Thơ mới và Xuân Diệu - Người chiến sĩ
tiên phong của phong trào Thơ mới
Biết bao lần thả bộ trên
mảnh đất Trảo Nha quê hương thứ 2 của tôi mà lòng tràn ngập một nỗi băn khoăn
day dứt: Dạy văn trên quê hương Xuân Diệu nhà thơ lớn của dân tộc, mình phải viết
gì về nhà thơ để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn, yêu quý ông và để đồng nghiệp,
học sinh, phụ huynh hiểu thêm về ông? Nhưng rồi, trước sự lớn lao của thi nhân
tôi như con chim nhỏ lạc vào rừng đại ngàn, như hạt cát trước mênh mông biển cả,
bao lần đến thăm nhà thờ họ Ngô, bao lần giở các trước tác phẩm của thi nhân là
bấy lần tôi bất lực.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tình cơ tôi sưu tầm được một số bài viết về ông, lần đầu được công bố về ông với số lượng hạn hẹp. Nhận thấy công bố lên có thể giúp ích ít nhiều cho đồng nghiệp và học sinh thân yêu, tôi xin mạnh dạn giới thiệu để góp vào sổ tay văn học của bạn bè và học sinh những tư liệu quý về nhà thơ. Vì vậy, tôi xin giới thiệu 2 bài viết:
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tình cơ tôi sưu tầm được một số bài viết về ông, lần đầu được công bố về ông với số lượng hạn hẹp. Nhận thấy công bố lên có thể giúp ích ít nhiều cho đồng nghiệp và học sinh thân yêu, tôi xin mạnh dạn giới thiệu để góp vào sổ tay văn học của bạn bè và học sinh những tư liệu quý về nhà thơ. Vì vậy, tôi xin giới thiệu 2 bài viết:
Bài 1: Về phong trào thơ mới của nhà thơ Huy Cận;
Bài 2: Xuân Diệu nhà thơ tiên phong của phong trào thơ mới của nhà Hà Tĩnh học
Thái Kim Đỉnh.
I. VỀ PHONG TRÀO "THƠ MỚI" HUY CẬN
Đã hơn 500 năm từ khi Christophe Colomb tìm ra chây Mỹ, và đã hơn 70 năm Phong trào Thơ mới. Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi biết lắm. Nhưng cũng có điều gì xui tôi có liên tưởng hào hứng ấy. Phải chăng Thơ mới đã khám phá ra một thế giới mới cho thơ ca Việt Nam ở thế kỷ 20 này? Thơ ca dân tộc chúng ta qua hàng thế kỷ vốn đã giàu có, vốn đã mở mang bờ cõi vào mọi lĩnh vực cuộc sống tư tưởng, tâm tư, tình cảm của con người. Văn thơ là tiếng chim gọi đàn. Cha ông chúng ta đã gọi nhau dọc năm tháng, qua đêm thẳm của thời gian, tiếng người gọi người, tiếng quê hương gọi thức nỗi niềm đất nước. Chúng ta tự hào biết mấy về văn hóa dân tộc, về quá khứ của giống nòi. Nhưng đến cuối những năm 20 của thế kỷ này, lối thơ cũ (hiểu theo nghĩa thơ thù tạc, ngâm vịnh sáo mòn) đã mòn mỏi, xơ cứng, bạc màu. Cái gì đây phải làm cho vùng đất thơ Việt Nam tươi xanh trở lại? Cái gì để bón tưới? Nước gì để thúc mầm? Thơ Việt Nam đến ngã ba đường lúc đó đòi hỏi một cảm xúc mới, và cảm xúc mới đã đến với các nhà Thơ mới, từ các nhà Thơ mới. Tôi vẫn muốn nhắc lại câu nói xúc động mà sâu lắng của anh Lưu Trọng Lư: "Ngày nay - nghĩa là năm 1932 - 1933 - người thanh niên Việt Nam đang đi tìm thi nhân của mình như người con bơ vơ đi tìm mẹ". Thật ra, cả xã hội Việt Nam lúc đó, nhất là tầng lớp thanh niên có học - ở thành thị cũng như ở nông thôn - từ Bắc chí Nam đều cảm thấy trong tâm hồn mình một luồng chuyển động mới, một cảm xúc mới tuy còn mơ hồ nhưng mà thôi thúc, tuy chưa định hình nhưng mà cực quậy, khác nào như cái thai khỏe đạp dồn trong bụng mẹ. Cảm xúc mới mà các nhà Thơ mới đem đến, cảm nhận rồi tỏa ra, chính là quy tụ và nâng cao cảm xúc của cả một thế hệ, của cả một lớp người, của cả một xã hội đang trên đà đổi mới của thế kỷ.
Thơ mới là nỗi niềm của cả một thế hệ vậy, không chỉ là nỗi niềm của các nhà Thơ mới. Và thế hệ ấy đã sống vào một thời điểm lịch sử của đất nước, của nhân loại mà như quy tụ được nhiều yếu tố để thấy được trong bề sâu cái số phận của con người, cái thân phận người của mỗi con người, cái nỗi đau đời của những ai ý thức về tiền đồ của đất nước, về vận mệnh của giống nòi. Điều cảm nhận đó làm nên giá trị nhân bản bền vững của Thơ mới. Và điều này rất rõ: qua Thơ mới, các nhà Thơ mới không chỉ thể hiện mình, tìm mình, mà cơ bản hơn là tìm về dân tộc. Tìm về cội nguồn, chính là một đặc điểm lớn của phong trào Thơ mới. Đã tìm, và đã gặp, đã thấy, đã có. Văn chương rõ ràng đã là chuyện tâm tình, chuyện tâm tưởng, chuyện vận mệnh của tâm hồn, chuyện tiến triển của sắc thái, chuyện khẳng định của bản lĩnh, bản lĩnh riêng của mỗi cá nhân trong bản lĩnh chung của giống nòi.
Sở dĩ Thơ mới được chấp nhận nhanh chóng, và đi mau vào đời sống tinh thần, tình cảm, cuộc sống bên trong của thế hệ đương thời và của các thế hệ về sau cho đến ngày nay, chính là vì Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ. Nhìn và cảm nhận cuộc đời, nhìn và cảm nhận thiên nhiên, tạo vật không còn như cảm nhận của cha ông nữa, mà với những rung động mới, rung động của trái tim, khối óc và cơ thể nữa của những con người cảm thấy rõ vận mệnh, sự sống của mình có nhiều liên hệ tinh vi và chặt chẽ với cuộc đời rộng lớn, với tạo vật muôn trùng, với thời gian vô tận. Tạo ra cảm xúc mới và cực kỳ quan trọng, vì nó mở rộng chân trời sáng tạo cho thơ ca. Ý nghĩa cách mạng lớn về văn học của Thơ mới trước hết là ở điểm này. Tất nhiên là từ cảm xúc mới mà sáng tạo ra ngôn từ mới, sáng tạo ra các thể loại mới, hoặc cách tân các thể loại trong thơ. Có cảm xúc mới thì tất yếu có ngôn từ mới. Trong lịch sử văn học của các dân tộc, không phải luôn luôn sáng tạo được cảm xúc mới. Ở Việt Nam ta từ lối cảm xúc của "Tao Đàn nhị thập bát tú" thời Lê Thánh Tông đến cảm xúc mới cuối thế kỷ 18 (với Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều... và các tác giả truyện Nôm) phải vượt gần ba thế kỷ. Rồi từ cuối thế kỷ 18 đến những năm 30 của thế kỷ 20 Thơ mới ra đời tạo cảm xúc mới, hiện đại, phải trải qua một thế kỷ rưỡi. Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc, Ấn Độ hay Pháp, Anh, Ý, Đức ta cũng thấy những quá trình tương tự. Một cảm xúc khi đã hình thành thì nó nuôi văn học nghệ thuật trong hàng thế kỷ. "Thơ mới" cũng vậy. Cho nên anh Vương Trí Nhàn rất có lý khi anh Viết: "Ảnh hưởng của Thơ mới diễn ra trên phạm vi toàn xã hội"... Phải nói "Thơ mới đã in dấu của nó vào cả thể kỷ, và bây giờ chúng ta vẫn sống dưới ảnh hưởng của nó".
Để hiểu nguồn gốc, sự ra đời của Thơ mới, sự phát triển nhanh chóng và những thành công rực rỡ của Thơ mới thì quyển Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân vẫn là cuốn sách cơ bản. Cái nhìn mạnh dạn và sâu sắc, cái nhìn tri âm, tri kỷ của hai anh Hoài rõ ràng đã được công chúng đương thời và các thế hệ tiếp theo xác nhận. Cuối năm 1941, Hoài Thanh đã dám khẳng định: "Không lấy một người sánh với một người, hãy lấy thời đại sánh cùng thời đại". Tôi quyết rằng (lời của Hoài Thanh) chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này trong lịch sử thi ca Việt Nam. Chưa bao giờ người ta xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu". Và nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lê Đình Kỵ năm 1989 cũng đã khẳng định: "Thơ mới là một bước phát triển quan trọng, xét về mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng trong tiến trình của thơ ca Việt Nam, đưa thơ cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cảm hứng thơ ca. Thơ mới đã đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không ít bài thơ có thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc".
Điều tôi muốn nói nữa là, lòng yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, yêu tha thiết, yêu da diết. Nhiều người trong phong rtafo Thơ mới rất giỏi tiếng Pháp, mà vẫn bám lấy tiếng Việt, nó là hơi thở của cha ông, của dân tộc. Điệu thơ là điệu thở, nhịp thở của giống nòi.
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng, đất nước cũng ngồi bên con.
Mà lòng yêu nước ở đây không chỉ là yêu tiếng nói dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà hều hết các nhà Thơ mới đều đứng vào hàng ngũ cách mạng, có một số đã tham gia hoạt động cách mạng nhiều năm trước cách mạng tháng Tám.
Bây giờ Thơ mới đã nằm trong văn mạch dân tộc và phong trào Thơ mới đã là một chương rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Có một điều rất rõ: nhiều nhà Thơ mới tiếp tục sáng tạo sau Cách mạng tháng Tám, và đã góp phần đặc lực to lớn vào công cuộc xây dựng nền thơ xã hội chủ nghĩa, nền thơ Việt Nam hiện đại. Rõ ràng cây Thơ mới có nhiều mùa, và tiếp tục có những mùa chín mới. Và chúng ta hiểu rằng: Thơ mới không dừng lại ở Thơ mới 1932 - 1945. Từ Cách mạng tháng Tám, Thơ mới vẫn phát triển, tất nhiên là với nội dung và sắc thái mới. Và bây giờ chúng ta vẫn làm Thơ mới. Không nên cắt đứt một cách giả tạo Thơ mới sau Cách mạng tháng Tám và Thơ mới đầu tiên thời 1932 - 1945. Sự tách ra như vậy không phù hợp với thực tế văn học vì các thế hệ nhà thơ sau này vẫn ý thức kế tục Thơ mới 1932 - 1945 và phát huy cảm xúc mới mà Thơ mới đã tạo ra. Sự cắt, tách ấy đôi khi cũng có thể mang một ý tứ không hay.
Giờ phút này, năm tháng này mà chúng ta, mà xã hội khẳng định những giá trị lớn lao của Thơ mới, chúng ta nhớ ông Phan Khôi và báo Phụ Nữ Tân Văn đã có công trình chánh giữa quốc dân Thơ mới (với bài Tinh già) ngày 10/3/1932. Chúng ta nhớ chị Nguyễn Thị Kiêm (Nguyễn Thị Manh Manh), người nữ sĩ mạnh dạn và hùng hồn đã cổ vũ và bảo vệ Thơ mới lúc còn trứng nước. Chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ các anh, các chị: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lưu, Đông Hồ, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông, J.Leiba, Phạm Hầu, Nguyễn Đình Thư, Nguyễn Vỹ, Lan Sơn, Phan Văn Dật, Nguyễn Bính, Nam Trân, Vân Đài, Hằng Phương, Bích Khê, Phan Thanh Phước, Đoàn Văn Cừ... và bao nhiêu anh chị em đã khuất, những người đã cùng những người còn sống làm nên Phong trào Thơ mới, nó thật sự là một cuộc cách mạng lớn trong thơ ca Việt Nam ở thế kỷ 20 này.
Thưa các bạn yêu thơ, các bạn giảng thơ, nghiên cứu thơ, bình thơ nghĩa là những bạn tri âm, tri kỷ của thơ, của "Thơ mới", thưa các bạn nhà thơ của các thế hệ, chúng ta sống và sáng tạo liền mạch một dòng thơ thế kỷ, mà mở đầu là "Thời đại Thơ mới mười năm" (chữ của Hoài Thanh).
Xin cho tôi mượn hai câu của Trần Tử Ngang, và nối thêm hai câu để gọi là kết luận:
"Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa đẻ
Có Thơ mới bắc cầu
Trên đường ngàn thế hệ
6/12/1992.
Ghi chú: Đây là một bản thảo mà Huy Cận chưa công bố khi còn sống và may mắn Hồn Việt còn giữ lại được. Nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh công bố lần đầu trong cuốn "Bốn thi sĩ phong trào Thơ mới" NXB Hội văn học - 1/2016.
II. XUÂN DIỆU NHÀ THƠ TIÊN PHONG CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI -
Thái Kim Đỉnh.
Xuân Diệu, họ Ngô, là con trưởng cụ Tú kép Ngô Xuân Thụ (Thọ), quê xã Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và cụ bà Nguyễn Thị Hiệp người vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tùy Phước, tỉnh Bình Định.
"Cha đàng Ngoài, mẹ ở đàng Trong,
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.
Quê cha Hà Tịnh đất hẹp khô rang,
Đói bao thuở cơm chia phần từng bát,
Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát,
Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.
Cha đàng Ngoài, mẹ ở đàng Trong
Ông đồ nho, lấy cô làm nước mắm..."
Nhà thơ đã viết về cha mẹ, quê hương mình như vậy.
Xuân Diệu Sinh ngày 3/2/1916 tại quê mẹ, vạn Gò Bồi. Thuở nhỏ ông học chữ Nho, quốc ngữ và cả tiếng Pháp với cha, rồi xuống học trường Quy Nhơn năm 1927, và đỗ Thành Chung năm 1934. Năm 1935 - 1936, ông ra học tú tài phần thứ nhất ở trường trung học bảo hộ tại Hà Nội. Cuối năm 1936 ông vào Huế học tú tài phần thứ hai ở trường trung học Khải Định.
Ở đây Xuân Diệu gặp Huy Cận và hai nhà thơ trở thành đôi bạn thân thiết suốt đời. Huy Cận viết: "Tình bạn của chúng tôi, ngay lúc đó không chỉ đóng khung trong địa hạt văn chương. Tháng 5/1937, trong trường có cuộc vận động đón Gôđa, đại diện của Chính phủ bình dân Pháp đến Huế. Anh Xuân Diệu cầm đầu đám học sinh 3 lớp ban Tú tài đi đón. Tôi còn nhớ rõ anh Diệu bảo người gác cổng khóa cổng trường lại không cho những kẻ nhút nhát rút lui về. Sau cuộc đón ấy, anh Diệu, tôi và một số anh em khác bị cắt học bổng, suýt nữa thì bị đuổi". Năm 1938 - 1940, Xuân Diệu ở cùng Huy Cận trên gác nhà số 40 Hàng Than Hà Nội, vừa tiếp tục học luật và dạy văn ở trường Thăng Long. Thi đỗ tham tá Thương chính, ông được bổ vào làm việc ở Sở Đoan Mỹ Tho, cho đến khi Huy Cận tốt nghiệp kỹ sư canh nông, Xuân Diệu lại xin thôi việc ra Hà Nội.
Cuối năm 1943, đầu năm 1944, ông bắt đầu hoạt động cách mạng bí mật trong Việt minh và trong Đảng dân chủ và tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại thủ đô.
Xuân Diệu được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I (1946 - 1960). Ông là đại biểu nhà báo tham gia phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sang thăm nước Pháp. Trong kháng chiến, ông lên Việt Bắc, công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Hội nhà văn Việt Nam thành lập, ông được bầu vào Ban chấp hành và tham gia ban biên tập Tạp chí Văn nghệ, cơ quan của Hội. Năm 1949, Xuân Diệu được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Xuân Diệu đi thăm Liên Xô, Hungari (1956); dự hội nghị trù bị các nhà văn Á châu ở Niu Đê li và thăm Ấn Độ hai tháng (1958). Liên tiếp sau đó, ông lại có nhiều cuộc đi trong, ngoài nước. Trở lại niềm Nam ngay sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, thăm quê Bình Định và Sài Gòn, Mỹ Tho, Cà Mau, Plâycu...; Tham dự hội nghị các nhà văn thế giới bảo vệ hòa bình lần thứ 2 ở Xoophia, Bungari; Được mời sang Pháp nói chuyện về thơ Việt Nam tại các trường đại học Pari VII, Ni - xơ, Xoóc - bon; Sang Cuba dự lễ mừng thọ Nicolai Ghiden ở La Habana...
Năm 1983, Xuân Diệu được Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức bầu làm Viện Sĩ Thông Tấn. Tham gia đoàn đại biểu Việt Nam dự Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Liên Xô trở về, ông đi thăm miền Nam lần cuối cùng và từ trần ngày 18/12/1985 tại Hà Nội, sau một cơn đau tim đột ngột, thọ 69 tuổi.
Sự ra đi của Xuân Diệu là một tổn thất lớn khó bù đắp được. "Một cây lớn nằm xuống, làm cho cả khoảng trời trống vắng", đó là đánh giá trong bài điếu văn do nhà văn Hà Xuân Trường đọc trong lễ truy điệu nhà thơ Xuân Diệu ngày 21/12/1985.
Xuân Diệu là một nhà hoạt động văn hóa và xã hội tích cực. Ông đã từng là đại biểu Quốc hội; Ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch hội đồng thơ của Hội; Ủy viên Ủy ban Trung ương liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Xô; Viện sĩ Viện hàn lâm nghệ thuật của Cộng hòa dân chủ Đức..., ông được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
Xuân Diệu là nhà thơ lớn, là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Ngay khi bài thơ đầu tiên gửi đến báo Phong Hóa, Thế Lữ đã nhận xét: Xuân Diệu là thi sĩ có một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc" và trong bài tựa viết cho Thơ thơ (1938) thì Thế Lữ reo lên: "Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây chúng ta đã có Xuân Diệu". Vũ Ngọc Phan trong sách Nhà văn hiện đại (quyển 3) cũng có nhận xét: "Người ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các thơ mới". Chính cái đằm thắm, cái nồng nàn, cái lạ trong thơ Xuân Diệu đã "làm cho nhiều người thanh niên ngây ngất" (Vũ Ngọc Phan).
"... Tập Thơ thơ xuất bản một ngày Nô - en 1938 là thịnh thời của thơ mới, xuất hiện trước đó không lâu, và Gửi hương cho gió xuất bản năm 1945 là cao điểm, đồng thời là dứt điểm. Về ý lẫn lời, Xuân Diệu là người tạo sinh lực cho thơ mới - hiểu theo nghĩa một trào lưu trong lịch sử văn học..." (Nam Chi). Trong bài "Xuân Diệu và chặng đường thơ văn trước cách mạng" Hà Minh Đức viết:
"... Khoảng thời gian gần mười năm đã nói lên bao sự đổi thay. Từ một Xuân Diệu lãng mạn, non tơ, bay bổng trong dòng thơ đầu cho đến một Xuân Diệu chín chắn, ưu tư và có phần chán nản trước cuộc đời là hai chặng đường thơ hiển hiện mối quan hệ giữa thơ và đời.
Nhà thơ Huy Cận nhận xét: "Hai tác phẩm bổ sung cho nhau để tạo nên hồn thơ Xuân Diệu. Nói Thơ thơ hơn Gửi hương cho gió là không đúng vì nghệ thuật của Gửi hương cho gió là chín hơn. Ngược lại cũng không thể nói Gửi hương cho gió hay hơn Thơ thơ. Thơ thơ có nhiều chất non tơ, rạo rực thiết tha và hồn thơ trong trẻo. Gửi hương cho gió đắm như than hồng phủ kín lớp tro mỏng và cũng có xen vị đắng cay trong tình đời và tình yêu".
Tế Hanh cũng cho rằng: "Thơ thơ có hương vị của tập thơ đầu tươi trẻ. Gửi hương cho gió đắm sâu thiết tha".
Nguyễn Xuân Sanh cũng nhận xét: "Ở tập đầu rạo rực, tươi trẻ, ở tập sau mesditations của Xuân Diệu sâu hơn".
... Xuân Diệu có lần tâm sự: "Thơ thơ là Premier jet non tơ hơn. Gửi hương cho gió chín hơn, già dặn hơn. Bài hay nằm trong Thơ thơ nhiều: Nụ cười xuân, Đây mùa thu tới, Vội vàng, Tương tư chiều, Ca tụng, Cảm xúc, với bàn tay ấy. Tuy nhiên, Gửi hương cho gió lại có những bài chín hơn về nghệ thuật. Lời kỹ nữ là bài hay nhất trong Gửi hương cho gió. Nguyệt Cầm tinh vi và cao cường quá, phải láy luyến từng chữ như từng nốt đàn"... (Nghiên cứu Văn học - số 12 - 1995).
Cùng với hai tập thơ, Xuân Diệu còn có tập truyện ngắn "Phấn thông vàng", nhưng như tác giả viết trong lời tựa: "Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn", Vũ Ngọc Phan lại nhận xét: "Xuân Diệu ở đây cũng đem lại theo một hồn thơ bát ngát và mơ màng. Trong quyển Phấn thông vàng mà Xuân Diệu gọi là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy rặt thơ là thơ"... "... dù ở văn xuôi hay văn vần, bao giờ Xuân Diệu cũng là một thi sĩ" (Nhà văn hiện đại - Quyển 3).
Trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh viết:
"... Tôi không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kỳ - tài đời này không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời - đại cùng thời - đại. Tôi quyết rằng trong lịch - sử thi - ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời - đại phong - phú như thời - đại này. Chưa bao giờ người ta xuất - hiện cùng một lần một hồn thơ rộng - mở như Thế - Lữ, mơ - màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bín, kỳ dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu..." "Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rệt. Với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa, Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Baudelaire, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ de Noailles và trong văn Gide... Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bất đầu xuống, mặc dầu Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Verlaine..." "... Từ Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Việt Nam đã có tính cách của thơ Pháp lối tượng trưng, nhưng còn dè dặt..."
"... Xuân Diệu, nhà thơ thời đại - biểu đầy đủ nhất cho thời - đại..."
Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn trước khi đến với cách mạng. Nhưng "Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người, lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông đã không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đời và lời nguyện ước của ông có bao nhiêu sức mạnh" (Tựa Thơ thơ).
Do đó, Xuân Diệu hăm hở đi vào cách mạng như một chiến sĩ tiên phong mặc dầu đôi lúc không khỏi vướng mắc dằn vặt, nuối tiếc cái cũ như nhà thơ bộc lộ trong Những bước đường tư tưởng của tôi.
Cách mạng vừa thành công, Xuân Diệu có ngay khúc tráng ca Ngọn quốc kỳ, rồi tác phẩm Hội nghị non sông chào mừng quốc dân Đại hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và những bài thơ đã kích bọn phản động Việt quốc, Việt cách. Các thác phẩm trên "đánh dấu một giai đoạn chuyển biến đặc biệt làm ngạc nhiên người đọc" (Hoàng Trung Thông).
"Thực dân Pháp đánh Nam bộ, rồi toàn dân kháng chiến, Đảng giao nhiệm vụ giết giặc cứu nước cho ngòi bút tôi. Tôi rộng mở bước vào kháng chiến trường kỳ..." Nhà thơ kể lại như vậy, và từ đó ông đã cùng xương thịt với nhân dân", "cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu" để có một sự nghiệp văn học đồ sộ. Sự nghiệp mà Xuân Diệu để lại là sự nghiệp lớn lao bao gồm năm chục tập sách trong đó có 15 tập thơ đã xuất bản, chưa kể nhiều tác phẩm cho đến nay vẫn chưa công bố. Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia.
... Xuân Diệu đã làm chói ngời hơn lên nữa những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu bình giá các tác giả thơ trong nước và giới thiệu các tên tuổi lớn của nước ngoài, các công trình nghiên cứu của Xuân Diệu không chỉ có giá trị ở ma lực, đặc biết của ngôn ngữ và văn phong, mà có giá trị ở tính bao quát và sự đạt tới chân lý trong nhiều tác phẩm. Các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ của Xuân Diệu là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn và từ vốn học thức uyên bác của anh. Xuân Diệu viết truyện ngắn, viết bút ký, dịch thuật, trong lĩnh vực nào anh cũng đạt tối đa mức xuất sắc, nhưng hoạt động sáng tác vẫn là chủ yếu, sáng tác chủ yếu của anh vẫn là thơ. Thơ anh là tiếng ca của một trái tim dạt dào yêu đời, yêu người, yêu nước, yêu dân... (Điếu văn).
Về giá trị thơ văn Xuân Diệu đã có hàng loạt bài, hàng loạt sách trong và ngoài nước nói đến, và điều mà nhiều người hay nhắc và nhà thơ thích nhất, là "Xuân Diệu nhà thơ tình yêu".
Xuân Diệu làm thơ, viết nghiên cứu, bình luận, giới thiệu thơ, ông còn đi bình thơ trước công chúng. Kể từ cuộc diễn thuyết đầu tiên về đề tài "Sinh viên với quốc văn" tháng 2/1945 đến lúc qua đời. Xuân Diệu đã nói chuyện thơ trong ngoài nước ngót 500 cuộc (có người nói là ngót 1000) có khi trong vòng 4 ngày, phải nói chuyện 5 lần rồi có người mời lại đi nói nữa. Ông nói với nhà văn Liên Xô Alếchxây Vaxiliép: "Vâng, tôi là một trái cam, hãy vắt kiệt lấy nước của nó". Nhưng "trái cam Xuân Diệu bị vắt mãi vẫn không hề kiệt nước. Marây Găngxen (Pháp) viết: "Xuân Diệu như một người hát dạo của nhân dân trong thời kỳ hiện đại thường đi bình thơ từ tỉnh này đến tỉnh khác, từ làng quê đến phố phường.
Những câu thơ của anh là nhạc - một nhạc điệu nhẹ nhàng tinh tế, rất uyên bác và gọt dũa rất kỳ công..." còn Xuân Diệu thì tự hào nhận mình là "anh xẩm thơ". Marian Tca - sép (Liên Xô) viết: "... Bà mẹ và ông bố khi đặt tên cho con mình là Xuân Diệu, có nghĩa là mùa xuân kỳ diệu, cũng chưa hay biết rằng cái tên ấy về sau sẽ xác định một cách không thể nào đúng hơn nữa - tài năng tươi sáng và phong phú... Còn M. Ilinxki thì cho rằng: "Xuân Diệu một trong những người mà mọi người nói: Tỉnh dậy anh ta bổng trở nên nổi tiếng"... Và Blaga Đimitrôva, nhà thơ Bun - ga - ri, coi Xuân Diệu là: "Một thiên tài độc đáo duy nhất...".
Mỗi người một cách nói, nhưng bất cứ ai, cũng có một sự đánh giá cao về "Nhà thơ yêu nước, nhà thơ quốc tế Xuân Diệu" (Ilinxki, Liên Xô) với sự nghiệp lớn của ông.
Nam Chi, Việt kiều ở Pháp viết: "... Tôi mạn phép tượng trưng sự nghiệp Xuân Diệu như một chuỗi dài cống hiến. Thế mà "chao ôi, chính anh còn tự trách mình làm việt quá ít". "Là thi sĩ... nghĩa là lao động" (Thép Mới). "Bài học lớn nhất mà Xuân Diệu để lại cho các thế hệ cầm bút về sau là tấm gương lao động nghệ thuận nghiêm túc, cần cù, say mê, đầy sáng tạo..." (Điếu văn).
Nhà thơ lớn Xuân Diệu đã đi xa gần ba thập niên nhưng như Mi - rây Găng - xen viết: "Một nhà thơ là rễ cây và gió - là đất và nhạc. Khi một nhà thơ lớn đi xa, nhân dân của nhà thơ khóc trước hết. Và nhân dân các nước sẽ dần dần khám phá ra anh, có khi nhiều năm sau, có khi những thế kỷ sau, và một ngày nào đó, sẽ biết đến cái chết của anh và nghe được tiếng nói của anh. Xuân Diệu là rễ cây và gió, là đất và nhạc..."
Xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu văn hóa xứ Nghệ Thái Kim Đỉnh đã cung cấp cho tôi những trước tác này qua công trình nghiên cứu 4 thi nhân tiên phong trong phong trào thơ mới quê Hà Tĩnh của Ông (Thái Can - Xuân Diệu - Huy Cận - Quỳnh Dao).
Xin được xem đây là nén tâm nhang cung kính dâng lên nhà thơ Xuân Diệu - niềm tự hào của quê hương Trảo Nha trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
I. VỀ PHONG TRÀO "THƠ MỚI" HUY CẬN
Đã hơn 500 năm từ khi Christophe Colomb tìm ra chây Mỹ, và đã hơn 70 năm Phong trào Thơ mới. Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi biết lắm. Nhưng cũng có điều gì xui tôi có liên tưởng hào hứng ấy. Phải chăng Thơ mới đã khám phá ra một thế giới mới cho thơ ca Việt Nam ở thế kỷ 20 này? Thơ ca dân tộc chúng ta qua hàng thế kỷ vốn đã giàu có, vốn đã mở mang bờ cõi vào mọi lĩnh vực cuộc sống tư tưởng, tâm tư, tình cảm của con người. Văn thơ là tiếng chim gọi đàn. Cha ông chúng ta đã gọi nhau dọc năm tháng, qua đêm thẳm của thời gian, tiếng người gọi người, tiếng quê hương gọi thức nỗi niềm đất nước. Chúng ta tự hào biết mấy về văn hóa dân tộc, về quá khứ của giống nòi. Nhưng đến cuối những năm 20 của thế kỷ này, lối thơ cũ (hiểu theo nghĩa thơ thù tạc, ngâm vịnh sáo mòn) đã mòn mỏi, xơ cứng, bạc màu. Cái gì đây phải làm cho vùng đất thơ Việt Nam tươi xanh trở lại? Cái gì để bón tưới? Nước gì để thúc mầm? Thơ Việt Nam đến ngã ba đường lúc đó đòi hỏi một cảm xúc mới, và cảm xúc mới đã đến với các nhà Thơ mới, từ các nhà Thơ mới. Tôi vẫn muốn nhắc lại câu nói xúc động mà sâu lắng của anh Lưu Trọng Lư: "Ngày nay - nghĩa là năm 1932 - 1933 - người thanh niên Việt Nam đang đi tìm thi nhân của mình như người con bơ vơ đi tìm mẹ". Thật ra, cả xã hội Việt Nam lúc đó, nhất là tầng lớp thanh niên có học - ở thành thị cũng như ở nông thôn - từ Bắc chí Nam đều cảm thấy trong tâm hồn mình một luồng chuyển động mới, một cảm xúc mới tuy còn mơ hồ nhưng mà thôi thúc, tuy chưa định hình nhưng mà cực quậy, khác nào như cái thai khỏe đạp dồn trong bụng mẹ. Cảm xúc mới mà các nhà Thơ mới đem đến, cảm nhận rồi tỏa ra, chính là quy tụ và nâng cao cảm xúc của cả một thế hệ, của cả một lớp người, của cả một xã hội đang trên đà đổi mới của thế kỷ.
Thơ mới là nỗi niềm của cả một thế hệ vậy, không chỉ là nỗi niềm của các nhà Thơ mới. Và thế hệ ấy đã sống vào một thời điểm lịch sử của đất nước, của nhân loại mà như quy tụ được nhiều yếu tố để thấy được trong bề sâu cái số phận của con người, cái thân phận người của mỗi con người, cái nỗi đau đời của những ai ý thức về tiền đồ của đất nước, về vận mệnh của giống nòi. Điều cảm nhận đó làm nên giá trị nhân bản bền vững của Thơ mới. Và điều này rất rõ: qua Thơ mới, các nhà Thơ mới không chỉ thể hiện mình, tìm mình, mà cơ bản hơn là tìm về dân tộc. Tìm về cội nguồn, chính là một đặc điểm lớn của phong trào Thơ mới. Đã tìm, và đã gặp, đã thấy, đã có. Văn chương rõ ràng đã là chuyện tâm tình, chuyện tâm tưởng, chuyện vận mệnh của tâm hồn, chuyện tiến triển của sắc thái, chuyện khẳng định của bản lĩnh, bản lĩnh riêng của mỗi cá nhân trong bản lĩnh chung của giống nòi.
Sở dĩ Thơ mới được chấp nhận nhanh chóng, và đi mau vào đời sống tinh thần, tình cảm, cuộc sống bên trong của thế hệ đương thời và của các thế hệ về sau cho đến ngày nay, chính là vì Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ. Nhìn và cảm nhận cuộc đời, nhìn và cảm nhận thiên nhiên, tạo vật không còn như cảm nhận của cha ông nữa, mà với những rung động mới, rung động của trái tim, khối óc và cơ thể nữa của những con người cảm thấy rõ vận mệnh, sự sống của mình có nhiều liên hệ tinh vi và chặt chẽ với cuộc đời rộng lớn, với tạo vật muôn trùng, với thời gian vô tận. Tạo ra cảm xúc mới và cực kỳ quan trọng, vì nó mở rộng chân trời sáng tạo cho thơ ca. Ý nghĩa cách mạng lớn về văn học của Thơ mới trước hết là ở điểm này. Tất nhiên là từ cảm xúc mới mà sáng tạo ra ngôn từ mới, sáng tạo ra các thể loại mới, hoặc cách tân các thể loại trong thơ. Có cảm xúc mới thì tất yếu có ngôn từ mới. Trong lịch sử văn học của các dân tộc, không phải luôn luôn sáng tạo được cảm xúc mới. Ở Việt Nam ta từ lối cảm xúc của "Tao Đàn nhị thập bát tú" thời Lê Thánh Tông đến cảm xúc mới cuối thế kỷ 18 (với Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều... và các tác giả truyện Nôm) phải vượt gần ba thế kỷ. Rồi từ cuối thế kỷ 18 đến những năm 30 của thế kỷ 20 Thơ mới ra đời tạo cảm xúc mới, hiện đại, phải trải qua một thế kỷ rưỡi. Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc, Ấn Độ hay Pháp, Anh, Ý, Đức ta cũng thấy những quá trình tương tự. Một cảm xúc khi đã hình thành thì nó nuôi văn học nghệ thuật trong hàng thế kỷ. "Thơ mới" cũng vậy. Cho nên anh Vương Trí Nhàn rất có lý khi anh Viết: "Ảnh hưởng của Thơ mới diễn ra trên phạm vi toàn xã hội"... Phải nói "Thơ mới đã in dấu của nó vào cả thể kỷ, và bây giờ chúng ta vẫn sống dưới ảnh hưởng của nó".
Để hiểu nguồn gốc, sự ra đời của Thơ mới, sự phát triển nhanh chóng và những thành công rực rỡ của Thơ mới thì quyển Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân vẫn là cuốn sách cơ bản. Cái nhìn mạnh dạn và sâu sắc, cái nhìn tri âm, tri kỷ của hai anh Hoài rõ ràng đã được công chúng đương thời và các thế hệ tiếp theo xác nhận. Cuối năm 1941, Hoài Thanh đã dám khẳng định: "Không lấy một người sánh với một người, hãy lấy thời đại sánh cùng thời đại". Tôi quyết rằng (lời của Hoài Thanh) chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này trong lịch sử thi ca Việt Nam. Chưa bao giờ người ta xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu". Và nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lê Đình Kỵ năm 1989 cũng đã khẳng định: "Thơ mới là một bước phát triển quan trọng, xét về mặt nào đó là cả một cuộc cách mạng trong tiến trình của thơ ca Việt Nam, đưa thơ cổ điển Việt Nam đạt đến hiện đại cả về mặt biểu hiện cũng như cảm hứng thơ ca. Thơ mới đã đóng góp hàng trăm bài thơ hay, trong đó không ít bài thơ có thể xếp vào loại hay nhất của nền thơ ca dân tộc".
Điều tôi muốn nói nữa là, lòng yêu tiếng Việt của các nhà Thơ mới, yêu tha thiết, yêu da diết. Nhiều người trong phong rtafo Thơ mới rất giỏi tiếng Pháp, mà vẫn bám lấy tiếng Việt, nó là hơi thở của cha ông, của dân tộc. Điệu thơ là điệu thở, nhịp thở của giống nòi.
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng, đất nước cũng ngồi bên con.
Mà lòng yêu nước ở đây không chỉ là yêu tiếng nói dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà hều hết các nhà Thơ mới đều đứng vào hàng ngũ cách mạng, có một số đã tham gia hoạt động cách mạng nhiều năm trước cách mạng tháng Tám.
Bây giờ Thơ mới đã nằm trong văn mạch dân tộc và phong trào Thơ mới đã là một chương rất quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà. Có một điều rất rõ: nhiều nhà Thơ mới tiếp tục sáng tạo sau Cách mạng tháng Tám, và đã góp phần đặc lực to lớn vào công cuộc xây dựng nền thơ xã hội chủ nghĩa, nền thơ Việt Nam hiện đại. Rõ ràng cây Thơ mới có nhiều mùa, và tiếp tục có những mùa chín mới. Và chúng ta hiểu rằng: Thơ mới không dừng lại ở Thơ mới 1932 - 1945. Từ Cách mạng tháng Tám, Thơ mới vẫn phát triển, tất nhiên là với nội dung và sắc thái mới. Và bây giờ chúng ta vẫn làm Thơ mới. Không nên cắt đứt một cách giả tạo Thơ mới sau Cách mạng tháng Tám và Thơ mới đầu tiên thời 1932 - 1945. Sự tách ra như vậy không phù hợp với thực tế văn học vì các thế hệ nhà thơ sau này vẫn ý thức kế tục Thơ mới 1932 - 1945 và phát huy cảm xúc mới mà Thơ mới đã tạo ra. Sự cắt, tách ấy đôi khi cũng có thể mang một ý tứ không hay.
Giờ phút này, năm tháng này mà chúng ta, mà xã hội khẳng định những giá trị lớn lao của Thơ mới, chúng ta nhớ ông Phan Khôi và báo Phụ Nữ Tân Văn đã có công trình chánh giữa quốc dân Thơ mới (với bài Tinh già) ngày 10/3/1932. Chúng ta nhớ chị Nguyễn Thị Kiêm (Nguyễn Thị Manh Manh), người nữ sĩ mạnh dạn và hùng hồn đã cổ vũ và bảo vệ Thơ mới lúc còn trứng nước. Chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ các anh, các chị: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lưu, Đông Hồ, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông, J.Leiba, Phạm Hầu, Nguyễn Đình Thư, Nguyễn Vỹ, Lan Sơn, Phan Văn Dật, Nguyễn Bính, Nam Trân, Vân Đài, Hằng Phương, Bích Khê, Phan Thanh Phước, Đoàn Văn Cừ... và bao nhiêu anh chị em đã khuất, những người đã cùng những người còn sống làm nên Phong trào Thơ mới, nó thật sự là một cuộc cách mạng lớn trong thơ ca Việt Nam ở thế kỷ 20 này.
Thưa các bạn yêu thơ, các bạn giảng thơ, nghiên cứu thơ, bình thơ nghĩa là những bạn tri âm, tri kỷ của thơ, của "Thơ mới", thưa các bạn nhà thơ của các thế hệ, chúng ta sống và sáng tạo liền mạch một dòng thơ thế kỷ, mà mở đầu là "Thời đại Thơ mới mười năm" (chữ của Hoài Thanh).
Xin cho tôi mượn hai câu của Trần Tử Ngang, và nối thêm hai câu để gọi là kết luận:
"Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa đẻ
Có Thơ mới bắc cầu
Trên đường ngàn thế hệ
6/12/1992.
Ghi chú: Đây là một bản thảo mà Huy Cận chưa công bố khi còn sống và may mắn Hồn Việt còn giữ lại được. Nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh công bố lần đầu trong cuốn "Bốn thi sĩ phong trào Thơ mới" NXB Hội văn học - 1/2016.
II. XUÂN DIỆU NHÀ THƠ TIÊN PHONG CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI -
Thái Kim Đỉnh.
Xuân Diệu, họ Ngô, là con trưởng cụ Tú kép Ngô Xuân Thụ (Thọ), quê xã Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và cụ bà Nguyễn Thị Hiệp người vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tùy Phước, tỉnh Bình Định.
"Cha đàng Ngoài, mẹ ở đàng Trong,
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.
Quê cha Hà Tịnh đất hẹp khô rang,
Đói bao thuở cơm chia phần từng bát,
Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát,
Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.
Cha đàng Ngoài, mẹ ở đàng Trong
Ông đồ nho, lấy cô làm nước mắm..."
Nhà thơ đã viết về cha mẹ, quê hương mình như vậy.
Xuân Diệu Sinh ngày 3/2/1916 tại quê mẹ, vạn Gò Bồi. Thuở nhỏ ông học chữ Nho, quốc ngữ và cả tiếng Pháp với cha, rồi xuống học trường Quy Nhơn năm 1927, và đỗ Thành Chung năm 1934. Năm 1935 - 1936, ông ra học tú tài phần thứ nhất ở trường trung học bảo hộ tại Hà Nội. Cuối năm 1936 ông vào Huế học tú tài phần thứ hai ở trường trung học Khải Định.
Ở đây Xuân Diệu gặp Huy Cận và hai nhà thơ trở thành đôi bạn thân thiết suốt đời. Huy Cận viết: "Tình bạn của chúng tôi, ngay lúc đó không chỉ đóng khung trong địa hạt văn chương. Tháng 5/1937, trong trường có cuộc vận động đón Gôđa, đại diện của Chính phủ bình dân Pháp đến Huế. Anh Xuân Diệu cầm đầu đám học sinh 3 lớp ban Tú tài đi đón. Tôi còn nhớ rõ anh Diệu bảo người gác cổng khóa cổng trường lại không cho những kẻ nhút nhát rút lui về. Sau cuộc đón ấy, anh Diệu, tôi và một số anh em khác bị cắt học bổng, suýt nữa thì bị đuổi". Năm 1938 - 1940, Xuân Diệu ở cùng Huy Cận trên gác nhà số 40 Hàng Than Hà Nội, vừa tiếp tục học luật và dạy văn ở trường Thăng Long. Thi đỗ tham tá Thương chính, ông được bổ vào làm việc ở Sở Đoan Mỹ Tho, cho đến khi Huy Cận tốt nghiệp kỹ sư canh nông, Xuân Diệu lại xin thôi việc ra Hà Nội.
Cuối năm 1943, đầu năm 1944, ông bắt đầu hoạt động cách mạng bí mật trong Việt minh và trong Đảng dân chủ và tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại thủ đô.
Xuân Diệu được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I (1946 - 1960). Ông là đại biểu nhà báo tham gia phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sang thăm nước Pháp. Trong kháng chiến, ông lên Việt Bắc, công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Hội nhà văn Việt Nam thành lập, ông được bầu vào Ban chấp hành và tham gia ban biên tập Tạp chí Văn nghệ, cơ quan của Hội. Năm 1949, Xuân Diệu được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954, Xuân Diệu đi thăm Liên Xô, Hungari (1956); dự hội nghị trù bị các nhà văn Á châu ở Niu Đê li và thăm Ấn Độ hai tháng (1958). Liên tiếp sau đó, ông lại có nhiều cuộc đi trong, ngoài nước. Trở lại niềm Nam ngay sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, thăm quê Bình Định và Sài Gòn, Mỹ Tho, Cà Mau, Plâycu...; Tham dự hội nghị các nhà văn thế giới bảo vệ hòa bình lần thứ 2 ở Xoophia, Bungari; Được mời sang Pháp nói chuyện về thơ Việt Nam tại các trường đại học Pari VII, Ni - xơ, Xoóc - bon; Sang Cuba dự lễ mừng thọ Nicolai Ghiden ở La Habana...
Năm 1983, Xuân Diệu được Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức bầu làm Viện Sĩ Thông Tấn. Tham gia đoàn đại biểu Việt Nam dự Tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Liên Xô trở về, ông đi thăm miền Nam lần cuối cùng và từ trần ngày 18/12/1985 tại Hà Nội, sau một cơn đau tim đột ngột, thọ 69 tuổi.
Sự ra đi của Xuân Diệu là một tổn thất lớn khó bù đắp được. "Một cây lớn nằm xuống, làm cho cả khoảng trời trống vắng", đó là đánh giá trong bài điếu văn do nhà văn Hà Xuân Trường đọc trong lễ truy điệu nhà thơ Xuân Diệu ngày 21/12/1985.
Xuân Diệu là một nhà hoạt động văn hóa và xã hội tích cực. Ông đã từng là đại biểu Quốc hội; Ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch hội đồng thơ của Hội; Ủy viên Ủy ban Trung ương liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Xô; Viện sĩ Viện hàn lâm nghệ thuật của Cộng hòa dân chủ Đức..., ông được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
Xuân Diệu là nhà thơ lớn, là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Ngay khi bài thơ đầu tiên gửi đến báo Phong Hóa, Thế Lữ đã nhận xét: Xuân Diệu là thi sĩ có một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc" và trong bài tựa viết cho Thơ thơ (1938) thì Thế Lữ reo lên: "Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây chúng ta đã có Xuân Diệu". Vũ Ngọc Phan trong sách Nhà văn hiện đại (quyển 3) cũng có nhận xét: "Người ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các thơ mới". Chính cái đằm thắm, cái nồng nàn, cái lạ trong thơ Xuân Diệu đã "làm cho nhiều người thanh niên ngây ngất" (Vũ Ngọc Phan).
"... Tập Thơ thơ xuất bản một ngày Nô - en 1938 là thịnh thời của thơ mới, xuất hiện trước đó không lâu, và Gửi hương cho gió xuất bản năm 1945 là cao điểm, đồng thời là dứt điểm. Về ý lẫn lời, Xuân Diệu là người tạo sinh lực cho thơ mới - hiểu theo nghĩa một trào lưu trong lịch sử văn học..." (Nam Chi). Trong bài "Xuân Diệu và chặng đường thơ văn trước cách mạng" Hà Minh Đức viết:
"... Khoảng thời gian gần mười năm đã nói lên bao sự đổi thay. Từ một Xuân Diệu lãng mạn, non tơ, bay bổng trong dòng thơ đầu cho đến một Xuân Diệu chín chắn, ưu tư và có phần chán nản trước cuộc đời là hai chặng đường thơ hiển hiện mối quan hệ giữa thơ và đời.
Nhà thơ Huy Cận nhận xét: "Hai tác phẩm bổ sung cho nhau để tạo nên hồn thơ Xuân Diệu. Nói Thơ thơ hơn Gửi hương cho gió là không đúng vì nghệ thuật của Gửi hương cho gió là chín hơn. Ngược lại cũng không thể nói Gửi hương cho gió hay hơn Thơ thơ. Thơ thơ có nhiều chất non tơ, rạo rực thiết tha và hồn thơ trong trẻo. Gửi hương cho gió đắm như than hồng phủ kín lớp tro mỏng và cũng có xen vị đắng cay trong tình đời và tình yêu".
Tế Hanh cũng cho rằng: "Thơ thơ có hương vị của tập thơ đầu tươi trẻ. Gửi hương cho gió đắm sâu thiết tha".
Nguyễn Xuân Sanh cũng nhận xét: "Ở tập đầu rạo rực, tươi trẻ, ở tập sau mesditations của Xuân Diệu sâu hơn".
... Xuân Diệu có lần tâm sự: "Thơ thơ là Premier jet non tơ hơn. Gửi hương cho gió chín hơn, già dặn hơn. Bài hay nằm trong Thơ thơ nhiều: Nụ cười xuân, Đây mùa thu tới, Vội vàng, Tương tư chiều, Ca tụng, Cảm xúc, với bàn tay ấy. Tuy nhiên, Gửi hương cho gió lại có những bài chín hơn về nghệ thuật. Lời kỹ nữ là bài hay nhất trong Gửi hương cho gió. Nguyệt Cầm tinh vi và cao cường quá, phải láy luyến từng chữ như từng nốt đàn"... (Nghiên cứu Văn học - số 12 - 1995).
Cùng với hai tập thơ, Xuân Diệu còn có tập truyện ngắn "Phấn thông vàng", nhưng như tác giả viết trong lời tựa: "Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn", Vũ Ngọc Phan lại nhận xét: "Xuân Diệu ở đây cũng đem lại theo một hồn thơ bát ngát và mơ màng. Trong quyển Phấn thông vàng mà Xuân Diệu gọi là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy rặt thơ là thơ"... "... dù ở văn xuôi hay văn vần, bao giờ Xuân Diệu cũng là một thi sĩ" (Nhà văn hiện đại - Quyển 3).
Trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam) Hoài Thanh viết:
"... Tôi không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kỳ - tài đời này không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời - đại cùng thời - đại. Tôi quyết rằng trong lịch - sử thi - ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời - đại phong - phú như thời - đại này. Chưa bao giờ người ta xuất - hiện cùng một lần một hồn thơ rộng - mở như Thế - Lữ, mơ - màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bín, kỳ dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu..." "Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rệt. Với Thế Lữ, thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa, Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Baudelaire, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ de Noailles và trong văn Gide... Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bất đầu xuống, mặc dầu Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Verlaine..." "... Từ Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Việt Nam đã có tính cách của thơ Pháp lối tượng trưng, nhưng còn dè dặt..."
"... Xuân Diệu, nhà thơ thời đại - biểu đầy đủ nhất cho thời - đại..."
Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn trước khi đến với cách mạng. Nhưng "Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người, lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông đã không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đời và lời nguyện ước của ông có bao nhiêu sức mạnh" (Tựa Thơ thơ).
Do đó, Xuân Diệu hăm hở đi vào cách mạng như một chiến sĩ tiên phong mặc dầu đôi lúc không khỏi vướng mắc dằn vặt, nuối tiếc cái cũ như nhà thơ bộc lộ trong Những bước đường tư tưởng của tôi.
Cách mạng vừa thành công, Xuân Diệu có ngay khúc tráng ca Ngọn quốc kỳ, rồi tác phẩm Hội nghị non sông chào mừng quốc dân Đại hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và những bài thơ đã kích bọn phản động Việt quốc, Việt cách. Các thác phẩm trên "đánh dấu một giai đoạn chuyển biến đặc biệt làm ngạc nhiên người đọc" (Hoàng Trung Thông).
"Thực dân Pháp đánh Nam bộ, rồi toàn dân kháng chiến, Đảng giao nhiệm vụ giết giặc cứu nước cho ngòi bút tôi. Tôi rộng mở bước vào kháng chiến trường kỳ..." Nhà thơ kể lại như vậy, và từ đó ông đã cùng xương thịt với nhân dân", "cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu" để có một sự nghiệp văn học đồ sộ. Sự nghiệp mà Xuân Diệu để lại là sự nghiệp lớn lao bao gồm năm chục tập sách trong đó có 15 tập thơ đã xuất bản, chưa kể nhiều tác phẩm cho đến nay vẫn chưa công bố. Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia.
... Xuân Diệu đã làm chói ngời hơn lên nữa những tên tuổi lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu bình giá các tác giả thơ trong nước và giới thiệu các tên tuổi lớn của nước ngoài, các công trình nghiên cứu của Xuân Diệu không chỉ có giá trị ở ma lực, đặc biết của ngôn ngữ và văn phong, mà có giá trị ở tính bao quát và sự đạt tới chân lý trong nhiều tác phẩm. Các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ của Xuân Diệu là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn và từ vốn học thức uyên bác của anh. Xuân Diệu viết truyện ngắn, viết bút ký, dịch thuật, trong lĩnh vực nào anh cũng đạt tối đa mức xuất sắc, nhưng hoạt động sáng tác vẫn là chủ yếu, sáng tác chủ yếu của anh vẫn là thơ. Thơ anh là tiếng ca của một trái tim dạt dào yêu đời, yêu người, yêu nước, yêu dân... (Điếu văn).
Về giá trị thơ văn Xuân Diệu đã có hàng loạt bài, hàng loạt sách trong và ngoài nước nói đến, và điều mà nhiều người hay nhắc và nhà thơ thích nhất, là "Xuân Diệu nhà thơ tình yêu".
Xuân Diệu làm thơ, viết nghiên cứu, bình luận, giới thiệu thơ, ông còn đi bình thơ trước công chúng. Kể từ cuộc diễn thuyết đầu tiên về đề tài "Sinh viên với quốc văn" tháng 2/1945 đến lúc qua đời. Xuân Diệu đã nói chuyện thơ trong ngoài nước ngót 500 cuộc (có người nói là ngót 1000) có khi trong vòng 4 ngày, phải nói chuyện 5 lần rồi có người mời lại đi nói nữa. Ông nói với nhà văn Liên Xô Alếchxây Vaxiliép: "Vâng, tôi là một trái cam, hãy vắt kiệt lấy nước của nó". Nhưng "trái cam Xuân Diệu bị vắt mãi vẫn không hề kiệt nước. Marây Găngxen (Pháp) viết: "Xuân Diệu như một người hát dạo của nhân dân trong thời kỳ hiện đại thường đi bình thơ từ tỉnh này đến tỉnh khác, từ làng quê đến phố phường.
Những câu thơ của anh là nhạc - một nhạc điệu nhẹ nhàng tinh tế, rất uyên bác và gọt dũa rất kỳ công..." còn Xuân Diệu thì tự hào nhận mình là "anh xẩm thơ". Marian Tca - sép (Liên Xô) viết: "... Bà mẹ và ông bố khi đặt tên cho con mình là Xuân Diệu, có nghĩa là mùa xuân kỳ diệu, cũng chưa hay biết rằng cái tên ấy về sau sẽ xác định một cách không thể nào đúng hơn nữa - tài năng tươi sáng và phong phú... Còn M. Ilinxki thì cho rằng: "Xuân Diệu một trong những người mà mọi người nói: Tỉnh dậy anh ta bổng trở nên nổi tiếng"... Và Blaga Đimitrôva, nhà thơ Bun - ga - ri, coi Xuân Diệu là: "Một thiên tài độc đáo duy nhất...".
Mỗi người một cách nói, nhưng bất cứ ai, cũng có một sự đánh giá cao về "Nhà thơ yêu nước, nhà thơ quốc tế Xuân Diệu" (Ilinxki, Liên Xô) với sự nghiệp lớn của ông.
Nam Chi, Việt kiều ở Pháp viết: "... Tôi mạn phép tượng trưng sự nghiệp Xuân Diệu như một chuỗi dài cống hiến. Thế mà "chao ôi, chính anh còn tự trách mình làm việt quá ít". "Là thi sĩ... nghĩa là lao động" (Thép Mới). "Bài học lớn nhất mà Xuân Diệu để lại cho các thế hệ cầm bút về sau là tấm gương lao động nghệ thuận nghiêm túc, cần cù, say mê, đầy sáng tạo..." (Điếu văn).
Nhà thơ lớn Xuân Diệu đã đi xa gần ba thập niên nhưng như Mi - rây Găng - xen viết: "Một nhà thơ là rễ cây và gió - là đất và nhạc. Khi một nhà thơ lớn đi xa, nhân dân của nhà thơ khóc trước hết. Và nhân dân các nước sẽ dần dần khám phá ra anh, có khi nhiều năm sau, có khi những thế kỷ sau, và một ngày nào đó, sẽ biết đến cái chết của anh và nghe được tiếng nói của anh. Xuân Diệu là rễ cây và gió, là đất và nhạc..."
Xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu văn hóa xứ Nghệ Thái Kim Đỉnh đã cung cấp cho tôi những trước tác này qua công trình nghiên cứu 4 thi nhân tiên phong trong phong trào thơ mới quê Hà Tĩnh của Ông (Thái Can - Xuân Diệu - Huy Cận - Quỳnh Dao).
Xin được xem đây là nén tâm nhang cung kính dâng lên nhà thơ Xuân Diệu - niềm tự hào của quê hương Trảo Nha trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
2/2/2016
Nguyễn Thị Hương Quế
Theo http://thptnghen.edu.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét