Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

Thơm ngát Linh Giang

Thơm ngát Linh Giang

Làng sinh ra nhiều võ tướng, văn nhân và người đẹp, tỏa đi 4 phương, làm rạng danh cho ngôi làng nhỏ có hình thù một con rồng đang cúi đầu uống nước Linh giang. Nhưng trong làng cái Nụ là đứa được Thánh Mẫu yêu quý nhất. Nụ không chỉ đẹp mà còn cực kì thông minh, chỉ học lỏm đã chữ nghĩa giỏi giang, nói ra thành vần điệu, dân làng truyền tụng lâu ngày thành ca dao.
Làng Linh Sơn vốn đã nổi tiếng trong cả nước từ lâu rồi, từ khi dòng Linh Giang còn rộng mênh mang, đôi bờ xa cách nhau tít tắp, người gọi đò gào to hết cỡ mà bờ bên kia chỉ nghe được một tiếng “Ơi” thoang thoảng như gió khẽ lật một sợi tóc mai của thiếu phụ ngủ trưa. Giờ chả hiểu làm sao sông gầy, mỏng, lúc thì đục như nước vũng trâu đầm, lúc thì trong như dòng nước mắt của thiếu nữ lúc đi lấy chồng. Ai nhắc đến làng Linh Sơn cũng trầm trồ về cây Đa ngàn tuổi mọc ở cổng làng. Thân đồ sộ, tán lá khổng lồ, trăm cái rễ to bằng bắp đùi cắm xuống đất, như cái nơm vĩ đại thì cũng chẳng đáng để nhắc tới. Những cây Đa to như thế cũng không hiếm trên đất nước này. Điểm đặc biệt của cây Đa làng Linh Sơn là ở gốc cây mọc ra một khúc gỗ nhọn hao hao hình dáng dương vật, đỏ chon chót, lúc gục đầu trầm tư, lúc ngẩng cao đầu bất khuất. Mấy cô gái trẻ đi qua liếc trộm rồi đỏ ửng hai má, ù té chạy. Bọn đàn ông thì khoái trí trèo lên, tụt quần, so chim mình với nó. Mấy bà góa chồng mắt lim dim, ngắm chán rồi thở dài sườn sượt rồi thì… mơ những gì có trời biết. Cả tháng nay, các bô lão họp dưới gốc đa, bàn chuyện tổ chức Hội “Nõ – Nường” vào
Rằm tháng Giêng tới. Cụ Kim cao niên nhất mở lời:
– Làng ta mở hội này đã hơn 300 năm. Tục lệ theo nếp xưa mà làm. Cái khó nhất là chọn ra một đôi vợ chồng khỏe mạnh, giỏi làm ăn kinh tế, sống hòa thuận, nhưng lại giỏi cả chuyện ăn nằm, con cháu là cứ phải đông đàn dài lũ. Làng mình tính sơ như thế, đã có gần trăm đôi, biết chọn đôi nào để cầm Nõ đâm vào Nường đây?
Cụ Mộc cười ha hả:
– Gái làng này thì vú to bằng bưởi, mông tựa cối đá Đại. Nói các cụ bỏ lỗi cho, chồng nó đi qua hắt hơi cũng chửa. Còn lũ tráng đinh nối bước nhau, đi làm thuê tứ xứ, có nhà thuê đóng cối xay lúa, nhìn chim hắn bằng cái điếu cày, dài ngang đầu gối, chị góa thuê đóng hẳn bốn cái cối. Rồi đêm về gạ đóng cho chị chàng đứa con. Cứ như thế cả, chọn ai bây giờ…
Cụ Thủy gắt:
– Bàn vào chuyện chính đi. Lan man mất mẹ nó buổi cầy. Theo tôi, ta cứ ghi tên khoảng 50 cặp vợ chồng đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn. Ra miếu Thành Hoàng, khấn xin, rồi cho làm thẻ tên mà xóc, thần Mẫu chọn đôi nào thì đêm đó cho cặp ấy vác Nõ – Nường mà đâm nhau…
Các cụ đều vỗ tay cho là cao kiến. Riêng cụ Hỏa còn băn khoăn:
– Chuyện Thánh Mẫu trong Đền linh thiêng thế nào thì ai cũng biết. Nhưng nói trộm Ngài, ngực ngài to như 2 cái giành đựng ấm nước, mặt ngài đỏ hồng rực, môi dày, mông nở như thế. Chọn những đôi nào mà chuyện kia phải cực khỏe vào. Thế thì mới đúng ý Ngài chứ…
Quả thực, Đền thánh Mẫu thiêng lắm. Từ đời Cụ Tổ 7 đời của Cụ Thổ bây giờ, khi đào ao đã tìm thấy pho tượng thánh Mẫu tạc bằng loại đá kì lạ không ai biết bao giờ. Cả làng rước lên, lập một đền thờ bằng tranh tre nứa lá, mãi sau này mới xây dựng kiên cố như bây giờ. Quan đầu tỉnh là một người hay chữ, đọc mấy dòng chữ Hán khắc sau lưng tượng, bảo pho tượng này được tạc vào thời Bà Trưng khởi nghĩa, để ngợi ca một nữ tướng nào đó của Vua Bà. Hàng năm, vào Rằm tháng Giêng, tổ chức Hội Nõ – Nường trong Đền, sau khi dâng lễ cầu xin, từ hai vú khổng lồ của pho tượng vọt ra hai tia sữa ngọt thơm nồng nàn. Gái uống vào thì trơn lông đỏ da, hừng hực vẻ đẹp quyến rũ mê man lũ đàn ông. Trai uống vào thì cường tráng. Nhà nào cũng đẻđến 9 – 10 người con. Làng sinh ra nhiều võ tướng, văn nhân và người đẹp, tỏa đi 4 phương, làm rạng danh cho ngôi làng nhỏ có hình thù một con rồng đang cúi đầu uống nước Linh giang. Nhưng trong làng cái Nụ là đứa được Thánh Mẫu yêu quý nhất. Nụ không chỉ đẹp mà còn cực kì thông minh, chỉ học lỏm đã chữ nghĩa giỏi giang, nói ra thành vần điệu, dân làng truyền tụng lâu ngày thành ca dao. Khi mới 6 tuổi, nó hay nằm mơ Ngài về cho nó bú, rồi cứ túm lấy hai đầu ti bé xíu của nó mà giật rồi cười sặc sụa. Bởi thế, mới 10 tuổi nó đã dậy thì, phổng phao bằng con gái 18, đặc biệt bộ ngực khổng lồ làm nó vừa tự hào vừa xấu hổ. Đấy, cái Nụ vừa đi qua đám thợ xẻ, tay to cao đen sì liếc nhìn ngực nó rồi gào toáng lên:
– Ối giời ơi. Phải nặng đến chục cân. Vác ngực đi chơi có mệt lắm không em?
Nụ đỏ bừng mặt, cúi đầu đi như chạy, nào có thoát, một câu hò tục tĩu đuổi theo phía sau, cứ như bàn tay rờ rẫm ngực nó:
Nửa đêm tưởng Thái Sơn đè
Hóa ra đôi vú vừa rê qua mồm
Cả nhà bú sữa thay cơm
Bú nửa bầu đã lên cơn động rồ.
Haha…
Nụ từng ra quỳ trước tượng Thánh Mẫu, khóc mếu mà kêu xin:
– Con lạy Thánh Mẫu. Ngực con đồ sộ quá. Người ta trêu thẹn lắm. Xin Thánh Mẫu làm phép cho nó nhỏ lại bình thường…
Đêm nó mơ thấy Ngài về bên giường nó, nói khoan thai, mặt rất buồn:
– Số mệnh con sinh ra không phải là để làm một người phụ nữ bình thường. Bây giờ con mới 10 tuổi. Vài chục năm nữa, đôi vú của con sẽ giúp cho cả vùng đất này khỏi lụn bại vì hèn yếu, đói kém… Nhưng con sẽ cô đơn nhiều lắm…
Rằm tháng Giêng nôn nao đã đến. Trăng sáng trong giữa trời. Linh Giang bỗng nổi sóng cồn cào. Đèn đuốc sáng choang trong và ngoài Đền thờ. 18 mâm cỗ được bầy biện, xếp đặt trang nghiêm. Chủ tế là cụ Kim hơn 100 tuổi, áo thụng đỏ, mũ đỏ, quần đỏ, đọc Tấu văn sang sảng như chuông đồng, cầu Thánh Mẫu phù hộ cho mưa thuận gió hòa, gia súc đẻ nhiều mau lớn, lúa tốt bội thu, dân làng khỏe mạnh và no đủ. Các cụ già phủ phục lắng nghe. Bọn thanh niên cũng giả vờ dõi mắt dỏng tai thành kính. Nhưng thực ra chúng đều đang mơ tưởng đến nghi thức Nõ – Nường và Hồi trống tháo khoán vào lúc nửa đêm. Cái Nụ được chọn vào vai rót trà nước, dâng bánh và hoa quả hầu Thánh Mẫu. Nhưng có một đôi mắt nóng bỏng cứ dõi theo từng bước Nụ đi, rồi như hai mũi dùi nung đỏ xuyên vào ngực nó.
Đúng 23 giờ đêm ấy, 4 anh chàng vâm váp nhất khênh Nõ, 4 cô gái xinh tươi nhất khênh Nường tiến vào hậu cung của đền thờ. Đó là hai sinh thực khí của Nam và Nữ to vật, đẽo bằng gỗ mít. Năm nay, qua nghi thức xóc thẻ, Thánh Mẫu đã chọn anh Đục và chị Lẳng vào thực hiện nghi thức ngàn đời. Thôi thì chen chúc, xô đẩy, chèo cả lên mái đền rỡ ngói dòm xuống. Cứ sau mỗi hồi trống giục của cụ Mộc, anh Đục bặm môi nghiến răng cầm Nõ đâm, chị Lẳng đỏ mặt, toát mồ hôi cầm Nường đỡ. Cứ thế, những âm thanh phùm phụp, phùm phụp vang động khiến đám đông gào thét hân hoan. Thi thoảng, mấy cô gái lại kêu ré lên, chạy loanh quanh bởi có những bàn tay lần sờ vào những nơi vốn dấu kín, che đậy mười mấy năm rồi. Đúng 24 giờ, tiếng trống giục giã liên hồi, vầng trăng thẹn nấp vào sau đám mây. Đèn đuốc vụt tắt. Tiếng phụ nữ kêu la inh ỏi, những bàn tay thon chống cự yếu ớt. Chỉ thấy bóng đàn ông ôm xốc một cô gái nào đó chạy vùn vụt ra cánh đồng khoai lang cạnh Đền. Sau hai giờ, ba hồi trống báo vang lên hân hoan. Đèn đuốc từ từ thắp sáng lại. Tất cả lại trở về sân Đền. Con gái thì thở gấp, mặt đỏ như vang, thẹn thùng, run rẩy sửa lại váy áo, lũ con trai thở hồng hộc như vừa đi đánh vật về, mắt sáng quắc, thi thoảng lại liếm mép. Không ai để ý cái Nụ đã biến mất. Thì ra khi đèn đuốc vừa tắt, đôi cánh tay gân guốc của gã thợ Xẻ đã bế xốc Nụ mang ra ngoài cánh đồng. Cánh đồng khoai lang nát tươm. Lưng người nhấp nhô. Tiếng thở, tiếng nói lào phào. Tiếng cười rúc rích đan xen tiếng khóc i ỉ. Tất cả tạo thành một bản hợp ca thống khoái, rạo rực, mê đắm. Nghe đồn cứ sau mỗi đêm Hội như thế, khi dỡ khoai, rất nhiều gốc chỉ cho có hai củ to, có hình đàn ông – đàn bà đang giao hoan. Khoai ấy ăn ngọt lừ, làm người ăn say như say rượu. Người ăn khoai rạo rực rồi nhảo lên tìm vợ hay bạn tình. Dân làng sau đó gọi là khoai: “Nõ – Nường”, thành khoai đặc sản bán khắp cả nước. Nghe nói mấy gã liệt dương chỉ cần chén chục củ là lại phi như ngựa chiến.
Giữa hai luống khoai, gã thợ xẻ và Nụ vật nhau tơi tả, nhưng yếu trâu hơn khỏe bò. Khi bộ ngực thây nẩy trắng ngần, vun cao hơn cả luống khoai của Nụ phô ra dưới ánh trăng thì hắn khóc như trẻ con, gào: – Hụ hụ. Mẹ ơi. Ngon quá. Cho con ti với…
Cứ thế, hắn ngoàm ngoạp vào hai bầu vú, ngậm vào hai núm đỏ như son mà mút chùn chụt. Vừa mút vừa gào: – Hụ hụ. Mẹ ơi… như mê sảng. Mắt Nụ mở to nhìn hắn thương hại, rồi thở dài. Tốc váy Nụ ra, hắn vừa gào lên vừa đâm mạnh vào đến hơn chục lần. Bỗng hắn hét lên đau đớn, ôm hạ bộ máu cháy ròng ròng mà bỏ chạy. Nụ mặc yếm khoan thai, rồi buộc lại váy áo, buồn bã đi về nhà. Qua bờ ao, cúi đầu soi gương, thấy mình xinh đẹp mà nước mắt ròng ròng.
Bỗng sáng hôm ấy cờ rong trống giục, dân quân xã kéo đến đập tan miếu thờ, rồi khênh tượng Mẫu vứt xuống ao, sau khi ra sức đập không vỡ, đốt không cháy. Nghe tin Nụ hớt hải chạy ra Đền. Cô ngồi thụp xuống, ôm mặt khóc lớn rồi gọi Mẹ ơi…
Đêm khuya Nụ mơ thấy Thánh Mẫu về ngồi ở đầu giường, vuốt tóc cô mà nước mắt ròng ròng.
Cả làng đói to năm đó, đê vỡ, rồi mất mùa liên tiếp 3 năm. Gốc và thân chuối, rau má, ốc ếch…bị bòn sạch bách. Nhưng khổ ải không chỉ có thế! Đền thờ Mẫu đã bị phá. Hội “Nõ – Nường” bị dẹp bỏ vì mấy anh Đội bảo đấy là mê tín dị đoan, là tục tĩu vô văn hóa. Cũng từ đó trai gái trong làng ngực lép, lưng còng, bụng ỏng đít vòi, sinh con là một việc vô cùng khó khăn.
Nụ ra cánh đồng lặn ngụp mấy tháng trời, móc đất vứt thuyền, đổ xuống hơn ba mẫu ruộng, tôn cao thêm hơn một mét. Cô đi xa mấy chục cây số mua giống lúa mới…, và mang về giống ngô chưa từng được trồng ở vùng đất này. Riêng giống khoai Nõ – Nường được trồng trên khắp bờ đê. Các bô lão nhìn Nụ lắc đầu thở dài: – Làm thế có mà ăn cám.
Trăm đời qua có ai trồng cấy thế đâu…
Bọn thanh niên ngồi nhìn trời buồn thiu, thi thoảng lại cậy rỉ mắt, vo tròn, búng sang nhau trêu đùa cho đỡ đói. Trưa mệt, Nụ ra gốc Đa, nằm gối đầu lên rễ cây mà ngủ. Ổ cỏ và lá chuối khô cô nằm lại có mùi hăng hăng cay cay rất lạ. Cứ sực nức cả một vùng. Mấy con trâu sót lại sau trận lụt đi qua, ngửi mùi Nụ vương lại trên ổ mà ngửa cổ rống ò ò. Con trâu đực gầy giơ xương, đi rúm ró lảo đảo bỗng hung hãn lao tới, nhảy lên đi tơ với con trâu cái. Thấy lạ, lũ trai làng rình xem cười hí hí. Tay thợ xẻ đã bị liệt dương sau cái đêm Hội ấy, chờ tối đến ra ôm mớ cỏ lá Nụ từng nằm về.
Hắn đun nước xông cho cả hai vợ chồng, còn liều uống mỗi đứa một bát con. Trời ạ. Cái buồng tắm quây bằng phên tre tan tành. Hai vợ chồng lăn lông lốc từ buồng tắm ra sân, từ sân vào nhà mà không thể rời nhau nửa phút. Mười tháng sau, một thằng cu con to đùng ra đời, không thèm khóc, mắt thao láo nhìn chằm chằm vào ngực phụ nữ, tay nắm chắc cái chim bằng quả ớt to của nó. Chuyện lạ lan khắp làng như lửa cháy. Thế là từ đó, bọn thanh niên rùng rùng theo Nụ đi khai hoang, trồng cấy. Rồi tranh thủ hít lấy hít để mùi mồ hôi nồng ngái cay xè của cô. Cũng từ đó, Lũ gái làng đẻ sòn sòn.
Bọn trai làng bỗng vai u thịt bắp, khỏe hơn ngựa đực. Khoai lúa đầy nhà, làm sao không khỏe khi một ngày ba bữa cơm no với cá, lại đả thêm chục củ khoai Nõ – Nường to bằng cổ chân người lớn. Nhưng chỉ buồn một điều, lũ thanh niên trong làng trở lại sức vóc vâm váp như cha ông ngày xưa, đào đất và làm tình hùng hục như trâu bò, nhưng đầu óc thì ngu đi trông thấy. Cả làng bói không ra một người hay chữ. Người làu làu kinh sử văn hay chữ tốt trước đây, lấy xe mà chở, lấy đấu mà đong, giờ như đã tuyệt chủng ở cái làng từng được thiên hạ ngợi ca là đất học này.
Một buổi trưa nóng nực, Nụ nằm ngủ mê mệt dưới gốc Đa, tay nắm chắc mẩu gỗ hình dương vật đỏ chon chót, có một thầy Địa lí người Tàu đi ngang qua. Tay này còn trẻ, người to khỏe như lực sĩ. Hắn đè Nụ ra mà gầm gào như thú dữ:
– Làng em có phong thủy tuyệt vời. Sẽ sinh ra thần nhân.
Tướng mạo em là mẫu nghi thiên hạ, làn người gạn đục khơi trong, vực dậy cả sơn hà. Giống tốt! Giống tốt!
Hắn hiếp dâm mà Nụ không phản kháng nổi. Giọt máu trinh nữ chảy ra thấm xuống đất cùng với tiếng gào thét của Nụ làm cho cây đa héo khô, sống dở chết dở, lá cây cứ nửa xanh nửa vàng rồi rụng. Nhưng sau đó, gã thầy Tàu đổ ốm thập tử nhất sinh, phải trở về cố quốc phục thuốc hơn 10 năm mới đỡ, từ đó kinh sợ, không dám sang nữa. Nụ sinh ra một đứa bé lạ lùng. Nó có đôi mắt một mí và bàn chân Giao Chỉ, các ngón chân tõe ra như càng cua, không đi vừa giày dép bình thường. Thằng bé lớn nhanh như thổi, chẳng cần đến lớp vẫn thuộc làu Tứ thư, Ngũ kinh và hàng nghìn bài ca dao, truyện cổ… Chỉ lạ mỗi điều nó đòi đặt tên là Bắc, ngủ cũng kê đầu giường hướng về phía Bắc. Mới 15 tuổi đã cao lớn, vâm váp, nó đòi mở lớp dạy học cho trẻ con trong làng, nhưng toàn dạy về Khổng Tử, Mạnh Tử. Lũ trẻ con học vẹt, đọc ra rả như ve sầu mùa Hạ, nhưng đi thi thì trượt như ngả rạ. Nhưng có một chuyện đau lòng mà Nụ không dám kể với ai, đêm ấy mưa to gió lớn, nửa đêm thằng Bắc mò vào định hiếp dâm Nụ. Cô tát cho mấy cái nổ đom đóm mắt, nó vẫn trơ tráo bảo:
– Cha tôi về phương Bắc mất rồi, tôi phải thay ông ấy làm chuyện này, làm sao phải đẻ thật nhiều, thật nhiều cho đông đàn dài lũ để lo chuyện mai sau…
Nó xông vào vật Nụ xuống đất, rồi thò dương vật bé tí dài nghều ra. Điên tiết Nụ vớ cái liềm cắt phăng cái của nợ ấy. Thằng Bắc quằn quại, gào rú từng cơn, cầm cục thịt đỏ lòm lảo đảo lao vào mưa gió. Từ đêm đó, thằng Bắc bỏ làng đi biệt tích. Nghe nói, nó về phương Bắc tìm cha nó, hi vọng sẽ nối lại mẩu dương vật đã bị cắt rời.
Chả hiểu sao, sau sự kiện kinh hoàng ấy, Nụ vừa đau buồn vừa nhẹ nhõm. Cô xin phép chính quyền, rồi bỏ tiền ra xây lại Đền thờ, thuê người đưa pho tượng thánh Mẫu từ dưới ao lên, đặt vào bệ thờ. Sau khi lấy nước lá thơm tắm rửa sạch sẽ cho tượng, cô thắp hương quỳ xuốn mà khấn trong nước mắt:
– Tấu lạy thánh Mẫu. Con hoang mang quá, như kẻ đứng giữa ngã ba đường. Làng mạc giờ giàu có, no đủ. Dân làng khỏe mạnh, sinh năm đẻ bẩy. Gã người Tàu hiếp con, rồi bán xới về phương Bắc, rồi thằng Bắc hư hỏng bỏ đi. Con giờ cô đơn chẳng ai dám với. Xin thánh Mẫu phù trợ, chỉ lối soi đường…. Xin giúp cho lũ trẻ sáng dạ, học một biết mười, nhớ lấy nguồn cội mà biết thương yêu đồng bãi quê mình…
Nhìn lên, tượng thánh Mẫu bỗng cười rất tươi, khóe môi đa tình bỗng cong lên như vừa cảm thông vừa giễu cợt. Quả thực, Nụ có bao nhiêu tuổi thì vẫn cứ hừng hực xuân sắc, với vẻ đẹp phồn thực thách đố thời gian. Và có một điều quái dị nữa sau khi sinh con rồi, cô trở lại làm trinh nữ như chưa từng có chuyện giao hoan. Nhưng cùng trang lứa với Nụ thì đều đã lên chức ông bà, mắt mờ chân chậm. Còn lại thì đều vào hàng con cháu của cô cả. Lấy ai và ai muốn lấy mình? Một cái khó nữa là chỉ có những người đàn ông đặc biệt, có sức vóc và trí tuệ phi thường mới có thể ăn nằm với cô. Vụ tay thợ xẻ ôm hạ bộ đầy máu mà bỏ chạy ngày xưa vẫn âm ỉ lan truyền. Nó như một lời nguyền khiến bao gã nhìn cô thèm khát mà luôn tránh xa.
Mùa xuân năm ấy, Linh Giang nước tràn bờ, sông bỗng rộng ra mênh mang như thủa nào, những con sóng xuân rạo rực như những ngón tay cứ miết vào bờ sông vạn lần. Bờ sông cong lên như hứng tình, thở run rẩy, cỏ xanh mơn mởn cứ dựng đứng như đang nghển cổ đợi chờ mưa nồng nàn ghé môi hôn. Cả làng hớn hở chuẩn bị mở lại Hội Nõ – Nường. Lũ học trò từ khi được uống tia sữa vọt ra từ bầu ngực Thánh Mẫu thì sáng dạ, học giỏi nhất tỉnh, giờ cũng bỏ sách vở, nín thở rình xem đôi trai gái được làng chọn, đang thử thực hành nghi thức đâm Nõ vào Nường trong cung cấm.
Không ai biết Nụ đã bỏ làng mà đi với khát vọng cháy ngùn ngụt trong trái tim vĩnh viễn là trinh nữ, mặc tuổi tác đã dày thêm bao lần. Cây Đa đã hồi sinh, chỉ còn có nó cố ngoái lại nhìn theo Nụ xuống một con tàu, xoay tròn nhằm cả bốn hướng mà chạy, ngập ngừng như băn khoăn chọn lựa hướng đi. Cây Đa vẫy Nụ bằng muôn ngàn lá xanh bịn rịn. Khúc gỗ đỏ chót có hình dương vật bỗng cương cứng, đâm ngược lên trời, rồi vọt ra một dòng nước xối xả đục như nước gạo.
Tầu đã kéo một hồi còi tha thiết. Nụ quay lại ngắm nhìn làng Linh Sơn yêu quý. Cô rỏ xuống Linh giang hai giọt lệ mặn hơn cả muối. Nước mắt của cô làm nước sông đang đục ngầu trở nên trong vắt, Lục Bình héo hắt bỗng tươi hơn hớn, hoa tím nở ngập tràn mặt sông. Hoa đẹp và mơn mởn đến mức chỉ muốn ghé miệng mà cắn, mà nhai rau ráu mới thỏa thê. Bất ngờ, cô vạch áo vắt hai tia sữa thơm nồng nàn xuống sông nước. Dòng sông nổi sóng vọt lên cao hơn cả con tầu, rồi trở thành một dòng hương thơm ngan ngát mùi hoa bưởi, hoa chanh. Hàng nghìn con cá cái nhẩy lên khỏi mặt nước, phơi bụng căng tròn đầy trứng như gọi như mời.
Đất bên bờ sông thở gấp gáp, nứt xé, cố đón để uống lấy những giọt sữa nhiệm màu kia – Những giọt sữa sẽ nuôi lớn những cánh đồng màu mỡ, làm ăn ắp cá cho sông, thêm mênh mang niềm vui cho bao mắt người… Mưa xuân ào tới ôm lấy con tầu. Con tầu già nua, cũ kĩ, cổ kính như đã ngàn tuổi bất ngờ trở lên trẻ trung, cường tráng. Hồi còi thứ hai cất lên tươi vui, ấm áp như tiếng cười của người ta yêu trong buổi hẹn hò đầu tiên. Tiếng còi hóa thành cầu vồng bẩy sắc lung linh, cong vút bắc từ phía đông sang phía tây. Mặt trời lúc sớm mai như gương mặt rực hồng e thẹn của Nụ nghiêng chạm xuống cầu vồng.
25/4/2024
Nguyễn Đức Hạnh
Theo https://vanvn.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thơm ngát Linh Giang

Thơm ngát Linh Giang Làng sinh ra nhiều võ tướng, văn nhân và người đẹp, tỏa đi 4 phương, làm rạng danh cho ngôi làng nhỏ có hình thù một ...