Bảy nhà thông thái
1. Văn bản nói về Con Đường Của Sự Thống Trị có nguồn
gốc Alexandria, nhưng thực ra bắt nguồn từ truyền thống Ai cập cổ - He
basilike hodos - phù hợp với yoga - radzsa ở Ấn độ, nói rằng, con người
trước tiên được sinh ra từ cha mẹ hữu hạn, trong thể xác vật chất nặng nề,
trong số phận trần thế; nhưng lần thứ hai chỉ duy nhất được sinh ra từ Cha,
theo luật của Bảy Trinh Nữ trong tinh thần và trong linh hồn. Đây là sự tái
sinh.
Con Đường Của Sự Thống Trị, hay là yoga - radzsa nói
về sự thống trị, chứ không nói về quyền lực. Việc sử dụng từ basiles, hay
từ radzsa ở đây, như trong truyền thống cổ, không có ngoại lệ, trong
mọi trường hợp chỉ là hình ảnh tượng trưng, và trong truyền thống, ở khắp mọi
nơi, không liên quan đến cái Tôi cá nhân mà đến con người vĩnh cửu. Vua là linh
hồn mang tính chất vua chúa đầu tiên, là linh hồn đầu tiên, mà Tạo hóa tạo ra,
để thống trị thiên nhiên. Trong trạng thái cổ của linh hồn người, Adam Kadmon
là vị chúa của thiên nhiên, mang tri thức thượng đế.
Hoạt động tinh thần của sự thống trị mọi giá cần tách rời thực
hành chính trị của quyền lực. Quyền lực không là gì khác, ngoài sự điều hành một
cách có hãm phanh đám đông trong thế giới của đám đông, bằng sức mạnh của luật
pháp, bằng vũ khí, bằng bạo lực, như nó có thể, như một sự cưỡng bức, là mệnh lệnh
của ananké.
Quyền lực là hành động vật chất dữ tợn, trong bản thân nó
không có cả ý nghĩa lẫn sự thật. Cần linh thiêng hóa quyền lực trong tinh thần
của sự thống trị. Và nếu không linh thiêng hóa, quyền lực vô nghĩa, độc ác, bất
công và phi tinh thần. Sự thống trị chứng thực quyền lực: bởi vì sự thống trị
gìn giữ sự ủy thác cao hơn dành cho thực hành của hành động.
Quyền lực và sự thống trị nằm trong thiên nhiên vật chất
và vì vậy trong cộng đồng của con người lịch sử chúng không bao giờ trùng nhau:
đây là sự khủng hoảng không bao giờ giải quyết nổi của chính quyền và sự thống
trị, là một vết thương vô phương cứu chữa.
Khi văn bản nói về vị vua, về basiles, radzsa của sự
nhập định, cần hiểu là nói về vị vua của sự thống trị chứ không nói về sự biểu
hiện cũng như nhân vật nhân cách hóa của quyền lực trần thế. Nói về tinh thần của
vua. Tinh thần của vua không mang gốc rễ vật chất.
Con người ban đầu sinh ra từ các bậc sinh thành hữu hạn: đây
là con người thiên nhiên; khi con người tái sinh, chỉ sinh ra từ Cha theo luật
của Bảy Trinh Nữ. Sự sinh ra mang tính vật chất cùng lắm mang lại quyền lực,
nhưng tính chất vua chúa đích thực: không ngự trị trên quốc gia và dân tộc, mà
trên cả thiên nhiên và thế gian.
Đây là điều trước hết cần phải hiểu. Giờ đây có thể nói đến
khái niệm bí ẩn Bảy Trinh Nữ.
Số bảy là con số trinh nguyên. Số của Athene Parthenos,
Athene Trinh nữ là số bảy. Là bảy nữ thần của Erekhtheion ở Akropolis. Số
của Sophia phái Ngộ đạo (gnostikus) cũng là bảy. Tên Palestin của Sophia
là Hohma và số của nàng cũng là bảy. Athene, Sophia, Hohma,
Trinh nữ Thế gian - Kore Kosmou - không sinh ra từ mẹ. Sự ra đời theo định luật Bảy
không phải sự ra đời từ mẹ; Pallas Athene vọt ra từ đầu cha, thần Zeus. Nữ thần
được phôi thai từ tư tưởng, và bước vào thế gian như tư tưởng.
Một chương trong kinh Kabbala có nói đến ý nghĩa tâm linh của
bảy chân đựng nến. Tất cả các cây nến tượng trưng cho mỗi một cái Tôi của con
người. Cây nến đầu tiên bên phải là thân xác vật chất nặng nề; cây nến thứ hai
(được gọi là) thân xác thần kinh; cây nến thứ ba là nguyên tố cổ có trong thân
xác, sự vô thức. Từ bên trái cây nến đầu tiên là thân xác khí, cây nến thứ hai
là linh hồn, cây nến thứ ba là tinh thần. Ở giữa, đứng giữa hai nhóm ba là cái
Tôi thượng đế, tia lửa của Thần, Ngọn lửa bất tử.
Kinh Kabbala nói: sáu cái Tôi ai cũng có. Nhưng cái thứ bảy,
tia lửa của thượng đế bất tử không phải trong ai cũng cháy. Và trong kẻ tia lửa
này cháy cũng chỉ lập lòe, ở tận sâu thẳm của con người, chỉ leo lét. Sự nhập định
theo thứ tự tước đi từng cái Tôi của con người và khêu gợi tia lửa từ sâu thẳm
biến thành ngọn lửa.
Nó giải phóng ngọn lửa nhỏ từ bản chất của Tạo hóa, con số bảy.
Đấy là cây nến thứ bảy đứng giữa, hình ảnh tượng trưng của bản chất chân chính
của con người. Khi con người sinh ra từ luật thứ bảy ngọn nến thứ bảy được khêu
cháy.
2. Bảy vị thông thái của Hy Lạp cổ, từ csiradzsivi của
Iran, từ sapta risi của Hindu và từ truyền thống có nhiều nhóm thông
thái bảy quen thuộc, mà hình ảnh tượng trưng của nó trên trời sao là bảy ngôi
sao và bảy hành tinh của chòm Bắc Đẩu, mang ý nghĩa bảy nơi ở của các nhân vật
không tồn tại thời lịch sử.
Bảy vị thông thái là chức vị con người một ai đấy đạt được
khi sức lực, ánh sáng, bản chất linh thiêng của thực thể người đã nâng cao vượt
hơn hẳn mức độ của người thường, là kẻ đã bùng cháy trong nó ngọn nến thứ bảy.
Đấy là thực thể đã tái sinh theo định luật của bảy, là kẻ ngôi sao sâu thẳm nhất,
rạng rỡ nhất của con người đã bùng cháy giữa những cái Tôi vật chất, thiên
nhiên, khí và những cái Tôi khác.
Bảy không có nghĩa là ngẫu nhiên có bảy vị thông thái tồn tại,
không phải là con số tự tìm ra, bởi vì số bảy đối với kẻ chưa nhập định cũng là
một cái gì đó, giống như ba và mười, mang ý nghĩa tượng trưng. Trong truyền thống
Hy Lạp dưới cái tên bảy vị thông thái có mười-mười hai nhân vật cổ được biết đến.
Theo truyền thống Ấn độ từng có bảy tổ chức, như thượng nghị viện, trong hàng
thế kỷ từng đứng trên cả các nhà nước và các quốc gia, như một hội đồng cao nhất.
Các Risi cứ mười hai năm một lần họp nhau lại và đưa ra các quyết định.
Gắn với bảy nhà thông thái trong thời cổ chỉ có nghĩa như
sau: như đạt tới một mức độ nhập định cao nào đó. Ở Ấn độ có thời gắn với Hội đồng
Thiêng là bảy mươi brahman, và thành viên hội đồng chỉ có thể là kẻ đã nhập
định, kẻ phải trải qua một kỳ thi gắt gao. Theo một ghi chép người ta chỉ chọn
người đàn ông trên bảy mươi tuổi vào hội đồng, người đó trước tiên phải chứng
minh sức mạnh đàn ông của mình.
Nếu đứa con sinh ra từ trinh nữ nhà thờ, người ta đặt nó vào
một cái sọt và thả xuống sông. Người ta chú ý đến số phận cái sọt: nếu nước đẩy
nó về phía nhà thờ, đứa trẻ sẽ nhận một sự giáo dục đặc biệt và nó được nhập định
một cách bí mật nhất. Còn nếu cái sọt trôi sang bên kia bờ sông, đứa trẻ sẽ
thành một kẻ trong đẳng cấp thấp (chandala). Ở Ai cập câu chuyện về Mozes cũng
chứng minh phong tục giống như vậy.
Trở thành một trong bảy nhà thông thái có nghĩa là đạt tới mức
độ thứ bảy của sự nhập định. Đây là điều mà nhóm Pitago gọi là sự”hoàn thành bổn
phận”. Đây là epiphania, sự hoàn thành bổn phận của các sức mạnh thần
thánh. Ở mức độ này cần hiểu điều này: con người không mệt nhọc trong sự thực
hiện cái Tôi cá nhân: trong sự ưu tư đắm chìm, trong các thực hành khổ hạnh,
trong thiền định, mà nhập định từ hoạt động nhập vào lịch sử và sự sống của
nhân loại.
Bảy nhà thông thái là con người ”vũ trụ”, con người tham dự
vào sự sáng tạo thế gian, như kinh Veda nói”trong sự thêu dệt nên thế gian”. Họ
đưa ra lời khuyên cho vua và nhà nước, như ở Ấn độ, Iran, Judea, Ai cập. Sáng tạo
ra nhiều bộ luật cho các thành phố và các nhà nước mới, như ở Hy Lạp, ở Solo và
Bias. Trong các trường hợp nhất định bên cạnh sự thống trị họ còn lĩnh lấy cả
quyền lực, như Phereküdés.
Trường học của Pitago không là gì khác ngoài việc nâng
các học trò lên mức thứ bảy của sự nhập định: để thực hiện các khả năng của con
người phổ quát được giải tỏa trong việc chữa bệnh, trong khoa học, trong xã hội,
trong thi ca, trong âm nhạc, trong tôn giáo và trong sự điều khiển nhà nước.
Trong Đại - Hy Lạp những người theo nhóm Pitago muốn thành lập
một thượng nghị viện - bảy nhà thông thái như thế, một hội đồng tinh thần phổ
quát đứng trên các nhà nước, các dân tộc, các chủng loài, các tôn giáo, là một
tổ chức theo một ghi chép Hindu, không bị ràng buộc bởi bất kỳ ràng buộc trần
thế nào, và như vậy có thể giải quyết các sự vụ của nhân loại một cách tự do và
khách quan.
Theo dấu vết của Pitago, Platon cũng muốn đào tạo một loại
người cai trị mang tính chất con người phổ quát: một nhà vua triết gia, kẻ
không là ai khác ngoài bảy vị thông thái thời cổ: là tinh thần và là cái đầu của
nhân loại.
Ở Ai Cập ký hiệu của số bảy là cái đầu người. Trinh nữ Athene
vọt ra từ đầu thần Zeus.
Mức độ nhập định mà thời cổ gọi là sự hoàn thành bổn phận,
khi tiếp cận con người chỉ có thể hiểu nếu ta hiểu rằng, bằng khả năng nhập định,
sau sự sinh ra trong tri thức - noera genesis - linh hồn con người cuối cùng
đã thành tĩnh lặng và vĩnh cửu. Quay trở về với cội nguồn: với Tạo hóa. Con người
từ bỏ sự sống vật chất, rút vào chờ đợi một cách bình thản, lặng lẽ, và khi thời
gian của nó đến, nó trút bỏ thân xác vật chất nặng nề, để có thể giải thoát.
Đây là sự cô độc bình yên kiên nhẫn, tránh xa những đông đúc hỗn loạn và nhu cầu
- luân hồi và anake - tránh xa số phận chìm nổi cá nhân và chung của
nhân loại, đây là tiền sảng của trạng thái hạnh phúc đã tinh thần hóa.
Và khi một kẻ nào đó được gọi đi từ niềm hạnh phúc yên bình
đơn độc, và được yêu cầu quay trở lại trần thế, điều này không thể so sánh với
nghề nghiệp của một con người, kẻ mệt mỏi đờ đẫn trong bản năng tăm tối của
thiên nhiên vật chất, trong dục vọng cá nhân, trong đam mê rối loạn, trong sự bận
rộn, trong các hạn chế, trong sự nghèo nàn tinh thần, trong những đám mây mờ ảo
của linh hồn nông nổi và bẩn thỉu. Với một thực thể như thế quyền lực thật quyến
rũ và ngọt ngào. Bởi vì càng quyền thế, càng có thể thỏa mãn nhiều hơn các đam
mê, các bản năng các dục vọng. Con người này đi từ dưới lên và đạt tới quyền lực
như vậy.
Những kẻ đã nhập định đi từ trên xuống. Quyền lực không quyến
rũ kẻ đã nhập định. Kẻ nào đã thắng được sự thống trị, với kẻ đó quyền lực là
gánh nặng. Họ không vui lòng từ bỏ sự đơn độc yên bình. Họ không sẵn lòng quay
trở lại thế gian của hỗn loạn và nhu cầu. Nhưng khi quay trở lại, họ gánh lấy
quyền lực, bởi điều khiển nhân loại sống trong thiên nhiên vật chất chỉ có thể
bằng sức mạnh của quyền lực, họ hoàn thành sứ mệnh từ ý thức trách nhiệm và
nghĩa vụ hướng về nhân loại.
Sự thực hành quyền lực ở họ không là đam mê, không là giấc mộng
và mục đích công danh, mà: là nghĩa vụ nghi lễ. Truyền thống Hindu gọi là karma. Một
dạng chuộc tội mang tính tôn giáo. Không với con người mà với Thượng đế. Con
người sau khi thoát khỏi số phận, một lần nữa nhận lấy nó một cách có ý thức. Một
cách thận trọng, từ xa, từ quan điểm kết án một cách thản nhiên và hành động.
Không có sự thiên vị. Không có tốt-xấu cá nhân, dân tộc, giống loài.
Chỉ một nỗ lực duy nhất: Đấng Hóa công sẽ làm gì trong
vị trí của nó. Nó làm điều đó. Nếu dân chúng không hài lòng, hoặc nó nhún vai rồi
bỏ đi, hoặc nói như sau: cần phải làm như thế, không có sự khoan nhượng, cần phải
làm đến cùng. Tinh thần của những kẻ lập pháp thời cổ: Menes Ai Cập, Manu Hindu, Minos Kréta, Chamuragga Babilon Hoàng
đế Trung Quốc như thế, như thể các bóng ma đến từ bầu thiên hà, họ không
nhìn thấy gì hết, không muốn thấy mà chỉ muốn sự thật.
Đấy là tinh thần của luật pháp - thứ không nhân loại, không cắt
rời, không mềm yếu. Mà còn cao hơn nữa. Nhà thông thái đã đi xa, nhưng nếu quay
trở lại đời sống một lần nữa, tự gánh phần như một nạn nhân, nhưng cùng lúc
cũng gánh chịu hậu quả một cách hoàn hảo, không bỏ sót, không sai lầm, giống
như con người tuyệt đối: homo aeternus.
3. Để hiểu tác phẩm vĩ đại của sự nhập định không gì bằng ví dụ
về bảy nhà thông thái. Sự nhập định trong đời sống con người mang ý nghĩa quyết
định duy nhất. Là tác phẩm lớn, những kẻ giả kim gọi là magnum opus, còn
có tên là sự tạo dựng con người tinh thần, một phức tạp bất tử, lâu dài, khó
khăn và thượng đẳng. Sự nỗ lực tương tự điều này nhân loại thời lịch sử chưa biết
đến.
Bản chất thực sự của con người, nói theo ngôn ngữ của những kẻ
giả kim, vứt vào lò nung chảy: sống - chết, bằng những quyết định không rút lại -
để - một lần nữa bằng ngôn ngữ giả kim - vàng chảy ra từ nó. Vàng không là gì khác
ngoài tia lửa bất tử, Ngọn Lửa thứ bảy, cái Tôi thần thánh. Không kể, công việc
này duy trì hàng tháng hay hàng năm trời, cần từ bỏ, cần đặt bản thân hoàn toàn
dưới sự dẫn dắt của người thày nhập định, cần tách rời khỏi gia đình, cần duy
trì tiếp sự mặc tưởng khổ sở và nguy hiểm, cần cố gắng đến một mục đích duy nhất
và chỉ được phép nhìn thấy một mục đích mà thôi.
Giống như từ các lĩnh vực của truyền thống, ở đây cũng cần hiểu
ý nghĩa tượng trưng của lời giải thích. Toàn bộ các hình ảnh tượng trưng không
thể tìm thấy trong một truyền thống duy nhất. Trong thời cổ mọi bằng chứng cho
thấy ở Ấn độ, Trung Quốc, Ai Cập, thậm chí ở Peru, Yucatan và Mexico từng có đầy
đủ một tri thức hoàn chỉnh.
Các kiến thức của các vị thần hộ mệnh truyền thống ở Ai
Cập chắc chắn có nhiều hơn các kiến thức phổ quát trên nền tảng sự dẫn nhập về
thời cổ. Việc giảng dạy về truyền thống trong thời nay giống như những cái
khác, đều chỉ là vỏ bên ngoài. Muốn có một hình ảnh tổng thể toàn diện chỉ bằng
cách thu thập các nguyên tố của sự thống nhất thời cổ của nhiều dân tộc, tôn
giáo. Và ở đây luôn luôn có sự đe dọa là con người phân tích, hiểu một cách sai
lầm về những phần nào đấy, làm méo mó hoặc giải nghĩa sai chệch.
Có một sự việc chắc chắn: Dưới cái tên bảy nhà thông thái ẩn
dấu bảy mức độ nhập định. Và bảy mức độ còn có nghĩa bảy lần xa rời linh hồn Thần
của linh hồn con người sống trong thiên nhiên vật chất. Đây là sự cắt nghĩa về
bảy cây nến Kabbala: buổi ban đầu Thượng đế tạo ra linh hồn con người, ra tia lửa
bất tử, ra cái Tôi vĩnh cửu. Tất cả cái mà con người mang trên nó, chỉ là tấm
chăn phủ của cái Tôi, hoặc là tia chiếu, là sự mờ mịt, tính chất bị vật chất
hóa của nó.
Sau khi ra khỏi đời sống, những tấm chăn này tan ra, các tia
chiếu tắt. Trong quá trình ngụp lặn ở thế giới bên kia từ từ các lớp vỏ rơi khỏi
thực thể người, bởi tất cả đều hữu hạn: chỉ cái Tôi vĩnh cửu quay trở lại với Tạo
hóa. Khi kẻ học trò đi trên con đường nhập định, gần như nó cũng cần đi lên các
bậc thang như linh hồn sau cái chết. Đây là sự nguy hiểm vô biên của sự nhập định,
rằng con người chỉ có thể hồi sinh nếu trước đấy, chết. Cần phải bước qua ngưỡng
cửa của cái chết, và cần phải chịu đựng sự chết.
Ở Ai cập cái chết nghi lễ mang một ngoại hình đáng sợ. Sau sự
chuẩn bị cần thiết người ta khóa người học trò vào nhà mồ và tác động một cách
nhân tạo để người học trò trải qua việc bước qua ngưỡng. Huyền bí Mithras và
Eleusis là một hình dạng mờ nhạt của sự nhập định thời cổ.
Tia sáng đầu tiên của tia lửa bất tử là tinh thần, tia sáng
thứ hai là linh hồn. Tinh thần và linh hồn cùng tia lửa sống cùng nhau trong lớp
chăn phủ cơ thể khí. Đây là cơ thể khí mà con người bước ra khỏi trong khoảnh
khắc chết đi và bắt đầu dấn thân vào thế giới vô hình.
Kẻ nhập định cần nhận biết riêng rẽ tính chất của tinh thần,
tính chất của linh hồn và tính chất của cơ thể khí. Cần nhận biết riêng rẽ về
chúng, như Veda nói: không phải cái này, không phải cái này. Cần phải học để đừng
nhầm lẫn tinh thần với bản chất thật của linh hồn, và đừng nhầm lẫn đồng nhất
chúng (adhjasa).
Không phải cái này, không phải cái này- chỉ có nghĩa như sau:
cái Tôi thật sự của tôi không phải cái này. Cái Tôi thật sự vượt qua các chất
lượng, hình dáng, là thứ không nắm bắt được, không thể hiểu được, vô hình.
Nhưng đấy là ai, kẻ nào là hiện thực chân chính để so với nó tất cả chỉ
là maja - phép thuật, ảo vọng, các lớp vỏ, các lớp chăn phủ.
Từ đời sống trần thế có vẻ như cái Tôi thật sự này xa vời nhất?
Tại sao? Bởi vì sự sống trần thế là phép thuật và đời sống trần gian chỉ là một
giả tưởng (adhjasa). Con người trần thế đồng nhất chính nó, bởi sự bắt buộc và
bởi các nhu cầu (anake), nó đồng nhất chính nó với thân xác vật chất nặng nề, với
thiên nhiên, với thân xác thần kinh, với ký ức vô thức, với thân xác khí, với
linh hồn, với tinh thần. Cho dù tất cả những điều này chỉ là gánh nặng. Kẻ nhập
định cần nhận biết tất cả những sự nhầm lẫn này. Cần phải hiểu, cái Tôi thật sự
gần nhất. Cái Tôi thật sự chính là nó.
Nhận thức không phải là một hoạt động bình thản, phi cá nhân,
vô lợi ích, mang tính chất lý thuyết hay quan điểm, mà là sự nỗ lực ở mức độ
cao nhất của toàn bộ sức mạnh. Mọi tầng, lớp, mọi chăn phủ, và trên ngưỡng của
của mọi cái Tôi đều có một sự bảo vệ. Sự bảo vệ này là Daimon. Daimon là
thần hộ mệnh.
Các vị thần hộ mệnh theo truyền thống cổ được lấy tên từ các
tinh tú. Không ngẫu nhiên. Con người từ bảy tầng rơi chìm xuống sự sống vật chất,
và cần thanh lọc bảy vòng để quay trở lại. Bảy vòng này trong vũ trụ cần phù hợp
với bảy vòng của các tinh tú. Chiêm tinh học nằm trên nền tảng này. Nhưng vũ trụ
và linh hồn con người không tách riêng biệt.
Sự tạo dựng vũ trụ xảy ra trong tim con người - một văn
bản Hermes nói vậy. Mặt Trăng là thân thể vật lý (phüsikon) Merkus (sao Thủy)
là tri thức và sự phát minh (hermeneutikon) Vệ nữ là thân thể của linh hồn (epithümetikon)
mà người Hindu gọi là prana, Mặt trời là sự nhận thức (aisthétikon) Mars
(sao Hỏa) là sức mạnh đời sống (thümikon) Jupiter (sao Mộc) là sự hành động
(praktikon) Saturnus (sao Thổ) là tư duy và quan điểm (theoretikon, logistikon)
Việc thanh toán, việc nhận thức và tinh thần hóa ba tầng đầu
tiên: thân xác nặng nề, thân xác thần kinh và cái vô thức là những nhiệm vụ dễ.
Ba tầng này lỏng lẻo, giống như áo quần, gắn với sự sống trần thế, và cái chết
sẽ làm tan nó ra từ con người. Nhưng việc thanh toán nó cũng không dễ dàng.
Người thày cần sự cẩn trọng và chú ý vô bờ bến để có thể
theo rõi đường đi của người học trò. Mọi bước đi cần phân tích, bằng giải mã giấc
mộng phòng ngừa trước. Con người như khi sống trên trần thế, chỉ là prima
materia. Đây là con người tự nhiên với những nguyên tử hỗn loạn trộn lẫn trong
nó.
Bản thân người thày cũng không biết có gì ẩn dấu trong nó.
Còn người học trò đợi nhập định tất nhiên biết càng ít hơn. Nhưng thời cổ đã
tìm ra một phương pháp không thể đánh lừa để tìm ra bí mật của bản chất ban đầu
của con người. Phương pháp này là sự liên quan giữa các khả năng con người và
các tinh tú. Nền tảng của sự liên quan này là số bảy.
Đây là bảy cây nến của Kabbala, bảy lần đường mà con người cần
tiến hành để biến thành vật chất nặng nề, và là cái cần làm nếu muốn quay trở lại
cội nguồn. Chiêm tinh học chỉ ra con đường linh hồn con người đi. Nếu người
thày tìm ra con đường này, sẽ có thể nói người học trò cần đi con đường nào để
quay ngược lại. Nhưng cũng nói cả điều, ở đâu, sẽ gặp thần hộ mệnh nào, ở đâu, cần
giao chiến trận đấu nào, cần vượt qua những vực sâu nào.
Chiêm tinh học không đơn thuần chỉ là cá tính học như có thể
tin từ tâm lý học hiện đại. Nhân chủng học vũ trụ- trong kích thước khoa học tự
nhiên, hay cho dù là khoa học tinh thần đi nữa hoàn toàn vô nghĩa và không thể
đạt tới. Chỉ trong mối quan hệ lớn nhất và sâu sắc nhất mới hiểu nổi và không
thể thiếu được.
Kẻ nhập định cần làm quen với các daimon của mình để có thể
chống trả lại chúng. Cuộc chiến đấu này các huyền thoại nói đến nhiều, và bằng
những hoang đường bên ngoài thêu dệt truyền thống. Các huyền thoại thời cổ đầy
rẫy các văn bản nói về cuộc chiến giữa linh hồn và daimon.
Nhưng cuộc chiến này không hề mang tính hội họa, văn học hay
sân khấu hấp dẫn. Daimon, như ở Ấn độ người ta thường nói, là thiên thần nghiệp
của linh hồn, ngăn không cho linh hồn quay lại. Thần hộ mệnh của số phận bắt
con người phải sống đời sống theo lệnh của nó. Và nếu ai muốn bỏ trốn, nó trả
thù. Huyền thoại đầy rẫy các daimon trả thù.
Cuộc chiến hoàn toàn bên trong, hoàn toàn vô hình và
hoàn toàn trải qua từ kỹ thuật phép thuật của sự nhập định. Bản thân các kỹ thuật
này dễ gọi tên. Rất dễ, bởi nơi nào trong số phận của mình con người gặp khó
khăn, trong mọi trường hợp chỉ duy nhất một thứ cứu được. Duy nhất một thứ: Lời.
Logos. Logos hãm phanh daimon. Nó rút lui và buông thả khi Lời vang lên. Nếu
người học trò nhận ra và đặt tên cho daimon, sẽ thành nô lệ của nó.
Sự nỗ lực một giây lát cũng không hề nhìn thấy. Nó tiếp diễn
bên trong, người thày và học trò không ai nhìn thấy và không ai biết gì hết. Sự thể hiện quá trình quay vào bên trong, cái nhìn bên trong và sự nhạy cảm là tri
thức đầu tiên đánh dấu sự nhập định.
Người học trò trước hết cần học: cái gì là cái nhìn ra ngoài
phủ mất thế giới của Thần; đây là katabazis, là sự từ bỏ thế giới vật chất
nặng nề thông qua bảy vòng vũ trụ, cho đến khi nó xuống đến đất, vòng tăm tối
nhất, nặng nề nhất và bên ngoài nhất, đi vào vật chất, vào sự tăm tối bên
ngoài. Đây là sự thất bại, là sự lao xuống.
Cái nhìn ra bên ngoài này trái ngược với con đường Thần của
con người, là nhãn quan thứ yếu, hỗn loạn. Chừng nào con người không biết nhìn
vào bên trong, anabazis, con đường đi xuống chưa mở ra, nó không thể
bước tới.Chừng nào nó chưa biết giải thoát khỏi sự tăm tối.
Một trong những thứ nguy hiểm nhất của các nhầm lẫn (adhjasa)
là tưởng nhãn quan bên ngoài là nguyên thủy và tưởng sự tăm tối của thiên nhiên
vật chất là sự sáng sủa. Con người đui mù trong những cái bên ngoài đến mức nó
không nhìn thấy cái gì ở bên trong hết. Bước đầu tiên của người học trò là lấy
lại cái nhìn nguyên thủy. Trước khi sự nhập định bắt đầu, người học trò bằng
câu nói của Horus quay sang người thày, Hermes Trismegistos như sau: "Con
đến, để tìm những đôi mắt của con.”
4. Truyền thống Hermes gọi bảy vòng tinh tú là bảy hơi thở của Tạo
Hóa (hepta epithümata). Con người biết, bảy hơi thở không là gì khác ngoài là bảy
nốt nhạc, bảy màu của cầu vồng, bảy bước của sự nhập định, không khó khăn gì để
hiểu bảy mức độ huyền bí của Mithras trong mối quan hệ này.
Những điều bên ngoài của phép huyền bí Mithras đáng kể, đáng
ngạc nhiên như các quá trình nghi lễ của nhập định Ai Cập. Bảy cái hang mở ra nối
tiếp nhau tượng trưng cho bảy mức độ. Con đường mở vào bên trong- ngược với
hướng thế giới bên ngoài: từ sự tăm tối bên ngoài đi vào ánh sáng bên trong.
Mức độ đầu tiên nhấc người học trò từ đất và nâng cao nó lên
trong không khí. Đây là bước đầu tiên của niềm cảm hứng ekstazis- Ekstazis có
nghĩa là: sự mở rộng ra của ý thức. Trạng thái ở ngoài bản thân, hay còn gọi là
bước rút ra khỏi cái Tôi vật chất.
Mức độ thứ hai là sự chuyển dời từ không khí vào vòng quay của
các tinh tú. Bước thứ ba, người học trò bước ra khỏi vòng của các tinh tú và đến
Sao Bắc Cực. Bước thứ tư do Mặt Trời chỉ lối. Mặt trời là sự sáng sủa của trời.
Ở bước thứ năm con người gặp các Trinh nữ - Số Phận đợi đạt đến sự nhập định.
Đây là các daimon và moira trong hình dáng đàn bà, ở đây
người ta tìm thấy nhiều liên quan họ hàng với Athene, Parthenos, Sophia, Hohma,
Trinh nữ Thần.
Ở mức độ thứ sáu linh hồn con người gặp thần hộ mệnh của
sao Bắc Cực. Mức độ thứ bảy là mức độ cao nhất của niềm hứng khởi, ý thức hoàn
toàn nâng lên và nhập vào thế giới Thần: vào mức độ siêu nhiên của thế giới cao
hơn từ sao Bắc Cực. Thần Mithras hiện ra và nhận lấy linh hồn con người quay trở
lại. Đấy là sự cứu rỗi.
Bảy bước của phép huyền bí Mithras gần như đồng nhất với bảy
cấp độ chiêm niệm Bonaventura thời trung cổ và bảy cấp độ vasistha của
yoga Ấn độ cổ, nhưng cũng đồng nhất với bảy lĩnh vực vũ trụ của Jamblikhos và
bảy đẳng cấp của sự sống.
Về mức độ đầu tiên không có gì để nói. Đây là thế gian vật chất
và trần tục. Cái mà linh hồn người nhìn thấy và kinh nghiệm, và cái mà trong đời
sống tự nhiên nặng nề ai cũng tự nguyện tin rằng đấy là hiện thực duy nhất, chính là thế giới của các giác quan: các sự vật, các sự việc, thiên hình
vạn trạng thể hiện vật chất, có thể thấy bằng mắt, nghe bằng tai, sờ bằng tay.
Mức độ thứ hai sâu hơn. Đây là góc độ tinh thần. Là cái nhìn
trí thức. Con người bằng tri thức nhìn thấy mối quan hệ và sự liên quan của các
sự vật, sự việc, các hiện tượng giác quan. Khi nó xác định sự giống nhau và
khác nhau, lúc đó không bằng các giác quan nữa, mà bằng tư duy tri thức. Tính
chất quy luật và sự bất thường của sự vật cũng do tri thức nhận ra. Đây là bậc
thang logic, là bậc thang của tư duy tri thức.
Mọi con người, những kẻ không hoàn toàn sống đui mù trong sự
tăm tối bên ngoài, đều đạt tới cấp độ thứ hai. Những người suy nghĩ tỉnh táo đều
nhận ra mối quan hệ, sự giống nhau, sự khác biệt, và tính quy luật của sự vật,
sự việc.
Nhưng đạt đến mức độ thứ ba đã hiếm hoi phi tỷ lệ. Ở đây
không phải tri thức thấy nữa mà là cảm giác bên trong. Tiếng Sanskrit gọi
là: manas. Guenon dịch từ này ra là sens interne. Nhãn quan bên trong
bắt đầu từ cấp độ này. Khi Horus nói: tôi đến để tìm những đôi mắt của tôi -
là bắt đầu tìm ở đây.
Cảm giác bên trong thật nhầm lẫn khi đặt tên nó là tâm lý.
Manas không chỉ thấy mà còn sản sinh ra thường xuyên các hình ảnh. Cũng như các
giác quan không chỉ là nhãn quan bên ngoài, mà còn là ảo ảnh vật chất nữa; tri
thức không là gì khác ngoài sự sản sinh ra của các mối quan hệ và sự liên kết
nhận thức.
Cũng có lúc - thường xuyên - ở nơi có hình ảnh, sự liên kết nhận
thức, nhưng tuyệt đối không thấy sự vật đâu. Từ manas (cảm giác bên trong) tràn
ngập các hình ảnh, như thể nó là trung tâm thường xuyên của giấc mộng và sự tưởng
tượng, và từ đây là các ảo ảnh không thể hiểu được, không thể nắm bắt được, như
từ một nguồn tuôn chảy không thể dừng.
Nhãn quan từ cấp độ đầu tiên khó tin tưởng nhất. Di sản của
các nhà tư tưởng châu Âu cho thấy nhãn quan của các giác quan không mấy gần gũi
so với hiện thực. Đây là sự phù phép rành rành của thế giới vật chất, cái mà từ
đó không có gì đúng.
Mức độ thứ hai đã hiện thực hơn một chút. Tựa hồ như một cái
gì đó bắt đầu le lói: sự hợp nhất, dự cảm của một viễn cảnh tinh thần trong sạch
xuất hiện trong lối tư duy có tri thức. Nhưng bộ não của con người vẫn run rẩy.
Mức độ thứ ba càng hiện thực hơn nữa. Những hình ảnh vô nghĩa và phi lý đối với
óc tỉnh táo, và các giác quan là chủ nhân thực chất của số phận con người. Bởi
vì quyền lực thật sự từ con người không phải của thế giới hình ảnh giác quan,
không phải của tri thức, mà là của thế giới hình ảnh bên trong.
Trong thế giới của manas những sự nhầm lẫn khủng
khiếp đã xảy ra. Ở đây là những nhân tố phi tư duy, chỉ là các hình dạng như
trong mơ, khôn lường, siêu nhiên, đồng nhất và biến đổi, những thứ mà cái
Tôi của con người liên tục đồng nhất với chính nó. Những hình ảnh của ký ức tồn
tại ở đây, không chỉ trong đời sống cá nhân con người, mà cả những kỷ niệm thu
thập chung trong đời sống nhân loại.
Các tình cảm hình thành ở đây chính dưới tác động của những
quyến rũ thất thường và các mối ác cảm. Đây là các hình ảnh, các tình cảm, các
bản năng, sự đồng hóa, sự nhầm lẫn dẫn dắt con người vào số phận.
Tính hiện thực của vòng manas không thể so sánh với
vòng của các giác quan hay của trí óc đi chăng nữa. Nó đúng hơn, như giấc mộng
đúng hơn lúc tỉnh, như linh hồn đúng hơn so với thể xác. Các hình ảnh trong
vòng manas một mặt vẫn còn liên quan vật chất đi xuống, nhưng mặt khác đã mang
tính liên quan tinh thần đi lên.
Thiên nhiên vật chất trong manas chỉ là hệ thống của
các dấu hiệu để thể hiện và để hiểu chính mình. Còn cái Tôi bên trong lên án
các sự kiện của thiên nhiên vật chất. Bói toán, xem tương lai, ngoại cảm, dự
đoán tương lai là ở vòng này. Vòng giác quan hoàn toàn mang tính cá nhân; là sự
phụ thuộc của cái Tôi cá nhân hoàn toàn.
Vòng nhận thức đã bắt đầu phổ quát hơn. Vòng manas trở nên
ngày càng phổ quát hơn. Ý nghĩa của các hình ảnh bên trong đối với tất cả mọi
người đã chung hơn, tổng quát hơn, như hình ảnh của giấc mộng và của thế giới
tưởng tượng.
Còn huyền thoại lại càng đứng ở mức độ phổ quát cao hơn nữa.
Mức độ thứ tư này so với manas hiện thực hơn, sâu sắc hơn, sống động hơn.
Hiệu lực của thế giới huyền thoại không chỉ lan truyền trong cả nhân loại, mà
còn trong mọi thời gian và trong mọi mức độ của sự sống.
Giác quan không biết gì khác ngoài các đồ vật và các hiện tượng
của thế gian vật chất; trí óc không biết gì ngoài các liên hệ và tính quy luật
của tự nhiên; manas không biết gì khác ngoài những kỷ niệm chất nhặt trong đời
sống nhân loại và các kinh nghiệm lọc ra từ các kỷ niệm ấy.
Huyền thoại đã vượt qua nhân loại. Nhãn quan huyền bí đã biết
đến các con quỷ, các vị thần, các thiên thần, các quái vật, thế giới bên kia,
những người âm, các sinh linh chưa sinh ra. Huyền thoại sáng sủa bất tận, thông
thái hơn, tỉnh táo hơn, nhậy cảm hơn, so với các giác quan, trí óc hay cảm giác
bên trong.
Mức độ thứ năm là thế giới của các ý tưởng và hình ảnh ý tưởng.
Mối quan hệ của các ý tưởng với huyền thoại giống như nhận thức với kinh nghiệm
giác quan. Con người sống trong thiên nhiên vật chất tưởng rằng hiện thực duy
nhất là kinh nghiệm giác quan; và họ nhận thức điều này một cách trừu tượng.
Con người sống trong thiên nhiên vật chất bằng đường nọ - cách kia thu thập khái
niệm về ý tưởng và huyền thoại, họ cho rằng huyền thoại và ý tưởng cũng trừu tượng
nốt. Đây là một trong những ví dụ về sự nhầm lẫn điển hình cho con người sống
trong sự tối tăm bên ngoài.
Nhận thức không là gì khác ngoài việc nhận ra và thấu tỏ những
nguyên lý, những quy luật cơ bản của thế giới giác quan; ý tưởng không là gì
khác ngoài nhận thức những nguyên lý và quy luật cơ bản của thế giới hình ảnh
vũ trụ huyền thoại. Ý tưởng ngoài ra còn dẫn dắt cả thế giới hình ảnh vũ trụ
quay trở lại cội nguồn của nó. Các ý tưởng không phải là các huyền thoại nhợt
nhạt, như người ta thường ưa thích nói, mà huyền thoại là các ý tưởng đã tháo gỡ,
đậu xuống và đánh mất cường độ của chúng.
Huyền thoại vẫn còn mang tính chất hình ảnh trong cái
toàn bộ của nó. Nhưng trong ý tưởng, hình ảnh đã không còn; cái giống như thứ
còn mang tính hình ảnh, trong suốt pha lê là hình tượng. Ý tưởng theo quan điểm
này, là: hình tượng rạng rỡ. So với huyền thoại nó phổ quát hơn, tinh thần hóa
hơn, nguyên thủy hơn, cao hơn và sáng sủa hơn.
Mức độ tiếp theo, từ mức độ thứ sáu, tất cả những gì
linh hồn người từ năm bậc thang trước kinh nghiệm được trong trạng thái giải tỏa,
giờ chỉ nhìn thấy như một sự lơ lửng chậm rãi, từ tốn, với những đường nét lờ mờ,
rất ít tính chất hình ảnh, chỉ như hơi nước trắng bạc run rẩy, sáng hơn hẳn hiện
trên bầu trời xanh.
Trong vòng này mà người ta hay gọi là vòng thần bí hoặc tiền
sảng của tinh thần trong sạch, linh hồn người bằng cú sốc kinh ngạc nghiệm
ra sự tan vỡ của mọi nhận thức. Bởi vì nhận thức đã trải qua từng bậc thang, dù
khó khăn vẫn theo được. Nó hiểu được thế giới của manas, của huyền thoại, của ý
tưởng. Nhưng đến đây mọi nhận thức bất lực. Hoạt động song song cùng nhận thức
là quan điểm, đến đây cũng bất lực nốt.
Bởi vì các hình ảnh manas, huyền thoại,và ngay cả trong
thế giới của ý tưởng, linh hồn người cũng nhận thức ra và ghi giữ. Nhưng ở đây,
trong thế giới Thần, phi nhận thức, phi quan điểm, giữa lơ lửng phi vật chất, linh hồn đứng ngơ ngác: nó không thấy hình thức, tri thức, không hướng
xác định, không mục đích, chỉ thấy trong ánh sáng chói lòa, các thân thể ánh
sáng không đường nét, luôn thay đổi và rạng ngời chuyển động nhẹ nhàng và trong
suốt.
Ở cấp độ thứ bảy xảy ra điều này. Sự rạng ngời chiếu sáng phi
hình thức và phi nhận thức: Sự Tuyệt đối. Không thân thể, không hình dạng,
không chuyển động, bất biến, không nhìn thấu, không cái Tôi, chỉ một sự sống
không thể đo nổi từ các cấp độ đã trải, sâu sắc và thấu suốt hơn. Và linh hồn
càng tiến sâu vào càng nhẹ đi, càng cảm thấy mình gần nhà hơn, hạnh phúc hơn,
tươi tỉnh hơn, lặng lẽ hơn. Giờ đây sau cùng nó đã an bình. Trong thế giới Thần
nó đã có thể thở ra nhẹ nhõm: trong những tia sáng lơ lửng nó cảm thấy nhà của
nó gần hơn.
Giờ đây trong sự sống bất biến tuyệt đối, phi hình hài, vô bờ
bến, nó biết rằng nó đã cập bến. Giờ đây nó có thể thả nó ra. Và điều kinh ngạc:
nó không tan ra. Vòng tuyệt đối này là một sự sống sâu sắc đến mức không một tiêu cực nào tồn tại: không có sự tan ra, không có sự biến mất, không có
sự hấp thụ. Đây là vòng, nơi tất cả: Có. Đây là sự viên mãn của sự sống rạng
ngời, là an bình cân bằng của sự sống trong suốt. Đây là hiện thực tuyệt đối,
là cái có từ linh hồn, và là chính bản thân linh hồn.
5. Con đường của basileus và radzsa không phẳng
lặng, đơn giản hay oanh liệt như nền tảng cơ bản của các văn bản truyền thống
cho thấy. Bởi vì khi khái niệm hóa và để lại cho các thế hệ sau, văn bản không ghi chép lại tỷ mỉ con đường của nhà vua. Không thể;
Con đường của tất cả mọi người đều khác nhau - trong số phận
của mọi con người các nguy hiểm khác nhau đe dọa - các sức mạnh khác sống ở những
nơi khác với động lực khác - những cái bẫy bí ẩn gài ở những chỗ khác và những bức
tường ngăn cản dựng lên ở chỗ khác.
Chỉ kẻ hiểu con đường biết rằng: chủ thể có nghĩa là
con đường của linh hồn - không là gì khác ngoài chính bản thân linh hồn; khi
linh hồn tiến lên, nó tiến lên từ bản thân nó; ánh sáng soi rọi con đường là
ánh sáng tự thân của linh hồn; mục đích không là gì khác, ngoài là chính bản
thân linh hồn; và khi đạt đến, nó đã đạt đến chính nó.
Nhưng khó khăn lớn nhất không phải điều này.
Trong các vòng, trong các vương quốc ảnh hưởng trên con đường,
như giác quan, nhận thức, manas, huyền thoại, ý tưởng, trong các thế giới Thần,
linh hồn biến đổi, nhận lấy đặc tính và tính chất của các thế giới ấy. Con đường
không phải là một sự hành hương, nơi kẻ hành hương luôn luôn và ở khắp nơi cùng
là một cá nhân. Con đường là sự hóa thân (metamorfozis); và trong mọi vòng đều
chứa đựng một đe dọa là sự bất lực của linh hồn: linh hồn sau cùng biến đổi, mắc
kẹt và đứng lại.
"Dấu hiệu đầu tiên của sự đứt đoạn với thế giới giác quan - một
văn bản Hermes viết - là linh hồn biến thành quỷ". Trong thế giới vật chất,
nó biến thành vật chất, trong thế giới nhận thức biến thành nhận thức, trong thế
giới manas thành hình ảnh mộng, trong thế giới huyền thoại biến thành sinh linh
daimon. Nhưng đấy cũng vẫn chưa phải đe dọa lớn nhất.
Hiểm nguy lớn nhất, như thời trung cổ người ta vẫn từng biết,
"Mi đặt bao nhiêu bước chân về phía Thượng đế, quỷ Santan đặt bấy nhiêu bước
chân về phía mi.” Nói theo ngôn ngữ siêu hình học: Tất cả mọi bước chân trên
con đường dẫn tới ánh sáng đều trích dẫn thêm sự tối tăm sâu đậm hơn nữa.
Người học trò sắp nhập định không biết những đáng sợ này. Lời
dạy bảo không nói tới. Không thấy ghi chép ở đâu. Không ai nói đến bao giờ.
Cũng không thể nói ra, cũng không thể viết ra, cũng không thể dạy dỗ. Đây là
tri thức cá nhân của người thày dạy nhập định, bất truyền.
Người thày mang trên mình số phận của học trò, trải
qua, thấy thay học trò, chịu đựng, xua đuổi ma quỷ, giữ gìn và bảo vệ. Đấy là
điều mà truyền thống nói, người thày là Cha, và khi học trò tái sinh, một mình
từ Cha, trong tinh thần và trong linh hồn sinh ra một lần nữa.
Các văn bản viết về các mức độ, các tầng, hay về các đẳng cấp
và các vương quốc, không viết về con đường của người học trò chờ đợi nhập định,
mà chỉ tuyên bố ý nghĩa bảy màu sắc, bảy âm thanh, bảy ngày, bảy tinh tú, bảy
cây nến của thế gian.
Về, bảy bậc thang cần phải hiểu như thế nào, các văn bản
không nói đến. Con người lịch sử, khi có thể đạt tới một cách dễ dàng bảy năm
trung học, cảm thấy như bị lừa. Bảy mức độ ở Ấn độ phù hợp với bảy bậc thang
trên con đường dẫn ra khỏi cộng đồng người tự nhiên.
Mức độ đầu tiên: chủ gia đình (grihastha) người lập gia đình,
công dân, người làm việc trong cộng đồng; mức độ thứ hai là con người đã dâng
hiến đời sống cho quyền lợi của một mục đích nào đó (purohita); thứ ba, là kẻ
hãm phanh bản chất xác thịt của mình (fakir); thứ tư là người tín đồ rút vào rừng
(sannjasin); thứ năm là kẻ hành hương đã tặng lại tất cả tài sản, cắt đứt mọi
ràng buộc con người (nirvánis); thứ sáu là kẻ chiêm nghiệm trong bất động hoàn
hảo (yogin); thứ bảy là kẻ mà phái Pitago nhận biết như một kẻ đã hiện thực hóa
tinh thần của Thần, đã làm tròn bổn phận, trải qua epiphani, đây là brahmatma.
Phù hiệu của brahmatma là cây gậy tre bảy mấu: bảy
mấu là bảy mức độ của nhập định. Việc đạt tới từng mức độ là một nhiệm vụ lớn
riêng biệt. Nhưng tất cả mức độ cũng dừng lại trong bản thân nó. Đa đa số con
người không bao giờ sẽ và cũng không thể nào khác, ngoài grihastha; fakir sống
sót ít hơn là purohita; nirvanis còn ít hơn nữa so với sannjasin;
và brahmatma lại càng ít hơn nữa so với yogin.
Có như vậy, bởi vì người thày của sự nhập định từ chối phần lớn
học trò. ”Nếu trong kẻ nào khát vọng giải phóng thức tỉnh sớm hơn thời gian
của nó đến, - sách luật của Manu nói - và nó theo con đường đi lên, kết
quả sự cố gắng của nó sẽ là, lao xuống sâu hơn vào tăm tối.”
6. Trong đời chúng ta đạt được quá ít - Baader nói- bởi
vì chúng ta không thể nhân bản thân chúng ta lên lũy thừa bảy. Con người lịch sử,
đặc biệt trong thời hiện đại, nhất là khi sống trong sự vô thức về bản chất sự
sống của nó, mặc kệ bản thân, không thể hiểu nổi nghĩa là gì nếu một người nâng
bản thân mình lên đến lũy thừa bảy.
Tri thức vật chất trắng trợn thay thế tổ chức của sự nhập định.
Vật chất được hấp thụ không bao giờ có thể nâng lên cấp lũy thừa. Học tập là
quá trình bên ngoài, ở giữa các thế giới, là một thứ đọng sâu nhất, đậm đặc nhất,
nặng nề nhất; đây là sự tăm tối bên ngoài. Sự học tập không là gì khác ngoài một
dạng của sự mơ hồ.
Sự nhập định, khi được tiến hành trọn vẹn trên con đường của
các vị vua, nhập vào radzsa - yoga - khi theo định luật của Bảy Trinh nữ, giết
chết con người tự nhiên, và chuẩn bị cho sự tái sinh của con người tinh thần,
phi dạy dỗ, phi giáo dục, phi nuôi dưỡng.
Sự nhập định là sự dẫn dắt ngược trở lại của linh hồn con người
vào chính bản thân nó và vào trạng thái cổ: là sự thức tỉnh của ý thức thống trị,
tính chất vua chúa vốn có. Bảy mức độ là sự giải phóng của linh hồn con người
khỏi số phận hành tinh, khỏi vòng của bảy tinh tú; là sự chiến thắng bảy vị thần
của số phận, bảy daimon. Đây là sự ra đời của sinh linh cổ - ousiodes
genesis. Đây là lũy thừa bảy.
Là, con người nâng bản thân mình lên lũy thừa bảy có
nghĩa là lên trên bảy ngưỡng khủng hoảng, nhân lên bảy lần sức mạnh của
chính bản thân, sự sáng sủa, sự tỉnh táo, sự sống của mình; nó đi lên trên bảy
bậc thang, chính là bảy bậc thang nó đã tụt xuống khi rơi chìm vào thiên nhiên
vật chất.
Nó bảy lần làm bản thân mình tự do hơn, nâng lên bảy lần khả
năng của mình cho có hiệu quả hơn, phong phú hơn. Làm tinh thần của nó bảy lần
sáng sủa hơn, làm linh hồn bảy lần nhạy cảm hơn, làm nhận thức bảy lần sắc sảo
hơn, làm tình cảm bảy lần ấm áp hơn, làm trí tưởng tượng bảy lần phong phú hơn,
làm trực giác tâm linh bảy lần sâu sắc hơn.
Con đường của sự nhập định bởi vì thế nguy hiểm và khủng hoảng,
bởi vì cái xảy ra trong lúc nhập định, trong suốt một cách vô tận. Sự khó khăn ở
chỗ, nó đơn giản. Khủng hoảng ở chỗ con người đã đi quá xa bản tính cội nguồn.
Bởi vì cái nó cần thu thập được, không phải là một cái gì xa lạ và đặc biệt, mà
dễ hiểu, tự thân và tất nhiên.
Sự nhập định, như Sankara viết: "Linh hồn phát hiện ra ý
nghĩa của sự lầm lẫn trong u mê và nhận ra bản chất tự do và bất tử của chính bản
thân nó.” Điều dễ hiểu đơn giản, tất nhiên và tự thân, chính là không cần làm bất
kỳ cái gì: "Sự giải thoát không phải là kết quả của ngôn từ, của các tư tưởng
và sự hoạt động”. "Không phải đổi thay, lẫn hoạt động nói lên sự
giải thoát… sự giải thoát không đạt tới; sự tự do này trong bản chất thật sự của
cái Tôi chân chính của con người sống một cách hiên thực, có từ vĩnh cửu, chứ
không phải là một cái gì cần phải tranh đấu mới có.”
"Cái Tôi chân chính của con người không thể đặt dưới quan điểm,
đặt dưới hoạt động, đặt dưới sự thay thế - bởi vì lúc đó cái Tôi này trở thành đối
tượng của một cái gì đó, của một cái gọi là quan điểm, sự hoạt động, sự thay thế.
Cái Tôi chính là cá nhân tuyệt đối, là chủ thể không bao giờ có thể biến thành
sự vật.”
Nói theo ngôn ngữ của Sankara: Khi con người nhân bản thân
mình lên lũy thừa bảy, trong ảo ảnh của các hình ảnh, các giấc mộng, các ý tưởng,
các nhận thức, nó tưởng hoạt động này dẫn đến sự giải thoát. Không. Sự hoạt động
này hoàn toàn dẫn tới nơi khác. Dẫn đến sự phi hoạt động; đến sự tĩnh lặng; đến
sự tránh xa các biến đổi; đến phi nhận thức; đến việc chấm dứt các nỗ lực.
Sự giải thoát không phải là kết quả của thay thế, tư duy, thể
hiện sức mạnh, hoạt động, mà là sự nghiền ngẫm nhận ra mọi tư duy đều là nhà
tù, mọi tư tưởng đều là cạm bẫy, mọi nỗ lực đều là xiềng xích trên con đường giải
thoát. Tôi chỉ có thể giải thoát, nếu tôi từ bỏ mọi kích động, giác quan, nhận
thức, tư duy, sự tưởng tượng, trực giác, sự hoạt động từ chính bản thân tôi, bước
ra khỏi bảy vòng quay của bảy daimon, từ bỏ thế gian như mọi ảo vọng không có
thật, và điều chỉnh lại nhãn quan trực tiếp về hiện thực (saksatakara), là nhãn
quan cội nguồn của linh hồn con người.
Con người lịch sử không dấu nổi ngạc nhiên khi các ngôn từ của
ý nghĩa truyền thống cổ, các ngôn từ của sự nhập định, không ngoại lệ, đều là
những hình ảnh tượng trưng. Ý nghĩa của chúng liên quan đến một cái gì hoàn
toàn khác với cái tưởng rằng chúng nói đến, và chỉ ra một hướng khác so với cái
tưởng chúng chỉ ra, đưa ra dấu hiệu.
Ngôn ngữ tượng trưng này chỉ ra điều mà Sankara đã nói: sự
hoạt động, sự biến đổi, sự chuyển biến, sự hoàn hảo, sự tỉnh táo, về các bậc
thang, các mức độ. Tất cả đều mang ý nghĩa tượng trưng của ngôn từ. Thực ra chẳng
có gì xảy ra hết, chỉ linh hồn rơi vào u mê nhầm lẫn bản thân mình với những
hình ảnh được dựng lên về chính bản thân.
Giải thoát chỉ có ngần này ý nghĩa: không lẫn lộn nhầm
các hình ảnh, thậm chí chỉ có thế này: không ảo vọng. Giải thoát là ”nhận
thức ra ý nghĩa bến mê của linh hồn và nhận biết bản chất tự do, bất tử của
chính bản thân linh hồn nó”. Con đường của các vị vua, hodos basilike cũng
là cái mà huyền bí trung cổ gọi là via negativa. Đấy là metanoia,
là metathesis. Đây là mahajana. Đây là Đạo. Là CON ĐƯỜNG.
Nhưng đây là con đường ngăn ngừa các bước đi đến tất cả những con đường khác.
Con người cần bước lên bảy bậc thang, để đạt tới mức
không bước đi tới bất kỳ nơi nào nữa - và khi nó biết điều này, rằng không
cần phải đi đâu tiếp, nó cập bến và giải thoát. Con người cần nhân bản thân
mình lên bảy lần, đến chừng nào nó hiểu rằng cần từ bỏ tất cả mọi hoạt động - và
khi nó hiểu ra không có gì để làm nữa, nó giải thoát.
Csiradzsivi, sapta risi - chức vị tinh thần của bảy nhà
thông thái là sự giải thoát này. Người nào nâng bản thân lên lũy thừa bảy, đạt
đến nhiều thứ - đạt đến tất cả. Đạt đến sự giải thoát. Đạt đến tự do vĩnh viễn
là của nó, đạt đến sự bất tử vĩnh viễn là của nó. Đạt đến một cách sau đó nó
không cần sờ đến nữa, bởi nó biết điều này nằm trong nó, từng nằm trong nó và
là cái Tôi chân chính.
Mức độ nhập định của bảy nhà thông thái không phải là mục
đích cuối cùng của đời sống người. Con người được giải thoát biết rằng, nếu tự
do này nó chỉ giữ trong bản thân, để hưởng thụ, nó sẽ đánh mất, bởi nó sẽ rơi
vào sự cầm tù của tự do của nó. Bảy nhà thông thái lập pháp, cai trị, tư
duy. Đây là mức độ epiphania, khi con người bằng hành động thực hiện những
sức mạnh của Thượng đế. Như ở Ấn độ người ta thường nói: không bị ràng buộc bởi
liên hệ trần gian nào.
Một lần nó được giải thoát, nhưng giờ đây quay trở lại và cuộc
đời của nó là của nhân loại. Rơi vào giữa bảy nhà thông thái không mang ý nghĩa
là sự kết thúc của một số phận đời sống, mà có nghĩa là bắt đầu một hành động
chân chính.
27/2/2013Nguyễn Hồng Nhung dịchNguồn: Trích tiểu luận triết học Scientia Sacra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét