Lâu lâu, có thời gian, nhẩn nha đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
lại thấy ngạc nhiên. Mạch năng lượng dồi dào của một người viết bền bỉ thỉnh
thoảng lại phun trào. Ở đó tới tấp những đỉnh trời lạnh buốt, những thung lũng
lơ mơ trong sương mù và dòng Nho Quế như một sợi chỉ trong tầm mắt nôn nao từ
Mã Pì Lèng… Và cả những con phố cổ Hà Nội với tầng lớp ngôi nhà rêu phong đứng
trầm mặc, lá vàng phủ đầy, vẻ như bao tắc nghẽn, ồn ào ngoài kia chả có gì liên
quan. Đi lại trong không gian ấy, đem lại hương sắc cho nó là những người đàn
bà - những người đàn bà đẹp - lúc nào cũng trong tư thế chông chênh của người
đu dây giữa số phận mình mà vẫn luôn nhân hậu bao dung… Trong đông vui của những
“Ký ức đôi guốc đỏ”, “Sau những mùa trăng”, “Những buổi chiều ngang qua
cuộc đời”, “Bóng của cây sồi”, “Trên căn gác áp mái”, “Mèo đen”, “Cánh chim
kiêu hãnh”… đến gần nhất là “Cửa hiệu giặt là” thì “Tiếng đàn môi sau bờ rào
đá” thực sự là một điểm nhấn đặc biệt. Tác phẩm chính thức phác họa một gương mặt
văn chương Đỗ Bích Thúy trên văn đàn.
Đỗ Bích Thúy ngay từ những ngày đầu chập chững đến với
văn chương cho đến tận bây giờ vẫn đầy cảm hứng, vẫn đắm đuối với những người
đàn bà giản dị mà đầy bí ẩn đã rơi vào “tầm ngắm” thấu đáo và tinh tế của chị.
Họ như một tặng vật của trời đất giữa mênh mông cao nguyên đá Hà Giang. Cái
không gian mà chị gắn bó từ thủa ấu thơ, hít thở, tận hưởng và cả chịu đựng nó
như Nguyễn Ngọc Tư với miệt vườn Nam Bộ, Trần Thùy Mai với Huế, Nguyễn Việt Hà
với Hà Nội…
Bỏ qua vẻ đẹp ngoại hình vốn luôn là thế mạnh của những người
đàn bà trong hầu hết truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, bật lên giữa “Tiếng đàn môi sau
bờ rào đá” là sự mê hoặc của lòng nhân ái theo cách của người Mông trên núi
cao. Họ giữ cho nhịp sống u buồn, chầm chậm của cao nguyên đá một sinh khí từ
chiều sâu khó thấy.
Ở mỗi truyện, người đọc lại có cảm nhận mới lạ, như một phát
hiện về con người ở một miền đất mà ta dễ được “mặc định” là đơn giản và có phần
mông muội. Không ra khỏi quy luật chung của tất cả những người phụ nữ trên thế
gian này, nhân vật của Đỗ Bích Thúy đậm đặc một thiên tính nữ. Thiên tính sống,
thích ứng với hoàn cảnh một cách phi thường. Dẫu hoàn cảnh ấy có khắc nghiệt thế
nào ở họ vẫn đầy ắp sự bao dung. Trong tất thảy nỗi buồn mà đa phần con người
phải gánh chịu thì bị phụ bạc và cô đơn có lẽ là những cú giáng mạnh tay nhất của
số phận. Vậy mà bà mẹ già trong “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” phải gánh cả hai.
Bị phụ bạc, bà câm lặng nuôi con chồng khôn lớn, chấp nhận sự chia sẻ tình cảm
của chồng cho người đàn bà khác mà bao năm không một lời than vãn. Không phải
chỉ vì bà không thể sinh con cho nhà chồng buộc phải làm “cục đá kê
chân cột nhà chồng” mà vì người đàn bà kia đã bỏ hai đứa trẻ lại cho người chồng
của bà. Chật vật nuôi hai đứa nhỏ, với nỗi cô đơn không gì có thể xoa dịu được
mà mẹ già từ một người đẹp cả vùng biết tiếng đã khô quắt “hai bàn tay khô như
hai cành mua cong que, đầy vết chai dầy như miếng cháy trong chảo cám” (Tr.27).
Hai đứa con riêng của chồng đều lớn lên trong vạt váy của bà, những lúc thèm sữa
chúng “nhay đến bật máu… bầu vú chưa bao giờ có sữa của mẹ già” (Tr.24). Còn mẹ
Hoa - người để lại hai đứa con cho bà thản nhiên xuống phố - thì “Vẫn đẹp như
bông lê đang nở rộ ngày ấm, hai bắp chân tròn như hai bắp chân May” (Tr.26).
Thế nhưng lúc mẹ Hoa về sau khi đã dắt mất một con bò – tài sản lớn nhất trong nhà - bị hai đứa con từ chối, mẹ già vẫn độ lượng khuyên nhủ chúng “Ầy, chuyện cũ đừng nhắc nữa. Cái gì cần nhớ hãy nhớ, cái gì nên quên phải biết quên. Hôm qua trời mưa nước suối đục, nhưng không đục mãi được, con người cũng thế…” (Tr.21). Cách ứng xử của bà làm cho tâm hồn những đứa trẻ bớt đi sự thù hận, làm cho người lớn bớt đi sự dằn vặt, mà không làm tổn thương nhau thêm nữa.
Thế nhưng lúc mẹ Hoa về sau khi đã dắt mất một con bò – tài sản lớn nhất trong nhà - bị hai đứa con từ chối, mẹ già vẫn độ lượng khuyên nhủ chúng “Ầy, chuyện cũ đừng nhắc nữa. Cái gì cần nhớ hãy nhớ, cái gì nên quên phải biết quên. Hôm qua trời mưa nước suối đục, nhưng không đục mãi được, con người cũng thế…” (Tr.21). Cách ứng xử của bà làm cho tâm hồn những đứa trẻ bớt đi sự thù hận, làm cho người lớn bớt đi sự dằn vặt, mà không làm tổn thương nhau thêm nữa.
Thuần của “Những buổi chiều ngang qua cuộc đời” là chị cả của
một gia đình đông con nghèo khó, cô chịu thiệt thòi từ nhỏ “Ngày bé, Thuần hay
đau ốm người quắt queo như mèo con thiếu tháng, suốt ngày co ro trên một góc
giường, ngoan ngoãn, hiền lành, ăn ít, ngủ ít” (Tr.257). Lớn lên cô thay mẹ chăm
sóc cả một đàn em, chia sẻ nỗi đau mất em của mẹ. Thầm yêu thầy giáo và biết thầy
cũng có cảm tình với cô, nhưng tình cờ Thuần biết em gái mình cũng yêu thầy.
Thuần quyết định lấy chồng thật nhanh với thẳm sâu ý nghĩ, em mình sẽ không phải
buồn, vì bản tính nó không giống cô và cũng để em có cơ hội tìm được hạnh phúc.
Dù người cô lấy làm chồng là người đàn ông mà trong con mắt từng trải của mẹ
thì “không có được ánh mắt cứng cỏi như chồng tôi, cũng không cao lớn, vững
chãi được như anh. Liệu nó có làm được chỗ dựa cho đứa con gái bé bỏng của tôi
không ?” (Tr.286)
Suốt đêm trước khi về nhà chồng Thuần không ngủ. Cái cảnh cô
mò mẫm dọn dẹp nhà cửa, đánh rửa xông nồi, quét sân, lôi mớ quần áo của cả nhà
ra vá, rồi. Vạch màn nhìn mãi hai đứa em đang ôm nhau ngủ rồi rón rén sang phía
tôi, khe khẽ thơm lên má tôi. Nước mắt con rớt xuống mặt tôi rát bỏng. Tờ mờ đất
Thuần còn vác cuốc ra mảnh đất cạnh bờ giếng, xới lại mấy luống rau cải, nhổ
cho sạch không còn một cọng cỏ” (Tr.287) khiến cho người mẹ lòng quặn thắt không
đủ sức nhìn con gái xuống thuyền vào sáng hôm sau. Cách ứng xử đậm
“khí chất Mông” (chữ dùng của Văn Giá) sau này còn theo về, vận cả vào
các nhân vật nữ nơi phố phường trong những truyện ngắn chị viết về Hà Nội của một
thời xưa cũ.
Thậm chí đến đứa em gái bị câm còn nhỏ của Thuần cũng mang đức tính thiên bẩm ấy. Người mẹ trong cơn bấn loạn, nghe lời khuyên của dân làng đem đứa con tật nguyền của mình đi gửi chùa với hy vọng chốn thanh tịnh sẽ làm nó quên đi thân phận mình trước khi cảm nhận được về cuộc sống. Lúc chị vội vàng đặt nó và túi quần áo vào cổng chùa đang mở rộng, con bé như chợt hiểu, nó gật gật đầu và đưa hai bàn tay bé xíu ôm lấy mặt mẹ, thơm tới tấp rồi quay đi dợm bước. Cũng chính lúc ấy người mẹ bắt gặp ánh mắt con “Không oán trách, không đau khổ, không tuyệt vọng mà nhân từ và độ lượng vô cùng” (Tr.270). Ánh mắt mà từ ngày làm mẹ chị chưa vấp phải bao giờ. Và ngay lập tức người mẹ khốn khổ “chộp lấy con, ghì vào ngực, cuống cuồng bỏ chạy, cả túm quần áo đánh rơi cũng không kịp nhặt. Hai mẹ con trượt chân trên bậc đá đầy rêu, ngã lăn lông lốc” (Tr.271). Chỉ một ánh mắt của đứa bé câm cũng đủ đánh thức tình mẫu tử khiến người mẹ trong cơn tuyệt vọng tỉnh ngộ. Một chi tiết cực nhỏ qua cách xử lý tinh tế của Đỗ Bích Thúy đã giúp chị nói được nhiều điều hơn về nhân vật.
Thậm chí đến đứa em gái bị câm còn nhỏ của Thuần cũng mang đức tính thiên bẩm ấy. Người mẹ trong cơn bấn loạn, nghe lời khuyên của dân làng đem đứa con tật nguyền của mình đi gửi chùa với hy vọng chốn thanh tịnh sẽ làm nó quên đi thân phận mình trước khi cảm nhận được về cuộc sống. Lúc chị vội vàng đặt nó và túi quần áo vào cổng chùa đang mở rộng, con bé như chợt hiểu, nó gật gật đầu và đưa hai bàn tay bé xíu ôm lấy mặt mẹ, thơm tới tấp rồi quay đi dợm bước. Cũng chính lúc ấy người mẹ bắt gặp ánh mắt con “Không oán trách, không đau khổ, không tuyệt vọng mà nhân từ và độ lượng vô cùng” (Tr.270). Ánh mắt mà từ ngày làm mẹ chị chưa vấp phải bao giờ. Và ngay lập tức người mẹ khốn khổ “chộp lấy con, ghì vào ngực, cuống cuồng bỏ chạy, cả túm quần áo đánh rơi cũng không kịp nhặt. Hai mẹ con trượt chân trên bậc đá đầy rêu, ngã lăn lông lốc” (Tr.271). Chỉ một ánh mắt của đứa bé câm cũng đủ đánh thức tình mẫu tử khiến người mẹ trong cơn tuyệt vọng tỉnh ngộ. Một chi tiết cực nhỏ qua cách xử lý tinh tế của Đỗ Bích Thúy đã giúp chị nói được nhiều điều hơn về nhân vật.
Đã là sự hy sinh thì ở đâu người dẫu tự nguyện hy sinh, nhường
nhịn cũng chịu thiệt thòi nhưng tít tắp nơi miền núi cao hoang vu này sự độ lượng
ấy gần với mất mát không thể đo đếm. Rất nhiều nhân vật nữ của Đỗ Bích Thúy trong
tập truyện ngắn này đều gánh một “cây thập tự” như thế. Không dừng ở sự chịu đựng,
không muốn làm vướng bận người mình yêu quý, quyết liệt hơn người đàn bà trong
“Ngoài cửa trời chưa sáng” tự làm cho mình héo mòn đi để người chồng vốn rất mực
yêu thương mình được giải thoát vì bà đã không thể sinh cho ông một đứa con
trai. Mẹ Pao thương chồng vì mình mà buồn, thương cái cảnh ông phải gồng mình đối
mặt với các ông chú, bà bác khi họ bàn chuyện ông phải lấy vợ hai “Không nói
nhiều nữa, không nói nữa. Nhé! Các ông chú à, cháu đến chỗ thấp, chỗ cao cũng
như nhau cả thôi, không xếp lại nữa. Việc làng, việc họ cần đến đâu, cháu làm
được gì thì làm, không làm sau được thì để sau này anh em thằng Sính làm. Cây
nhà mình đang héo, lòng dạ nào đi tìm cây khác” (Tr.417).
Lẳng lặng quan sát, đau mà vẫn phải thản nhiên, mẹ Pao chọn cách giải thoát cho chồng bằng cái chết “rồi mẹ đi hẳn trong một buổi chiều… thầy lang ở Pụ Cháng bảo tự mẹ Pao muốn thế, mà người ốm đã muốn ốm thêm thì không thuốc nào chữa được. Nhưng bố Pao biết thế thì đã quá muộn rồi…” (Tr.418-Tr.419). Thấp thoáng trong sự lựa chọn của người phụ nữ này bàn tay cầm lá ngón đầy cương quyết của Mỵ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Nhưng ở đây không phải là sự trút bỏ những đau đớn, tủi nhục mà cho một niềm tin vào sự đổi thay của người chồng giữa ngôi nhà quạnh bóng trẻ con. Tính cách ấy của người mẹ truyền cả sang cô con gái duy nhất trong nhà. Bao nhiêu người hỏi cũng bỏ ngoài tai vì “Người ấy phải ở rể nhà Pao nữa. Bố Pao già quá rồi. Pao không nỡ bỏ đi lấy chồng”(Tr.420). Chị dâu Lân ở “Sau những mùa trăng” mất chồng khi còn rất trẻ. Chưa kịp có một đứa con, chị ở vậy, nuôi mẹ, nuôi em chồng qua trận đói khủng khiếp. Vì còn rất trẻ “đôi má căng, đỏ rừng rực, bờ vai tròn, cái cổ cao mà trắng như núi đã vỡ…”(Tr.399) nên lúc nào cũng bị họ hàng nhà chồng để ý. Thế mà chị chưa bao giờ làm phật ý mẹ chồng, đau đớn vì hủ tục, lề thói mà không nỡ trách ai, vẫn lẳng lặng lo toan đủ thứ trong ngôi nhà thiếu vắng đàn ông. Không oán giận, không nỡ làm cho người con trai ở miền xuôi lên dạy học phải liên lụy từ mình, dù người ấy từng yêu mình nồng nhiệt, Nhi của “Hẻm núi” chọn cách nuôi con một mình, chịu đựng một mình nỗi đau câm lặng khi đứa con bị lũ quét cuốn trôi…
Lẳng lặng quan sát, đau mà vẫn phải thản nhiên, mẹ Pao chọn cách giải thoát cho chồng bằng cái chết “rồi mẹ đi hẳn trong một buổi chiều… thầy lang ở Pụ Cháng bảo tự mẹ Pao muốn thế, mà người ốm đã muốn ốm thêm thì không thuốc nào chữa được. Nhưng bố Pao biết thế thì đã quá muộn rồi…” (Tr.418-Tr.419). Thấp thoáng trong sự lựa chọn của người phụ nữ này bàn tay cầm lá ngón đầy cương quyết của Mỵ trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Nhưng ở đây không phải là sự trút bỏ những đau đớn, tủi nhục mà cho một niềm tin vào sự đổi thay của người chồng giữa ngôi nhà quạnh bóng trẻ con. Tính cách ấy của người mẹ truyền cả sang cô con gái duy nhất trong nhà. Bao nhiêu người hỏi cũng bỏ ngoài tai vì “Người ấy phải ở rể nhà Pao nữa. Bố Pao già quá rồi. Pao không nỡ bỏ đi lấy chồng”(Tr.420). Chị dâu Lân ở “Sau những mùa trăng” mất chồng khi còn rất trẻ. Chưa kịp có một đứa con, chị ở vậy, nuôi mẹ, nuôi em chồng qua trận đói khủng khiếp. Vì còn rất trẻ “đôi má căng, đỏ rừng rực, bờ vai tròn, cái cổ cao mà trắng như núi đã vỡ…”(Tr.399) nên lúc nào cũng bị họ hàng nhà chồng để ý. Thế mà chị chưa bao giờ làm phật ý mẹ chồng, đau đớn vì hủ tục, lề thói mà không nỡ trách ai, vẫn lẳng lặng lo toan đủ thứ trong ngôi nhà thiếu vắng đàn ông. Không oán giận, không nỡ làm cho người con trai ở miền xuôi lên dạy học phải liên lụy từ mình, dù người ấy từng yêu mình nồng nhiệt, Nhi của “Hẻm núi” chọn cách nuôi con một mình, chịu đựng một mình nỗi đau câm lặng khi đứa con bị lũ quét cuốn trôi…
Tất cả những tình huống ấy dường như ta đã gặp đâu đó giữa cuộc
sống vốn đa thanh điệu này. Nhưng qua cách cảm của Đỗ Bích Thúy, hiện ra ở các
nhân vật nữ của chị giữa một không gian núi rừng trùng điệp, quạnh vắng, giữa một
nơi mà người ta có sống bản năng nhất cũng không thể trách cứ vẫn nhoi nhói một
nỗi buồn đẹp. Phục quá mà thương quá. Nơi ấy những người đàn bà điềm tĩnh đi
qua bao thiệt thòi, thản nhiên sống, hành động bằng một niềm tin thô mộc mà sắt
đá. Hãy tha thứ và tìm quên nếu có thể. Và cũng chính nhờ niềm tin ấy, sự rộng
lượng ấy mà những người đàn ông vốn dễ bị hủ tục chi phối sống có trách nhiệm
hơn, có dịp nhìn ngắm lại mình mà không vượt qua những cái ngưỡng chỉ đem lại
cho họ sự lầm lạc nhiều hơn là chút hạnh phúc ngắn ngủi. Những đứa trẻ có được
điểm tựa vững vàng và làng bản yên bình hơn. Nhưng oái oăm thay, giữ yên cho
người thân họ lại triền miên, vời vợi một nỗi cô đơn không thể sẻ chia. Mẹ già
có đến chợ tình gặp người xưa thì cũng không thể dứt bỏ, bà đi bọn trẻ sẽ cậy
vào đâu. Thuần lấy chồng mà không yêu, đoạn đời dài dặc đợi cô ở phía trước chắc
sẽ buồn nhiều hơn vui, cô chỉ có thể chạy trốn người đàn ông của mình chứ cả đời
không thể chạy trốn được chính mình, Nhi giữ cho người yêu nhưng cô lại mất hết,
mẹ Pao đau đớn hơn, bước thẳng về thế giới bên kia.
Và chị dâu Lân đêm đêm gồng mình chống lại sự gọi mời của âm thanh tiếng sáo “Đêm nào chị cũng ngồi bên khung cửi, đống lanh trắng chất đầy hai quẩy tấu không hết. Từng đêm, từng đêm… chị hai lần, ba lần đứng lên mang dây lanh ra buộc cửa, buộc thêm, thêm mãi, thành một đống rối tung, to xù (Tr.344)…
Và chị dâu Lân đêm đêm gồng mình chống lại sự gọi mời của âm thanh tiếng sáo “Đêm nào chị cũng ngồi bên khung cửi, đống lanh trắng chất đầy hai quẩy tấu không hết. Từng đêm, từng đêm… chị hai lần, ba lần đứng lên mang dây lanh ra buộc cửa, buộc thêm, thêm mãi, thành một đống rối tung, to xù (Tr.344)…
Nhà văn Ma Văn Kháng - người từng rất thành công đề tài miền
núi phía Bắc - đã gọi người phụ nữ ở xứ sở này là “biểu trưng cho sự khốn cùng
nhân loại”. Đỗ Bích Thúy trong tập truyện ngắn này đã không có ý định khai thác
“sự khốn cùng” đó ở chuyện áo cơm, ở đời sống quá nhiều thiếu thốn của họ như
chị từng đề cập thấu đáo trong truyện dài “Người đàn bà miền núi”. Nhà văn nhìn
xuyên qua bề ngoài thầm lặng, sự chịu đựng cố hữu mà chia sẻ nỗi niềm, bản tính
không dễ thấy ở họ, bi kịch tinh thần của họ. Có lẽ chính tình yêu sâu nặng với
mảnh đất, con người xứ sở này, “thuộc” đời sống văn hóa đặc trưng vùng miền đã
giúp nhà văn “đọc” ra phẩm chất, nỗi niềm của họ không mấy khó khăn và đưa nhân
vật đến với bạn đọc một cách ám ảnh như thế. Khác hẳn với một Phạm Duy Nghĩa viết
về miền núi trong cái nhìn của người miền xuôi, từ lạ lẫm, ngỡ ngàng đến yêu mến,
gắn bó và chung thủy. Một Cao Duy Sơn quan tâm đến nỗi cô đơn đang diễn ra
trong đời sống tinh thần của người dân tộc miền núi thì Đỗ Bích Thúy thường
xuyên phát hiện cái thiên tính nữ kỳ diệu ở các nhân vật của mình. Để rồi sau
này, có men theo “những ngã rẽ kỳ lạ, những cuộc đổi thay kỳ lạ…” của cuộc đời,
có rời miền núi cao về với Hà nội và gắn bó với nơi này ngót hai mươi năm thì
thi thoảng những người đàn bà miền núi ấy vẫn trở về khi thì nguyên vẹn từ diện
mạo đến tính cách, khi thì biến hóa trong cả các nhân vật nơi phố thị ở các tác
phẩm tiếp theo của chị.
Và may mắn thay, kiểu nhân vật ấy, tâm tư ấy của Đỗ Bích
Thúy chưa khi nào bị xô lệch, mất đi sự lôi cuốn tự nhiên thủa “Tiếng đàn
môi sau bờ rào đá”.
Nguyễn Thị Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét