Lịch sử văn học Việt Nam
giai đoạn 1945-1954
Lịch
sử văn học Việt Nam ở giai đoạn 1945-1954 được gắn liền với 2 sự kiện
gây ảnh hưởng căn bản và sâu rộng về mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội của
Việt Nam đó là: Cách mạng tháng tám và kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài
suốt 9 năm. Vậy lịch sử văn học Việt Nam ở giai đoạn này có những biến động gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua một số thông tin bên dưới bài viết này.
Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1945-1954
Ở giai đoạn này, đất nước có 2 sự kiện biến động chính ảnh hưởng
căn bản và sâu rộng đến mọi mặt về đời sống chính trị, văn hóa xã hội Việt Nam
đó là: Cuộc cách mạng tháng tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài
9 năm.
Lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ này đang dần chuyển mình để
bước sang một giai đoạn mới với xu hướng văn học hiện thực. Cuộc cách mạng
tháng 8 thành công, Việt Nam chính thức giành được độc lập những nền độc lập
cũng đứng trước những thách thức vô cùng to lớn.
Cũng giống như bối cảnh của xã hội Việt Nam giai đoạn đó, văn
học Việt Nam vừa đi theo hướng hội tụ, vừa tiếp tục phân hóa khuynh hướng văn học.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ngày 19/12/1946,
đã mở đầu cho cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm. Lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ
này là văn học phục vụ cho công cuộc chiến đầu của người Việt Nam.
Văn hóa sẽ được Đảng Cộng Sản Việt Nam định hướng, trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu được dùng là Kháng chiến hóa văn hóa -
Văn hóa hóa kháng chiến cũng đã phản ánh được ít nhiều mục tiêu và đi theo
đó là việc chi phố văn hóa nói chung và văn học thời bấy giờ nói riêng.
Về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa thì văn học
phải viết đến những đối tượng quần chúng đông đảo và chủ yếu là nông dân và văn
học ở giai đoạn này cũng được sử dụng để hướng đến phong cách hiện thực và mang
tính đại chúng cao.
Thể loại văn xuôi giai đoạn 1945-1954
Lịch sử văn học Việt Nam đối với thể loại văn xuôi ở giai đoạn
này thường chủ yếu là truyện ngắn và bút ký về đề tài người nông dân và người lính
Vệ Quốc Quân. Những nhà văn thời ấy, đồng thời cũng là những người lính Vệ Quốc
Quân đã ghi lại những gì mang tính thời sự đã và đang diễn ra trên chính những
mặt trận họ đang chiến đấu.
Những tác phẩm như Truyện và ký sự của Trần
Đăng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Tình chiến dịch của
Nguyễn Tuân, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng,…
Một mảng đề tài nữa cũng được viết đến nhiều qua truyện, ký
đó là cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Lao Động Việt Nam chủ trương. Có thể điểm
qua một số những tác phẩm văn học như: Địa chỉ giết hại gia đình tôi của
tác giả Nguyễn Thị Chiên, Gọi khổ của Trọng Hứa, Bóng nó còn bám
lấy xóm làng của Nguyễn Tuân, Thửa ruộng vỡ hoang của Xuân Trường,…
Những tác phẩm văn học Việt Nam trong mảng đề tài này chủ yếu
phục vụ cho việc đấu tranh của giai cấp nông dân và địa chủ, những tác phẩm này
sau này ít được nhắc tới.
Lịch sử văn học Việt Nam trong thời kỳ 1945-1954 với thể loại
văn xuôi bắt đầu được viết với phong cách hiện thực và đại chúng hóa để nhằm phục
vụ mục tiêu chiến thắng người Pháp trong cuộc chiến tranh kéo dài suốt 9 năm.
Thể loại thơ trong giai đoạn 1945-1954
Sau cách mạng tháng 8 và đất nước đang trong giai đoạn kháng
chiến chống Pháp, một mảng đề tài văn học cũng chiếm một vị trí qua trọng đó là
Phong trào thơ mới vẫn được tiếp tục. Hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đã khiến
cho những làng quê không phải thơ mộng với những hội hè đình đám, hay những mối
tính lãng mạn mà thay vào đó là làng quê của sự nghèo khó trong chiến tranh.
Về mảng đề tài này, có thể kể đến một số tác phẩm như: Bao
giờ trở lại, bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông, Thăm lúa của
Trần Hữu Thung, Kể chuyện Vũ Lăng của Anh Thơ, Người đàn bà Ninh Thuận của
Tế Hanh, Bữa cơm thường trong bản nhỏ của Chế Lan Viên,…
Ngoài ra, hình ảnh đời lính chẳng tiếc tuổi xuân xanh với bao
nhiêu những gian khổ và có trong đó những sự hi sinh. Hình ảnh của người lĩnh với
nhiều những cảm mến. Bên cạnh đó những nhà thơ cũng diễn đạt những suy nghĩ và
tình cảm của mình về cuộc cách mạng tháng tám về lòng yêu nước, về những cuộc
chiến đấu đang diễn ra như: Ngọn quốc kỳ, Dưới sao vàng và Hội nghị non
sông của Xuân Diệu, Gửi các anh của Chế Lan Viên, Ông lão
mài gương và Đồng Tháp Mười của Nguyễn Bính, Đất nước của Nguyễn
Đình Thi, Nhớ máu của Trần Mai Ninh,…
Lịch sử Văn học Việt Nam với thể loại thơ ca trong giai đoạn
1945 - 1954 đã đạt được nhiều những thành quả nhất định. Về mặt hình thức, thơ
ca ở giai đoạn này chưa có nhiều những đột phá. Vì cũng như văn xuôi, thơ giai
đoạn này cần phải được hiện thực hóa và theo hướng đại chúng.
Trên đây là một số thông tin về bối cảnh lịch sử văn học Việt
Nam ở giai đoạn 1945-1954. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu
rõ phần nào tình hình văn học Việt Nam tại thời điểm cách mạng tháng tám thành
công và trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét