Phượng Hoàng bay trong một tối trăng sao
Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa…
(Hàn Mạc Tử, Đêm Xuân cầu nguyện)
Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa…
(Hàn Mạc Tử, Đêm Xuân cầu nguyện)
1.TÊN PHƯỢNG HOÀNG
Cái tên đẹp của Hàn Mạc Tử có gốc từ Kinh thánh. Phượng
Hoàng, con chim thần có tầm phóng trổi vượt các loài chim, hình ảnh biểu tượng
của Thánh sử Gioan Tông đồ, “người môn đệ được Chúa yêu”, vị thánh được
Giáo hội Công giáo xem là bay cao nhất khi người viết Phúc âm thứ tư và
sách Khải huyền trong bộ Kinh thánh Tân ước.
Mở đầu Tin mừng thứ tư, Thánh sử đã khai bút bằng thi khúc
trang trọng, vượt mọi tầng không chạm đến cung lòng Thiên Chúa “Lúc
khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên
Chúa” [1].
Tín điều đó là bản tuyên ngôn về “Lời” tạo thành, cũng là Ngôi Lời – Ngôi Hai
Thiên Chúa – chính “Lời” hoàn tất công cuộc cứu thế, cứu chuộc nhân loại… Phượng
Hoàng - Thánh Gioan đã khám phá những bí nhiệm nơi Thiên Chúa, từ Thiên Chúa,
trong lúc các Thánh sử khác phải bắt đầu từ con người nhập thể của Lời trong thế
gian… Không gian vô tận và nguồn suối Thánh kinh, nguồn mặc khải bắt đầu từ đó,
ta có thể hiểu rằng, trang Thánh kinh đã làm cho nhà thơ bao lần say sưa…
Bởi ao ước tuôn tràn vô pho sách
Bởi Thánh kinh no chán nghĩa sâu xa.
(Hàn Mạc Tử, Say thơ)
Bởi Thánh kinh no chán nghĩa sâu xa.
(Hàn Mạc Tử, Say thơ)
Thơ tôn giáo của Hàn Mạc Tử - không ai phủ nhận thi nhân đã mở
rộng biên giới thơ nhờ sáng tạo độc đáo, và nhất là đời sống tôn giáo mà Hàn Mạc
Tử đã lặng chìm vào đó trong những ngày cầu nguyện như một vị tu sĩ, đặc biệt
là những năm cuối đời - thi nhân nghe, biết, cảm nhận cái tinh hoa của đất trời,
tạo vật chung quanh mình… Chúa luôn luôn có trong những bài thơ hay của thi sĩ:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
(Hàn Mạc Tử, Đà Lạt trăng mờ)
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
(Hàn Mạc Tử, Đà Lạt trăng mờ)
Lặng chìm vào sao, sương, trong một đêm êm ả, sông Ngân lặng
lờ, thinh không bàng bạc, gió hôn tơ liễu, thời gian đắm đuối không bút tả ấy “để
xem trời giải nghĩa yêu”. Trời: theo quan niệm Kitô giáo, mà lại là người Á
Đông thì đó là Ông Trời, là Chúa Trời, chính là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn
loài và vũ trụ. Vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” [2] nên
Ngài đã trải rộng tình yêu Ngài trên muôn tạo vật… Thi sĩ thì thào bên tai
ta “chớ nói nhiều”, để lặng nghe… Phải chăng giây phút thiêng liêng
“đã khởi đầu”, khởi đầu cho sự đắm chìm miên man trong tình yêu qua kỳ công của
Đấng Tạo Hóa.
Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe đụng chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
(Hàn Mạc Tử, Đà Lạt trăng mờ)
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe đụng chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.
(Hàn Mạc Tử, Đà Lạt trăng mờ)
Thiên nhiên là cả vũ trụ tạo thành, cả vận hành tinh tú không
ngừng bên ta. Linh thiêng làm sao, mỹ miều làm sao một đêm diễm ảo! Trời-Trăng ở
đây trở nên một thực thể, một hợp chất tinh khiết, lung linh, thi nhân ngập lặn
và lặng chìm vào đó. Tịnh. Lắng đọng vào không gian, thiên nhiên tươi đẹp phủ lấy
ta, như nhắc nhở con người rằng: cuộc sống này tuyệt vời và đáng yêu biết bao!
Có rất nhiều đoản thi sáng đẹp cao sang của Hàn Mạc Tử đượm
tinh thần Kitô giáo. Vũ trụ, chẳng những giữ được vẻ trinh nguyên của trời đất,
mà còn khoác lên vẻ huyền bí thiêng liêng, mà cho đến mãi mãi con người cũng
chưa thể khám phá hết được! Thế nhưng Hàn Mạc Tử đã cảm nghiệm được hạnh phúc
vì vai trò “đế vương” của người Kitô hữu, con người là vua vũ trụ, nên thi nhân
đã tận hưởng hết mình khi đắm mình vào vũ trụ thiên nhiên, vốn là gia sản Thiên
Chúa đã trao tặng cho con người.
Trăng, sao, hoa, hương, mây gió, cây cỏ, ngập tràn lai láng
trong các vần thơ của Hàn Mạc Tử, nào có phải vì bệnh hoạn, tâm thần hay ám ảnh
gì đâu; Trong “Đau thương” thi nhân lại còn nâng lên một bậc nữa, đó chính là
hơi thở, là linh hồn, là sự sống thiên linh dẫn dắt người thơ trong hành trình
dương thế. Thiên nhiên thơ và thi sĩ như là đôi bạn hiểu nhau hòa nhập thẩm thấu
vào nhau trong hơi thở.
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm
Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở
Dần dần hoa cỏ biến ra thơ.
Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở
Dần dần hoa cỏ biến ra thơ.
Hay:
Cỏ trăng nước đều lặng nhìn nhau…
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức,
Rồi bay lên cho tới một hành tinh.
(Hàn Mạc Tử, Hồn là ai?)
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực
Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức,
Rồi bay lên cho tới một hành tinh.
(Hàn Mạc Tử, Hồn là ai?)
Trăng đối với Hàn Mạc Tử là đôi bạn thân từ hồi trẻ. Bãi
trăng Sa Kỳ “trăng dày đặc, cử động hay di chuyển như kéo cả trăng theo”.
Bài Chơi giữa mùa trăng đẹp quá, tuyệt vời quá, tinh tuyền quá! tôi
chẳng phải biết trích ở đoạn nào, câu nào… Có lẽ ta nên đứng xa xa, lặng thinh
dõi theo chiếc thuyền trăng đang nhẹ lướt, trong thuyền đang có hai người
trăng. Hai chị em Như Lễ, Nguyễn Trọng Trí đã bơi lạc vào sông trăng rồi! Hãy để
hai chị em hưởng những phút thần tiên của thế giới trăng sao giữa trời đêm ngọc
ngà ấy! “A ha, Chị Lễ ơi, chị là trăng và em đây cũng là trăng nữa”. Rồi
Hàn Mạc Tử khát khao “em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm
thôi…”.
Lạy Chúa tôi, vầng trăng cao giá lắm
Xin ban ơn bằng cách ánh thêm lên…
(Hàn Mạc Tử, Vầng trăng)
Xin ban ơn bằng cách ánh thêm lên…
(Hàn Mạc Tử, Vầng trăng)
Lời thơ cầu nguyện bộc phát từ con tim ngây thơ trong sáng của
anh, tự nhiên như làn hơi, như nhịp rung đập từ lồng ngực anh. Nơi khác, anh
tha thiết:
Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao…
(Tựa Xuân như ý)
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao…
(Tựa Xuân như ý)
3.1. Nguyễn Trọng Trí xác tín “Đức Chúa Trời đã tạo ra trăng,
hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ, nhưng người đời u mê phần nhiều
không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy, chiêm nghiệm lẽ mầu nhiệm
phép tắc của Đấng chí tôn…”. Bởi thế “loài thi sĩ” được ra đời, là “bông hoa
quý hiếm, phải làm tròn nhiệm vụ, là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu lưu danh
muôn đời” [3]. Luôn luôn, Hàn Mạc Tử muốn vươn cao lên, ước mơ xa hơn, toàn
bích hơn trong sáng tạo để trút vào người khác nguồn khoái cảm thơm tho tinh sạch.
Khát vọng ấy nung nấu anh, bỏng cháy nguồn thơ anh vì “người tri kỷ của thi sĩ
phải là một bậc cao quý, toàn năng, một Đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết cả mọi
sự - Đấng ấy là Đức Chúa Trời, kể lể hết niềm thương đau với Người, dâng cho
Người những bài thơ sáng láng anh hoa, thế mới mãn nguyện”[4].
3. 2.. Từ mùa Xuân đầu tiên đó là vẻ đẹp diệu huyền
thơ mộng Hàn Mạc Tử rất hay tưởng đến,
Khi càn khôn mới dựng nên,
Gió căng hơi và nhạc lên trời,
Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm,
Còn mặt trời kia tựa khối vàng…
Gió căng hơi và nhạc lên trời,
Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm,
Còn mặt trời kia tựa khối vàng…
Cái thời xa như huyền thoại, giữa vườn diệu quang tinh khôi
thơ mộng ấy, chiều chiều gió hiu hiu thổi. Thượng Đế vẫn thường bách bộ đến trò
chuyện với con người… Nhưng rồi mây mù bóng tối đã chụp xuống, trái cây “bằng
ngọc” kia đã trở thành “trái cấm”, con người phá vỡ tình yêu Đất-Trời trinh
nguyên vì “hương cám dỗ mê người trong khoái lạc”… Từ đó, cánh cửa địa đàng
khép lại, dấu chân con người phải lang thang tìm kiếm trong nuối tiếc vô biên!
Thi phẩm Ra đời được viết trong khát vọng tìm về miền địa đàng tuyệt
vời mùa Xuân nguyên thủy ấy, hoàn hảo và chan chứa niềm vui thánh thiện. Từ
trong “thiên địa đắm hoang mang” niềm hy vọng đã bừng lên rộn rã mãnh liệt, vì
từ thiên đàng bay những tiếng tung hô thánh đức
… Ánh hào quang chan chói lưu ly
Ôi Thánh, Thánh, Thánh!
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc
… Rất phương phi trên hết cả anh hoa.
(Ra đời)
Ôi Thánh, Thánh, Thánh!
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc
… Rất phương phi trên hết cả anh hoa.
(Ra đời)
Bài Ra đời kết tinh câu chuyện lịch sử Kinh thánh từ
Cựu đến Tân ước… Trái táo Eva đã đi vào văn hóa thế giới bất phân tôn giáo.
Trái táo hồng tươi mọng chín là hương cám dỗ, là sự quyến rũ và đồng thời cũng
là sự gãy đổ do khoái lạc gây nên; nhưng chính nó cũng là căn nguyên của tình
yêu cứu chuộc, tình yêu tái tạo. Vì thế, nghệ thuật trưng bày đêm Giáng sinh,
người ta không ngần ngại đặt Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, trong hình hài một
thơ nhi mới sinh nằm đơn sơ trên trái táo, hoặc những hình thức nghệ thuật
tương tự…
Chàng ơi! Chàng ơi, sự lạ đêm qua!
Mùa Xuân tới mà không ai biết cả…
Hẳn là thi nhân đã được xuất thần trong nhiều lần cầu nguyện!
Ta chắp hai tay, lạy quỳ hoan hảo
Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian
(Đêm Xuân cầu nguyện)
Mùa Xuân tới mà không ai biết cả…
Hẳn là thi nhân đã được xuất thần trong nhiều lần cầu nguyện!
Ta chắp hai tay, lạy quỳ hoan hảo
Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian
(Đêm Xuân cầu nguyện)
vì,
Phượng Hoàng bay trong một tối trăng sao
Đương cầu xin, ọc thơ ra dường sữa
Ta ngất đi trong khoái lạc của hồn đau…
(Đêm Xuân cầu nguyện)
Đương cầu xin, ọc thơ ra dường sữa
Ta ngất đi trong khoái lạc của hồn đau…
(Đêm Xuân cầu nguyện)
Sự lạ đã chiêm ngắm, đã tận hưởng, vì Phượng Hoàng đã đáp xuống
một miền xa lạ, diễm ảo, ngất ngây. Mùa Xuân đã vây bọc lấy chàng, vỗ về yêu
thương chàng mà chẳng ai hay biết! Phải chăng mùa Xuân vĩnh cửu đã hé mở cho
chàng cánh cửa nghìn thu, Mùa Xuân đợi chàng neo bến… nhưng mùa Đông se thắt bệnh
hoạn, xác thân mỏi mòn vẫn đang giam giữ chàng một ít thời gian nữa!
Với tư cách là một nhà thơ tôn giáo, với tất cả tinh thần của
chữ ấy, nghệ thuật trong thơ được Hàn Mạc Tử nâng lên đến tuyệt đỉnh. Thi nhân
mách bảo với Bích Khê: “Sáng tạo là điều cần thiết tối thiểu của
thơ, mà muốn tìm cảm xúc mới lạ, không chi bằng đọc sách về tôn giáo cho nhiều,
như thế thơ văn mới trở nên trọng vọng, cao quý, có một ý nghĩa thần bí” [5].
Trong bài tựa Xuân như ý thi nhân viết: “Lạy Chúa
Trời ôi! Hãy ban cho tôi hằng hà sa số là ơn lành, ơn cả. Thơ tôi sẽ rất no, rất
ớn, rất nư, trọng vọng như tài hoa, cao sang như nhân đức, chói chang vô vàn
phước lộc…” [6].
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
để:
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngất ngây bởi chưng thơ đầy ứ…
(Hàn Mạc Tử, Ave Maria)
Sẽ ngất ngây bởi chưng thơ đầy ứ…
(Hàn Mạc Tử, Ave Maria)
1. Thơ thiên nhiên – nghệ thuật tôn giáo cách chung
Những văn thơ có màu sắc tôn giáo đậm nét đa phần đều hội tụ
trong hai tập thơ “Xuân như ý” và “Thượng thanh khí”, nhiều bài đọc lên không
hiểu hết được, chẳng những thế ta lại thấy mông lung phiêu dạt vào một không
gian xa lạ đâu đâu ngoài thời gian… “Thuở sinh thời Hàn Mạc Tử, đã có người
không hiểu thơ và mượn chính tác giả cắt nghĩa. Hàn Mạc Tử trả lời: “giải nghĩa
văn thơ thực là vấn đề to lớn phức tạp quá, và cứ như lời thơ tôi làm đó thì phải
giải nghĩa bao nhiêu trang giấy!… “ Thấy một cành hoa mà mường tượng ra mùi
hương, thấy một làn tinh trắng mà hình dung được cái gì thanh sạch ở thế giới
khác là đủ rồi. Vì tất cả thi vị là ở đấy… Người ta cảm biết một cách tự
nhiên” [7].
Thật ra, quan niệm của Hàn Mạc Tử không tuyệt đối. Đành rằng
thơ được thưởng thức cách tự nhiên, nhưng nếu thơ sử dụng nhiều điển tích, hay
thơ thuộc lãnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thì việc giải thích thơ là điều cần thiết
để có thể cảm nhận sâu sắc thâm thúy tứ thơ và những rung cảm nghệ thuật thơ
đem lại.
Thi nhân có hướng đi rõ rệt cho thơ là tìm nguồn thơ nơi
Thánh kinh, và cả trong lời kinh cầu nguyện:
Trăng tờ mờ một trời thơ sớm nở,
Bao Hoa Hồng mầu nhiệm Nữ Vương xưa
Ôi đây là Đền cao ngự nhà vua
Dòng Đa-vít thưở xưa trời sáng cả…
Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã
Quê hương thơ đằm thắm biết chừng nào…
Quyến rũ biết bao kinh cầu nguyện
Và kết tinh thành hào quang kim tuyến
(Hàn Mạc Tử)
Bao Hoa Hồng mầu nhiệm Nữ Vương xưa
Ôi đây là Đền cao ngự nhà vua
Dòng Đa-vít thưở xưa trời sáng cả…
Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã
Quê hương thơ đằm thắm biết chừng nào…
Quyến rũ biết bao kinh cầu nguyện
Và kết tinh thành hào quang kim tuyến
(Hàn Mạc Tử)
Những dòng thơ hầu như đã in vào tâm trí, kinh cầu Đức Bà mà
người tín hữu Công giáo vẫn đọc sớm hôm trong gia đình: “Đức Bà như Hoa hường mầu
nhiệm vậy. Đức Bà như lầu đài Đavít vậy. Đức Bà như đền vàng vậy. Đức Bà như
tháp ngà báu vậy. Đức Bà là cửa Thiên đàng”… Cũng theo thi nhân “Đấy là vườn
nên hoa lá xôn xao, gió đổi mới và thêm hương cho ánh sáng”…[8] lại
một vườn Eden mùa rộng rãi trái trăng phong nhiêu và thơm ngon. Trong kinh kệ
Phật giáo nữa. Phượng Hoàng – Hàn Mạc Tử vỗ cánh bay lên, bay từ phương trời
này tới phương trời khác như cõi bao la ngập hương. “Bay từ Đao Ly đến trời Đâu
Suất: (Hai cõi trời hạnh phúc của Phật Giáo). Hàn Mạc Tử là người cởi mở, hòa đồng,
hội nhập… Mở đầu bài “Huyền ảo” anh viết lời thơ trong sáng khi anh có dịp gặp
gỡ một nữ chân tu trong thơm và rộng lớn [9]:
Mới lớn lên trăng đã thẹn thò
Thơm như tình ái của ni cô…
(Huyền ảo)
Thơm như tình ái của ni cô…
(Huyền ảo)
Hay:
Cho tôi hoa Đền Ngự
Cho tôi lòng ni cô.
(Cao hứng)
Cho tôi lòng ni cô.
(Cao hứng)
Sự đơn sơ trong suốt của tâm hồn làm cho anh nhạy bén đọc được
ngôn ngữ vạn vật, trăng sao và đồng loại. Được hỏi, thì thi sĩ trả lời: “Tôi lợi
dụng văn chương và triết lý nhà Phật để mà làm thơ thôi, tôi dung hòa cả hai thể
văn chương tôn giáo Thiên Chúa và nhà Phật. Đó là chỉ muốn làm giàu cho nền văn
chương chung” [10].
Thi nhân nghe ngóng từng đụng chạm nhỏ, từng sự run rẩy của lá hoa, từng vi tế
giao thoa của hai làn ánh sáng:
Hãy quỳ nán lại tiếng sao rơi
Khua ánh trăng xanh động khí trời
Gió thổi hay là hoa thở nhỉ
Ô hay người ngọc biến ra hơi
(Mơ hoa)
Khua ánh trăng xanh động khí trời
Gió thổi hay là hoa thở nhỉ
Ô hay người ngọc biến ra hơi
(Mơ hoa)
Sầu lắng qua:
… Những nét buồn tơ liễu rũ
Những lời năn nỉ của hư vô
(Hàn Mạc Tử, Huyền ảo)
… Những nét buồn tơ liễu rũ
Những lời năn nỉ của hư vô
(Hàn Mạc Tử, Huyền ảo)
Hòa nhập vào:
Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ
Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu
Não nề lòng viễn khách giữa cơn mơ
(Hàn Mạc Tử, Hãy nhập hồn em)
Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu
Não nề lòng viễn khách giữa cơn mơ
(Hàn Mạc Tử, Hãy nhập hồn em)
Cứ như thế, những dòng thơ tràn ngập cả vũ trụ, biến vào vũ
trụ, là tiếng nói của vũ trụ… Hàn Mạc Tử đặt thiên nhiên vào thế giới nội tâm của
thi nhân, và cả hai vũ trụ đó có một sự tương quan hòa điệu nhịp nhàng:
Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió loãng
Với là hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây.
(Hàn Mạc Tử)
Với là hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây.
(Hàn Mạc Tử)
Ngay cái ăn mặc của thi nhân chúng cũng giàu có sang trọng,
làm cho ta cảm thấy có một chút gì thèm thuồng, hờn ghen… Vũ trụ là của con người,
được ban tặng nhưng không, mà ta không sử dụng được như Hàn Mạc Tử, không ôm
vào lòng một cách sung sướng, hả hê, “lang thang” mà cũng đầy tự tin:
Áo ta rách rưới trời không vá
Mà bốn mùa trăng mặc vải trăng.
(Hàn Mạc Tử)
Mà bốn mùa trăng mặc vải trăng.
(Hàn Mạc Tử)
Vì vậy quanh thi nhân”đầy mình lốm đốm những vì sao” rực rỡ
như một ông hoàng mà không phải của phú quý vinh hoa trần thế này ban tặng đâu,
nhưng là của trời, Xuân, Mùa Xuân chính nhà thơ tưởng tượng sáng tạo,
Tứ thời xuân, tứ thời non nước
Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang
(Hàn Mạc Tử, Nguồn thơm)
Phút thiêng liêng nhuần gội ánh thiều quang
(Hàn Mạc Tử, Nguồn thơm)
Hay:
Dồi dào đến tỏa ra trời phong phú
Không cầu xin ơn huệ của Hoàng gia.
Không cầu xin ơn huệ của Hoàng gia.
Khi cô đơn đau khổ, kiểu “tiêu sầu” của thi nhân cũng phi thường
nét kiêu sa:
Tôi phiêu diêu cùng ngàn sao băng
A ha! lòng tôi trăng là trăng
A ha! trăng tràn đầy châu thân
(Hàn Mạc Tử, Tiêu sầu)
A ha! lòng tôi trăng là trăng
A ha! trăng tràn đầy châu thân
(Hàn Mạc Tử, Tiêu sầu)
Và,
Đừng nói buồn mà không khí nao nao
Để chơi vơi này bông trăng là gió.
Để chơi vơi này bông trăng là gió.
Trong cô liêu thôn xóm nghèo nàn, cơm nước đạm bạc, trò chuyện
rất ít với chú tiểu đồng đơn sơ [11]…
còn lại chỉ là im lặng. Im lặng xa, im lặng gần, im lặng với thinh không bao
la, im lặng với khoảng không nhỏ của túp lều tranh dột nát. Sự thinh lặng đó để
làm cho Hàn Mạc Tử khám phá ra chiều sâu của vô biên, chiến thắng sự sợ hãi, chấp
nhận cô đơn, và thăng hoa…, tạo nên một bản đàn, một hợp khúc của nội tâm thi
nhân và ngoại giới… [12]
Trăng! Trăng! Trăng! là trăng! Trăng! Trăng
Ai mua trăng tôi bán trăng cho …
Trăng! Trăng! Trăng! là trăng! Trăng! Trăng
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi.
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng tôi một tràng chuỗi
Trăng mới là trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng! Trăng! Trăng
(Trăng vàng trăng ngọc)
Ai mua trăng tôi bán trăng cho …
Trăng! Trăng! Trăng! là trăng! Trăng! Trăng
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi.
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng tôi một tràng chuỗi
Trăng mới là trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng! Trăng! Trăng
(Trăng vàng trăng ngọc)
Niềm tin ướt đẫm trang thơ, yêu đời, lạc quan, một điệu đàn
vui đang nhảy múa trong thi nhân và trong ta. Thử hỏi ai trong chúng ta đem Vầng
Dương – Ánh Nguyệt ra bán? Họa chăng là điên. Ta đón tiếp thi nhân, một tài
năng, một siêu sao sáng tạo nghệ thuật vì “Hàn Mạc Tử đã phóng thoát cái bản
năng loài người, cởi lột được bao nhiêu cốt cách của loài người để mà ăn nhập
vào vũ trụ, biến thành một hiện tượng vũ trụ. Người xưa nhận xét: Đó là văn có
tiên cốt “. Trần Thanh Mại còn đẩy xa hơn “còn thoát lên trên cái tiên cốt ấy nữa.
Thi sĩ đã bọc trong vạt áo từng bọc vàng, đã hụp lặn trong những vũng vàng
trăng như con thiên nga trong hồ sen, đã đắp trăng mà ngủ một giấc đầy mộng.
Thi sĩ đã từng chạy theo phương trời mà hứng những mảnh sao băng rụng…” [13].
2.1. Nghệ thuật vẫn là nghệ thuật suông, vô hồn khi nó chỉ là
tác phẩm không dọi soi vào khát vọng bên trong của con người. Còn nghệ thuật
chân chính có khả năng cứu vớt, đi vào nội tâm làm bừng sáng khát vọng vươn lên
cao. Tôn giáo không phải là nghệ thuật, nhưng nghệ thuật nhờ tôn giáo mà nâng
cánh. Đường bay thi ca tôn giáo sẽ đưa nhà thơ từ hiện thực đến siêu hình, đến
cứu cánh là Thượng Đế, là Chúa tể càn khôn, là tuyệt đích của nghệ thuật. Cái
thiện mỹ tinh tuyền nơi Thượng Đế và con người nhân loại chỉ là một. Từ
mùa Xuân đầu tiên Thượng Đế “dựng nên con người giống hình ảnh Ngài”
và ta là con của Thượng Đế, Ngài dạy ta gọi Người là Cha. Chân-Thiện-Mỹ tuyệt đối
là Thượng Đế, nơi Ngài là nguồn mạch sự trong lành, còn nơi con người, nơi thi
nhân thì do nguồn mạch ấy chảy ra, chuyển đến ta, đem vào đời ta những ý niệm tốt
đẹp và ta mãi tìm kiếm khát khao cái chân thiện nguyên sơ mỹ miều và tinh khôi
đó. Hàn Mạc Tử thâm tín chân lý này khi viết: “Thơ là một tiếng kêu rên thảm
thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sáng ngàn kiếp
vô thủy vô chung với những hạnh phúc tuyệt vời… Thơ là sự ham muốn vô biên những
nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt… . Phải đi khởi mạch thơ
ở Đức Chúa Trời, một Đấng mà thi sĩ nhận lấy như là hết cả mọi sự – Đấng ấy là
Đức Chúa Trời. Thi sĩ chỉ có thể trút hết hận tình với Đức Chúa Trời, kể lể hết
niềm đau thương với Người, dâng cho Người những bài thơ sáng láng anh hoa, thế
mới là mãn nguyện”.[14] Nên
ta thấy trong thơ Hàn Mạc Tử thường hay quay trở về với cội nguồn với mùa Xuân
đầu tiên, với Thượng Đế, “là căn nguyên mọi nghệ thuật, châu báu mà con người đời
sau đã đánh mất trong biển thời gian mà chỉ có giống thi sĩ là cố công ngụp lặn
mà tìm”.[15]
Thuở ấy càn khôn mới dựng lên
Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên
Người thơ phong vận như thơ ấy
Nào đã ra đời ngọc biết tên.
(Xuân đầu tiên)
Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên
Người thơ phong vận như thơ ấy
Nào đã ra đời ngọc biết tên.
(Xuân đầu tiên)
“Chính tư duy tôn giáo đã làm cho sáng tác của Hàn Mạc Tử có
một cấu trúc nội tại trong toàn tác phẩm… là công cụ hữu hiệu để nâng nghệ thuật
tuyệt vời của thi nhân… Trong “đau thương” Hàn Mạc Tử chấp nhận bệnh tật như là
hậu quả của nguyên tội, là phương tiện thân xác mà Chúa đã dùng để cứu thế. Bệnh
tật là sự tham gia vào công đức cứu rỗi, mà nối liền người bệnh là bản thân
Chúa “Nhập-thể-làm-người” giữa cộng đồng nhân loại… Khi đi tìm giải pháp của
đau thương, Hàn Mạc Tử đã đến với Chúa, với Thượng Đế, đem cái ta của mình hòa
lẫn với cái tôi bản thể – như vậy, từ góc độ nghệ thuật tôn giáo, sáng tác của
Hàn Mạc Tử một cách vô thức, đã minh họa cho con đường cứu rỗi của Thiên Chúa
giáo”.[16] Con người được cứu chuộc bằng giá máu Con Thiên Chúa
trên đồi Canvê, để đem con người trở lại tình trạng nguyên tuyền khi xưa của buổi
bình minh nhân loại, thì hôm nay Hàn Mạc Tử đặt nhiệm vụ cho mình, của loài thi
sĩ “là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh muôn thuở. Người (Thiên Chúa)
bắt chúng (thi sĩ) phải mua bằng giá máu”:
Không rên xiết nghĩa là thơ vô nghĩa lý…
Hay:
Ta hiểu chi trong áng gió nhiệm mầu
Những hạt lệ của trích tiên đày đọa.
(Hàn Mạc Tử)
Hay:
Ta hiểu chi trong áng gió nhiệm mầu
Những hạt lệ của trích tiên đày đọa.
(Hàn Mạc Tử)
Con đường sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mạc Tử trần ai và truân
chuyên như chính cuộc đời thi nhân. Thành công trong sự nghiệp và tình yêu chẳng
có gì rực rỡ! Rồi bệnh tật chụp xuống, người thơ như bị muôn ngàn cơn sóng dồn
dập nhận chìm “hồn mệt lả còn tôi thì chết giấc”, điên loạn, dằn vặt, vật lộn với
những nỗi thương đau… nhưng càng về sau nhờ niềm tin Kitô giáo, nhờ tín thác
vào Thiên Chúa, thơ Hàn Mạc Tử đã vượt khỏi tầm suy tưởng của ta. Chấp nhận cái
hữu hạn của thân phận, nhà thơ đã vươn đến vô biên. Cái vô biên, vô cùng mới có
thể lấp đầy khát vọng thi nhân và sứ mệnh cao cả nhà thơ phải đảm nhận. Từ đó
thơ Hàn Mạc Tử bay vào cõi siêu hình mầu nhiệm với tinh thần Kitô giáo đúng
nghĩa. Các nhà nghiên cứu đang trên đường khám phá cái tuyệt diệu của thi sĩ,
còn chính Hàn Mạc Tử giữ lấy nét nghệ thuật của thi nhân là “cái tinh thần Việt
Nam, cái tinh thần Đông phương rung cảm tâm hồn người ta ở cái đẹp kín đáo, cái
tình sâu sắc, cái buồn thấm thía… “.[17] Và
khi đi vào nghệ thuật:
Đây là tất cả người anh tiêu tán
Cùng trăng sao bàng bạc xứ say mơ
(Hàn Mạc Tử- Mật đắng)
Cùng trăng sao bàng bạc xứ say mơ
(Hàn Mạc Tử- Mật đắng)
Hàn Mạc Tử viết: “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối
quá. Tôi bị cám dỗ. Tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi
đều hết sức giữ bí mật. Và cũng nghĩa là tôi mất trí, tôi phát điên. Nàng đánh
tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. Có ai ngăn cả được tiếng
lòng tôi?” [18]. Lúc đau khổ mệt nhoài “Thần Khí đỡ đần sự yếu đuối của
ta “Vì cầu xin thế nào cho phải, ta nào có biết. Song, chính Thần Khí chuyển cầu
cho ta, bằng những tiếng rên khôn tả xiết” [19] Thơ
của Hàn Mạc Tử được đồng hóa với hơi thở, lời cầu nguyện: Cảm nghiệm được
hồng ân tuôn trào qua những lúc tiếp xúc thân mật với Chúa, đó là những lời van
lơn đầy nước mắt cầu xin cho khỏi bệnh, hay là tâm tình chấp nhận nỗi đau đầy
tinh thần phó thác “xin vâng”, mà không khỏi gây cho thi nhân một sự giằng xé nội
tâm mãnh liệt, điên cuồng, đau đớn đến rướm máu. Hàn Mạc Tử thành thật ghi:
… Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh:
Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.
(Hàn Mạc Tử, Rướm máu)
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh:
Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.
(Hàn Mạc Tử, Rướm máu)
Bị dìm ngập vào biển thương đau như thế, tự thân tác giả phải
ngoi lên, vươn lên để hớp lấy khí sống và hướng về sự sống vô biên, vĩnh hằng
“… cho nên thơ là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước
ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung, với những hạnh phúc
bất tuyệt” [20]. Đời thi nhân có nhiều mây mờ thật, những đám mây đen che
khuất vầng dương, làm cho Hàn Mạc Tử cực nhọc mò mẫm, chới với. Nhưng ánh sáng
niềm tin chẳng hề phản bội thi nhân. Từ đau khổ vô tận của bệnh hoạn, Hàn Mạc Tử
đã tìm, đã khám phá ra nguồn thi cảm mới – đó là nghệ thuật thơ đặc trưng của
thi nhân: Từ vực sâu của nỗi đau lời cầu của anh thăng hoa, nếm cảm hạnh phúc,
đưa tư tưởng thơ ca của thi nhân đến những vùng trời huyền diệu. Hàn Mạc Tử viết:
“Tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một
làn ánh sáng. Anh sẽ thấy hơi đàn lả lướt theo hơi thở của hồn tôi… Và anh sẽ cảm
giác lạ nhìn không chớp mắt một tia sáng xôn xao tại có vì sao vỡ. Những thứ ấy
là âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rên vang dưới ngòi bút” [21]
Phải chăng đau khổ thanh luyện tâm hồn, sự tinh tuyền từ Thượng
Đế tràn qua nơi tâm hồn trong sạch, người thơ được dự vào sức sống của Chúa với
nỗi lòng của một người con:
“Trí” miêu duệ của muôn vì rất thánh.
Hay: Ngọc như ý vô tri còn biết cả
Huống chi tôi là Thánh Thể kết tinh.
(Hàn Mạc Tử, Thánh Nữ đồng trinh)
Huống chi tôi là Thánh Thể kết tinh.
(Hàn Mạc Tử, Thánh Nữ đồng trinh)
Hàn Mạc Tử đã sống thánh thiện hiệp nhất với Chúa Giêsu Thánh
Thể, đã thật sự ở trong Ngài, ở với Ngài cách thâm sâu nên mới có thể trào ra vần
thơ đầy xác tín chân lý này và để lại cho đời những vần thơ tôn giáo, những vần
thơ của niềm tin, của thế giới nguyện cầu, cung chiêm, khám phá được nét trinh
nguyên của “nàng” từ Nguồn thơm của đức tin và sáng tạo.
2.2. Bài Ra đời với muôn vàn cảnh sắc thiên cung
đang “bay những tiếng tung hô thánh đức”. Thi khúc chịu ảnh hưởng của thể văn
khải huyền đậm nét. Tác giả được ơn khải thị những sự trên trời nơi ngai tòa
vinh quang Thiên Chúa.
Muôn thần phẩm trong lâng lâng chầu chực
Ánh hào quang chan chói ngất lưu ly!
Rồi tác giả sửng sốt:
Ôi, cao sang khôn ví trọng ai bì
Trên nước cả có muôn vàn châu báu.
Ôi! thánh thay, thánh thay và thánh thay
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc.
(Hàn Mạc Tử, Ra đời)
Ánh hào quang chan chói ngất lưu ly!
Rồi tác giả sửng sốt:
Ôi, cao sang khôn ví trọng ai bì
Trên nước cả có muôn vàn châu báu.
Ôi! thánh thay, thánh thay và thánh thay
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc.
(Hàn Mạc Tử, Ra đời)
Điệu nhạc nào ở đây vậy? Có phải Hàn Mạc Tử cũng được xuất thần
như Thánh Gioan Thánh sử?
Nhạc thần trôi râm ran rung động cả điện thờ, các thánh phủ
phục trước linh ngai tung hô:
Ôi thánh thay, thánh thay, thánh thay
“Đàng trước ngai thì như một biển lưu ly tựa hồ thủy tinh…
đêm ngày tiếng hô không ngớt: Thánh, Thánh, Chí Thánh…” (Kh 4,22). Đây là bài
thánh ca chịu ảnh hưởng của tiên tri Isaia 6,3. Bài ca diễn ra trong khung cảnh
uy linh và tráng lệ của một Trời Mới Đất Mới của thiên đàng vinh sang. Một trời
lộng lẫy uy nghi với muôn tiếng tung hô vang dậy của muôn ngàn thần thánh trên
trời. [22]
Hàn Mạc Tử con người tài hoa và đạo đức đã chiêm ngưỡng sự lạ
về những trang Thánh kinh trong Cựu và Tân ước, Lời chỉ có thể được nếm cảm
trong cầu nguyện, chiêm niệm, xuất thần đến thị kiến.
Nhạc sĩ Hải Linh đã dày công chọn bài Ra đời phổ nhạc
và điều khiển, nâng thơ Hàn Mạc Tử vào lãnh vực nghệ thuật cao hơn, mà vốn thơ
cũng đã là nhạc rồi! Với những nhạc cụ hiện đại, dàn hợp xướng đã khéo phối
khí, phối âm, đưa dòng nhạc từ mơ hồ xa xôi của “một chiều xanh huyền hoặc” thuở
Địa đàng cám dỗ… vút bay đến Thiên cung tràn ngập ánh hào quang chói lói, tràn
ngập tiếng đàn ca và tung hô… Thế mà, Ngôi Hai vì tình yêu con người đã bỏ ngai
vàng vinh sang để “làm người” như chúng ta. Mầu nhiệmRa đời làm cho Trời
trở thành:
Rất trọng vọng, rất thơm tho man mác,
Rất phương phi trên hết cả anh hoa.
(Hàn Mạc Tử, Ra đời)
Rất phương phi trên hết cả anh hoa.
(Hàn Mạc Tử, Ra đời)
2.3. Thơ – hương kinh dâng Mẹ đồng trinh. Vẫn dòng thơ ấy, cảm
hứng tôn giáo đã đẩy ngọn bút Hàn Mạc Tử lướt nhẹ trên đường bay, càng lúc càng
mãnh liệt, Ave Maria, bài thánh thi dâng Mẹ Việt Nam.
Bao la quá! Hùng vĩ quá! Sang trọng quá! Trên trời sao quỳ chầu
ơn phước [23], dưới đất biển mênh mông dâng thần nhạc, vũ trụ tràn ngập
trăng sao. Xem có người nữ nào được vinh danh như thế trên trần gian!
“Trí – miêu duệ của muôn vì rất thánh”, đau khổ nhiều, dòng
châu lệ rưng rưng, nhưng sốt sắng say sưa:
Giọng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí
Và trong tay nắm một nạm hào quang.
(Hàn Mạc Tử, Thánh Nữ Đồng Trinh)
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí
Và trong tay nắm một nạm hào quang.
(Hàn Mạc Tử, Thánh Nữ Đồng Trinh)
Dòng lệ cảm động đã biến thành suối thơ, miệng thao thao
không ngớt, bút reo lên nhảy múa, lời thơ dồn dập như bị ngợp, trong miệng ngậm
câu ca huyền bí; chắc hẳn câu ca này chỉ có thi nhân mới “bật mí” cho chúng ta
hiểu phần nào mà thôi. Và đôi tay không phải là dấu hiệu bệnh hoạn nhưng là
đang “nắm một nạm hào quang”. Trong phút miên man say sưa ấy, Hàn Mạc Tử lần đến
bên sứ thần kính cẩn thưa:
Hỡi sứ thần Thiên Chúa Gabriel
Khi người xuống truyền tin cho Thánh nữ
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú?
Người có nghe náo động cả muôn trời?
(Thánh nữ đồng trinh)
Khi người xuống truyền tin cho Thánh nữ
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú?
Người có nghe náo động cả muôn trời?
(Thánh nữ đồng trinh)
Giây phút trọng đại chờ đợi ý kiến người trinh nữ làng
Nagiaret để Ngôi Hai Nhập thể [24] Giây
phút linh thiêng nhiệm mầu giữa Trời và Đất, thời gian như lắng đọng vì cả vũ
trụ, nhân loại, thiên thần chờ mong, Thiên Chúa cũng chờ mong, nghĩa là cả thế
giới chờ đợi câu trả lời của Đức Maria… Tất cả trầm lắng trong lặng im sâu thẳm.
Thế nhưng, Hàn Mạc Tử thi sĩ của chúng ta nhận ra giây phút vô biên này đã làm
“xôn xao muôn tinh tú” và “náo động cả muôn trời”. Cung bậc nghệ thuật tôn giáo
ở đây đã lên đến đỉnh cao trong tác phẩm Truyền tin. Khi ta chiêm ngắm người
trinh nữ khiêm tốn chắp tay cầu nguyện bên vị thiên sứ nghiêng mình cung kính
chờ đợi câu trả lời… thì đồng thời ta cũng nghe luôn sự “xôn xao” của toàn vũ
trụ và vẻ “náo động” thánh thiện của muôn thiên thần cánh khép quỳ rung rinh.
Tài năng thơ đầy sáng tạo, tưởng tượng quả có một không hai nơi nhà thơ Công
giáo Hàn Mạc Tử.
Thi phẩm Ave Maria, đoạn cuối có 4 chữ: Phượng Trì! Phượng
Trì!, Phượng Trì! Phượng Trì! Nghe hay, trang trọng, nhưng xa cách khó hiểu, nếu
không được giải thích ta sẽ không thưởng thức cho hết hương vị thi ảnh của bài
thơ. Qua hồi ký “Hàn Mạc Tử, anh tôi”, Nguyễn Bá Tín viết: “Lòng anh luôn tràn
đầy cảm nghĩ yêu đương, chỉ một biến cố nhỏ, nhạy bén cũng khơi động mạch thơ
anh ào ạt tuôn ra như suối… thơ anh vì vậy mang nhiều cảm ứng, nhiều từ ngữ lạ
lùng khó hiểu… Chữ Phượng Trì thỉnh thoảng thấy xuất hiện trong nhiều bài thơ của
anh. Nhân đi coi phim Tàu “Hỏa thiêu Hồng liên tự”, trong phim có đoạn nhân vật
anh hùng Cam Phượng Trì phi thân lên ngọn núi rồi lấy đà dùng thuật phi hành
bay lên mất dạng trên trời cao. Người tình là Diệp Tiêu Thanh chạy đi tìm cất
tiếng gọi: Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Hai chữ “Phượng Trì” ám ảnh anh
một cách kỳ lạ say đắm… Hôm sau anh lại trốn đi xem phim. Anh nói: “Phượng Trì
cái tên thật là tuyệt, nghe như bay lên. Bay lên cao hay quá!”. Hai tiếng ấy đã
tạo cho anh một ý niệm bay về trời mà trong bài Ave Maria ở đoạn cuối
anh lặp lại bốn lần một cách gắn bó thiết tha:
Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng Trì [25]
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang
(Hàn Mạc Tử, Ave Maria)
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang
(Hàn Mạc Tử, Ave Maria)
Đoạn cuối này, anh phỏng theo bài hát rất quen thuộc hồi đó
trong nhà thờ. Bài “Au ciel au ciel” (Cantiques de la jeunesse) mà cũng là bài
hát trong gia đình, cha tôi dạy các con hát với cây đàn harmonium nhỏ:
Bài: J’irai la voir un jour
J’irai la voir un jour
Au ciel dans ma patrie
Oui j’irai voir Marie
Ma joie et mon amour
*Au ciel, au ciel, au ciel
J’irai la voir un jour
Au ciel dans ma patrie
Oui j’irai voir Marie
Ma joie et mon amour
*Au ciel, au ciel, au ciel
J’irai la voir un jour
Tạm dịch:
“Ngày kia con sẽ gặp Người
Trên trời nơi quê hương yêu dấu
Mai kia con sẽ gặp Người, Maria
Là hoan lạc và tình yêu của con
Trời quê, trời quê thiên quốc
Mai kia con sẽ gặp Người
Mai kia con sẽ gặp Người… “
Trên trời nơi quê hương yêu dấu
Mai kia con sẽ gặp Người, Maria
Là hoan lạc và tình yêu của con
Trời quê, trời quê thiên quốc
Mai kia con sẽ gặp Người
Mai kia con sẽ gặp Người… “
“Anh thích chí khi tìm được hai chữ Phượng Trì để thay thế
“Au ciel, au ciel, au ciel” mà Phượng Trì lại rất gần gũi với biểu tượng Phượng
Hoàng của anh” [26].
Lãnh vực tôn giáo trong thơ Hàn Mạc Tử thì bàn đến chừng nào là cho vừa! Ave
Maria là tác phẩm để đời, bài thơ dài nhất, gợi hứng cho biết bao nhạc sĩ
lên cung đàn, đã làm rung cảm bao tâm hồn trên thế giới…
Sự giao duyên tuyệt vời giữa thơ và nhạc, là sự đồng cảm sâu
sắc giữa các tài danh. Trong đó phải trân trọng nhắc đến tài năng Hải Linh. Nhạc
sĩ ưu tú này đã phổ nhạc từng đoạn trong bài Ave Maria từ năm 1956 tại
Pháp và hoàn thành vào năm 1984 tại Thành phố Sài Gòn để trình diễn vào dịp bế
mạc năm Thánh Mẫu thế giới năm 1988. Những bản hợp xướng khác nhau như Ra đời, Đà
Lạt trăng mờ dòng nhạc độc đáo với phong cách riêng, Hải Linh trổi vượt
lên các nghệ sĩ đương thời…
Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã để công nghiên cứu thơ Hàn Mạc Tử
trong suốt một năm, nhiều thi khúc trải dài trong cuộc đời Hàn Mạc Tử, đã được
trình diễn tại Mỹ (1993). Phạm Duy không loại trừ bài Ave Maria, mặc dầu
ông không đồng đạo với thi sĩ… Với nhạc cụ tối tân hiện đại, âm nhạc nghệ thuật
được các tài danh Hải Linh, Phạm Duy sử dụng đã đưa thơ Hàn Mạc Tử vào không
gian rất lạ và đi sâu vào lòng người mà tưởng như không có gì ngăn chặn được.
Nghệ thuật âm nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử là “trăng sao gấm vóc”, là huyền bí,
anh linh, diệu kỳ… mà cũng có lúc rất điên, rất dại… rất phong phú giàu có tràn
ngập khắp không gian, mà chỉ vừa khua nhẹ tay là đã vơ lấy “cung cầm nguyệt
mênh mang”
Chứa chan ly tao giây sửng sốt
… Nên đường trăng sáng láng tự bao giờ
… Nào trân châu, nào thanh sắc cho màu,
Dâng hết cả, thanh âm dường tụ khí
Hồn ta đây bất diệt với Hà sa…
(Trường Thọ)
… Nên đường trăng sáng láng tự bao giờ
… Nào trân châu, nào thanh sắc cho màu,
Dâng hết cả, thanh âm dường tụ khí
Hồn ta đây bất diệt với Hà sa…
(Trường Thọ)
Nguồn thơ văn trào dâng bất tận, ngất ngây, đầy ứ trong hồn
thi nhân cũng như của “lòng vua chúa và lê thứ”… Niềm vui hay nỗi đau đến tột
cùng vẫn có khả năng mở tung mọi biên cương. Ở đây tình yêu người Nữ Đồng Trinh
với thi nhân luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu làm
Thơ - nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử đã nhờ tôn giáo và niềm tin
chắp cánh, khát vọng siêu thoát hòa nhập với Thượng Đế, với Chúa trong thế giới
vĩnh hằng vượt qua khắc nghiệt của cuộc sống, nỗi đau bệnh hoạn, mà hướng đến
cõi siêu linh thiên đàng vô tận… Hàn Mạc Tử “Thi sĩ Đồng Trinh” [27] tâm
hồn thanh khiết, lời thơ trong sáng, yêu đời với nỗi đắng trăn trở, khắc phục
vượt qua, … và khi gặp được nguồn thơ, ngọn bút thi nhân đã trở thành lời suối
reo vui như thơ nhạc châu báu của cung điện đền vua, vương giả… Hồn thơ Hàn Mạc
Tử chưa ai hiểu hết và chưa có ai bắt kịp người – Phượng Hoàng – Hàn Mạc Tử
đang mãi tồn tại trong những vần thơ ngập hương thơm tôn giáo… Tôn giáo, vấn đề
lớn của nhân loại hôm qua, hôm nay và mãi cho thế hệ tương lai!
Những cảm nhận trên khi đọc những bài thơ tâm linh tôn giáo
mang tính nghệ thuật này, xin được lấy lại những dòng ca tụng Hàn Mạc Tử của
nhà phê bình Trần Thanh Mại mà tôi nghĩ cũng không quá: “Hàn Mạc Tử đã phóng
thoát cái bản năng loài người, cởi lột được bao nhiêu cốt cách loài người để mà
ăn nhập vào với vũ trụ…”. “Được phú giữ một nghệ thuật hết sức tài tình, văn
thơ Hàn Mạc Tử có thể ví như lời Tô Đông Pha đã tự ví văn mình: một nguồn nước
chảy thao thao, quanh co uốn khúc, có khi lách nhẹ qua các bồn hoa luống cỏ,
nhưng đến khi cần cũng đục xẻ nổi cả những tảng núi, sườn non, đánh đổ tất cả
cái gì cản trở”. “Tài nghệ diễn tả ấy sở dĩ được thế là vì thi sĩ có một khoa dụng
ngữ tuyệt phẩm dồi dào, nó dung hòa cả những danh từ xưa và nay, những ngôn
pháp Á và Âu, lại ảnh hưởng cả hai nguồn văn hóa Phật giáo và Thiên Chúa giáo nữa…” [28].
Nơi khác, Trần Thanh Mại viết: “Thánh Mẫu Maria là Đấng cho
chàng (Hàn Mạc Tử) ca tụng: việc ấy chàng đã làm trong một bài thơ tuyệt diệu,
mà tôi muốn làm sao cho thấu đến Tòa Khâm Mạng toàn cõi Đông Dương, đến cả Tòa
Thánh Đức Giáo Hoàng La Mã. Những bài thơ của Hàn Mạc Tử về loại đạo hạnh như
bài này có thể đặt ngang hàng với nhà đại thi hào Pháp Paul Claudel. [29]
THAY LỜI KẾT: Thư kính gởi thi sĩ Hàn Mạc Tử
Kính thưa Tiên sinh,
Tôi đã theo dấu Tiên sinh từ tiếng khóc chào đời bên mẹ cha với
lời vỗ ru chan hòa của biển Đồng Hới, đã đi với Tiên sinh qua nhiều bến trăng,
hoan hỉ khi thành công, se thắt khi bệnh hoạn, chạy theo Tiên sinh tìm con
trăng lạc, rồi ngập đầu chới với trong trăng kinh hoàng nghe tiếng rú rợn rùng
khi Tiên sinh bắt gặp “Trăng tự tử” ở lòng giếng…
Nhưng thưa Tiên sinh, Tiên sinh đã không để tôi thất vọng vì
nhiều lần bên Tiên sinh tôi cũng đã trò chuyện, lần hạt, khoảng không bao phủ
chúng ta là bình an thanh thoát, là tín thác mến yêu…
Tại Quy Hòa, sống bên Tiên sinh những ngày cuối đời; bệnh hoạn
không còn là nỗi khiếp sợ, Tiên sinh thừa an tĩnh “để nghe tơ liễu run trong
gió” xao xuyến đón lấy hương vị biển khơi, đêm đến “ngắm trăng qua kẽ lá dừa”
trong khoảng không của trời đất mông mênh.
Trong ngôi thánh đường tráng lệ, yên tĩnh, có lúc Tiên sinh lặng
chìm đi trong suy tư nguyện cầu, hoặc lâng lâng thả hồn bay bổng khi nghe giọng
ca thánh thót của các vị nữ tu trong khúc hát trang trọng “Hosanna, Hosanna in
excelsis Deo” (Hoan hô, hoan hô Thiên Chúa trên các tầng trời). Nhưng chẳng có
gì trên trần thế này lưu giữ Tiên sinh được nữa. Tiên sinh muốn đi tìm ánh sáng
muôn năm thôi. Và Tiên sinh ra đi…
Kính thưa Tiên sinh,
Như hạt giống được chôn vùi, mục nát, rồi nẩy sinh nhiều hạt
mới, giờ đây thơ của Tiên sinh đã toát ra những nét tài hoa độc đáo, được nhiều
người say sưa đọc, nhiều cung nhạc rung ngân dệt thành bài ca, những bản Hợp xướng
tuyệt đẹp say mê lòng người…Nếu khi còn sống, Tiên sinh muốn về bên Mẹ La Vang
mà chưa hành hương về đó được, thì hôm nay, một vinh dự lớn lao cho tiên sinh.
Tôi đã gặp thấy Tiên sinh về bên Mẹ La Vang bằng cả Nguồn Thơ. Bản Ave
Maria được các ca đoàn hợp xướng long trọng tại Thánh địa La Vang dịp Đại
lễ kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang hiện ra (1798-1998). Trong dịp hân hoan ấy, một
đại vũ với 200 cánh hồng lung linh sắc, ba miền Trung-Nam-Bắc [30],
các tiên nữ nhởn nhơ uốn lượn trên nền nhạc hợp xướng Ave Maria tại Đất
Mẹ La Vang trong ánh sáng rạng ngời của một buổi bình minh lênh láng và chan chứa
niềm vui cảm tạ, với hàng Giáo phẩm và đông đúc tín hữu Việt Nam, reo vui ấm áp
tâm tình của bài ca Ơn Phước Cả mà chính Tiên sinh đã ca tụng và tôn
vinh Mẹ nhân lành “Đấng tinh tuyền Thánh vẹn” khi còn tại thế.
Hôm nay, để vinh danh Người Thơ, Tiên sinh chẳng còn phải
lo “không có nàng tiên mô đến khóc”, vì đã có rất nhiều người ái mộ đời
và thơ của Tiên sinh, càng khâm phục cuộc đời đạo hạnh tỏa hương nhân đức
mà Tiên sinh đã sống trọn vẹn niềm tin chân thành.
Thành kính tôi thắp nén hương trên mộ phần, tôi nghe biển hát
thơ Tiên sinh, tôi nhập vào làn mây trắng đọc vần thơ tưởng nhớ Tiên sinh. Còn
Tiên sinh lặng lẽ ngủ yên dưới bàn tay Trinh Nữ, Đấng mà Tiên sinh hằng yêu mến.
Kính thưa thi nhân Tiên sinh,
Phải qua bao nhiêu năm, hôm nay Tiên sinh mới sống lại bằng hồn
thơ và niềm tin bất diệt. Bây giờ, thế hệ sau nhìn về Tiên sinh như vì sao lấp
lánh chân lý cuộc sống. Đời – Đạo – Định mệnh và Thượng Đế.
– Đời đạo hòa nhập trong một con người: Kitô hữu
– Tài năng phát triển trong một nhân cách: Thi nhân
– Định mệnh như là ơn gọi vào cuộc đời
- Thượng Đế: qua niềm tin đưa đến hạnh phúc vĩnh hằng.
– Tài năng phát triển trong một nhân cách: Thi nhân
– Định mệnh như là ơn gọi vào cuộc đời
- Thượng Đế: qua niềm tin đưa đến hạnh phúc vĩnh hằng.
Nhờ niềm tin Kitô giáo tiên sinh đã gặp được bình an trong
chính niềm đau cuộc đời… Khát vọng Tiên sinh bao giờ cũng vô biên, vô biên…
Linh hồn Tiên sinh vẫn hoài tìm kiếm cho đến lúc được yên nghỉ bên trong nguồn
Bình an.
Hàn Mạc Tử tiên sinh quý mến,
Cuộc đời hữu hạn, những năm bệnh tật xót xa, giờ đây nhìn lại
thật chẳng là gì so với thời gian vĩnh hằng Tiên sinh hằng mơ ước. Nhưng với thời
gian khắc nghiệt đau thương này, Tiên sinh đã để lại cho đời một gia sản: Con
người, Thi văn và Niềm tin Kitô giáo vẫn tinh khôi. Giờ đây hồn thơ Hàn Mạc Tử
vẫn tồn tại, “ngất ngây bởi chưng thơ đầy ứ”. Phải chăng vì nguồn thơ
Tiên sinh đã neo Bến Hằng Sống?
Tôi kính cẩn nghiêng mình trước Tiên sinh với lòng biết ơn.
Tôi cũng rất hãnh diện khi cao ngân những dòng thơ “trong trắng như một khối
băng tâm” đã trở thành sóng nhạc. Tiên sinh đã đi vào “nền” nghệ thuật thi
ca thế giới… Cho hay rằng những gì lên cao sẽ hội tụ. Nghệ thuật chân chính cứu
thoát chúng ta. Hiệp thông trong cùng một niềm tin, một chân lý. Tin vào mình,
tin vào cuộc đời, tin vào Thượng Đế. Đó là viên châu ngọc cuộc sống. Phải không
thưa Tiên sinh?.
[1] Kinh
Thánh Tân ước, Tin mừng theo thánh Gioan 1,1.
[2] Kinh Thánh Tân ước, 1Gioan 4,8, sđd.
[3] HMạc Tử, Quan niệm thơ, viết cho Hoàng Trọng Miên năm 1939.
[4] Hàn Mạc Tử, Sđd.
[5] Trần Thanh Mại – Hàn Mạc Tử viết cho Bích Khê, Nhà in Tân Việt, xb năm 1957.
[6] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử sđd, trang 130.
[7] Trần Thanh Mại, Sđd, trang 132.
[8] Kinh cầu Đức Bà, Sách Nhật khóa Giáo phận -Huế, 1951.
[9] Vương Trí Nhàn, Hàn Mạc Tử Hôm qua và Hôm nay, Trích và tuyển chọn. (Quách Tấn, Đôi nét về HMạc Tử, 1964) trang 267-268.
[10] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 168.
[11] Vương Trí Nhàn, sđd, Tuyển chọn từ Quách Tấn 1964, tr 261-262. Đó là Phạm Hành, chú ấy đã qua đời năm 2002 tại thôn Mỹ Chánh, Quảng Trị.
[12] Vương Trí Nhàn, Sđd trang 265.
[13] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 166-167.
[14] Hàn Mạc Tử viết cho Trọng Miên 1939. Người Mới số 23,11-1940 -. Nhà XB Giáo Dục, năm 2003, trang 237-237.
[15] Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, Nhà XB Lao động 1992 157.
[16] Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, sđd, trang 157.
[17] Trần Thanh Mại, sđd, trang 41-42.
[18] Trần Thanh Mại, sđd, trang 54 .
[19] Lm Ng Thế Thuấn, Kinh Thánh, thư gởi tín hữu Rm 8,26 tr 351.
[20] Lữ Huy Nguyên, Hàn Mạc Tử, sđd trang 154.
[21] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd trang 55.
[22] Lm Nguyễn Thế Thuấn, Kinh Thánh, Khải Huyền trang 583-584.
[23] Ở đây tác giả Nguyễn Thị Tuyệt hiểu “Song lộc” theo chú thích trong tập Thơ Hàn Mạc Tử của Nxb Nghĩa Bình, 1988, tr.13: theo sách tử vi, sao Hóa Lộc và sao Lộc Tôn đóng ở cung Chính diện, chiếu vào bổn mạng ai thì người ấy sẽ giàu sang. Khi hát thì lại nghe như sóng (dâng dâng) dồn dập thật là hay (Hợp xướng Ave Maria của Nhạc sĩ Hải Linh, 1963…).
[2] Kinh Thánh Tân ước, 1Gioan 4,8, sđd.
[3] HMạc Tử, Quan niệm thơ, viết cho Hoàng Trọng Miên năm 1939.
[4] Hàn Mạc Tử, Sđd.
[5] Trần Thanh Mại – Hàn Mạc Tử viết cho Bích Khê, Nhà in Tân Việt, xb năm 1957.
[6] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử sđd, trang 130.
[7] Trần Thanh Mại, Sđd, trang 132.
[8] Kinh cầu Đức Bà, Sách Nhật khóa Giáo phận -Huế, 1951.
[9] Vương Trí Nhàn, Hàn Mạc Tử Hôm qua và Hôm nay, Trích và tuyển chọn. (Quách Tấn, Đôi nét về HMạc Tử, 1964) trang 267-268.
[10] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 168.
[11] Vương Trí Nhàn, sđd, Tuyển chọn từ Quách Tấn 1964, tr 261-262. Đó là Phạm Hành, chú ấy đã qua đời năm 2002 tại thôn Mỹ Chánh, Quảng Trị.
[12] Vương Trí Nhàn, Sđd trang 265.
[13] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 166-167.
[14] Hàn Mạc Tử viết cho Trọng Miên 1939. Người Mới số 23,11-1940 -. Nhà XB Giáo Dục, năm 2003, trang 237-237.
[15] Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, Nhà XB Lao động 1992 157.
[16] Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, sđd, trang 157.
[17] Trần Thanh Mại, sđd, trang 41-42.
[18] Trần Thanh Mại, sđd, trang 54 .
[19] Lm Ng Thế Thuấn, Kinh Thánh, thư gởi tín hữu Rm 8,26 tr 351.
[20] Lữ Huy Nguyên, Hàn Mạc Tử, sđd trang 154.
[21] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd trang 55.
[22] Lm Nguyễn Thế Thuấn, Kinh Thánh, Khải Huyền trang 583-584.
[23] Ở đây tác giả Nguyễn Thị Tuyệt hiểu “Song lộc” theo chú thích trong tập Thơ Hàn Mạc Tử của Nxb Nghĩa Bình, 1988, tr.13: theo sách tử vi, sao Hóa Lộc và sao Lộc Tôn đóng ở cung Chính diện, chiếu vào bổn mạng ai thì người ấy sẽ giàu sang. Khi hát thì lại nghe như sóng (dâng dâng) dồn dập thật là hay (Hợp xướng Ave Maria của Nhạc sĩ Hải Linh, 1963…).
Tgiả Võ Long Tê đề nghị hiểu là hai con hươu, theo ý Thánh
vịnh 41.
[24] Lm
Ng Thế Thuấn, Kinh Thánh Tân ước, Luca 1,26-38 tr 124.
[25] Trong câu chuyện, Phượng Trì là tên người, đã được Hàn Mạc Tử dùng để chỉ nơi chốn (dịch nghĩa “au ciel”), trở thành “ao của chim phượng” thay cho Dao Trì hay Diêu Trì của bà Tây Vương Mẫu (TTT chú thích theo Võ Long Tê).
[26] Nguyễn Bá Tín, Hàn Mạc Tử anh tôi. Xí nghiệp in Tân Thành Xb 1991, trang 110- 115.
[27] Ng Thụy Kha, HMạc Tử Thi sĩ đồng trinh, NXB Đà Nẵng - 1993.
[28] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 168.
[29] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 130.
[30] Đại vũ Ave Maria tại Lavang dịp 200 năm, các vũ sinh là các đệ tử của ba Dòng nữ tại Huế: Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng.
[25] Trong câu chuyện, Phượng Trì là tên người, đã được Hàn Mạc Tử dùng để chỉ nơi chốn (dịch nghĩa “au ciel”), trở thành “ao của chim phượng” thay cho Dao Trì hay Diêu Trì của bà Tây Vương Mẫu (TTT chú thích theo Võ Long Tê).
[26] Nguyễn Bá Tín, Hàn Mạc Tử anh tôi. Xí nghiệp in Tân Thành Xb 1991, trang 110- 115.
[27] Ng Thụy Kha, HMạc Tử Thi sĩ đồng trinh, NXB Đà Nẵng - 1993.
[28] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 168.
[29] Trần Thanh Mại, Hàn Mạc Tử, sđd, trang 130.
[30] Đại vũ Ave Maria tại Lavang dịp 200 năm, các vũ sinh là các đệ tử của ba Dòng nữ tại Huế: Dòng Mến Thánh Giá Huế, Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng.
Nguyễn Thị Tuyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét