Nếu bạn hỏi tôi Trường ca nào của Phạm Duy là hay nhất, tôi xin trả lời là Trường ca Mẹ Việt Nam, nhưng nếu hỏi Trường ca nào độc đáo nhất thì đó chính là Trường ca Hàn Mặc Tử. Ngay từ lời thơ đã độc đáo rồi (trong thi đàn Việt Nam, thơ Hàn Mặc Tử nếu không đáng gọi là hay thì cũng không ai có thể viết được như ông!), lại được phối theo phong cách nhạc lạ lùng, lạ lùng ngay cả với những tác phẩm trước đó của Phạm Duy.
Và không hiểu sao khi nghe Trường ca Hàn Mặc Tử, tôi dễ cảm nhận được cái hay cũng như cái dở hơn là nghe các Trường ca khác (có lẽ là về thơ Hàn Mặc Tử tôi đã quen thân nên dám mạnh miệng nhận xét hơn?) Cách sắp đặt Trường ca cũng gần giống như thơ và đời của Hàn Mặc Tử, nghĩa là mở đầu ở một miền quê yên bình, sau thế giới của thi sĩ bị xáo trộn bởi căn bệnh phong, cái Thơ chân thật nhất và lạ lùng nhất ra đời, rồi cuối cùng người thơ tìm nguồn yên lành nơi đức tin đạo Gia Tô.
Trường ca Hàn Mặc Tử chia làm 3 phần: Tình quê, Trăng sao và Ave Maria, nội dung như trên đã nói.
Phần “Tình quê” nhạc điệu 2 đoản khúc “Tình quê” và “Đây thôn Vỹ Dạ” nhẹ nhàng một cách đều đặn, không có gì đặc biệt. Về nguyên tác “Tình quê” thì tác giả Thi nhân Việt Nam cũng nhận xét là “lời thơ dễ dàng, tứ thơ bình dị”. Nhưng còn về nguyên tác “Đây thôn Vỹ Dạ” mà phổ nhạc đơn giản như vậy, kể cũng tiếc! Nhưng qua đến đoản khúc “Đà Lạt trăng mờ” thì ta đã bắt đầu thấy cái đặc biệt của Trường ca Hàn Mặc Tử. Đoạn nhạc mở đầu có một vẻ gì huyền ảo tới rợn người “Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu”, rồi kéo ra mênh mông với những đoạn dao động trong quãng ngắn lặp đi lặp lại, cuối cùng mở ra cao vút ở “Cả trời say nhuộm một màu trăng, cả hồn tôi chẳng nói năng”, theo ngôn ngữ Hàn Mặc Tử mà nhận xét: rất no nê!
Phần “Tình quê” nhạc điệu 2 đoản khúc “Tình quê” và “Đây thôn Vỹ Dạ” nhẹ nhàng một cách đều đặn, không có gì đặc biệt. Về nguyên tác “Tình quê” thì tác giả Thi nhân Việt Nam cũng nhận xét là “lời thơ dễ dàng, tứ thơ bình dị”. Nhưng còn về nguyên tác “Đây thôn Vỹ Dạ” mà phổ nhạc đơn giản như vậy, kể cũng tiếc! Nhưng qua đến đoản khúc “Đà Lạt trăng mờ” thì ta đã bắt đầu thấy cái đặc biệt của Trường ca Hàn Mặc Tử. Đoạn nhạc mở đầu có một vẻ gì huyền ảo tới rợn người “Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu”, rồi kéo ra mênh mông với những đoạn dao động trong quãng ngắn lặp đi lặp lại, cuối cùng mở ra cao vút ở “Cả trời say nhuộm một màu trăng, cả hồn tôi chẳng nói năng”, theo ngôn ngữ Hàn Mặc Tử mà nhận xét: rất no nê!
Phần “Trăng sao” tiếp nối cái “no nê” trong “Đà Lạt trăng mờ” ở 2 đoản khúc “Trăng sao rớt rụng” và “Hồn là ai”, lại thêm vào cái phong phú rất mực và cuồng loạn rất mực của “Thơ điên” Hàn Mặc Tử. Có thể nói đây là đoạn cao trào của Trường ca Hàn Mặc Tử! Lạ lắm, mở đầu là một loạt câu “Lạy Chúa tôi” - là thánh ca - nhưng rồi theo tiếp là “Ôi vầng trăng cao sáng”…”Xin ban cho sáng thêm lên”…”Sáng thêm lên cho không gian rất đẫm, cho hồn thơ mát rợn tới hương huyền” - là tình ca! Rồi tới những đoạn “Tôi đi trong ánh trăng mờ…” và “Tôi riết thời gian trong nắm tay…” nhạc điệu biến hóa rất linh động, thật sự là “hớp hồn” người nghe (ngay cả tiếng bè cũng tạo nên hiệu ứng rất hay!). Đoạn nhạc đột ngột chuyển tông lên ráo riết, sôi động ở “Ha ha ta đuổi theo trăng…” ,”Để nghe, à để nghe…” và “Loạn rồi loạn rồi tôi hoảng hốt…”, vốn có thể nói là những câu “điên” nhất của Hàn Mặc Tử đã trở thành những câu “đã” nhất của Trường ca. Đoản khúc “Hồn là ai” cũng tương tự thế, nghĩa là hay và ma quái. Nhưng đến đoản khúc “Trút linh hồn” thì nhạc điệu trầm và chậm lại, có cái gì hụt hẫng (xót thương cho thi sĩ chăng?)…
Phần “Ave Maria” là thánh ca nhưng không hoàn toàn là thánh ca, cũng như tập “Xuân như ý” là thơ về đạo Gia Tô nhưng không hoàn toàn là vậy. Tôi không dám lạm bàn vấn đề tôn giáo (cũng giống như hứng đọc thơ Hàn Mặc Tử tôi chỉ đọc tới tập “Máu cuồng và hồn say” là thôi) nhưng có một điều đặc biệt của Trường ca Hàn Mặc Tử: Nếu bạn đã nghe qua Trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam, bạn sẽ thấy cùng một điệu nhạc, nhạc sĩ phân ra trong Trường ca mà đặt nhiều lời khác nhau; còn Trường ca Hàn Mặc Tử thì ngược lại, cùng một lời (như “Maria linh hồn tôi ớn lạnh…” hay “Hỡi sứ thần thiên chúa Gabriel…”) nhạc sĩ lại đặt nhiều giai điệu khác nhau. Cái nữa là câu “Amen” kết thúc trường ca khá hay!
Đó là một vài nhận xét của tôi về Trường ca Hàn Mặc Tử. Hiển nhiên tôi không đủ trình độ để có thể phẩm bình như GS Nguyễn Hiến Lê phẩm bình về Trường ca Con Đường Cái Quan (dù rằng tôi có quyền nói rằng Trường ca Hàn Mặc Tử không nổi tiếng bằng Con Đường Cái Quan) dầu sao tôi cũng muốn giới thiệu cùng các bạn một tác phẩm nghệ thuật độc đáo của thời trước - nhất là khi thể loại trường ca đang dần trở nên lạ lẫm với thế hệ sau này.
TB: Trường ca Hàn Mặc Tử thu âm riêng từng đoản khúc, khác với 2 trường ca trước, do đó các bạn có thể download thuận tiện hơn.
Trường Ca
MẸ VIỆT NAM
(kính dâng Mẹ, tặng tuổi trẻ nước tôi)
MẸ VIỆT NAM
(kính dâng Mẹ, tặng tuổi trẻ nước tôi)
Nếu CON ÐƯỜNG CÁI QUAN là một hành ca ghi lại bước tiến của dân tộc ta trên một sinh lộ nhất quyết không chịu chia cắt thì MẸ VIỆT NAM là một âu ca, ca tụng Mẹ Tổ Quốc và những Mẹ điển hình trong truyền kỳ lịch sử nước nhà, đề tài và cảm hứng nhắm dựa vào tình thương yêu và tính hiếu hòa, tính tình này đã sinh tồn mạnh mẽ trên đất ta và phải được truyền đi trong thế giới tàn nhẫn hiện tại.
Ðây là một trường ca trong đó, lúc trẻ tuổi, mẹ Việt Nam được biểu tượng bằng đất mầu tươi tốt, đa tình, nền tảng của gia đình, ruộng nương, làng nước. Khi đứng tuổi, mẹ hiện thân là núi non sắt đá, trong sự hi sinh ròng rã, vẫn bền bỉ đợi chờ và che chở người chinh phu chưa hết nợ đao binh. Mẹ còn âm thầm sót thương lũ con sông ngòi, có những đứa dại dột, hiếu thắng, phản bội mẹ vì sự tranh giành lẫn nhau, gây oán hận phân chia, làm nát tan lòng mẹ. Vào lúc tuổi già, mẹ trở thành biển cả đại lượng bao dung, kêu gọi và ôm đón đàn con giang hồ, thành công hay thất bại. Nước mắt vui mừng của mẹ lúc gặp con bốc lên trời cao làm mây đầy đặn và ấm áp, bay đi rửa sạch địa cầu bằng ơn mưa móc, nối chặt chu kỳ trường ca MẸ VIỆT NAM.
Ðây là một trường ca trong đó, lúc trẻ tuổi, mẹ Việt Nam được biểu tượng bằng đất mầu tươi tốt, đa tình, nền tảng của gia đình, ruộng nương, làng nước. Khi đứng tuổi, mẹ hiện thân là núi non sắt đá, trong sự hi sinh ròng rã, vẫn bền bỉ đợi chờ và che chở người chinh phu chưa hết nợ đao binh. Mẹ còn âm thầm sót thương lũ con sông ngòi, có những đứa dại dột, hiếu thắng, phản bội mẹ vì sự tranh giành lẫn nhau, gây oán hận phân chia, làm nát tan lòng mẹ. Vào lúc tuổi già, mẹ trở thành biển cả đại lượng bao dung, kêu gọi và ôm đón đàn con giang hồ, thành công hay thất bại. Nước mắt vui mừng của mẹ lúc gặp con bốc lên trời cao làm mây đầy đặn và ấm áp, bay đi rửa sạch địa cầu bằng ơn mưa móc, nối chặt chu kỳ trường ca MẸ VIỆT NAM.
Trường Ca MẸ VIỆT NAM chia ra bốn phần:
Phần I. - ÐẤT MẸ
Phần II.- NÚI MẸ
Phần III.- SÔNG MẸ
Phần IV.- BIỂN MẸ
gồm 21 ca khúc hát liên tục và một chung khúc (finale).
Phần I. - ÐẤT MẸ
Phần II.- NÚI MẸ
Phần III.- SÔNG MẸ
Phần IV.- BIỂN MẸ
gồm 21 ca khúc hát liên tục và một chung khúc (finale).
Phần I.- ÐẤT MẸ
1. MẸ TA – 2. MẸ XINH ÐẸP
Mẹ Việt Nam, không son không phấn
Mẹ Việt Nam, chân lấm tay bùn
Mẹ Việt Nam, không mang nhung gấm
Mẹ Việt Nam, mang tấm nâu sồng.
1. MẸ TA – 2. MẸ XINH ÐẸP
Mẹ Việt Nam, không son không phấn
Mẹ Việt Nam, chân lấm tay bùn
Mẹ Việt Nam, không mang nhung gấm
Mẹ Việt Nam, mang tấm nâu sồng.
Ðôi má tươi hồng, má tươi hồng, với bàn tay trắng
Nhỏ người vai lẳn, vú căng tròn, tròn lưng ong
Mẹ nằm phơi gió trăng
Ôi Mẹ Việt Nam
Nghiêng mắt xanh chải tóc mây ngàn
Mẹ Việt Nam
Bên bờ đại dương
Mẹ duỗi chân dài chờ mưa tuôn
Mẹ Việt Nam
Mẹ mong, mong chồng
Cũng như là ruộng sâu nông
Ruộng cứng hay mềm
Cũng êm đềm đón lưỡi cầy tìm da thơm
Mẹ cười trong gió sương
Ôi Mẹ Việt Nam
Dâng tấm thân nhuộm nắng nâu ròn
Mẹ Việt Nam
Ðây ruộng đồng trinh
Mẹ khát khao mầm, mầm tươi ngon
Mẹ Việt Nam
Trời Ðông ánh dương hồng
Cũng như chiều vàng mênh mông
Có đàn chim én lượn trên đất xinh
Chứa chan tình, là tình mong chờ
Mẹ Việt Nam.
Nhỏ người vai lẳn, vú căng tròn, tròn lưng ong
Mẹ nằm phơi gió trăng
Ôi Mẹ Việt Nam
Nghiêng mắt xanh chải tóc mây ngàn
Mẹ Việt Nam
Bên bờ đại dương
Mẹ duỗi chân dài chờ mưa tuôn
Mẹ Việt Nam
Mẹ mong, mong chồng
Cũng như là ruộng sâu nông
Ruộng cứng hay mềm
Cũng êm đềm đón lưỡi cầy tìm da thơm
Mẹ cười trong gió sương
Ôi Mẹ Việt Nam
Dâng tấm thân nhuộm nắng nâu ròn
Mẹ Việt Nam
Ðây ruộng đồng trinh
Mẹ khát khao mầm, mầm tươi ngon
Mẹ Việt Nam
Trời Ðông ánh dương hồng
Cũng như chiều vàng mênh mông
Có đàn chim én lượn trên đất xinh
Chứa chan tình, là tình mong chờ
Mẹ Việt Nam.
3. MẸ CHỜ MONG - 4. LÚA MẸ
Mẹ chờ mong Ngày trông tháng đợi
Ðợi Thần Trai đội đá vá trời Với hồn Nữ Oa
Mẹ giơ tay đón
Với tình nước non
Mẹ còn chờ mong.
Mẹ chờ mong Ngày trông tháng đợi
Ðợi Thần Trai đội đá vá trời Với hồn Nữ Oa
Mẹ giơ tay đón
Với tình nước non
Mẹ còn chờ mong.
Yêu nhau khi lúa chưa mòng
Thương nhau khi nắng khô đồng
Ôm nhau nghe nước mưa ròng
Chảy vào lòng cập tình nhân
Bên nhau khi lúa xanh rờn
Chia nhau bông trĩu thơm vàng
Ðem nhau ra giữa sân làng
Nhìn đèn trăng kể truyện xưa
Xinh xinh bãi lúa xanh rì
Ngoan như cơn gió đêm hè
Nghe hơi dưới đất vỗ về
Một lời thề nặng tình quê.
Vươn vai lúa nhớn dậy thì
Mưa thu cưới lúa đem về
Nâng niu lúa chín tới kỳ
Kỳ nở hoa, đẹp lòng ta.
Thương nhau khi nắng khô đồng
Ôm nhau nghe nước mưa ròng
Chảy vào lòng cập tình nhân
Bên nhau khi lúa xanh rờn
Chia nhau bông trĩu thơm vàng
Ðem nhau ra giữa sân làng
Nhìn đèn trăng kể truyện xưa
Xinh xinh bãi lúa xanh rì
Ngoan như cơn gió đêm hè
Nghe hơi dưới đất vỗ về
Một lời thề nặng tình quê.
Vươn vai lúa nhớn dậy thì
Mưa thu cưới lúa đem về
Nâng niu lúa chín tới kỳ
Kỳ nở hoa, đẹp lòng ta.
5. MẸ ÐÓN CHA VỀ
Mẹ đón cha về, đón cha về
Duyên thề chắp nối
Cuộc đời trôi nổi, vẫn tươi cười vì lòng vui
Ðời nghèo nhưng có đôi.
Ôi Mẹ Việt Nam
Năm tháng lo gạo gánh nuôi chồng, mẹ Việt Nam
Ðêm ngày thầm mong
Lửa bếp thơm nồng tình uyên ương, mẹ Việt Nam
Mẹ yêu, yêu chồng có khi Mẹ là Châu Long
Nợ trả thay chồng vẫn giữ lòng
Trắng như ngần và sạch trong.
Mẹ là tiểu Kính Tâm
Lên chùa giải oan
Ôi sót thương trẻ khóc trong vườn, trẻ con hoang
Ôi Mẹ từ bi
Giọt máu rơi này, Mẹ nhận là con, mẹ Việt Nam.
Việt Nam có anh hùng, mắt nhung và môi son
Giữa mùa Xuân giết giặc
Yêu nước non, hé môi cười
Nụ cười thanh bình
Mẹ Việt Nam.
Mẹ đón cha về, đón cha về
Duyên thề chắp nối
Cuộc đời trôi nổi, vẫn tươi cười vì lòng vui
Ðời nghèo nhưng có đôi.
Ôi Mẹ Việt Nam
Năm tháng lo gạo gánh nuôi chồng, mẹ Việt Nam
Ðêm ngày thầm mong
Lửa bếp thơm nồng tình uyên ương, mẹ Việt Nam
Mẹ yêu, yêu chồng có khi Mẹ là Châu Long
Nợ trả thay chồng vẫn giữ lòng
Trắng như ngần và sạch trong.
Mẹ là tiểu Kính Tâm
Lên chùa giải oan
Ôi sót thương trẻ khóc trong vườn, trẻ con hoang
Ôi Mẹ từ bi
Giọt máu rơi này, Mẹ nhận là con, mẹ Việt Nam.
Việt Nam có anh hùng, mắt nhung và môi son
Giữa mùa Xuân giết giặc
Yêu nước non, hé môi cười
Nụ cười thanh bình
Mẹ Việt Nam.
Phần II.- NÚI MẸ
6. MẸ HỎI - 7. MẸ BỎ CUộC CHƠI
Lính vua! Lính chúa! Lính làng!
Trời ơi! Giết bao nhiêu giặc
Cho chàng, chàng phải đi?
6. MẸ HỎI - 7. MẸ BỎ CUộC CHƠI
Lính vua! Lính chúa! Lính làng!
Trời ơi! Giết bao nhiêu giặc
Cho chàng, chàng phải đi?
Gió mùa Xuân, Mẹ bâng khuâng hỏi:
Hoa trên đồi, hoa trên đồi sớm tối còn tươi
Giữa ngày xuân mới, giữa hội mùa vui
Sao vắng tiếng cười ?
Sao vắng bóng người ?
Tiếng trống, trống năm xưa, trống đổ, đỏ đêm khuya
Trên trường thành trăng ngả, cho tàn cuộc vui nhỏ
Cho ai tiễn đưa người
Ra đi chốn xa vời, hỡi ai.
Gió hè qua, Mẹ ra con hỏi
Khi trên đồi, khi trên đồi nắng quái chiều hôm
Có phải chàng Trương gốc miền Nam Xương
Xa vắng xóm làng vì cha ở chiến trường
Nắng sẽ sẽ không đi, bóng Mẹ ngả trên đê
In hình người chiến sĩ, cho Mẹ nhìn con trẻ
Con ơi hỡi cha kìa
Mau ra đón cha về với con.
Hoa trên đồi, hoa trên đồi sớm tối còn tươi
Giữa ngày xuân mới, giữa hội mùa vui
Sao vắng tiếng cười ?
Sao vắng bóng người ?
Tiếng trống, trống năm xưa, trống đổ, đỏ đêm khuya
Trên trường thành trăng ngả, cho tàn cuộc vui nhỏ
Cho ai tiễn đưa người
Ra đi chốn xa vời, hỡi ai.
Gió hè qua, Mẹ ra con hỏi
Khi trên đồi, khi trên đồi nắng quái chiều hôm
Có phải chàng Trương gốc miền Nam Xương
Xa vắng xóm làng vì cha ở chiến trường
Nắng sẽ sẽ không đi, bóng Mẹ ngả trên đê
In hình người chiến sĩ, cho Mẹ nhìn con trẻ
Con ơi hỡi cha kìa
Mau ra đón cha về với con.
8. MẸ TRONG LÒNG NGƯỜI ÐI
Ðồi cao, cao núi cao
Rừng sâu, sâu rú sâu
Cũng có, có lối leo đường trèo
Ðường treo, treo giữa đèo
Ðường dẫu, dẫu hiểm nghèo
Ðường ta, ta vẫn có lối theo
Ðường lên, lên núi Lam
Ðường sang, sang Thất Sơn
Ðường tới những chiến công ngọn nguồn
Hoành Sơn nghiêng dẫy nằm
Vạn kiếp chốn dung thân
Ðường đưa ta đến với người thương.
Ra đi còn nhớ ngày nao
Nuôi con Mẹ vẫn nguyện cầu
Người sinh ra có nhau
Phải thương nhau mến nhau
Nhưng đã có biết bao phen khổ đau
Giặc xâm lăng nước nhà
Phải cứu lấy đân ta
Thì ta lên núi với Mẹ già
Anh ơi! Phải lính thì đi
Nơi quê em gìn giữ lời thề
Vườn dâu em đốn sâu
Trẻ thơ khôn lớn mau
Cho chiến sĩ bước theo tiếng Mẹ kêu
Mẹ giơ tay đón chào
Gìn giữ lũ con yêu
Vì yêu, con chiến đấu dài lâu.
Ðồi cao, cao núi cao
Rừng sâu, sâu rú sâu
Cũng có, có lối leo đường trèo
Ðường treo, treo giữa đèo
Ðường dẫu, dẫu hiểm nghèo
Ðường ta, ta vẫn có lối theo
Ðường lên, lên núi Lam
Ðường sang, sang Thất Sơn
Ðường tới những chiến công ngọn nguồn
Hoành Sơn nghiêng dẫy nằm
Vạn kiếp chốn dung thân
Ðường đưa ta đến với người thương.
Ra đi còn nhớ ngày nao
Nuôi con Mẹ vẫn nguyện cầu
Người sinh ra có nhau
Phải thương nhau mến nhau
Nhưng đã có biết bao phen khổ đau
Giặc xâm lăng nước nhà
Phải cứu lấy đân ta
Thì ta lên núi với Mẹ già
Anh ơi! Phải lính thì đi
Nơi quê em gìn giữ lời thề
Vườn dâu em đốn sâu
Trẻ thơ khôn lớn mau
Cho chiến sĩ bước theo tiếng Mẹ kêu
Mẹ giơ tay đón chào
Gìn giữ lũ con yêu
Vì yêu, con chiến đấu dài lâu.
9. MẸ TRẢ LỜI - 10. MẸ HÓA ÐÁ
Giữ dân! Giữ nước! Giữ làng!
Giữ thân cho Mẹ!
Cho nàng dậy con.
Giữ dân! Giữ nước! Giữ làng!
Giữ thân cho Mẹ!
Cho nàng dậy con.
Gió mùa Thu, Mẹ ru con ngủ
Con vẫn chờ bóng cũ người xưa
Bốn nghìn năm qua, bóng về rồi đi
Bóng ngã chiến trường làm phân bón cánh đồng
Tóc núi đã phơi xương, máu nhuộm cả vai non
Ai làm dòng sữa cạn?
Xin mời Mẹ lên ngọn
Nghe tin nước vui mừng
Cho nên Mẹ ứa đôi dòng sữa ngon.
Gió mùa Ðông, Mẹ không thấy mỏi
Ðứng trông về, đứng trông về bốn cõi trời xa
Sót người nông phu chắp từng manh áo
Thương gái gánh về thùng bánh ế cuối ngày
Biết mấy nỗi thương vay, thấy trẻ nhỏ giơ tay
Con ngựa người vất vả, xe nặng nề qua ngõ
Thương thi sĩ hay buồn
Cho nên Mẹ hóa ra hòn núi cao.
Con vẫn chờ bóng cũ người xưa
Bốn nghìn năm qua, bóng về rồi đi
Bóng ngã chiến trường làm phân bón cánh đồng
Tóc núi đã phơi xương, máu nhuộm cả vai non
Ai làm dòng sữa cạn?
Xin mời Mẹ lên ngọn
Nghe tin nước vui mừng
Cho nên Mẹ ứa đôi dòng sữa ngon.
Gió mùa Ðông, Mẹ không thấy mỏi
Ðứng trông về, đứng trông về bốn cõi trời xa
Sót người nông phu chắp từng manh áo
Thương gái gánh về thùng bánh ế cuối ngày
Biết mấy nỗi thương vay, thấy trẻ nhỏ giơ tay
Con ngựa người vất vả, xe nặng nề qua ngõ
Thương thi sĩ hay buồn
Cho nên Mẹ hóa ra hòn núi cao.
Phần III.- SÔNG MẸ
11. MUỐN VỀ QUÊ MẸ – 12. SÔNG CÒN MẢI MÊ
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê Mẹ
Muốn về quê Mẹ
Mà không có đò!
11. MUỐN VỀ QUÊ MẸ – 12. SÔNG CÒN MẢI MÊ
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê Mẹ
Muốn về quê Mẹ
Mà không có đò!
Khoan hời hò khoan, ơi khoan khoan hò hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không có đò ngang
Khoan hời hò khoan, ơi khoan khoan hò hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không chờ người sang
Sông Hồng cuộn sóng lôi cuốn Sông Lô
Sông Ðà, Sông Ðuống trôi xuống Sông Cầu
Nghe Bạch Ðằng Giang chôn bao nhiêu xác quân Tầu
Sông nào cũng muốn đến trước tranh lấy công đầu
Khoan hời hò khoan
Sông còn ngổn ngang cho nên chưa được bình an
Khoan hời hò khoan
Sông còn mải mê cho nên chưa về Mẹ quê
Khoan hời hò khoan Khoan hời hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không có đò ngang
Khoan hời hò khoan, ơi khoan khoan hò hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không chờ người sang
Sông Hồng cuộn sóng lôi cuốn Sông Lô
Sông Ðà, Sông Ðuống trôi xuống Sông Cầu
Nghe Bạch Ðằng Giang chôn bao nhiêu xác quân Tầu
Sông nào cũng muốn đến trước tranh lấy công đầu
Khoan hời hò khoan
Sông còn ngổn ngang cho nên chưa được bình an
Khoan hời hò khoan
Sông còn mải mê cho nên chưa về Mẹ quê
Khoan hời hò khoan Khoan hời hò khoan
13. SÔNG VÙI CHÔN MẸ
Nhớ xưa, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ xưa
Mẹ xuống sông rửa nhục anh hùng
Mẹ trôi trên dòng sông Hát
Nước ngược suôi đưa Mẹ đi muôn nơi
Nhớ chăng, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ chăng?
Chôn đáy sông mối hận yêu chồng
Chàng Trương có buồn thương khóc
Rước Mẹ lên, nước thiêng sẽ giải oan
Nhớ Mẹ, nhớ Mẹ
Yêu đàn con, thương đàn con
Nên trao thân cho nước ngoan.
Nhớ Mẹ, nhớ Mẹ
Trên trường giang mong đàn con
Sông trôi suốt đời trong trắng
Hỡi ôi! Có ngày, có Mẹ vui
Ôm sóng bơi, vớt củi sông dài
Ngờ đâu sông đảo điên say máu
Nước cuộn mau khiến cho Mẹ chìm sâu.
Nhớ xưa, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ xưa
Mẹ xuống sông rửa nhục anh hùng
Mẹ trôi trên dòng sông Hát
Nước ngược suôi đưa Mẹ đi muôn nơi
Nhớ chăng, nhớ Mẹ, nhớ Mẹ chăng?
Chôn đáy sông mối hận yêu chồng
Chàng Trương có buồn thương khóc
Rước Mẹ lên, nước thiêng sẽ giải oan
Nhớ Mẹ, nhớ Mẹ
Yêu đàn con, thương đàn con
Nên trao thân cho nước ngoan.
Nhớ Mẹ, nhớ Mẹ
Trên trường giang mong đàn con
Sông trôi suốt đời trong trắng
Hỡi ôi! Có ngày, có Mẹ vui
Ôm sóng bơi, vớt củi sông dài
Ngờ đâu sông đảo điên say máu
Nước cuộn mau khiến cho Mẹ chìm sâu.
14. SÔNG KHÔNG ÐƯỜNG VỀ
Khoan hời hò khoan, ơi khoan khoan hò hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không dìm Mẹ oan
Khoan hời hò khoan, ơi khoan khoan hò hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không đổi mầu luôn
Sông đỏ như máu tranh đấu sông nâu
Sông vàng xanh yếu kêu cứu sông giầu
Sông nhuộm vàng mau chia nhau uốn khúc khoe mầu
Sông rồng lôi kéo lũ rắn đi cắn sông đào
Khoan hời hò khoan
Sông tìm vẻ vang cho nên quên lời Mẹ khuyên
Khoan hời hò khoan
Không tìm tình thương cho nên không đường về tim
Khoan hời hò khoan
Khoan hời hò khoan.
Khoan hời hò khoan, ơi khoan khoan hò hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không dìm Mẹ oan
Khoan hời hò khoan, ơi khoan khoan hò hò khoan
Ai bảo là sông, ơi sông không đổi mầu luôn
Sông đỏ như máu tranh đấu sông nâu
Sông vàng xanh yếu kêu cứu sông giầu
Sông nhuộm vàng mau chia nhau uốn khúc khoe mầu
Sông rồng lôi kéo lũ rắn đi cắn sông đào
Khoan hời hò khoan
Sông tìm vẻ vang cho nên quên lời Mẹ khuyên
Khoan hời hò khoan
Không tìm tình thương cho nên không đường về tim
Khoan hời hò khoan
Khoan hời hò khoan.
15. NHỮNG DÒNG SÔNG CHIA RẼ
Nước đi là nước không về
Chia đôi dòng nước chia lià dòng sông
Chia đôi bên bờ bến lạnh lùng
Cho Ngưu Lang và Chức Nữ ngại ngùng
Chia đôi dòng sông Thương
Nước bên đục bên trong
Nước ân tình đổi thành ra nước căm hờn
Chia sông Gianh phân tranh mộng đồ vương
Chia con sông Bến Hải buồn thương
Nước yên vui từ nguồn
Bỗng gây nên điều buồn
Dòng lệ tuôn thành sông không có linh hồn
Chia anh em vì quên tiếng gia đình
Chia tay chân và cắt đứt ngang mình
Chia thân hình yêu đương
Cắt da thịt chia xương
Trái tim buồn còn hằn in vết thương lòng
Sông tang thương trôi nghiêng nhịp cầu sương
Cho thê lương điếm cỏ Hiền Lương
Nước sông trôi bềnh bồng
Thiếu bao nhiêu mặn nồng
Vì dòng sông, dòng sông chia rẽ đôi đường
Lũ con lạc lối đường xa
Có con nào nhớ Mẹ ta thì về.
Nước đi là nước không về
Chia đôi dòng nước chia lià dòng sông
Chia đôi bên bờ bến lạnh lùng
Cho Ngưu Lang và Chức Nữ ngại ngùng
Chia đôi dòng sông Thương
Nước bên đục bên trong
Nước ân tình đổi thành ra nước căm hờn
Chia sông Gianh phân tranh mộng đồ vương
Chia con sông Bến Hải buồn thương
Nước yên vui từ nguồn
Bỗng gây nên điều buồn
Dòng lệ tuôn thành sông không có linh hồn
Chia anh em vì quên tiếng gia đình
Chia tay chân và cắt đứt ngang mình
Chia thân hình yêu đương
Cắt da thịt chia xương
Trái tim buồn còn hằn in vết thương lòng
Sông tang thương trôi nghiêng nhịp cầu sương
Cho thê lương điếm cỏ Hiền Lương
Nước sông trôi bềnh bồng
Thiếu bao nhiêu mặn nồng
Vì dòng sông, dòng sông chia rẽ đôi đường
Lũ con lạc lối đường xa
Có con nào nhớ Mẹ ta thì về.
Phần IV.- BIỂN MẸ
16. MẸ TRÙNG DƯƠNG
Sóng vỗ miên man như câu ru êm của Mẹ dịu dàng
Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của Mẹ trùng dương
Mẹ Việt Nam cho quê hương muối trắng
Thêm thơm mâm cơm mặn nồng
Me còn cho con
Luôn luôn tôm to cá lớn tươi ngon đầy thuyền
Mẹ hiền không lên bão tố
Mẹ già không đem nỗi khó
Mẹ là mẹ nhà cho mưa với gió hiền khô
Ngày ngày vươn vai
Ra khơi đón ánh dương soi con tim bồi hồi
Chiều chiều chơi vơi
Không nguôi thương thương nhớ nhớ con trong cuộc đời
Mẹ tìm con trong gió Bắc
Mẹ về phương Nam nắng gắt
Tình nhà mở cửa đem ra góp với bao la
Sóng vỗ êm êm như khuyên con nên trở lại Mẹ hiền
Gió rít thông reo như kêu con mau trở về Mẹ yêu.
16. MẸ TRÙNG DƯƠNG
Sóng vỗ miên man như câu ru êm của Mẹ dịu dàng
Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của Mẹ trùng dương
Mẹ Việt Nam cho quê hương muối trắng
Thêm thơm mâm cơm mặn nồng
Me còn cho con
Luôn luôn tôm to cá lớn tươi ngon đầy thuyền
Mẹ hiền không lên bão tố
Mẹ già không đem nỗi khó
Mẹ là mẹ nhà cho mưa với gió hiền khô
Ngày ngày vươn vai
Ra khơi đón ánh dương soi con tim bồi hồi
Chiều chiều chơi vơi
Không nguôi thương thương nhớ nhớ con trong cuộc đời
Mẹ tìm con trong gió Bắc
Mẹ về phương Nam nắng gắt
Tình nhà mở cửa đem ra góp với bao la
Sóng vỗ êm êm như khuyên con nên trở lại Mẹ hiền
Gió rít thông reo như kêu con mau trở về Mẹ yêu.
17. BIỂN ÐÔNG SÓNG GỢN
Hà à a hơ ơ hờ
Biển là biển Ðông sóng gợn
Hà à a hơ ơ hờ
Biển là biển Ðông sóng gợn
Biển Ðông gợn sóng tư bề
Gọi thuyền viễn xứ quay về Biển Ðông
Hà à a hơ ơ hờ
Hà à a hơ ơ hờ
Sông ra đi từ khi non dại
Từ miền ngoài sông lại Việt Nam
Có từ Hy Mã Lạp Sơn
Cũng về biển Mẹ thành con một nhà
Hà à a hơ ơ hờ
Hà à a hơ ơ hờ
Hà à a hơ ơ hờ
Biển là biển Ðông sóng gợn
Hà à a hơ ơ hờ
Biển là biển Ðông sóng gợn
Biển Ðông gợn sóng tư bề
Gọi thuyền viễn xứ quay về Biển Ðông
Hà à a hơ ơ hờ
Hà à a hơ ơ hờ
Sông ra đi từ khi non dại
Từ miền ngoài sông lại Việt Nam
Có từ Hy Mã Lạp Sơn
Cũng về biển Mẹ thành con một nhà
Hà à a hơ ơ hờ
Hà à a hơ ơ hờ
18. THÊNH THANG THUYỀN VỀ
Buồm căng, buồm căng, lộng gió, lộng gió thênh thang
Thênh thang thuyền về
Trên sóng trường giang, thênh thang thuyền về
Thuyền về trên lớp sóng vui, trên sóng vui
Thuyền về trên lớp sóng vui, vui vui vui là vui
Ðàn con về với, với, với biển khơi, khơi Mẹ già
Mẹ già đang đón chờ ta, đang đón ta
Mẹ già đang đón chờ ta, đang đón ta
Có đàn chim én, én, én từ xa về rồi
Quê ta đẹp lắm Mẹ ơi, ơi Mẹ ơi!
Quê ta đẹp lắm Mẹ ơi, ơi Mẹ ơi!
Biển
Im sóng lặng, lăng, lắng nước nôi, nôi hiền lành
Về đây xây đắp mối tình, một mối tình
Về đây xây đắp mối tình ôi tình Việt Nam
Yêu nhà yêu nước, nước, nước và thương thương mọi người
Tình tính tang tang tính tình, yêu Mẹ già, thương Mẹ ta
Ðàn con nhớ, nhớ yêu nhau
Ðàn con nhớ, nhớ thương nhau.
Buồm căng, buồm căng, lộng gió, lộng gió thênh thang
Thênh thang thuyền về
Trên sóng trường giang, thênh thang thuyền về
Thuyền về trên lớp sóng vui, trên sóng vui
Thuyền về trên lớp sóng vui, vui vui vui là vui
Ðàn con về với, với, với biển khơi, khơi Mẹ già
Mẹ già đang đón chờ ta, đang đón ta
Mẹ già đang đón chờ ta, đang đón ta
Có đàn chim én, én, én từ xa về rồi
Quê ta đẹp lắm Mẹ ơi, ơi Mẹ ơi!
Quê ta đẹp lắm Mẹ ơi, ơi Mẹ ơi!
Biển
Im sóng lặng, lăng, lắng nước nôi, nôi hiền lành
Về đây xây đắp mối tình, một mối tình
Về đây xây đắp mối tình ôi tình Việt Nam
Yêu nhà yêu nước, nước, nước và thương thương mọi người
Tình tính tang tang tính tình, yêu Mẹ già, thương Mẹ ta
Ðàn con nhớ, nhớ yêu nhau
Ðàn con nhớ, nhớ thương nhau.
19. CHỚP BỂ MƯA NGUỒN
Ðêm qua chớp bể mưa nguồn
Ðể người trong nước hết buồn lại vui
Vui buồn chút lệ rơi
Vui buồn khóc lại cười
Mẹ cười Mẹ bốc thành hơi
Mây từ biển quý lên ngôi trời già
Mây về khắp cõi đời
Mưa rửa lỗi con người.
Ðêm qua chớp bể mưa nguồn
Ðể người trong nước hết buồn lại vui
Vui buồn chút lệ rơi
Vui buồn khóc lại cười
Mẹ cười Mẹ bốc thành hơi
Mây từ biển quý lên ngôi trời già
Mây về khắp cõi đời
Mưa rửa lỗi con người.
20. PHÙ SA LỚP LỚP MÂY TRỜI CUộN BAY
Triều dâng, triều dâng, ngọn sóng, ngọn sóng theo trăng
Theo trăng vào bờ, ôm lớp phù sa, theo trăng vào bờ
Ngọn triều dâng sóng nhấp nhô, sóng nhấp nhô
Ngọn triều dâng sóng nhấp nhô, xa xa xa là xa
Ðồng chua rộng nới, nới, nới thành ra, ra ruộng mềm
Ðền bồi cho máu về tim, lên cõi tim
Ðền bồi cho máu về tim, lên cõi tim
Có đàn cháu bé, bé, bé nhìn chim, chim ngoài trời
Mây bay đẹp lắm Bà ơi, ơi Bà ơi!
Mây bay đẹp lắm Bà ơi, ơi Bà ơi!
Làn mây trắng cuộn, cuộn, cuốn khắp nơi, nơi đợi chờ
Làn mây che nắng bốn mùa, cả bốn mùa
Làn mây che nắng bốn mùa, bốn mùa mộng mơ
Hay là cho nước, nước, nước Mẹ mưa, mưa ngọt bùi
Tình tính tang tang tính tình
Cho đời người thêm đẹp tươi
Vì đã biết, biết yêu nhau
Vì đã biết, biết thương nhau.
Triều dâng, triều dâng, ngọn sóng, ngọn sóng theo trăng
Theo trăng vào bờ, ôm lớp phù sa, theo trăng vào bờ
Ngọn triều dâng sóng nhấp nhô, sóng nhấp nhô
Ngọn triều dâng sóng nhấp nhô, xa xa xa là xa
Ðồng chua rộng nới, nới, nới thành ra, ra ruộng mềm
Ðền bồi cho máu về tim, lên cõi tim
Ðền bồi cho máu về tim, lên cõi tim
Có đàn cháu bé, bé, bé nhìn chim, chim ngoài trời
Mây bay đẹp lắm Bà ơi, ơi Bà ơi!
Mây bay đẹp lắm Bà ơi, ơi Bà ơi!
Làn mây trắng cuộn, cuộn, cuốn khắp nơi, nơi đợi chờ
Làn mây che nắng bốn mùa, cả bốn mùa
Làn mây che nắng bốn mùa, bốn mùa mộng mơ
Hay là cho nước, nước, nước Mẹ mưa, mưa ngọt bùi
Tình tính tang tang tính tình
Cho đời người thêm đẹp tươi
Vì đã biết, biết yêu nhau
Vì đã biết, biết thương nhau.
21. MẸ VIỆT NAM ƠI – 22. VIỆT NAM VIỆT NAM
Mẹ Việt Nam ơi! Mẹ Việt Nam ơi! (2 lần)
Chúng con đã về khát khao hơi Mẹ
Chúng con xin thề giữ thơm quê Mẹ
Cuộc đời rồi phai tàn sau thế giới
Chỉ còn tình yêu của Mẹ mà thôi
Ôi! Mẹ Việt Nam! (2 lần)
Mẹ Việt Nam ơi! Mẹ Việt Nam ơi! (2 lần)
Chúng con đã về khát khao hơi Mẹ
Chúng con xin thề giữ thơm quê Mẹ
Cuộc đời rồi phai tàn sau thế giới
Chỉ còn tình yêu của Mẹ mà thôi
Ôi! Mẹ Việt Nam! (2 lần)
Việt Nam, Việt Nam, nghe tự vào đời
Việt Nam, hai câu nói
Bên vành nôi: Việt Nam, nước tôi
Việt Nam, Việt Nam, tên gọi là người
Việt Nam, hai câu nói
Sau cùng khi lià đời
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình Yêu đây là khí giới
Tình Thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam muôn đời!
Việt Nam, hai câu nói
Bên vành nôi: Việt Nam, nước tôi
Việt Nam, Việt Nam, tên gọi là người
Việt Nam, hai câu nói
Sau cùng khi lià đời
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình Yêu đây là khí giới
Tình Thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam muôn đời!
Khởi soạn tháng 11, 1963
Kết thúc tháng 5, 1964
Với lòng tin yêu Mẹ càng ngày càng sâu đậm.
Kết thúc tháng 5, 1964
Với lòng tin yêu Mẹ càng ngày càng sâu đậm.
Trong trang này các bạn có thể download Trường ca Mẹ Việt Nam, riêng phần 4 Biển Mẹ vì dung lượng quá lớn nên tôi dùng WinRar để cắt làm đôi, các bạn download cả 2 part rồi extract là được. Tôi cũng đã để file cài đặt WinRar trong trang này.
Trường ca Con Đường Cái Quan, gồm 19 đoản khúc, từ lâu đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, song vì nhiều lý do, vẫn chưa có một bản thu âm nào đạt “chuẩn” như bản những năm 1960, với các giọng ca Thái Thanh, Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy), Kim Tước (sau này góp mặt trong Tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ), Duy Khánh, Nhật Trường (NS Trần Thiện Thanh), Trần Ngọc (NS Tuấn Khanh) và các nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, Vũ Thành, Đan Thọ, Y Vân. Ngoài ra còn có phần thuyết minh của chính nhạc sĩ Phạm Duy.
Dường như còn có bản của ca sĩ Ánh Tuyết, tiếc là tôi chưa được nghe qua.
Ở đây có hai đoản khúc trong Trường ca Con Đường Cái Quan được hát riêng, dĩ nhiên là không thật giống như trong nguyên bản Trường ca trên, song cũng phần nào cho các bạn một mường tượng về một tác phẩm đã đi hết chiều dài đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét