nội tâm sang ngoại giới.
Từ việc cụ thể hóa những quan niệm thơ đó, Thơ mới lãng mạn đã có những bứt phá mạnh mẽ, hướng đến diễn đạt phong phú, chận thật những cảm xúc của con người, mang lại cái nhìn hướng ngoại, đề ra một lối viết mới, thích hợp với cơ tầng văn hóa và tâm lý người Việt.
3. Chỉ trong khoảng chưa đến 10 năm tiếp
nhận và khai thác “tầng quặng quý” của chủ nghĩa lãng mạn, Thơ mới đã tiếp thu
tinh thần của thơ tượng trưng, siêu thực phương Tây; các nhà Thơ mới quan niệm
thơ phải là sự khơi gợi. Thơ phải hướng đến cái tuyệt đối, đến khả năng mở rộng
nội hàm của cái đẹp thông qua việc thơ hóa cả cái xấu và cái ác, sự điên rồ, mất
trí... Sự tương hợp giữa con người với vũ trụ trong thơ cũng là một nguyên tắc
sáng tạo của thơ tượng trưng. Thực chất nó là sự hòa trộn giữa âm thanh, màu sắc,
ánh sáng, mùi hương với sự tương ứng, hòa trộn các giác quan. Sáng tác và tiếp
nhận thơ dựa vào yếu tố trực giác và sự vang động, nhịp nhàng của câu chữ. Đây
là cơ sở cho việc đề ra một lối viết dựa trên sự dẫn dắt của trực giác - lối viết
có khuynh hướng vượt ngưỡng kiểm soát của lý trí. Từ quan niệm sáng tác như
vậy, thơ hướng đến một tinh thần dân chủ trong sáng tạo và tiếp nhận. Người đọc
được trao quyền ngang với người viết bởi mỗi một lần tiếp nhận là một lần tái
sáng tạo thơ.
4. Nghiên cứu Thơ mới từ phương diện quan niệm thơ là góp phần
làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của nó. Cách tiếp cận này góp phần
lý giải cơ sở hình thành những phong cách thơ đa dạng và độc đáo cũng như lý giải
được sự thành công rực rỡ của phong trào Thơ mới với tư cách là sự khởi đầu có
kế thừa trên hành trình hiện đại hóa văn học Việt Nam - chuyển thơ trữ tình Việt
Nam từ phạm trù trung đại sang hiện đại. Sự vận động đổi mới quan niệm thơ và đổi
mới các phương diện sáng tạo nghệ thuật cũng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý
cho các thế hệ thơ sau này.
Từ sau thời kỳ đổi mới, nhất là thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI này, thơ hiện đại và hậu hiện đại của chúng ta có sự bước tiếp và cách tân thêm những quan niệm thơ còn dang dở của các nhà Thơ mới 1932-1945, làm giàu, làm đẹp hơn thơ Việt trong bước tiến và hòa nhập với văn học thế giới.
Từ sau thời kỳ đổi mới, nhất là thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI này, thơ hiện đại và hậu hiện đại của chúng ta có sự bước tiếp và cách tân thêm những quan niệm thơ còn dang dở của các nhà Thơ mới 1932-1945, làm giàu, làm đẹp hơn thơ Việt trong bước tiến và hòa nhập với văn học thế giới.
25/5/2013
Phùng Hữu Thưởng
Phùng Hữu Thưởng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét