Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Những mùa trăng ca múaXXXX

Những mùa trăng ca múa

Kính nhớ Cha và khoảng trống mênh mông người để lại ở đâu đó hình như xa xôi lắm
Có cánh đồng xương cốt ngát hương trăng ở đâu đó hình như gần gũi lắm
Có ai về nhớ lược quên gương
Cái mũ cối: lớp vải bọc ngoài cũ bạc loang lổ những mảng Vàng ố. Cái mũ cối: lớp vải ka ki thấm mồ hôi ngày nắng Gắt nào xa xôi, thấm mưa sương đêm nào cũng đã quá xa xôi, biệt Tích. Làm sao tôi có thể phân biệt được màu nắng màu mưa màu Bùn màu đất khi cái mũ đã bị luộc chín bởi lửa thời gian, bị vây Ngợp giữa trùng điệp cái nhìn về quá khứ. Nhìn về quá khứ, những Khóe nhìn buồn chất ngất, bâng khuâng nhung nhớ. Tôi nhìn về Quá khứ qua cái mũ cối hư cũ này, qua vóc dáng méo mó của nó Tôi vẫn có được tia nhìn tròn đầy. Cái mũ cối có thể bóp nhẹ đã Dẹp, ném mạnh đã hư. Cái mũ cối già cỗi sau bao lần luân lạc tôi Vẫn giữ, nâng niu trang trọng như một bảo vật - vì nó là kỷ niệm, vì Qua nó tôi nhìn thấy lại cả một đoạn đời, thấy lại chuỗi ngày tháng Nồng khói hương đã mịt mùng xa khuất, và nhất là qua nó tôi soi Thấy hình ảnh một người khắc đậm lên tâm trí tôi: O tôi, o Dương.  Thí dụ ký ức tôi là chiếc tủ có bốn ngăn thì o Dương chiếm Hết ba ngăn, ngăn còn lại đựng các thứ lặt vặt. Hình bóng o Trùm lấp hết các hình bóng khác mỗi lúc tôi ngoái cổ nhìn về.
 
Cái mũ cối, o Dương, ấu thời tôi gắn liền với nhau mật thiết Tưởng chẳng phút nào rời nhưng nay tôi còn giữ được cái mũ Cối, o và tuổi ấu thơ vuột mất rồi. Không biết o bây giờ thế nào - nhưng o Dương trong ấu thời tôi thật đẹp, thật hiền dịu. O Dương, hai tiếng thân yêu ngọt ngào ấy lâu rồi tôi không được Thốt ra miệng với bàn tay đưa lên làm cử chỉ chào mừng. O Dương đã chết? O Dương còn sống? - Không biết. O đã như Cánh chim bay vút qua đời tôi mất bóng.
 
O Dương 19 tuổi, tóc kẹp, áo nâu vỗ tay giữa bầy trẻ ngây Thơ và hát. O Dương hát hay lắm. Lúc hát o ngửa mặt lên trời, Nhìn vầng trăng sáng (có lúc tôi sợ trán o sẽ chạm tới vầng Trăng). Vầng trán phẳng gió phất phơ vài cụm tóc ngỗ ngược Bay loạn xạ che cả mắt o, hai tay o bận vỗ nên chẳng thèm Đưa lên vén tóc. Biết bao lần tôi say mê chiêm ngưỡng o trong Dáng vóc ấy. Thuở đó tôi thích nhất nhìn o dưới trăng tập hát Mà không hiểu vì sao, nay hồi tưởng mới biết những đêm đó o Tuyệt đẹp, tuyệt duyên dáng. O vỗ tay, o hát: giọng o thật tốt, Thật trong. O hát hay nhất trong các bạn đồng lứa, có thể o hát Dở hơn họ, nhưng đối với tôi, cho tới bây giờ o vẫn là người hát Hay nhất thế giới. Tôi hát theo o, tôi vỗ tay theo o. Tiếng hát Thời xa xưa ấy lúc này tưởng chừng vang vọng bên tai như đã Từng vang vọng qua suốt những mùa trăng thơ ấu... Đây gió, Đây trong rừng, đây cánh đồng bao phóng khoáng, này cô Em muôn vàn thương yêu cô sầu nhớ chi trong lòng? Tay Ngắt bông hoa hồng cây với cành cùng đua thắm, ô kìa chim Non đan vàng hoa tươi trên cành líu lo muôn đời... Tiếng hát Không cánh mà vẫn bay, vẫn phiêu bồng lên tầng mây cao Nhất, chạm tới những ngôi sao đẹp nhất xa nhất. Những ngôi Sao xa run lạnh tái tê không ai nhìn thấy, tôi không nhìn thấy, Tôi chỉ thấy lòng mình sáng rạng bởi hai ngôi sao gần: đôi mắt Sinh ra để gửi vào đời khóe nhìn điềm đạm, mắt o Dương. O Hát và o nhảy, điệu nhảy mộc mạc o tập cho cả bọn tới ba, bốn Lần mới quen chân. Điệu nhảy múa vung hai tay, tiến chân tới, Đá chân lên, khẽ lùi chân lại dễ dàng hết sức, tôi vẫn cố tình Vờ trật nhịp giả vụng về để o Dương sửa sai, để nghe cái giọng Êm như ru o nạt nộ: “Dễ ợt mà nhảy sai hoài à!” Tôi nhảy sai Hoài để nghe o nạt nộ, sự cố tình vừa trẻ con vừa nghịch ngợm Vừa thích thú biết bao.
 
Sân nhà ông nội lót gạch Bát Tràng rộng mênh mông, Bốn bề bít bùng cây cối. Ông nội tôi thường bắc ghế ra hiên, Dưới thềm trăng uống trà vuốt râu nhìn lũ cháu con ca múa.  Ông nội chịu chơi rất mực, bọn trẻ đôi khi cao hứng hò hét ỏm Tỏi ông chẳng la rầy, còn cổ vũ thêm:
·         Hát to lên tụi bây, hát cho tụi Tây trên đồn Tây Thượng Nó nghe nó ngủ nghê không được.
Đồn Tây Thượng cách làng bảy, tám cây số. Mỗi lần tôi Khóc nũng nịu, mẹ tôi dọa đem bán cho Tây. Tây, danh từ mới Lạ đọc lên không rọi trong tôi hình dung nào rõ nét, nhưng theo Sự mô tả của mẹ tôi thì những thằng Tây là những người ngợm Với sự cấu tạo hình thể khá ly kỳ: mũi lõ dài thõng, mắt xanh lè Tựa mắt mèo, tóc vàng xoắn như lò xo, có đứa da trắng có đứa Đen thui... Thằng Tây thế đó, cộng thêm tưởng tượng tôi càng Ghê khiếp hơn nữa, do đó mỗi lần nghe mẹ dọa đem bán cho Tây dẫu có muốn làm nũng tới chiều, tôi cũng cố nín khe không Trở chứng nữa.
 
O Dương không bao giờ dọa đem tôi bán cho Tây, o dịu Dàng dỗ dành, o ăn cắp mứt gừng của ông nội cho tôi. Ngoài Hai buổi tới trường, suốt ngày tôi quấn quít bên o, đêm o ấp tôi Ngủ, cánh tay o mềm mại kê dưới đầu tôi và hơi thở o phà bên Má là điệu ru không lời, là nhịp võng đong đưa đã cho tôi những Giấc ngủ hồng. Tôi còn nhớ rõ mùi dầu dừa o xức tóc, còn nhớ Chiếc nốt ruồi xinh xinh dưới cằm o tôi thường đưa tay rờ rẫm.
 
Thường bữa, o gánh hàng theo mẹ tôi ra chợ. Chợ chỉ họp Buổi sáng nên o rảnh buổi chiều. Chiều, o tập họp bọn trẻ nhỏ Lại tập hát. Nhiều hôm o đi đâu đó mất tiêu, tôi tò mò hỏi mẹ, Mẹ bảo: O lên phố mua hàng. Nhưng khoảng sẫm tối o trở về Với hai tay không, tôi biết mẹ nói dối. Một lần, vừa thấy o xách Nón ra đi tôi khóc lóc chéo véo đòi theo o, o dỗ dành hoài Không nín đành ngã lòng. O dẫn tôi băng qua con đê ngăn Nước mặn ra sau ngôi miếu cổ chơ vơ giữa đồng trống. Ở đó Có cỡ mươi mười lăm người đang đợi o, trong đám đông tôi Thấy có cả cậu Phong, ông cậu em mẹ tôi nổi tiếng học giỏi và Nghiêm nghị nhất họ ngoại. Tôi lẽo đẽo cầm chéo áo o Dương Đi trờ tới, thoáng thấy cậu Phong tôi đã có ý muốn bỏ chạy vì Tôi vốn sợ cậu. Tôi giấu mặt sau vạt áo o Dương bối rối, o Dương hiểu ý cúi xuống nói:
·         O nói đừng đi, cứ đòi theo cho được, cậu Phong thấy, cậu Cho ăn roi liền.
Đang sợ lại nghe o Dương dọa, không chần chừ gì nữa, tôi Quay đầu nhắm con đê chạy miết về nhà. Về tới cổng tôi thở Hào hển kể với mẹ chuyện gặp cậu Phong và bọn người lạ Mặt sau miếu. Mẹ tôi suỵt bảo im lặng. Tôi thắc mắc hỏi tíu tít, Mẹ đưa một ngón tay ngang cổ nhỏ nhẹ:
·   Chuyện người lớn mi đừng tò mò có ngày đứt đầu! Cứ Đòi theo o Dương hoài, quên trận đòn bữa rằm của cậu Phong Rồi à?
 
Tôi nín khe nghe mẹ tôi và vẫn không hiểu tại sao sẽ bị đứt Đầu nếu theo o Dương ra gặp bọn người lạ mặt sau miếu?
 
Tôi thương mến o Dương bao nhiêu thì tôi ghét cậu Phong Bấy nhiêu, ghét lẫn sợ. Cậu Phong có nét mặt hao hao mẹ Tôi, nhưng đôi mày rậm, hồ như lúc nào cũng nhíu lại in hệt Hai con dao sắc lẻm đâu mũi nhau trên đôi mắt sáng quắc im Lặng. Cậu ít cười đùa. Cậu đi đứng nghiêm nghị tựa con hùm Xám. Cậu nói năng từ tốn như ông cụ. Cậu trước mắt tôi là Một núi giá băng, lạnh tanh, sừng sững. Cậu đỗ bằng thành Chung rồi bỏ phố về làng không thèm học nữa. Cậu biết cả Những bài hát tiếng Tây, biết chơi đàn, sáo và luôn luôn có Cây bút máy nắp vàng giắt trên túi áo. Thanh niên thời bấy Giờ ở vùng quê đều hớt tóc một mái, mái tóc trên đầu cậu Gọn ghẽ và ngộ nghĩnh tăng thêm vẻ sáng rực của đôi mắt, Vẻ lầm lì của đôi môi ít lời. Cậu Phong gia nhập bộ đội, o Dương cũng ở trong bộ đội, mẹ tôi bảo thế. Bộ đội đối với tôi Là một nhóm người họp nhau lại để ca hát. Tôi biết bộ đội Qua những bài hát o Dương dạy, chưa biết bộ đội được thành Lập để làm gì? Đi đâu? Về đâu? Tôi nghĩ được vào bộ đội như Cậu Phong, như o Dương chắc là hãnh diện lắm, vui lắm, Sung sướng lắm. Tôi cũng thích vào bộ đội để đi theo o Dương, Để được ra sau miếu họp mặt mà khỏi sợ bị cậu Phong la rầy.
Tôi bá cổ o Dương hỏi:
·         O đi bộ đội hả?
O trừng mắt găm tia nhìn nhọn vào đôi môi chưa kịp khép Kín của tôi:
·         Ai nói?
Tôi giấu quanh một hồi rồi bật mí:
·         Mạ cháu nói.
Và không để o kịp có phản ứng, tôi nhanh nhẩu:
·         Cháu đi bộ đội với o được không?
O dịu dàng xoa đầu tôi:
·         Còn nhỏ chút chun chưa được mô, đợi lớn tí nữa o cho đi Bộ đội cầm súng bắn giặc Tây.Tôi reo lên nói phăng phăng điều hiểu biết mới lạ:
·         A, té ra đi bộ đội để cầm súng bắn Tây à o? Thích hí?
O kéo tôi ngồi lên đùi âu yếm lăn tia nhìn tròn vào mắt tôi Đáp nhỏ:
- Ừ, ráng ăn cho nhiều, cho mập, cho chóng lớn o cho đi bộ Đội, mỗi bữa phải ăn thêm một chén nữa nghe.  Tôi sung sướng “Dạ”. Tiếng dạ âm vang trong lòng chuỗi Vui dài.
Ráng ăn nhiều chóng lớn o cho đi bộ đội. Lời hứa của o khác Nào viên thuốc thần diệu làm tăng thêm dung tích cái bao tử bé tí Của tôi. Thường bữa ăn hai chén đã thấy no ứ thế mà sau lời hứa Của o tôi ăn thêm chén nữa vẫn cảm thấy dường chưa no lắm.
Lâu lâu tôi vênh mặt hỏi o:
·         O coi cháu lớn chưa?
·         Cháu sắp lớn rồi đó.
 
Sắp lớn nghĩa là sẽ lớn. Lớn đi bộ đội với o. Lời hứa của o Là tiếng chuông ngân nga trong không gian êm đềm không Ngớt. Không gian là tâm hồn tôi thuở đó: Lồng lộng, xanh và Mát vô cùng.
 
Tháng sáu. Trưa nắng gắt, chim chóc trên hàng dương Liễu trước ngõ bay đi đâu mất hết. Tôi nằm ngủ lơ mơ trên cỗ Ngựa gỗ trong khi mẹ tôi và cậu Phong thì thầm nói chuyện Sau bếp, o Dương vắng mặt. Giữa bầu khí nhẹ tênh hơi nắng Phù trầm tôi nghe tiếng mẹ tôi khóc, tiếng khóc cố nén tròn Mười phần tức tưởi. Lát sau cậu Phong bỏ đi. Tôi nhổm dậy Nhìn qua khe cửa thấy cậu đội mũ cối, vai mang chiếc bị rết Đựng gì có vẻ nặng, khẩu súng báng ngắn đeo đong đưa bên Hông nom thật oai. Tôi say mê trân trối nhìn cậu cho đến khi Cậu khuất sau hàng chè tầu chỉ còn thấy cái chóp mũ ẩn hiện Lấp ló dưới những chùm hoa dâm bụt đỏ chót.  Đêm hôm ấy, nằm trong lòng o Dương, tôi vừa rờ rẫm Chiếc nốt ruồi xinh xắn dưới cằm o vừa thủ thỉ:
·         Hồi trưa cháu thấy cậu Phong đội mũ mang súng đi rồi, Có lẽ cậu đi lâu lắm mới về vì cháu nghe mạ cháu khóc. Cậu đi Mô rứa o?
O Dương như không hề nghe tôi hỏi, o mải ngước mắt Nhìn đình màn, mơ hồ o thở dài, rồi khẽ ôm sát tôi vào ngực Dỗ dành:
·         Thôi ngủ đi, đừng hỏi tào lao ngớ ngẩn nữa, ngủ ngon O thương.
O áp môi, hôn tóc tôi:
·         Đi dang nắng cả ngày cái đầu khét lẹt.
Cậu Phong đi hơn hai tháng thì chiến tranh bắt đầu lan  Rộng tới miền quê tôi. Những đêm ca múa trong sân nhà ông Nội thưa thớt dần rồi chấm dứt hẳn. Các cuộc hành quân của Lính viễn chinh càn quét qua làng mạc. Binh lửa tang tóc theo Gót giày xâm lược bọn họ kéo về. Tôi ở lại với mẹ tôi, o Dương Khăn gói ra đi. Tôi thắc mắc không biết o có đi cùng đường đến Cùng chốn với cậu Phong không? Tôi nhớ o khôn xiết. Tôi Khóc lén khóc chùng. Tôi giận mình sao không lớn hơn để cùng O đi bộ đội. Từ đó tôi nhìn ngoại cảnh bằng khóe nhìn hứa hẹn Phiên lưu và nhìn vào mình bằng cái nhìn nghiêm khắc nẩy lửa.  Tôi hét thầm cho cái cơ-thể-chậm-lớn tôi nghe: Lớn mau lên Chứ, để ta còn đi bộ đội bắn giặc Tây. Thật tình tôi chỉ muốn Lớn để được đi, được kề cận o Dương hơn là để cầm súng đốn Ngã Tây, giặc Tây.
 
Giặc Tây, những thằng người cao lớn râu ria xồm xoàm Nói năng líu lo, say rượu, hát hỏng, đập phá... Những bộ mặt Dữ dằn không khác mấy với sự tưởng tượng của tôi, lời mẹ tôi Nói đúng y hệt và o Dương không cần cầm viết viết ra chữ Cũng đã là một nhà văn tả chân đại tài khi o cho rằng Tây nó Không giống người mình, nó mọc lông lá trên mặt, nói năng líu Lo không ra cái chi cả. Cơm là hột ngọc của Trời rứa mà không Biết ăn, ăn toàn bánh mì, tụi ngu thiệt! Người lớn bỏ trốn hết Khi những thằng người xa lạ này tràn về. Bọn trẻ con kéo nhau Ra ngõ trương mắt coi mặt thằng Tây nó thế nào, đếch biết sợ Là gì. Có thằng Tây vui tính ném kẹo sô-cô-la cho con nít. Có Thằng Tây nóng tính đập đổ cả bàn thờ ông bà ông vải dân Trong xóm. Có thằng Tây côn đồ dâm ô đè hiếp cả bà già. Có Thằng Tây buồn tình hát hỏng say rượu đi nghênh ngang ngoài Lộ quần áo sút cúc khoe tấm ngực lông lá như heo nọc. Có Thằng Tây...
 
Nhà tôi nằm trong khu vực bị giải tỏa để Tây đóng đồn. Mẹ tôi không còn lý do nào để ở lại níu giữ mảnh đất chôn Rau cắt rốn, bèn theo dòng người tản cư thiên di đi nơi khác, dĩ Nhiên sự ra đi này não lòng não ruột và giàn giụa nước mắt Thù Tây. Gà mới gáy canh tư mẹ dậy nấu nồi cơm to cho cả Nhà ăn. Băng qua khu nhà cháy cuối làng chúng tôi bắt đầu Lội bộ dọc dài con đê ngăn nước mặn. Đoàn người lê thê ôm Đùm di chuyển về phía mặt trời. Mặt trời sáng phản ánh lên Da vàng thiếu ăn mất ngủ trông giống đám quân ma đang tìm Đường về âm phủ, đang hành hương về thánh địa nào quên Tuổi lú tên. Hết đi bộ lại xuống thuyền. Ngồi thuyền có mui Che tôi thích thú nhìn mông ra bốn phía. Đây là cuộc du ngoạn Thảm thê, dẫu sao, vẫn là một bước ra cho tôi nong rộng tầm Nhìn, có dịp ngoái cổ trông lui ngôi làng dấu yêu lập lờ sau Rặng tre nối vai nhau cúi đầu buồn tủi. Tôi nhíu mắt xòe tay Che ánh mặt trời, ức đoán nhà mình nằm ở đâu sau bờ tre tối Mịt kia, tọa độ cũng mù như óc tôi, không định ra vị trí. Thuyền Đi được một phần tư ngày nghe máy bay bà già xé gió vụt tới, Thuyền dừng lại, con nít bỏ ngồi trong khoang, người lớn chui Xuống nước giấu mặt. May sao trong suốt hành trình chỉ có Một lần máy bay xuất hiện, có lẽ ngày hôm đó, quân đội viễn Chinh khan xăng nhớt chưa tiếp tế kịp nên hạn chế những phi Vụ trinh sát (?).
 
Tôi sung sướng nhẩy cẫng quấn quít ôm lấy o Dương khi Vừa rời thuyền lên bến.
·         Té o ở đây à? Té o ở đây à?
Tôi dồn dập hỏi như bão táp mưa sa, tung niềm vui hội ngộ Ra khỏi đôi tay hạn hẹp để ôm lấy niềm hân hoan bao la từ đôi Tay rộng lớn o Dương. O ngồi xuống xốc nách tôi cõng lên vai, Mừng vui quên cả việc đón mẹ tôi và ông nội.
·         Ăn cơm ít hay răng mà ốm ri thằng tê, ăn nhiều chóng lớn Để còn đi bộ đội nữa chớ.
Chúng tôi rời bến đò theo con đường đất bột vào sâu trong Khu làng nằm dưới chân núi xa xanh. Tôi thất vọng khi biết Không có cậu Phong ở đây. Tôi hết ghét cậu từ buổi trưa nhìn Cậu đội mũ mang bị rết đeo súng ra đi. Hình bóng cậu từ bữa Đó đã thành kỷ niệm đậm đà trong trí nhớ tôi cùng ước mơ lớn Lên tôi cũng sẽ có lần đi hiên ngang như thế... Cậu thật oai Phong, thật đẹp khi đeo mang mấy thứ phụ tùng lạ mắt kia. Tôi Hỏi o Dương:
·         Rứa cậu Phong chừ ở mô o?
- Ở đèo Ba Rền.
Đèo Ba Rền, tôi lẩm bẩm lặp lại ba tiếng ấy trong miệng Rồi vui vẻ hát... Đèo là đèo Ba Rền băng qua rừng sương, ai Bước đi trên đường dừng chân ở nơi chiến trường, ai đi vô Trong Nam ai đi ra Việt Bắc, đường rừng xa lắc... O Dương
 
Điềm đạm nhìn tôi vừa hát vừa lắc lư cái đầu như chú gà con, o Cười to dẫn tôi ra bụi tre bới đống tro dưới mấy cục gạch bắc Làm bếp lấy củ khoai bẻ làm đôi, o chúm môi thổi thổi vài cái Đưa cho tôi một nửa. Bột khoai béo ngậy và thơm phức tựa Niềm vui chiều hôm đó. Tôi đưa mắt nhìn lên phía núi cao xanh Thăm thẳm nghĩ cậu Phong chắc cũng đang ăn khoai nướng Trên ấy, trên đèo Ba Rền.
 
Chúng tôi tạm trú trong nhà một bà bạn cùng buôn bán Với mẹ tôi hồi còn con gái. Căn nhà phân làm đôi không Rộng nhưng vừa đầy lòng tốt và thân tình của bà chủ. Những Buổi tập hát lại được mở ra đều đặn hằng đêm. Nhiều bài Hát mới chép chuyền tay nhau, o Dương cho tôi cuốn sổ nho Nhỏ để ghi bài hát. Tôi hăng hái theo o Dương dự những Buổi tập trận công đồn Tây. Gậy gộc được dùng làm súng Và chúng tôi tự do reo hò trong cánh rừng dày mịt khỏi sợ Máy bay địch dòm thấy. O Dương làm trưởng toán cỡ hai Chục chị dân quân. O đứng trên mô đất cao hô “xung phong”, Lập tức các bạn đồng đội nhô đầu lên hào sâu ôm những Khúc tre lồ ô vạt nhọn ùn ùn xung phong vào lùm cây trước Mặt tượng trưng đồn địch, miệng reo hò chói lói. Có chị hăng Say xung phong vướng rễ cây rách toạc cả quần, có chị Chạy lắc lư bộ ngực không nịt nom ngộ nghĩnh... Chưa xáp Trận thật, nhưng ai cũng có vẻ như đã kề môi nhấp men Chiến thắng. Về phía các anh dân quân phần tập dượt hào Hứng và mệt nhọc hơn.
 
Đang ở giai đoạn chuyển tiếp, Tây làm đồn chưa xong,Chưa có những cuộc bố ráp đại qui mô nên tình hình còn ít Nguy hiểm. Thỉnh thoảng dân tản cư lại làm vài chuyến hành Hương trở về làng thu góp mang đi những đồ vật chôn giấu Trong vườn, trong nhà (lúc đi chưa kịp mang theo). Ông nội tôi Nóng lòng vì giấy tờ trích lục đựng trong cái ống tre nhét giấu
 
Dưới xà nhà. Ông cụ lo nhà bị cháy hoặc sập, thứ giấy ấy Không còn tức ruộng đất cũng ra ma, mai này khi hòa bình con Cháu sẽ vất vưởng bơ vơ. Tôi và o Dương tháp tùng đoàn người Trở về làng làm chuyến tàu vét cuối, tiện thể o Dương làm vài Công tác gì đó do bộ đội giao phó. Dò xét tình hình địch (?).  Trở lại vườn xưa nhà cũ nghe quạnh hiu bốn phía. Tôi cầm Tay o Dương lui tới quẩn quanh căn nhà vắng. Lâu, thiếu hơi Người, lũ cột kèo bàn ghế như đã tắt thở dưới trùng trùng ngấn Bụi. Khu vườn xơ xác ngọn cau, tơi bời lá chuối, chỉ còn cây Khế đầu hồi vẫn trầm lặng nở rộ hoa tím gió đưa vương vãi Khắp thềm, những cánh hoa nhỏ rưng rưng niềm thương nỗi Nhớ. Thôn làng eo óc không tiếng chó cắn, không tiếng gà Kêu, không tiếng trẻ con khóc lóc reo hò tở mở, không tiếng Người lớn chửi bới... Hoang vu ngự trị khắp nẻo khắp chốn:
Hoang vu gieo rắc trong gió cái mùi gì đó thật lạnh, thật cay Làm tôi muốn ứa nước mắt. Loay hoay lui tới giữa những bày Biện thân yêu, o Dương giục:
·         Tom góp lẹ lên rồi còn về, tối tới nơi rồi đó.
Tôi bám cây cột trơn lu leo lên xà nhà kiếm cái ống tre Đựng giấy trích lục của ông nội. O Dương lúi húi ngoài nhà Ngang thu góp mấy thứ lặt vặt. Lúc lôi trong kẹt tủ ra mấy lọ Thuốc, o reo lên:
·         A, có cả thuốc đỏ, thuốc nhức đầu, thuốc ký ninh... Đây Này, đem về dưới đó mà dùng, thuốc chừ quý hiếm hơn vàng.  O dồn các thứ vào chiếc bao bố vác lên vai, tôi cầm chắc Cái ống tre trong tay. Hai o cháu đi ra khỏi ngõ không ai bảo ai Cùng ngoảnh lại trông căn nhà, dường như o Dương thở dài Nhè nhẹ. Đi giữa lối mòn bề bề cỏ lùng cỏ lác, tôi cảm tưởng Mình đang lạc giữa cụm rừng xa lạ nào, chưa heo may nhưng Gió nồm cũng vừa nhiễm lạnh. O Dương cúi đầu đi từng bước Nhỏ. Tôi nhìn mông bốn phía hỏi bâng quơ:
·         Tây nó đi mô hết mà không thấy o hè?
·         Có lẽ bọn nó đi lùng ngả dưới đầm Sam chưa về.
 
Hai o cháu tiếp tục nói quanh co những mẩu chuyện vụn Vặt và bốn cái chân rảo bước nhanh. Qua khỏi ngôi miếu giữa Đồng trống, o Dương bỗng kéo tôi ngồi sụp xuống, thì thầm:
·         Hai thằng Tây ở dưới bợt đầm đang đi lên, không khéo Bọn hắn thấy mình rồi.
Trống ngực tôi đập thình thịch. Tôi ngóc đầu dòm qua bụi Dứa dại thấy hai vóc dáng to lớn in rõ trên nền trời xám bạc.
Tôi nép sát lưng o thở gấp:
·         Làm răng chừ đây, hai thằng nó đi về phía mình.
Mồ hôi lấm tấm dính bết những tóc mai sợi ngắn sợi dài Vào nhau, vẻ mặt o Dương tư lự nghiêng cúi ngó đăm đăm hai Bàn tay úp trên đầu gối. Tôi bối rối chỉ muốn chạy nhưng đôi Chân cơ hồ mềm rũ hết xương. Chúng nó hai thằng hay nhiều Thằng nữa chưa xuất hiện? Sức tôi tụi nó cho một đạp e bẹp dí Như con kiến cỏ. Còn o Dương? Chắc cũng chỉ chịu nổi một Bạt tai chứ đừng nói một báng súng. Tôi nghĩ quẩn lo quanh rồi Bất giác rùng mình cái nhẹ nghe dòng nước ấm thoát khỏi thân Mình. Ướt mèm cha cái quần rồi, tôi rủa thầm. Trời ơi, tôi đái ra Quần, sợ à? Vâng, sợ thật chứ. Tôi toát mồ hôi dầm dề, mồ Hôi bò xuống mắt cay xót. Tôi đưa mắt lơ láo nhìn lui, chẳng có Ma nào cả. Tôi cúi gập đầu rúc vào mớ tóc dài của o, muốn Khóc. Đôi mày o
Dương chợt nhíu lại hai nếp nhăn suy nghĩ.  Một thoáng mỉm cười bỗng sáng trên môi o, o để chiếc bao bố Xuống đất cho tay vào lục lạo rồi lôi ra chai thuốc đỏ đã vơi hết Nửa. Tôi trố mắt ngạc nhiên định mở miệng hỏi thì o đã lẹ làng Mở cái nút chai, khẽ dướn cao người một tý và, trước cái miệng Há hốc kinh ngạc của tôi, o thản nhiên kéo cạp quần đổ dốc Nguyên nửa chai thuốc vào hạ phần thân thể o, đoạn o quăng Cái chai không ra xa kéo tôi đứng lên:
·         Cứ tiếp tục đi, ngồi đây bọn hắn nghi bắn chết cha.
 
O khom khom lưng bấm hai tay vào vai tôi và đi bằng dáng Bộ của kẻ đau đớn. Chiếc quần trắng o thấm loang thuốc đỏ Từng mảng lớn nom rùng rợn. Tôi lơ mơ hiểu o đang giở mưu Thần chước quỷ gì đó để đánh lừa bọn Tây, nhưng vẫn chưa Hiểu thâm ý của o cách tường tận.
 
Hai thằng Tây phút chốc tới lù lù trước mặt. Hai đứa cầm Lăm lăm súng trên tay, mở bốn con mắt xanh lè nhìn chúng tôi.  Nhìn vẻ nhăn nhó của o Dương, nhìn mặt tôi khờ khạo có lẽ tụi Nó buồn cười, hai thằng cùng cười rộ. Tôi muốn xỉu nằm dài Một cái sau đó ra sao thì ra, lòng can đảm tôi bay biến hết rồi, Hết thật rồi. Nhưng tôi không muốn o Dương bắt quả tang sự Yếu đuối của mình nên cố bặm môi chịu trận. Tôi đứng lặng Như trời trồng rồi không biết do ma lực nào xúi bẩy tôi trừng Mắt nhìn bọn nó, không thèm cúi mặt. Tôi ao ước có cục đá Trong tay lúc này, tôi muốn tung hai cục đá bự vào hai cái miệng Há to cười hô hố kia. O Dương vừa nhăn nhó vừa nhếch mép Cười gượng. Thời gian dường đứng phắt lại nghiêm chào sự Khốn khổ của chúng tôi, không chịu trôi. O Dương gập người Ôm bụng làm bộ đau đớn. Một thằng đưa tay chỉ tấm quần đỏ Lòm của o Dương bi bô nói với thằng kia chi đó rồi cả hai khoác Tay bỏ đi. Thoát nạn, o Dương giả vờ đi khom khom một lát đợi Hai thằng Tây khuất hẳn sau miếu mới đứng dậy thẳng lưng Hiên ngang bước tới. Không ngăn nổi con ma tò mò đang la hét Trong đầu, tôi lúp xúp chạy theo o khe khẽ hỏi:
·         O đổ thuốc đỏ nhớp cả quần làm chi rứa o?
·         Xuỵt, cháu còn nhỏ không biết mô, đi lẹ lên về nhà rồi o Nói cho nghe.
O chẳng bao giờ nói cho tôi nghe về việc làm kỳ bí ấy cả.  Sau này lớn hơn một tý tôi chợt hiểu và thầm phục trí thông Minh lanh lợi của o ghê gớm - nếu không nhờ nửa chai thuốc Đỏ lem luốc quần, rất có thể hôm đó o đã bị hai thằng quỉ hiếp Tới chết. Ngày tháng tản cư trôi trên nhịp độ phập phồng. Đêm đêm Mọi người lắng nghe tiếng súng, lo sợ cho số phận ngôi làng ở Lại. Không khí ngột ngạt tưởng chừng chỉ cần một biến cố nhỏ Có thể nổ tung hết ra. Mẹ tôi cầm bán mấy thứ tư trang để mua Gạo. Cha tôi vẫn mất biệt, không tin tức gì cả, có người bảo Ông đang ở mật khu Ba Lòng. Thỉnh thoảng có một toán dân Công di chuyển qua, họ tới nhanh và biến nhanh y hệt những Bóng ma của núi thiêng rừng thẳm. Giữa những khoảng thời Gian này, họ ngoại tôi mất một người thân, nhưng cả họ ngoại Tôi chắc chẳng có ai đau buồn hơn o Dương. 
 
Tháng Tám, buổi sáng mùa thu chớm lạnh, tôi và o Dương Xách nước tưới mấy vồng khoai vừa lớn. Mẹ tôi ra gọi chúng tôi Vào nhà, bà khóc rưng rức. Người thanh niên lạ mặt đang ngồi Trên ghế vụt đứng dậy chào lúc o Dương bước vào. Một thoáng Run nhẹ chợt lùa qua người khi tia nhìn tôi đụng chiếc bị rết và Cái mũ cối úp trên bàn. Người thanh niên chừng cũng xúc động, Anh ta khẽ đằng hắng ngước mặt lên nóc nhà chậm rãi:
·         Tôi về làng thì được tin chị đã về đây...
Anh ta ngừng lại nuốt nước bọt có lẽ đang đặc cứng trong Cổ họng rồi tiếp:
·         Báo cho chị biết tin buồn, anh Phong không còn nữa vì Bệnh sốt rét. Cái mũ cối, chiếc bị rết cùng một vài thứ đựng Trong đó anh nhờ tôi chuyển lại chị. Mong chị đừng buồn. Anh ấy mất ngày 28 tháng 7 và đã được chôn cất chu đáo trên đèo Ba Rền, trên mộ có cắm miếng gỗ làm bia ghi rõ họ tên, có dịp Qua đó chắc chị sẽ tìm thấy.
Thời gian như ngừng lại trong đôi mắt mở hết khóe của o Dương, o mím môi cúi đầu và không có giọt lệ nào ứa ra từ hai Khối tròn long lanh mắt o. Người thanh niên cảm thấy nhiệm vụ Đã xong, bằng cử chỉ gọn gàng, anh khẽ chào quay lưng ra ngõ Đi thẳng.Cái mũ cối, chiếc bị rết: kỷ vật của người chết nơi phương xa Treo trên đầu giường o Dương. Mỗi ngày mỗi đêm o vào ra ngắm Nghía và khóc. Mẹ tôi khóc, o khóc, tôi khóc theo. Cái mũ cối, Chiếc bị rết lạnh tanh hơi người nhưng chúng hiện diện như một Nhắc nhở không thể nguôi phai. Cậu Phong đã chết, bước phiêu Lưu cậu dừng lại trên chóp đèo Ba Rền, dừng lại giữa man thiên Trời đất. Xác thịt cậu rữa tan làm phân bón cho cỏ cây mọn hèn Trên phần mộ cậu. Vài chục, vài trăm, vài nghìn năm nữa cây cỏ Sẽ lớn thành cổ thụ, cậu sẽ nằm dưới bóng mát nó đời đời. Liệu Tấm bia gỗ có chịu nổi nắng mưa chờ o Dương tới cúi xuống mò Mẫm âu sầu đọc tên người tình yêu dấu? Hay nó sẽ theo dòng Nước lũ của một mùa đông nào xuôi xuống ngàn hóa kiếp khác?  Nhiều đêm tôi mơ thấy cái chóp mũ cối di động sau những Chùm hoa dâm bụt đỏ chói, không nhìn rõ dáng người đội nó, Hình ảnh ngày đi của cậu Phong trưa hôm nào in đậm nét vẽ Chân phương. Đèo Ba Rền, ở đó có người nằm không đội mũ, Không đeo bị rết, không ôm súng. Người nằm nghe chiếc bia Gỗ rung động không ngớt trên mộ phần mình! Cậu Phong, o Dương yêu cậu Phong. Cậu nằm đợi o trên chóp đèo Ba Rền.  Và có lẽ o nghe tiếng cậu gọi kêu nên một tháng sau o Quyết tâm ra đi, không ai can o nổi. Ngày o đi, tôi tiễn o ra tận Bến đò. O mang theo cái mũ cối, chiếc bị rết và nỗi buồn choáng Ngợp chất ngất hơi lạnh mùa thu. Bến đò khuất bóng rặng tre Vây che, lau lách mịt mùng trải đôi bờ mông quạnh. O Dương đi Vai mang muối gạo, hồn mang nhớ nhung và, trong tim chắc hẳn Leo lét ngọn lửa thù. Những ngón tay vuốt tóc tôi mai này sẽ vuốt Ve những thứ khác, những thứ hẳn chẳng dịu dàng như tóc tôi.  Tay o nâng buộc những vết thương, mở chốt lên đạn, cầm kìm Cắt kẽm gai xung phong vào đồn dịch... O đi tôi sẽ ngủ một mình, Hát một mình, đùa giỡn một mình. Tôi im nghe tôi khóc. Đến lúc Phải chia tay, o trìu mến ôm chặt tôi vào lòng, lấy cái mũ cối úp Lên đầu tôi, vỗ vỗ lưng tôi, giọng dỗ dành buồn đậm:
·         Cho cháu cái mũ đó, ở nhà ngoan ngoãn, ăn cơm nhiều Thật nhiều chóng lớn để đi bộ đội.
Tôi gỡ cái mũ xuống ôm chặt vào ngực, nhìn o bằng khóe Nhìn níu giữ tuyệt vọng:
·         O đi, răng chừ o mới về?
O nhìn quanh thấy các bạn đồng đội đã bước xuống thuyền, Rời tôi nói nhanh:
·         Tháng chạp o về, nhớ đón o nghe...
 
Bóng thuyền khuất hút thăm thẳm trong ánh chiều hôm.  Bàn tay vẫy quyến luyến của o không xé tan được hai màn lệ Đóng kín mắt tôi. Tôi ôm cái mũ chặt cứng trước ngực trông vói Theo. Có lẽ đâu đó trên non ngàn, có lần cậu Phong cũng đã Đứng ôm mũ lặng buồn như thế này trông ngóng về quê quán Cũ và sầu nhớ o Dương.
 
Tháng chạp o về. Tháng chạp năm 1953: O không về.  Tháng mười hai 1954, o không về. Tháng chạp 1955, 1956, Không thấy o về. Tháng chạp 1960, 1961, 1962... O không về.  Tháng chạp 1970 o không về...
Tháng chạp 1980: O về???
 
Dấu hỏi buông ra, chìm vào bất tận đêm mong.Ngày nay, những buổi chiều chẳng có việc gì để làm, những Buổi chiều tẻ ngắt đến độ khủng khiếp, những buổi chiều chợt Tỉnh thức ngoi lên khỏi dòng mê dài ngày tháng, bất cứ vào Mùa nào. Khi mây và chim gọi nhau bay qua những cửa phủ, Tôi mở cửa xuống đường, đầu đội mũ cối, hai tay thọc sâu vào Túi quần đi vẩn vơ không chủ tâm không định hướng. Tôi bỏ Những đường phố lớn, lẩn lút trốn vào Đại Nội men theo chân Thành cổ. Bóng chiều và niềm im lặng tuyệt vời thả trí tôi tận Đáy hồ xanh. Trên mặt hồ xanh, tôi ngồi xuống, lòng thanhThản nhẹ tênh, cái mũ cối úp lên đùi. Cái mũ cối già nua bạc
Màu kỷ niệm. Tôi nhìn cái mũ và nhớ o Dương. Nhớ thời thơ ấu Tôi có nỗi buồn chẳng bao giờ phong kín. Ngồi đã nư tôi đứng Dậy đi men theo chân thành cổ. Tôi im nghe tiếng hát o xưa Lồng lộng vọng về. Tôi hát, hát say mê những tiếng hát đầu Lòng xưa, mơ hồ thấy vầng trán quấn quít tóc bay của o khẽ Chạm tới vầng trăng vô hình nào đó. Tôi hát cho tôi nghe, cho Cỏ cây nghe, cho gạch đá nghe. Tiếng hát xóa mất ý nghĩa của Lời hát, chỉ còn nghe vọng vang từng hồi kỷ niệm tuôn thành Suối thành nguồn trút vơi hồn tôi. Rêu phong ghi thanh tôi, đá Thành vọng âm tôi. Tôi chỉ hát thầm thì sao vẫn có cảm tưởng Hơi thở tôi làm lung lay tấm bia trên mộ phần cậu Phong đã Bao năm khuất lấp giữa non ngàn. Tôi như đứng bên kia sông Nhìn sang chẳng bao giờ nghe o Dương vỗ tay, o Dương hát Nữa. Ở đâu đó, nơi xa xôi o có tưởng được tôi lúc này? Có Mường tượng thấy cậu bé xưa giờ trở thành thanh niên đầu đội Mũ cối, không bị rết, không vũ khí đi vẩn vơ qua những lối Đường hoang vu chìm lắng và hát như một đứa khùng, một kẻ Điên? Cậu bé ngày xưa đã lớn, phiêu lạc qua bao ga trạm dọc Đời, đã lăn lóc chui rúc qua bao ngả phố sông lụt lầm bụi cát Vẫn không nguôi quên một góc vườn một xó bếp quê nhà.  Quê nhà kẹt cứng trong nếp gấp đau của lịch sử. Tôi đội mũ Cối đi qua thời ấu thơ cùng tiếng hát o, hơi thở o mang mang Đầu bờ tre ngọn trúc. Căn nhà xưa khu vườn xưa cây khế đầu Hồi có còn trổ bông tím suốt tháng xuân thu vắng người bầu Bạn? O là cánh hoa khế đã bay rồi, xa rồi. O xuôi dòng sông Về mạn Bắc. Tôi đứng đầu dòng phương Nam ôm cái mũ cối Như ôm bầu tâm sự tròn, như ôm khối đá nặng ngơ ngẩn trông Theo. Bao nhiêu thu đông rồi bầu tâm sự tròn, khối đá ân tình Vẫn nặng. Có bao giờ tôi đủ can đảm về đầu bến sông xưa Ném cái mũ xuống dòng đuổi tìm o, kêu đòi níu o lại không cho O trôi, không để o thoát? Không, chẳng bao giờ tôi đủ can đảm Cả. Tôi là kẻ tình nguyện sung sướng ôm bầu tâm sự tròn, ôm Khối đá sầu o để lại. Giờ o đang ca hát trên ngàn suối nào?  Lẩn lút trong đám trại hầm địa đạo nào? Mật khu nào o đang ở? - Đường biên giới nào o đang đi qua? Trận Tchépone ở Nam Lào có o không? Trận Snoul ở Cam Bốt có o không?...  Suốt đời tôi giữ hình ảnh o - những-mùa-trăng-ca-múa thuở Nào. O còn nhớ không? Có nhớ cái mũ cối, nhớ tấm bia lẻ loi Cắm đầu mộ cậu Phong rưng rưng sầu tủi, hay o đã lên tới Chóp đèo Ba Rền nhổ cái bia ôm mang theo cho tròn lễ đạo, Cho tròn thủy chung, cho tròn thương nhớ?
Những lần rờ rẫm chiếc nốt ruồi xinh xắn dưới cằm o tôi Không có khả năng tiên tri được sự rời xa ngàn dặm sau này, Giờ hồi tưởng, chiếc nốt ruồi ấy đúng là một viễn điểm lôi kéo O ra ngoài tất cả mọi thứ, kể cả niềm kính yêu của tôi. Chiếc Nốt ruồi tương tự trên bất cứ khuôn mặt đàn bà con gái nào tôi Gặp, chẳng ai có nốt ruồi giống o, chẳng ai có đôi mắt gửi vào Đời những khóe nhìn điềm đạm. Đôi khi tôi muốn o Dương chẳng Bao giờ trở về để hình ảnh o chiếm mãi ba phần tư ký ức tôi Mỗi bận nhìn về.Đời sống cứ mở ra hoài hoài những cánh cửa và phong Tỏa cứng ngạt bởi nghìn trùng tiếng động, tiếng nổ, lớp lớp tai Ương. O Dương đi qua đời tôi bằng lối của con tàu ngang qua Một ga thôn quạnh lẻ. Con tàu ngang qua một lần chẳng bao Giờ quay đầu trở lại vì ngộ nạn dọc đường hay vì không cưỡng Được sức lôi cuốn của những chân trời mới khác hơn. Nếu lúc Chết ai cũng có quyền mang theo mình một hình ảnh đẹp vĩnh Cửu, tôi sẽ mang theo tôi hình ảnh o vỗ tay hát dưới vầng trăng Về nơi cõi hết. Có thể giờ o cũng đang vỗ tay ca hát cuối non Ngàn, tóc còn bay theo dòng gió nhưng hẳn tóc o bạc trắng với Mây trời rồi. Mong cho o vượt thắng gian nan, mong cho o cầm Được niềm vui quý hiếm nhất. Mong cho o, tôi mong o trở về.  Nhiều lúc tôi muốn tin o Dương đang ở nơi chốn vô danh xa lạ Chắc chắn không là trên mặt đất ám mù khói súng này nhưng Một nơi chốn tồn tại cường kiện bất khả chuyển lay, thách thức, Vô hình vô sắc, ngoại trừ niềm hân hoan luôn vỗ về mộng Ngọt, một nơi như là hư không chẳng hạn, một nơi rất gần với Thiên thai.
Cái mũ cối, o Dương và ấu thời tôi gắn liền nhau một thời Hồng thế đó, nay tôi chỉ còn cái mũ cối - O Dương và ấu thời tôi Vuột mất rồi.
 
Cái mũ cối, làm sao tôi phân biệt được màu nắng màu Mưa màu bùn màu đất khi nó đã bị luộc chín bởi lửa thời gian, Bị vây ngợp giữa điệp trùng cái nhìn về quá khứ. Nhưng qua nó Tôi nhìn thật rõ, hình ảnh cha tôi hình ảnh o Dương, hình ảnh Cậu Phong cùng câu hỏi buông vào bất tận: Bao giờ o về? Mãi Mãi còn những buổi chiều khi mây và chim gọi nhau bay qua Những cửa phủ, tôi đội mũ mở cửa xuống đường và bước đi...
4/7/1972
Mường Mán
Theo https://www.vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...