Mù Căng Chải,
sóng sánh mùa vàng
Từ lâu, không chỉ có giới văn nghệ sĩ mới yêu mùa thu
nên, chọn lấy đề tài này để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật độc đáo
cho riêng mình; không ngờ, khi làm cuộc phỏng vấn với nhiều người, hỏi:
“mùa nào đẹp nhất trong năm - Mùa thu - Mùa thu đi đâu - Người có tiền
nói sẽ đi ra nước ngoài, ngắm cánh rừng phong đổi màu xanh sang vàng rồi
đỏ bên từng chiếc lá tượng hình dấu chân chim. Người it tiền hơn, chọn
cung đường đi lên Tây Bắc hít hà hương thơm mùa lúa chín hoặc để được
đắm chìm trong sắc màu vàng rộm dậy lên từ những cánh đồng trãi dài
tới tận chân núi, trước khi leo từng bậc ruộng thang lên tới đỉnh
trời, cảm nhận ra chút cảm giác như đang lạc vào chốn thiên thai”?
Hóa ra, có một mùa thu Tây Bắc, đẹp tuyệt vời trên vùng cao địa đầu
đầu tổ quốc bị lãng quên. Trong khi không ít người hướng ngoại lại thuộc nằm
lòng các địa danh xa lạ, với đầy mẫu tự tiếng nước ngoài. Thôi thì, để
thấy quê hương là chùm khế ngọt (sic), tôi buồn hiu chọn lấy cung đường
quê hương, ghé lên Tây Bắc khám phá cùng trải nghiệm mùa thu đang về,
gợi nhớ sắc màu lộng lẫy vàng ươm qua bức tranh Golden Autumn của
Levitan cho đở tủi thân.
Để chắc ăn, tôi gọi cho Mây hỏi xem cô đang làm gì ở đâu? Tức thì một
giọng nữ trẻ mừng rỡ trả lời: “Em bận hướng dẩn một đoàn khách du lịch
đi từ Sapa sang Nghĩa Lộ thăm ruộng bậc thang Mù Căng Chải. - Cung đường có
đẹp và hùng vĩ hơn bên Trung Chải không? - Anh muốn biết cứ lên đây, em sẽ
đưa anh đi ngược đường Nghĩa Lộ về Sapa. Cam đoan, anh không bị hút hồn và
choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ bí của vùng sơn cước với hàng ngàn thửa ruộng bậc
thang đang chín vàng trên tầng tầng, lớp lớp núi đồi Mù Căng Chải, anh bắt đền
gì em cũng chịu”. Chỉ nghe Mây nói thôi cũng đủ làm cho tôi cảm thấy bị mê
hoặc rồi, nói chi tới lúc được tận mắt chứng kiến bao điểu kỳ diệu
xảy ra trên đường đi. Tôi hỏi tiếp: “ vậy mình hẹn gặp nhau ở đâu? - Trưa
mai em kết thúc hợp đồng khi đưa đoàn về đến thị xã Nghĩa Lộ. Anh có
thể đón em ở đó để cùng quay về thành phố lặng lẽ sương mù Sapa, nếu
thích”?
Thích quá đi chứ. Qua dịch vụ SMS Mây hướng dẩn cho tôi đường tới Yên
Bái rồi, thuê lấy chiếc Mink tốt chạy theo hướng tây tới thị xã Nghĩa Lộ.
Đọc tin nhắn của Mây tôi cứ phải cười thầm trong bụng. Bởi, vào thời
buổi @ xe tay ga phân khối lớn đầy rẩy, ai dại gì cõng theo loại xe
“thời thổ tả” làm chi cho phiền, nếu không muốn đương đầu với sự cố dọc
đường. Nói vậy, chứ thật tình tôi cũng muốn làm vừa lòng thổ công, bởi
đi trên cung đường này chắc chắn Mây có nhiều kinh nghiệm hơn tôi nên mới dặn
dò kỷ như vậy. Mừng quá, đây là cơ hội giúp tôi gặp Mây bằng xương bằng
thịt, sau hơn năm năm dài toàn phải nói chuyện “trời mưa trời nắng”
qua mạng điện thoại hoặc chít chat vớ vẩn trên internet.
Mùa thu. Thời gian từ tháng chín đến tháng mười, khi mùa hè chỉ còn
đủ sức le lói vài tia nắng yếu ớt trên bầu trời, cũng là lúc sau
vườn nhà ai len lén rộ nở một mùa hoa cúc vàng giữa tiết trời se lạnh,
làm say đắm không biết bao nhiêu tâm hồn lãng mạn.
Đến Yên Bái, tôi thuê một chiếc Mink chạy lên Nghĩa Lộ, cách xa bảy
mươi cây số đường phẳng lì. Đây là thị xã nhỏ, nằm lọt thỏm giữa
một lòng chảo tuyệt đẹp, nhờ cánh đồng Mường Lò mà trong dân gian truyền
khẩu “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than (Than Uyên), tứ Tấc (Mường Tấc - Phù
Yên)”. Đây là cánh đồng lớn thứ nhì ở miền núi Tây bắc, chỉ sau Mường Thanh bên
Điện Biên. Vào mùa thu, không nơi nào phong cảnh đẹp bằng cung đường trên đậy,
nhiều du khách nhận xét . Đến đây, người ta không chỉ cảm nhận được vẻ
đẹp mùa màng đang chín vàng với cơ man nào lúa với lúa mà; còn khám
phá kho tàng văn hóa miền cao qua những câu ca, điệu xòe, trang phục truyền
thống của đồng bào dân tộc H’ Mông, Thái, Dao trên các cánh đồng
trĩu nặng bông lúa vàng.
Xế trưa, tôi cũng kịp chạy về đến trung tâm thị xã Nghĩa Lộ. Một thị xã
tương đối nhỏ nhưng không hiểu sao đường giao thông ở đây lại rất bề thế và
hoành tráng. Đang dõi mắt tìm Mây, bỗng tôi thấy cô gái trẻ ăn mặc theo lối
truyền thống người Mông đang vẩy tay bên đường làm hiệu. Tôi chạy ào xe đến.
Trời ơi! Mây của năm năm rồi không gặp đây sao? Thấy tôi đứng ngây người ra
nhìn cô, Mây thẹn thùng hỏi: “bộ em khác lắm sao? - Ừ! Nhờ có hẹn
trước, chứ gặp em bất ngờ ở đâu đó chắc anh không nhận ra em thật. Ôi! Cô bé bẻ
gảy sừng trâu ngày nào. Đi chơi chợ tình bao phen có gặp anh chàng thổi kèn môi
nào chinh phục trái tim chưa? - Xí! Em chờ lời hẹn hò của gã con trai miền ngược,
nhưng anh ấy chỉ gửi gió cho mây ngàn bay nên đến giờ em vẫn chưa có ai”. Mây
cũng biết bông đùa lắm chứ. Cô cố ý trêu ghẹo tôi nhưng sao trên hai má cô lại
đỏ bừng lên như lần hai đứa ngồi uống rượu táo mèo bên nhà thờ đá ở Sapa?
Ăn trưa xong, tôi lái xe chở Mây đi thăm vườn chè cổ thụ Suối Giàng,
uống trà Shan, đi tắm suối khoáng bản Bon, định tối trở về Nghĩa Lộ
giao lưu văn hóa, thưởng thức những điệu múa “xòe” ở khu nhà sàn do
dân tộc Mường Lò trình diễn. Thế nhưng, trong lúc ngồi uống trà với
anh bạn vừa quen, tôi được anh ta khuyên nên đi thẳng tới Tú Lệ, sau đó chạy
một mạch lên Mù Căng Chải nghỉ ngơi để, sáng hôm sau thức dậy sớm đi khám phá
vẻ đẹp kỳ vĩ của hơn 700 hecta ruộng bậc thang đang mùa giáp hạt, vắt
vẻo, quanh co trên các đoạn đường gấp khúc vàng rộm ở các xã La Pán
Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xù Phình; thay vì mất công quay về nghỉ đêm ở Nghĩa Lộ.
Nghe có lý, tôi nói khéo để Mây đi tiếp qua cánh đồng Mường Lò để chạy sang Tú
Lệ. Trên đường đi, cô hào hứng kể về hai mươi năm trước, đi trên quốc lộ 32
vào mùa hoa anh túc trổ bông, hai bên đường bắt gặp toàn hoa phù dung khoe sắc
trắng đồng đến đỏ đồi, nom thật quyến rũ và đẹp đẽ đến mê hồn. Ngược lại, bên
cạnh sự sững sờ đó đã để lại không ít cái chết buồn thảm cho số đông
gia đình nghiện nghập nơi này. Ngày nay, nhờ có các chương trình chặt bỏ
cây thuốc phiện trên toàn thế giới, nàng phù dung xinh đẹp đầy sức quyến rũ
kia đã được thay bằng “nếp Tú Lệ tẻ Mường Lò” nên, chạy suốt đường từ
Nghĩa Lộ lên Mù Căng Chải chỉ thấy một biển lúa vàng cao ngất ngưởng lên tận
trời trông thật hùng vĩ.
Sau khi ghé Tú Lệ thưởng thức món xôi chấm vừng, tôi chạy xe lên đỉnh dốc
“hai bà cháu” dừng lại ngắm thung lũng xinh xinh, nằm ẩn mình sâu bên dưới.
Thì ra, Tú Lệ từ trên cao nhìn xuống đẹp tuyệt vời bên từng mảnh ruộng hình
vuông chiếu, xếp cạnh nhau trãi màu vàng ươm, ôm ấp lấy những ngôi nhà bằng gỗ
pơ-mu nằm lẻ loi nơi thôn bản, thoáng ẩn thoáng hiện trong gió thu thổi về nghe
lành lạnh. Mây cho biết, cái lạnh do hơi núi phả ra từ ba ngọn Khau Phạ,
Khau Song, Khau Phán vây bọc xung quanh. Có lẽ nhờ vậy mà thời tiết nơi
này thích hợp cho việc gieo trồng cây lúa nước. Theo lời khuyên của Mây,
hãy giữ gìn sức khỏe để lát nữa còn chinh phục con đèo Khau Phạ dài bốn
mươi cây số với đầy sự vất vả lẫn hiểm nguy trước mắt. Bù lại, bên sự thay
đổi cảnh quang liên tục dễ khiến người ta bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của núi
rừng vùng Tây Bắc. Quả thật, tới khi chạy xe trên đèo Khau Phạ tôi phải dán mắt
trên đường, chạy qua hết dãy núi này sang dãy núi khác, hết chui trong
mây lại đi dưới sương mù lạnh căm. Và, càng chạy lên cao phong cảnh càng
trở nên hấp dẩ do, bắt gặp một bên là vách núi thấy bên trên mọc chen nhau
những thửa ruộng bậc thang vàng óng dẩn tới tận trời, một bên là thung
lũng sâu tít tắp cũng óng vàng màu lúa chin, dẩn xuống tận lòng suối.
Ôi! Thứ màu vàng sóng sánh mật ong đẹp như mơ, biến cung đường thường khi bị
chìm trong mây mù, bỗng trở nên hấp dẩn đến lạ lùng. Hơn thế, đây không chỉ
là cung đường đèo đẹp, hiểm trở nhất do thường có lũ ống lũ quét xảy ra gây
cảnh lở đất lở đá vào mùa mưa mà, còn dài nhất trên quốc lộ 32 so với Ô Qui
Hồ - Lào Cai.
Mãi mê nhìn phong cảnh tuyệt vời từ hai bên đường, tôi bất ngờ phát hiện ra
tấm biển chỉ đường chào mừng quí khách đến với huyện Mù Căng Chải được cách điệu
qua hình dáng chiếc khèn của dân tộc người Mông. Mây xác nhận với tôi sắp vào
đến thị trấn Mù Căng Chải. Nơi có ba địa danh được xem là ba viên ngọc, bởi
những thửa ruộng bậc thang không chỉ được công nhận là danh thắng quốc gia
mà còn đẹp nhất nước. Điều đáng ngạc nhiên, khi tôi chạy xe quanh thị trấn
một vòng để ngắm thử, mới hay thị trấn tuy nhỏ nhưng lại duyên dáng, xinh đẹp
như một cô gái dậy thì. Vẻ đẹp được toát lên từ những cây hoa chuông trồng trước
mỗi ngôi nhà tường, trên đó mọc chi chit hoa màu trắng ngà to, dài, xòe ra ở
đầu; treo lủng lẳng trên cây. Hỏi ra, mới hay chủ nhân những ngôi nhà
đầy đủ tiện nghi ấy, đều là người kinh từ miền xuôi lên đây kinh doanh,
làm thầy cô giáo hoặc làm công ăn lương nhà nước.
Do có lợi thế là người hướng dẩn “tua” đi - đến Mù Căng Chải thường xuyên.
Mây được nhiều khách sạn mời chào, sẵn sàng dành cho nhiều đãi ngộ tương xứng.
Nhờ vậy, tôi được dành cho một phòng bên cạnh phòng Mây, có cửa sổ bằng
kính trong suốt nhìn thẳng ra những ngọn đồi vàng óng ruộng bậc
thang, nằm phơi mình trong buổi chiều vàng nhạt bên ngoài. Tôi nghĩ, giả sử
nếu không có nhiều thời gian đi khắp Mù Căng Chải, tôi chỉ việc mở cửa bước ra
ngoài hành lang, sẽ dễ dàng bắt gặp mùi hương lúa chin, uốn lượn quanh những
thửa ruộng bậc thang ở ngay trước tầm mắt.
Đợi Mây sữa soạn xong, tôi hỏi cô xem nên đi ăn ở đâu, trước khi lang thang
xuống phố khám phá thị trấn về đêm. Mây cười, cho biết trung tâm thị
trấn nhỏ như cái nắm tay, thanh niên nam nữ mỗi tối thường tụ tâp nhau ở trước
cơ quan huyện và tán gái ở cầu Kim Nọi gần đó xong, ai có hẹn thì dắt
nhau đi tâm sự ở nơi khác. Riêng, ngôi chợ bán hàng ăn và nông cụ đã đóng
cửa từ sớm, chỉ còn mấy cửa hàng điện thoại di động sáng đèn là nhờ cánh
thanh niên thích xài “dế” xịn, trong khi tôi lại kè kè chiếc “cùi bắp”,
tín hiểu lúc có lúc không thấy mà thẹn. Bù lại, Mây úp - mở hứa sẽ dẩn
tôi đi ăn ở quán đặc sản, uống loại rượu có một không hai trên toàn quốc.
Chà! Loại rượu đặc biệt đến cở nào mà Mây dám xác quyết với tôi một cách hấp
dẩn, ly kỳ đến vậy? Tôi im lặng đi bên cô mà lòng nghe nóng ran vì hồi hộp,
mong sớm được thưởng thức qua thứ rượu độc nhất vô nhị ấy. Cuối cùng,
Mây cũng đưa tôi tới cái quán nằm trên lưng một con dốc. Chủ quán là
người đàn ông Mông sống lâu đời trên mảnh đất hoang dã này. Trông thấy
Mây ông bước ra tận sân đón tiếp. Sau khi gọi món thịt trâu treo gác bếp,
lợn cắp nách, dê nướng, cải mèo luộc, tôi hồi hộp chờ loại rượu đặc
biệt mang ra. Nhưng than ôi! Sau khi uống qua vài chung rượu mừng tái ngộ, tôi
nhận ra đây chỉ là loại rượu bình thường được nấu bằng gạo nương thôi. Đoán
tôi phát hiện ra loại rượu gạo, Mây gọi chủ quán tới nói nhỏ mấy câu gì
đó, lúc sau thấy ông ta cẩn thận mang đến một bình thủy tinh, bên trong chứa
rượu có màu hơi vàng. Nhìn thoáng qua, thấy trong bình ngâm loại cây, trái, rể
cây gì đó thấy quen quen. Không cần giới thiệu, lập tức ông chủ quán cầm
lấy hai chiếc ly thủy tinh, vục mạnh vào bình múc ra cho mỗi người một
ly rượu nhỏ. Tôi dán chặt mắt vào bình rượu, phát hiện ra những quả anh túc
ngâm trong đó, vội kêu lên: “đây chẳng phải là rượu ngâm với cây anh túc
sao? - Thì anh cứ uống thử đi rồi phát biểu, Đặc biệt, chỉ khách quí mới
được chủ nhà mang rượu ra mời”. Tôi thử nhắp một hớp rượu nhỏ vào miệng,
nhưng với hình ảnh nghiện ngập do thuốc phiện gây ra, khiến tôi cảm thấy không
mấy hứng thú lắm. Tôi cảnh giác chính mình không nên thử ba cái thứ
“ngoài luồng” này làm gì, ngộ nhỡ dây dưa vào con đường nghiện ngập chỉ làm
khổ gia đình, làm khổ bản thân chứ chẳng sướng ích gì. Tuy nhiên, vì sự lịch
thiệp bắt tôi phải cắn răng uống cạn ly rượu mời. Tôi nghĩ, uống một chút rượu
độc hại chắc cũng không đến nỗi nào. Cảm giác của việc uống rượu ngâm bằng
hoa quả, mỗi thứ đều có một mùi vị đặc trưng của nó. Có lẽ, do bị tâm
lý hay sao nên, ngay sau khi nuốt trôi ly rượu qua khỏi cổ họng, tôi thấy trong
cơ thể dậy lên ít nhiều sự phấn chấn. Tôi dấu kín chuyện này khi Mây hỏi tôi
có ý kiến gì về loại rượu vừa uống. Tôi phát biểu một cách chung chung: “rượu
ngon thật nhưng uống nhiều dễ bị phê”. Hiểu ý tôi, Mây cười chế diểu: “anh
yên trí đi, rượu này không có nhiều để mời ai tới ly thứ hai đâu. Anh
có muốn uống thêm hay mua vào trong Nam khoe khoang với bạn bè, chưa
chắc đã có người chịu bán. Hàng quốc cấm đấy”.
Sáng ra, không biết có phải do uống rượu ngâm với cây anh túc từ đêm qua
hay không, đầu óc tôi thấy lay bay, thấy mơ hồ như đang nằm giữa chòi canh
lúa, nhìn ra bốn bề nghe tiếng gió thổi rào rạt vỗ về cơn mộng mị. Bỗng,
chuông điện thoại réo vang làm tôi giật mình ngồi nhổm dậy. Bên kia đầu dây,
tiếng Mây hối thúc tôi mau thức dậy đi ăn sáng để còn tiếp tục khám phá
Mù Căng Chải. Dù rất muốn nằm nướng thêm một chút nữa, nhưng sợ làm phiền
Mây, tôi ba chân bốn cẳng vắt giò lên cổ phóng xuống nhà dưới, ăn uống qua loa
rồi nhảy tót lên xe cùng Mây chạy đi.
Mặt trời đã lên, nhưng mây mù vẫn còn giăng giăng trên khắp các ngọn đồi mà chiều
qua đến đây tôi vẫn còn thấy rõ màu nắng vàng đổ xuống cánh đồng vàng mơ màu
lúa chín, làm sóng sánh cả một góc trời Mù Căng Chải. Vừa chạy qua khỏi khu dân
cư, tôi chạm mặt với rất nhiều tay nhiếp ảnh không chuyên cũng như chuyên nghiệp,
mang vát lỉnh kỉnh dụng cụ nghề nghiệp, đổ xô lên lên Mù Căng Chải nằm mai phục,
rình rập ở xó xỉnh nào đó chờ chụp cho được những tấm ảnh nghệ thuật ưng ý nhất.
Phải thừa nhận, do Mây thông thạo đường đi nước bước, chỉ sau vài giờ đồng hồ
ghìm chặt tay lái trên các con đường dốc ngược hay vừa đủ cho một chiếc xe lách
qua, tôi đã có mặt ở hầu hết các thửa ruộng bậc thang ở Dế Xù Phình, Chế Cù
Nha, La Pán Tẩn. Nhờ vậy, tôi tha hồ ngắm nhìn đến no mắt vẻ đẹp qua từng thửa
ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau thành tầng tầng, lớp lớp bên thứ màu
vàng lộng lẫy kẻ ngang, kẻ dọc hết ngọn núi này tiếp sang ngọn núi khác, hết ngọn
đồi này tiếp sang ngọn đồi khác, hết thung lũng này tiếp sang thung lũng khác .
. . đâu đâu cũng dậy lên quanh tôi thứ màu vàng đậm - nhạt, lúc như sắc vàng của
nghệ, lúc sóng sánh màu mật ong, chen chúc nhau trong cảnh bạt ngàn vụ lúa đang
chín tới một cách hài hòa đến khó tin. Có lẽ, nhờ vào địa hình, nhờ vào bàn tay
khối óc cùng lao động tài hoa của nông dân cũng là nghệ nhân người Mông ở ba xã
Chế Cu Nha, Dế Xù Phình, La Pán Tẩn khéo léo đục đẽo vào sườn đồi-núi, tạo nên
tác phẩm điêu khắc nghệ thuật trên các thửa ruộng bậc thang mềm mại, uốn lượn
quanh co với các đường viền, viền từ dưới thung lũng leo dần lên tới đỉnh trời,
hóa thành một tuyệt tác nghệ thuật nơi thiên nhiên. Do đó, người dân ở ba xã thừa
hưởng cảnh những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất nước vẫn thường tư hào khoe rằng:
“cho dù có đi khắp hai ngàn hai trăm hécta ruộng bậc thang trãi dài khắp
Mù Căng Chải, cũng không đâu sánh bằng một lần đứng ngắm ruộng bậc thang ở Chế
Cu Nha, Dế Xù Phình, La Pán Tẩn”. Riêng La Pán Tẩn còn được giới săn ảnh chọn
làm tâm điểm để thi thố hoặc chụp nên nhiếu bức ảnh đoạt giải ảnh nghệ thuật
quốc tế, bởi những nơi này hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn tính hoang sơ của
thôn bản vùng cao so với ruộng bậc thang ở Trung Chải – Sapa, ít nhiều đã bị
chi phối bởi kinh tế thị trường, cho dù có được tạp chí du lịch Travel and
Leisure bình chọn là một trong bảy ruộng bậc thang đẹp nhất thế
giới.
Khám phá chán chê ruộng bậc thang Dế Xù Phình, La Pán Tẩn tôi
ghé về Chế Cu Nha trước khi chạy lên Than Uyên. Đường đi về bản lúc rộng lúc hẹp,
đôi lúc tưởng sắp lao xuống vực sâu khiến tôi hãi quá, nhưng để giữ thể diện
trước Mây, tôi bấm bụng rồ ga vượt qua con dốc cao dựng đứng với mặt đường toàn
đá to đá nhỏ chặn lối, thầm cầu mong cho xe đừng bị chết máy. Chưa kịp mừng,
tôi phải đối điện ngay với đám bùn đất trơn nhão đổ xuống trên mặt đường, do
đêm trước có cơn mưa to làm sạt lở đất đá trên núi gây ra nhiều sự nguy hiểm.
Nhờ trải nghiệm, kinh qua thử thách trên đường đi đã, giúp tôi phần nào nhận ra
sự khó khăn của người dân vùng cao, chủ yếu sống dựa vào đồi núi, nương rẩy phải
hứng chịu nhiều thiệt thòi, nhưng không bao giờ đánh mất tinh thần lạc quan vốn
có, sẳn sàng mời bạn về nhà đải đằng rượu thịt đến khi say túy lúy mới thôi. Đổi
lại, bên cạnh sự hiểm nguy luôn phải đối phó, hình ảnh từng gian nhà gỗ bám hờ
hững trên lưng chừng núi, nhỏ như vật trang trí nổi lên giữa tấm thảm vàng mềm
mại, trãi dài giữa chốn đại ngàn nom thật kỳ vĩ, đáng yêu biết bao qua hình ảnh
từng bước chân cô gái Mông, cô gái Dao gùi từng gùi nước từng gùi đất, bước đi
thoăn thoắc trên con đường vắt vẻo, chênh vênh nơi đỉnh núi hoặc dẩm lên các
mõm đá tai mèo, chỉ bằng đôi chân trần, đẹp không thua gì những bức ảnh chụp với
kỹ thuật panoramio.
Bên khung cảnh yên bình giữa đất trời, tôi chợt nhận ra tiếng
lốc cốc từ chiếc mõ trâu vang lên nghe rất vui tai.Tôi nhìn về phía Mây như hỏi
xem tiếng mõ phát ra từ đâu, trong khi cô bận vẹt đám ruộng bước đi giữa mùi
hương lúa thơm ngào ngạt ùa lên cánh mũi. Tôi bước vội theo Mây, phát hiện ra
vài em bé gái mặc áo váy hoa xòe, cưởi người trên lưng trâu đùa giởn bên các chị
người Mông ngồi nhẩn nha trò chuyện, nhẩn nha thêu thùa, mặc kệ các hoat động
ngày mùa đang diễn ra một cách âm thầm nơi cánh đồng bên dưới. Lúa sau khi gặt,
được mang đến đập trong một chiếc thùng gỗ, sau đó vận chuyển về nhà phơi cho
khô, lúc cần sẽ mang ra giã trong cối đá và sàng sẩy trước hiên nhà. Tuy nhiên,
tục lệ người Mông không cho phép sử dụng thóc của vụ mùa vừa thu hoạch ngay mà,
phải chờ tổ chức buổi lễ mừng cơm mới đã. Mây nói “Việc mừng cơm mới được xem
là một trong những bữa tiệc lớn nhất, chỉ đứng sau tiệc ăn Tết của người
Mông.Trước hết, đích thân chủ nhân sẽ cắt một vạt lúa trong số những thửa ruộng
bậc thang của mình để làm sản vật cho buổi lễ mừng cơm mới. Tiếp đến, gia chủ mời
tất cả thân bằng quyến thuộc, con cháu ở khắp nơi về tham dự. Theo nghi thức,
người lớn tuổi nhất sẽ đứng ra thực hiện buổi lễ nhằm tỏ lòng cám ơn trời đất,
ông bà tổ tiên đã phù độ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con cháu khỏe
mạnh . . . dĩ nhiên sẽ có rượu ngô, thịt heo cắp nách, gà đen, rau rừng, măng
chấm muối vừng, nấm rừng xào với lục phủ ngủ tạng. . . ”.
Rời Chế Cu Nha, Mây hối tôi chạy nhanh ra quốc lộ 32 để lên
Than Uyên cho kịp giờ ăn trưa. Được biết đây là một huyện nghèo nhất của tỉnh
Lai Châu nên, việc nấu nướng không được chế biến ngon miệng như nhiều nơi khác;
ngược lại, địa hình Than Uyên đủ sức làm ngẩn ngơ hồn phách của bất kỳ ai bởi
những ngọn núi thấp đến trung bình, nối tiếp nhau xuất hiện mờ ảo trong mây.
Ngoài ra, còn có thung lũng Nậm Na chạy dọc theo con sông cùng tên, mang lại
nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng Mường Than lúc nào cũng được xanh tốt. Đổi lại,
Than Uyên thường hay có những cơn gió lốc cực mạnh, vì vậy trong dân gian mới
có câu “ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”, ý nói ba thứ đó đều khó chịu như
nhau. Đặc biệt, gió Than Uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than vào mùa hè mang lại
cái nóng rát cháy da người. Trong ngôn ngữ khí tượng học, từ chuyên môn gọi gió
vượt đèo kiểu này là gió Fơn (Foehn), còn ở Việt Nam gọi với tên gió Lào. Nghĩa
là, gió sau khi thổi qua lảnh thổ Campuchia, Lào làm mất đi một phần hơi ẩm, bị
đẩy lên cao hợp cùng không khí lạnh ở dãy Trường Sơn, ngưng tụ lại thành mưa
trút xuống phía tây dãy Trường Sơn; ngược lại, sườn núi bên đông Trường Sơn thuộc
về phía nước ta, gió Lào mang lại khô hanh và đầy sự nóng bức .
Rời Than Uyên sau bữa ăn trưa, tôi lái xe chạy qua địa phận
Tam Đường, trước khi đặt chân lên đèo Ô Qui Hồ. Một cung đường đèo ngoằn ngoèo
dài hơn năm mươi cây số và cũng là cung đường đèo cao nhất nước, có độ cao
chóng mặt, độ nguy hiểm không thua gì Phạ Đin - Lai Châu, Khau Phạ - giữa Phú
Thọ và Yên Bái, Mã Pí Lèng – Hà Giang. Theo Mây, ngoài tên Ô Qui Hồ, đèo này
còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn, bởi nó vượt qua dãy núi và khu bảo tồn thiên
nhiên cùng tên. Hoặc gọi nôm na theo cách dân gian là: “đèo mây”, vì trên
đỉnh đèo mây trắng bao phủ quanh năm, có khi còn xuất hiện cả băng tuyết vào
mùa đông nên du khách đổ xô lên đây xem rất đông.
Nghe có vẻ hấp dẩn, tôi cố ghìm tay lái cùng Mây bò lên con
đường dốc cao với nhiều khúc quanh nguy hiểm đến thót tim. Sau cùng, nhờ chút
tài mọn tôi cũng cố vượt qua được mọi trở ngại để lên đến Trạm Tôn hay
còn gọi Cổng Trời. Là nơi có con đường quốc lộ liên tỉnh chạy qua, ở độ cao
2047 mét so với mực nước biển, đẹp đến mê hồn. Có lẽ, thấy tôi nhìn say
mê trước cảnh vật thiên nhiên mang đầy vẻ bí ẩn, Mây khuyên tôi nên dừng
xe giữa đỉnh đèo để còn chiêm ngưởng, khám phá vẻ đẹp đầy kỳ thú nơi này. Tôi
cho xe đậu xe sát vào lề đường, trong khi gió thổi vù vù bên tai làm rối tung
mái tóc. Mây nhanh nhẹn giữ chặt cánh tay tôi, dẩn đến một nơi có thể phóng tầm
mắt nhìn xuống bên dưới, chứng kiến khi là con đường vừa chạy qua, mỏng manh
như một dãi lụa mềm mại được bàn tay các nghệ nhân phá núi, mở ra từng con đường
nhựa uốn lượn quanh co giữa chập chùng núi non bao phủ, khi là cảnh một biển
mây trắng xóa đang nhấn chìm mọi vật vào lòng; ngoại trừ vài ba đỉnh núi có màu
xanh xám nhô lên khỏi tầng mây, như một vệt nâu bẩn để lại trên khung vải.
Mây kể bên tai tôi: “vào những hôm trời quang mây tạnh, đứng từ đây có thể nhìn
thấy đỉnh ngọn Fanxipăng cùng với phong cảnh kỳ vĩ đầy hoang sơ của núi rừng
Hoàng Liên Sơn, nơi từng được vinh danh là “vườn di sản Asian”.
Cuối cùng, để kết thúc chuyến đi Mù Căng Chải, Mây nói sẽ vô
cùng thiếu sót nếu cô không đưa tôi đi thăm một nơi chốn hữu tình mà, bất kỳ ai
ghé lên Sapa đều muốn đặt chân đến thăm một lần. Có thật không, sao năm năm trước
Mây không đưa tôi đến thăm mà đợi tới lần nầy? Định hỏi, nhưng đã thấy cô chỉ một
lối rẽ vào con đường mòn đất đỏ gần bên. Tôi lái xe chạy theo con đường rợp mát
giữa rừng trúc bạt ngàn cùng các khóm hoa đỗ quyên thắm đỏ lập lòe. Chợt, vẳng
đến bên tai tôi tiếng động nghe rạt rào, phát ra từ quanh đây. Nhìn kỷ, tôi
phát hiện ra một con thác từ độ cao hơn trăm mét đổ xuống bên dưới ầm ào. Tôi
nhớ tới hai câu thơ của nhà thơ Lý Bạch “Thác bay thẳng xuống ba ngàn thước /
Tưởng dãi Ngân Hà tuột khỏi mây” (*). Xuống xe, tôi đứng nhìn ngẩn ngơ màn
sương mỏng giăng giăng như muốn che khuất cả cánh rừng. Mây đứng cạnh tôi từ
lúc nào không hay. Cô giới thiệu đây là thác “tình yêu”. Còn tại sao gọi tình
yêu thì phải chờ nghe kể về truyền thuyết đã.
Chuyện kể . . .
Ngày xửa ngày xưa, tại ngọn thác xinh đẹp và đầy nét quyến rũ
này, các tiên nữ thường bay từ trời xuống đây tắm mát. Trong số các nàng tiên
xuống trần tắm tiên, nàng tiên thứ bảy tình cờ phát hiện bên dòng suối có một
chàng tiều phu đốt lửa nấu cơm. Nhân lúc rổi rảnh, chàng mang sáo trúc ra thổi.
Do mãi mê nghe tiếng sáo du dương - trầm bổng của chàng, nàng đã quên mất chuyện
trở về. Đêm xuống, nàng bị rét run trong gió lạnh, buột phải tìm đến nhờ được
sưởi ấm bên đống lửa của chàng. Qua chuyện trò, nàng biết chàng là con trai của
thần núi tên Ô Qui Hồ. Vì quá mê loài trúc ở đây nên chàng sao lãng việc tu luyện
để gánh vác công việc thay cha sau này. Giận con, cha chàng hóa phép biến chàng
thành một gã tiều phu, chuyên lo việc gieo trồng, chăm sóc khu rừng trúc quanh
năm tràn ngập mây mù và gió lạnh. Nghe chuyện, nàng thật sự cảm động, nài nĩ
chàng thổi cho nghe những âm thanh mê hoặc từ cây sáo trúc của chàng. Suốt đêm
hai người quấn quít bên nhau cho đến khi trời sáng bảnh, nàng mới giật mình từ
biệt chàng bay trở về trời. Chuyện hẹn hò giữa chàng và nàng lâu ngày cũng bị
gia đình phát hiện. Cha mẹ nàng rất giận, nhất định không cho nàng theo các chị
xuống thác tắm nữa. Vì nhớ chàng, chiều nào nàng cũng ra cổng trời nhìn xuống
thác với hy vọng nghe thấy tiếng sáo của chàng. Lâu ngày, do phải sống trong sự
buồn phiền vì luôn nhớ thương chàng, nàng đâm ra tương tư bệnh chết đi rồi, biến
thành một loài chim lạ suốt ngày bay quanh đỉnh núi kêu quang quác “Ô Qui Hồ! Ô
Qui Hồ” nghe buồn da diết.
Nghe qua truyền thuyết do Mây kể, tôi cười hỏi cô một câu trước
khi thẳng đường về Sapa kết thúc chuyến đi khám phá ruộng bậc thang vào mùa thu
trên Mù Căng Chải: “nếu gã con trai miền xuôi yêu cô con gái miền ngược, liệu
em có thuận tình làm mây bay trên đỉnh núi chờ kia không? - Anh hỏi lạ, năm năm
trước em nhớ đã trả lời anh, con trai miền xuôi chỉ nói cho vui vậy thôi, chứ
yêu người ta sao không đến chợ tình chơi một lần”?.
Không biết Mây nói ra điều này có thật không nữa, nhưng theo
bạn, tôi có nên cùng Mây đi về bản Các Các thăm gia đình cô một lần không?
(*) Thác núi Lư
Từ lâu, không chỉ có giới văn nghệ sĩ mới yêu mùa thu
nên, chọn lấy đề tài này để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật độc đáo
cho riêng mình; không ngờ, khi làm cuộc phỏng vấn với nhiều người, hỏi:
“mùa nào đẹp nhất trong năm - Mùa thu - Mùa thu đi đâu - Người có tiền
nói sẽ đi ra nước ngoài, ngắm cánh rừng phong đổi màu xanh sang vàng rồi
đỏ bên từng chiếc lá tượng hình dấu chân chim. Người it tiền hơn, chọn
cung đường đi lên Tây Bắc hít hà hương thơm mùa lúa chín hoặc để được
đắm chìm trong sắc màu vàng rộm dậy lên từ những cánh đồng trãi dài
tới tận chân núi, trước khi leo từng bậc ruộng thang lên tới đỉnh
trời, cảm nhận ra chút cảm giác như đang lạc vào chốn thiên thai”?
Hóa ra, có một mùa thu Tây Bắc, đẹp tuyệt vời trên vùng cao địa đầu
đầu tổ quốc bị lãng quên. Trong khi không ít người hướng ngoại lại thuộc nằm
lòng các đia danh xa lạ, với đầy mẫu tự tiếng nước ngoài. Thôi thì, để
thấy quê hương là chùm khế ngọt (sic), tôi buồn hiu chọn lấy cung đường
quê hương, ghé lên Tây Bắc khám phá cùng trải nghiệm mùa thu đang về,
gợi nhớ sắc màu lộng lẫy vàng ươm qua bức tranh Golden Autumn của
Levitan cho đở tủi thân.
Để chắc ăn, tôi gọi cho Mây hỏi xem cô đang làm gì ở đâu? Tức thì một
giọng nữ trẻ mừng rỡ trả lời: “Em bận hướng dẩn một đoàn khách du lịch
đi từ Sapa sang Nghĩa Lộ thăm ruộng bậc thang Mù Căng Chải. - Cung đường có
đẹp và hùng vĩ hơn bên Trung Chải không? - Anh muốn biết cứ lên đây, em sẽ
đưa anh đi ngược đường Nghĩa Lộ về Sapa. Cam đoan, anh không bị hút hồn và
choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ bí của vùng sơn cước với hàng ngàn thửa ruộng bậc
thang đang chín vàng trên tầng tầng, lớp lớp núi đồi Mù Căng Chải, anh bắt đền
gì em cũng chịu”. Chỉ nghe Mây nói thôi cũng đủ làm cho tôi cảm thấy bị mê
hoặc rồi, nói chi tới lúc được tận mắt chứng kiến bao điểu kỳ diệu
xảy ra trên đường đi. Tôi hỏi tiếp: “ vậy mình hẹn gặp nhau ở đâu? - Trưa
mai em kết thúc hợp đồng khi đưa đoàn về đến thị xã Nghĩa Lộ. Anh có
thể đón em ở đó để cùng quay về thành phố lặng lẽ sương mù Sapa, nếu
thích”?
Thích quá đi chứ. Qua dịch vụ SMS Mây hướng dẩn cho tôi đường tới Yên
Bái rồi, thuê lấy chiếc Mink tốt chạy theo hướng tây tới thị xã Nghĩa Lộ.
Đọc tin nhắn của Mây tôi cứ phải cười thầm trong bụng. Bởi, vào thời
buổi @ xe tay ga phân khối lớn đầy rẩy, ai dại gì cõng theo loại xe
“thời thổ tả” làm chi cho phiền, nếu không muốn đương đầu với sự cố dọc
đường. Nói vậy, chứ thật tình tôi cũng muốn làm vừa lòng thổ công, bởi
đi trên cung đường này chắc chắn Mây có nhiều kinh nghiệm hơn tôi nên mới dặn
dò kỷ như vậy. Mừng quá, đây là cơ hội giúp tôi gặp Mây bằng xương bằng
thịt, sau hơn năm năm dài toàn phải nói chuyện “trời mưa trời nắng”
qua mạng điện thoại hoặc chít chat vớ vẩn trên internet.
Mùa thu. Thời gian từ tháng chín đến tháng mười, khi mùa hè chỉ còn
đủ sức le lói vài tia nắng yếu ớt trên bầu trời, cũng là lúc sau
vườn nhà ai len lén rộ nở một mùa hoa cúc vàng giữa tiết trời se lạnh,
làm say đắm không biết bao nhiêu tâm hồn lãng mạn.
Đến Yên Bái, tôi thuê một chiếc Mink chạy lên Nghĩa Lộ, cách xa bảy
mươi cây số đường phẳng lì. Đây là thị xã nhỏ, nằm lọt thỏm giữa
một lòng chảo tuyệt đẹp, nhờ cánh đồng Mường Lò mà trong dân gian truyền
khẩu “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than (Than Uyên), tứ Tấc (Mường Tấc - Phù
Yên)”. Đây là cánh đồng lớn thứ nhì ở miền núi Tây bắc, chỉ sau Mường Thanh bên
Điện Biên. Vào mùa thu, không nơi nào phong cảnh đẹp bằng cung đường trên đậy,
nhiều du khách nhận xét . Đến đây, người ta không chỉ cảm nhận được vẻ
đẹp mùa màng đang chín vàng với cơ man nào lúa với lúa mà; còn khám
phá kho tàng văn hóa miền cao qua những câu ca, điệu xòe, trang phục truyền
thống của đồng bào dân tộc H’ Mông, Thái, Dao trên các cánh đồng
trĩu nặng bông lúa vàng.
Xế trưa, tôi cũng kịp chạy về đến trung tâm thị xã Nghĩa Lộ. Một thị xã
tương đối nhỏ nhưng không hiểu sao đường giao thông ở đây lại rất bề thế và
hoành tráng. Đang dõi mắt tìm Mây, bỗng tôi thấy cô gái trẻ ăn mặc theo lối
truyền thống người Mông đang vẩy tay bên đường làm hiệu. Tôi chạy ào xe đến.
Trời ơi! Mây của năm năm rồi không gặp đây sao? Thấy tôi đứng ngây người ra
nhìn cô, Mây thẹn thùng hỏi: “bộ em khác lắm sao? - Ừ! Nhờ có hẹn
trước, chứ gặp em bất ngờ ở đâu đó chắc anh không nhận ra em thật. Ôi! Cô bé bẻ
gảy sừng trâu ngày nào. Đi chơi chợ tình bao phen có gặp anh chàng thổi kèn môi
nào chinh phục trái tim chưa? - Xí! Em chờ lời hẹn hò của gã con trai miền ngược,
nhưng anh ấy chỉ gửi gió cho mây ngàn bay nên đến giờ em vẫn chưa có ai”. Mây
cũng biết bông đùa lắm chứ. Cô cố ý trêu ghẹo tôi nhưng sao trên hai má cô lại
đỏ bừng lên như lần hai đứa ngồi uống rượu táo mèo bên nhà thờ đá ở Sapa?
Ăn trưa xong, tôi lái xe chở Mây đi thăm vườn chè cổ thụ Suối Giàng,
uống trà Shan, đi tắm suối khoáng bản Bon, định tối trở về Nghĩa Lộ
giao lưu văn hóa, thưởng thức những điệu múa “xòe” ở khu nhà sàn do
dân tộc Mường Lò trình diễn. Thế nhưng, trong lúc ngồi uống trà với
anh bạn vừa quen, tôi được anh ta khuyên nên đi thẳng tới Tú Lệ, sau đó chạy
một mạch lên Mù Căng Chải nghỉ ngơi để, sáng hôm sau thức dậy sớm đi khám phá
vẻ đẹp kỳ vĩ của hơn 700 hecta ruộng bậc thang đang mùa giáp hạt, vắt
vẻo, quanh co trên các đoạn đường gấp khúc vàng rộm ở các xã La Pán
Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xù Phình; thay vì mất công quay về nghỉ đêm ở Nghĩa Lộ.
Nghe có lý, tôi nói khéo để Mây đi tiếp qua cánh đồng Mường Lò để chạy sang Tú
Lệ. Trên đường đi, cô hào hứng kể về hai mươi năm trước, đi trên quốc lộ 32
vào mùa hoa anh túc trổ bông, hai bên đường bắt gặp toàn hoa phù dung khoe sắc
trắng đồng đến đỏ đồi, nom thật quyến rũ và đẹp đẽ đến mê hồn. Ngược lại, bên
cạnh sự sững sờ đó đã để lại không ít cái chết buồn thảm cho số đông
gia đình nghiện nghập nơi này. Ngày nay, nhờ có các chương trình chặt bỏ
cây thuốc phiện trên toàn thế giới, nàng phù dung xinh đẹp đầy sức quyến rũ
kia đã được thay bằng “nếp Tú Lệ tẻ Mường Lò” nên, chạy suốt đường từ
Nghĩa Lộ lên Mù Căng Chải chỉ thấy một biển lúa vàng cao ngất ngưởng lên tận
trời trông thật hùng vĩ.
Sau khi ghé Tú Lệ thưởng thức món xôi chấm vừng, tôi chạy xe lên đỉnh dốc
“hai bà cháu” dừng lại ngắm thung lũng xinh xinh, nằm ẩn mình sâu bên dưới.
Thì ra, Tú Lệ từ trên cao nhìn xuống đẹp tuyệt vời bên từng mảnh ruộng hình
vuông chiếu, xếp cạnh nhau trãi màu vàng ươm, ôm ấp lấy những ngôi nhà bằng gỗ
pơ-mu nằm lẻ loi nơi thôn bản, thoáng ẩn thoáng hiện trong gió thu thổi về nghe
lành lạnh. Mây cho biết, cái lạnh do hơi núi phả ra từ ba ngọn Khau Phạ,
Khau Song, Khau Phán vây bọc xung quanh. Có lẽ nhờ vậy mà thời tiết nơi
này thích hợp cho việc gieo trồng cây lúa nước. Theo lời khuyên của Mây,
hãy giữ gìn sức khỏe để lát nữa còn chinh phục con đèo Khau Phạ dài bốn
mươi cây số với đầy sự vất vả lẫn hiểm nguy trước mắt. Bù lại, bên sự thay
đổi cảnh quang liên tục dễ khiến người ta bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của núi
rừng vùng Tây Bắc. Quả thật, tới khi chạy xe trên đèo Khau Phạ tôi phải dán mắt
trên đường, chạy qua hết dãy núi này sang dãy núi khác, hết chui trong
mây lại đi dưới sương mù lạnh căm. Và, càng chạy lên cao phong cảnh càng
trở nên hấp dẩ do, bắt gặp một bên là vách núi thấy bên trên mọc chen nhau
những thửa ruộng bậc thang vàng óng dẩn tới tận trời, một bên là thung
lũng sâu tít tắp cũng óng vàng màu lúa chin, dẩn xuống tận lòng suối.
Ôi! Thứ màu vàng sóng sánh mật ong đẹp như mơ, biến cung đường thường khi bị
chìm trong mây mù, bỗng trở nên hấp dẩn đến lạ lùng. Hơn thế, đây không chỉ
là cung đường đèo đẹp, hiểm trở nhất do thường có lũ ống lũ quét xảy ra gây
cảnh lở đất lở đá vào mùa mưa mà, còn dài nhất trên quốc lộ 32 so với Ô Qui
Hồ - Lào Cai.
Mãi mê nhìn phong cảnh tuyệt vời từ hai bên đường, tôi bất ngờ phát hiện ra
tấm biển chỉ đường chào mừng quí khách đến với huyện Mù Căng Chải được cách điệu
qua hình dáng chiếc khèn của dân tộc người Mông. Mây xác nhận với tôi sắp vào
đến thị trấn Mù Căng Chải. Nơi có ba địa danh được xem là ba viên ngọc, bởi
những thửa ruộng bậc thang không chỉ được công nhận là danh thắng quốc gia
mà còn đẹp nhất nước. Điều đáng ngạc nhiên, khi tôi chạy xe quanh thị trấn
một vòng để ngắm thử, mới hay thị trấn tuy nhỏ nhưng lại duyên dáng, xinh đẹp
như một cô gái dậy thì. Vẻ đẹp được toát lên từ những cây hoa chuông trồng trước
mỗi ngôi nhà tường, trên đó mọc chi chit hoa màu trắng ngà to, dài, xòe ra ở
đầu; treo lủng lẳng trên cây. Hỏi ra, mới hay chủ nhân những ngôi nhà
đầy đủ tiện nghi ấy, đều là người kinh từ miền xuôi lên đây kinh doanh,
làm thầy cô giáo hoặc làm công ăn lương nhà nước.
Do có lợi thế là người hướng dẩn “tua” đi - đến Mù Căng Chải thường xuyên.
Mây được nhiều khách sạn mời chào, sẵn sàng dành cho nhiều đãi ngộ tương xứng.
Nhờ vậy, tôi được dành cho một phòng bên cạnh phòng Mây, có cửa sổ bằng
kính trong suốt nhìn thẳng ra những ngọn đồi vàng óng ruộng bậc
thang, nằm phơi mình trong buổi chiều vàng nhạt bên ngoài. Tôi nghĩ, giả sử
nếu không có nhiều thời gian đi khắp Mù Căng Chải, tôi chỉ việc mở cửa bước ra
ngoài hành lang, sẽ dễ dàng bắt gặp mùi hương lúa chin, uốn lượn quanh những
thửa ruộng bậc thang ở ngay trước tầm mắt.
Đợi Mây sữa soạn xong, tôi hỏi cô xem nên đi ăn ở đâu, trước khi lang thang
xuống phố khám phá thị trấn về đêm. Mây cười, cho biết trung tâm thị
trấn nhỏ như cái nắm tay, thanh niên nam nữ mỗi tối thường tụ tâp nhau ở trước
cơ quan huyện và tán gái ở cầu Kim Nọi gần đó xong, ai có hẹn thì dắt
nhau đi tâm sự ở nơi khác. Riêng, ngôi chợ bán hàng ăn và nông cụ đã đóng
cửa từ sớm, chỉ còn mấy cửa hàng điện thoại di động sáng đèn là nhờ cánh
thanh niên thích xài “dế” xịn, trong khi tôi lại kè kè chiếc “cùi bắp”,
tín hiểu lúc có lúc không thấy mà thẹn. Bù lại, Mây úp - mở hứa sẽ dẩn
tôi đi ăn ở quán đặc sản, uống loại rượu có một không hai trên toàn quốc.
Chà! Loại rượu đặc biệt đến cở nào mà Mây dám xác quyết với tôi một cách hấp
dẩn, ly kỳ đến vậy? Tôi im lặng đi bên cô mà lòng nghe nóng ran vì hồi hộp,
mong sớm được thưởng thức qua thứ rượu độc nhất vô nhị ấy. Cuối cùng,
Mây cũng đưa tôi tới cái quán nằm trên lưng một con dốc. Chủ quán là
người đàn ông Mông sống lâu đời trên mảnh đất hoang dã này. Trông thấy
Mây ông bước ra tận sân đón tiếp. Sau khi gọi món thịt trâu treo gác bếp,
lợn cắp nách, dê nướng, cải mèo luộc, tôi hồi hộp chờ loại rượu đặc
biệt mang ra. Nhưng than ôi! Sau khi uống qua vài chung rượu mừng tái ngộ, tôi
nhận ra đây chỉ là loại rượu bình thường được nấu bằng gạo nương thôi. Đoán
tôi phát hiện ra loại rượu gạo, Mây gọi chủ quán tới nói nhỏ mấy câu gì
đó, lúc sau thấy ông ta cẩn thận mang đến một bình thủy tinh, bên trong chứa
rượu có màu hơi vàng. Nhìn thoáng qua, thấy trong bình ngâm loại cây, trái, rể
cây gì đó thấy quen quen. Không cần giới thiệu, lập tức ông chủ quán cầm
lấy hai chiếc ly thủy tinh, vục mạnh vào bình múc ra cho mỗi người một
ly rượu nhỏ. Tôi dán chặt mắt vào bình rượu, phát hiện ra những quả anh túc
ngâm trong đó, vội kêu lên: “đây chẳng phải là rượu ngâm với cây anh túc sao?
- Thì anh cứ uống thử đi rồi phát biểu, Đặc biệt, chỉ khách quí mới được
chủ nhà mang rượu ra mời”. Tôi thử nhắp một hớp rượu nhỏ vào miệng,
nhưng với hình ảnh nghiện ngập do thuốc phiện gây ra, khiến tôi cảm thấy không
mấy hứng thú lắm. Tôi cảnh giác chính mình không nên thử ba cái thứ
“ngoài luồng” này làm gì, ngộ nhỡ dây dưa vào con đường nghiện ngập chỉ làm
khổ gia đình, làm khổ bản thân chứ chẳng sướng ích gì. Tuy nhiên, vì sự lịch
thiệp bắt tôi phải cắn răng uống cạn ly rượu mời. Tôi nghĩ, uống một chút rượu
độc hại chắc cũng không đến nỗi nào. Cảm giác của việc uống rượu ngâm bằng
hoa quả, mỗi thứ đều có một mùi vị đặc trưng của nó. Có lẽ, do bị tâm
lý hay sao nên, ngay sau khi nuốt trôi ly rượu qua khỏi cổ họng, tôi thấy trong
cơ thể dậy lên ít nhiều sự phấn chấn. Tôi dấu kín chuyện này khi Mây hỏi tôi
có ý kiến gì về loại rượu vừa uống. Tôi phát biểu một cách chung chung: “rượu
ngon thật nhưng uống nhiều dễ bị phê”. Hiểu ý tôi, Mây cười chế diểu: “anh
yên trí đi, rượu này không có nhiều để mời ai tới ly thứ hai đâu. Anh
có muốn uống thêm hay mua vào trong Nam khoe khoang với bạn bè, chưa
chắc đã có người chịu bán. Hàng quốc cấm đấy”.
Sáng ra, không biết có phải do uống rượu ngâm với cây anh túc từ đêm qua
hay không, đầu óc tôi thấy lay bay, thấy mơ hồ như đang nằm giữa chòi canh
lúa, nhìn ra bốn bề nghe tiếng gió thổi rào rạt vỗ về cơn mộng mị. Bỗng,
chuông điện thoại réo vang làm tôi giật mình ngồi nhổm dậy. Bên kia đầu dây,
tiếng Mây hối thúc tôi mau thức dậy đi ăn sáng để còn tiếp tục khám phá
Mù Căng Chải. Dù rất muốn nằm nướng thêm một chút nữa, nhưng sợ làm phiền
Mây, tôi ba chân bốn cẳng vắt giò lên cổ phóng xuống nhà dưới, ăn uống qua loa
rồi nhảy tót lên xe cùng Mây chạy đi.
Mặt trời đã lên, nhưng mây mù vẫn còn giăng giăng trên khắp các ngọn đồi mà chiều
qua đến đây tôi vẫn còn thấy rõ màu nắng vàng đổ xuống cánh đồng vàng mơ màu
lúa chín, làm sóng sánh cả một góc trời Mù Căng Chải. Vừa chạy qua khỏi khu dân
cư, tôi chạm mặt với rất nhiều tay nhiếp ảnh không chuyên cũng như chuyên nghiệp,
mang vát lỉnh kỉnh dụng cụ nghề nghiệp, đổ xô lên lên Mù Căng Chải nằm mai phục,
rình rập ở xó xỉnh nào đó chờ chụp cho được những tấm ảnh nghệ thuật ưng ý nhất.
Phải thừa nhận, do Mây thông thạo đường đi nước bước, chỉ sau vài giờ đồng hồ
ghìm chặt tay lái trên các con đường dốc ngược hay vừa đủ cho một chiếc xe lách
qua, tôi đã có mặt ở hầu hết các thửa ruộng bậc thang ở Dế Xù Phình, Chế Cù
Nha, La Pán Tẩn. Nhờ vậy, tôi tha hồ ngắm nhìn đến no mắt vẻ đẹp qua từng thửa
ruộng bậc thang xếp chồng lên nhau thành tầng tầng, lớp lớp bên thứ màu
vàng lộng lẫy kẻ ngang, kẻ dọc hết ngọn núi này tiếp sang ngọn núi khác, hết ngọn
đồi này tiếp sang ngọn đồi khác, hết thung lũng này tiếp sang thung lũng khác .
. . đâu đâu cũng dậy lên quanh tôi thứ màu vàng đậm - nhạt, lúc như sắc vàng của
nghệ, lúc sóng sánh màu mật ong, chen chúc nhau trong cảnh bạt ngàn vụ lúa đang
chín tới một cách hài hòa đến khó tin. Có lẽ, nhờ vào địa hình, nhờ vào bàn tay
khối óc cùng lao động tài hoa của nông dân cũng là nghệ nhân người Mông ở ba xã
Chế Cu Nha, Dế Xù Phình, La Pán Tẩn khéo léo đục đẽo vào sườn đồi-núi, tạo nên
tác phẩm điêu khắc nghệ thuật trên các thửa ruộng bậc thang mềm mại, uốn lượn
quanh co với các đường viền, viền từ dưới thung lũng leo dần lên tới đỉnh trời,
hóa thành một tuyệt tác nghệ thuật nơi thiên nhiên. Do đó, người dân ở ba xã thừa
hưởng cảnh những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất nước vẫn thường tư hào khoe rằng:
“cho dù có đi khắp hai ngàn hai trăm hécta ruộng bậc thang trãi dài khắp
Mù Căng Chải, cũng không đâu sánh bằng một lần đứng ngắm ruộng bậc thang ở Chế
Cu Nha, Dế Xù Phình, La Pán Tẩn”. Riêng La Pán Tẩn còn được giới săn ảnh chọn
làm tâm điểm để thi thố hoặc chụp nên nhiếu bức ảnh đoạt giải ảnh nghệ thuật
quốc tế, bởi những nơi này hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn tính hoang sơ của
thôn bản vùng cao so với ruộng bậc thang ở Trung Chải – Sapa, ít nhiều đã bị
chi phối bởi kinh tế thị trường, cho dù có được tạp chí du lịch Travel and
Leisure bình chọn là một trong bảy ruộng bậc thang đẹp nhất thế
giới.
Khám phá chán chê ruộng bậc thang Dế Xù Phình, La Pán Tẩn tôi
ghé về Chế Cu Nha trước khi chạy lên Than Uyên. Đường đi về bản lúc rộng lúc hẹp,
đôi lúc tưởng sắp lao xuống vực sâu khiến tôi hãi quá, nhưng để giữ thể diện
trước Mây, tôi bấm bụng rồ ga vượt qua con dốc cao dựng đứng với mặt đường toàn
đá to đá nhỏ chặn lối, thầm cầu mong cho xe đừng bị chết máy. Chưa kịp mừng,
tôi phải đối điện ngay với đám bùn đất trơn nhão đổ xuống trên mặt đường, do
đêm trước có cơn mưa to làm sạt lở đất đá trên núi gây ra nhiều sự nguy hiểm.
Nhờ trải nghiệm, kinh qua thử thách trên đường đi đã, giúp tôi phần nào nhận ra
sự khó khăn của người dân vùng cao, chủ yếu sống dựa vào đồi núi, nương rẩy phải
hứng chịu nhiều thiệt thòi, nhưng không bao giờ đánh mất tinh thần lạc quan vốn
có, sẳn sàng mời bạn về nhà đải đằng rượu thịt đến khi say túy lúy mới thôi. Đổi
lại, bên cạnh sự hiểm nguy luôn phải đối phó, hình ảnh từng gian nhà gỗ bám hờ
hững trên lưng chừng núi, nhỏ như vật trang trí nổi lên giữa tấm thảm vàng mềm
mại, trãi dài giữa chốn đại ngàn nom thật kỳ vĩ, đáng yêu biết bao qua hình ảnh
từng bước chân cô gái Mông, cô gái Dao gùi từng gùi nước từng gùi đất, bước đi
thoăn thoắc trên con đường vắt vẻo, chênh vênh nơi đỉnh núi hoặc dẩm lên các
mõm đá tai mèo, chỉ bằng đôi chân trần, đẹp không thua gì những bức ảnh chụp với
kỹ thuật panoramio.
Bên khung cảnh yên bình giữa đất trời, tôi chợt nhận ra tiếng
lốc cốc từ chiếc mõ trâu vang lên nghe rất vui tai.Tôi nhìn về phía Mây như hỏi
xem tiếng mõ phát ra từ đâu, trong khi cô bận vẹt đám ruộng bước đi giữa mùi
hương lúa thơm ngào ngạt ùa lên cánh mũi. Tôi bước vội theo Mây, phát hiện ra
vài em bé gái mặc áo váy hoa xòe, cưởi người trên lưng trâu đùa giởn bên các chị
người Mông ngồi nhẩn nha trò chuyện, nhẩn nha thêu thùa, mặc kệ các hoat động
ngày mùa đang diễn ra một cách âm thầm nơi cánh đồng bên dưới. Lúa sau khi gặt,
được mang đến đập trong một chiếc thùng gỗ, sau đó vận chuyển về nhà phơi cho
khô, lúc cần sẽ mang ra giã trong cối đá và sàng sẩy trước hiên nhà. Tuy nhiên,
tục lệ người Mông không cho phép sử dụng thóc của vụ mùa vừa thu hoạch ngay mà,
phải chờ tổ chức buổi lễ mừng cơm mới đã. Mây nói “Việc mừng cơm mới được xem
là một trong những bữa tiệc lớn nhất, chỉ đứng sau tiệc ăn Tết của người
Mông.Trước hết, đích thân chủ nhân sẽ cắt một vạt lúa trong số những thửa ruộng
bậc thang của mình để làm sản vật cho buổi lễ mừng cơm mới. Tiếp đến, gia chủ mời
tất cả thân bằng quyến thuộc, con cháu ở khắp nơi về tham dự. Theo nghi thức,
người lớn tuổi nhất sẽ đứng ra thực hiện buổi lễ nhằm tỏ lòng cám ơn trời đất,
ông bà tổ tiên đã phù độ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con cháu khỏe
mạnh . . . dĩ nhiên sẽ có rượu ngô, thịt heo cắp nách, gà đen, rau rừng, măng
chấm muối vừng, nấm rừng xào với lục phủ ngủ tạng. . . ”.
Rời Chế Cu Nha, Mây hối tôi chạy nhanh ra quốc lộ 32 để lên
Than Uyên cho kịp giờ ăn trưa. Được biết đây là một huyện nghèo nhất của tỉnh
Lai Châu nên, việc nấu nướng không được chế biến ngon miệng như nhiều nơi khác;
ngược lại, địa hình Than Uyên đủ sức làm ngẩn ngơ hồn phách của bất kỳ ai bởi
những ngọn núi thấp đến trung bình, nối tiếp nhau xuất hiện mờ ảo trong mây.
Ngoài ra, còn có thung lũng Nậm Na chạy dọc theo con sông cùng tên, mang lại
nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng Mường Than lúc nào cũng được xanh tốt. Đổi lại,
Than Uyên thường hay có những cơn gió lốc cực mạnh, vì vậy trong dân gian mới
có câu “ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”, ý nói ba thứ đó đều khó chịu như
nhau. Đặc biệt, gió Than Uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than vào mùa hè mang lại
cái nóng rát cháy da người. Trong ngôn ngữ khí tượng học, từ chuyên môn gọi gió
vượt đèo kiểu này là gió Fơn (Foehn), còn ở Việt Nam gọi với tên gió Lào. Nghĩa
là, gió sau khi thổi qua lảnh thổ Campuchia, Lào làm mất đi một phần hơi ẩm, bị
đẩy lên cao hợp cùng không khí lạnh ở dãy Trường Sơn, ngưng tụ lại thành mưa
trút xuống phía tây dãy Trường Sơn; ngược lại, sườn núi bên đông Trường Sơn thuộc
về phía nước ta, gió Lào mang lại khô hanh và đầy sự nóng bức .
Rời Than Uyên sau bữa ăn trưa, tôi lái xe chạy qua địa phận
Tam Đường, trước khi đặt chân lên đèo Ô Qui Hồ. Một cung đường đèo ngoằn ngoèo
dài hơn năm mươi cây số và cũng là cung đường đèo cao nhất nước, có độ cao
chóng mặt, độ nguy hiểm không thua gì Phạ Đin - Lai Châu, Khau Phạ - giữa Phú
Thọ và Yên Bái, Mã Pí Lèng – Hà Giang. Theo Mây, ngoài tên Ô Qui Hồ, đèo này
còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn, bởi nó vượt qua dãy núi và khu bảo tồn thiên
nhiên cùng tên. Hoặc gọi nôm na theo cách dân gian là: “đèo mây”, vì trên
đỉnh đèo mây trắng bao phủ quanh năm, có khi còn xuất hiện cả băng tuyết vào
mùa đông nên du khách đổ xô lên đây xem rất đông.
Nghe có vẻ hấp dẩn, tôi cố ghìm tay lái cùng Mây bò lên con
đường dốc cao với nhiều khúc quanh nguy hiểm đến thót tim. Sau cùng, nhờ chút
tài mọn tôi cũng cố vượt qua được mọi trở ngại để lên đến Trạm Tôn hay
còn gọi Cổng Trời. Là nơi có con đường quốc lộ liên tỉnh chạy qua, ở độ cao
2047 mét so với mực nước biển, đẹp đến mê hồn. Có lẽ, thấy tôi nhìn say
mê trước cảnh vật thiên nhiên mang đầy vẻ bí ẩn, Mây khuyên tôi nên dừng
xe giữa đỉnh đèo để còn chiêm ngưởng, khám phá vẻ đẹp đầy kỳ thú nơi này. Tôi
cho xe đậu xe sát vào lề đường, trong khi gió thổi vù vù bên tai làm rối tung
mái tóc. Mây nhanh nhẹn giữ chặt cánh tay tôi, dẩn đến một nơi có thể phóng tầm
mắt nhìn xuống bên dưới, chứng kiến khi là con đường vừa chạy qua, mỏng manh
như một dãi lụa mềm mại được bàn tay các nghệ nhân phá núi, mở ra từng con đường
nhựa uốn lượn quanh co giữa chập chùng núi non bao phủ, khi là cảnh một biển
mây trắng xóa đang nhấn chìm mọi vật vào lòng; ngoại trừ vài ba đỉnh núi có màu
xanh xám nhô lên khỏi tầng mây, như một vệt nâu bẩn để lại trên khung vải.
Mây kể bên tai tôi: “vào những hôm trời quang mây tạnh, đứng từ đây có thể nhìn
thấy đỉnh ngọn Fanxipăng cùng với phong cảnh kỳ vĩ đầy hoang sơ của núi rừng
Hoàng Liên Sơn, nơi từng được vinh danh là “vườn di sản Asian”.
Cuối cùng, để kết thúc chuyến đi Mù Căng Chải, Mây nói sẽ vô
cùng thiếu sót nếu cô không đưa tôi đi thăm một nơi chốn hữu tình mà, bất kỳ ai
ghé lên Sapa đều muốn đặt chân đến thăm một lần. Có thật không, sao năm năm trước
Mây không đưa tôi đến thăm mà đợi tới lần nầy? Định hỏi, nhưng đã thấy cô chỉ một
lối rẽ vào con đường mòn đất đỏ gần bên. Tôi lái xe chạy theo con đường rợp mát
giữa rừng trúc bạt ngàn cùng các khóm hoa đỗ quyên thắm đỏ lập lòe. Chợt, vẳng
đến bên tai tôi tiếng động nghe rạt rào, phát ra từ quanh đây. Nhìn kỷ, tôi
phát hiện ra một con thác từ độ cao hơn trăm mét đổ xuống bên dưới ầm ào. Tôi
nhớ tới hai câu thơ của nhà thơ Lý Bạch “Thác bay thẳng xuống ba ngàn thước /
Tưởng dãi Ngân Hà tuột khỏi mây” (*). Xuống xe, tôi đứng nhìn ngẩn ngơ màn
sương mỏng giăng giăng như muốn che khuất cả cánh rừng. Mây đứng cạnh tôi từ
lúc nào không hay. Cô giới thiệu đây là thác “tình yêu”. Còn tại sao gọi tình
yêu thì phải chờ nghe kể về truyền thuyết đã.
Chuyện kể...
Ngày xửa ngày xưa, tại ngọn thác xinh đẹp và đầy nét quyến rũ
này, các tiên nữ thường bay từ trời xuống đây tắm mát. Trong số các nàng tiên
xuống trần tắm tiên, nàng tiên thứ bảy tình cờ phát hiện bên dòng suối có một
chàng tiều phu đốt lửa nấu cơm. Nhân lúc rổi rảnh, chàng mang sáo trúc ra thổi.
Do mãi mê nghe tiếng sáo du dương - trầm bổng của chàng, nàng đã quên mất chuyện
trở về. Đêm xuống, nàng bị rét run trong gió lạnh, buột phải tìm đến nhờ được
sưởi ấm bên đống lửa của chàng. Qua chuyện trò, nàng biết chàng là con trai của
thần núi tên Ô Qui Hồ. Vì quá mê loài trúc ở đây nên chàng sao lãng việc tu luyện
để gánh vác công việc thay cha sau này. Giận con, cha chàng hóa phép biến chàng
thành một gã tiều phu, chuyên lo việc gieo trồng, chăm sóc khu rừng trúc quanh
năm tràn ngập mây mù và gió lạnh. Nghe chuyện, nàng thật sự cảm động, nài nĩ
chàng thổi cho nghe những âm thanh mê hoặc từ cây sáo trúc của chàng. Suốt đêm
hai người quấn quít bên nhau cho đến khi trời sáng bảnh, nàng mới giật mình từ
biệt chàng bay trở về trời. Chuyện hẹn hò giữa chàng và nàng lâu ngày cũng bị
gia đình phát hiện. Cha mẹ nàng rất giận, nhất định không cho nàng theo các chị
xuống thác tắm nữa. Vì nhớ chàng, chiều nào nàng cũng ra cổng trời nhìn xuống
thác với hy vọng nghe thấy tiếng sáo của chàng. Lâu ngày, do phải sống trong sự
buồn phiền vì luôn nhớ thương chàng, nàng đâm ra tương tư bệnh chết đi rồi, biến
thành một loài chim lạ suốt ngày bay quanh đỉnh núi kêu quang quác “Ô Qui Hồ! Ô
Qui Hồ” nghe buồn da diết.
Nghe qua truyền thuyết do Mây kể, tôi cười hỏi cô một câu trước
khi thẳng đường về Sapa kết thúc chuyến đi khám phá ruộng bậc thang vào mùa thu
trên Mù Căng Chải: “nếu gã con trai miền xuôi yêu cô con gái miền ngược, liệu
em có thuận tình làm mây bay trên đỉnh núi chờ kia không? - Anh hỏi lạ, năm năm
trước em nhớ đã trả lời anh, con trai miền xuôi chỉ nói cho vui vậy thôi, chứ
yêu người ta sao không đến chợ tình chơi một lần”?.
Không biết Mây nói ra điều này có thật không nữa, nhưng theo
bạn, tôi có nên cùng Mây đi về bản Các Các thăm gia đình cô một lần không?.
Chú thích:
(*) Thác núi Lư.
5/12/2011 Minh Nguyễn
5/12/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét