Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023
Thiền luận - Quyển Trung 3
10. Có những trường hợp miêu tả một cách thơ mộng
các hoàn cảnh hiện tiền. Thông thường thiền sư cũng là thi
sĩ. Hơn hết, lối nhìn của họ về thế gian và sự sống có tính
cách bao dung và giàu tưởng tượng. Họ không phê bình,
mà đánh giá; họ không tách mình ra khỏi thiên nhiên, mà trầm mình vào
trong đó. Vì vậy khi họ ca hát, cái “ngã” của họ không trỗi
lên ngạo nghễ; kỳ thực, nó xuất hiện giữa những cai ngã
khác xem như là một trong số đó, theo thói thường nó cùng bình đẳng với
chúng và cùng hợp tác với chúng để hành sự. Nói như thế tức là
cái “ngã” trở thành một cọng cỏ khi nhà thơ đi dạo trong cánh đồng;
nó trỗi lên như một trong những đỉnh núi ngút mây trời khi nhà thơ ở giữa rặng
Hy Mã Lập Sơn; nó thì thầm trong một dòng suối; nó gào thét
trong một đại dương; nó đong đưa theo khóm trúc; nó nhảy vào giếng cổ và
kêu ọp oạp như một con ếch dưới ánh trăng. Khi các thiền sư nói về
dòng biến tượng thiên nhiên trong thế giới, hồn thơ của họ tựa hồ
lang thang giữa đó một cách tự do, bình thản và thành kính.
“Chủ động thụ động” hay “thụ động chủ động”, cả hai đều diễn
tả tâm trạng của các nhà thần bí thuộc nhóm tịch
tĩnh chủ nghĩa. Trên đại thể, họ không ý thức về vai
trò chủ động của chính mình trong kinh nghiệm tôn giáo của
mình, và có thể họ không muốn biết đến vai trò này trên căn
cơ triết học tôn giáo của mình. Nhưng, như tôi đã nói trước đây tuyệt
đối không có trạng thái thụ động của tâm trí, bởi vì
điều đó thường chỉ cho sự trống không toàn diện, và thụ động có
nghĩa rằng đã có sẵn cái phải chấp nhận. Ngay cả Thượng đế cũng
không hành sự ở nơi chẳng có gì để làm ra, hay làm với. Thụ động tính
là một từ ngữ tương đối chỉ định một trạng thái ý
thức không được phân tích đầy đủ. Trong đời sống tôn
giáo của chúng ta, tính thụ động xuất hiện như là cao
điểm của tính chủ động tích cực; tính thụ động mà không
có điều kiện sơ khởi này thì nó thuần là không hư, trong đó sẽ
không có ý thức ngay từ đầu, bất cứ hình thái nào của tính thụ động.
Nhờ nghe giảng thuyết thâm sâu về bản tính siêu việt của Bát nhã Ba la mật, Thường Đề chứng được 6.000.000 Tam muội, và được hiện tiền Chư Phật nhiều như số cát sông Hằng, với đại chúng Tỳ Khưu vây quanh, diễn thuyết Bát nhã Ba la mật. Sau đó, trí tuệ và đa văn của Thường Đề siêu quá khả năng tư nghì của phàm phu, như một biển cả mênh mông vô tận, dù ở đâu cũng không hề rời chư Phật.
[20] Dịch thoát (Bản Anh); vì nếu dịch sát đòi hỏi
nhiều giảng giải.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét