Cô giáo trẻ Bùi Hồng, hiện công tác tại Trường Đại học Hoa
Lư, đã có thơ được đăng tải trên các báo chí Trung ương và địa phương. Tập thơ
“Đêm trở gió” là tác phẩm đầu tay của tác giả Bùi Hồng, được Nhà xuất bản Văn học
ấn hành năm 2015.
“Mỗi sớm mai/ Em mở cửa đón hương trời dịu ngọt/Có tình anh
thao thiết ùa về” (Giữ cho em). Câu thơ như reo lên để biểu cảm niềm hân hoan của
em, và dường như em vừa trải qua một đêm dài trăn trở, với phấp phỏng lo âu đè
trĩu hồn người, và ban mai bình an trở lại, để cho em đón nhận “tình anh
thao thiết ùa về”, anh ùa về bên em, để em được ngả vào bờ vai vững chắc,
để em được nằm trong vòng tay ấm áp của anh, bởi đó là lẽ đương nhiên vì em đã
được anh “Giữ một chỗ trong lòng anh êm ái”. Mỗi sớm mai, ấy là khi
những ánh nắng tinh khôi, nở trong bầu trời tinh khiết, và hương hoa dìu dịu
nhè nhẹ cất lên lan toả khắp đất trời… Tôi chợt nhận ra, có cái gì thật tương đồng
giữa mỗi ban mai và những bài thơ trong tập thơ Đêm trở gió, những bài thơ
như những tiếng hát chào ban mai, trong veo, dịu ngọt và thật ấm lòng xiết bao.
Thơ sinh ra từ tình yêu. Thơ viết từ tấm lòng trong sáng. Thơ
ngân lên từ trái tim nồng nàn, da diết. Và chỉ có như vậy thơ mới làm người đọc
hào hứng đồng hành. Thơ tình yêu của Bùi Hồng là tình cảm hồn nhiên là háo hứng
đón nhận là nồng nàn chân thật. Yêu không toan tính, dành trọn vẹn cho người
mình yêu “Dành cho anh chỉ một trái tim/ run rẩy đập phút đầu gặp gỡ” để rồi cứ
thao thức với những “Cồn cào thương” (Viết trong đêm trở gió). Thơ của Bùi Hồng
là bàn tay của hoa, nhẹ nhàng, dìu dặt dắt ta vào thế giới của những lứa đôi. “Vườn
hồng trải những lời yêu/ Nắng vàng gom giữ nâng niu đợi người” (Đợi). Ôi! Thật
hạnh phúc biết bao cho ai đó được vào vườn hồng trải toàn bằng lời yêu ấy. Chắc
hẳn rằng bước vào thế giới của thương yêu con người ta sẽ lung linh hơn, sẽ
toàn bích hơn và hẳn rồi sẽ thương yêu nhau hơn nhiều. Có những khi lại yêu như
một bâng khuâng hoài niệm, lại hồn nhiên ngúng nguẩy như trẻ nhỏ, ấy là
lúc “Bắt đền mùa thu”. Bởi mùa thu vô tình, mùa thu đâu có biết “Bến
vắng thuyền trôi lạc giữa dòng/ Tim em tê tái chiều thương nhớ/ Bờ vẫn lặng câm
sóng trắng lòng” (Bắt đền mùa thu). Thật nao lòng và thương thương quá. Em cứ
khao khát em cứ đợi chờ vậy mà sao mùa thu cứ lững lờ đi, lá thu cứ vô tình đổ,
để đến một ngày “Lời yêu tuột mất vào hư ảo”. Có thể tác giả đã hóa thân vào
nhân vật trong câu chuyện của mùa thu đó, cũng như đã hóa thân vào vai Em với
con tim bé bỏng rung lên cho cho một lần “Giữa đông phố chợ bến cầu/ Vô tình…
xa lạ nên thân” để rồi mà em ao ước “Nụ biếc đơm hoa/ Trầu cau quyện thắm/… suối
thành sông/… cầu chung một nhịp” (Gửi người phương ấy). Những ao ước được gắn
bó, được sánh vai, được yêu thương bằng những câu thơ dồn dập giống như điệp
khúc trong một bản tình ca, diễn tả tâm trạng của em, tâm trạng của thiếu nữ lần
đầu được bước vào thế giới tình yêu. Trong tình yêu, mối tình đầu bao giờ cũng
lung linh hơn cả, bởi lần đầu tiên con tim nhỏ bé được thổn thức, được gặp bao
điều mới lạ.
Nhưng, thường thì, các mối tình đầu ít trở thành những mối tình sau cuối, và tình đầu rồi trở thành những kỷ niệm. Những kỷ niệm theo ta đi suốt cả cuộc đời. Có một lúc nào đó trên đường đời tất bật tình cờ ta gặp lại người xưa, để rồi “Nỗi niềm chợt thức, lòng sâu sóng cồn” và sẽ ùa lại trong ta những tháng ngày xa xôi, những quá vãng chứng nhân tình mình “Nói sao cho hết những ngày xưa xa”. Thôi, hãy để cho con mắt nhìn nhau, để cho con tim bối rối và hãy như “Lặng thầm cây bưởi nở hoa trắng vườn”. Cái màu trắng hoa bưởi trong bài thơ “Tình cờ” của Bùi Hồng gợi một gì đó gờn gợn trong ta. Với tuổi trẻ, tình yêu là không e dè, mà phải là mãnh liệt là táo bạo, chỉ một thoáng do dự ngần ngừ sẽ tuột tay ngay “Trách mình không ngỏ lời yêu/ Để em hóa một cánh diều vụt bay”. Cánh diều bay đi, nuối tiếc ở lại, sầu cảm đầy lên, rồi chỉ biết than thân trách cứ mình thôi. Ừ, giá mà cứ nói “Một lời như sợi lạt mềm/ Buộc em vào với dịu êm một đời” (Trách). Thì biết đâu đấy, tình yêu sẽ đến tình yêu sẽ tròn đầy. Cái khéo léo trong thơ của Bùi Hồng là vậy, cứ như không, cứ như chuyện đã rồi, mà sao lại lăn tăn, gợi mở trong người đọc đến nao nao. Cuộc đời sẽ trở nên đẹp đẽ hơn vô cùng nếu như mỗi người sống bằng trái tim yêu thương, trong thơ tình cũng vậy, thơ sẽ hay hơn sẽ cuốn hút người đọc hơn nếu như người thơ viết lên từ con tim yêu thương chân tình. Ở thơ Bùi Hồng người đọc dễ tìm thấy trong nhiều câu thơ, bài thơ được viết bằng tấm lòng trân trọng đến tôn kính tình yêu. Với Bùi Hồng dường như có tình yêu là biến tan đi những lạnh lẽo của mùa đông giá, biến tan đi những cô quạnh đời “Anh có về nơi em mãi đợi mong/ Về bên em cho mùa đông bớt giá” (Gửi người phương xa). “Bờ vai rộng em mong/ Ấm vòng tay em đợi/ Yêu thương nồng say mãi” (Ru lòng). Đi đến tận cùng của tình yêu là hạnh phúc. Có trong tay hạnh phúc phải biết gìn giữ. Ngọn lửa tình yêu buông tay sẽ tắt. Hiểu được những điều sơ giản về tình yêu và hạnh phúc như thế người thơ biết rõ ý thức và trách nhiệm với hạnh phúc của mình. Bài thơ “Không thể” có thể cho là tuyên ngôn của tác giả về tình yêu đúng mực: “Hạnh phúc mong manh/ Em nâng niu gìn giữ/ Tình yêu không chia nửa bao giờ”. Đọc thơ tình của Bùi Hồng như lạc vào một khu vườn đa sắc.
Dẫu còn trẻ, song cảm như Bùi Hồng cũng đã biết chắt lọc những va đập ở đời, để từ đấy mà chưng cất được những hình ảnh đẹp, những ngôn từ sinh động, để qua đó người đọc được dịu lòng hơn dù là những nỗi tình man mác phảng phất nét u buồn.
Nhưng, thường thì, các mối tình đầu ít trở thành những mối tình sau cuối, và tình đầu rồi trở thành những kỷ niệm. Những kỷ niệm theo ta đi suốt cả cuộc đời. Có một lúc nào đó trên đường đời tất bật tình cờ ta gặp lại người xưa, để rồi “Nỗi niềm chợt thức, lòng sâu sóng cồn” và sẽ ùa lại trong ta những tháng ngày xa xôi, những quá vãng chứng nhân tình mình “Nói sao cho hết những ngày xưa xa”. Thôi, hãy để cho con mắt nhìn nhau, để cho con tim bối rối và hãy như “Lặng thầm cây bưởi nở hoa trắng vườn”. Cái màu trắng hoa bưởi trong bài thơ “Tình cờ” của Bùi Hồng gợi một gì đó gờn gợn trong ta. Với tuổi trẻ, tình yêu là không e dè, mà phải là mãnh liệt là táo bạo, chỉ một thoáng do dự ngần ngừ sẽ tuột tay ngay “Trách mình không ngỏ lời yêu/ Để em hóa một cánh diều vụt bay”. Cánh diều bay đi, nuối tiếc ở lại, sầu cảm đầy lên, rồi chỉ biết than thân trách cứ mình thôi. Ừ, giá mà cứ nói “Một lời như sợi lạt mềm/ Buộc em vào với dịu êm một đời” (Trách). Thì biết đâu đấy, tình yêu sẽ đến tình yêu sẽ tròn đầy. Cái khéo léo trong thơ của Bùi Hồng là vậy, cứ như không, cứ như chuyện đã rồi, mà sao lại lăn tăn, gợi mở trong người đọc đến nao nao. Cuộc đời sẽ trở nên đẹp đẽ hơn vô cùng nếu như mỗi người sống bằng trái tim yêu thương, trong thơ tình cũng vậy, thơ sẽ hay hơn sẽ cuốn hút người đọc hơn nếu như người thơ viết lên từ con tim yêu thương chân tình. Ở thơ Bùi Hồng người đọc dễ tìm thấy trong nhiều câu thơ, bài thơ được viết bằng tấm lòng trân trọng đến tôn kính tình yêu. Với Bùi Hồng dường như có tình yêu là biến tan đi những lạnh lẽo của mùa đông giá, biến tan đi những cô quạnh đời “Anh có về nơi em mãi đợi mong/ Về bên em cho mùa đông bớt giá” (Gửi người phương xa). “Bờ vai rộng em mong/ Ấm vòng tay em đợi/ Yêu thương nồng say mãi” (Ru lòng). Đi đến tận cùng của tình yêu là hạnh phúc. Có trong tay hạnh phúc phải biết gìn giữ. Ngọn lửa tình yêu buông tay sẽ tắt. Hiểu được những điều sơ giản về tình yêu và hạnh phúc như thế người thơ biết rõ ý thức và trách nhiệm với hạnh phúc của mình. Bài thơ “Không thể” có thể cho là tuyên ngôn của tác giả về tình yêu đúng mực: “Hạnh phúc mong manh/ Em nâng niu gìn giữ/ Tình yêu không chia nửa bao giờ”. Đọc thơ tình của Bùi Hồng như lạc vào một khu vườn đa sắc.
Dẫu còn trẻ, song cảm như Bùi Hồng cũng đã biết chắt lọc những va đập ở đời, để từ đấy mà chưng cất được những hình ảnh đẹp, những ngôn từ sinh động, để qua đó người đọc được dịu lòng hơn dù là những nỗi tình man mác phảng phất nét u buồn.
Qua “Đêm trở gió” người đọc được biết thêm về sự phong phú của
cây bút Bùi Hồng, qua những xúc cảm thăng hoa và ngôn từ biểu đạt tâm trạng.
Xao xuyến với tháng ba, Hồng viết “Chái bếp bồng bềnh vầng xoan bung nở/ Lớp lớp
mưa hoa tím thềm ngợp ngõ” (Thương nhớ tháng ba). Về thăm từ đường cụ Nguyễn
Khuyến thì “Còn đây ao nước trong veo/ Lá vàng phủ lối buồn heo vắng người” (Viết
bên từ đường cụ Nguyễn Khuyến). Hay là một khoảnh khắc ngẩn ngơ “Cỏ mềm mướt cả
triền đê/ Tay trong tay ấm vai kề run run” (Ngẩn ngơ). Hay là một khoảnh khắc
vô tình “Vô tình chạm đáy mắt em/ Phút giao mùa rót xuống thềm ngẩn ngơ” (Vô
tình). Hay là một thoáng ở Đà Lạt “Ngọt ngào nhớ ngọt ngào thương/ Bâng khuâng
mắt phượng mờ sương một chiều”.
Cảnh vật, tình người, âm thanh, sắc mầu… cứ hoà quyện, cứ đan vào nhau, cứ dấp díu bên nhau. Bùi Hồng có những bài thơ văn xuôi, đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Viết thơ văn xuôi đòi hỏi người viết phải phong phú về ngôn từ, giàu chất văn, hình ảnh sử dụng phải lấp lánh, câu chữ chọn lọc và nội dung diễn đạt phải có ấn tượng. Phần nào thơ văn xuôi của Hồng đã đạt được những tiêu chí đó. Ví như ở bài “Khắc khoải mùa đông” có những câu thơ thật đẹp “Thương mảnh trăng mùa đông đơn côi. Thương cây bàng khẳng khiu trơ trọi lá. Chênh vênh chiều qua phố cuộn mình giá buốt, Mưa loang… Mười hai bến nước mênh mang. Trao yêu thương nhận tháng ngày se sắt lòng. Mùa đông cả gió vô tình” Hay trong bài “Chiều Địch Lộng”, thì cái đẹp của thiên nhiên đan hoà vào cái đẹp của tình người khi biết sống về nhau “Dừng chân bậc đá rêu phơi, thì thầm anh kể chuyện. Em hiểu thêm bao điều về cuộc sống, biết CHO đi để NHẬN về… Chiều nhạt nắng, sương lạnh rơi, lòng ta ấm lạ. Thiên nhiên trong trẻo quá, thổi bùng ngọn lửa, bát ngát miền xanh vời vợi đam mê”
Cảnh vật, tình người, âm thanh, sắc mầu… cứ hoà quyện, cứ đan vào nhau, cứ dấp díu bên nhau. Bùi Hồng có những bài thơ văn xuôi, đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Viết thơ văn xuôi đòi hỏi người viết phải phong phú về ngôn từ, giàu chất văn, hình ảnh sử dụng phải lấp lánh, câu chữ chọn lọc và nội dung diễn đạt phải có ấn tượng. Phần nào thơ văn xuôi của Hồng đã đạt được những tiêu chí đó. Ví như ở bài “Khắc khoải mùa đông” có những câu thơ thật đẹp “Thương mảnh trăng mùa đông đơn côi. Thương cây bàng khẳng khiu trơ trọi lá. Chênh vênh chiều qua phố cuộn mình giá buốt, Mưa loang… Mười hai bến nước mênh mang. Trao yêu thương nhận tháng ngày se sắt lòng. Mùa đông cả gió vô tình” Hay trong bài “Chiều Địch Lộng”, thì cái đẹp của thiên nhiên đan hoà vào cái đẹp của tình người khi biết sống về nhau “Dừng chân bậc đá rêu phơi, thì thầm anh kể chuyện. Em hiểu thêm bao điều về cuộc sống, biết CHO đi để NHẬN về… Chiều nhạt nắng, sương lạnh rơi, lòng ta ấm lạ. Thiên nhiên trong trẻo quá, thổi bùng ngọn lửa, bát ngát miền xanh vời vợi đam mê”
Từ xa xưa các bậc thi nhân tiền bối đã ví, thơ như một người
con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh.
Chữ nghĩa là nhan sắc của thơ và tấm lòng là đức hạnh của thơ. Thật vui, Bùi Hồng
dẫu mới là bắt đầu bước vào thế giới thi ca đầy gian khó nhưng cô đã ý thức được
hãy làm thơ từ tấm lòng, và chỉ có từ tấm lòng thơ mới thuyết phục được người đọc.
Nhưng dẫu sao Hồng đôi khi cũng phải biết kiềm chế, biết điều tiết những cảm
xúc, để tinh lọc hơn ngôn ngữ, loại bỏ những chữ thừa, thì hẳn thơ sẽ cô đọng
súc tích hơn.
Đêm trở gió, đứa con tinh thần đầu lòng của Bùi Hồng đã ra mắt
bạn đọc, tin tưởng và hy vọng vào sức viết của một cây bút trẻ của Cố đô Hoa Lư
sẽ thành công hơn nữa trên con đường thơ ca mà Hồng đã tự nguyện hiến dâng.
Ninh Đức Hậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét