Hoa cỏ may
Xuân Quỳnh
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm dầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm dầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?
Có lẽ ai đã trải qua tuổi thơ, đã từng đi trên những con đường
hai bên hoa cỏ xanh rì, đặc biệt là những người đã từng một lần sống là làng
quê đều biết đến “hoa cỏ may”. Một loài hoa cỏ dại, sống kiên cường và thường
bám vào khách đi đường nếu phớt lờ qua nó. Nhưng lại ít người biết về “sự tích
hoa cỏ may”, một câu chuyện nhuốm màu cổ tích nhưng là một câu chuyện tình yêu
thủy chung. Đó là câu chuyện tình yêu của đôi trai gái (nàng là tiểu thư khuê
các, chàng là chàng trai đốn củi nghèo xơ xác) ở cùng một làng quê, họ yêu nhau
thắm thiết nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản. Họ trốn đi, chung sống với nhau,
cùng lao động và hưởng thụ tình yêu chân thành cùng nhau. Nhưng rồi chàng trai
lại cảm thấy thương vợ vì người con gái trước chân yếu tay mềm nay lại phải lao
động vất vả.Không can tâm chàng ra đi quyết chí làm ăn, hẹn 3 năm trở về. Nhưng
3 năm ròng trôi qua, quyết chí đợi, đợi mãi, đợi mãi không thấy chồng quay về. Rồi
một hôm người vợ cũng quyết định khăn gói lên đường đi tìm chồng. Nàng ra đi,
đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao
nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng.
Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái
tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.
“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu”
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu”
Bài thơ mở đầu là khung cảnh thiên nhiên, một khung cảnh
thiên nhiên có vẻ như “động” nhưng lại “tỉnh”. Sự có mặt của ba động từ “chuyển”,
“gọi” và “về” cộng với trạng thái được diễn tả qua hai từ “ngẩn ngơ” và “xao
xuyến”dồn dập thì phải nói đây là một bức tranh sự sống sinh động với đủ cung bậc
cảm xúc chứ? Nhưng có lẽ như vậy vẫn chưa đủ, dù phối được nhiều động từ trong
một đoạn thơ 4 dòng nhưng cái không gian bao trùm lại có vẻ tĩnh mịch và mênh
mông vẫn còn rộng lắm. Đó là một bãi cát dài ven sông, trời đất đang vào độ
giao thoa giữa hai mùa, một lối nhỏ, lối đi đã từng…nhưng là lối xưa.Câu chuyện
ấy, câu chuyện có ai đó gọi tên em sau vòm lá là câu chuyện đã
qua.Cái đang trôi về cùng dòng sông là ký ức là kỷ niệm một thời đã qua. Dù là
chuyện cũ nhưng vẫn xốn xang lòng người như đang đâu đây. Vậy nên cảnh có vẻ
đang chuyển động trước mắt nhưng đều là ký ức mà thôi.
Sự nguyên sơ và tĩnh lặng lại tưởng chừng như bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của một con người, nhân vật trữ tình “em”. Nhưng không cảnh vẫn vậy “em” cũng chỉ là em của một thời điểm nào đã qua. Như vậy một khung cảnh hoàn toàn là thiên nhiên vắng vẻ. Thiên nhiên có vẻ buồn nhưng lại ngập đầy kỷ niệm. Trời đất đang độ vào thu: có thể cảm nhận được nắng và gió. Sự dịu dàng của cỏ cây ngập đầy trong sự vương vấn, luyến tiếc mùa đã qua hay là đang lạ lẫm trước cảnh của mùa mới sang?
Nếu như “cảnh” hiện lên bao trùm cả khổ thơ đầu thì sang khổ thơ thứ 2 “tình” lại là thứ được diễn tả nhiều hơn.
Sự nguyên sơ và tĩnh lặng lại tưởng chừng như bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của một con người, nhân vật trữ tình “em”. Nhưng không cảnh vẫn vậy “em” cũng chỉ là em của một thời điểm nào đã qua. Như vậy một khung cảnh hoàn toàn là thiên nhiên vắng vẻ. Thiên nhiên có vẻ buồn nhưng lại ngập đầy kỷ niệm. Trời đất đang độ vào thu: có thể cảm nhận được nắng và gió. Sự dịu dàng của cỏ cây ngập đầy trong sự vương vấn, luyến tiếc mùa đã qua hay là đang lạ lẫm trước cảnh của mùa mới sang?
Nếu như “cảnh” hiện lên bao trùm cả khổ thơ đầu thì sang khổ thơ thứ 2 “tình” lại là thứ được diễn tả nhiều hơn.
“Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa”
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa”
Cảnh đang chuyển động mạnh dần, mạch thơ giãn ra.Mây và gió
bay đi để lại một bầu trời nguyên sơ, tinh khôi. Không còn gợn mây che lấp cái
xanh bao la của bầu trời, trời “biếc” hơn, đẹp như buổi ban đầu. Nhà thơ đang
muốn nói về bầu trời hay nói về “em”? Đã từng trải qua một mối tình, mối tình ấy
đầy ắp kỉ niệm gắn liền với lối nhỏ và dòng sông. Đã từng một lần sóng gợn
trên mặt biển, tức là đã từng có niềm vui và nỗi buồn. Tâm hồn ấy đã từng
trải qua “sóng gió” nhưng vẫn giữ được “lòng” “nguyên sơ”, phải chăng là một
tâm hồn đẹp!. Chuyện đã qua không thể không tiếc nuối, không thể không nhớ, quan trọng
là điều còn lại là hãy giữ cho mình những tình cảm đẹp, quên hết những gì buồn
phiền. Phải để cho lòng rộng bay trong gió, để tâm hồn bình yên và thanh thản,
thế nên đắng cay gửi lại bao mùa cũ, thơ viết đôi dòng theo gió xa. Đấy cũng
không phải là sự chối từ hay vứt bỏ, đấy là sự giải thoát.
Nếu như ở khổ thơ trên nhà thơ dùng âm “ơ” (trong từ ngơ) thì sang khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng lại một lần nữa âm này trong chữ “sơ”. Việc dùng âm vần cuối câu không những có tác dụng kéo gần hai khổ thơ mà còn làm cho âm điệu của khổ thơ dài ra, rộng mở, rộng mở cùng dòng sông, kéo dài cùng thời gian hay chính là tâm hồn đang rộng mở (trả “đắng cay” lại cho đời)?!
Chuyển sang khổ thơ cuối, tâm sự tình yêu của người con gái lại càng thể hiện rõ nét hơn:
Nếu như ở khổ thơ trên nhà thơ dùng âm “ơ” (trong từ ngơ) thì sang khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng lại một lần nữa âm này trong chữ “sơ”. Việc dùng âm vần cuối câu không những có tác dụng kéo gần hai khổ thơ mà còn làm cho âm điệu của khổ thơ dài ra, rộng mở, rộng mở cùng dòng sông, kéo dài cùng thời gian hay chính là tâm hồn đang rộng mở (trả “đắng cay” lại cho đời)?!
Chuyển sang khổ thơ cuối, tâm sự tình yêu của người con gái lại càng thể hiện rõ nét hơn:
“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm dầy”
Áo em sơ ý cỏ găm dầy”
Trở lại với câu chuyện Sự tích hoa cỏ may: khi người vợ ra
đi, đã bôn ba khắp nơi, đã mỏi mệt tìm khắp chốn mà vẫn không thấy người chồng ở
đâu. Nàng chết đi, Ngọc Hoàng thương tình cho hóa thành loài hoa có tên là hoa cỏ
may,rồi chị gió mang nàng đi khắp nơi. Sức sống của hoa cỏ may mãnh liệt như sự
chung thủy của nàng. Rồi cứ có khách bộ hành đi qua là cỏ may lại víu vào để hỏi
thăm tin tức về chồng.
Có lẽ vì thế nên “khắp nẻo mới dâng đầy hoa cỏ may”, vậy là trong bài thơ không những có sông, có cát, có gió, có mây…. mà còn có cả một vùng mênh mông hoa cỏ may. Hoa cỏ may lại mảnh mai nên dễ bị gió làm lung lay. Hãy tưởng tượng cả một vùng hoa đang đung đưa trước gió. Cảnh hoàn toàn không “tỉnh” nữa mà là “động”. Nhân vật trữ tình “em” lại xuất hiện, “sơ ý” hay cố tình đây? nàng để cỏ may găm đầy. Lúc này tâm hồn người con gái đang xao xuyến mạnh mẽ, thốt nên ở hai câu cuối:
Có lẽ vì thế nên “khắp nẻo mới dâng đầy hoa cỏ may”, vậy là trong bài thơ không những có sông, có cát, có gió, có mây…. mà còn có cả một vùng mênh mông hoa cỏ may. Hoa cỏ may lại mảnh mai nên dễ bị gió làm lung lay. Hãy tưởng tượng cả một vùng hoa đang đung đưa trước gió. Cảnh hoàn toàn không “tỉnh” nữa mà là “động”. Nhân vật trữ tình “em” lại xuất hiện, “sơ ý” hay cố tình đây? nàng để cỏ may găm đầy. Lúc này tâm hồn người con gái đang xao xuyến mạnh mẽ, thốt nên ở hai câu cuối:
“Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?”
Ai biết lòng anh có đổi thay?”
Dù đã dặn lòng phải kiên cường nhưng không thể tránh khỏi những
phút giây suy nghĩ chính chắn. Tình yêu là thứ có thật, nhưng tình yêu “mỏng mảnh”
lắm, làm sao biết được “lòng anh có đổi thay” hay không?. Tác giả không dùng từ
“mỏng manh” (từ ghép chính phụ) mà lại dùng “mỏng mảnh” (từ ghép đẳng lập) để
gây cho người đọc cảm giác tách rời, một sự gắn kết yếu ớt, thế nên mới dễ dẫn
đến “đổi thay”.
Hai câu cuối bài thơ trở thành điểm nhấn cho cả bài thơ, đúng
là “cảnh sinh tình”. Nếu khổ đầu nhẹ nhàng sâu lắng, khổ thứ hai là triết lí thế
thái nhân tình thì khổ thứ ba nhân vật trữ tình đã mở lòng, tràn trề cảm xúc, lời
tâm tình được gửi đến ai đó đâu đây. Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm
đau của tình yêu trong xa cách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét