Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

"Cuộn tròn" trong văn hóa Trung Quốc

"Cuộn tròn" trong văn hóa Trung Quốc

Dạo này tôi đang viết một bài nghiên cứu khoa học về “những khó khăn và thuận lợi khi sinh viên Việt Nam học tiếng Trung Quốc”. Tôi có làm một bảng khảo sát, hỏi nhờ mấy bạn sinh viên Việt Nam đã sang Trung Quốc học tiếng Trung trả lời, trong đó có một câu hỏi khá là thú vị là “Khó khăn lớn nhất khi bạn mới tới Trung Quốc là gì? (trả lời nhiều nhất là 02 ý)”.
Khi tôi thống kê kết quả khảo sát, trong đó có một câu trả lời khiến tôi rất ấn tượng là “Bên Trung Quốc “cuộn tròn” khốc liệt quá, em vẫn chưa thích nghi được nên rất nhớ gia đình và đồ ăn Việt Nam…” Khi tôi đọc được câu trả lời của bạn, tôi cảm thấy vừa buồn cười vừa thương cho bạn ấy. Buồn cười là vì một du học sinh Việt Nam cũng có thể biết tới văn hóa “cuộn tròn” của Trung Quốc. Đồng thời tôi cũng thấy thương và đồng cảm với bạn ấy – một người nước ngoài đã xa quê hương và xa gia đình đến một nước khác du học lại phải thích nghi với văn hóa “cuộn tròn”, chắc bạn ấy đã gặp nhiều khó khăn. Đêm buông xuống, không biết bạn ấy nhớ gia đình và đồ ăn Việt Nam đến nhường nào?
“Cuộn tròn” (involution) vốn là một thuật ngữ xuất hiện trong ngành Nhân chủng học. Cụm từ này có nghĩa đen là “cuốn vào trong”. Đây là một khái niệm xã hội chỉ một mô hình văn hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định, không thể vượt qua chính nó mà chỉ có thể tiếp tục phát triển, không ngừng xúc tiến lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển bên trong. Bắt đầu từ năm 2018, khái niệm này du nhập và đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc và được mở rộng ý nghĩa để mô tả sự kiệt sức của người dân khi đã cố gắng hết sức mà không đạt được thành công mong muốn, cũng có nghĩa để vượt qua người khác trong cuộc cạnh tranh xã hội văn hóa thì ta phải cạnh tranh ác liệt, cạnh tranh đến cùng…
Tóm lại “cuộn tròn” là một thuật ngữ gắn liền với “cạnh tranh”. Nói đến “cạnh tranh”, đối với tôi hoặc bất cứ người Trung Quốc nào, chắc đã là một từ quá quen thuộc. Từ nhỏ chúng tôi đã được giáo dục phải cạnh tranh, phải giành thứ 1 trong bất cứ lĩnh vực nào, bất cứ trong giai đoạn nào trong cuộc đời. Khi một đứa con vẫn chưa chào đời đang trong bụng mẹ đã được nghe nhạc cao cấp để nuôi dưỡng ý thức nghệ thuật. Một đứa con đã phải cạnh tranh từ trong bụng mẹ. Khi đứa con ấy ra đời sẽ chính thức bước vào một con đường “cạnh tranh” suốt đời. Hồi nhỏ phải bắt đầu học hát, múa, tiếng Anh…Khi bắt đầu học tiểu học, ngoài lớp học trong trường, phải đi những lớp học thêm ở ngoài. Sắp hoàn thành tiểu học, phải cạnh tranh thi đỗ vào trường trung học nổi tiếng, sau đó là trường cấp ba nổi tiếng, tiếp theo là trường đại học có danh tiếng…ra trường vào công ty lớn, có nhà to, xe xịn…đến tuổi trung niên phải có chức vụ cao, địa vị xã hội, tiền trong ngân hàng, con cái giỏi giang…Đến trạm cuối phải có một miếng đất sang trọng. Một con đường cạnh trạnh vừa dài vừa ngắn, vừa xót thương vừa khốc liệt…hình như đa phần mọi người coi con đường cạnh trạnh này là một lối sống quá quen thuộc và chính đáng bởi vì ba mẹ đã dạy dỗ chúng ta từ nhỏ, sau này xã hội cũng yêu cầu và đặt ra tiêu chuẩn như vậy. Nếu mọi người không tham gia vào cuộc “cuộn tròn” của xã hội này, mình không lao động đến kiệt sức để cố gắng trở thành người vượt trội sẽ sàng sẵn bị đào thải từ “cuộn tròn” này.
Tôi vẫn nhớ một câu chuyện nhỏ khi tôi trốn học ở hồi cấp ba. Lúc ấy, tôi đang học ở một lớp chọn trong trường cấp ba nổi tiếng ở quê tôi. Từ bé các thầy cô giáo thường dặn “Như các em sinh ra từ nông thôn, nếu muốn thay đổi đời người chỉ có con đường duy nhất là học hành, thi vào trường đài học danh tiếng…nên các em luôn phải cố gắng 100% và cạnh tranh với người khác mới có cơ hội nhảy bậc trong giai cấp xã hội ngày này.” Hồi đó, tôi không hiểu những câu nói của các thầy cô, tôi chỉ biết khi mình có thành tích tốt ba mẹ và những người yêu quý mình sẽ vui hơn thôi. Nên tôi cũng sàng sẵn cố gắng và tiếp thu kiến thức trong nhà trường. Nhưng sự cạnh tranh của lớp chọn luôn khốc liệt một cách khó mà tượng tưởng. Dạy từ 6 giờ sáng, đi tập thể dục, 7:00 phải đến lớp đọc tiếng Anh hoặc ngữ văn…7:40 đi ăn sáng rồi 8:30 bắt đầu lớp học cả ngày…học đến 10 giờ tối. Trong lớp học đa số là học sinh có bối cảnh như tôi, sinh ra trong một môi trường thiếu thốn cũng bị “tẩy não” thành công bởi các thầy cô. Tôi vẫn nhớ có nhiều học sinh cùng lớp dạy từ 5 giờ đi đọc sách và học tập dưới bóng đèn vỉa hè trong trường. Sau 10 giờ tối, mọi người cũng sàng sẵn mở đèn xếp ghế học đến 12 giờ hoặc 1, 2 giờ sáng.
Tôi không thể chịu được sự cạnh tranh cũng như việc bị “cuộn tròn” như vậy. Cơ thể tôi bắt đầu có phản ứng, nhiều khi ăn cơm xong tôi còn bị ói ra…sau đó tôi bắt đầu không thể tiếp thu và tập trung nghe nội dung trên lớp học. Nhiều khi tôi áp lực quá đến mức vài tháng trời tôi mất đi giọng nói của chính mình, muốn tâm sự cũng không thể chia sẻ được. Một hôm, tôi không báo cáo với thầy cô, trốn học về nhà. Tôi vẫn nhớ khi nhìn thấy mẹ, tôi bắt đầu oà khóc và nói “Mẹ ơi, con không muốn đi học nữa rồi. Con không muốn cạnh tranh với người khác nữa…con xin lỗi mẹ ạ.” Me ôm tôi nói “Con không lỗi nhé, nếu con không muốn đi học, vất vả quá thì ở nhà nghỉ ngơi nhé. Mẹ sẽ nói với thầy cô nhé…Thành tích con tốt hay xấu thì chẳng sao cả. Sức khỏa và sự vui vẻ của con quan trọng hơn, mẹ yêu con là vì chính bản thân con. Con hiền lành, tốt bụng… con đường học không đi được thì chúng ta chuyển con đường khác…Con ăn cơm chưa? Mẹ nấu đồ ăn ngon nhé…” Vì có sự an ủi và đồng hành của mẹ và mọi người trong gia đình, tôi quay trở lại nhà trường tiếp tục chuẩn bị cuộc thi đại học.
Từ việc trốn học nho nhỏ của tôi, ít hay nhiều chắc mọi người cũng có thể cảm nhận được sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc nhỉ? Bây giờ, bất cứ là giới trẻ hay người trung niên, muốn hay không muốn cũng bị cuốn vào “cuộn tròn”. Cuộc “cuộn tròn” này như một lỗ đen sẽ cuốn tất cả mọi người vào, mọi người muốn chạy trốn cũng khó khoát khỏi được lỗ đen đáng sợ ấy.
Chắc mọi người sẽ nghĩ, người Trung Quốc đông dân như vậy, người dân cũng dạy giáo dục cạnh tranh từ nhỏ nên văn hóa “cuộn tròn” là do người Trung Quốc gây ra. Nhưng theo quan điểm của tôi, tôi cảm thấy “cuộn tròn” là một hiện tượng phổ biến trên các nước rên thế giới, không riêng ở bên Trung Quốc. Mỗi nền kinh tế phát triển tới một giai đoạn nhất định sẽ dẫn tới vấn đề “cuộn tròn”. Đây là một xu hướng chung bởi vì kinh tế phát triển nhanh tới một mức sẽ khó đi bước nữa, buộc phải đẩy mạnh sự phát triển bên trong. Khi bão tố “cuộn tròn” ập đến, hy vọng chúng ta có thể bình tĩnh đối phó, đi sâu vào nội tâm xem mình thật sự muốn gì? Muốn trở thành một người như thế nào? Muốn có một lối sống như thế nào?
Tôi có nhớ một câu là cứ sống theo tiêu chuẩn của xã hội, ý nghĩa tổn tại của chúng ta cũng bị mất đi màu sắc. Hy vọng chúng ta có thể cuốn theo chiều gió, nhảy múa trong “cuộn tròn” xã hội này.
14/5/2024
Hà Tuyết Giảo
Theo https://vanvn.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giao hưởng Điện Biên - Thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh

Giao hưởng Điện Biên - Thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biê...