Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2025

Trọng thệ

Trọng thệ

Nếu kể chuyện chơi bạo thắng đậm, còn ai qua mặt nổi lão tây chủ đồn điền kiêm chủ nhân ông hãng cao su Con Ó ở Algérie vào đầu những năm thế kỷ 20? Trên giấy, tên lão là Véna. Nhưng đấy là cái tên thứ mấy mươi trên giấy. Chứ hồi mở mắt chào đời ở đảo Corse, nguời mang tên cúng cơm Dula hẳn hoi.

Năm 17 tuổi, Dula đã mang dáng dấp một gã đàn ông vạm vỡ bảnh tỏong. Chỉ phải cái tội nghèo. Nghèo gia truyền. Nghèo sặc máu.

Cùng với đứa anh ruột tên Charles, thanh niên Dula biết làm gì hơn là ngày ngày quần quật cầy thuê trên đồn điền để đổ mồ hôi nuôi miệng?

Một ngày, cuộc đời nó chuyển sang bước ngoặt khi tình cờ chiêm nguỡng cảnh bà chủ đồn điền ở Paris ghé về nông trại nghỉ mát, mặc quần áo lót nằm phơi nắng ngòai sân.

Úy chà, ở trên hòn đảo Corse khỉ ho cò gáy, bói đâu ra tấm nhan sắc “sát nhân” kiểu đó? Chưa kể mùi nuớc hoa đắt tiền thoang thỏang. Nó khiến Dula ngất ngư con tàu đi. Thế là chân nam đá chân xiêu, thằng con ông cụ bèn lính quýnh buớc tới xin làm quen gấp.

Bà chủ lịch sự mỉm cuời đáp lễ. Nụ cuời, phải nói, thắm thíêt tình mẫu tử. Nhưng bản chất vốn ngu ngơ, lại bị lửa dục che mờ mắt, gã lực điền sức mấy biết vậy?

Trót tuởng bở, càng tuởng bở, gã giở ngay cái giọng “ăn mày đòi xôi gấc” ra tống tình bà chủ vung tàn tán. Vừa lúc lão chủ nông trại sau khi dộng đâu dăm bảy ly ruợu mạnh ở phòng khách chống ba toong bệ vệ buớc ra.

Tuy nghe hết, thấy hết, lão cóc thèm nói gì cả, chỉ tay ôm phu nhân hôn thắm thiết, trong khi mắt quắc lên nhìn thằng Dula trừng trừng rõ cái điệu: Mẹ kiếp. Sao chưa cút cha mày đi?

Buổi chiều, lão dẫn gã cận vệ thân tín ra rẫy kiếm Dula. Chừng đối đáp dăm ba câu, nhìn bản mặt nhơn nhơn của đấng thanh niên, lão chủ bỗng nổi tam bành lục tặc. Mẹ kiếp, ai đời đã dê vợ ông chủ rồi còn dám phớt tỉnh như không?

Cơn giận làm đấng chúa đất hết kềm chế nổi, và phạm một sai lầm chết nguời. Là nhắm ngay mặt thằng tá điền giáng cho một đấm.

Nói cho ngay, sức voi như Dula mà lãnh một quả của ông già gần đất xa Trời thì có nhằm nhò gì?

Nhưng thằng em cảm thấy nhục. Nhục quá lắm.

Máu ngang tàng của dân Corse nổi dậy, nó nắm ngay cổ ông chủ tẩm quất tới bến. Lúc buông ra, mặt nạn nhân đã biến hình bất thành nhân dạng mà hơi thở cũng đứt luôn.

Chợt nhớ đến gã cận vệ của xếp, Dula giật mình quay lại. Nhưng lạ, thằng cận vệ hồi nãy còn đứng xớ rớ đó, sao bây giờ lại cương quyết nằm… đo đất? Đứng kế cái xác nó, đấng bào huynh Charles của thanh niên Dula nhún vai, phán một câu tỉnh rụi:

- Mày xử lão già. Thì tao phải tính thằng này chớ?

Hai đứa kể như bắt đầu cuộc chơi ngòai vòng pháp luật kể từ hôm đó!

Đã chơi, chúng nó bèn chơi cho trót. Cóc thèm đi móc túi, giựt giọc vớ vẩn. Chúng làm ăn tòan vố lớn. Phang tòan tội đại hình không.

Trong mấy năm sau, hai thằng thành cặp bài trùng gieo kinh hòang cho dân Pháp và đảo Corse.

Nhưng hai đấng yêu tạ thất học, không muu kế, chỉ trông vào sức buớng bò…làm sao địch lại thầy chú xứ Gô Loa?

Chuyện phải đến ắt đến.

Một ngày đẹp Trời, hai đàn anh bị nắm cổ ra truớc vành móng ngựa để nghe đấng thiết diện phán quan hài tội:

- Xã hội Pháp thật bất hạnh có Dula và Charles là công dân của nó. Tòa muốn chấm dứt vĩnh viễn nỗi bất hạnh này bằng cách tuyên án tù chung thân cho hai đuong sự. Không bao giờ ân giảm!

Ông tòa gõ búa cái rầm! Thiếu gì tay đầu trộm đuôi cuớp sợ phát tè khi nghe án chung thân không ân giảm. Nhưng hai thằng thanh niên vẫn mặt mũi tỉnh queo.

Chừng bị cớm còng tay dẫn đi, Dula còn ráng quay lại cuời, chọc quê ba tòa quan lớn:

- Vậy cũng đẹp rồi, tới Giáng sinh ông tòa nhớ gởi thiệp cho tụi tôi nghe.

°

Dĩ nhiên, chẳng ai cất công gởi thiệp cho chúng nó.

Bốn mùa lá đổ trong ngục La Santé cũng khỏi có chuyện ăn năn sám hối mà chỉ là thời gian hai thằng nghiền ngẫm kế họach đào thóat để phóng tay trả hận.

Cuộc đời láo quá! Nó dám khơi khơi đem tuổi xuân của Dula và Charles nhốt vô hộp, vậy không quay trở ra quậy cho cuộc đời te tua, tơi tả, chịu sao đuợc?

Nhưng càng nghiền ngẫm, hai thằng càng thấy rõ một điều. Chuyện khó nhất rõ ràng chẳng phải chuyện vuợt ngục mà là làm sao khỏi bị vồ lại sau đó.

Một ngày mùa hè, lật báo ra, độc giả Paris gặp tít sáu cột chạy chình ình trên trang nhất: “ Cặp sát nhân Dula và Charles chào giã biệt La Sante!”

Trong khi thầy chú đang vò đầu bức tai nghe lời xỉ vả như tát nuớc của quan trên, trong khi dân lành nuớc Pháp còn say sưa thuởng thức thiên phóng sự của mấy đấng ký giả giàu tuởng tuợng về cuộc đời tình ái và sự nghiệp của hai ông mãnh, thì hai anh em nó đã rung đui ngồi ngắm sóng biển trên con tàu viễn dương trực chỉ Hoa Kỳ.

Mỹ quốc, chốn đất tiền đất bạc! Mỹ quốc, nơi những giấc mơ lớn lao nhất - dù thánh thiện hay không - đều có thể biến thành sự thật!

Hai gã yêu tạ biết và làm theo vậy. Chúng âm thầm nuôi giấc mơ Mỹ theo kiểu riêng của chúng.

Nhưng ở Hợp chủng quốc, ai có thể ngồi mộng mơ hòai hủy? Phải làm việc chớ. Việc đầu tiên là thay tên đổi họ. Xét vì có đứa nào muốn lạy ông tôi ở bụi này? Do đó, Dula chọn cho mình cái tên Edwards. Còn gã anh Charles biến thành Thoreson.

Nhưng để dễ nhớ, ta cứ Dula và Charles mà gọi cho tiện sổ sách.

Hai thằng, nói công bằng, khởi đầu cuộc sống trên đất cờ hoa một cách hiền như bụt. Quần áo tề chỉnh, tóc râu cắt tỉa gọn ghẽ, mỗi khi gặp gái ngoài đường lúc nào cũng mắt nhìn thẳng, chân bước đều rõ điệu công dân gương mẫu.

Dula đã thế còn xăng xái tham dự việc nhà thờ nữa mới ngon. Xếp trong sở kết đậm nó hiền lành, xốc vác, chăm lảm chăm làm. Còn mấy em Mẽo non gặp anh Dula ở đâu mà không bám dai như đỉa?

Phải bám kỹ vì anh Dula vừa đẹp trai lực sĩ, vừa ăn nói ngọt nhu mía lùi. Lại số dách trong khoa chiều chuộng đàn bà con gái.

Ngay mấy bà già Ái Nhi Lan nổi tiếng khó tánh, còn phải khen thằng nhỏ hiền lành tử tế nữa là! Thiếu gì bà muốn chấm Dula cho đám em cháu trong nhà nâng khăn sửa túi?

Nhờ hạnh kiểm tốt, hai năm sau thằng con bắt được cái job thơm. Nó được tuyển làm phụ tá bảo vệ cho những chuyến xe bọc thép chở tiền từ nơi này sang nơi khác trong địa hạt bang New York.

Dula coi bộ khóai job mới rõ, khóai luôn bộ đồng phục bảo vệ láng cón trông oai vệ có thua gì dân cớm? Chỉ tiếc thiếu mỗi cây chó lửa.

Làm phụ tá bảo vệ vác dùi cui để nặng phần trình diễn với những đứa nuôi mộng cuớp giật là đủ xài rồi. Còn…đồ nóng thuộc phần trang bị độc quyền của xếp bảo vệ đó, đừng ham bậy.

Sáu tháng sau, một sáng chiếc xe chở tiền đang chạy bon bon trên xa lộ thì chú Dula bỗng dưng mót tè hỏang. Xếp bảo vệ kiêm tài xế Smith bèn tắp đại vô cho thằng em xả bầu tâm sự nơi bụi cây gần đó.

Ngòai mặt, xếp cuời hề hề ra điều thông cảm: ai đi đuờng truờng mà không từng gặp cảnh này? Nhưng bên trong bằng con mắt nhà nghề, xếp đã đi một đuờng củ sóat chung quanh rất đâu ra đấy.

Khúc xa lộ vắng ngắt, lại giữa ban ngày ban mặt tầm nhìn rõ mồn một, lại chiếc xe chỉ xì tốp vài phút cho thằng đàn em của xếp thi hành thao tác “tuới cây“, thì chuyện an ninh có gì phải lo hỏang?

Bởi vậy, hồi Dula xả xú bắp xong, quay lại, xếp Smith nhấn nút mở cửa gấp. Vừa mở xong, đàn anh bỗng giật bắn mình.

Truớc mặt đâu phải thằng Dula hiền lành bấy lâu nay? Mắt chăm bẳm, mặt sát khí đằng đằng, tay nó lăm lăm khẩu côn đui - chắc luợm ở trong bụi cây lúc đi tiểu chớ còn đâu khác - chia ngay mặt xếp tính khẩy bậy.

Đàn anh phản ứng cực nhanh. Nhung vừa nghiêng nguời, tay khẽ chạm bao súng, mắt xếp đa trợn trắng bởi tiếng nổ chát chúa thổi ra từ khẩu chó lửa do Dula cầm. Chỉ một tiếng. Cần gì nổ phát thứ hai khi óc thằng Smith đã dính đầy trên kiếng?

Không thèm nhìn nạn nhân, Dula giơ tay ngoắc nhẹ. Đấng bào huynh kiêm đồng đảng của nó từ duới đuờng phóng lẹ lên xe góp tay thu luợm bốn trăm ngàn tiền mặt. Một tài sản kếch xù lúc ấy!

Từ bữa đó, Dula và Charles sống đời địa ngục. Chúng nó thành mục tiêu săn lùng số một. Hãng chở tiền và cớm tung nguời truy nã đã dễ hiểu. Tòan thể giang hồ New York bám chúng gắt gao mới là chuyện… dựng tóc gáy. Xét vì có dân chơi nào không muốn phỗng tay trên 400 ngàn đô Mẽo xanh um?

Suốt mấy tuần, hai thằng trốn nhủi, trốn chui như chuột. Nhưng có làm chuột thì tối cũng phải kiếm chỗ ngủ chớ?

Tối nọ, chúng tắp vào lữ quán dọc đuờng. Nghỉ ngơi một lát, Dula bỗng nổi cơn thèm thuốc. Móc hết túi truớc túi sau chẳng còn lại điếu nào, bèn xuống quày duới nhà mua đại gói Camel.

Trả tiền xong, nó lơ đãng nhìn qua cửa truớc. Ủa, Trời tối nay sao đẹp não nùng vậy kìa?

Gió thổi mơn man đưa mấy tàu lá dừa phe phẩy trong trăng sáng lung linh. Vạn vật như được trải trên một màn lụa trắng khiến đêm mùa hè trông thật tuyệt vời.

Trong thoáng chốc, thằng tuớng cướp chợt quên hận thù, chém giết. Quên luôn thân phận dân chơi trên đuờng đào tẩu. Mơ màng, nó thấy nó vẫn là thằng con trai mới lớn, đứng hút thuốc lá chờ đào dưới trăng sáng ngày xưa.

Tức cảnh sinh tình, đàn anh quá bộ ra sân phì phèo điếu thuốc tưởng tiếc thời thanh xuân đã mất.

Chừng trở về, chưa kịp mở khóa cửa, bỗng thấy bốn thằng mặt lạ hoắc ở trong phòng hùynh hụych buớc ra! Tay một thằng còn cầm theo cái gói to tổ bố. Ai chớ Dula làm sao không nhận ra gói đó ngay. Chính là gói đựng 400 ngàn bạc mặt!

Bản năng khiến Dula phản xạ cấp kỳ. Đầu óc đâu để suy tính, sắp đặt? Chẳng thèm tìm chỗ núp. Cũng chả có thì giờ nằm, qùy gì sốt. Nó đứng ngay cửa, cứ thế vãi đạn vào mấy thằng khỉ đột.

Điều kỳ lạ nhất là bốn thằng găng tơ thơ thới hứng đạn mà chẳng chơi lại đuợc phát nào. Một phần có lẽ bởi Dula nổ xuyên táo khiến đạn chui từ thằng này qua thằng khác. Nhưng phần chính, có lẽ tại chúng quá ngạc nhiên, không ngờ tử thần hiện ra đột ngột, đã chẳng ẩn nấp gì ráo, còn ngang nhiên đứng ngay lưng nổ lọan, đúng kiểu luỡng bại câu thương.

Bỏ mặc bốn cái xác nằm đó, Dula chộp đại bao tiền phóng vù vào phòng. Cảnh tuợng chứng kiến, suốt đời có bao giờ gã găng tơ quên đuợc? Anh nó, thằng Charles nằm trong góc, mắt mở trừng trừng, mặt rúm ró. Chân tay co quắp hết mà tòan nguời đẫm máu tươi. Trên cổ và trên ngực là hai nhát dao lút cán. Có lẽ bọn khỉ đột muốn rút êm nên chơi dao chớ ngu sao đi xài đồ nóng?

Là dân đâm chém đã quen, nên chỉ nhìn sơ qua, Dula thấy rõ hai điều. Thứ nhất, Charles tắt thở thiệt rồi. Thứ hai, thằng anh của nó đã chết trong tột cùng đau đớn.

Không còn thì giờ nhỏ nuớc mắt, Dula lau kỹ báng súng, rồi nhét nó vô tay cái xác của thằng anh xong là xách gói tiền co giò giông thẳng.

Phải nhận, số Dula gặp đỏ.

Trong khi lũ cớm chìm cớm nổi còn mải lo lập ăng kết, lấy dấu tay nên chẳng hơi đâu cóc mở miệng, một vị đại ký giả của một tờ báo có đông độc giả nhất nuớc Mỹ bỗng nhanh nhẩu víêt bài báo tám cột khiến giới giang hồ New York tha hồ nhảy dựng.

Bài báo bảo, hai anh em thằng Dula ma lắm! Ngọam đẹp mớ bạc xong, chúng nó chia hai ngã tiến phát. Một thằng bám trụ ở lại làm diện, còn thằng kia vù sang bờ Tây mới là điểm.

Nói rõ hơn, nhiệm vụ của thằng anh ở New York là làm nam châm “ hút” cớm và giới giang hồ về phía nó. Nhờ vậy Dula ở bờ tây nước Mỹ mới an tòan xách túi bạc đi tẩu tán êm ru.

Bởi phương tiện thông tin năm đó còn thô sơ, nên dù bán tín bán nghi, đám yêu tạ khắp New York rút cục vẫn… trúng kế cái giả thuyết do ngài ký giả nặn ra cái một.

Chúng đổ xô qua bờ tây lùng kiếm Dula trong khi thằng con vẫn còn quanh quẩn ở New York chứ đâu xa?

Mấy tuần sau, tác giả bài báo cứu mạng Dula bị bắn lủng bụng trong một quán ruợu. Truớc khi viên tịch, ổng khai với cớm rằng ổng bị trúng đạn lạc, chớ dân viết nhật trình như ổng làm gì có thù hằn với ai?

Lính mã tin gấp. Riêng Dula dễ gì chịu tin? Nó bíêt bọn cô hồn các đảng quyết định đọat mạng đấng ký gỉa là để trả mối hận bị ổng cho vào xíếc. Nó cũng bíêt, bằng con tim nhân bản, vị ký giả ân nhân cứu mạng nó muốn mọi nguời xếp câu chuyện không mấy đẹp đó lại sau khi ổng qua đời.

Trong căn phòng ẩm tối nơi Dula lẩn trốn, một tối, diễn ra cái xen cảnh vừa cảm động vừa tức cuời. Thằng đầu trộm đuôi cuớp nuớc mắt nuớc mũi nhễ nhại trịnh trọng qùy xuống lập lời thề độc.

Rằng nếu ân nhân đã không muốn lấy oán trả óan nên Dula cóc bíết cái đứa thủ ác với ân nhân là ai để sau này mò tới xin nó tí huyết, vậy Dula đành chỉ biết tuyên hứa rằng nếu thóat thân đuợc và miễn ngày nào còn sống, Dula sẽ không bao giờ đụng tới một cọng lông chân của những nguời làm nghề viết nhật trình để gọi là gởi chút lòng thành tuởng nhớ ân nhân.

Đấy là lần duy nhất, Dula thề. Nó vốn trọng thệ, nó vốn xem trọng lời thề tới mức nếu không chịu ơn cải tử hòan sinh, có lẽ suốt phần đời còn lại nó sẽ chẳng thề. Tấm gương của thằng anh Charles còn sờ sờ đấy, đâu xa? Đã trăng hoa lại không khéo chùi mép, nên mỗi bận bị nhỏ vợ nghi ngờ chì chiết, bận nào thằng Charles cũng thề sống thề chết là nếu nó mà chê cơm đớp phở, nó sẻ bi dao ăn mút chỉ. Rút cục, đúng y chang vậy, mới ghê

°

Nhờ vận đỏ, Dula an tòan ẵm đẹp mớ tại vừa trúng quá để đăng lính Lê dương sang Đông dương đánh đông dẹp bắc, truớc khi hóa thân thành ông chủ đại đồn điền khả kính Véna noi xứ Algérie gần hai chục niên sau.

Đã nặng xu, lại học được nhiều bài học quý hồi bị săn đuổi, cộng với mớ kinh nghiệm đối nhân xử thế gia tăng cấp số nhân theo tuổi tác, lão chủ Véna vào những năm 30 là kẻ biết chơi, và chơi điệu.

Hèn gì bạn bè tòan công sứ, chủ nhà băng, trùm mật thám mui lõ sắp lên không. Cũng hèn gì mấy ông quan huyện quan phủ xứ Algérie găp ngài Véna ở đâu mà lại chả cúi rạp đầu nhất lọat: Kính chào quan lớn?

Cái mới thiệt khóai đã! Có nằm mơ, khứa lão cũng cóc dám tơ tuởng. Xét vì đang tuớng cướp đào tẩu vụt trở thành công dân lương thiện với tòan quyền “thôn tính” mớ của cải ẵm được, nghe đã suớng mê. Vậy mà bàn dân thiên hạ còn chịu khó nhét bằng được vô tay lão mớ uy quyền, thế lực và nhất là lòng tôn kính thuộc lọai quá cỡ thợ mộc của bọn dân đen bản xứ nữa, nên hỏi sao nhiều buỗi sáng ngủ dậy, Véna dù dụi mắt mấy chục bận, vẫn không tin rằng lão đang sống ở trong cảnh thật, đời thật.

Một sáng, ông chủ Véna tức cựu tuớng cuớp Dula vừa cỡi xe ra ngân hàng lãnh bạc măt về để phát lương cho mấy trăm công nhân cạo mủ cao su trong đồn điền.

Vừa quẹo vô chiếc cầu nhỏ đầy ổ gà và bụi, gã tài xế đội kếp pi, mặc đồng phục khi không đạp thắng cái rét.

Đang ngả nguời tơ lơ mơ ở nệm sau, xém chút nữa dộng đầu vô thành ghế truớc, Véna choàng tỉnh chửi thề lọan châu chấu bằng cả tiếng tây pha lẫn tíêng Mỹ:

- Bú sịt! Cu soong! Cái con tiều gì đó?

Biết tính ông chủ, gã tài xế nhỏ nhẹ:

- Thưa ông lớn…

Khỏi cần nghe, Véna làm gì không thấy chiếc Clément Bayard đen thui của ai đậu chình ình ngay giữa cầu.

Lão hùng hổ mở cửa xe bước ra, mặt hầm hầm như đang kiếm nguời đánh lộn. Cao to như bò mộng, da rám nắng, lại còn chu đáo quất thêm hàm râu chổi xể, trông Véna khi đó dễ nể ai bằng? Có điều là tuy lên đồ lớn, nhưng vẫn chẳng dấu nổi nét đâm cha chém chú.

Dân chơi về chiều quát to bằng tiếng Pháp:

- Đồ con heo. Chúng mày làm gì ở đây? Tại sao dám chặn đuờng quan lớn?

Gã thanh niên Algérie, mặc đồ lớn, đưa tay chạm vành mũ nỉ, cúi đầu đáp lễ:

- Xin lỗi ông. Xe tôi chẳng may bị hỏng. Tài xế của tôi đang sửa.

Vẻ nhã nhặn chỉ làm đấng quan Tây thêm hách dịch:

- Sửa? Sửa con c… Biết tao là ai không?

Gã tài xế kiêm vệ sĩ Véna, vẫn còn ngồi trong ghế lái vì chưa đuợc lệnh chủ cho rời xe, chen vô phụ đề:

- Đây là quan lớn Véna. Anh phải kính bẩm quan lớn chứ không đuợc anh ông cái gì ráo, nghe rõ chưa?

Gã thanh niên bản xứ mỉm cuời:

- Xin lãnh tôn ý.

Và thình lình đổi giọng:

- Vậy thì phiền quan lớn lại phụ đẩy xe với tài xế của tôi, cái chơi.

Lão tuớng cướp mũi lõ thấy lỗ tai lùng bùng. Đầu bốc khói.

Mẹ kiếp, sống trên đất Algerie mấy chục năm có lẻ, có thằng Algérie nào dám láo xuợc thế này? Từ trẻ đến già, đứa nào đã gặp ngài giám đốc hãng cao su Con Ó chính danh Véna Edwards, bạn uống ruợu của quan Thống sứ sở tại, là phải len lét như rắn mồng năm, kiếm đuờng lỉnh gấp. Không bị đá đít, bợp tai, hay ăn hỏang dăm cú ba toong đa mừng thấy mẹ.

Vậy tại sao hôm nay thằng Algérie này dám giở giọng…lựu đạn? Hay nó lọan thần kinh?

Hết tin nổi lỗ tai của chính mình, Véna hét rống:

- Mẹ kiếp! Mày mới nói cái gì? Nói lại lần nữa nghe coi…

Chàng trai vẫn mỉm cuời, đưa tay phủi bụi áo, thủng thỉnh đáp:

- Xin lỗi. Tôi không biết quan lớn mắc tật…khiếm thính. Mà tính tôi, khổ nỗi, lại không quen la lớn. Vậy lại đành phải nhờ cái vật này nói giùm, thì chắc quan lớn mới nghe rõ đuợc.

Chuyện xảy ra sau đó là chuyện ác mộng mà có nằm mơ đấng đại diền chủ Véna cung không ngờ nổi. Đang cười nhạt, gã thanh niên bất ngờ rút cây chó lửa, chĩa thẳng vào ngực ông chủ đồn điền la lớn:

- Giơ tay lên!

Lão tây già há hốc mồm giơ vội hai tay, đứng như Trời trồng giữa con lộ đất.

Gã trai bản xứ gằn giọng:

- Bảo thằng tài xế của mày làm theo lệnh tao.

Mặt Véna đổi sắc xòanh xọach, lúc trắng nhợt, lúc đỏ gay, hàm ria mép giật lia chia, rõ cái điệu đang giận tím tái. Nhưng biết làm gì hơn truớc cây chó lửa chỉ lăm le sủa bậy?

Lão gọi tài xế:

- Nome! Ra đây.

Gã tài xế dân Algérie trăm phần trăm mở cửa xe buớc lại gần chủ. Nhờ vóc dáng ngọai khổ, lại thêm cái dĩ vãng anh chị, nó được Véna chọn làm gác đờ co, kiêm lái xe, kiêm luôn chân tổng cạp rằn.

Bọn công nhân đồn điền buớng bò, hễ nhác thấy đôi mắt ốc nhồi cùng tấm thân trâu nước của Nome là sợ són tè ra quần.

Đâu phải chúng sợ hoảng? Chả là hồi Nome còn làm thợ nhà in có bận vì thua bạc, sầu đời, đi làm trễ, bị gã đốc công quất một bạt tai, Nome đã dùng tay bóp cổ gởi ngài đốc công du địa phủ cấp tốc, truớc khi rút thanh sắt của chiếc máy in gần đó ra cho bốn thằng an ninh tính nhào vô cứu bồ qua phà luôn một luợt.

Chấm đuợc thằng lái xe kiêm vệ si cô hồn, Véna nhẹ hẳn mình, đỡ phải ra oai bằng cơ bắp với đám phu phen dưới quyền. Nhưng nói công bằng, nếu ông chủ Véna không mở lòng hảo tâm đứng bảo lãnh cho, tội nhân khổ sai Nome còn gì không tàn đời đứng đập đá ngòai đảo hoang?

Khi đó, chờ Nome bước lại gần, gã thanh niên đội nón nỉ bèn đổi giọng lễ phép ra cái điều cùng là đồng hương thì nên đối đáp tử tế với nhau:

- Phiền ông Nome chịu khó luợm cây súng của ông chủ ông liệng lại đây cho tôi, rồi biểu lão nằm úp mặt xuống đất để tôi làm phận sự.

Khi Nome dợm quay đi, gã thanh niên gọi giật lại:

- Mà này…

- Bộ cần gì thêm hả?

- Tôi cần chiếc chìa khóa xe ông đang cầm. Tiện thể xin nhắc để ông nhớ, vợ con ông vẫn đang chờ ông ở nhà đó. Chớ có dại dột đi mạo hiểm. Khẩu súng không có trái tim đâu.

Cả chủ tây lẫn tớ Algérie khi đó còn biết làm gì hơn là riu ríu vâng lời?

Dùng chân đá bật cây súng chiến lợi phẩm ra xa, gã thanh niên đội nón nỉ thản nhiên buớc lại, một tay cầm súng, tay kia mở cửa xe. Trên băng sau sau là chiếc va li căng phồng, tòan bạc Đại Pháp mới cứng.

°

Bị phang một vố nặng hơn chiếc cối giã bèo, ông chủ Véna thiếu điều phát khùng. Cả đời chuyên đi chơi bạo thiên hạ, khi không bị một thằng nhãi “hạ đẳng” chơi đầu cha, lão không khùng cũng uổng!

Xét vì mớ bạc bị cuỗm, sánh với mớ của chìm của nổi kếch xù của lão, mà nhằm nhò gì? Tự ái dân chơi quốc tế, thể diện tuớng cuớp liên lục địa, cái mới đáng nói.

Năm 17 tuổi, lãnh một đấm sương sương vô mặt đã nhục tới mức phải giết nguời rửa nhục. Nhờ vậy có số má, vốn liếng xâm nhập giang hồ. Bây giờ mang tiếng “găng tơ huyền thọai” mà bị một thằng lông mép mọc chưa đủ bắt nằm ngay đơ cán cuốc úp mặt xuống đất, thì mẹc xà lù đúng là chết sướng hơn.

Vồ đuợc cái tin sốt dẻo đó, bọn đầu trộm đuôi cuớp khắp nơi còn gì không bĩu dài môi ra … khi dễ đàn anh Véna thùng rỗng kêu to? Nhưng chẳng thà vậy mà đỡ chuế hơn khi bị đám bằng hữu thượng lưu mũi lõ cười vô mặt lúc chúng được tin giả bộ ghé tới an ủi.

Xét vì tiếng thì là kết giao với ông chủ đại đồn điền khả kính Véna thiệt đấy, nhung làm gì lũ công sứ trùm mật thám chủ nhà băng kia chả lờ mờ bíêt, vì thế chả hùng hục rét cái quá khứ đâm chém dễ nể của nguời bạn ngọai khổ?

Bây giờ phát hiện ra Véna chỉ là cáo đội lốt sư tử, hay ngay cả beo gấm lọng cọng gãy càng, ngu sao chúng không ua úa lên hỏi thăm sức khỏe?

Bởi vậy, vì danh dự dân choi một phần, nhưng phần chính là bởi an sinh của chính bản thân, Véna nhất định không thể để cho đám thầy chú kéo nhau đi thộp cổ thằng ăn cuớp nhãi nhép khiến cho nó khai báo hụych tọet mọi chuyện ra làm xấu mặt lão được.

Bằng mọi cách mọi giá phải tự tay đi buộc thằng chó đẻ câm họng, Véna mới yên tâm.

°

- Thưa ông chủ…

Gã lái xe kiêm cận vệ khẽ lên tiếng:

- Biết ông chủ bận việc, nên con xin bưng bữa trưa tới hầu.

Véna thở hắt ra:

- Tao cóc đói.

- Nhưng đã hon một giờ trưa.

- Cứ mang xúông bếp. Bảo thằng bếp bữa chiều cũng khỏi nấu luôn.

Liếc nhìn Véna, thằng vệ si cuời cầu tài:

- Con có tin vui muốn bẩm để hầu quan lớn ăn ngon miệng.

Dân chơi đảo Corse “nhã nhặn”:

- Mẹ kiếp. Nói liền đi. Làm cái đ… cứ gì ấm a ấm ớ mãi?

- Thưa, buổi sáng hôm qua ngay sau vụ cuớp, con đã trình với ông chủ là con thấy mặt thằng tuớng cuớp trông quen quen.

Lão tây già hỏi giọng cà giựt:

- Rồi sao? Bộ nó ngủ với vợ mày hả?

Đa quen tính chủ, gã tài xế cuời giả lả:

- Dạ không. Nó là Thoore, làm nghề víêt nhật trình và tiểu thuyết.

Véna bật nguời khỏi chiếc ghế bành:

- Nó làm ký giả?

- Bẩm quan lớn, đúng thế.

- Mày quen nó chắc?

Gã lái xe đổ mồ hôi lưng:

- Không quen. Nhung truớc khi đuợc về đây hầu ông chủ, con đã từng là thợ sắp chữ ở tờ báo có thằng khốn đó cộng tác.

Véna vuốt râu:

- Hay lắm. Nói tiếp đi.

Gã tài xế lau mồ hôi trán:

- Nhờ con xếp chữ đúng chính tả, thằng Thoore rất chịu đèn, nên tới hồi hòan tất cuốn tiểu thuyết đầu tay, trong một bữa tiệc nhậu, nó đã tặng con cuốn sách có in hình tác giả làm kỷ niệm.

- Có tấm hình đó ở đây không?

- Xin ruớc ông lớn xem.

Nhìn chăm bẳm tấm hình in ở trang đầu cuốn tỉểu thuyết, Véna gật gù:

- Đúng rồi. Đúng nó rồi. Đeo thêm cái kiếng mát, dộng thêm cái nón nỉ nữa là a lê, biến thành bản sao đúc khuôn của thằng ăn cuớp bữa qua, chớ đâu?

Gã tài xế gãi gáy:

- Nhưng ngay dù thằng khốn có phép thần thông biến hóa chớ không phải chỉ đeo kiếng mát và đội nón nỉ, con vẫn dám cam đoanlà còn lâu nó mới qua mặt đuợc đôi mắt chiếu yêu của ông chủ con.

Lão tây cuời khà khà:

- Mẹc! Mày bốc thối quan lớn khá đó. Nhung phải nhận là nhỡn lực của mày, lúc phát hiện ra thằng chó đẻ, còn bố-cu hơn nhiều.

Giống con cẩu đuợc chủ vuốt ve, đấng thợ lái suớng rơn, bèn xăng xái vén mép …lập đầu danh trạng:

- Những còn một điều con sắp trình với ông chủ sau đây mới thực là nghiêm trọng.

- Nói ngay đi. Tao cấm mày dài dòng.

Gà tài xế nói ngay:

- Cách đây hai tuần, có nguời tới gõ cửa nhà con nói là ký giả Thoore, nhớ tình quen biết cũ, muốn kêu gọi con đóng góp vào quỹ cứu trợ nhà ái quốc Bira bị nhà nước bảo hộ bắt bỏ bót truớc đó.

Dân choi đảo Corse cau mày:

- Nhà ái quốc Bira?

Biết mình hớ lời, viên tài xế bẻ luỡi nói lại:

- Gã Thoore muốn quyên bạc để muớn thầy cãi cứu giúp cho thằng giặc cỏ phản quốc Bira, thưa ông chủ.

- Mày nói thực đấy chứ?

- Chém chết con cũng không dám dối láo.

- Thế sao mày không đi báo cẩm?

- Dạ, con sợ cớm lắm. Mỗi bận trông thấy cớm, tự dưng đâm lạnh cẳng nói không ra lời. Cho nên con cứ biết mình không đóng góp một xu cho giặc cỏ là kể như đã tỏ được tấm lòng trung trinh với nhà nuớc bảo hộ rồi vậy.

Véna cuời ruồi:

- Bú xịt thằng ký giả lựu đạn! Đúng là nó nói chuyện nằm mơ! Nó có biết phí tổn muớn thầy cãi phú lang xa ở chính quốc qua đây bao nhiêu không? Nó có bíêt lũ dân đen chúng mày khố rách áo ôm cỡ nào không? Quyên góp cả trăm năm, quan lớn đây dám bảo, chắc cũng chua đủ là khác. Cho nên tao mới nghi thằng ký giả chỉ tính xin đểu chúng mày ít bạc vụn để đi cơm no bò cỡi cho cái bản thân của nó thì đúng hơn.

Thu hết đởm luợc, gã tôi tớ đính chính:

- Bẩm quan lớn, vì đã đã từng làm việc bên cạnh thằng ký giả, con biết nó là đứa không gia đinh, ruợu chè, trai gái, hút sách. Hễ viết báo hoặc bán sách thu được chút tiền còm nào là nó đem cho những cụ già neo đơn và đám hành khất ráo trọi.

Ông chủ đồn điền cuời nhạt:

- Ra là thế! Mày có vẻ cảm phục con người lý tuởng đó quá nhỉ?

Gã tài xế tái mặt chống chế:

- Đâu có, con đâu dám có ý tuởng tầm bậy kiểu đó. Chẳng qua như một kẻ tôi tớ lúc nào cũng nhớ ơn ông chủ cứu mạng, con nghĩ con cần bẩm báo sự thực để trình ông chủ rằng, rất có thể vì muốn có phương tiện đi cứu gã giặc cỏ, thằng ký giả Thoore đã xâm mình xách súng đi ăn cuớp chíêc va li của quan lớn không chừng.

Véna lẩm bẩm:

- Có thể lắm. Sao lại không?

Rồi cao giọng hỏi gã giúp việc:

- Mày có biết thằng khốn đó thuờng trú, tạm trú ở đâu không?

Gã vệ sĩ gật đầu:

- Con biết, ban ngày nó đi lê la khắp nơi luợm tin cho tờ báo Nhung khuya nào, thằng con củng mò về căn nhà hoang ở giữa cánh đồng không mông qụanh để tìm sự yên tĩnh viết báo viết truyện.

- Tốt lắm, tối nay tao với mày tới đó thăm nó.

Gã cận vệ hỏi lại:

- Con có cần đi báo lính mã tà để nguời nhà nuớc phái nguời đi theo giúp chúng ta một tay hay không?

Mui lão chủ đồn điền đỏ lên:

- Khỏi. Tuyệt đối khỏi.

°

Đang ngồi thả hồn theo những con chữ nằm bò lổn ngổn trên trang giấy, ký gỉa Thoore, đích danh vị thanh niên đi cuỗm bạc của ông chủ đồn điền, khi không bị bàn tay gân gúôc của ai, từ phía sau, chụp lẹ, xiết bạo lên cần cổ.

Tất nhiên ngài ký giả có chống đỡ, cố chống đỡ. Nhưng cây viết, thứ khí giới độc nhất nắm trong tay, lúc chới với lại đánh rớt cái đụi. Bèn cứ vậy mà tay không chỏi ra sau cào đấm lung tung trong khi đôi chân chõi lia lịa xuống đất khiến chiếc bàn đổ nghiêng hất mớ giấy má bay búa sua cùng lúc với những vì sao lớn, sao nhỏ trong đầu xẹt tứ tán.

Vị ký gỉa lặng lẽ gia biệt cuộc đời phiền muộn, mà đau nhất tới hồi tay bắt chuồn chuồn, vẫn khỏi biết thằng nào đang… nựng hơi kỹ cái cần cổ của mình.

Chắc là bởi tâm tư lấn cấn, nên tư thế nằm nghỉ thở của ký giả Thoore nom không mấy thỏai mái.

Chân gã lợn cợn phân nuớc tiểu, tay in hình cố bấu níu lấy cái gì, hai con mắt lồi ra ngòai giống mắt cá thòi lòi, mà luỡi lại thè lè như đang liếm cà rem mới kỳ cục.

Đứng chiêm ngưỡng cảnh hành hình nạn nhân ở phía sau, lão tây chủ đồn điền hể hả động viên tên vệ sĩ:

- Đẹp lắm. Chơi gọn lắm. Tao có lời khen mày đấy.

Đấng tôi tớ mỉm cuời:

- Đội ơn ông chủ.

Véna ngoắc tay:

- Buông cái xác ra và lại đây cầm lấy cỗ bài này.

Thằng tài xế đã tính hỏi để làm gì? Thì hồi tối tới giờ, lúc nghe lão chủ dặn xách theo bộ bài, thằng con đã mấy bận tính hỏi, nhung biết tính chủ, sợ mất điểm với chủ, rút cục nó lại nín.

Đóan chừng miệng tên đàn em ngứa ngáy, Véna dõng dạc ra lệnh:

- Mày dựng cái bàn lên. Chia một mớ quân bài ra hai phía. Phần bài còn lại kèm với ít bạc lẻ mà tao dặn mang theo khi nãi thì đem ném rải rác xúông đất.

Gã lái xe reo lên:

- Con đã hiểu ý ông chủ. Đúng là môt hiện trường giả tuyệt hảo.

Và bình luận tiếp:

- Chỉ tội các thầy chú. Ngày mai dù có nặn óc, cớm cũng khỏi biết thằng nào đã chơi bài chung và đã ra tay giết nạn nhân đi.

Giọng ông chủ Véna tưng tửng:

- Ủa, vậy không phải là trước kia chính mày cũng từng chơi bài, và từng giết nguời hay sao?

Thấy mặt tên giúp việc nghệch ra lo sợ, Véna cuời lớn:

- Bỏ đi. Tao chỉ cà rỡn. Đừng quên mày là người của tao, mày là cận vệ kiêm tài xế suốt ngày túc trực bên tao, thì lũ thầy chú có khùng đâu mà dám nghi ngờ tầm bậy?

Đang hãi hùng bỗng được lão chủ đỡ cho cái gánh nặng trên vai, gã vệ sĩ mắt nhắm tít tóet miệng ra cuời. Đúng lúc luỡi dao, cầm ngược chìêu, từ bàn tay mang găng của Véna bất ngờ bật ra cắm ngọt ngay tim gã.

Dù sự sống theo máu bốc thóat từng giây, nạn nhân vẫn cố …thắc mắc khiếu nại:

- Ông chủ. Tại…sao…giết…con?

Giọng lão chủ đồn nhẹ như tiếng gió:

- Chớ nói bậy! Tao giết mày hồi nào? Chính thằng ký giả học đòi ăn cuớp kia giết mày đấy. Nó giết mày ngay cái khi nó dám bắt tao nằm úp mặt trên con lộ đất để diễn trò cuớp cạn. Đáng tíêc, mày có mặt lầm chỗ, lầm lúc! Nên cả mày với nó phải cùng im tiếng, thì tao mới còn chỗ đứng ở trên trái đất này được.

Vẫn với bàn tay mang găng, Véna rút luỡi dao khỏi tim tên vệ sĩ, buớc tới cạnh xác gã ký giả. Lão đứng thừ người ra một giây, trán nhăn tít, trước khi cúi xuống chậm rãi nhét cái chuôi dao vào tay người đã khuất.

Không, khỏi mất công nghĩ ngợi làm gì cho mệt óc. Ở trên cao, vị đại ân nhân từng cứu mạng thằng Véna này ngày nào làm ơn chứng giám giùm! Rằng Véna vẫn trọng thệ, vẫn giữ đúng lời hứa là không chạm tới một cọng lông chân của những nguời làm báo, trong đó có tên ký giả Algérie hạng bét này.

Chạm vào tay nó, nhét dao vô tay nó, Véna thực ra chỉ muốn giúp nó … phục hồi danh dự. Là vì dù bị xiết cổ le luỡi mà vẫn ráng quay ra sau đẩy ngọt một mũi luỡng bại câu thương để hai bên cùng chết, chuyện đó tất nhiên phải nghe hùng hơn và ngon lành hơn là cứ ngồi chình ình ra để mặc cho đối phương tà tà hóa kiếp mình chớ?.

Văn An
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Thư tình gởi muộn

Thư tình gởi muộn

Ngày ấy mỗi sáng em đi học. Một sáng chớm hè, lạc bước vào mảnh vườn cháy nắng đời anh. Nhờ bóng mát em, mảnh vườn lên mầm sống. Chim bướm rủ nhau tha mộng ước bay về. Anh căng võng hồn bên cây hạnh phúc suốt mùa hè mộng mị ấy, nhìn thế giới hiu quạnh cũ mới lên, lạ đi, đầy kỳ tích. Để biết vạn vật có linh hồn. Chính em, ngừời “phiên dịch” cho anh hiểu những bí ẩn của Trời đất:

Nắng hạ vàng em mặc áo xanh

Phủ xuống đời tôi bóng mát

Tiếng chim hót tôi làm sao hiểu đươc

Khi không có lời phiên dịch của riêng em.

Có “lời phiên dịch của riêng em” là có tất cả, là hiểu được tất cả. Người ta ví tình yêu như ngôn ngữ của nhân lọai. Theo anh, tình yêu, hơn thế, là tiếng nói của muôn lòai. Nhờ nó, những kẻ yêu nhau hiểu được ‎‎y nghĩa khúc hoan ca của giòng sông, bản hòa tấu nơi cánh rừng cùng lời thì thầm giữa cỏ cây hoa lá.

Một thi sĩ anh không nhớ tên, nhưng chắc có khiếu ẩm thực, viết rằng:

Dăm lít gạo với vài cân muối

Nấu với tình em ăn rất ngon.

Anh, tên tục tử dốt thơ, cả đời hì hục chưa làm nổi một câu thơ, nên chả rõ y thơ hay chỗ nào. Chỉ biết đọc lên thấy sướng đã. Là vì tự nhiên có người đi nói hộ cái điều mình vẫn bàng bạc cảm nhận nhưng không biết phát biểu thế nào cho nó phải, vậy còn gì mà không sướng đã?

Thực thế hễ có tình yêu, ai cũng đủ khả năng gia nhập phái dưỡng sinh. Ngày hai bữa “thôn tính” cơm gạo lức muối mè đã đành khó nhá như nhai k‎y‎ ninh. Nhưng thêm tí tình em vào. Và chỉ thế. Là chưa nuốt đã trôi xuống củ tỉ. Tình em, một “gia vị” trên mọi gia vị. Có tình em, giềng mẻ mắm tôm… vứt đi.

Nhưng bên cạnh tình là đời. Không ai sống bằng dư luận, sống nhờ dư luận, nhưng rõ ràng không ai sống không có dư luận. Lưỡi dao đồn đãi, lơ lửng trên đỉnh đầu, sắc và vô tình hơn ta tưởng.

Em biết thế. Nên giữa phẩm hạnh, sương khói, em mê đắm tình nhưng vẫn sợ tiếng đời. Em muốn chúng ta hòa tình vào đời thì anh lại nghĩ em mang đời vào tình. Nên gạt phắt.

Ngày ấy còn trẻ, gàn bướng, lại ngộ nhận vũ trụ vói chiếc miệng giếng, anh không biết cũng chẳng muốn biết, ngòai tình em còn có đời em. Nên cứ đứng nhìn con đê tình bị song đời lấn tới. Cứ thản nhiên lúc mây thương yêu bị gió cuốn đi. Bây giờ già, thấm mệt, ngồi ngẫm lại để thương người, thương mình, thì tình đã xa, hồn đã úa, than thể đã lỗ chỗ đạn đời.

Anh ngày ấy:

Vốn là người lãng đãng mau quên

Hoa về đủ còn chưa tin xuân đến.

Nên phải:

Chờ tới lúc tay em xòe năm ngón

Rất vội vàng anh mới hiểu qua đông.

Chiếc nhẫn đính hôn trên tay em đồng nghĩa với qua rồi mùa dấu ái. Anh chỉ biết điều ấy, chợt biết điều ấy khi em ghé báo tin vu quy vào một chiều mưa lạ cuối năm:

Em đến nhà tôi he hé cửa

Đôi mắt mơ buồn dưới mấy hàng mưa

Tay bối rối nón hờ ngăn gió thổi

Bay suốt đời thương nhớ xuống tim tôi.

Em trao thiệp cưới viết bằng nỗi buồn. Anh nhận, buồn hơn. Chẳng ai bảo ai,cả hai đều vờ vui vẻ.. Nên chẳng ai bảo ai, chúng ta cùng biết mình là diễn viên tồi của màn kịch đắng cay.

Tự ái tuổi trẻ bị thương tổn, cả anh lẫn em quyết gỡ thể diện bằng mọi giá. Nhưng hạnh phúc, thứ ân sủng Tạo hóa đặc tặng cho một số người làm sao lại có thể biến thành cái giá đem ra đổi chác, gỡ gạc được nhỉ? Như hai tên giác đấu say đòn chúng ta cố tìm mọi câu mỉa mai và mọi lời cay độc để đâm nát hồn nhau. Cuộc quyết đấu vô l‎y‎, vô nghĩa, và ngu xuẩn đó làm sao có kẻ thắng?

Chỉ đến khi bước chân em lùi sát khung cửa, anh mới nhớ Trời đang mưa. Ánh chớp lóe lên soi rọi mọi vật nhòa nhạt trong phòng. Chúng ta, cùng lúc nhìn thấy thương tích của nhau. Đôi mắt em chùng xuống, thăm thẳm, rét mướt, chờ đợi. Thay vì ôm chòang em vào lòng, xé nát tấm thiệp mời, và giữ em mãi mãi của anh, thứ tự ái ngựa non háu đá khốn kiếp lại kéo môi anh dãn ra thành một nụ cười. Nụ cười hẳn là mỉa mai, khinh bạc! Vì mắt em chợt thẫm lại, héo úa, tuyệt vọng. Như chiếc lá tưởng hương xuân tới vừa nhú mầm, bỗng quắt queo khi trận gió đông ập qua.

Thể diện được ve vuốt, anh giả vờ bình thản tiễn em ra cổng. Em quay lại. Trong mưa chúng ta nhìn nhanh vào mắt nhau. Trong mưa chúng ta xa nhau.

Tiếng bước chân hối hả, hờn giận của em khua tren vỉa hè sũng nước. Bắn xuống hồn anh những âm vang tan tác, lạnh buồn:

Em đi về đâu chiều cuối năm

Cười chia tay mà mắt khóc âm thầm.

Quay vào phòng, thôi cười gượng, thôi đóng kịch bất cần, bắt chước một thi sĩ lớn‎‎, anh tắt đèn, tập tành hút thuốc, uống rượu:

Mỗi đêm một gói thuốc

Hút nhiều nứt cả môi

Nỗi buồn không nói được

Nỗi buồn ăn vào tôi.

Nỗi buồn không nói được nhưng chỉ cần tác giả câu thơ dám nhận là mình buồn, nỗi buồn ấy kể như sớm muộn cũng tan chảy được. Chứ còn đã sầu nẫu người mà lại cứ cố dối người, dối mình bằng tiếng cười gượng gạo, thì bảo đảm sầu phải nhân lên và buồn sua là ở lại.

Khói thuốc không giúp anh khơi gợi được tí ti kỷ niệm nào cả. Chiếc đáy cốc cũng không mời được em về. Thay vào rượu, thuốc lá hợp đồng mơn man tính hăng tiết vịt khờ dại của tuổi trẻ nới anh. Và nhấc nó lên, quay tít. Giống con dế “ngâm tim mình trong miệng” lúc rơi xuống, anh cũng vểnh râu, giương càng:

Em u mê không nhận ra ta một thiên tài chưa gặp vận

Nên em bỏ ta gá nghĩa với cuộc đời.

Anh nhận vơ mình là thiên tài. Anh quai xanh vành chảo lên xỉ vả em thiếu mắt xanh. Có rượu pha lẫn phẫn nộ xằng, người ta thích và dễ tưởng tượng. Như anh lúc ấy tưởng tượng em về.

Một thi sĩ, đón người yêu quay lại, ngơ ngẩn:

Quan họ em về

Một miếng trầu cơi

Duyên thì thắm tình người có thắm

Leo lẻo mắt ai giữa chiêu xuân hanh nắng

Quan họ em về anh hóa ngẩn ngơ.

Một thi sĩ khác tìm em gái đi lạc dài cổ không gặp. Một sáng chim bụi mỏi cánh bay về. Thi sĩ mừng quá, thơ thẩn bay đi đâu hết nên dụi mắt, hỏi một câu mê sảng: “Em về đây chăng?”

Anh khác họ. Ngày ấy, dù em về thật, chứ không phải chỉ nuớc mũi nhễ nhại trở về trong trí tưởng, có lẽ anh vẫn khinh khỉnh đọc thơ Nguyễn Đình Tòan:

Khi em về bước chân chừng xa lạ

Và cỏ hoa tất cả đã vắng im.

Truớc khi cóc mở miệng an ủi em một câu đãi bôi:

Em đừng khóc, đừng buồn, đừng nhìn nữa

Cứ cúi đầu cứ thế mà ra đi

Trời sẽ tối ước mơ rồi sẽ hết

Và dấu giày mai sẽ lá sương che.

Bờ nhớ bên giòng chảy đời mỗi ngày một rõ thêm nhờ lớp lớp phù sa kỷ niệm thơm ngát.

Viết những giòng này khi tuổi trẻ không còn, anh mới đủ thành thực tự nhận điều đó. Điều mà hai mươi năm xưa anh không nhận, không bao giờ muốn nhận:

Mùa thôi biếc chim thôi về tha hạt

Em vẫn về xao xác khoảng Trời tôi.

Hai mươi năm đủ dài cho anh thâm thía bốn chữ ngày xưa và bây giờ.

Ngày xưa, anh để tự ái hão, thể diện bậy che mắt, xỏ mũi dẫn đi. Con ngựa non sống cho thiên hạ hơn cho chính mình. Nó tưởng cuộc đời là khỏanh đường thẳng truớc mặt. Nó từ khước thảm cỏ xanh mởn sát cạnh. Bên kia đồi, nó tưởng, cỏ phải xanh hơn. Chưa qua đồi, nó nào biết mình thả mồi bắt bóng? Nhưng tới khi thảm cỏ trong tầm với bị lấy đi, con ngựa non phẫn nộ‎ và tìm cách trút phẫn nộ một cách ti tiện.

Khi dẫn người bạn gái lạ đến dự đêm em thành hôn, anh chỉ có mục đích trả hận. Anh nốc rượu tì tì. Trơ trẽn ôm siết cô bạn. Anh huyên thiên cười nói và huyên thiên pha trò. Anh xẹt tới góc này anh lao sang phía hia. Giống hệt con thú vuớng lưới phung phí sức lực vô vọng tìm cách thóat lưới, anh cố dấu nỗi buồn đùn lên từ đáy tim mình. Nhưng buồn như khói. Càng che đậy, khói càng bay lên.

Rồi người ta dẫn em đến nơi anh ngồi, chào hai họ. Chúng ta đứng cách nhau một mặt bàn. Chúng ta đứng cách nhau cả cuộc đời. Anh say quá nên:

Anh muốn cắn một miếng vào quá khứ

Cho hồn sực tỉnh lại cơn say.

Đột ngột căn phòng đầy ắp người cơ hồ không còn ai. Đột ngột mọi tiếng động như con nước xuôi vào lòng rạch im lắng. Chỉ còn đôi mắt lạnh giá, thất thần của em giữa cõi tịch mịch khôn cùng của đất Trời. Chúng ta mê sảng nhìn nhau. Mê sảng nhìn nỗi đau trong mắt nhau vỡ thành muôn mảnh sắc cứa nát hồn đời.

Rôi đêm tân hôn tàn. Những người khách cuối lục tục dời nơi hành lễ. Người đàn ông đứng tuổi chải chuốt đưa em về trên:

Con đường buồn rụng tím một bài thơ

Đêm ngự xuống tìm em ru thân xác.

Chỉ anh còn lại. Đếm cô đơn và gặm nhấm nỗi buồn:

Ta sót lại cuối hành lang vắng ngắt

Nửa vầng trăng nhòa nhạt cõi xuân người.

Hai mươi năm không gặp em không có nghĩa hai mươi năm anh xa em. Không gian, thời gian vô nghĩa trước kỷ niệm. Luôn luôn chúng ta có môt khung Trời:

Chúng mình tưởng ngăn cách thế

Vẫn riêng có một khung Trời.

Văn An
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Tâm tình người lấy vợ đầm

Tâm tình người lấy vợ đầm

Kiểu vốn con nhà nghèo, nếu quy thành phần giai cấp thuộc loại chánh gốc bần cố nông. Gã ngồi đâu ăn cũng được và ăn cái gì cũng xong. Từ bé cu cậu quen dùng đũa, nhưng khi cần cũng dùng tay sai năm quân nhoay nhoáy. Gặp món ăn hợp khẩu vị, nhất lại cung ít hơn cầu ở chiếc bàn ăn có nhiều người cùng ngồi đánh chén, Kiểu hay kế thừa truyền thống ẩm thực của thằng cu Lặc trong văn học sử. Là hễ gắp miếng nào bỏ vào miệng, miếng ấy lập tức trôi xuống tận củ tỉ Kiểu ngay.

Cô đầm Liz, vợ của Kiểu, thì khác.

Bữa trưa, cô đầm ăn qua loa ở chỗ làm không nói. Buổi cơm chiều mới là cơ hội để Liz trả thù đời. Nàng chế tác nó rặt tính màu mè hoa lá cành. Với soong nồi sạch bóng. Bát điã thơm phưng phức. Chiếc khăn trải bàn trắng muốt. Hai cái khăn ăn gấp chéo đặt chỉnh tề truớc mặt. Muỗng dao niã làm bằng inox sáng chưng. Chưa kể cuối tuần, Liz còn tự biên tự diễn mấy ngọn nến cùng ít nhạc thính phòng cho bữa cơm chiều thêm lung linh, huyền ảo.

Làm sao bần cố nông Kiểu có thể thoả hiệp với môi trường trưởng giả ấy được.

Liz lại bày trò uống rượu khai vị. Nàng bảo rượu chát giúp Kiểu ăn ngon miệng, đồng thời kích thích tuần hoàn, cũng như bồi bổ lục phủ ngũ tạng. Không tiện từ chối trước sự mời mọc khẩn khoản, Kiểu bèn nhấp thử một hụm rượu. Miệng đắng ngắt, lưỡi cay xè, gã khẩn thiết yêu cầu:

Em làm ơn cho anh thià đường gấp.

Liz nheo mũi:

Anh định cho đường vào rượu à?

Đúng vậy.

Nhưng ai lại khuấy đường với rượu?

Em cứ lấy hộ anh.

Cô đầm xúyt xoa:

Nhưng cho đường vào thì còn gì là cái men rượu chát qúy hiếm ủ đủ 50 tuổi, hả anh?

Kiểu “bảo lưu” ý kiến:

- Liz cứ làm ơn lấy hộ anh thìa đường.

Kiểu cóc thèm bận tâm chai rượu bao nhiêu tuổi. Nhưng nào phải tại gã ngoan cố hoặc vô tình? Chẳng qua gã chỉ thực bất tri kỳ vị. Mục tiêu phấn đấu của gã là biến cốc rượu thành ly nước mía. Gã đâu biết, cũng không cần biết rằng tuy cùng làm bằng nước nho ép cả đấy, giá của lít rượu chát tùy theo thời gian ủ lâu hay mau có thể chênh lệch khoảng vài đô đến vài trăm đô. Cô đầm rút cục đành chào thua Kiểu ở cái khoản ngưu ẩm man di mọi rơ vừa nói.

Đến chiếc lọ cắm hoa, Liz không dễ nhượng bộ như thế. Nàng là người yêu hoa hồng. Ở cái xứ quanh năm lạnh buốt da đó, hoa hồng trồng trong nhà kiếng phải cần có máy sưởi, cũng như cần điện thắp sáng, nên hoa hồng đắt lắm.

Vào muà đông, một giúm nhánh hồng còm cõi giá vài đô là chuyện đời thường. Mỗi ngày Liz thay ba nhánh hoa, một tháng tốn cả trăm đôn, Kiểu hỏi sao không xót ruột? Số tiền ấy vào thời điểm ấy, nếu gởi về Việt nam là thừa sức mỗi tháng nuôi sống một gia đình đấy. Chả trách mỗi khi nhác trông thấy lọ hoa, cái mặc cảm sống phè phỡn trên nỗi đau đồng loại trong Kiểu lại ngóc cổ cục cựa đứng dậy.

Liz tất nhiên không nghĩ việc chưng hoa là lãng phí, thậm chí …vô nhân đạo như Kiểu “quy chụp”. Nàng bảo nàng không thể sống thiếu hoa được. Cũng nàng bảo hễ thiếu vắng lọ hoa, chiếc bàn ăn dù có nem công chả phượng đi chăng nữa, nàng ăn cũng không ngon.

ngày sau, thì bứ đến tận cổ.

Sữa mới thực khỏi nói.

Dù sữa tươi tiệt trùng theo phương pháp Pasteur hẳn hoi, nhưng nếu từ bé chưa quen dinh dưỡng sữa, hễ uống sữa vào là biết tay nhau ngay.

Kiểu ta có "kinh nghiệm xương máu" về chuyện này.

Ngày mới sang xứ lạ, nghe lời bà đầm hàng xóm xúi dại, buổi sáng gã hiên ngang bồi dưỡng cốc sữa truớc khi bắt chiếc xe buýt đi chơi phố. Xe mới chạy được non nửa đường, chiếc bụng dưới của cu cậu bỗng lăn tăn sự cố kỹ thuật.

Không khí chung quanh chỗ Kiểu ngồi trên chiếc xe buýt chợt căng ra, nóng hực lên, giống chiếc bánh đa đột xuất đặt lên lò nướng. Qúy vị hành khách tây đầm dù lịch sự có thừa ra đấy, vẫn mắt dáo dác liếc Kiểu rõ cái điệu nhìn thôi mà chẳng nói, có nói cũng khôn cùng. Thế là tự nhiên Kiểu trở thành trung tâm "vũ trụ". Tự nhiên gã khơi khơi nằm…. toàn quyền sinh sát các kẻ đồng hành khốn khổ ngồi quanh.

Gã không đi, không bước lúc đặt chân xuống lề đường. Gã phá mọi kỷ lục thế giới về môn chạy nước rút 100 mét. Không có cái đích đến nào qúy hoá bằng căn phòng vệ sinh khi ấy. Và chả có liều doping nào mạnh hơn ly sưã sát nhân mà Kiểu đã vô ý … doping vào dạ dày trong cái buổi sáng lưu lạc nhớ đời vừa nói.

Từ đấy Kiểu kiềng sữa, Kiểu không đội Trời chung với sữa.

Nhưng bơ, phó mát vẫn là cái "vấn nạn" mà gã phải đối mặt trong bữa ăn hàng ngày.

Kiểu chẳng biết tại sao gã không nhớ ngôi trường cũ, mái đình xưa, cánh đồng luá vào sữa, hoặc cơn heo may giải đồng…. mà lại chỉ nhất định tưởng-tiếc rau muống.

Nỗi nhớ rau muống rõ ràng không thơ một ly ông lão nào cả. Nó đồng quê nước phèn. Nhưng mà thật. Rất thật. Và rất Kiểu.

Giống quê hương, Kiểu biết rau muống từng bao dong, nuôi dưỡng Kiểu cực hào phóng tận tụy. Giống quê hương, rau muống ngàn đời câm nín, không bao giờ kể công dù rau muống cho Kiểu và những nguời quanh Kiểu nhiều lắm.

Tưởng tiếc rau muống xong, Kiểu tiện thể còn tương tư những món điểm tâm quê hương khác đến đầu đến đũa nữa.

Chắc chắn, cu cậu ắt đã xơi chúng trong mơ hơi kỹ. Nếu không sao một sáng cuối tuần, Liz lại nhìn chồng giọng tần ngần:

Anh yêu, anh có nghe ai nói đến chứng ăn du hay không?

Kiểu chưng hửng:

Hả?

Liz nhấn mạnh:

An du, anh ạ

- Sao, em nói sao?

Liz nói chậm từng chữ:

Em nói là anh ăn du.

An du là cái gì?

Liz nhẹ nhàng:

- An du là biến chứng của mộng du. Người ăn du thường nhai tem tép, nuốt ừng ục khi ngủ đấy.

Vỡ lẽ, Kiểu cười xoà:

- À …. Nếu như vậy, anh của em đúng là người ăn du dài dài rồi.

Liz tròn xoe mắt:

- Lạy Chúa! Điều em nghĩ bấy lâu nay quả không sai. Đúng là cuộc chiến Việt nam đã ảnh hưởng tới anh nhiều quá rồi. Chúng ta phải cấp tốc đi gặp đốc tờ tâm lý mới được. Anh làm ơn dậy tắm rửa thay quần áo xong, chúng ta đi ngay.

- Đây chả tâm lý tâm liếc cái quái gì cả. Đây chỉ cần gặp một vị lương y đặc biệt.

Liz xoắn xúyt:

- Ông đốc tờ ấy là ai? Ở đâu? Đã tốt nghiệp đại học Harvard chứ anh?

Giọng Kiểu tưng tửng:

Harvard mà thấm tháp gì?

Liz vẫn thắc mắc:

Cũng không nốt.

Vậy trường gì, anh?

Trường đời.

Liz trợn mắt:

Lang băm à?

Kiểu xua tay:

Chuyên viên… ẩm thực trị liệu danh trấn thiên hạ của dân An nam đấy, đừng đùa.

Cô đầm gãi mũi:

Là thế nào cơ? Em chưa rõ lắm.

Kiểu ba hoa:

Thì thay vì dùng thuốc, vị lương y này lại chuyên chữa bá bệnh chỉ bằng một món ăn duy nhất.

Liz đảo mắt nhìn trần nhà, giọng miả mai :

Kiểu nuốt nước bọt:

Món phở do "đốc tờ" phở bào chế, Liz ạ

Cô đầm cao giọng :

Phô?

- Không phải phô em nhé. Phở. Chỉ là phở. Nhớ gọi đúng tên nó là phở cho anh nhờ. Phở ngon tuyệt hảo hạng. Phở không phô một ly ông lão nào cả.

Liz thắc mắc:

Nhưng phở là thực phẩm. Còn chứng ăn du thuộc tâm bệnh. Hai thứ ấy nào có liên quan gì với nhau chứ?

Kiểu hoa tay:

Thế thì em lầm.

Mặt cô đầm đờ ra:

Anh có thể làm ơn nói rõ hơn?

Kiểu xoa tay:

Ờ… thì cứ tạm cho là anh mắc chứng ăn du như em đã phát hiện đi, vậy thì sao nào?

Em đang chờ nghe anh nói.

Kiểu nói tiếp:

Một là tại sao anh lại ăn du? Và hai, anh đã xực món gì trong những cơn ăn du trăm voi không đưọc bát nước sáo ấy?

Cô đầm lắc đầu:

Em chịu.

Anh biết rằng giữa anh với phở có một mối liên quan cá- nước sâu đậm. Phở vốn gồm hai thành phần là nước và cái. Lúc mới lên 6 tuổi, anh từng chuyên chén cơm chan với nước phở bởi anh có bà cô họ làm nghề bán phở. Lớn thêm tí nữa, mỗi sáng đi học, anh luôn tranh thủ ghé đến quán của bà để trước tán ăn, sau ăn vạ một bát phở xuông cho lương tâm yên ổn. Bà cô thương cháu lắm. Khổ nỗi phải cái tội nghèo. Thành thử bà chỉ kham nổi một bát phở không người lái cho cháu mỗi sáng. Cứ thế, bằng phở xuông và nhờ nước phở, anh sống hùng sống khoẻ suốt thời niên thiếu.

Giọng Kiểu bùi ngùi:

Khi lớn lên làm ra tiền, bà cô thương qúy đã khuất. Gánh phở thơm ngát kỷ niệm không còn.Từ đấy, sáng nào rách không đủ địa "nộp xâu" cho chủ nhân tiệm phở gần nhà, anh bữa đó giống hệt con cá thiếu nước tha hồ hẻo hẻo.

Liz xúyt xoa:

Tội nghiệp anh của em quá.

Kiểu cười:

Đừng thèm tội nghiệp anh làm gì. Hãy tội nghiệp chiếc dạ dày hiện đang nhớ phở da diết của anh, thì hay hơn. Mà Liz này…

Dạ

Anh chả có tâm bệnh tâm biếc cái quái gì đâu. Sở dĩ anh phải xực hàm thụ phở trong mơ chỉ là tại anh thiếu phở, thèm phở, đói phở, và khát cái món phở ngon số dách ở trên đời ấy mà ra cả.

Liz bá lấy cổ chồng:

- Như thế anh yêu còn chờ gì chưa dẫn em đến tiệm phở?

- Anh xin lỗi.

Liz xụ mặt:

Chiều em một tí không được à?

Kiểu giải thích:

Anh chiều em, nhưng tiệm phở ở mãi bên Việt nam nó có chịu chiều em đâu.

Gã chép miệng:

- Tuy vậy anh đã có cách.

Một chiều Liz bám lấy Kiểu hí hửng:

- Cảm ơn anh.

Kiểu ngơ ngác:

- Cảm ơn cái gì, hả Liz?

Cô đầm cười đến mép tai:

- Em vừa leo lên bàn cân xong. Nhẹ đi được 4 pound tức gần 2 ký lô anh yêu ạ.

Thấy Kiểu đần mặt rõ cái điệu thông minh nhưng chậm hiểu, nàng phụng phịu:

- Ơ kià, sao anh không nói gì thế?

Chợt nhớ tới nỗi sợ béo hãi hùng của đầm, Kiểu nói vuốt đuôi:

- À… Tuyệt vời!

Congatulate cưng!

Liz quay người một vòng:

Cảm ơn anh. Nhờ anh, em mới biết ăn phở. Phở ngon không thể chê được. Hơn nữa nếu không nhờ ăn phở nguyên tháng nay, làm sao em có thể nhẹ đi được gần 2 ký. Lạy Chuá, có nằm mơ em cũng không dám mong được như thế đâu.

Bán tín bán nghi, Kiểu hỏi gặng:

Em có chắc là nhờ phở?

Liz giơ ngón tay cái lên:

- Trăm phần trăm, anh ạ.

Kiểu vỗ đùi:

Vậy thì chúng mình sắp phất lớn.

Cô đầm chưng hửng:

Anh bảo sao?

Kiểu hào hứng:

Còn sao với trăng cái gì nữa, cô em. Chả phải chính em vừa phát hiện ra cái "tác dụng phụ" tuyệt vời của phở là làm thân thể thon gọn lại là gì?

Liz ngơ ngác:

- Em phát hiện?

Và reo lớn lên khi hiểu ra câu chuyện:

- Đúng, anh nói đúng. Đúng là phở có làm cho dáng người em trở nên thon thả thật.

Kiểu ba hoa:

- Đấy, em thấy chưa? Trúơc đây cứ hễ nghe phong phanh ở đâu có loại thuốc mới hoặc phương pháp mới giúp giảm cân là y như có em và có vô số khách hàng mát da mát thịt khác sắp hàng chờ mua. Nhưng rút cục thì đâu vẫn hoàn đấy. Thực chả bù với bây giờ. Bây giờ chỉ cần mỗi một tháng ăn phở, em đã đạt được niềm ao ước mà trước đấy em cứ ngỡ chừng vô vọng, anh nói như thế đúng đấy chứ?

Cô đầm thắc mắc:

Nhưng phở làm bằng "nguyên liệu" gì mà qúy hoá thế hả anh?

Kiểu vốn chê ác khoái thiện. Cho nên trước câu thắc mắc vừa nói của cô đầm, Kiểu không thể nói huỵch toẹt cái lý do mà phương pháp phở giúp Liz giảm cân nó chỉ giản dị có thế này.

nhưng không gây béo là điều dễ hiểu.

Thế nhưng Kiểu dại gì đi "tiết lộ" bí mật ấy ra miệng, khiến cho bát phở đâm ra mất thiêng trong mắt Liz? Con người ta, Kiểu biết, ai mà lại chả thế. Cái gì dễ có quá như nước và không khí chẳng hạn, là con người hay xem thường. Bởi vậy thay vì trả lời trực tiếp câu Liz hỏi, Kiểu lại đẩy một đường lý thuyết rất ư màu mè riêu cua rằng thì là, bệnh tật, như cụ Hải Thượng Lãn Ông đã dạy, là do miệng mà sinh ra. Người đời không nhất thiết cứ phải hấp thụ thực phẩm kém vệ sinh, mà chỉ cần ăn uống thiếu cân đối chất, nói chung là ăn uống không đúng với âm dương ngũ hành thì lâu ngày cơ thể họ tất phải trục trặc kỹ thuật. Nói tóm tắt, hễ càng ăn cao lương mỹ vị nhiều, họ càng cần uống thuốc nhiều. Và cái "vĩ tuyến" phân cách thực phẩm với chất độc, cũng như thực phẩm với dược phẩm trông chỉ mong manh như sợi tóc. Nhưng coi chừng đấy nhá! Mềm dịu hoá thành ngọn chông mấy chốc? Và chính cái tưởng như mong manh lại gian ác có hạng mới ác. Vì sao? Vì nó khiến người đời mất hẳn tính cảnh giác. Vì chả cần nó phải xô, thiên hạ vẫn tự nguyện ngã nhanh ngã mạnh vào cái trận địa phục kích do bản năng ăn uống vô độ của kiếp người giăng mắc.

giở giọng phán phiệu:

phở cũng đâu nỡ gây ra chứng nghẽn mạch do chứa quá nhiều chất sắt như thịt bò cuả các món ăn khác?

Vừa nghe nói đến bò, Liz sáng rực cả mắt lên. Cô em chả là rất hẩu cái món thịt bò bỏ lò roast beef chấm với nước sốt gravy. Ngày hai đứa mới sống chung, nhìn nàng gặm tảng thịt to bằng bàn tay nướng nửa sống nửa chín còn nhễ nhại huyết tươi, Kiểu táng đởm kinh hồn. Sau quen mắt, gã không úy kỵ nữa. Nhưng mắt quen, mà miệng ngoan cố không quen. Nên Kiểu đành khẩn thiết thỉnh cầu Liz rằng nếu có dọn món ấy cho gã ăn, cô em nhớ chịu khó lạng thịt thật mỏng và nuớng thịt thật chín cho gã nhờ.

Mê món bò bỏ lò quá, lại nghe nói phở cũng điều chế bằng thịt bò mà không gây chứng nghẽn mạch cho người ăn, Liz bèn hỏi lấy hỏi để:

Thật thế hả anh?

Còn phải hỏi.

Cô đầm thắc mắc:

Nhưng vì sao? Bằng cách nào anh nhỉ?

Một trăm phần trăm chất sắt trong thịt khi ấy bởi được tôi luyện ở nhiệt độ cao, tất sẽ cứng hơn sắt, và tất sẽ cản trở máu huyết lưu thông kỹ hơn sắt một khi được hấp thụ qua thành ruột của người ăn. Thịt bò được ninh trong nồi phở lại khác. Đa phần chất sắt theo nước phở bốc hơi rồi. Phần li ti còn lại bởi đã bị ninh mềm như bún cho nên dù có lọt vô mạch máu của người dùng cũng không thể làm khó ai được. Gia vị quế của phơ đã thế cũng không chỉ giúp dậy hương phở mà còn có khả năng làm giãn mạch khiến cho máu tha hồ ập tới cuốn phăng đi cái dúm chất sắc còm cõi vừa du nhập vào cơ thể của người ăn.

Liz gật gù:

Anh nói phải lắm. Dù rằng cái chuyện luyện sắt của món roast beef và chuyện ninh sắt trong nồi phở có hơi phản khoa học.

Lờ tịt lời phê bình của Liz đi, Kiểu tiếp tục thống kê:

phở còn có gân bò cung cấp chất a giao giữ cho khớp xương được dẻo dai, khoẻ mạnh. Dược-liệu sách-bò thoạt nhìn thì tưởng là vô bổ nhưng chính cái đặc tính nhai mệt không nghỉ của nó lại giúp bắp thịt quai hàm tập thể dục hiệu quả hơn cả nhai kẹo cao su. Những phụ tùng rau thơm, hành ngò, giá của phở trong khi ấy vừa cung cấp mọi sinh tố cần thiết vừa chứa vô số chất sơ mà những hãng đông y Au Mỹ vẫn đem bào chế thành các viên chất-sơ bắt bộn bạc. Món tương ớt phở có cà chua phòng chống ung thư đấy. Múi chanh vắt vào bát phở tăng cường sức đề kháng và bảo trì vẻ trẻ khoẻ. Cuối cùng, bao trùm lên tất cả là cái hương thơm độc đáo cuả bát phở.

Liz liếm môi:

Phở thơm lắm hả anh?

Nước bọt ứa ra, Kiểu cũng liếm môi:

Hương thơm chính là tiêu chuẩn giúp phân biệt giữa phở với hủ tíu bò mà em.

Thấy mặt mũi cô đầm rất ư thành khẩn tiếp thu, cao hứng, gã tán tiếp:

Liz làm ơn nhớ hộ anh rằng tuy cùng là dán nhãn hiệu phở cả đấy, nhưng chín mươi phần trăm số tiệm phở lại chuyên sản xuất hủ tíu bò. Chỉ có vài phần trăm còn lại dậy lên được cái hương phở độc nhất vô nhị đúng nghĩa. Không trách đã có một "phê bình gia " phở bảo rằng dễ nấu nhất là phở mà khó nấu nhất cũng phở.

Liz thắc mắc:

Tại sao lại thế hả anh?

Thay vì trả lời cô đầm, đang cao hứng, Kiểu diễn thuyết tiếp:

Mỗi vị đầu bếp nấu phở, Liz làm ơn nhớ hộ cho anh, là một nghệ sĩ vị nhân sinh, hay đúng hơn vị chiếc dạ dày của kiếp nhân sinh đúng nghĩa đấy. Bằng cảm hứng và tài năng, chứ không phài bằng tiền và vì tiền, mà họ "sáng tác" phở đâu em.

Tợp một hụm nước cho trơn cổ, gã quay lại chủ đề:

Chính bởi tưởng lầm rằng phở dễ nấu, cho nên ở Việt nam ai cũng hong hóng khai trương tiệm phở. Hầu hết trong số này đáng tiếc chỉ làm chau mày các "tín đồ" phở và làm tổn thương không ít cái tên phở cao qúy.

Nói đến đấy, mắt Kiểu sáng lên:

Anh nhất định sẽ cơm bưng nước rót đi mời bằng được một đại-sư nấu phở về hợp tác với hệ thống sản xuất phở của chúng ta sau này.

Liz xen vào:

Anh muốn mở tiệm phở?

Kiểu buông thõng:

Nhất định thế.

Gã đi vào chi tiết:

Như em đã thấy, tại Bắc Mỹ, có hơn hai trăm triệu nguời Mỹ và hai mươi mấy triệu tây đầm Canada. Họ khác nhau ở tuổi tác, học vấn, giới tính, chủng tộc. Nhưng tất cả đều găp nhau ở một điểm. Là vừa thích ăn ngon và vừa muốn giữ cho thân hình săn gọn, cưng ạ.

Liz gật gù:

Anh nói chí phải.

Kiểu lý thuyết tiếp:

thường ăn nhiều và do đó lại càng ngực thon bụng nở. Phở trong trường hợp này trở thành giải pháp độc nhất giúp cho cả nhân loại đã hẩu xực, lại vừa giảm béo vừa không bị cao huyết áp mà không phải trả bất cứ giá nào, kể cả cái giá ăn ít đi một tí. Em hiểu rồi chứ, Liz?

Cô đầm hào hứng:

Hơn cả hiểu, anh ạ.

Kiểu càng hào hứng:

Nếu thế tại sao chúng ta không cấp tốc đi đăng ký mở độc quyền hàng loạt tiệm phở ở khắp vùng Bắc Mỹ này để trước hốt bạc, sau tiện thể "cứu nhân độ thế "?

Liz lấn cấn:

- Anh muốn bắt chước hệ thống bán thức ăn nhanh Mc’ Donald chăng?

Kiểu sôi nổi:

Anh muốn bóp còi qua mặt Mc' Donald là khác.

Anh không nghĩ rằng anh đang kỳ vọng quá lớn?

Kiểu cười khẩy:

Vẫn chưa lớn đúng với cái kích cỡ của phở đâu cưng.

Gã ưỡn ngực:

Kể từ giờ phút này, em có thể gọi anh là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đại công ty phát hành phở của Kiểu và Liz.

Liz mỉm cười:

Tổng giám đốc ?

Kiểu vẫn uỡn ngực:

-Anh bổ nhiệm em là giám đốc nhân viên kiêm điều hành. Chỉ cần em chịu khó chỉ huy tốt và điều hành kheo khéo môt tí. Là bảo đảm chúng ta tha hồ đếm bạc.

- Liệu có dễ như thế không anh?

Kiểu nghiêm mặt:

Là giám đốc nhân viên kiêm điều hành, đề nghi Liz luôn tự tin và lạc quan.

Mắt Liz mơ màng:

Xin lĩnh tôn ý Tổng giám đốc.Việc trước nhất chúng ta cần làm, thưa Tổng giám đốc, là lên một kế hoạch tiếp thị thật nóng.

Kiểu ậm oẹ:

Cách nói hay nhất là làm. Câu nói hay nhất cũng là làm. Vậy thì làm đi. Chỉ có một điều tôi cần lưu ý cô giám đốc. Là nhớ thay hai chữ tiếp thị kêu boong boong bằng cái từ chào hàng chân chỉ hạt bột cho tôi nhờ.

Có gì khác biệt giữa tiếp thị với chào hàng thưa Tổng giám đốc?

Xoa hai tay vào nhau, Kiểu đáp:

Có và có nhiều là khác. Chào hàng là có sao nói vậy nên chào hàng đồng nghĩa với mời khách, giữ khách và củng cố khách. Tiếp thị, cái con chữ khả ố của thời đại chúng ta, hơi khác. Tiếp thị chuyên ăn gian nói dối để vồ khách, loè khách, và vì thế vồ hụt khách. Liz phải cố nhớ thật kỹ điều sau đây hộ anh.

Liz nhỏ nhẹ:

Tổng giám đốc cứ dạy.

Kiểu thọc tay vào túi quần:

có sống vui, sống khoẻ, sống đẹp như nhân loại vẫn hằng ao ước được không?

Liz lác cả mắt:

Khi ấy, cả thế giới sẽ yêu phở anh nhỉ?

Kiểu cướp lời:

hoà bình vinh danh và sáng danh Liên hiệp quốc cưng ạ.

Mắt cô đầm sáng như đèn pha:

- Vậy chúng ta còn chờ gì chưa ra văn phòng đăng ký kinh doanh để xin độc quyền mở hệ thống bán phở?

Kiểu và Liz hối hả đi đăng ký ngay. Cô thư ký văn phòng kinh doanh, sau vài phút kiểm chứng với máy điện toán bèn toét miệng ra nói với hai vợ chồng rằng thì là:

- Chúng tôi rất tiếc không thể chấp nhận lá đơn xin độc quyền bán phở ở Bắc Mỹ của ông bà được. Tại thị trấn này thì chưa có, chứ khắp Canada đã có ít nhất 5 nhà hàng cùng với khoảng hơn 30 cái khác tại nước Mỹ đăng ký bán Vietnamese noodle rồi.

Nghe cô ta nói đến đấy, con trâu chậm Kiểu thay vì thất vọng lại thấy mát ruột như vừa tợp được hụm nước trong sau khi đã lỡ uống nước đục dài dài vậy.

Nhưng đấy là chuyện sau này. Chứ khi ấy tại thị trấn Kiểu sống chả có tiệm phở nào cả, cho nên nhớ phở quá, dân ta chỉ còn mỗi một cách là tay làm hàm nhai.

yêu phở, mê phở, để khi không biến thành kẻ lậm phở khơi khơi.

Một kẻ lậm phở không thể sống thiếu phở được. Mà Kiểu khổ nỗi lại thuộc loại đại-lãn có hạng. Thành thư ngoài cái cách tự-lực tự-cường phở ra, một người chuyên xực phở trường chứ không phải ăn chay chường như Liz làm sao có phở ăn nhỉ?

Nếu nàng, chỉ mỗi tuần một bát, như cái mục Mỗi Tuần Một Truyện của báo chí đã đỡ. Đằng này bởi đô phở ngày một tăng, Liz hễ đi làm về nhà là lụi hụi nấu phở.

Gã "thợ săn" Lê Tấn Kiểu rất hoan hỉ về việc ấy.

Chiếc bẫy phở, hay đúng hơn chiếc lồng son phở mà gã giăng ra êm ái quá. Con chim khuyên Liz lỡ bước vào rồi quen hơi nhất định không ra.

ngày hai bữa Kiểu khỏi phải đánh vật với các món ăn chế biến bằng bơ phó mát. Nhờ thế Kiểu đều đều, dài dài có phở ăn.

Kiểu đâu chỉ ăn? Gã ăn phở giả bữa.

Trích trong truyện dài Lấy Vợ Đầm

Văn An
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Trọng thệ

Trọng thệ Nếu kể chuyện chơi bạo thắng đậm, còn ai qua mặt nổi lão tây chủ đồn điền kiêm chủ nhân ông hãng cao su Con Ó ở Algérie vào đầu ...