Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

Hoa hồng trong nền văn hóa Thiên Chúa Giáo

Hoa hồng trong nền
văn hóa Thiên Chúa Giáo

Hoa hồng là một loại hoa có hương thơm, cành có gai xuất xứ từ phương bắc. Hoa hồng mang một bản chất tượng trưng đặc biệt cho giới tính nữ.  Tượng trưng của hoa hồng gắn liền với các lĩnh vực của cả trời lẫn đất, với các khái niệm của cả sự sống lẫn cái chết.
Nói chung hoa hồng là hình ảnh tượng trưng cho tính e lệ, sắc đẹp, khát vọng, tình yêu, cũng như sự vẹn toàn của đời sống.
Số lượng của cánh hoa thể hiện sự đa dạng của nó. Hoa hồng bốn cánh ám chỉ một vũ trụ tồn tại bởi bốn nguyên tố, còn hoa hồng năm cánh là tiểu vũ trụ, hoa hồng sáu cánh là đại vũ trụ.
Theo truyền thống Do thái hoa hồng sinh ra từ cây Đời, những cánh hoa thể hiện sự hòa hợp của đời sống thiên hình vạn trạng vô tận. Hoa hồng là một hình ảnh thực vật tượng trưng quan trọng của Thiên Chúa giáo.
Trong thời Trung cổ Đức Mẹ Maria là rosa mystica, bông hoa hồng không gai. Là loài hoa bảo tồn được đặc tính cội gốc, thiên đường tính, sự vô tội của mình.
Bởi vậy có nhiều tranh vẽ Đức Mẹ Maria ngồi trong vườn hồng, trong tay cầm bông hoa hồng. Hoa hồng đỏ còn có mối liên hệ đến các vết thương của Chúa Giê su. Năm bông hoa hồng đỏ tượng trưng cho cây thánh giá và sự hóa thân, sự phục sinh và sự bất tử.
Tổ tiên chúng ta đặt tên cho lễ Giáng thế (Pentecost) là ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: ”Đây là tháng sắc màu rực rỡ với sự lên ngôi của các loài hoa, trong đó thứ hoa hoàng hậu - hoa hồng trong đủ các màu và với hình dáng yêu kiều thon thả, với hương thơm quý phái không chỉ làm mê hoặc những đôi mắt, mà từ thời cổ cho đến tận ngày hôm nay tượng trưng của nó vẫn là châu báu quý giá nhất của tình cảm và trí tuệ con người, là sự biểu hiện của tình yêu giữa trời và đất”.
Hoa hồng trong hệ thống hình tượng của Thiên Chúa giáo phần lớn tượng trưng cho Thượng Đế, hiện ra cho Mozes biết trong bụi hoa cháy, với cái tên thể hiện bản chất của mình: Jahve, là người: hiển hiện.
Từ lúc đó trở đi hoa hồng tượng trưng cho sự sống tuyệt đối. Thiên Chúa giáo với hoa hồng tượng trưng cho Chúa Giê su cứu thế, cho người mẹ thiêng của ngài, Đức Mẹ Maria nổi bật lên như một tình yêu thương giữa các đức hạnh.
Các dấu hiệu đầu tiên của nền văn hóa hoa hồng được sử dụng trong các văn bản Hy Lạp cổ bằng việc sử dụng các hành vi sùng bái hoa hồng đa dạng.
Hoa hồng rơi vào mối quan hệ với các ngày lễ tôn giáo, nhà nước, gia đình, với hôn lễ, đám cưới cũng như tang lễ của con người. Trước hết, bởi nữ thần tình yêu là Aphrodite, nhân vật thường xuyên xuất hiện trong những câu chuyện về nữ thần âm phủ Perszephone và Dionüszosz.
Tình yêu với hoa hồng của những người Hy Lạp đã trở thành niềm say đắm ở người La Mã. Trong các truyền thuyết La Mã vai trò tượng trưng của hoa hồng gắn với cái Đẹp, tuổi trẻ, sức sống dồi dào và mãnh liệt. Người ta còn dùng các vật phẩm kết bằng hoa dâng lên các thánh.
Màu đỏ của hoa hồng còn tượng trưng cho hình ảnh Thiên đường khi nói về các Thánh tử vì đạo trong thời Trung cổ. Giữa các Thánh tử vì đạo Chúa Jezus là hình ảnh lớn nhất, hai lần gắn bó với hoa hồng.
Một: như con của Đức Mẹ Maria, hai: như bông hồng lớn nhất giữa các Thánh tử vì đạo mà năm vết thương của Người là năm cánh hoa hồng tượng trưng.
Hoa hồng gắn với hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh là mô típ quen thuộc nhất và được sử dụng nhiều nhất trong nghệ thuật thời trung cổ, và người ta bắt đầu kính trọng coi Đức Mẹ Maria như biểu tượng hoa hồng, chúa của các loại hoa.
Những truyền thuyết về hoa hồng đạt tới đỉnh cao nhất vào thế kỷ XII. Một trong những truyền thuyết nổi tiếng nói về một tín đồ tên là Josbert, người mỗi ngày đều đọc năm bài Vịnh ca bắt đầu bằng các chữ cái của cái tên Maria. Năm 1156 trong ngày Thánh Andras người ta bỗng không nghe thấy tiếng đọc của Josbert đâu, đổ đi tìm chỉ thấy xác lạnh ngắt của người sùng tín này: một bông hồng nở trong miệng, hai tai và hai mắt là bốn bông hồng khác, đúng với năm chữ cái của cái tên Maria.
Hoa hồng đỏ là một tượng trưng không thể thiếu được của tất cả các giáo phái thần bí, ví dụ phái Thập Tự Hoa Hồng. Hình ảnh tượng trưng của phái Thập Tự Hoa hồng là một cây thánh giá ở giữa đính một bông hoa hồng tượng trưng cho ánh hào quang sáng chói của vũ trụ chiếu vào trái tim đỏ dâng hiến của Chúa Jezus.
Hoa Hồng Đỏ là màu của sự Phục Sinh sự sống nơi con người. (Sưu tầm)
Nguyễn Hồng Nhung dịch theo nguyên bản tiếng Hungary.
28/10/2016
Nguyễn Hồng Nhung
Theo https://vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Truyện ngắn của Đỗ Xuân Thu: Lão “Chõe Bò” Nhà văn Đỗ Xuân Thu vừa trở thành hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Ông sinh năm 19...