Chiếc mõ dâu
Sau những ngày mưa giông ảm đạm, bữa nay nắng lại về sưởi ấm vạn
vật. Cây cỏ, hoa lá như nhận được phép mầu, như mới ra bởi sự thay da đổi thịt. Chồi
lộc, nụ non theo nhau nhú lên mượt mà trên thân cây ngai ngái mùi ẩm mốc.Chỉ có
lão Năm có lẽ còn cảm thấy sự lạnh lẽo nên vẫn còn khoác lên thân thể còm nhom
chiếc áo len dày mo ,bước từng bước co ro ra trước sân thượng ,chăm chút chậu
hoa cùng mớ cây kiểng.Thứ trò chơi nhàn hạ ,kéo dài thêm mớ tuổi già suốt ngày
quanh quẩn,ra vào uống tách trà tàu,tỉa tót bớt nhành lá hoặc bắt từng con sâu
lấy làm vui.
Đang mải mê làm việc cùng với con dao cùn trên chậu đất trồng
đám quỳnh hoa,chợt lão chú ý lắng nghe tiếng trẻ con lao xao trước ngõ.Lão tạm
dừng tay,ngó xuống thấy một đám trẻ con hiếu kỳ nhảy nhót, la hét quanh một ông
lão.Quả thật, đây hẳn là chuyện bất thường, hiếm xảy ra.
Thấy việc lạ làm lão quên khuấy đi công việc đang còn dở
dang, đứng ngây người ra nhìn.Rõ là một ông già kỳ quái.Trong cái nắng chói
chang, lão trắng toát từ chiếc mũ cối chụp trên đầu, lông mày,lông mi,râu mép lẫn
râu cằm đều trắng màu cước.Chưa hết,lão còn bận bộ ba ba (*) trắng tươm tất, sạch
sẽ, đi guốc vông,tay cầm gậy trúc hươ hươ trước mặt.Nhìn chiếc áo ba ba,lão Năm
vụt nhớ tới những người đàn ông đứng tuổi ngoài quê lão cũng thường hay ăn mặc
như thế để đi dự hội hè, ăn uống, cưới sinh hoặc thăm nom nhau. Đã hơn ba mươi
năm lưu lạc ,chưa lần nào lão trở về quê cũ.Hết chiến tranh kế đến hoà bình về.Hứa
hẹn và lần lựa mãi để rồi khi cảm thấy không còn đủ sức để làm điều gì khác,lão
đành lỗi hẹn.Giờ ,thoáng trông thấy lão già kia,ký ức nơi lão hiện rõ ra từng
con sông,cái suối,nương dâu đến tận xóm làng đìu hiu.Không biết trong cái nơi
chốn kia những ai còn sống hay đã mất.Lão nghĩ mình đã thật tệ bạc và hối hận.
Tiếng bọn trẻ con hiếu kỳ cùng với bóng lão già trắng toát
đang hiện ra dưới cổng nhà.Mùi thuốc vấn Cẩm Lệ thơm lừng ,bắt tâm hồn lão càng
thêm xốn xang ,mắt ứa lệ.
- Thưa thầy.Dưới nhà có ông lão.Người học việc bước tới từ
phía sau nói.
- Có cho biết tên chi không ?
- Da thưa không.
- Rót nước mời khách .Thầy xuống ngay.
Đợi bóng cậu học việc khuất dưới chân thang,lão chậm rải mở
vòi nước rửa tay.Sau đó lão mặc quần áo tươm tất ra tiếp khách.Vừa trông thấy
ông,lão già vội đứng lên chắp tay thi lễ.
- Kính thầy.
- Chào anh.Chẳng hay anh tới tìm tôi để chỉ dạy điều chi ?
Hấp háy đôi hàng mi bạc trắng,lão già nhìn chăm chú chủ gia.Một
lúc sau lão nói :
- " Bán tự vi sư "Trước đây tôi có lần được hầu hạ
thầy và thầy tôi chơi nhạc,nhờ vậy tôi có được nghe qua tiếng đàn của thầy.Nay
nhân đọc trên báo thấy người ta viết ca ngợi thầy làm tôi chạnh nhớ thầy tôi
ngày nào,nên mới dám mạo muội tìm tới đây,xin thầy cho nghe vài đoạn nhạc cũ.Đó
là điều mơ ước sau cùng dành cho tuổi già sức cùng hơi tận này vậy.
Nghe qua lời bộc bạch của lão,lão Năm có phần xúc động.Lão
nghĩ,trên đời này may mà còn sót lại dăm ba lão già ương ương dở dở thế này.
- Thầy anh ở đâu khi xưa ? Tại sao anh dám quả quyết ta có
quen với thầy anh ?
- Thưa ! Thầy trò chúng tôi quê người Quế Sơn.
Lão Năm cảm kích trong lòng.Ai chớ người bạn vong niên đó
thân thuộc còn hơn ruột thịt.Nghe nói lão ta chết cách nay mươi năm bởi bệnh thời
khí.Còn nhớ,thời trai trẻ hai người vẫn hay đờn ca xướng hát bên nhau thường bữa.Hoá
ra ,đây là người học trò cưng của bạn lão đây mà.
Trong lòng lão Năm vui sướng ,hỏi han:
- Chẳng hay anh đang ở đâu,làm ăn gì ?
Chắp đôi tay lên trước ngực ,tỏ ý tôn kính.Lão thưa:
- Chẳng giấu gì thầy,trước đây vài tháng tôi vẫn còn đủ sức
chơi đàn cho các đám ma .Nhưng sau này ,bọn thanh niên chơi nhạc cách tân ,tôi
bỏ nghề không chơi nữa.
- Anh còn có ai thân thiết ở bên cạnh ?
- Tôi sống cùng đứa cháu nội.
- Anh có muốn đi làm lại không?
- Làm gì hả thầy ?
- Tôi giới thiệu cho anh dạy nhạc cổ ở một trường nhạc có tầm
cỡ.
- Dạ không dám làm phiền thầy nhiều.
Trong buổi hàn huyên,lão Năm tuy khó tính nhưng cũng vui lòng
sai bọn trẻ đang chơi cờ trên chiếc phản kê gần đó ;mang ra thay vì đàn sáo lượm
thượm,mà là một hệ thống âm thanh hiện đại.Lão hí hoáy lo căm ổ điện,tra hộp băng,hả
hê ấn nút máy.
- Nghe xong nhớ cho biết ý kiến.Lão Năm nhắc nhở.
Tuy không mấy hài lòng nhưng nể tình gia chủ,lão ngồi yên lặng
nhìn các bức tranh thuỷ thái hoạ treo trên tường trong khi mớ âm thanh ồn ào mặc
sức tranh nhau khoe tiếng.Lão thầm nghĩ " thời buổi hiện đại có khác.Điện
tử có mặt ở hầu khắp mọi nơi.Chúng biến âm thanh trung thực của tiếng đàn
tranh,đàn gáo,đàn nhị,tiếng gõ,tiếng trống thành nồi lẩu hết trơn.Trời ơi !
không biết mai này sự văn minh còn đưa những thứ văn hoá cổ truyền đi tới
đâu?"
May sao cuộn băng sớm kêt thúc ,nếu không lão không biết phải
chịu đựng sự tra tấn đến đâu.Chưa kịp định thần ,lão đã nghe tiếng lão Năm hảnh
diện hỏi:
- Anh thấy có hay hơn ngày xưa không ?
Bắt buột phải có ý kiến nhận xét,lão tỏ ra chút áy náy,nhưng
vì bị thúc giục dữ quá lão bèn phải nói:
- Hay thì chưa thấy đâu.Chỉ thấy sự ồn ào như bọn quấy rối đi
gõ thùng thiếc
Quá ngạc nhiên trước lời nhận xét xem ra tệ hại,lão Năm há hốc
miệng đứng nhìn trong giận dữ.Lâu lắm lão mới thốt được thành lời:
- Anh bảo không hay là sao?Tôi cho anh biết ,họ toàn là nhạc
công tiếng tăm
Đợi cho cơn giận từ lão Năm có thời gian nguôi ngoai đi phần
nào rồi lão chầm chậm phân bua:
- Xin thầy bỏ qua và xá tội cho.Tôi nói bằng sự thật,bằng sự
kính trọng thầy.Đành rằng những nhạc công là nhũng nghệ sĩ tài ba,song bắt họ
chơi nhạc cổ truyền như thế này quả là bất công .Chúng cũng chả hơn gì bọn
thanh niên ngày nay chơi nhạc cổ truyền cách tân.Nó khó nghe lắm.Tốt nhất là thầy
nên trả loại nhạc này về đúng chỗ của chúng.Nghĩa là cứ chơi bằng các phương tiện
cũ.Điện tử nó chỉ hợp cho thời hiện tại.Có như vậy thì người nghe mới cảm nhận
và hình dung ra cái hồn dân tộc.
Trước lập luận xem ra khá sắc bén từ người đệ tử này,lão Năm
bị cứng miệng không chối cải vào đâu được.Đợi cho sự xúc động trôi qua,lão mới
ôn tồn nói với lão khách:
- Thú thật lời góp ý của anh làm cho tôi vỡ ra điều quan trọng
đến vậy mà cũng không nhớ nổi.Tôi rất cảm kích và xin nhớ lời nhắc bảo
này.Vậy mà từ trước tới nay chưa có ai,kể cả các nhà này nhà nọ bước qua ngưỡng
nhà,dám nói lên những điều như vậy.
- Cám ơn thầy đã quá khen.
Nhác trông thấy ông lão từ nảy giờ cứ đưa mắt nhìn mãi cây
đàn nhị khảm xà cừ treo trên vách.Lão Năm đoán,có lẽ lão ta cũng thích cây đàn
này?Đối với lão gặp được kẻ tri âm mới khó ,chứ với cây đàn này tuy giá cả có
cao, nhưng cái quý ở đây là trao đúng tay người.
- Hình như anh có điều gì muốn nói phải không?Lão Năm hỏi như
muốn kiểm chứng cho lời võ đoán của mình.
Gụt gặt chiếc đầu với sự thành khẩn.Lão già nói:
- Kinh thưa thầy ! Tôi có thể chơi một bản với cây đàn nhị
kia không ?
- Tưởng gì .Anh thích cứ mang về nhà chơi,khỏi trả cũng không
sao.
- Dạ ! Tôi đâu dám thất lễ với thầy.
- Ôi ! Anh khách sáo quá.
- Tôi chỉ thử thôi.Cây đàn đáng giá cả gia tài.
Lão già vừa nói vừa đứng lên đi đến chỗ cây đàn.Khi tay lão
chưa kịp chạm nhẹ tay lên nó,tức thì cây đinh dùng định vị thân đàng rơi ra khỏi
vách.Ông lão hốt hoảng ,đưa cả hai tay lên chụp vào khoảng không.Thời may,cây
đàn như có linh tính rơi vào đúng tầm tay lão.
Chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc lão Năm kinh ngạc nói:
- Hình như cây đàn có linh tính.Nếu không nhờ có anh ở
đây,vào đúng lúc này,trước sau gì cũng có ngày nó cũng bị bể tang tành .Thôi !
Anh cứ giữ giúp nó cho tôi vậy.
Dù cho lão Năm có nài nỉ cách nào lão vẫn không nhận và cứ
nói đẩy ra.Tính khí lão là vậy.Không thích nợ của ai thứ gì.Lão xin được so
giây chơi vài bản trên cây đàn quí.
Tưởng sẽ bắt gặp những thanh âm theo đúng ý muốn nhưng nào ngờ
nó dở tệ.Lão muốn quăng chiếc đàn đi cho rảnh việc, song đứng trước mặt mình dù
sao cũng là ông thầy có tiếng,làm vậy coi sao đặng.Thôi thì cứ coi như mình
chưa lần nào biết đế nó vậy.
Sau khi đã buột lại sợi dây treo thật kỷ,lão cẩn thận tìm chiếc
đinh khác thay vào chỗ treo cũ.Lão nghĩ,kể ra trong ngôi nhà này chẳng thiếu một
thứ chi.Cầm,kỳ,thi,hoạ đủ cả.Tuổi xế chiều như lão Năm đây rõ thật hơn người.Ai
như lão,suốt cuộc đời bôn ba lưu lạc quê người,trong thâm tâm cũng từng mong mỏi
có được mái nhà khang trang,phòng khách thoáng đảng,hầu tiếp đãi bạn bè.Như thế
thì còn gì vui thú hơn khi bạn bè gần kề,uống với nhau chun rượu,dàn hát,khen
chê,chờ trăng lên với từng nụ huỳnh hoa mãn khai.Thế nhưng,cuối đời của lão vẫn
cứ rối lên như mớ bòng bong.Ăn không đủ no,rét chưa đủ ấm.Suốt ngày chờ chực
xem có ai "ới " một tiếng,gọi đi đánh đàn ru hồn người chết.Có những
đêm khuya,nửa thức nửa ngủ dật dờ bên cỗ quan tài nghi nghút làn hương,lão mơ
thấy mình thay chỗ nằm người chết,ra đi không chút phiền muộn.Nhưng sau đó,men
rượu chếnh choáng tan đi,lão lại thấy mình sống nhăn để tiếp tục cùng với phường
nhạc trỗi lên những khúc nhạc bi ai nghe đến não lòng.Uống.Uống.Trong cảnh tang
thương ấy lão cùng bạn bè nốc hết chén rượu này đến chén rượu khác
.Có điều trong các lần uống rượu ấy lão chưa hề biết say là gì.Thế mới lạ.
Tuần rượu đã được gia chủ sai người mang ra đặt sẳn trên
bàn.Lão Năm thân tình ngồi uống với lão.Hai người đầu bạc,một người lớn tuổi một
người nhỏ tuổi hơn,ôn lại từng mớ dĩ vãng.Câu chuyện xoay quanh làng xóm,trường
học,ngôi đình,giếng nước.Riết ráo,không còn chuyện chi để kể,hai người lôi ra
những mối tình cũ rích khoe khoang.Báo hại đám học trò,đệ tử vừa dóng tai lên
nghe cho rõ vừa có thêm kho tư liệu để sau này . . .đứa đàng hoàng coi đó như
chuyện tiếu lâm của các ông già mắc dịch;còn đứa tiểu nhân mừng húm vì có đề
tài để hắn viết thành sách bán kiến tiền triệu.
Xế trưa.Khi men rượu vừa kịp chếnh choáng,lão Năm hứng khởi đứng
dậy,lôi lão già đi với lời mời:
- Chúng ta đi ra ngoài vãn cảnh.Tuổi già đến giờ này chỉ sống
cùng thiên nhiên cây cỏ để làm vui vậy mà.
Gì chứ, thiên nhiên cây cảnh ai không thích.Được vui chơi thoả
thích, được ngắm muôn ngàn kỳ hoa dị thảo thì còn gì bằng.Phiền nỗi là từ trước
tới giờ lão chỉ được ngắm hoa không tốn tiền.Mà muốn có hoa để ngắm riêng cho
mình thì lão hay làm trò vớ vẩn bằng cách xúi cháu nội ra công viên ăn cắp.Khỏi
tốn tiền,khỏi mất công trồng,muốn hoa gì chẳng có.Phiền.Tuy nghĩ vậy nhưng lão
cũng vui vẻ đứng dậy nói:
- Kính thầy đi trước cho.
Hai lão già một trước một sau tiến bước ra phía trước
sân.Trông lão già luốn cuốn chẳng khác chi một lão nhà quê mới lần đầu bước ra
thành thị.Dáng người cao to,khoẻ khoắn,bước đi sừng sửng như thân cây cổ thụ.Chả
trách sao lối ăn mặc quê mùa xuất hiện giữa thành phố,không khiến bọn trẻ nhỏ
kinh động,hiếu kỳ bu quanh sao được.
Lão Năm lần lượt giới thiệu từng chậu lan đang trổ bông xinh
đẹp treo trên một giàn treo làm bằng tre có mái che lưới chống nắng .Tên mỗi
loài hoa cứ như tên của thiên thần mỹ nữ khiến người trần tục như lão được nghe
kể cảm thấy sự hèn mọn,thiếu hiểu biết.Quan trọng đối với lão lúc này là "
thích thì thích đó nhưng các thứ hoa đắt tiền này làm sao cháu nội lão có thể
trèo tường vào nhà để ăn cắp mà không có tội.Xin là lão không xin rồi ,còn mua
thì đời nào ".Thế cho nên người giới thiệu cứ giới thiệu ,người nghe có
quyền để mặc nó ngoài tai.
Đang bước theo sau lão Năm đi loanh quanh, bất ngờ lão dừng lại
trước một vật gì đó xem ra quen thuộc.Hỏi ra mới biết nó là một chiếc mõ dâu.Một
chiếc mõ bình thường như bao chiếc mõ được người ta bày bán ở chợ.Gia chủ không
dùng tới nó nữa sau khi cho xây cất lại ngôi nhà bề thế này.
Thấy lão già cứ quan tâm tới chiếc mõ làm cho lão Năm áy náy
hỏi:
- Chẳng hay anh có ý kiến gì ?
Cầm trên tay chiếc mõ ,lão già nhíu mày hỏi :
- Chiếc mõ dâu ?
- Phải !
- Thầy đã phí phạm vô cùng.
- Anh nói sao ?
- Chẳng những phí phạm mà còn bị coi như một sai lầm đáng
trách.
- Nghiêm trọng đến thế sao?
- Thầy không dùng tới nó sao không cho ai đó mà bỏ chúng lẩn
lộn trong đám đồ đạt phế thải,coi sao được.
- Anh thích cứ mang về dùng.
- Thần thánh ơi chứng dám.Lão cũng muốn lắm nhưng mang về
không biết để vào chổ nào coi cho đặng.Thôi thì,tôi nói điều này nếu thày nghe
không lọt tai, xin " xá "cho.
- Tôi xin lĩnh ý anh.
Hươ cây gậy trúc dắt theo bên mình,lão già nói trong sự xúc động
:
- Xét cho cùng,một người uyên bác như thầy đây đã là sự hảnh
diện khó có ai bì kịp.Thêm vào đó, thầy là một con người nghệ sĩ đạo hạnh có thừa
.Vậy tại sao với ngôi nhà mà trong mắt tôi, bắt gặp trọn vẹn những đường nét
tao nhã,lại nở lòng nào từ chối chiếc mõ này.Tóm lại,giữa thời buổi
đầy sự nhiểu nhương,bất trắc ;tôi thiết nghĩ bất kỳ con người chân chính nào
cũng chọn đạo đức làm đầu; huống chi thầy lại là nghệ sĩ có tiếng tăm thì ngoài
cầm,kỳ thi,hoạ sẳn có.Nay tìm một chỗ nào trang trong gần bàn thờ, đặt chiếc mõ
dâu này có hay hơn không ?
Lão Năm sực tỉnh trước lời nói chí tình khiến lão như bị rơi
từ đám hào quang bủa vây từ bao nhiêu năm nay,xuống thực tại phủ phàng mà giờ
đây lão mới sáng mắt ra.Lão nghĩ sẽ còn gì đẹp đẽ,trọn vẹn hơn khi nơi phòng
khách giờ có đủ,cầm,kỳ,thi,hoạ và đạo để khuyên răn gìn giữ cuộc đời.
Có thức khuya mới biết đêm dài,có ở gần con người thiện tâm mới
thấy hết sự bằng an.Không ngờ lão già quê kệch này đã chỉ cho lão bài học tuy
cũ nhưng xem ra vẫn mới trước bất kỳ xã hội nào.
Không chần chờ gì thêm.Lão Năm liền truyền lệnh cho đám đệ tử,học
trò,của mình mang chiếc mõ dâu đi lau chùi cẩn thận, trước khi ăn mặc chỉnh tề
ra thắp hương trên bàn thờ,xin đặt chiếc mõ.
Cóc! Cóc! Cóc. Nam mô a di đà Phật.
19/9/2008Minh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét