Khái quát tình hình chính trị, văn hóa xã hội
và văn học ở Việt Nam trong những năm 1930-1945
I. Khái quát tình hình chính trị - xã hội ở Đông Dương trong
những năm 1932- 1945.
1. Những sự biến cố quan trọng trong đời sống chính trị thế
giới trong những năm 1932-1945.
Những biến cố chính trị quan trọng trong giai đoạn 32-45:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
- Họa Phát xít và những năm tháng bồng bột trước chiến tranh.
Phong trào mặt trận bình dân ở Pháp đối diện với nguy cơ phát xít. Những sự kiện
đáng ghi nhớ:
1. Cuối những năm 20, đầu những năm 30, do những hậu quả của khủng
hoảng kinh tế, phong trào cực hữu ở châu Âu dâng cao, ở Pháp, các Đảng cực hữu
cũng xuất hiện, lớn mạnh và gây ra hàng loạt các cuộc bạo động đe doạ sự tồn tại
của nền cộng hòa (đặc biệt là vào năm 34). Chủ nghĩa phát xít hình thành lần đầu
tiên vào năm 22 ở Italia. Ở Đức đảng phát xít ra đời năm 33 và nắm quyền vào
năm 36. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật hình thành năm 32 và năm 37, người Nhật bắt đầu
xâm lược Bắc Trung Quốc. Năm 36, phe trục Phát xít hình thành. Chủ nghĩa phát
xít cũng xuất hiện tại nhiều nước Châu Âu.
2. Đáp lại sự trỗi dậy của các phong
trào cực hữu là sự đoàn kết của các tổ chức cánh tả với sự liên kết của Đảng cộng
sản và Đảng xã hội ở Pháp. Năm 1936, phong trào cánh tả toàn thắng trong cuộc tuyển
cử và bầu ra một chính phủ mới mang màu sắc cánh tả do Léon Blum đứng đầu. Trên
phạm vi toàn châu Âu, một làn sóng cánh tả chống phát xít cũng lan tràn. Điển
hình là sự thắng thế của các phong trào cánh tả ở Tây ban nha dẫn đến sự hình
thành của mặt trận bình dân và sau đó là cuộc nội chiến ở Tây ban nha với sự
tham gia của các đơn vị tình nguyện quốc tế. Ở Trung Quốc, cũng có cuộc hợp tác
Quốc Cộng cùng thực hiện công cuộc kháng Nhật.
3. Trước hiểm hoạ
phát xít, phong trào cộng sản cũng có những thay đổi trong đường lối thể hiện
trong các đại hội của quốc tế cộng sản. Sự phân liệt trong đường lối giữa
stalinisme và troskisme. Về nghệ thuật, giai đoạn từ kết thúc đệ nhất thế chiến
đến mở đầu đệ nhị thế chiến cũng là giai đoạn phát triển tuyệt vời
phong phú của nghệ thuật Âu Châu. Đây là thời kỳ hình thành của các khuynh hướng
hiện đại chủ nghĩa từ dã thú, biểu hiện (ở Đức với trào lưu Cây cầu và Những kỵ
sĩ xanh) đến lập thể và trừu tượng, trong văn chương với các thể nghiệm đổi mới
tiểu thuyết, dada, siêu thực. Có thể nói đến giai đoạn này, nghệ thuật truyền
thống châu Âu đã đi hết giới hạn cách tân trong những thể nghiệm cách tân của
nó. Điểm đáng lưu ý là người nghệ sĩ châu âu trong giai đoạn này có khuynh hướng
quốc tế chủ nghĩa.
- Nước Pháp trước và trong cuộc Đệ nhị thế chiến. Cuộc đại
chiến thế giới bùng nổ, chính phủ Vichy và thống chế Pétain. Những sự kiện đáng
lưu ý:
1. Các giai đoạn của đại chiến thế giới thứ nhất.
2. Sự phân rẽ của nước
Pháp. Nước Pháp kháng chiến của De Gaulle và nước Pháp đầu hàng của Pétain. Ảnh
hưởng trực tiếp đến vận mệnh của Đông Dương là những chính sách của chính quyền
Vichy. Bị đánh bại trong cuộc chiến tranh với nước Đức, nước Pháp phải ký hàng
ước với Đức, mất một nửa đất nước. Chính phủ Vichy đề xướng "cách mạng quốc
gia" với khấu hiệu "cần lao, gia đình, tổ quốc".
- Vai trò của phong trào cộng sản với ngọn cờ đầu Liên Xô
ngày càng được khẳng định trong đời sống chính trị thế giới.
2. Sự cai trị của Pháp ở Đông Dương trong những năm 1932-1945
- Cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp tiến hành cuối những
năm 20, đầu những năm 30. Những sự kiện bi thảm là sự thất bại của khởi nghĩa
Yên Bái và phong trào Xô viết Nghệ tĩnh.
- chính sách cai trị có tính mị dân của người Pháp thực hiện ở
Đông Dương đầu những năm 30 - phong trào vui vẻ trẻ trung và những cải cách xã
hội có tính cách cải lương. Những sự kiện đáng lưu ý:
1. Phong trào cởi mở giả
tạo cốt để những thành phần quốc gia tin tưởng vào vai trò cai trị của người
Pháp.
2. Người Pháp khuyến khích các loại hội chợ, các phong trào vui chơi, thể
thao, các đổi mới xã hội có tính cải lương. Hội Ánh sáng, thành lập năm 34 của
TLVĐ.
- Cuộc trở về của hoàng đế Bảo Đại và những thay đổi trong
triều đình của vị vua trẻ.
- Trong những năm 30 trước đệ nhị thế chiến, cả người Pháp và
Bảo Đại đều hô hào những cuộc canh cải về phong tục, xây dựng một nước Việt Nam
mới. Pháp hứa hẹn thực hiện hiệp ước 1884, coi Bắc và Trung kỳ là những xứ tự
trị dưới quyền cai trị của người Pháp (bị bãi bỏ bởi hiệp ước 1887). Giá trị nổi
bật của giai đoạn này: Canh tân.
- Những cởi mở trong đời sống chính trị ở Đông Dương trong những
năm 36 - 39. Những sự kiện đáng nhớ:
1. Phái đoàn điều tra thuộc địa của chính
phủ Pháp ở chính quốc cử sang.
2. Phong trào Đông Dương đại hội. Đảng ra công
khai, thông qua báo chí; Đại hội báo chí toàn Đông Dương nhóm họp ở Bắc kỳ (37)
với sự có mặt của Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Vũ Đình Liên, Trần Khánh Giư,
Trương Tửu…. Hội truyền bá quốc ngữ với sự có mặt của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim,
Hoàng Xuân Hãn, nguyên Văn Huyên, Nguyễn Văn Tố, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp,
Trần Huy Liệu. Giá trị nổi bật của giai đoạn này : bình dân.
- Chiến tranh lan đến Đông Dương. Pháp và Nhật. Những khẩu hiệu
kiểu Pétain, từ tả ngả sang hữu, phong trào phục cổ của người Pháp
và chính sách Đại Đông Á của người Nhật. Những sự kiện đáng nhớ:
1. Sự phân
hóa trong các phong trào yêu nước của Việt Nam: những người cộng sản ngả theo
Đồng Minh, những người Quốc gia ngả theo Nhật. Sự lớn mạnh của phong trào cộng
sản. Năm 41, Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập. Sự liên kết của những
người cộng sản với Đồng Minh. Giá trị nổi bật của giai đoạn này: tả khuynh, bảo
thủ, phục cổ và dấn thân theo cộng sản. Không khí chung của những năm 40: đêm
trước của cuộc cách mạng, bế tắc, sa đọa và dấn thân.
3. Sự vận động của xã hội Việt Nam trong những năm này.
3.1. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam và những khuynh
hướng vận động của xã hội trong những năm 32-45
- Sự trưởng thành của một cơ cấu xã hội hiện đại với ba tầng
lớp: phú hào tân đạt, tư bản bản xứ; trí thức mới và thị dân (theo cách định
danh của Phạm Thế Ngũ).
- Sự canh cải về phong hoá và thẩm quan
- Phong trào cải cách xã hội có tính cách cải lương trong những
năm 36-39
- cuộc khủng hoảng của xã hội Đông Dương trong những năm
40-45
3.2. Sự phát triển của các phong trào yêu nước trong những
năm từ 32-45
- Những biến đổi của các phong trào yêu nước trong thập niên
20. phong trào quốc gia mang màu sắc tư sản và phong trào cộng sản.
- Những năm 36-39, sự đột khởi của phong trào cộng sản. Giai
đoạn hòa hoãn và hợp tác.
- Sự trỗi dậy của những đảng phái quốc gia với khuynh hướng
thân Nhật và sự lớn mạnh của phong trào cộng sản những năm 40-45.
II. Sự phát triển của văn học trong những năm 32-45.
Ba giai đoạn của văn học Việt Nam 32-45. Trước năm 36, 36-39
và 40-45. Đây chỉ là một sự phân chia có tính cách tương đối.
1. Trước năm 36.
- Đây là thời kỳ nổi lên vai trò hàng đầu của nhóm TLVĐ.
- Khuynh hướng chung của văn học trong giai đoạn này là đổi mới
cấp tiến.
- Sự kiện văn học: tiểu thuyết chống đại gia đình phong kiến
của TLVĐ và cuộc đấu tranh Thơ mới - Thơ cũ.
- Hai nhóm quan trọng trong giai đoạn này là TLVĐ và nhà Tân
Dân của Vũ Đình Long nhưng quả thật nhóm TD chưa có được một vị trí xứng đáng
trong thế cạnh tranh với TLVĐ.
2. 1936-1939.
Nhà Tân Dân.
- Vũ Đình Long là một nhà giáo thuộc lớp Hoàng Ngọc Phách, thời
Nam Phong đã có một số bài viết đăng trên Nam Phong về Truyện Kiều, là tác giả
của một số vở kịch quốc ngữ đầu tiên: Chén thuóc độc, Tòa án lương tâm (đăng
trên Hữu thanh 1921). Sau đó mở tiệm sách, lấy bảng hiệu Tân dân (ở
phố Hàng Bông), chuyên in sách giáo khoa, truyện kiếm hiệp và tiểu thuyết bi
tình.
- Đến năm 33, Vũ Đình Long đã có một cơ sở ấn loát và xuất bản
khá lớn.
- Năm 1934, VĐL ra tờ Tiểu thuyết thứ bảy không chủ trương
làm chính trị, khảo luận hoặc cách mạng văn nghệ mà chỉ in tiểu thuyết, truyện
ngắn để mua vui.
- Năm 1935, xuất bản Phổ thông bán nguyệt san, in dưới dạng
sách, mỗi kỳ in trọn vẹn tác phẩm của một nhà văn. Sau đó ra tủ sách Những tác
phẩm hay in lại tác phẩm trên TTTB hoặc PTBNS.
- Năm 1936 ra tuần báo Ích Hữu giao cho Lê Văn Trương làm chủ
bút và sau đó năm 1939 ra tờ Tao đàn do Lan Khai và sau đó Nguyễn Triệu Luật
làm chủ bút. Tờ trên có khuynh hướng chính trị xã hội, tờ dưới có khuynh hướng
khảo luận và văn học cao cấp.
- Nhóm Tân dân bị mang tiếng là làm kinh doanh chứ không làm
văn hóa, bị TLVĐ phê phán và bản thân những người viết cho nhóm TD cũng nhiều lần
đình công không sáng tác vì bị trả nhuận bút quá thấp (Lan Khai, Lưu Trọng Lư,
Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương…).
- Những nhà văn thường viết cho nhà Tân dân : Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Lê Văn trương, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư…
- Đặc tính chung của những nhà văn thuộc nhóm Tân dân: các
nhà văn thuộc nhà Tân Dân đều thuộc só những người trung lưu bậc dưới (Lan
Khai, Nguyễn Công Hoan, Vũ Đình Long là giáo viên tiểu học, Lê Văn Trương, Vũ
Trọng Phụng học dở thành chung); khuynh hướng văn nghệ có tính đại chúng; yếu
kém về nghệ thuật, đôi khi cẩu thả và xô bồ, bị thúc ép bởi thị trường và có
tính chất văn học tiêu thụ.
- Đây là một giai đoạn "trăm hoa đua nở" trong đời
sống văn chương ở Việt Nam.
- Một mặt, có sự phân hoá thành các nhóm nhà văn, các khuynh
hướng, và cuộc đấu trang giữa các nhóm, các khuynh hướng.
- Các cuộc tranh luận văn học: cuộc chiến của các báo Loa,
Hà Nội báo, tiểu thuyết thứ bảy, phổ thông bán nguyệt san và báo Phong hóa; cuộc
tranh luận Thơ mới - Thơ cũ (phái thơ mới: Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Vũ
Đình Liên, Trương Tửu, Lê Tràng Kiều.. phái thơ cũ: Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng,
Thái Phỉ…); cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh
(Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Thiếu Sơn và Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng…)
- Mặt khác có sự quy định chung của thời cuộc.
- Sự phân hóa giữa TLVĐ và nhóm Tân Dân.
- Sự xuất hiện của văn nghệ cách mạng vô sản trong đời sống
văn học công khai. Sự thâm nhập của các tư tưởng cộng sản vào những người viết
văn trong môi trường công khai. Từ sau năm 1935, nhờ sự cởi mở trong
đời sống chính trị nên sự giao thoa giữa văn nghệ cộng sản và văn nghệ công
khai ngày càng chặt chẽ. Trong các phong trào văn hoá của thời đại, có mặt những
người cộng sản. Báo chí công khai đăng văn học cộng sản: Côn Lôn ký sự của Trần
Huy Liệu, tác phẩm của I. Êrenbua, các ký sự về đời sống công nhân, thợ thuyền,
các tác phẩm của M. Gorki và H. Barbusse… được đăng trên các báo tự
do như Đời mới, Kiến văn, Bắc Hà. Đội ngũ các nhà văn vô sản gồm Tố
Hữu, Hải Triều, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Trần Mai Ninh… Với các sáng tác
cả thơ, tiểu thuyết, truyện ký và lý luận phê bình.
3. 1940-1945.
- Giai đoạn đặc biệt "Đêm trước của cuộc cách mạng"
- Sự xuất hiện các nhóm: nhóm Tri tân, Thanh nghị, Hàn
thuyên
Nhóm Tri tân: Nhóm Tri tân được thành lập xoay quanh tờ tạp
chí Tri tân với chủ trương phục cổ, với khẩu hiệu Ôn cố nhi tri tân; các nhân vật
tham gia nhóm có Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng, Trúc Khê, Thiếu Sơn, Chu Thiên, Dương
Bá Trác, Nguyễn Đôn Phúc; báo chủ yếu đăng khảo luận và đặc biệt có in các sáng
tác của Nguyễn Huy Tưởng (Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô, An Tư), Nguyễn Đình Thi
(Sức sống của dân Việt Nam qua ca dao, cổ tích) (thành viên văn hóa cứu quôc)
và Chu Thiên.
Nhóm Thanh nghị: Nhóm này tập hợp một số cây bút là các trí
thức tân học cấp tiến thuộc nhiều lĩnh vực như Vũ Văn Hiền, Phan Anh (chính trị),
Nhiêm Xuân Yêm, Vũ Văn Cẩn (kinh tế và xã hội); Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn
Huyên (sử học), Vũ Đình Hòe, Đinh Gia Trinh (giáo dục và văn học). Nhóm có hàng
loạt khảo luận về các tư tưởng của Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên, cách mạng Tân
hợi, kinh tế và xã hội học tư sản, các chính thể tổng thống, đại nghị, hiến
pháp, các vấn đề kinh tế học ở Việt Nam… dường như là một sự chuẩn bị cho nền độc
lập đang sắp tới.
Nhóm Hàn Thuyên: bao gồm các nhân vật Troskisme gồm Nguyễn
Bách Khoa, Nguyễn Tế Mỹ, Nguyễn Đức Quỳnh, Hồ Hữu Tường,… chủ yếu thể hiện các
tư tưởng cấp tiến cực đoan của quốc tế thứ tư.
- Sự suy tàn và chung cục của TLVĐ.
- Đáng chú ý là sáng tác của các cây bút tiến bộ tham gia văn
hoá cứu quốc (Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy tưởng, Nam Cao, nguyên Hồng, tô Hoài,
Kim Lân, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân…) liên tục được xuất bản công khai.
- Một số khuynh hướng văn chương sau năm 1940:
1. Khuynh hướng phát triển của phê bình với khuynh hướng tổng kết thời đại (Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, các tổng kết về văn chương Việt Nam của Đinh Gia Trinh…).
2. Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng Chương: phóng đãng và phục cổ.
3. Sự lớn mạnh của các cây bút tả chân và thậm chí, có khuynh hướng phản kháng xã hội.
4. Những tìm tòi mới của thơ (tả chân thôn quê, "hùng tráng" lên đường, thơ thuần túy, suy tưởng triết học…)
1. Khuynh hướng phát triển của phê bình với khuynh hướng tổng kết thời đại (Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, các tổng kết về văn chương Việt Nam của Đinh Gia Trinh…).
2. Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng Chương: phóng đãng và phục cổ.
3. Sự lớn mạnh của các cây bút tả chân và thậm chí, có khuynh hướng phản kháng xã hội.
4. Những tìm tòi mới của thơ (tả chân thôn quê, "hùng tráng" lên đường, thơ thuần túy, suy tưởng triết học…)
III. Một số đặc điểm của giai đoạn văn học 1932-1945.
- Một giai đoạn hoàn thiện ở đỉnh cao của nền văn học, sự
hoàn thiện được thể hiện ở những thành tựu của tất cả các lĩnh vực của nền văn
học.
- Một giai đoạn phát triển đa dạng và phong phú của nền văn học
với sự phân hóa thành các trào lưu, khuynh hướng, các nhóm văn học.
- Sự phát triển mang tính không thuần nhất của văn học. Giữa
các trào lưu, khuynh hướng, nhóm văn học thường xuyên có sự tương tác, ảnh hưởng
và bản thân trong từng tác giả hoặc khuynh hướng văn học cũng thường không thuần
nhất.
Tự lực văn đoàn
I. Đôi nét về tổ chức, chủ trương và hoạt động của TLVĐ
1. Tổ chức của TLVĐ
- TLVĐ là một tổ chức văn chương hiện đại được thành lập một
cách tự nguyện từ sáng kiến của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tập hợp một số văn
nghệ sĩ bao gồm: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu,
Tú Mỡ.
- Các nhà văn là thành viên của TLVĐ là đại diện cho một tầng
lớp mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam: những người trung lưu hành nghề tự do
trong môi trường đô thị hiện đại, những văn nghệ sĩ, trí thức tự do. Họ mang một
số đặc điểm chung
+ Về nguồn gốc học vấn và văn hóa: thuộc thế hệ được tiếp
thu một cách đầy đủ văn hóa và học vấn phương Tây thông qua nhà trường Pháp Việt
nhưng những mối dây liên hệ với văn hóa truyền thống (đặc biệt thông qua văn
hóa gia đình) vẫn chưa bị cắt đứt. Đây là cơ sở để họ tiến hành một bước tổng hợp
những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại.
+ Thấm nhuần chủ nghĩa cá nhân hiện đại, mang một số yếu tố
tích cực: tinh thần tự lập, tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, hướng về tầng
lớp bình dân, chán ghét danh lợi và đời sống trưởng giả.
2. Chủ trương của TLVĐ về văn học nghệ thuật:
- Về văn loại: chú trọng sáng tác hơn dịch thuật, đặc biệt
là các sáng tác văn nghệ (tiểu thuyết, thơ). Tên TLVĐ thể hiện quyết tâm “đoạn
tuyệt” với văn học dịch và những tác phẩm phóng tác từ văn học nước ngoài của
giai đoạn trước.
- Về nội dung:
1. Chủ trương dùng văn chương chống lại Khổng giáo, chống luân lý truyền thống đẳng cấp tôn ti.
2. Hướng về đời sống của người bình dân, đại chúng hóa văn chương.
3. Lấy chủ nghĩa cá nhân làm nòng cốt tư tưởng cho sáng tác văn chương, dùng văn chương bảo vệ tự do cá nhân.
4. Dùng văn chương hướng thanh niên đến tinh thần lạc quan, chống lại không khí bi thảm của văn chương trong những giai đoạn trước (điển hình là tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách).
5. Diễn tả những vẻ đẹp của đất nước, “những vẻ đẹp thuần túy An Nam” để chống lại khuynh hướng cóp nhặt, lai căng từ văn học nước ngoài. “Ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả.”
1. Chủ trương dùng văn chương chống lại Khổng giáo, chống luân lý truyền thống đẳng cấp tôn ti.
2. Hướng về đời sống của người bình dân, đại chúng hóa văn chương.
3. Lấy chủ nghĩa cá nhân làm nòng cốt tư tưởng cho sáng tác văn chương, dùng văn chương bảo vệ tự do cá nhân.
4. Dùng văn chương hướng thanh niên đến tinh thần lạc quan, chống lại không khí bi thảm của văn chương trong những giai đoạn trước (điển hình là tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách).
5. Diễn tả những vẻ đẹp của đất nước, “những vẻ đẹp thuần túy An Nam” để chống lại khuynh hướng cóp nhặt, lai căng từ văn học nước ngoài. “Ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả.”
- Về hình thức: chủ trương một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít
dùng chữ nho, có tính cách An Nam.
3. Chủ trương về xã hội:
- Đả phá Nho giáo và luân lý truyền thống, những hủ tục của
dân quê sau lũy tre làng, đả phá tinh thần bi lụy.
- Chuyển sang những mục tiêu chính trị : phê phán vua quan
phong kiến, tẩy chay chế độ phong kiến bù nhìn, tố cáo bất công xã hội, đòi tự
do dân chủ
- Hình thành đạo đức của con người mới (Mười điều
tâm niệm - Hoàng Đạo): theo mới, tin tưởng ở sự tiến bộ, sống có lý tưởng hành
động, có tinh thần xã hội, chống thói vị kỷ, rèn luyện tinh thần và thể chất,
óc tổ chức, khinh bỉ danh lợi, xây dựng sự nghiệp tương lai.
4. Cơ quan ngôn luận của TLVĐ:
- Báo Phong hóa (1932-1936) báo tin tức, châm biếm; Báo Ngày
nay: từ 1936 về trước thuộc loại báo thời sự tin tức, đăng nhiều phóng sự điều
tra, từ 1936 trở về sau thuộc dạng báo văn chương, cơ quan ngôn luận chính của TLVĐ.
- NXB Đời nay
5. Hoạt động của TLVĐ
- Sáng tác văn học, hoạt động báo chí, xuất bản
- Trao giải thưởng văn chương: Năm 1937 trao cho Vi Huyền Đắc
(vở kịch Kim tiền) và Nguyên Hồng (tiểu thuyết Bỉ vỏ), năm 1938 trao cho Nguyễn
Bính và năm 1940 trao cho Anh Thơ, Tế Hanh.
- Hoạt động xã hội, tổ chức Hội ánh sáng tập hợp nhiều trí thức,
văn nghệ sĩ đương thời tham gia cbải cách đời sống cho người nghèo.
II. Các giai đoạn sáng tác của TLVĐ:
- Thời kỳ thứ nhất (1932-1934) : tiểu thuyết mang màu sắc
lãng mạn về đề tài tình yêu như Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng -
1933), Gánh hàng hoa (Minh - Liên - Văn - Nhất Linh - Khái Hưng -
1934); Tiểu thuyết tâm lý và tiểu thuyết luận đề về xung đột phong tục, đạo đức
trong đại gia đình phong kiến, đề cao quyền tự do và hạnh phúc cá
nhân: Nửa chừng xuân (Mai - Lộc - Khái Hưng - 1933), Đoạn tuyệt (Nhất
Linh - 1934), Đời mưa gió (Tuyết - Chương - Nhất Linh - Khái Hưng -
1935)
- Thời kỳ thứ hai (1935-1939): Tiểu thuyết phong tục và tiểu
thuyết tâm lý, luận đề phê phán lễ giáo và đại gia đình phong kiến: Lạnh
lùng (Nhung - Nghĩa - Nhất Linh - 1936), Thoát ly (Khái Hưng -
1937), Thừa tự (Khái Hưng - 1938); Một số tác phẩm đi sâu vào đời sống
của những tầng lớp bình dân: Gió đầu mùa (Thạch Lam - 1937), Con
trâu (Trần Tiêu - 1939); Các tiểu thuyết luận đề thể hiện khát vọng cải tạo
hiện thực và những băn khoăn về giá trị sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản: Những ngày vui (Nhất Linh - 1936), Con đường sáng (Hoàng
Đạo 1938-1939), Gia đình (Khái Hưng - 1936); Những tiểu thuyết với
hình ảnh người chinh phu ở vị trí nhân vật trung tâm thể hiện khát vọng “lên đường”,
“hành động” của một thế hệ thanh niên: Thế rồi một buổi chiều (Nhất
Linh - 1936), Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hưng - 1935), Đôi bạn (Nhất
Linh - 1938).
- Thời kỳ thứ ba (cuối 1939 đến 1942): Đây là giai đoạn chín
muồi với những tìm tòi nghệ thuật xuất sắc của TLVĐ thể hiện những bế tắc và cuộc
đấu tranh nội tâm tìm lẽ sống của tầng lớp thanh niên, trí thức trước cách mạng: Bướm trắng (Nhất Linh - 1939), Thanh Đức (Khái Hưng
- 1943), Đẹp (Khái Hưng - 1939), Sợi tóc (Nhất Linh - 1940)
III. Tự lực văn đoàn trong tiến trình hiện đại hóa văn học
dân tộc
1. TLVĐ đánh dấu bước trưởng thành của văn học hiện đại Việt
Nam, là sự hoàn tất trong bước chuyển từ mô hình văn học truyền thống sang mô
hình văn học hiện đại
- Tình hình văn học trước TLVĐ
+ Trước TLVĐ đã có một số tổ chức văn học, văn hóa tập hợp
quanh những tờ báo (Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí, Phụ nữ tân văn...)
nhưng có thể nói, chưa một nhóm nào đủ tư cách đại diện cho sức sống của văn học
hiện đại như TLVĐ: tổ chức ổn định, tiêu chí rõ ràng, sức sống và ảnh hưởng xã
hội mạnh mẽ, cách hình dung về xã hội và văn học hiện đại và tiến bộ.
+ Những tổ chức văn học trước TLVĐ đặt vấn đề xây dựng nền quốc
văn nhưng chưa thực sự tạo nên được một khối lượng sáng tác có giá trị, đủ sức
đại diện cho văn học hiện đại.
+ Trước TLVĐ, hoạt động văn học chủ yếu là dịch thuật, phỏng
tác, quan trọng hơn cả, chưa hình thành được một quan niệm nghệ thuật hiện đại ổn
định
- Vai trò của TLVĐ
+ Quan niệm văn học cảu TLVĐ hoàn toàn khác trước (hệ thống
thể loại và phương thức định danh thể loại đến TLVĐ mới thực sự định hình, đến TLVĐ văn học mới thực sự tách khỏi học thuật, khảo cứu)
+ Một nền văn học chỉ thực sự định hình khi nó có thể chứng
minh sức sống của mình bằng những sản phẩm đích thực có giá trị, chiếm lĩnh được
người đọc chứ không phải chỉ dừng ở những tuyên bố lý thuyết (nghĩa là một mô
hình văn học phải được hiện thực hóa). Đến TLVĐ, văn học hiện đại mới thực sự đạt
đến một chuẩn mực phát triển mới cả về chất lượng và số lượng đủ sức thay thế
văn học truyền thống và dịch thuật.
+ Đóng góp cụ thể của TLVĐ bao gồm:
1. Đại bộ phận thành viên của TLVĐ đều là các nhà văn xuôi, họ đã có những đóng góp lớn trong việc hiện đại hóa tự sự nghệ thuật, đưa sự phát triển của truyện ngắn và tiểu thuyết lên một tầm cao mới.
2. Một số thành viên của TLVĐ cũng là những trụ cột của phong trào Thơ mới, đồng thời, tổ chức văn học này cũng nhiệt tình ủng hộ Thơ mới.
3. TLVĐ đã có công lao trong việc phát hiện ra một số tài năng của văn học Việt Nam hiện đại : Anh Thơ, Huy Cận, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Đoàn Phú Tứ.
1. Đại bộ phận thành viên của TLVĐ đều là các nhà văn xuôi, họ đã có những đóng góp lớn trong việc hiện đại hóa tự sự nghệ thuật, đưa sự phát triển của truyện ngắn và tiểu thuyết lên một tầm cao mới.
2. Một số thành viên của TLVĐ cũng là những trụ cột của phong trào Thơ mới, đồng thời, tổ chức văn học này cũng nhiệt tình ủng hộ Thơ mới.
3. TLVĐ đã có công lao trong việc phát hiện ra một số tài năng của văn học Việt Nam hiện đại : Anh Thơ, Huy Cận, Tế Hanh, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Đoàn Phú Tứ.
2. Vấn đề con người cá nhân trong văn chương TLVĐ:
- Nhân vật trung tâm trong các sáng tác của TLVĐ là con người
cá nhân hiện đại và trục nội dung tư tưởng chủ đạo trong sáng tác của các tác
giả này là xoay quanh các vấn đề liên quan đến sự tồn tại của con người cá nhân
hiện đại, thực chất là vấn đề quyền con người: khẳng định quyền được tồn tại
là một cá thể độc lập, mang tính tự trị, tự quyết định số phận của mình. Vấn đề
mâu thuẫn giữa con người cá nhân và đại gia đình phong kiến cần được nhìn nhận
như là sự mâu thuẫn giữa một bên là những con người cá nhân đang tự khẳng định
với những thiết chế xã hội quá chật hẹp và lỗi thời.
- TLVĐ đẩy sâu tiếp những khám phá về thế giới tâm lý bên
trong mỗi con người: những xúc cảm không lời, mơ hồ, cái vô thức, một thế giới
tâm lý, dòng tâm lý đang vận động biến chuyển.
- Văn chương TLVĐ cũng phản ánh cả những xúc cảm có tính cộng
đồng của con người cá nhân: sự bất bình trước thực tại, cảm thương cuộc đời những
người nghèo, những kẻ tủi nhục, mơ hồ tinh thần yêu nước, khát vọng “lên đường”,
tự giải phóng, khát vọng hành động, cải tạo thế giới. Những xúc cảm này được
miêu tả như là kết quả của những trải nghiệm cá nhân.
- Trong sáng tác của TLVĐ có cả những băn khoăn, bất lực của
con người cá nhân trước cuộc đời của chính mình, cuộc truy tìm ý nghĩa của hạnh
phúc và niềm tin của con người cá nhân (đặc biệt trong những tiểu thuyết TLVĐ giai đoạn sau)
- Tất cả những điều trên làm nên sự khác biệt giữa TLVĐ và Tố
Tâm cũng như với các nhà văn theo khuynh hướng hiện thực.
3. TLVĐ bước tổng hợp những giá trị Đông Tây, truyền thống và
hiện đại.
- Điều này được thể hiện trên cả hai cấp độ: hình
thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng.
- Về hình thức nghệ thuật: trong sáng tác của các nhà văn là
thành viên của TLVĐ, có thể nhận thấy dấu vết ảnh hưởng của một số môtíp cốt
truyện (chủ yếu là cốt truyện tâm lý của giai đoạn đầu của văn chương lãng mạn
phương Tây) và kỹ thuật tự sự (chủ yếu là kỹ thuật phân tích tâm lý vi phân của
Dostoievski, M. Proust...) của phương Tây nhưng đồng thời trong đó,
vẫn có cả hình dáng của tự sự truyền thống (những môtíp báo mộng, những kiểu
nhân vật phụ, lối tả thiên nhiên phong cảnh...) của văn học truyền thống
phương Đông.
- Về nội dung: Một mặt sáng tác của TLVĐ hướng đến việc ngợi
ca những giá trị văn hóa hiện đại (tự do cá nhân) nhưng một mặt, nhiều giá trị
truyền thống vẫn được bảo tồn (sự đức hạnh của người phụ nữ, thái độ chán ghét
danh lợi và đời sống trưởng giả...). Điều này được thể hiện đặc biệt đậm nét ở
những nhà văn như Thạch Lam, Khái Hưng, những người vốn ôn hòa trong thái độ
chính trị và nghệ thuật, thậm chí, có thể nói, có một vị trí khá cô lập trong TLVĐ (Thạch Lam)
4. TLVĐ là tổ chức văn học có đóng góp lớn trong việc hiện đại
hóa ngôn ngữ văn học bằng tiếng Việt.
- Thành công lớn nhất của TLVĐ về phương diện ngôn ngữ nghệ
thuật là đã tạo nên được một bước nhảy vọt về ngôn ngữ, đoạn tuyệt được với những
ảnh hưởng của từ Hán Việt và câu văn biền ngẫu truyền thống, hình thành nên một
thứ ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm và in đậm tính dân tộc.
Phong trào Thơ mới 1932 - 1945
I. Khái quát về lịch sử và diễn tiến của phong trào thơ mới:
1. Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc
- Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra
ngoài khuôn khổ của thơ ca Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới được
thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung và hình thức.
- Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những
nhà thơ xuất sắc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến...) hay những
hiện tượng thơ ca khác thường (Hồ Xuân Hương) bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng
đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo: biểu đạt những tình cảm,
tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”), những nỗi đau và những
khát vọng chân chính của con người (đặc biệt là khát vọng hưởng lạc, tận hưởng
cuộc sống trần thế - điều đậm đặc trong văn chương về nội dung nhân đạo chủ
nghĩa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)
- Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức
thơ cũng đã có những vận động tương ứng: thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn
Trải, sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), những lối nói ẩn dụ, tượng trưng, đa
nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương... và đặc biệt là sự ra đời của các thể thơ
thuần túy dân tộc.
- Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan
lại bằng thi cử và đặc biệt, do sự bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống
trị dai dẳng của Nho giáo và mỹ học Nho giáo nên một cuộc cách mạng trong thi
ca chưa thực sự diễn ra.
2. Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế
kỷ XX
- Ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác
thơ ca đã bắt đầu có những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm
xúc.
- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương
Tây (Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine)
- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền
thống vì quá nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.
3. Cuộc tranh luận Thơ mới - Thơ cũ:
- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già
trên Phụ nữ tân văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng.
Bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận .
- Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất
mạnh mẽ của thanh niên trí thức đương thời:
1. Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình già còn đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo.
2. Ở ngoài Bắc, báo Phong hóa mới được lập cũng hưởng ứng Thơ mới bằng cách công kích các đại diện của Thơ cũ mà điển hình là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa đăng một loạt sáng tác của các cây bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông).
3. Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất bản khắp trong Nam ngoài Bắc đều đua nhau đăng thơ mới.
4. Cùng với hoạt động sáng tác và xuất bản là các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên, Trương Tửu). Đáng lưu ý là hai bức thư gửi lên Khê Thượng của LTL.
5. Đến năm 1936, có thể nói thơ mới toàn thắng.
1. Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình già còn đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo.
2. Ở ngoài Bắc, báo Phong hóa mới được lập cũng hưởng ứng Thơ mới bằng cách công kích các đại diện của Thơ cũ mà điển hình là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa đăng một loạt sáng tác của các cây bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông).
3. Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất bản khắp trong Nam ngoài Bắc đều đua nhau đăng thơ mới.
4. Cùng với hoạt động sáng tác và xuất bản là các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên, Trương Tửu). Đáng lưu ý là hai bức thư gửi lên Khê Thượng của LTL.
5. Đến năm 1936, có thể nói thơ mới toàn thắng.
- Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng
nói ủng hộ Thơ cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản
Đà) tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ mới kịp xuất
hiện một thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược
Pháp) thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi
vào khủng hoảng sáng tạo.
4. Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới
- Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm
1939. Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới: Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả
xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử,
Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành
hai giai đoạn 1930 - 1935 và 1936 - 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới
đi vào những tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu
biểu hiện những bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng
sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử
(Thượng thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca),
nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài.
- Một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện trong sự nghiệp
sáng tác của các tác giả thuộc phong trào Thơ mới là tính không thuần nhất. Mỗi
tác giả Thơ mới thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau và thường có sự
thay đổi trong phương pháp sáng tác. Xuân Diệu giai đoạn đầu tiên là một tác giả
mang màu sắc lãng mạn chủ nghĩa khá rõ nét nhưng trong nhiều tác phẩm
xuất sắc (điển hình là Nguyệt cầm) bắt đầu biểu hiện những yếu tố của chủ nghĩa
tượng trưng. Một trường hợp khác, Hàn Mặc Tử, với những tập thơ đầu tiên Gái
quê (1936) mang một vẻ đẹp mộc mạc, bình dân, gần gũi với thơ ca dân gian nhưng
đến những tập thơ như Đau thương, Thơ điên lại mang màu sắc siêu thực (ám ảnh,
mê sảng, những hình ảnh tượng trưng, kinh dị) hoặc chịu ảnh hưởng tôn giáo
(Xuân như ý). Chính vì những lý do trên nên việc phân chia các khuynh hướng thơ
ca trong phong trào Thơ mới là hết sức khó khăn. Có tác giả (Hoài Thanh) phân
chia theo nguồn ảnh hưởng: dòng chịu ảnh hưởng Pháp (Thế Lữ, Huy Thông, Xuân
Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...), dòng chịu ảnh hưởng của thơ Đường (Thái
Can, Thâm Tâm, Quách Tấn...) và dòng thuần túy Việt Nam (Lưu Trọng Lư, Nguyễn
Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương...) có tác giả phân chia theo phương
thức sáng tác (lãng mạn, tượng trưng, siêu thực...)... Nhìn chung, do tính chất
không thuần nhất nói trên nên việc tuyệt đối hóa bất kỳ một phương thức phân
chia nào cũng đều bất cập.
- Nói như Hoài Thanh, từ 1932 đến 1942 đã có “Một thời đại
trong thi ca” với một cuộc bùng nổ của những phong cách “rộng mở như Thế Lữ, mơ
màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược
Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”
II. Một số đặc điểm chung của Thơ mới.
Trên bình diện khái quát, thơ mới là:
- Một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ
ca khỏi những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại
- Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng
tư tưởng, gắn liền với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc
của con người phận vị, “con người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần
Đình Hượu). Nói như Hoài Thanh, Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”,
nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép
biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân.
- Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa
Đông Tây, truyền thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ) Bước tổng hợp đó diễn ra trên
tất cả các cấp độ: ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo...
Cụ thể, cuộc cách mạng Thơ mới được biểu hiện ở một số phương
diện như sau:
1. Thơ mới nhìn từ góc độ hình thức nghệ thuật.
Như đã trình bày ở trên, Thơ mới là một cuộc tổng hợp những
truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. Cuộc
tổng hợp đó trước hết thể hiện trên bình diện hình thức nghệ thuật.
1.1. Về thể loại, dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ
trước hết diễn ra trên bình diện thể loại nhưng có thể nói Thơ mới là một bước
kế thừa những thể loại đã ổn định của Thơ ca Việt Nam thời Trung đại.
- So với thơ ca truyền thống, Thơ mới nhìn chung tự do hơn, số
câu trong một bài thơ thường không hạn định, chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây,
một bài thơ mới thường được chia thành khổ, số lượng khổ thơ thường không giới
hạn.
- Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và
thơ tự do không phải là những hình thức phổ biến của thơ mới. Thơ mới thường hướng
đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ 2 đến trên 10
âm tiết nhưng phổ biến là thơ 5, 7 và 8 chữ. Nhìn từ góc độ thể loại, Thơ mới
không chống thơ Đường luật mà chỉ chống lại đối ngẫu
trong thơ Đường luật. Thơ 5 và 7 chữ của Thơ mới là sự kế thừa câu thơ Đường luật,
thơ song thất lục bát bị giải thể, hát nói trở thành thơ 8 chữ và thơ lục bát
được duy trì, có những nhà thơ gần như chuyên sáng tác thơ lục bát (Nguyễn
Bính).
- Các hình thức hiệp vần của Thơ mới khá phong phú, mang dấu
vết của những lối gieo vần của thơ truyền thống:
1. Lối vần chéo là lối 4 câu 2 vần (Em ngồi trong song cửa/ Anh đứng dựa tường hoa/ Nhìn nhau và lệ ứa/ Một ngày một cách xa) 2. Vần liền với từng cặp đắp đổi bằng trắc thực chất là lối vần liền trong vè, nói lối, hát nói (Ve kêu ve ve/ Suốt cả mùa hè/ Kỳ gió bấc thổi/ Nguồn cơn bối rối? Một miếng chẳng còn/ Ruồi bọ một con; Cùng em chốc nữa/ Sáng quá khách ơi/ Yến tiệc trên trời/ Em cô độc quá/ Cùng em gối lả/ Khách ngả đầu say).
3. Lối vần ôm thường chỉ là lối vần liền Việt Nam pha với vần cách của thơ Trung Quốc (Em không nghe mùa thu/ Dưới trăng mờ thổn thức/ Em không nghe rạo rực/ Hình ảnh kẻ chinh phu/ Trong lòng người cô phụ)
1. Lối vần chéo là lối 4 câu 2 vần (Em ngồi trong song cửa/ Anh đứng dựa tường hoa/ Nhìn nhau và lệ ứa/ Một ngày một cách xa) 2. Vần liền với từng cặp đắp đổi bằng trắc thực chất là lối vần liền trong vè, nói lối, hát nói (Ve kêu ve ve/ Suốt cả mùa hè/ Kỳ gió bấc thổi/ Nguồn cơn bối rối? Một miếng chẳng còn/ Ruồi bọ một con; Cùng em chốc nữa/ Sáng quá khách ơi/ Yến tiệc trên trời/ Em cô độc quá/ Cùng em gối lả/ Khách ngả đầu say).
3. Lối vần ôm thường chỉ là lối vần liền Việt Nam pha với vần cách của thơ Trung Quốc (Em không nghe mùa thu/ Dưới trăng mờ thổn thức/ Em không nghe rạo rực/ Hình ảnh kẻ chinh phu/ Trong lòng người cô phụ)
- Một nguyên tắc được ổn định trong thơ mới la luật điều hoán
âm thanh của câu văn câu thơ Nôm (Nếu một câu thơ được chia thành ba hay bốn đoạn
thì những chữ cuối mỗi đoạn phải có sự thay đổi bằng trắc - luật đổi thanh,
theo Hoài Thanh) (Hát một mùa hoa lá thuở măng tơ/
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi/ Thà một phút huy hoàng rồi
chợt tối/ Còn hơn buồn le lói cả trăm năm)
1.2. Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của Thơ mới, đó là
cái mà Hoài Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xuôi vào địa hạt của thơ”. Hiện
tượng này được thể hiện trên mấy bình diện sau:
- Sự xuất hiện dày đặc của các dạng hư từ, đại từ trong câu
thơ (Lykhách! Ly khách! Con đường nhỏ/ Chí nhớn chưa về bàn tay
không/ Thì nói trở lại/ Ba năm mẹ già cũng đừng trông)
- Sự xuất hiện câu thơ vắt dòng, làm thay đổi hẳn bản chất
quan hệ giữa các câu thơ trong một khổ thơ (điều khác với phép đối của thơ Đường
luật) (Ai đem phân chất một mùi hương/ Hay bản cầm ca! tôi chỉ thương/ Chỉ lặng
chuồi theo dòng cảm xúc/ Như thuyền ngư phủ lạc trong sương)
- Sự xuất hiện của những dạng câu có tính suy luận, cầu khiến,... (Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng sóng ở trong lòng/ Bóng
chiều không thắm không vàng vọt/ Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong; Hỡi năm
tháng vội đi làm quá khứ!/ Trở về đây! và đem trở về đây/ Rượu nơi mắt với
khi nhìn ướm thử/ Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây)
- Có thể nói đây là sự vận động của ngôn ngữ thơ trở về gần với
ngôn ngữ của đời sống, là sự thể hiện của “khát vọng thành thật” diễn tả mọi
cung bậc của cảm xúc, suy nghĩ diễn ra trong tâm hồn chủ thể trữ tình, đối lập
lại với sự cô đọng, hàm xúc, duy lý của thơ ca cổ điển.
2. Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới:
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy
thơ: Đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự
giao hòa giữa thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ
tình với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế
giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ. Điều này được thể hiện ở một
số bình diện như sau:
- Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm cho ngoại
cảnh nhuốm màu cảm xúc con người (Nắng chia nửa bãi, chiều rồi.../ Vườn hoang
trinh nữ khép đôi lá rầu/ Sợi buồn con nhện giăng mau/ Em ơi hãy ngủ anh hầu
quạt đây - Ngậm ngùi, Huy Cận; Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn Mặc Tử). Thiên nhiên trong
thơ mới là một thứ thiên nhiên rạo rực những cảm giác của con người (Vườn cười
bằng bướm hót bằng chim/ Dưới nhánh không còn một chút đêm/ Những tiếng tung
hô bằng ánh sáng /ca đời hưng phục trẻ trung thêm - Lạc quan, Xuân Diệu; Gió
kinh khủng vừa rên vừa hắt thở/ Đem trái tim làm uất cả không gian/ Gợi bóng
hình những thân thể cơ hàn/ Với môi tím cảnh nghèo vạc mặt - Tiếng gió)
- Ở phía ngược lại, có hiện tượng ngoại cảnh hóa tâm hồn (Sao
ở đâu mọc lên trong đáy giếng/ Lạnh như hòn u tối vạn yêu ma?/ Hồn của ai
trú ẩn ở đầu ta?/ ý của ai trào lên trong đáy óc,/ Để bay đi theo tiếng cười
điệu khóc - Ta, Chế Lan Viên; Đây chùm thương nhớ, khóm yêu đương/ Đây em cành
thẹn lẫn cành thương - Xuân Diệu)
- Có những ẩn dụ kỳ lạ nối liền thế giới ngoại cảnh, thế giới
sự vật với thế giới con người: Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ/ Trong khung
xám của mùa đong bằng sắt/ Đôi giếng mắt chứa trời vạn hộc/ Mùa xuân chín ửng
trên đôi má... - Xuân Diệu; những tập hợp từ ngữ hòa trộn các giác quan đến mức
kỳ dị: Nhạc thơm, gió thơm, hương mến yêu, uống hồn, tháng giêng ngon như một
cặp môi gần, mùi tháng đều rớm vị chia phôi...
- Đặc biệt là hiện tượng hòa trộn giác quan để cảm thụ thế giới
(chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng phương Tây). Điển hình xuất sắc là Nguyệt
Cầm của Xuân Diệu.
3. Thơ mới - Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con
người cá nhân trước cách mạng.
Trong thời điểm khởi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ viết
tuyên ngôn cho một cuộc cách mạng thơ ca: Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng/ Đường
trần gian xuôi ngược để vui chơi/ Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười,/ Trong lúc gian lao trong giờ sung sướng,/ Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng/ Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than,/ Cảnh thương tâm , ghê gớm hay dịu dàng./ Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội - Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ. Thơ mới là tiếng
lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, một tâm hồn được cởi bỏ khỏi mọi
ràng buộc, chính vì vậy, từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loại thơ trữ tình,
thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ ca
tuyên truyền cổ động, thơ ca mang màu sắc chính luận. Chính vì vậy, yếu tố chi
phối sự vận động của một văn bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của
chủ thể trữ tình.
3.1. Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới:
Xuất phát từ những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã
hội (một thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị,
một thế hệ thanh niên đang kiếm tìm lý tưởng - bi kịch “thiếu một niềm tin đầy
đủ”, nói như Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành tâm trạng phổ biến bao trùm lên
toàn bộ Thơ mới. Có nhiều sắc thái của nỗi buồn được biểu hiện trong Thơ mới
- Có cái buồn vô cớ, dịu nhẹ như trong thơ Xuân Diệu (Êm êm
chiều ngẩn ngơ chiều/ Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn... - Chiều; Không
gì buồn bằng những buổi chiều êm/ Mà ánh sáng điều hòa cùng bóng tối... Anh một
mình nghe tất cả buổi chiều/ Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh - Tương tư
chiều).
- Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ
ám ảnh, thấm đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của
thân phận con người như trong thơ Huy Cận (Buồn đêm mưa, Tràng giang)
- Có cái buồn tuyệt vọng như trong thơ Hàn Mặc Tử (Máu đã khô
rồi, thơ cũng khô/ tình tôi chết yểu tự bao giờ/ Từ nay trong gió,
trong mây gió/ Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ... Ta trút linh hồn giữa lúc
đây/ Gió sầu vô hạn nuôi trong cây/ - Còn em sao chẳng hay gì cả?/ Xin để
tang em đến vạn ngày - Trút linh hồn, HMT)
- Và cũng có khi cái buồn nhuốm màu bi quan, bế tắc, rã rời
suy sụp, nhuốm màu sắc sa đọa như trong thơ Vũ Hoàng Chương (Chưa cuối xứ mê
ly, chưa cùng trời phóng đãng/ Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men/ Say đi
em, say đi em/ Say cho lơi lả ánh đèn,/ Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác
thịt/ Rượu rượu nữa và quên, quên hết - VHC; Hay buông lại gần đây làn tóc rối/ Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên/ Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói/ Đưa hồn
say về tận cuối trời quên - Quên; Nằm say nhựa tỏa cánh xiêu xiêu/ Giường thấp
nghe trời xuống tịch liêu/ Sự nghiệp nào đâu trưa nắng xế/ Hòa phai
thề ước lá tàn yêu/ Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết/ Một ván cờ thua ngã
bóng chiều - Ngoài ba mươi tuổi - VHC)
- Đương nhiên, trong Thơ mới cũng có những màu sắc trong
sáng, êm nhẹ, những khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực
tại, với thế giới con người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước (Thơ duyên,
Xuân Diệu; Thơ của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Quê hương của Tế Hanh)
3.2. Gắn liền với nỗi buồn là cảm quan về sự cô độc, sự
lạc loài, sự bé nhỏ và cả cảm giác bất bằng lòng, thậm chí đến mức đối lập gay
gắt giữa con người với thế giới hiện tại
- Cảm giác bao trùm Thơ mới là một sự bất bình sâu xa với thực
tại. Có một sắc thái bi quan ám ảnh cái nhìn về thế giới của nhiều tác giả Thơ
mới. Hiện thực hiện lên trong mắt họ là tầm thường, giả dối, là đau khổ (Trời hỡi
trời, hôm nay ta chán hết/ Những sắc màu hình ảnh của trần gian - Chế Lan Viên;
Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu/ Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người - Huy
Cận; Ghét những cảnh không đời nào thay đổi/ Những cảnh sửa sang, tầm thường,
giả dối/ Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng - Thế Lữ)
- Chính vì vậy, cảm giác cô đơn trở thành một cảm giác ám ảnh
trong Thơ mới. Đó là cảm giác cô đơn, nhỏ nhoi của con người, tâm hồn lạc loài
đơn chiếc (Buồn đêm mưa, Tràng giang - Huy Cận), cô đơn trong cả những giây
phút yêu đương (Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá/ Hai người sao chẳng bớt cô
đơn), cô đơn thăm thẳm từ tâm hồn lẫn thể xác bệnh tật như trong thơ Hàn Mặc Tử
(Họ đã xa rồi không níu lại/ Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa/ Người đi một
nửa hòn tôi mất/ Một nửa hồn tôi hóa giại khờ/ Tôi vẫn còn đây hay ở đâu/ Ai
đem tôi bỏ dưới trời sâu?/ Sao bông phượng nở trong màu huyết/ Nhỏ xuống
lòng tôi những giọt châu - Những giọt lệ; Ai đi lẳng lặng trên làn nước/ Với lại
ai ngồi khít cạnh tôi/ Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng/ Không nói không rằng
nín cả hơi/ Chao ôi! ghê quá trong tư tưởng/ Một vũng cô liêu cũ vạn đời -
cô liêu) và chính từ cảm giác cô đơn đó nên môtíp về những cuộc chia tay, tiễn
biệt trở thành một môtíp phổ biến của Thơ mới (Những bóng người trên sân ga -
Nguyễn Bính; Vu vơ - Tế Hanh)
3.3. Có thể nói Thơ mới đã biểu lộ một tình thế đối lập giữa
tâm hồn con người cá nhân và thế giới hiện tại và chính từ sự đối lập ấy nên
hình thành trong thơ mới một thứ khát vọng:
Khát vọng giải thoát (Những sợi tơ lòng - Chế Lan Viên) và khuynh hướng thoát ly thực tại.
Khát vọng giải thoát (Những sợi tơ lòng - Chế Lan Viên) và khuynh hướng thoát ly thực tại.
- Có nhiều ngả đường thoát ly khỏi thế giới thực tại: tìm về
thế giới quá khứ, những giấc “mơ xưa” (Thế giới Chàm trong thơ Chế Lan Viên, những
giấc “mơ xưa” trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu...), có cuộc trở về với thiên nhiên
đất nước, những sinh hoạt phong tục êm đềm của cộng đồng (Thơ Đoàn Văn Cừ, Anh
Thơ, Tế Hanh), có sự tiếc nuối những giá trị đã qua (Ông đồ - Vũ Đình Liên, Nhớ
rừng - Thế Lữ, Con voi già - Huy Thông...) và có cả những ngả đường tìm đến với
tôn giáo (Hàn Mặc Tử) hoặc, tiêu cực hơn cả, tìm đến với truỵ lạc và lãng quên
(Vũ Hoàng Chương)
3.4. Và không thể phủ nhận trong Thơ mới có một tình yêu
thiết tha đối với cuộc sống, một khát vọng thay đổi. Tình cảm đó được biểu hiện
dưới hai hình thức
- Nỗi khát khao đam mê tận hưởng tình yêu và hạnh phúc hiện tại
(Vội vàng, Giục giã - Xuân Diệu)
- Hình ảnh người khách chinh phu, khát vọng lên đường (Đi, đi... đi mãi nơi vô định/ Tìm cái phi thường, cái ước mơ - Hàn Mặc Tử; Tống biệt
hành - Thâm Tâm)
Sáng tác văn học theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa (1932 - 1945)
I. Những yếu tố tiền đề của văn học theo khuynh hướng hiện thực:
1. Những tiền đề của một nền văn học hướng vào mô tả và phản
ánh hiện thực đã tồn tại trong văn học truyền thống (truyện, ký, thơ
ca...) với hai mạch chính: truyện ký ghi chép những điều có trong
hiện thực (Công dư tiệp ký - Vũ Phương Đề, Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác,
Tang thương ngẫu lục- Phạm Đình Hổ, Nguyễn Danh án, Vũ Trung tùy bút - Phạm
Đình Hổ) và thơ (thơ chữ Hán Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn
Khuyến,...)
2. Trước năm 1932, những tiền đề của văn học theo khuynh hướng
hiện thực chủ nghĩa đã bắt đầu xuất hiện một cách trực tiếp trong văn học Việt
Nam.
- Về đề tài, việc lấy đời sống xã hội đương đại làm đối tượng
phản ánh bắt đầu trở thành một khuynh hướng lớn của văn học. Điều đặc biệt,
khuynh hướng khảo sát hiện thực xã hội bắt đầu trở thành một khuynh hướng lớn của
văn học, bên cạnh các sáng tác văn học mang màu sắc huyền ảo, lý tưởng (văn
xuôi của Tản Đà) khuynh hướng này được bộc lộ trong sáng tác của
Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Đặng Trần Phất, Nguyễn Công Hoan. Cũng cần lưu ý
là trong giai đoạn này, quan niệm về cái thực đã có sự mở rộng: quan tâm đến mọi
mặt của hiện thực đời sống, sự thay đổi của một xã hội trong buổi giao thời Âu Á, sự tha hóa của các tầng lớp người...
- Cùng với sự thay đổi trong phạm vi phản ánh của văn học
tiêu chí mô tả chân thực đời sống, “tả chân”, cái thực bắt đầu trở thành một
tiêu chí mỹ học mang tính phổ biến của thời đại, gắn liền với nó là sự phát triển
của những kỹ thuật miêu tả của văn chương (miêu tả hiện thực sinh hoạt và hiện
thực tâm hồn của con người)
II. Các giai đoạn phát triển của văn học theo khuynh hướng hiện
thực:
1. Giai đoạn 1932 - 1935: Đây là giai
đoạn nổi lên tên tuổi của các cây bút: Nguyễn Công Hoan (Ngựa người người ngựa -
1934, Kép Tư Bền - 1935, Lá ngọc cành vàng - 1935, Ông
chủ - 1935), Tam Lang (Tôi kéo xe - 1932), Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy
người - 1933, Kỹ nghệ lấy Tây - 1934, Dân biểu và dân biểu -
1934), Ngô Tất Tố (Dao cầu thuyền tán - 1935). Hai thể loại chính của văn
học hiện thực trong giai đoạn này là truyện ngắn và phóng sự.
2. Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là thời kỳ
phát triển hết sức mạnh mẽ của văn học hiện thực, dưới sự tác động của những
khuynh hướng chính trị, xã hội đương thời. Số lượng nhà văn hết sức đông đảo,
xuất hiện nhiều cây bút mới (Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Huy Phồn, Mạnh
Phú Tư) và sự chín muồi của nhiều cây bút đã sáng tác trong những giai đoạn trước
(Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan). Văn học hiện thực trong giai đoạn
này phát triển phong phú về thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự...),
đáng chú ý là bên cạnh những tập truyện ngắn (Hai thằng khốn nạn -
1937, Đào kép mới - 1937, Sóng vũ môn - 1938 của Nguyễn
Công Hoan, những truyện ngắn đăng trên báo chí cách mạng của Nguyên Hồng),
phóng sự (Tập án cái đình - 1939, Việc làng - 1940 của Ngô Tất Tố)
có những bộ tiểu thuyết đánh dấu sức sống, sự kết tụ của lao động nghệ thuật ở
mức độ sâu sắc điển hình của văn học hiện thực : bộ ba Số đỏ, Giông tố, Vỡ
đê (1936) của Vũ Trọng Phụng; Tắt đèn (1937) của Ngô Tất Tố; Cô
làm công (1936), Bước đường cùng (1938) của Nguyễn Công
Hoan, Bỉ vỏ (1938) của Nguyên Hồng. Đáng lưu ý là trong giai đoạn
này, có một mối liên hệ tương đối mật thiết giữa một số nhà văn hiện thực
(Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng) và phong trào cộng sản.
3. Sau năm 1940: Đây là thời kỳ diễn ra những diễn
biến phức tạp trong đời sống chính trị ở Đông Dương (Chiến tranh thế giới bùng
nổ, các hoạt động khủng bố của thực dân...), một mặt, văn học hiện thực không
có được sự phát triển phong phú về số lượng và đội ngũ như giai đoạn trước năm
36 nhưng mặt khác, trong giai đoạn này, xuất hiện những nhà văn kết tụ được
toàn bộ những thành tựu nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam trước năm 1945 điển hình
là Nam Cao. Các nhà văn tiêu biểu cho giai đoạn này là Nam Cao (Chí Phèo, Một
đám cưới, Một bữa no, Lão Hạc, Trăng sáng, Đời thừa...), Tô Hoài (Quê người,
Giăng thề...), Kim Lân, Bùi Hiển (Ma đậu, Nằm vạ)...
III. Những đặc điểm chính của văn học theo khuynh hướng hiện
thực.
1. So với những sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn, sáng tác của
các nhà văn thuộc khuynh hướng hiện thực có sự mở rộng về phạm vi phản ánh và sự
thay đổi về chủ đề, đề tài.
- Văn học hiện thực mở rộng phạm vi phản ánh của tác phẩm, từ
những sinh hoạt gia đình, sự tha hóa của giới tư sản, “thượng lưu” trong xã hội
đến cảnh khốn cùng của các tầng lớp dân nghèo ở nông thôn và đô thị.
- Trong quá trình phản ánh, đặc biệt trong giai đoạn 1936-1939, nhà văn tập trung miêu tả những xung đột, đối kháng gay gắt của các tầng
lớp người trong xã hội. Cái nhìn mang tính lý tưởng, thậm chí không tưởng của
các nhà văn trong Tự lực văn đoàn bị giải thể. Thái độ, cảm quan phê phán của
các nhà văn đối với thực tại xã hội được tô đậm một cách sâu sắc, dưới mọi hình
thức, đặc biệt là dưới hình thức của cái cười (Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng và trên một phương diện, kể cả Nam Cao)
- Hai chủ đề được tập trung miêu tả một cách đậm nét là sự
tha hóa và sự bần cùng, sự tăm tối trong đời sống.
- Thái độ của các nàh văn hiện thực đối với những tầng lớp
dân nghèo cũng có những nét khác biệt với những nhà văn trong nhóm Tự lực văn
đoàn. Có đời sống gần gũi với những người cùng khổ, các nhà văn hiện thực đã
xây dựng được những phong cách sáng tác hết sức đa dạng: cái nhìn đầy tinh thần
cảm thương và sự trân trọng đối với người nghèo trong sáng tác của Ngô Tất Tố,
Nguyên Hồng; cái nhìn hiện thực tỉnh táo, sắc lạnh của Nam Cao; cái nhìn đầy mầu
sắc trào lộng, chua chát về hiện thực của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan...
Sáng tác của các nhà văn hiện thực vừa thể hiện được một cái nhìn có tính đồng
cảm chân thành của những người cùng cảnh ngộ với đời sống của những người
nghèo, vừa biết phát hiện ra những giá trị tinh thần tốt đẹp trong họ (điển
hình là trường hợp Nguyên Hồng)
- Các sáng tác của các nhà văn hiện thực được sáng tác trên
cơ sở một vốn sống và thực tế sáng tác phong phú, nhiều nhà văn trước khi sáng
tác những tác phẩm hư cấu là những cây bút phóng sự tài năng (Vũ Trọng Phụng,
Ngô Tất Tố), mỗi nhà văn là người am tường một mảng hiện thực đời sống (Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Đình Lạp gắn với những tệ đoan của xã hội đô thị, Ngô Tất Tố là
cây bút am tường đời sống làng xã, Nam Cao là nhà văn của những người trí thức
nghèo, là “người thư ký trung thành” của không gian làng Đại Hoàng...)
- Trong hai mảng hiện thực tâm hồn và hiện thực sinh hoạt,
các nhà văn hiện thực chủ yếu đi sâu vào mảng hiện thực sinh hoạt của các tầng
lớp người trong xã hội. Đây là một nét đặc trưng trong sáng tác của các nhà văn
hiện thực nhưng cũng là một trong những điểm hạn chế trong sáng tác của họ.
2. Sáng tác của các nhà văn hiện thực phản ánh những nét
tương đồng với phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa trên thế giới
- Cái nhìn về hiện thực của họ đa dạng, phong phú và giàu vốn
sống hơn các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn. Khuynh hướng tìm kiếm cái đẹp
thơ mộng, lãng mạn về hiện thực bị kiềm chế, nhà văn tập trung miêu tả những mặt
tương phản, những nghịch cảnh, những mặt trái của đời sông. Cái nghịch dị trở
thành một phạm trù thẩm mỹ được nhiều nhà văn hiện thực sử dụng.
- Không gian tác phẩm được mở rộng, trên cơ sở đó, các nhà
văn đã xây dựng được nhiều hoàn cảnh có tính điển hình, mà trên đó, tác phẩm vận
động và phát triển.
- Thành tựu lớn của những nhà văn hiện thực là xây dựng được
những tính cách có tính điển hình, có sự vận động một cách lôgích, vừa mang ý
nghĩa tiêu biểu cho những vấn đề xã hội bức xúc đương thời, vừa mang dấu vết cá
nhân hóa một cách sâu sắc.
3. Được xây dựng trên cơ sở một vốn sống phong phú nên sáng
tác của các nhà văn hiện thực có được những thành công đáng ghi nhận về ngôn ngữ
văn học.
- Đưa được tiếng nói của các tầng lớp người vào sáng tác văn
học, đặc biệt, đạt được những thành công trong việc cá tính hóa ngôn ngữ nhân vật,
xây dựng được những bức “chân dung ngôn ngữ nhân vật”
- Tạo được sự đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật.
4. Trong các nhà văn hiện thực, Nam Cao là tài năng cuối cùng
của khuynh hướng văn học này. Sáng tác của ông vừa có ý nghĩa một người tổng kết
cho một khuynh hướng văn học vừa có ý nghĩa như một nhà văn kết tụ được toàn bộ
thành tựu của văn xuôi tự sự trước năm 1945. Bên cạnh những đặc điểm nói trên,
Nam Cao còn đạt được nhiều thành công trong việc đi sâu phân tích tâm lý nhân vật
và đa thanh hóa ngôn ngữ trần thuật. Chính vì vậy những bi kịch trong sáng tác
của ông thường đạt được chiều sâu và độ khái quát cao.
Theo https://sites.google.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét