Phác thảo toàn cảnh
Thơ mới Nam bộ 1932-1945
Thơ mới Nam Bộ 1932-1945 đã thể hiện một sức bật mới của
người cầm bút đất phương Nam đã biết dùng ngay những nhân tố ngoại nhập mới mẻ,
biến nó thành bạn đồng hành với sức bật nội sinh, thể hiện được nhiều phương diện
của tâm tư tình cảm của con người, từ phi ngã chịu ảnh hưởng nho giáo sang con
người cá nhân tự do mang màu sắc của tư tưởng khai sáng phương Tây.
Với sự chuyển tải của những phương thức và phương tiện nghệ
thuật được chú ý cách tân, với khát vọng mãnh liệt, một diện mạo của nền thơ ca
vùng miền đã được hình thành với những cây bút thơ đã có phần đóng góp không nhỏ
vào thành tựu đáng trân trọng của Thơ mới ở Nam bộ, một mảng thơ làm nên thành
tựu chung của Thơ mới Việt Nam.
1. Khởi điểm của quá trình đổi mới thơ ở Nam Bộ manh nha từ
cuối thập niên 20 cho thấy quá trình sinh thành nghệ thuật của nó đã gắn bó với
những bước thăng trầm, với những ước mơ khát vọng của người Nam Bộ không muốn bị
thực tại thời thực dân đen tối dập vùi. Khởi điểm của quá trình ấy cũng cho thấy
sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ca Nam Bộ khi ta thấy
thơ Minh Tân in đậm bóng dáng của sự đổi thay từ con người phi ngã chịu ảnh hưởng
nho giáo sang con người cá nhân mang màu sắc của tư tưởng khai sáng phương Tây.
Và vì thế, chẳng khó khăn gì để tiếp ngay sau đó thơ ca Nam Bộ đã đến với con
người cá nhân đòi quyền được bộc bạch giải bày về chính mình, cho chính mình
trong giai đoạn tiếp theo, khi mà trào lưu cải cách thơ đã thực sự được định
hình một cách cụ thể và mạnh mẽ với những tên tuổi có tài năng và đầy nhiệt huyết.
Về phương diện thời gian, thì từ đầu thập niên 30 trở đi, ngoài bài Tình già của Phan Khôi, trên báo chí tư nhân ở Nam Bộ đã xuất hiện lác đác những cánh én đầu tiên trong bầu trời thơ ca đang giục giã chuyển mùa như Vân Đài với các bài Tả cảnh, Đêm tàn, Qua cảnh cũ (Phụ Nữ Tân Văn, 1930), Mai Thanh Hồng với tác phẩm Một trương tình sử người thiên cổ phỏng theo tiểu thuyết Paul và Virginie (của Bernadin de Saint Pierre, Chủ nghĩa tình cảm Pháp), Ở Mỹ Tho trên bờ Cửu Long giang cảm tác (không ghi tên tác giả, chỉ ghi năm 1932, Tự tình của Tịnh Đế, Tư tưởng mùa thu (thơ dịch) của Vũ Như Ân. Ngoài ra, trong năm 1932, mục Văn uyển trên báo Phụ Nữ Tân Văn đã đăng nhiều bài thơ của đôi tài danh đất Phương Thành là Đông Hồ và Mộng Tuyết như các bài Gửi đáp bạn gái chị Hoàng Ba (Mộng Tuyết), Gửi chùm hoa lụa tặng ông Đông Hồ chưởng giáo Trí Đức học xá ở Phương Thành (Mộng Tuyết), Chơi về nhớ bạn giang hồ (Đông Hồ)…
Trong các bài thơ trên, tuy còn chút dấu ấn truyền thống nhưng sự mới mẻ đã xuất hiện ở nhiều phương diện như thể thơ, câu thơ, cảm hứng, ngôn ngữ thơ, hình ảnh… Chẳng hạn như nữ sĩ Vân Đài với những dòng thơ nhẹ nhàng thanh thoát, như tín hiệu ra đời và thịnh hành của thơ bảy chữ ở Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi khuôn sáo của thơ tứ tuyệt. Đặc biệt, đầu thập niên 30, việc dịch và phỏng dịch thơ ca Pháp khá thịnh hành ở Nam Kỳ với nhiều tác phẩm hoặc mượn ý tưởng, hoặc phỏng dịch, hoặc dịch thẳng như các bài Tư tưởng mùa thu (Vũ Như Ân phỏng dịch thơ lãng mạn Pháp), Một trương tình sử người thiên cổ (Mai Thanh Hồng phỏng theo ý tiểu thuyết Paul và Virgine, viết thành truyện thơ). Điều lý thú là các tác giả này sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thống như lục bát, song thất lục bát vào việc chuyển tải các cảm hứng trữ tình mới mẻ còn in dấu ấn của những hình ảnh lãng mạn được du nhập từ thơ lãng mạn Tây phương
Trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện từ 1933 cho tới thập niên 40, có thể thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của những người đồng tình với Thơ mới về hai phương diện là lý luận và thực hành sáng tác. Ngoài những tên tuổi nổi tiếng đã tham gia lý luận cổ vũ Thơ mới trên báo chí là Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Hồ Văn Hảo… thì bên cạnh đó, còn những cây bút của thời kỳ này đã tham gia với những ý kiến khác nhau nhưng chưa được giới nghiên cứu chú ý đến như L.D, Thạch Lan, Thiết Mai, Phong Trần, Lam Giang Tử…xuất hiện trên các báo chí có quan tâm đến Thơ mới ở Nam Kỳ. Đặc biệt, tác giả Trúc Sinh khẳng định một nền Thơ mới đã trưởng thành tại đất phương Nam với các tác giả vững vàng và đầy triển vọng. Và đến năm 1941, trên báo Gió Mùa ở Nam Kỳ, đã xuất hiện bài viết Hướng chung của phong trào Thơ mới của Hoài Thanh - Hoài Chân, tuy ngắn nhưng những xác định cũng rất rõ ràng về tương lai của thơ Việt nằm trong tương lai Thơ mới: “Mỗi nhà thơ có tài là một nguồn sáng”.
Ý nghĩa của các cuộc tranh luận là cho thấy nét mới mẻ trong sinh hoạt văn chương học thuật ở Nam Bộ với tính chất xã hội hóa và dân chủ hóa cao các dạng thức sinh hạt văn học qua các diễn đàn tranh luận công khai bình đẳng, cho thấy sự quảng bá các giá trị mới là quyền của tất cả mọi người. Đây là nét hiện đại nổi bật đầu tiên của Thơ mới Nam Bộ, nằm ngay trong những bước đi đầu đời của nó.
Cuộc tranh luận cho thấy mối quan tâm của cả hai bên mới cũ là khá bao trùm lên các bình diện khác nhau của Thơ ca, từ cảm hứng bên trong cho đến vỏ ngôn ngữ bên ngoài, từ câu chữ đến hình ảnh…Điều lý thú là nhờ các cuộc tranh luận gay gắt, mà việc sáng tác được kích thích và đẩy mạnh. Từ đó cũng đã kéo theo việc tiếp tục hoàn thiện ngôn ngữ thơ hiện đại từ chất liệu chữ quốc ngữ và cuối cùng là xu thế hiện đại hóa đã chiến thắng.
2. Về lực lượng sáng tác: Trong tình hình văn hóa tinh thần của Nam Kỳ thuộc địa khi ấy, ta có thể xem xét lực lượng sáng tác thơ trữ tình ở Nam Bộ từ cuối thập niên 20 đến 1945 theo 3 cách phân nhóm. Nếu phân theo địa phương ta sẽ có nhóm tác giả tại chỗ (sinh sống ở Nam Bộ), nhóm ngoài địa phương hay vãng lai (các vùng Bắc, Trung gửi bài về đăng trên báo chí Nam Bộ), phân theo nhóm tư tưởng bao gồm nhóm xã hội và nhóm lãng mạn, phân theo nhóm chuyên nghiệp và không chuyên (quần chúng yêu thơ, cộng tác viên của các báo)
Về xu hướng tư tưởng gồm hai nhóm chính. Cách phân nhóm này cũng cho thấy một đặc điểm khá nổi bật của thơ mới Nam Bộ là một mặt, nó tha thiết hướng về sự giải bày cái Tôi cá nhân. Mặt khác nó cũng đã không hề bỏ qua cảm hứng trữ tình thế sự với những vấn đề cụ thể của thời sự con người, xã hội và coi đó là một phương diện quan trọng của quá trình hiện đại hóa thơ.
Nhóm trữ tình lãng mạn là nhóm đông đảo nhất, đã có nhiều tên tuổi chuyên nghiệp như Manh Manh, Lư Khê, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Việt Châu, Huỳnh Văn Nghệ (giai đoạn trước 1945), Mộng Hồn Quyên, Yến Lan… và nhiều cây bút là cộng tác viên hay người sáng tác có tác phẩm đăng báo như Tường Lang, Liễu Ngạn, Khánh Nghiêm, Nguyễn Hữu Tri… Trên đại thể, loại cảm hứng này gắn bó sâu sắc với cá nhân, in đậm dấu ấn cá nhân, phục vụ cho nhu cầu tự giải bày, tự thể hiện cảm xúc, tâm trạng, nỗi lòng riêng của mình một cách trực tiếp và sống động thế giới nội tâm, tình cảm bên trong của mình, hoặc đối với những gì mà chủ thể trữ tình tiếp nhận từ đời sống hay sự việc bên ngoài và từ đó có nhu cầu thể hiện cảm nhận của mình trước thực tại đó.
Nhóm trữ tình tâm tình bao gồm các đề tài trữ tình như tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, tình cảm giữa người và người, tình yêu đôi lứa… có sẵn từ truyền thống nay được thể hiện với tâm tình hiện đại như nỗi buồn, niềm vui, sự cô đơn, tương giao, tình yêu và những trạng thái của tình yêu, khát vọng hoặc tuyệt vọng… và cách thể hiện hiện đại với ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, vần, nhịp... mới mẻ hơn rất nhiều.
Đặc biệt, thế giới nội tâm cá nhân với những rung động, bay bổng, say mê, mơ mộng, băn khoăn ray rứt… là một cảm hứng khá phổ biến của thơ mới Nam Bộ thời kỳ này khi cá nhân được tự do bộc lộ cảm xúc và cá tính haY giải bày nỗi lòng, mong được đồng cảm và chia sẻ.
Khi tiếp xúc với văn học phương Tây, một lớp trí thức trẻ ở Nam Bộ có năng lực, có khát vọng, có hoài bão về một cách tân cần thiết cho văn chương Việt Nam, đặc biệt là thơ trữ tình, đã nhanh chóng tiếp nhận xu thế ưu tiên cho cá nhân về sự mở rộng quyền tự bộc bạch, giải bày chính mình mình trong tác phẩm lãng mạn. Họ đã tiếp nhận khát vọng tự bộc bạch như nhà thơ lãng mạn Pháp Lamartine đã khẳng định “Tôi không mô phỏng ai cả, tôi thể hiện chính mình”.
Tiếp xúc với thơ lãng mạn phương Tây, Thơ mới Nam Bộ đã nhanh chóng gắn bó với cảm thức tự do, trước hết là mở rộng không gian của ước mơ và tưởng tượng, giúp con người thoát ra khỏi sự tẻ nhạt tầm thường của thực tại đơn điệu mà cảm thức lãng lãng mạn vốn không chấp nhận được. Và cũng chính nơi nhóm này, quá trình hiện đại hóa thể thơ, câu thơ, ngôn ngữ thơ được đẩy mạnh đến mức độ hoàn thiện.
Nhóm trữ tình thế sự tuy không chiếm số lượng đông đảo như nhóm trên nhưng cũng khá nổi bật với các tác giả hoặc có cả sáng tác như lời tuyên bố xu hướng của mình như Hồ Văn Hảo, hoặc người có thơ nói về tình cảnh con người, dân lao động nghèo, trẻ em lang thang như Thụy An, Thúy Rư, Vũ Ngọc Ẩn, Lâm Hải Bằng, Khổng Dương… Chính qua nhóm trữ tình thế sự, Thơ mới Nam Bộ đã có cơ hội bộc lộ một nét đặc thù của mình về phương diện cảm hứng và ngôn ngữ thơ. Với cảm hứng thế sự, ngôn ngữ Thơ mới Nam Bộ đã được làm giàu thêm nhờ lớp từ ngữ đậm đà phong vị quần chúng và đậm đà màu sắc xã hội, lịch sử, làm cho Thơ mới Nam Bộ thật sự là một sản phẩm nghệ thuật của một thi đàn trong quá trình đổi mới cũng đã không bỏ quên những thực tại sống động và đau khổ của buổi đương thời.
Với các bài thơ có đề tài xã hội, chủ đề tư tưởng thường được xác định rất rõ ràng về tình cảm, thái độ đối với sự việc, sự kiện, con người được miêu tả.
Ngoài ra, còn có cảm hứng trữ tình công dân cũng khá nổi bật như một nét riêng trong cảm hứng trữ tình của Thơ mới Nam Bộ với số lượng đáng kể với các tác phẩm hướng về lòng hứng yêu nước, ca ngợi truyền thống dân tộc, giải bày lòng yêu nước, kêu gọi có thái độ tích cực và tiến tới đấu tranh cho độc lập tự do… Nhóm này có Huỳnh Văn Nghệ đứng đầu bảng, Mộng Tuyết, Đông Hồ cũng đóng góp một số bài, và các tác giả ít tác phẩm khác.
Như vậy, bắt đầu từ các bài viết chỉ nói đến một nền quốc văn chung chung chứ chưa đề cập cụ thể đến một thể loại nào vào cuối thập niên 20, thì hoạt động sáng tác các thể loại văn chương ở Nam Kỳ cũng đã đi vào lộ trình ấy một cách rất tự nhiên với sự đổi mới vừa tiệm tiến (về mặt tư tưởng, và ở vài khía cạnh nghệ thuật) và nhảy vọt (về cảm hứng, và nhất là về thể thơ, ngôn ngữ thơ ) nơi một số tên tuổi nhiệt tình gắn bó với lý tưởng đổi mới thơ và bản thân họ cũng viết bài phát biểu quan niệm, tham gia sáng tác và có những thành quả đáng ghi nhận. Ngoài tên tuổi của Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Thị Kiêm thì còn có Hồ Văn Hảo, Lư Khê, Mộng Hồn Quyên…từng quen thuộc với các tờ báo từng gắn bó với phong trào Thơ Mới Nam bộ như Phụ nữ tân văn, Đông Á, Thế giới tân văn, Tiến Bộ, Nam kỳ tuần báo… Thơ mới đã thực sự thắng thế nhờ sự mới mẻ, nhiệt thành với khát vọng hoàn thành một diện mạo tươi mới từ bên trong đến bên ngoài của thơ ca.
Về quan niệm về thơ ca: Đặc biệt, khi con người cá nhân trong Thơ mới Nam Bộ có được một mảnh đất để bộc lộ giải bày, thì đã có khá nhiều cây bút thơ đã không chỉ sáng tác, mà còn tự mình khẳng định những quan niệm khác nhau về sứ mệnh thơ ca bằng cách này hay cách khác. Nữ sĩ Manh Manh, người tiên phong đề xướng phong trào Thơ mới, trong bài thơ Hai cô thiếu nữ đã dùng cả ẩn dụ để xác định hai khía cạnh vật chất và tinh thần của cuộc đời mà con người luôn tìm kiếm, và người cầm bút phải hiểu rằng thơ ca của một trào lưu mới mẻ tự do thì không bao giờ bị giới hạn cảm xúc, dù là cảm xúc trước cái đẹp hay cảm xúc trước cái thực. Dù đến với cảm hứng nào, thì nhà thơ đều có niềm vui làm tròn sứ mệnh với cuộc sống và con người. Tương tự, Hồ Văn Hảo, một cây bút nhiệt tình với Thơ mới Nam Bộ cũng đã xác định “Mộng hồn” (ước mơ lãng mạn) cùng “hy vọng” (cho tương lai cộng đồng” sẽ “đi đôi” chứ không bao giờ là những đối lập giữa chung và riêng làm nguồn thơ phải bế tắc. Nói cách khác, sự gắn bó của thơ ca với sứ mệnh nghệ thuật và sứ mệnh nhân sinh là hợp lý, cần thiết và còn tạo một sinh khí mới cho thơ với mục tiêu cao thượng hơn là chỉ gắn bó với cá nhân tầm thường.
Còn Huỳnh Văn Nghệ, một cây bút thơ đã sớm nhiệt tình khẳng định tính hơn hẳn của ngôn từ thơ ca sẽ lưu giữ lại một cách bền chặt hơn so với đường nét của hội họa trong việc nắm bắt những trạng thái của cuộc sống và tự nhiên (Bức tranh thu). Về sứ mệnh thơ ca, Huỳnh Văn Nghệ đã khẳng định không chỉ là tài năng, mà còn cả chí khí của nhà thơ nặng “lòng thương đời”. Riêng nhà thơ Lư Khê cho rằng hồn thơ sinh sôi dựa trên sự đồng cảm với những nỗi niềm bất tận của thế gian ngập tràn đau khổ. Những quan niệm ấy dĩ nhiên chưa thành hệ thống nhưng nó cũng nói lên được điều quan trọng nhất là yếu tố ‘mới” trong Thơ mới Nam Bộ đã hiển hiện với nét lớn nhất chính là sự đa dạng và mở rộng cánh cửa Thơ cho nhiều luồng cảm hứng khác nhau, chứ không gò ép thơ theo quan niệm “tải đạo” truyền thống của thơ ca cổ điển.
Và trong tâm thức của người đất phương Nam phóng khoáng thì nói chung lại, cho dù là “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh”, thì các quan niệm ấy cũng đã tồn tại bình đẳng cạnh nhau, nương tựa và bổ sung cho nhau làm nên một mảnh vườn Thơ mới Nam Bộ rộng rãi có đủ trạng thái cảm hứng với những cặp tương phản đi ra từ cuộc đời muôn vẻ với riêng - chung, say đắm -tỉnh táo, mơ mộng - thực tế, ca ngợi - phê phán…
3. Về phương diện phương thức biểu đạt, ta có thể bước đầu ghi nhận một số nét lớn đáng chú ý trong Thơ mới Nam Bộ như thể thơ, ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ.
Sự náo nức sáng tạo cái mới bên cạnh việc giữ mối quan hệ nhất định với các thể thơ truyền thống chính là nét đáng chú ý đầu tiên của Thơ mới Nam Bộ. Nó thể hiện nhiều vấn đề về tính lịch sử của tư duy nghệ thuật, thẩm mỹ của người Nam Bộ thể hiện qua sự lựa chọn phương thức thể hiện cảm xúc trong thơ. Bên cạnh sự xông xáo, náo nức buổi đầu của Manh Manh, Hồ Văn Hảo với những kiểu câu tự do, vần điệu phóng khoáng đậm dấu ấn phương Tây trong các bài Viếng phòng vắng, Con nhà thất nghiệp, Tình Thâm…, thì các thể lục bát, song thất lục bát vẫn còn được vận dụng để dịch hoặc phóng tác thơ phương Tây.
Đến gần giữa thập niên 30, câu thơ của Thơ mới Nam Bộ mau chóng nhuần nhuyễn với các thể thơ hiện đại, khi nó luôn vươn về hướng đổi mới toàn diện về thể thơ. Trong Tổng thư mục thiết lập được sau khi thực hiện thống kê phân loại bước đầu, qua hơn trăm bài Thơ mới từ đầu thập niên 1930-1945 được sưu tầm từ nhiều nguồn, (chủ yếu là báo chí, do tác giả luận án tự sưu tầm, và một số ít trích lại từ một số công trình nghiên cứu đã có), có thể nhận thấy ngay những đặc điểm ban đầu, nổi bật về vấn đề thể thơ. Đó là sự chiếm lĩnh gần như tuyệt đối của các thể thơ hiện đại hoàn toàn theo xu hướng cách tân về câu thơ từ 5, 6, 7, 8 chữ hoặc hơn, về vần, nhịp… là chiếm số lượng cao nhất. Các bài thơ hoàn toàn mới mẻ trong cách gieo vần, cắt nhịp, độ dài ngắn của câu thơ.
Và sang thập niên 40, ttrên thi đàn Nam Bộ, ngoài lục bát, các thể thơ cũ như song thất lục bát, hát nói, và nhất là thơ Đường luật đã dần dần vắng bóng rồi thực sự chấm dứt hẳn nhường chỗ cho các thể thơ mới, là các thể thơ sẽ chiếm vị trí toàn thắng trên thi đàn Nam Bộ nửa sau thế kỷ XX. Điều này có nghĩa là thị hiếu nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ của cả cộng đồng cũng đã từ từ thay đổi với những bước đi vững vàng. Câu thơ của Mộng Tuyết, Lư Khê, Huỳnh Văn Nghệ, Mộng Hồn Quyên…hoàn toàn vừa mới mẻ vững vàng vừa nhuần nhuyễn tự nhiên khi tình tự dân tộc đã chọn được con đường mới cho sự biểu đạt của mình qua Thơ ca.
Về đặc điểm ngôn ngữ thơ, Thơ mới Nam Bộ đã thực hiện sự cải tiến ngôn ngữ thơ rất thành công. Để có thể đạt được các mục đích thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước thực tại, kêu gọi sự đồng cảm của cộng đồng trước một vấn đề nào đó mà mình quan tâm hay tâm đắc. Ngôn ngữ trong Thơ mới Nam Bộ cũng phải có những vận động riêng của mình để tiến tới sự hình thành một ngôn ngữ thơ thời kỳ đổi mới có những đặc điểm như đẩy lùi dần ngôn ngữ thơ cổ điển, sự thắng thế của chất liệu ngôn ngữ đời thường được nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật, sự hiện diện của lớp từ có nguồn gốc là từ địa phương, phương ngữ. Mặt khác, câu thơ đã nhanh chóng tiến tới phá vỡ tính ổn định của hệ hình nhịp, vần theo truyền thống cũ nhưng vẫn bảo đảm được sự tăng cường nhạc tính hiện đại trong ngôn ngữ thơ.
4. Những cây bút Thơ mới Nam Bộ tiêu biểu đã đóng góp rất nhiều vào những thành tựu vừa nêu trên chính là những tên tuổi như:
– Nguyễn Thị Manh Manh: Được xem là tiếng chim báo bình minh của Thơ mới Nam Bộ, là người cổ vũ Thơ mới bằng lý luận táo bạo và cả thực hành với những bài thơ có cảm hứng trữ tình, tự do, câu chữ và vần điệu phóng khoáng in đậm dấu ấn thơ ca phương Tây về một cái Tôi cá nhân tự bộc bạch giải bày tâm tư tình cảm và khát vọng tự do của mình với những bài thơ như Viếng phòng vắng,
Về phương diện thời gian, thì từ đầu thập niên 30 trở đi, ngoài bài Tình già của Phan Khôi, trên báo chí tư nhân ở Nam Bộ đã xuất hiện lác đác những cánh én đầu tiên trong bầu trời thơ ca đang giục giã chuyển mùa như Vân Đài với các bài Tả cảnh, Đêm tàn, Qua cảnh cũ (Phụ Nữ Tân Văn, 1930), Mai Thanh Hồng với tác phẩm Một trương tình sử người thiên cổ phỏng theo tiểu thuyết Paul và Virginie (của Bernadin de Saint Pierre, Chủ nghĩa tình cảm Pháp), Ở Mỹ Tho trên bờ Cửu Long giang cảm tác (không ghi tên tác giả, chỉ ghi năm 1932, Tự tình của Tịnh Đế, Tư tưởng mùa thu (thơ dịch) của Vũ Như Ân. Ngoài ra, trong năm 1932, mục Văn uyển trên báo Phụ Nữ Tân Văn đã đăng nhiều bài thơ của đôi tài danh đất Phương Thành là Đông Hồ và Mộng Tuyết như các bài Gửi đáp bạn gái chị Hoàng Ba (Mộng Tuyết), Gửi chùm hoa lụa tặng ông Đông Hồ chưởng giáo Trí Đức học xá ở Phương Thành (Mộng Tuyết), Chơi về nhớ bạn giang hồ (Đông Hồ)…
Trong các bài thơ trên, tuy còn chút dấu ấn truyền thống nhưng sự mới mẻ đã xuất hiện ở nhiều phương diện như thể thơ, câu thơ, cảm hứng, ngôn ngữ thơ, hình ảnh… Chẳng hạn như nữ sĩ Vân Đài với những dòng thơ nhẹ nhàng thanh thoát, như tín hiệu ra đời và thịnh hành của thơ bảy chữ ở Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi khuôn sáo của thơ tứ tuyệt. Đặc biệt, đầu thập niên 30, việc dịch và phỏng dịch thơ ca Pháp khá thịnh hành ở Nam Kỳ với nhiều tác phẩm hoặc mượn ý tưởng, hoặc phỏng dịch, hoặc dịch thẳng như các bài Tư tưởng mùa thu (Vũ Như Ân phỏng dịch thơ lãng mạn Pháp), Một trương tình sử người thiên cổ (Mai Thanh Hồng phỏng theo ý tiểu thuyết Paul và Virgine, viết thành truyện thơ). Điều lý thú là các tác giả này sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thống như lục bát, song thất lục bát vào việc chuyển tải các cảm hứng trữ tình mới mẻ còn in dấu ấn của những hình ảnh lãng mạn được du nhập từ thơ lãng mạn Tây phương
Trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện từ 1933 cho tới thập niên 40, có thể thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của những người đồng tình với Thơ mới về hai phương diện là lý luận và thực hành sáng tác. Ngoài những tên tuổi nổi tiếng đã tham gia lý luận cổ vũ Thơ mới trên báo chí là Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Hồ Văn Hảo… thì bên cạnh đó, còn những cây bút của thời kỳ này đã tham gia với những ý kiến khác nhau nhưng chưa được giới nghiên cứu chú ý đến như L.D, Thạch Lan, Thiết Mai, Phong Trần, Lam Giang Tử…xuất hiện trên các báo chí có quan tâm đến Thơ mới ở Nam Kỳ. Đặc biệt, tác giả Trúc Sinh khẳng định một nền Thơ mới đã trưởng thành tại đất phương Nam với các tác giả vững vàng và đầy triển vọng. Và đến năm 1941, trên báo Gió Mùa ở Nam Kỳ, đã xuất hiện bài viết Hướng chung của phong trào Thơ mới của Hoài Thanh - Hoài Chân, tuy ngắn nhưng những xác định cũng rất rõ ràng về tương lai của thơ Việt nằm trong tương lai Thơ mới: “Mỗi nhà thơ có tài là một nguồn sáng”.
Ý nghĩa của các cuộc tranh luận là cho thấy nét mới mẻ trong sinh hoạt văn chương học thuật ở Nam Bộ với tính chất xã hội hóa và dân chủ hóa cao các dạng thức sinh hạt văn học qua các diễn đàn tranh luận công khai bình đẳng, cho thấy sự quảng bá các giá trị mới là quyền của tất cả mọi người. Đây là nét hiện đại nổi bật đầu tiên của Thơ mới Nam Bộ, nằm ngay trong những bước đi đầu đời của nó.
Cuộc tranh luận cho thấy mối quan tâm của cả hai bên mới cũ là khá bao trùm lên các bình diện khác nhau của Thơ ca, từ cảm hứng bên trong cho đến vỏ ngôn ngữ bên ngoài, từ câu chữ đến hình ảnh…Điều lý thú là nhờ các cuộc tranh luận gay gắt, mà việc sáng tác được kích thích và đẩy mạnh. Từ đó cũng đã kéo theo việc tiếp tục hoàn thiện ngôn ngữ thơ hiện đại từ chất liệu chữ quốc ngữ và cuối cùng là xu thế hiện đại hóa đã chiến thắng.
2. Về lực lượng sáng tác: Trong tình hình văn hóa tinh thần của Nam Kỳ thuộc địa khi ấy, ta có thể xem xét lực lượng sáng tác thơ trữ tình ở Nam Bộ từ cuối thập niên 20 đến 1945 theo 3 cách phân nhóm. Nếu phân theo địa phương ta sẽ có nhóm tác giả tại chỗ (sinh sống ở Nam Bộ), nhóm ngoài địa phương hay vãng lai (các vùng Bắc, Trung gửi bài về đăng trên báo chí Nam Bộ), phân theo nhóm tư tưởng bao gồm nhóm xã hội và nhóm lãng mạn, phân theo nhóm chuyên nghiệp và không chuyên (quần chúng yêu thơ, cộng tác viên của các báo)
Về xu hướng tư tưởng gồm hai nhóm chính. Cách phân nhóm này cũng cho thấy một đặc điểm khá nổi bật của thơ mới Nam Bộ là một mặt, nó tha thiết hướng về sự giải bày cái Tôi cá nhân. Mặt khác nó cũng đã không hề bỏ qua cảm hứng trữ tình thế sự với những vấn đề cụ thể của thời sự con người, xã hội và coi đó là một phương diện quan trọng của quá trình hiện đại hóa thơ.
Nhóm trữ tình lãng mạn là nhóm đông đảo nhất, đã có nhiều tên tuổi chuyên nghiệp như Manh Manh, Lư Khê, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Việt Châu, Huỳnh Văn Nghệ (giai đoạn trước 1945), Mộng Hồn Quyên, Yến Lan… và nhiều cây bút là cộng tác viên hay người sáng tác có tác phẩm đăng báo như Tường Lang, Liễu Ngạn, Khánh Nghiêm, Nguyễn Hữu Tri… Trên đại thể, loại cảm hứng này gắn bó sâu sắc với cá nhân, in đậm dấu ấn cá nhân, phục vụ cho nhu cầu tự giải bày, tự thể hiện cảm xúc, tâm trạng, nỗi lòng riêng của mình một cách trực tiếp và sống động thế giới nội tâm, tình cảm bên trong của mình, hoặc đối với những gì mà chủ thể trữ tình tiếp nhận từ đời sống hay sự việc bên ngoài và từ đó có nhu cầu thể hiện cảm nhận của mình trước thực tại đó.
Nhóm trữ tình tâm tình bao gồm các đề tài trữ tình như tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, tình cảm giữa người và người, tình yêu đôi lứa… có sẵn từ truyền thống nay được thể hiện với tâm tình hiện đại như nỗi buồn, niềm vui, sự cô đơn, tương giao, tình yêu và những trạng thái của tình yêu, khát vọng hoặc tuyệt vọng… và cách thể hiện hiện đại với ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, vần, nhịp... mới mẻ hơn rất nhiều.
Đặc biệt, thế giới nội tâm cá nhân với những rung động, bay bổng, say mê, mơ mộng, băn khoăn ray rứt… là một cảm hứng khá phổ biến của thơ mới Nam Bộ thời kỳ này khi cá nhân được tự do bộc lộ cảm xúc và cá tính haY giải bày nỗi lòng, mong được đồng cảm và chia sẻ.
Khi tiếp xúc với văn học phương Tây, một lớp trí thức trẻ ở Nam Bộ có năng lực, có khát vọng, có hoài bão về một cách tân cần thiết cho văn chương Việt Nam, đặc biệt là thơ trữ tình, đã nhanh chóng tiếp nhận xu thế ưu tiên cho cá nhân về sự mở rộng quyền tự bộc bạch, giải bày chính mình mình trong tác phẩm lãng mạn. Họ đã tiếp nhận khát vọng tự bộc bạch như nhà thơ lãng mạn Pháp Lamartine đã khẳng định “Tôi không mô phỏng ai cả, tôi thể hiện chính mình”.
Tiếp xúc với thơ lãng mạn phương Tây, Thơ mới Nam Bộ đã nhanh chóng gắn bó với cảm thức tự do, trước hết là mở rộng không gian của ước mơ và tưởng tượng, giúp con người thoát ra khỏi sự tẻ nhạt tầm thường của thực tại đơn điệu mà cảm thức lãng lãng mạn vốn không chấp nhận được. Và cũng chính nơi nhóm này, quá trình hiện đại hóa thể thơ, câu thơ, ngôn ngữ thơ được đẩy mạnh đến mức độ hoàn thiện.
Nhóm trữ tình thế sự tuy không chiếm số lượng đông đảo như nhóm trên nhưng cũng khá nổi bật với các tác giả hoặc có cả sáng tác như lời tuyên bố xu hướng của mình như Hồ Văn Hảo, hoặc người có thơ nói về tình cảnh con người, dân lao động nghèo, trẻ em lang thang như Thụy An, Thúy Rư, Vũ Ngọc Ẩn, Lâm Hải Bằng, Khổng Dương… Chính qua nhóm trữ tình thế sự, Thơ mới Nam Bộ đã có cơ hội bộc lộ một nét đặc thù của mình về phương diện cảm hứng và ngôn ngữ thơ. Với cảm hứng thế sự, ngôn ngữ Thơ mới Nam Bộ đã được làm giàu thêm nhờ lớp từ ngữ đậm đà phong vị quần chúng và đậm đà màu sắc xã hội, lịch sử, làm cho Thơ mới Nam Bộ thật sự là một sản phẩm nghệ thuật của một thi đàn trong quá trình đổi mới cũng đã không bỏ quên những thực tại sống động và đau khổ của buổi đương thời.
Với các bài thơ có đề tài xã hội, chủ đề tư tưởng thường được xác định rất rõ ràng về tình cảm, thái độ đối với sự việc, sự kiện, con người được miêu tả.
Ngoài ra, còn có cảm hứng trữ tình công dân cũng khá nổi bật như một nét riêng trong cảm hứng trữ tình của Thơ mới Nam Bộ với số lượng đáng kể với các tác phẩm hướng về lòng hứng yêu nước, ca ngợi truyền thống dân tộc, giải bày lòng yêu nước, kêu gọi có thái độ tích cực và tiến tới đấu tranh cho độc lập tự do… Nhóm này có Huỳnh Văn Nghệ đứng đầu bảng, Mộng Tuyết, Đông Hồ cũng đóng góp một số bài, và các tác giả ít tác phẩm khác.
Như vậy, bắt đầu từ các bài viết chỉ nói đến một nền quốc văn chung chung chứ chưa đề cập cụ thể đến một thể loại nào vào cuối thập niên 20, thì hoạt động sáng tác các thể loại văn chương ở Nam Kỳ cũng đã đi vào lộ trình ấy một cách rất tự nhiên với sự đổi mới vừa tiệm tiến (về mặt tư tưởng, và ở vài khía cạnh nghệ thuật) và nhảy vọt (về cảm hứng, và nhất là về thể thơ, ngôn ngữ thơ ) nơi một số tên tuổi nhiệt tình gắn bó với lý tưởng đổi mới thơ và bản thân họ cũng viết bài phát biểu quan niệm, tham gia sáng tác và có những thành quả đáng ghi nhận. Ngoài tên tuổi của Đông Hồ, Mộng Tuyết, Nguyễn Thị Kiêm thì còn có Hồ Văn Hảo, Lư Khê, Mộng Hồn Quyên…từng quen thuộc với các tờ báo từng gắn bó với phong trào Thơ Mới Nam bộ như Phụ nữ tân văn, Đông Á, Thế giới tân văn, Tiến Bộ, Nam kỳ tuần báo… Thơ mới đã thực sự thắng thế nhờ sự mới mẻ, nhiệt thành với khát vọng hoàn thành một diện mạo tươi mới từ bên trong đến bên ngoài của thơ ca.
Về quan niệm về thơ ca: Đặc biệt, khi con người cá nhân trong Thơ mới Nam Bộ có được một mảnh đất để bộc lộ giải bày, thì đã có khá nhiều cây bút thơ đã không chỉ sáng tác, mà còn tự mình khẳng định những quan niệm khác nhau về sứ mệnh thơ ca bằng cách này hay cách khác. Nữ sĩ Manh Manh, người tiên phong đề xướng phong trào Thơ mới, trong bài thơ Hai cô thiếu nữ đã dùng cả ẩn dụ để xác định hai khía cạnh vật chất và tinh thần của cuộc đời mà con người luôn tìm kiếm, và người cầm bút phải hiểu rằng thơ ca của một trào lưu mới mẻ tự do thì không bao giờ bị giới hạn cảm xúc, dù là cảm xúc trước cái đẹp hay cảm xúc trước cái thực. Dù đến với cảm hứng nào, thì nhà thơ đều có niềm vui làm tròn sứ mệnh với cuộc sống và con người. Tương tự, Hồ Văn Hảo, một cây bút nhiệt tình với Thơ mới Nam Bộ cũng đã xác định “Mộng hồn” (ước mơ lãng mạn) cùng “hy vọng” (cho tương lai cộng đồng” sẽ “đi đôi” chứ không bao giờ là những đối lập giữa chung và riêng làm nguồn thơ phải bế tắc. Nói cách khác, sự gắn bó của thơ ca với sứ mệnh nghệ thuật và sứ mệnh nhân sinh là hợp lý, cần thiết và còn tạo một sinh khí mới cho thơ với mục tiêu cao thượng hơn là chỉ gắn bó với cá nhân tầm thường.
Còn Huỳnh Văn Nghệ, một cây bút thơ đã sớm nhiệt tình khẳng định tính hơn hẳn của ngôn từ thơ ca sẽ lưu giữ lại một cách bền chặt hơn so với đường nét của hội họa trong việc nắm bắt những trạng thái của cuộc sống và tự nhiên (Bức tranh thu). Về sứ mệnh thơ ca, Huỳnh Văn Nghệ đã khẳng định không chỉ là tài năng, mà còn cả chí khí của nhà thơ nặng “lòng thương đời”. Riêng nhà thơ Lư Khê cho rằng hồn thơ sinh sôi dựa trên sự đồng cảm với những nỗi niềm bất tận của thế gian ngập tràn đau khổ. Những quan niệm ấy dĩ nhiên chưa thành hệ thống nhưng nó cũng nói lên được điều quan trọng nhất là yếu tố ‘mới” trong Thơ mới Nam Bộ đã hiển hiện với nét lớn nhất chính là sự đa dạng và mở rộng cánh cửa Thơ cho nhiều luồng cảm hứng khác nhau, chứ không gò ép thơ theo quan niệm “tải đạo” truyền thống của thơ ca cổ điển.
Và trong tâm thức của người đất phương Nam phóng khoáng thì nói chung lại, cho dù là “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh”, thì các quan niệm ấy cũng đã tồn tại bình đẳng cạnh nhau, nương tựa và bổ sung cho nhau làm nên một mảnh vườn Thơ mới Nam Bộ rộng rãi có đủ trạng thái cảm hứng với những cặp tương phản đi ra từ cuộc đời muôn vẻ với riêng - chung, say đắm -tỉnh táo, mơ mộng - thực tế, ca ngợi - phê phán…
3. Về phương diện phương thức biểu đạt, ta có thể bước đầu ghi nhận một số nét lớn đáng chú ý trong Thơ mới Nam Bộ như thể thơ, ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ.
Sự náo nức sáng tạo cái mới bên cạnh việc giữ mối quan hệ nhất định với các thể thơ truyền thống chính là nét đáng chú ý đầu tiên của Thơ mới Nam Bộ. Nó thể hiện nhiều vấn đề về tính lịch sử của tư duy nghệ thuật, thẩm mỹ của người Nam Bộ thể hiện qua sự lựa chọn phương thức thể hiện cảm xúc trong thơ. Bên cạnh sự xông xáo, náo nức buổi đầu của Manh Manh, Hồ Văn Hảo với những kiểu câu tự do, vần điệu phóng khoáng đậm dấu ấn phương Tây trong các bài Viếng phòng vắng, Con nhà thất nghiệp, Tình Thâm…, thì các thể lục bát, song thất lục bát vẫn còn được vận dụng để dịch hoặc phóng tác thơ phương Tây.
Đến gần giữa thập niên 30, câu thơ của Thơ mới Nam Bộ mau chóng nhuần nhuyễn với các thể thơ hiện đại, khi nó luôn vươn về hướng đổi mới toàn diện về thể thơ. Trong Tổng thư mục thiết lập được sau khi thực hiện thống kê phân loại bước đầu, qua hơn trăm bài Thơ mới từ đầu thập niên 1930-1945 được sưu tầm từ nhiều nguồn, (chủ yếu là báo chí, do tác giả luận án tự sưu tầm, và một số ít trích lại từ một số công trình nghiên cứu đã có), có thể nhận thấy ngay những đặc điểm ban đầu, nổi bật về vấn đề thể thơ. Đó là sự chiếm lĩnh gần như tuyệt đối của các thể thơ hiện đại hoàn toàn theo xu hướng cách tân về câu thơ từ 5, 6, 7, 8 chữ hoặc hơn, về vần, nhịp… là chiếm số lượng cao nhất. Các bài thơ hoàn toàn mới mẻ trong cách gieo vần, cắt nhịp, độ dài ngắn của câu thơ.
Và sang thập niên 40, ttrên thi đàn Nam Bộ, ngoài lục bát, các thể thơ cũ như song thất lục bát, hát nói, và nhất là thơ Đường luật đã dần dần vắng bóng rồi thực sự chấm dứt hẳn nhường chỗ cho các thể thơ mới, là các thể thơ sẽ chiếm vị trí toàn thắng trên thi đàn Nam Bộ nửa sau thế kỷ XX. Điều này có nghĩa là thị hiếu nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ của cả cộng đồng cũng đã từ từ thay đổi với những bước đi vững vàng. Câu thơ của Mộng Tuyết, Lư Khê, Huỳnh Văn Nghệ, Mộng Hồn Quyên…hoàn toàn vừa mới mẻ vững vàng vừa nhuần nhuyễn tự nhiên khi tình tự dân tộc đã chọn được con đường mới cho sự biểu đạt của mình qua Thơ ca.
Về đặc điểm ngôn ngữ thơ, Thơ mới Nam Bộ đã thực hiện sự cải tiến ngôn ngữ thơ rất thành công. Để có thể đạt được các mục đích thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước thực tại, kêu gọi sự đồng cảm của cộng đồng trước một vấn đề nào đó mà mình quan tâm hay tâm đắc. Ngôn ngữ trong Thơ mới Nam Bộ cũng phải có những vận động riêng của mình để tiến tới sự hình thành một ngôn ngữ thơ thời kỳ đổi mới có những đặc điểm như đẩy lùi dần ngôn ngữ thơ cổ điển, sự thắng thế của chất liệu ngôn ngữ đời thường được nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật, sự hiện diện của lớp từ có nguồn gốc là từ địa phương, phương ngữ. Mặt khác, câu thơ đã nhanh chóng tiến tới phá vỡ tính ổn định của hệ hình nhịp, vần theo truyền thống cũ nhưng vẫn bảo đảm được sự tăng cường nhạc tính hiện đại trong ngôn ngữ thơ.
4. Những cây bút Thơ mới Nam Bộ tiêu biểu đã đóng góp rất nhiều vào những thành tựu vừa nêu trên chính là những tên tuổi như:
– Nguyễn Thị Manh Manh: Được xem là tiếng chim báo bình minh của Thơ mới Nam Bộ, là người cổ vũ Thơ mới bằng lý luận táo bạo và cả thực hành với những bài thơ có cảm hứng trữ tình, tự do, câu chữ và vần điệu phóng khoáng in đậm dấu ấn thơ ca phương Tây về một cái Tôi cá nhân tự bộc bạch giải bày tâm tư tình cảm và khát vọng tự do của mình với những bài thơ như Viếng phòng vắng,
… Nguyễn Thị
Manh Manh được xem là người tiên phong không chỉ trong sự hình thành và phát
triển của Thơ mới Nam Bộ 1932-1945, mà còn là người đóng góp quan trọng vào việc
xây dựng nền văn học nữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX.
– Đông Hồ: là một tên tuổi được biết đến trên làng báo Nam Bộ từ cuối thập niên 20 với những bài viết cổ vũ xây dựng nền quốc văn dân tộc - hiện đại. Nhưng đóng góp lớn nhất của ông là đã đem được một tiếng thơ từ một địa phương (xứ Phương Thành - Hà Tiên) hòa nhập vào dòng chảy của Thơ mới Nam Bộ. Khác với Manh Manh xông xáo vào cái mới, Đông Hồ khoan thai hài hòa giữa truyền thống và mới mẻ không khó khăn gì. Các cảm xúc tươi mới lướt trong thơ ông với nhiều phương thức uyển chuyển giữa truyền thống dân tộc và hiện đại của vần điệu lẫn ngôn từ mà tiêu biểu như các bài thơ Cô gái xuân, Cái hôn lần đầu, Mua áo…
– Mộng Tuyết: Cùng với người bạn đời Đông Hồ, nàng thơ đất Phương Thành với những bài thơ trữ tình lãng mạn có ngôn ngữ thơ hiện đại vừa trong sáng, vừa táo bạo vừa nhuần nhị cảm xúc nữ tính như các bài thơ Em xấu hổ, Mười bài tương tư… Ngoài ra, nhà thơ nữ Mộng Tuyết còn gắn bó với cảm hứng lịch sử, cảm hứng công dân, và giọng thơ vẫn nhẹ nhàng duyên dáng như trong các bài Lá thư thành thị, Mười khúc đoạn trường…
– Hồ Văn Hảo: là một tên tuổi đã ghi lại nhiều dấu ấn của mình vào một bước khởi đầu khá đặc sắc của ông bước vào làng Thơ mới Nam Bộ. Với một tiếng thơ hướng về thực tại đau khổ của con người buổi đương thời và được chuyển tải bằng cách sử dụng thể thơ, vần nhịp, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu mới mẻ theo xu hướng thơ ca Tây phương, Hồ Văn Hảo xứng đáng được mệnh danh là người khơi mào cho cảm hứng lãng mạn thế sự trong Thơ mới Nam bộ.
– Huỳnh Văn Nghệ: Tuy không đứng trong hàng ngũ người khai phá Thơ mới Nam Bộ, nhưng sự đóng góp của Huỳnh Văn Nghệ cho di sản Thơ mới Nam Bộ là rất đáng kể. Ông là nhà Thơ mới Nam Bộ đã tạo được một sự chuyển tiếp liền lạc giữa cảm hứng từ trữ tình tình cảm buổi đầu với những bài như Trên xe lửa, Em không muốn, Chiều, Đường về… đến trữ tình công dân như các bài Nhớ Bắc, Mất Tân Uyên, Xuân tha hương, Bến cũ… ở giai đoạn sáng tác về sau. Trong thơ Huỳnh Văn Nghệ, ta có thể thấy được một sự hoàn thiện về thể thơ hiện đại với các hình thức câu thơ 5,6, 7, 8 chữ, vần nhịp hoàn chỉnh, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ đậm đà bản sắc địa phương và bản sắc Nam Bộ. Thơ Huỳnh Văn Nghệ là một trong những đại diện cho giai đoạn Thơ mới Nam Bộ bước sang thời kỳ hoàn thiện và hội nhập vào thành tựu Thơ mới của toàn dân tộc.
Được hình thành trong giai đoạn đất Nam Kỳ rơi vào vòng thuộc địa với thực tại bị nô lệ, văn hóa Việt Nam và nền quốc văn đứng trước nguy cơ bị văn hóa phương Tây và văn học phương Tây lấn át, và tuy thực sự chưa đạt tới tầm cỡ của đỉnh cao hoàn thiện, nhưng Thơ mới Nam Bộ (1932-1945) đã thể hiện một sức bật mới của người cầm bút đất phương Nam đã biết dùng ngay những nhân tố ngoại nhập mới mẻ, biến nó thành bạn đồng hành của sức bật nội sinh để từ đó xây dựng được một dòng thơ trữ tình hiện đại vừa đậm đà màu sắc dân tộc, màu sắc Nam Bộ, vừa thể hiện được nhiều phương diện của tâm tư tình cảm con người thời đại ấy qua sự chuyển tải của những phương thức và phương tiện nghệ thuật được chú ý cách tân, với khát vọng mãnh liệt là làm mới diện mạo của nền thơ ca vùng miền mà họ rất ý thức rằng đó cũng là một bộ phận gắn bó của thơ ca dân tộc.
– Đông Hồ: là một tên tuổi được biết đến trên làng báo Nam Bộ từ cuối thập niên 20 với những bài viết cổ vũ xây dựng nền quốc văn dân tộc - hiện đại. Nhưng đóng góp lớn nhất của ông là đã đem được một tiếng thơ từ một địa phương (xứ Phương Thành - Hà Tiên) hòa nhập vào dòng chảy của Thơ mới Nam Bộ. Khác với Manh Manh xông xáo vào cái mới, Đông Hồ khoan thai hài hòa giữa truyền thống và mới mẻ không khó khăn gì. Các cảm xúc tươi mới lướt trong thơ ông với nhiều phương thức uyển chuyển giữa truyền thống dân tộc và hiện đại của vần điệu lẫn ngôn từ mà tiêu biểu như các bài thơ Cô gái xuân, Cái hôn lần đầu, Mua áo…
– Mộng Tuyết: Cùng với người bạn đời Đông Hồ, nàng thơ đất Phương Thành với những bài thơ trữ tình lãng mạn có ngôn ngữ thơ hiện đại vừa trong sáng, vừa táo bạo vừa nhuần nhị cảm xúc nữ tính như các bài thơ Em xấu hổ, Mười bài tương tư… Ngoài ra, nhà thơ nữ Mộng Tuyết còn gắn bó với cảm hứng lịch sử, cảm hứng công dân, và giọng thơ vẫn nhẹ nhàng duyên dáng như trong các bài Lá thư thành thị, Mười khúc đoạn trường…
– Hồ Văn Hảo: là một tên tuổi đã ghi lại nhiều dấu ấn của mình vào một bước khởi đầu khá đặc sắc của ông bước vào làng Thơ mới Nam Bộ. Với một tiếng thơ hướng về thực tại đau khổ của con người buổi đương thời và được chuyển tải bằng cách sử dụng thể thơ, vần nhịp, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu mới mẻ theo xu hướng thơ ca Tây phương, Hồ Văn Hảo xứng đáng được mệnh danh là người khơi mào cho cảm hứng lãng mạn thế sự trong Thơ mới Nam bộ.
– Huỳnh Văn Nghệ: Tuy không đứng trong hàng ngũ người khai phá Thơ mới Nam Bộ, nhưng sự đóng góp của Huỳnh Văn Nghệ cho di sản Thơ mới Nam Bộ là rất đáng kể. Ông là nhà Thơ mới Nam Bộ đã tạo được một sự chuyển tiếp liền lạc giữa cảm hứng từ trữ tình tình cảm buổi đầu với những bài như Trên xe lửa, Em không muốn, Chiều, Đường về… đến trữ tình công dân như các bài Nhớ Bắc, Mất Tân Uyên, Xuân tha hương, Bến cũ… ở giai đoạn sáng tác về sau. Trong thơ Huỳnh Văn Nghệ, ta có thể thấy được một sự hoàn thiện về thể thơ hiện đại với các hình thức câu thơ 5,6, 7, 8 chữ, vần nhịp hoàn chỉnh, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ đậm đà bản sắc địa phương và bản sắc Nam Bộ. Thơ Huỳnh Văn Nghệ là một trong những đại diện cho giai đoạn Thơ mới Nam Bộ bước sang thời kỳ hoàn thiện và hội nhập vào thành tựu Thơ mới của toàn dân tộc.
Được hình thành trong giai đoạn đất Nam Kỳ rơi vào vòng thuộc địa với thực tại bị nô lệ, văn hóa Việt Nam và nền quốc văn đứng trước nguy cơ bị văn hóa phương Tây và văn học phương Tây lấn át, và tuy thực sự chưa đạt tới tầm cỡ của đỉnh cao hoàn thiện, nhưng Thơ mới Nam Bộ (1932-1945) đã thể hiện một sức bật mới của người cầm bút đất phương Nam đã biết dùng ngay những nhân tố ngoại nhập mới mẻ, biến nó thành bạn đồng hành của sức bật nội sinh để từ đó xây dựng được một dòng thơ trữ tình hiện đại vừa đậm đà màu sắc dân tộc, màu sắc Nam Bộ, vừa thể hiện được nhiều phương diện của tâm tư tình cảm con người thời đại ấy qua sự chuyển tải của những phương thức và phương tiện nghệ thuật được chú ý cách tân, với khát vọng mãnh liệt là làm mới diện mạo của nền thơ ca vùng miền mà họ rất ý thức rằng đó cũng là một bộ phận gắn bó của thơ ca dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét