Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới

Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới
CHƯƠNG 1: 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
Hơn tám mươi năm qua, kể từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đến nay, Thơ mới đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ. Ý kiến đánh giá về Thơ mới khá đa chiều, đa diện, phản ánh sự phong phú trong cảm nhận nghệ thuật và nghiên cứu khoa học của giới học thuật nước nhà. Những nhận định, đánh giá về Thơ mới cho thấy quy luật nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật: Có thành công, có thất bại; Có khi được đón nhận, có khi bị khước từ, phê phán… Tuy nhiên, đóng góp của Thơ mới ngày càng được khẳng định; Các công trình nghiên cứu về Thơ mới không ngừng tăng theo thời gian.
Quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã tập hợp một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về Thơ mới; Từ đó, tập trung vào các ý kiến, luận giải, đánh giá về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới. Trong phần Tổng quan nghiên cứu của luận án, kết quả khảo sát những công trình, chuyên luận, những bài báo liên quan gần và trực tiếp đến ngôn từ nghệ thuật Thơ mới được tổng hợp, sắp xếp theo trình tự thời gian; Theo đó, có thể khái quát tình hình nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật Thơ mới qua các giai đoạn như sau:
1.1. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945
Ngày 10/3/1932, thời điểm Phan Khôi đưa Một lối thơ trình chánh giữa làng thơ [184, tr. 51-54] được xem là một mốc quan trọng chính thức đánh dấu sự ra đời của Thơ mới. Sự hiện diện của Thơ mới đã làm đảo lộn khuynh hướng tư tưởng, làm thay đổi nhận thức và tư duy thơ từng tồn tại hàng ngàn năm trong nền thi ca Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện của Thơ mới, diễn đàn 8 thơ từ Bắc vào Nam trở nên sôi động. Nhiều vấn đề về ngôn từ thơ đã được đề cập đến qua các cuộc diễn thuyết và trên báo chí đương thời.
Người công kích Thơ mới đầu tiên và mạnh mẽ nhất có lẽ là ông Vân Bằng. Mũi nhọn công kích chĩa thẳng vào Phan Khôi. Trên An Nam tạp chí số 39 ngày 30.4.1932, Vân Bằng đã phản ứng lại bằng bài: Tôi thất vọng vì Phan Khôi [184, tr. 55-56]. Với thái độ mỉa mai ông viết: “Ông Phan Khôi là một nhà đại danh nho, đại tư tưởng, đại lý thuyết… Vừa đây, ông lại ra công “sáng chế” một lối thơ “tân thời, tự do đặc biệt”, không cần niêm luật, tự ý vắn dài…” [184, tr. 55].
Trước sự “dị ứng” của Vân Bằng, các “chiến sĩ” Thơ mới đã lên tiếng.
Trong Phong hóa số 14 ngày 22/9/1932, mục Thơ, Văn Lực tỏ rõ sự phản đối thơ cũ, bênh vực Thơ mới và kêu gọi: “Bỏ luật, niêm, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ,…, đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng” [105]. Trong Phụ nữ tân văn số 153 tháng 6 năm 1932, Lưu Trọng Lư gửi Bức thư ngỏ cùng Phan Khôi tỏ ý hưởng ứng Thơ mới và trách Phan Khôi “đánh trống bỏ dùi”. Phong hóa số 31 ngày 31/1/1933 đăng lại bài này với tựa đề Lối Thơ mới [102] nhắc lại lời hô hào của số báo trước: “Phong hóa đã bàn về những chỗ không hay, không hay vì bị bó buộc vào trong khuôn sáo của của lối thơ Đường luật” và kêu gọi “mở rộng lãnh thổ”, “đem cái thiên tài phú bẩm ra mà đua bơi, vẫy vùng”.
Sang năm 1933, không khí tranh luận trở nên gay gắt. Thời gian này, trên các báo: Văn học tạp chí, Nam phong, Tiếng dân, Văn học tuần san, Tin văn… xuất hiện nhiều bài viết kịch liệt phê phán Thơ mới, ngợi ca Thơ cũ.
Trên Văn học tạp chí, Chất Hằng Dương Tự Quán liên tiếp tấn công Thơ mới bằng các bài: Ấm Hiếu không thể làm Tú Khôi, hay là, Một cái tỉ hiệu giữa Phan Khôi và Nguyễn Khắc Hiếu (số 18, ngày 1/6/1933), Thơ mới (số 22, ngày 1/8/1933), Làm thế nào để đổi mới thơ (số 23 ngày 15/8/1933). Thương Sơn có bài: Thơ mới tức là từ khúc (số 24 ngày 1/9/1933). Trên Tiểu thuyết thứ bảy, Tàn Đà có các bài: Phong trào Thơ mới muốn cùng ai trong bạn làng thơ (số 26, ngày 24/11/1934), Cùng các bạn làng thơ (số 28, ngày 8/12/1924), Câu chuyện nói về thơ (số 32, ngày 5/1/1935). Trên Nam Phong, Nguyễn Hữu Tiến có bài: Thơ mới với thơ cũ (số 193, Févier - Mars, 1934) [184]…
Nguyễn Hữu Tiến cho rằng: “Thơ mới này chỉ phóng theo được cái “mốt”  đặt vần… mỗi bài thơ là một mớ câu nói lổng chổng, không có kết cấu liên lạc, điệu cách dịu dàng gì cả” [184, tr. 141]. Trên Văn học tạp chí số 23, TR.GI. Chê các nhà thơ mới không biết cân nhắc chữ dùng…
Trong số những tờ báo đương thời bênh vực, cổ vũ cho Thơ mới, tiêu biểu là Phụ nữ Tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Phong hóa, Ngày nay với những bài viết của nhiều nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi, đặc biệt là sự nhiệt tình ủng hộ của các tác giả Tự lực văn đoàn.
Đáp lại lời TR.GI(TR.GI chê các nhà thơ mới không biết dùng chữ), trong Cuộc điểm báo (Phong hóa số 69, ngày 20 1933), Nhị Linh (Nhất Linh) Đã trả lời: “Nhà làm Thơ mới cân nhắc từng chữ để đắn đo xem chữ nào diễn được cái cảm của mình tả được cái ý của mình đúng hơn hết, xem phải cần đến chữ nào, câu Thơ mới có cái điệu khả dĩ diễn được sự rung động của linh hồn một cách rõ rệt hơn” [98, tr. 143]. Không phủ nhận, cũng không ngợi ca một chiều, Nhị Linh chỉ rõ “trong Thơ cũ cũng có chỗ dùng đúng chỗ, diễn đúng ý, và trong Thơ mới cũng có nhiều câu chỉ kêu mà không có hồn, song nói về toàn thể, thì khác nhau…” [98, tr. 144].
Trong bài luận về Thơ mới (Phong hóa số 97, ngày 11/5/1934) [184], Nguyễn Tường Bách đã chỉ rõ ưu thế của Thơ mới: “Thơ mới đã có điệu, cũng ngâm được, du dương, êm ái không khác gì thơ cũ. Mà âm điệu lại có thể thay đổi theo những cảnh, những tính tính, êm đềm hay dữ dội trong bài thơ”. Nguyễn Tường Bách khá khách quan khi phân tích hạn chế của thơ cũ, 10 và cả những nhược điểm của Thơ mới: “Thơ mới bị công kích nhiều nhất là về hình thức. Vì nhiều người làm thơ không biết đặt câu cho có điệu, thành ra bài thơ chỉ là những câu nói thường có vần điệu”.
Cùng với sự sôi động của diễn đàn thơ, từ thực tế sáng tác, thi đàn đã xuất hiện nhiều bài Thơ mới. Có bài “thật hay” mà cũng có bài “thật dở”.
Năm 1936, trên Hà Nội báo, Lê Tràng Kiều liên tiếp có các bài Thơ mới [184, tr. 298 - 302], Thơ mới Thái Can [184, tr. 303 - 312], Thơ mới Nguyễn Vỹ [184, tr. 327 - 338], Một nhà Thơ mới chú trọng về âm điệu: Lưu Trọng Lư [184, tr. 355 - 363]… khẳng định sự lao động tìm tòi của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới và tự hào: “Chúng ta ngày nay đã có những nhà thi sĩ xứng đáng” [184, tr. 300].
Từ năm 1936, thi đàn đã có những thay đổi lớn, cuộc tranh luận Thơ mới - Thơ cũ lắng xuống. “Cuộc cách mạng về thi ca ấy, đã yên lặng như mặt nước hồ mùa thu”. “Từ bây giờ lịch sử chỉ còn ghi lại những áng thơ hay mà thôi, không còn chia ra mới, cũ nữa” [184, tr. 286 - 287]. Từ năm 1937, trên mục Tin thơ của báo Ngày nay, Thế Lữ liên tục giới thiệu các nhà thơ mới.
Thấp thoáng trong mục Tin thơ những vấn đề ngôn từ cũng được Thế Lữ khái quát. Nhận xét về Xuân Diệu, Thế Lữ khẳng định: “Thơ của ông không phải là “văn chương” nữa; Đó là lời nói, là tiếng reo vui hay tiếng năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẩn trong những thanh âm” [184, tr. 384]. “Tác giả biết dùng những chữ mạnh mẽ và thích đáng để làm nổi bật những hình ảnh mình cảm thấy hay trông thấy” [184, tr. 389]; Thơ cô Thiếu Tâm: “Lời thơ vừa đột ngột, vừa mộc mạc, vừa vụng về nhưng ý tứ thật mới mẻ”  [184, tr. 392]; Rồi “ông Tử Hạ có bài Đêm đông… Lời thơ mộc mạc như ca dao và cũng như nhiều ca dao hơi câu thả” [184, tr. 424]…
Năm 1942, trong “bản tổng kết có ngay” về phong trào Thơ mới, tác giả Thi nhân Việt Nam đã khái quát lại hành trình Thơ mới từ bước khởi đầu đến lúc cực thịnh rồi những ngả rẽ, những đỉnh cao và khẳng định: “phong trào thơ mới đã vứt đi nhiều khuân phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững”  và đề cập tới “lối dùng chữ”, “dáng câu thơ”... [172, tr. 44 - 45]. Bằng một cảm quan tinh tế, nhạy bén Hoài Thanh, Hoài Chân đã nhận ra “cuộc cách mạng thi ca” ấy không chỉ là thành tựu nghệ thuật của một thời đại mới, mà cao hơn nghệ thuật, Thơ mới chính là tình yêu tha thiết tiếng nói dân tộc trong tâm thức các nhà thơ mới: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt” [172, tr. 47].
Cũng năm 1942, cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan được xuất bản (Năm 2008, công trình này được in lại trong Tuyển tập Vũ Ngọc Phan).
Trong quyển 3 mục VI. Các thi gia của cuốn sách này, như chính tác giả bày tỏ, có “một chút ý kiến rất sơ lược, chưa hẳn là phê bình” và tác giả “chỉ lựa một ít thi gia có những cái đặc biệt - cố nhiên cả về hay, lẫn về dở - để xem trong những áng Thơ mới bây giờ, có những cái gì là những cái có thể tồn tại và những cái gì là những cái gì sẽ phải mai một với thời gian” [136, tr. 633].
Mặc dù không trực tiếp bàn về vấn đề ngôn từ Thơ mới song Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét mang tính gợi mở: “có thể kể những thi sĩ dùng lời thật cũ, thỉnh thoảng điểm một vài ý thật mới như Đái Đức Tuấn (Tchya), Nguyễn Bính… Lại có thể kể một số thi sĩ nửa cũ, nửa mới cả về ý lẫn lời: Thi sĩ ấy là Nguyễn Nhược Pháp…”.
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (xuất bản lần đầu tiên năm 1943, Trung tâm học liệu Sài Gòn hiệu đính năm 1968) Khi bàn về Thơ mới đã nhận định: “Thơ mới là lối thơ không theo qui củ của lối thơ cũ nghĩa là không hạn định số câu, số chữ, không theo niêm luật chỉ có vần và điệu” [57, tr. 429].
Có thể thấy, ở giai đoạn này, sáng tạo ngôn từ thơ của các nhà Thơ mới đã được quan tâm nhưng chủ yếu là những cảm nhận chủ quan của người sáng tác, người yêu thơ và những cây bút phê bình văn học đương thời; Ý kiến nhận xét, thẩm bình, đánh giá về ngôn từ của Thơ mới thường được điểm xuyết, đan xen trong ý kiến bàn bạc, tranh luận về Thơ mới nói chung. Ngôn từ nghệ thuật Thơ mới chưa trở thành một đối tượng nghiên cứu của văn học.
Trước nhiều vấn đề mang tính thời sự về Thơ mới lúc đó, ngôn từ nghệ thuật dường như bị bỏ ngỏ. Đây cũng chính là vấn đề mà các tác giả Thi nhân Việt Nam còn “khất lại” với độc giả và các nhà thơ: “Nhưng hôm nay tôi chưa muốn nói nhiều về hình dáng câu thơ. Một lần khác buồn rầu hơn chúng ta sẽ thảo luận kỹ càng về luật Thơ mới, về những vần gián cách, vần ôm nhau, vần hỗn tạp, về ngữ pháp, cú pháp và nhiều điều rắc rối nữa.. .” [172, tr. 44].
Điều đó đã gợi mở hướng đi mới và cũng là vấn đề mà những người tiếp bước trên hành trình nghiên cứu Thơ mới cần tiếp tục giải quyết.
1.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 - 1985
Vấn đề Thơ mới được đặt lại. Do nhiều nguyên nhân, cái nhìn đối với Thơ mới ở giai đoạn này có phần khắt khe. Ngay những đại biểu ưu tú của Thơ mới cũng nghiêm khắc với chính mình. Tuy nhiên, những nhận định về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới lại có những điểm cụ thể, sáng rõ hơn. Nhìn một cách khái quát, tình hình nghiên cứu Thơ mới diễn ra theo hướng phân cực ở hai miền đất nước. Ở miền Bắc, có thể kể đến những nghiên cứu về Thơ mới của tác giả Phan Cự Đệ [37], Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức [125], Hoài Thanh [171]… Ở giai đoạn này, đánh giá của các nghiên cứu miền Bắc về Thơ mới khá đa chiều. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu có phần khắt khe, thiên lệch khi đánh giá về nội dung tư tưởng của Thơ mới có, nhưng những nhận xét về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới lại cởi mở, xác đáng Hoài Thanh - người đã từng có công lớn khám phá và bình giá Thơ mới, lúc này lại thuộc số người khắt khe với Thơ mới. Ông gọi Thơ mới là “những vần thơ có tội” [171, tr. 10]. Năm 1964, trong Phê bình và tiểu luận (tập 2), ông viết “Một vài ý kiến về phong trào “thơ mới” và quyển Thi nhân Việt Nam”. Hoài Thanh cho rằng: “Thơ mới cơ hồ không biết đến tiếng nói đau khổ, tiếng nói căm thù, tiếng nói quật khởi của các chiến sĩ cách mạng, của quần chúng cần lao” [171, tr. 222]. Dù vậy, tác giả không phủ nhận những đóng góp về nghệ thuật đặc biệt là đóng góp ở phương diện câu thơ của Thơ mới: “Qua phong trào “Thơ mới” nhịp điệu câu thơ trở nên phong phú hơn, uyển chuyển hơn, tiếng nói trong câu thơ cũng trở nên trong sáng hơn, bình dị hơn” [171, tr. 226].
Năm 1965, trong chuyên luận Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức đã có cái nhìn sâu hơn về hình thức Thơ mới.
Khái quát hình thức cấu tạo của các thể loại văn vần Việt Nam từ dân gian đến hiện đại trong tiến trình thơ ca Việt Nam, các tác giả khẳng định: “Phong trào thơ mới đã đem lại cho bộ mặt thơ ca nhiều đổi mới đáng kể... Thơ mới cũng vận dụng nhiều cách sử dụng ngôn ngữ phong phú, từ những lối so sánh bình thường đến các lối ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa. Có những so sánh mới lạ ít thấy trong thơ cũ, hoặc từ cụ thể đến trừu tượng” [125, tr. 78 - 82].
Năm 1966, trong chuyên luận Phong trào “Thơ mới” (1932 - 1945), trên quan điểm phê bình mác xít, tác giả Phan Cự Đệ đã có những đánh giá về Thơ mới. Nhận xét của ông thiên về tính tư tưởng, nặng về phê phán. Song ông khá khách quan khi chỉ ra những đóng góp cơ bản trên phương diện ngôn từ của Thơ mới: “Về phương diện xây dựng ngôn ngữ dân tộc, “thơ mới” cũng có nhiều đóng góp. Khác với lối nói ước lệ, sáo rỗng của những “thơ cũ”… ngôn ngữ “thơ mới” giàu hình tượng và cảm xúc. Rất nhiều hình dung ngữ mới xuất hiện, làm giàu thêm cho vốn ngôn ngữ dân tộc” [37, tr. 177]. 14 Ở miền Nam, có thể kể đến ý kiến của Phạm Văn Diêu [22], Thanh Lãng [88], Nguyễn Tấn Long, Phan Canh [101], Phạm Thế Ngũ [124].
Năm 1953, trong cuốn Việt Nam văn - học bình giảng (Sách giáo khoa Tân Việt), Phạm Văn Diêu đã giới thiệu khái quát: Thơ mới là gì? Lai - lịch Thơ mới, Các giai - đoạn trong lịch - sử hình - thành của Thơ mới, Các phái trong Thơ mới. Tuy nhiên, trong giới thiệu của Phạm Văn Diêu thì phần dành cho ngôn từ không nhiều và còn mang tính chủ quan. Theo Phạm Văn Diêu, Thơ mới chỉ mới ở nội dung còn hình thức “không mới”. Thơ mới “không phải “mới” ở cách dùng câu, đặt chữ mà là “mới” ở tinh thần của thơ” [22, tr 241].
Năm 1965, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã đề cập đến những ảnh hưởng và sự đổi mới trong ngôn ngữ văn học: “Nói chung câu văn trong giai đoạn này càng về sau càng chịu ảnh hưởng cú pháp và ngữ điệu văn Pháp” và “Nhất là sang thơ nữa, câu thơ Xuân Diệu, Huy Cận chịu ảnh hưởng rất mạnh câu văn và chữ Pháp” [124, tr. 429].
Nhìn bao quát giai đoạn này, Thơ mới vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Phương diện nội dung tư tưởng của Thơ mới được nhìn nhận đánh giá nghiêm khắc nhưng những cách tân hình thức, đặc biệt những cách tân trên phương diện ngôn từ của Thơ mới vẫn được khẳng định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát, định hướng, gợi mở.
1.3. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với cái nhìn đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống, văn hóa, văn học, Thơ mới cũng được quan tâm đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn. Vấn đề ngôn từ Thơ mới được tiếp tục bàn đến.
Năm 1987, tác giả Vương Trí Nhàn đã khái quát “Bốn mươi năm phát triển ngôn ngữ văn học” (In trong tập tiểu luận Một thời đại văn học mới Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên). Khi đề cập đến ngôn ngữ thơ, tác giả chỉ ra những thành tựu và cả những hạn chế trong ngôn từ Thơ mới. Về thành tựu: “Các nhà “Thơ mới” đã làm một bước quan trọng cải tạo hình thức ngôn ngữ thơ, đưa hình thức ngôn ngữ nói vào thơ, đưa vào thơ những ngữ điệu nhiều vẻ của lời nói ngoài đời, tạo ra thơ trữ tình điệu nói”. Về hạn chế: “Tất nhiên, do chỗ “Thơ mới” chủ yếu là tiếng nói của cái tôi cá nhân cô đơn và bất lực, lánh xa hoặc quay lưng với đời sống chính trị sôi động của đất nước, nên những giọng điệu do nó tạo ra vẫn còn thiếu phong phú, và đặc biệt, vẫn chưa mở cửa cho ngôn ngữ quần chúng đi vào ngôn ngữ thơ” [114, tr. 135].
Cũng trong năm 1987, qua chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã có những nhận xét khái quát về “khả năng giao tiếp trực tiếp” của Thơ mới: “Thơ mới sử dụng giọng điệu trực tiếp của lời nói, của tiếng kêu, tiếng than tạo thành thơ trữ tình điệu nói” [156, tr. 43].
Năm 1992, vấn đề ngôn từ Thơ mới được tác giả đề cập cụ thể hơn trong bài viết: Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam. Một lần nữa ông khẳng định: ”... Thơ mới đã căn bản cải tạo lại thơ trữ tình tiếng Việt từ câu thơ “điệu ngâm” sang câu thơ “điệu nói”. “Thơ mới đã đem lại một nhãn quan mới về ngôn ngữ trong thơ... Gắn lời nói và dòng ngữ điệu - cảm xúc con người” [45, tr. 584]. Điều đó được tác giả đánh giá như là nhiệm vụ lịch sử mà Thơ mới đã đảm nhiệm: “Do đó, nhiệm vụ lịch sử của phong trào Thơ mới là thay đổi nhãn quan thơ, thay đổi tiêu chuẩn đánh giá hình thức thơ” [45, tr. 548]. Tác giả khẳng định: “thành tựu lớn nhất, trước nhất của Phong trào Thơ mới là giải phóng câu thơ, tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt” [45, tr. 587].
CHƯƠNG 1: 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
1.1. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1932 - 1945
1.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới giai đoạn 1945 - 1985
1.3. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Thơ mới từ 1986 đến nay
CHƯƠNG 2:
THƠ MỚI – MỘT HÌNH THỨC GIAO TIẾP NGHỆ THUẬT MỚI
2.1. Ngôn từ nghệ thuật - một hình thức giao tiếp đặc biệt
2.1.1. Khái niệm ngôn từ và ngôn từ nghệ thuật
2.1.2. Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật thơ
2.2. Giao tiếp nghệ thuật Thơ mới - một hiện tượng văn hóa mới
2.2.1. Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội dẫn đến sự ra đời của Thơ mới
2.2.2. Chủ thể lời nói trong giao tiếp nghệ thuật Thơ mới
2.2.2. Loại hình ngôn từ và tổ chức giao tiếp nghệ thuật Thơ mới
CHƯƠNG 3: 
ĐẶC TRƯNG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
3.1. Ngôn từ Thơ mới mang đậm tính chủ quan, thiên về cảm xúc, cảm giác
3.1.1. Sự chủ thể hóa ngôn từ Thơ mới
3.1.2. Sự đa điệu của cảm xúc, cảm giác
3.2. Ngôn từ Thơ mới tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tìnhtruyền thống
3.2.1. Tiếp nối và phát triển ngôn ngữ thơ trữ tình dân gian
3.2.2. Tiếp thu những sáng tạo ngôn ngữ thơ trữ tình trung đại
3.2.3. Dịch chuyển gần hơn với ngôn ngữ đời sống
3.3. Ngôn từ Thơ mới có sự kết hợp giữa thơ Đường và thơ Pháp
3.3.1. Từ xung khắc đến hòa giải
3.3.2. Sự ra đời của một hình thức ngôn từ mới: Hiện đại đầy cá tính
CHƯƠNG 4: 
TỔ CHỨC VĂN BẢN NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT THƠ MỚI
4.1. Từ ngữ Thơ mới phong phú, đa dạng
4.1.1. Sáng tạo từ ngữ trên cơ sở kết ghép
4.1.2. Sáng tạo từ ngữ theo cơ chế chuyển nghĩa
4.2. Cú pháp Thơ mới linh hoạt, sáng tạo
4.2.1. Xu hướng kế thừa cú pháp câu thơ truyền thống
4.2.2. Xu hướng nới lỏng cú pháp câu thơ Đường luật
4.2.3. Những bứt phá mới
4.3. Tổ chức bài thơ trong Thơ mới tự do, phóng khoáng
4.3.1. Tổ chức bài thơ theo dòng âm thanh ngôn ngữ
4.3.2. Tổ chức bài thơ theo dòng cảm xúc
4.3.3. Tổ chức bài thơ theo dòng tự sự
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt
1. Trần Đình Sử (1997), Những Aristote (2007), Nghệ thuật thơ ca, In lần thứ 5, Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Báy dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính, Nxb Lao động -Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
2. Vũ Tuấn Anh tuyển chọn và giới thiệu (2003), Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Vũ Tuấn Anh tuyển chọn và giới thiệu (2009), Tế Hanh tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Thị Anh (2007), Thơ mới với thơ Đường, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Phạm Đình Ân (2006), Vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
6. B. M. Eikhenbaum (2012), Nhạc điệu câu thơ trữ tình Nga - Những vấn đề phương pháp luận, Lã Nguyên dịch, http: //phebinhvanhoc. Com. Vn.
7. Lê Bảo (2005), Thơ Việt Nam tác giả, tác phẩm, lời bình, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Tường Bách (1934), “Thơ mới”, Báo Phong hóa số 97, ph-097-11-may-1934. Dpf-Adobe Reader.
9. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 - 1975), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
11. Nguyễn Bính (1941), Tâm hồn tôi, Impr. Lê Cường, Hà Nội.
12. Huy Cận (1940), Lửa thiêng, Nxb Đời nay, Hà Nội. 150
13. Huy Cận, Hà Minh Đức (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm Phong trào Thơ mới), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Huy Cận (1992), “Về phong trào “Thơ mới” - Bài viết chưa công bố của Huy Cận”, honviet. Com. Vn
15. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội
16. Đoàn Văn Cừ (1960), Thôn ca, Nxb Văn học, Hà Nội.
17. Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An biên soạn (2003), Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
18. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Vũ Hoàng Chương (1941), Thơ say, Impr. Cộng Lực, Hà Nội.
20. Nguyễn Hồng Cổn (2008), “Cấu trúc của câu tiếng Việt: Chủ vị hay đề thuyết”, http: //ngonnguhoc. Org.
21. Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
22. Phạm Văn Diêu (1953), Việt Nam văn-học giảng bình, Sách giáo khoa Tân Việt, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.
23. Xuân Diệu (1992), Thơ thơ, Tái bản (Theo đúng bản in lần đầu năm 1938), Nxb Hội Nhà văn, TP Hồ Chí Minh.
24. Xuân Diệu (1945), Gửi hương cho gió, Nxb Thời đại, Hà Nội.
25. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, In lần thứ 3, Nxb Văn học, Hà Nội.
27. Nguyễn Du (1966), Truyện Kiều, Nxb Văn học, Hà Nội.
28. Khương Hữu Dụng dịch (1996), Thơ Đường, Nxb Đà Nẵng. 151
29. Lê Tiến Dũng (1996), Thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 – 1945 trong quá trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại, Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh.
30. Phan Huy Dũng (1999), “Tổ chức bài thơ theo sự dẫn dắt của âm nhạc”, Tạp chí Văn học, số 2.
31. Đoàn Ánh Dương (2012) “Tâm thái trí thức thời Thơ mới: Trường hợp Xuân Diệu và Huy Cận”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
32. Hồ Thị Ánh Dương (2012), “Yếu tố cốt truyện trong bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
33. Hồ Dzếnh (1942), Quê ngoại, Nxb Nguyên Hà, Hà Nội.
34. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu (1997), Văn học phương Tây, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Phan Cự Đệ (1982) Phong trào “Thơ mới” (1932 - 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1997), Văn học Việt Nam (1930-1945), Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Phan Cự Đệ chủ biên (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lý luận, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Phan Cự Đệ biên soạn (2007), Về một cuộc cách mạng trong thi ca Phong trào Thơ mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 152
42. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, TP Hồ Chí Minh.
43. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.
45. Nguyễn Đăng Điệp tuyển chọn (2005), Trần Đình Sử tuyển tập, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn và biên soạn (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
47. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Hà Minh Đức chủ biên (1997), Lý luận văn học, In lần thứ 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Hà Minh Đức, Đoàn Đức Phương tuyển chọn và giới thiệu (2003), Nguyễn Bính - về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
50. Hà Văn Đức (2003), “Quan điểm thẩm mỹ qua một số hình tượng nghệ thuật trong tùy bút Nguyễn Tuân”, Tạp chí Văn học, số 4.
51. G.N. Pôxpêlôp chủ biên (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Mai Liên Giang (2007), Vấn đề chủ thể tiếp nhận qua lịch sử tiếp nhận Thơ mới, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
53. Nguyễn Thị Thanh Hà (2002), “Hiện tượng từ láy với việc tạo tính nhạc trong thơ ca”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
54. Hồ Thế Hà (2004), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học, Hà Nội.
55. Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa, Huế. 153
56. Hồ Hải (2008), Thơ lục bát Việt Nam hiện đại từ góc nhìn ngôn ngữ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
57. Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Trung tâm học liệu Sài Gòn xuất bản.
58. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, In lần thứ 5, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
59. Lê Bá Hán chủ biên (1998), Tinh hoa Thơ mới thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
60. Tế Hanh (1945), Hoa niên, Nxb Đời nay, Hà Nội.
61. Tế Hanh (1998), “Chữ và nghĩa trong thơ” (Nguyễn Hữu Sơn ghi), Tạp chí Văn học, số 12.
62. Phạm Văn Hạnh (1943), Giọt sương hoa, Nxb Lượm lúa vàng, Hà Nội.
63. Nguyễn Văn Hạnh (1970), “25 năm chặng đường phát triển rộng lớn của văn xuôi và thơ Việt Nam”, Tạp chí Tác phẩm mới, số 9.
64. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
65. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Tái bản lần thứ ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
66. Hegel (2005), Mỹ học, Phan Ngọc giới thiệu và dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
67. Lưu Hiệp (1998), Văn tâm điêu long, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
68. Nguyễn Hữu Hiếu (2010), “Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7.
69. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
70. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, TP Hồ Chí Minh. 154
71. Đinh Hùng (1995), Mê hồn ca, Tái bản, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
72. Châu Minh Hùng (2010), “Nhạc điệu thơ Việt trên nền của luật hòa thanh”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2.
73. Châu Minh Hùng (2011), Nhạc điệu thơ Việt qua những sáng tạo của Thơ mới, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp Hồ Chí Minh.
74. Hoàng Thị Huế (2012), “Thể Thơ mới nhìn từ sự vận động nội tại của thể loại văn học”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
75. Hoàng Thị Huế (2007), Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hóa – văn học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
76. Đoàn Trọng Huy (2006), Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
77. Tố Hữu (1998), “Tiếng Việt giàu và đẹp phải biết khơi nguồn sáng tạo thơ từ đó”, Tạp chí Văn học, số 12.
78. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam cận trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
79. Iu. M. Lotman (2007), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
80. Kate Hambuger (2004), Logic học về các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
81. Trần Thiện Khanh, Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ, http: //ngnnghc. Wordpress. Com.
82. Bích Khê (1939), Tinh huyết, Nxb Trọng Miên, Hà Nội.
83. Thụy Khê, Cấu trúc thơ, htt: /chimviet. Fee. Fe/vanhoc/thuykhe/cautructho.
84. Trần Tuấn Kiệt (1968), Thi ca Việt Nam hiện đại (1880-1965), Nhà sách Khai Trí,. 155
85. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
86. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới, những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
87. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt, In lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
88. Thanh Lãng (1972), “Phê bình văn học thế hệ 1932”, http: //chimviet. Fr/vanhoc/thanhlng/thll050/htm.
89. Nguyễn Lai (1991), Ngôn ngữ và sáng tạo văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
90. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
91. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
92. Mã Giang Lân tuyển chọn và giới thiệu (2003), Tế Hanh về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
93. Mã Giang Lân (2005), Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
94. Mã Giang Lân (2011), Những cấu trúc của thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
95. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
96. Nhất Linh (1933), “Thế nào là Thơ mới”, Phong hóa, số 36, ph-036-03-mar-1933. Pdf - Adobe Reader.
97. Nhất Linh (1933), “Nguyễn Thế Lữ-một nhân vật mới trong làng Thơ mới”, Phong hóa, số 54, ph-054-07-jul-1933. Pdf - Adobe Reader.
98. Nhị Linh (Nhất Linh) (1933), “Sự cân nhắc chữ trong thơ cũ và Thơ mới”, Mục Cuộc điểm báo, Phong hóa, số 69,156 ph-069-20-oct-1933-trung-thu. Pdf-Adobe Reader.
99. Nguyễn Long, Đào Thủy Nguyên (2002), Suy nghĩ từ những trang văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
100. Nguyễn Tấn Long sưu tầm và biên soạn (1968), Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nxb Sống mới, Sài Gòn.
101. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh sưu tầm và biên soạn (1968), Khuynh hướng thi ca tiền chiến, Nxb Sống mới, Sài Gòn.
102. Lưu Trọng Lư (1933), “Lối Thơ mới”, Mục Văn học, Báo Phong hóa số 31, ph-031-24-_jan-1933. Pdf - Adobe Reader
103. Lưu Trọng Lư (1939), Tiếng thu, Impr. De Lê Văn Phúc, Hà Nội.
104. Thế Lữ (1941), Mấy vần thơ, Nxb Đời nay, Hà Nội.
105. Văn Lực (1933), “Thơ”, Mục Văn học, Báo Phong hóa số 14, ph-014-22-sep-1932. Pdf - Adobe Reader
106. Phương Lựu chủ biên (2008), Lý luận văn học phương Đông, Tập 1, In lần thứ 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
107. Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
108. M. B. Khrápchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
109. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Tái bản lần thứ nhất, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
110. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, In lần thứ 2, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
111. M. Bakhtin (2012), “Vấn đề thể loại lời nói”, Lã Nguyên dịch, http: //phebinhvanhoc. Com. Vn.
112. Mác, Ăngghen, Lênin về ngôn ngữ (1962), Nxb Sự thật, Hà Nội. 
113. Viên Mai (1999), Tùy viên thi thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
114. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), Một thời đại văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội.
115. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), “Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thơ ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học, số 11.
116. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
117. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
118. Trương Tuyết Minh-Kiều Mai Sơn sưu tầm, biên soạn (2011), Phạm Huy Thông - Thơ, Nxb Lao động - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
119. Lê Hồng My (2005), Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
120. Nguyễn Xuân Nam (1983), “Nghĩ về cái mới trong thơ”, Tạp chí Văn học, số 4.
121. Biện Thị Quỳnh Nga (2012), “Những đặc trưng cơ bản của lục bát Thơ mới 1932-1945”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
122. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
123. Nguyễn Thị Ngọc, Vũ Nguyễn tuyển chọn (2007), Điêu tàn tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội.
124. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Tập 3), Văn học hiện đại 1862 – 1945, Quốc học tùng thư Sài Gòn xuất bản.
125. Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam-Hình thức và thể loại, In lần thứ 5, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 158
126. Hoàng Sĩ Nguyên (2007), Thơ mới 1932 – 1945 nhìn từ sự vận động thể loại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
127. Hoàng Sĩ Nguyên (2011), “Bước đi của ngôn ngữ Thơ mới 1932-1945”, Tạp chí Non nước, số 156, http: //vannghedanang. Org. Vn.
128. Nguyễn Tri Nguyên (1998), “Nội sinh như là động lực của hiện đại hóa thơ Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 11.
129. Lã Nguyên (2012), “Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như một hệ hình giao tiếp nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8.
130. Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn (1993), Hàn Mặc Tử thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội.
131. Vương Trí Nhàn (2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
132. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
133. Đặng Tương Như, Nguyễn Kim Phong, Ngô Văn Thư (2007), Văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
134. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975-1990), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
135. Olga Balla (2011), “Quyền lực của ngôn từ và quyền lực của biểu tượng”, http: /lyluanvaphebinhvanhoc. Wordpress. Com
136. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, 2 tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
137. Nguyễn Nhược Pháp (1957), Ngày xưa, Minh Đức tái bản, Hà Nội.
138. Hoàng Phê chủ biên (1997), Từ điển tiếng Việt, In lần thứ 5, Nxb Đà Nẵng. 159
139. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (2007), Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng.
140. Ngô Văn Phú biên soạn và tuyển chọn (1996), Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
141. Phan Diễm Phương (1998), Lục bát và song thất lục bát, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
142. Đoàn Đức Phương (2006), Nguyễn Bính-hành trình sáng tạo thi ca, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
143. Nguyễn Hằng Phương (2009), Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
144. Huỳnh Như Phương (2007), Trường phái hình thức Nga, Nxb Đại học Quốc gia, T. P Hồ Chí Minh.
145. Đặng Thị Ngọc Phượng (2008), Ý thức tự do trong phong trào Thơ mới, Luận án tiến sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
146. Lê Thị Hồ Quang (2007), Thơ tình trong Thơ mới 1932 - 1945 (xét từ đặc trưng thi pháp), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
147. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
148. Roman Jakobson (1998), “Thơ của ngữ pháp và ngữ pháp của thơ”, Trịnh Bá Đĩnh dịch, Tạp chí Văn học, số 12.
149. R. Jacobson (2001), “Ngôn ngữ học và thi học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 14.
150. R. Jacobson, N. Lajos, V. Novikov (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp: Lý thuyết chủ nghĩa hình thức Nga, Đỗ Lai Thúy biên soạn với các bản dịch của Trương Đăng Dung, Huyền Giang, Nguyễn Văn Quảng, Phạm Nguyên Phẩm, Đỗ Lai Thúy, Ngân Xuyên, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 160
151. Chu Văn Sơn (2006), Ba đỉnh cao Thơ mới (Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
152. Chu Văn Sơn (2007), Thơ điệu hồn và cấu trúc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
153. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân (2010), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
154. Nguyễn Hữu Sơn (2012), “Phong trào Thơ mới như một diễn ngôn lịch sử”, http: //nhavantphcm. Com. Vn
155. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Tái bản lần thứ 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
156. Trần Đình Sử (1997), Thi pháp thơ Tố Hữu, In lần thứ hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
157. Trần Đình Sử (1999), “Ngôn ngữ với việc lĩnh hội tác phẩm thơ (Qua bài Tiếng thu của Lưu trọng Lư)”, Tạp chí Văn học, số 10.
158. Trần Đình Sử (2004), “Bản chất xã hội thẩm mỹ của ngôn từ văn học”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12.
159. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
160. Trần Đình Sử chủ biên (2007), Giáo trình Lý luận văn học, Tập 1 - 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
161. Trần Đình Sử (2007), Thi pháp Truyện Kiều, Tái bản lần 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
162. Trần Đình Sử (2012), “Mấy vấn đề thi pháp Thơ mới như là một cuộc cách mạng trong thơ Việt”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
163. Trần Đình Sử (2012), “Địa vị lịch sử của phong trào Thơ mới”, http: // phebinhvanhoc. Com. Vn. 
164. Trần Đình Sử (2013), “Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay”, trandinhsu. Wordpress. Com.
165. Vũ Văn Sỹ (2005), Mạch thơ trong nguồn thế kỷ (Nghiên cứu và tiểu luận), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
166. Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang chủ biên (2013), Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, Nxb Thanh niên, T. P Hồ Chí Minh.
167. Hà Công Tài (1996), Ẩn dụ và đặc trưng hình thể ngôn từ thơ ca, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
168. Bùi Duy Tân chủ biên (2007), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội
169. Nguyễn Thanh Tâm (2012), “Thơ mới - một diễn giải từ “lịch sử sinh thành học”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
170. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
171. Hoài Thanh (1965), Phê bình và tiểu luận, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
172. Hoài Thanh, Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, In lần thứ 14, Nxb Văn học, Hà Nội.
173. Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (1998), Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
174. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
175. Nguyễn Bá Thành (1999), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
176. Nguyễn Bá Thành (2006), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 162
177. Tuấn Thành, Vũ Nguyễn tuyển chọn (2006), Hồ Xuân Hương tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội.
178. Trần Khánh Thành, Lê Dục Tú tuyển chọn và giới thiệu (2007), Huy Cận về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
179. Đỗ Tiến Thắng (2009), Ngữ điệu tiếng Việt sơ khảo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
180. Nguyễn Toàn Thắng (2007), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
181. Nguyễn Toàn Thắng (2012), “Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông-Tây”, Tạp chí Nhà văn, số 8.
182. Nguyễn Thành Thi (2010), “Chùa Hương” và “Sơn Tinh, Thủy Tinh” của Nguyễn Nhược Pháp - những bài thơ kể chuyện “mini”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2 (128).
183. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (1997), Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam, Tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.
184. Nguyễn Ngọc Thiện biên soạn, sưu tầm (2002), Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, Tập 2, Nxb Lao động, Hà Nội.
185. Phạm Huy Thông (1992), Tiếng sóng. Yêu đương, Tái bản (Theo bản in năm 1934), Nxb Hội Nhà văn, Tp Hồ Chí Minh.
186. Vũ Duy Thông (2001), “Ngôn ngữ Thơ mới và ngôn ngữ thơ kháng chiến”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1.
187. Thơ mới (1932 - 1945): Tác giả và tác phẩm (2004), In lần thứ 6, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
188. Anh Thơ (1941), Bức tranh quê, Nxb Đời nay, Hà Nội.
189. Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu (2007), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
190. Lưu Khánh Thơ biên soạn (2007), Chế Lan Viên-nhà thơ song hành cùng thời đại, Nxb Trẻ, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học T. P Hồ Chí Minh.
191. Bích Thu (2000), “Hàn Mặc Tử - Một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, số 1.
192. Lý Hoài Thu (1998), Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám - 1945 qua Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
193. Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.
194. Đỗ Lai Thúy (2012), “Thơ mới thành công và thất bại của thành công”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
195. Nguyễn Thị Thúy (2004), Ngôn từ nghệ thuật thơ Nguyễn Bính, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
196. Đậu Thị Thương (2003), Tìm hiểu ngôn từ thơ Hàn Mặc Tử, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
197. Phan Trọng Thưởng (2012), “Thơ mới - một hiện tượng lịch sử có tính khu vực”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6.
198. Đặng Tiến (2009), Thơ thi pháp và chân dung, In lần thứ hai, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
199. Bùi Đức Tịnh (2002), Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và Thơ mới (1865-1932), Tái bản lần thứ 2, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
200. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Tái bản, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
201. Trần Huyền Trân (1995), Rau tần, Tái bản, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
202. Nam Trân (2007), Huế, Đẹp và Thơ, In lần thứ ba, Nxb Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 164
203. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
204. Hoàng Trinh (1971), Phương Tây văn học và con người, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
205. Hoàng Trinh (1992), Từ ký hiệu học đến thi pháp học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
206. Trần Thị Việt Trung (1994), Quá trình hình thành và phát triển của phê bình văn học Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, Luận án PTS KH Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
207. Liễu Trương (2007), Tiếp cận văn học Pháp, Nxb Văn học, Hà Nội.
208. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và Phê bình văn học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
209. Nguyễn Quốc Túy (1995), Thơ mới bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.
210. Tuyển tập Nguyễn Bính (1986), Nxb Văn học, Hà Nội.
211. Tuyển tập Huy Cận (1986), Nxb Văn học, Hà Nội.
212. Tuyển tập Xuân Diệu (1983), Nxb Văn học, Hà Nội.
213. Tuyển tập Tản Đà (1986), Nxb Văn học, Hà Nội.
214. Tuyển tập Tế Hanh (1987), Nxb Văn học, Hà Nội
215. Tuyển tập Lưu Trọng Lư (1987), Nxb Văn học, Hà Nội
216. Truyển tập Chế Lan Viên (1985), Nxb Văn Học, Hà Nội
217. Hàn Mặc Tử (1992), Gái quê, Tái bản, Nxb Hội Nhà văn, Tp Hồ Chí Minh.
218. Chế Lan Viên (1992), Điêu tàn, Tái bản (Theo bản in lần đầu năm 1937), Nxb Hội Nhà văn, Tp Hồ Chí Minh.
219. Viện văn học (2001), Văn học so sánh lý luận và ứng dụng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
220. Nguyễn Vỹ (2007), Văn thi sĩ tiền chiến, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội. 165
221. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Tổ Ngôn ngữ học Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
222. Michel Fuocault (1969), The Archổology of Knowledge, marxists. Org.
223. Noam Chomsky (1968), Linguistic Contributions to the Study of mind (Future), marxists. Org.
224. Roman Jakobson (1937), Six Lectures on Sound and Meaning, marxists. Org.
Keydown: downloadluan an tien si ngon ngu va van hoa viet nam, ngon tu nghe thuat tho moi,ma so 62220121,nguoi huong dan khoa hoc 1 pgsts nguyen dang diep,2 ts  le hong my.
Theo http://luanantiensy.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thẻ nhớ vô tri

Thẻ nhớ vô tri Anh bạn thẻ nhớ từ ngày mua về đến giờ, cứ bị nhốt suốt trong máy ảnh, hôm nay mới được ra ngoài, tung tảy, tự mình nhìn ng...