Những nhà thơ Việt Nam nổi
tiếng vào những năm 30 của thế kỷ trước được coi là những người đi tiên phong
trong phong trào thơ mới ở Việt Nam. Hôm nay, ở bài viết này chúng ta hãy cùng
nhìn lại một thời kỳ vàng son của thơ cơ Việt Nam, cũng như điểm lại một số nhà
thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới thời bấy giờ.
Nhà thơ Xuân Diệu
Nhà thơ Xuân Diệu (1916-1985), ông được biết đến là một trong
những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới vào những năm 1935-1945. Không
những là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn là một nhà báo, nhà bình luận văn học
xuất sắc thời điểm đó.
Nhắc đến cái tên Xuân Diệu là mọi người thường nhắc đến “Ông
hoàng của thơ tình Việt Nam”. Những sáng tác của nhà thơ được đông đảo mọi người
biết đến và đón nhận. Những tác phẩm ông sáng tác của có những vị trí nhất định
trong văn đàn thơ cơ của nước nhà.
Khi con người ta tìm đến thơ ca, thường là tìm đến những sự đồng
điệu trong tâm hồn. Thơ của Xuân Diệu, cũng như nhiều bài thơ của các tác giả
khác trong thời kỳ phong trào thơ mới mang đậm trong đó những nỗi buồn chất chứa,
sâu lắng trong từng lời thơ.
Nhưng sự khác biệt của nhà thơ đó chính là trong sự nhận thức
và ý thức về không gian, thời gian, lý tưởng sống. Chính những điều này đã mang
đến những nét riêng trong thơ ca của nhà thơ Xuân Diệu - Một trong những nhà
thơ Việt Nam nổi tiếng.
Dẫu cho thời gian có đổi thay, năm tháng có phai dần những
nét mực nhưng những tiếng lòng tha thiết của nhà thơ Xuân Diệu vẫn mãi còn đó
trong lòng của biết bao nhiêu thế hệ độc giả.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
Trích bài thơ Vội Vàng - Xuân Diệu.
Hàn Mặc Tử - Nhà thơ của trường phái thơ điên
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940). Ông được
biết đến là một trong những người khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại, đồng
thời ông cũng được biết đến là người khởi xướng ra trường thơ điên.
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông mất khi
ông mới chỉ ở độ tuổi 28 xuân xanh. Ông nổi tiếng và được nhiều người biết
không chỉ ở những bài thơ điên, mà còn ở đó là cuộc đời đầy những bất hạnh của
ông.
Những nỗi đau đớn trong tình yêu, cùng với đó là sự dày vò, dằn
xé của căn bệnh phong quái ác, đã khiến cho nhà thơ tài hoa ấy đau đớn và tuyệt
vọng với cuộc sống.
Chính những nỗi đau đớn, cô đơn của tác giả đã đi vào trong
thơ ca như một tiếng xé lòng đầy đau đớn. Hai hình ảnh thường thấy nhất trong
thơ ca của Hàn Mặc Tử đó là “Máu” và “Trăng”
Hàn Mặc Tử có đến 6 nàng thơ, tương ứng với đó là 6 mối
tình. Dù đó là đơn phương hay song phương đi nữa thì ông cũng đều viết thành những
bài thơ. Có lẽ, trong tất cả những mối tình trên thì mối tình của Hàn Mặc Tử và
Mộng Cầm là mối tình được nhiều người biết đến và nhắc tới nó nhiều nhất.
Dường như nỗi đau ấy của ông đã thấu tận tới tâm can và được
mọi người đón nhận. Quả thực, Hàn Mặc Tử xứng danh là một trong những nhà thơ
Việt Nam nổi tiếng bậc nhất trong phong trào thơ mới thời bấy giờ.
“Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm
Nhớ thương còn một nắm xương thôi
Thân tàn ma dại đi rồi
Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan”.
Trích Muôn năm sầu thảm - Hàn Mặc Tử.
Nhà thơ Cù Huy Cận (bên tay phải)
Nhà thơ Cù Huy Cận (1919-2005), ông được biết đến là một
trong những nhà thơ xuất sắc và được nhiều người biết đến trong phong trào Thơ
Mới. Ông cũng là người bạn tri kỷ với nhà thơ Xuân Diệu. Huy Cận cũng như nhiều
nhà thơ khác trong giai đoạn này, thơ của ông cũng mang trong mình một nỗi buồn,
sự cô đơn. Đó là những nỗi buồn trước thời cuộc, khi mã xã hội thời điểm
1930-1945 đang diễn ra đầy những biến động.
Thơ của ông thương mang hơi hướng thoát ly khỏi thực tại, để
tìm đến với thiên nhiên. Những nét bút mà nhà thơ Huy Cận viết nên đều rất chân
thực và rất đẹp, nhưng thấm đẫm trong đó là những nỗi buồn. Nhà thơ Huy Cận được
biết đến là một trong những nhà thơ Việt Nam nổi tiếng ở phong trào thơ mới.
Những bức tranh thơ được ông vẽ ra đều rất đa dạng, tuy nhiên
dù ở khung cảnh nào đi chăng nữa thì thơ của ông cũng mang đậm nỗi niềm của sự
u tối, cô đơn của một lý tưởng chưa tìm ra được bến đỗ.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Trích bài thơ Tràng giang - Huy Cận.
Nhà thơ Thế Lữ
Nhà thơ Thế Lữ, tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, ông được biết đến
là một nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một nhà hoạt động sân khấu. Ông được nhiều
người biết đến qua tác phẩm “Nhớ rừng” được sáng tác vào năm 1936.
Thế Lữ được xem như là một trong những nhà thơ tài hoa của nền
thơ ca Việt Nam thời bấy giờ. Những vần thơ của ông thấm đậm cảm xúc , những nỗi
buồn thầm kín trong thơ được ông ẩn sâu dưới hình ảnh của những sự vật hiện tượng
khác.
Thơ của Thế Lữ tuy không bộc lộ một cách mạnh mẽ và trực tiếp
nhưng cái thứ gọi là tình cảm trong đó vẫn lắng đọng và chất chứa biết bao.
“Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần
qua.
Khinh
lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương
mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”.
Trích tác phẩm Nhớ rừng - Thế Lữ.
Nhà thơ Chế Lan Viên
Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan (1920-1989).
Ông được biết đến là một trong những nhà thơ Việt Nam nổi tiếng trong phong
trào thơ mới. Thơ của Chế Lan Viên trước cách mạng tháng 8 thường mang hơi hướng
thoát ly khỏi hiện thực, đồng thời cũng chất chứa trong đó nhiều những nỗi buồn,
sự cô đơn giống như nhiều những nhà thơ khác thời bấy giờ.
Ông cũng được biết là một trong những thành viên của trường
thơ điên do Hàn Mặc Tử sáng lập. Cái chết, nỗi cô đơn được thể hiện phần lớn
qua từng dòng thơ của ông. Một trong những thứ khác biệt tạo nên nét riêng
trong thơ của Chế Lan Viên đó là trong thơ của ông rất giàu tính triết lý.
Chính vì vậy mà thơ của ông được mọi người đánh giá rất cao. Chế Lan Viên được
xem là một trong những nhà thơ có sức ảnh hưởng và có những đóng góp to lớn cho
nền thơ ca nước nhà.
“Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!”.
Trích bài thơ Xuân - Chế Lan Viên.
Trên đây là top 5 nhà thơ Việt Nam nổi tiếng đi đầu trong
phong trào thơ mới. Ngoài ra còn rất nhiều những nhà thơ nổi tiếng khác ở thời
kỳ đất nước bấy giờ như: Nguyễn Bính (1918-1966), Lưu Trọng Lư (1911-1991), Nhà
thơ Tế Hanh (1921-2009), Đoàn Phú Tứ (1910-1989), Anh Thơ (1921-2005), Nhà thơ
Vũ Hoàng Chương (1916-1976), Nhà thơ Tú Mỡ (1900-1976),…
2/10/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét