Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023
Thiền luận - Quyển Hạ 1
LUẬN MỘT
1. Nếu chúng ta bước vào Hoa
nghiêm (Gandavyùha) [1] sau khi qua Lăng già (Lanka), Kim
cương (Vajracchedika), Niết bàn (Parinirvana), hay sau Pháp
hoa (Saddharmapundarika) và Vô lượng thọ (Sukhãvãtĩvyuha), thì
đây là một cuộc thay đổi toàn diện ở vào giai đoạn mà tấn kịch tôn
giáo vĩ đại của Đại thừa Phật giáo được trình diễn nơi
đây, chúng ta không thấy có cái nào lạnh lùng, xám xịt; không có
màu đất khổ, không có tay người làm; bởi vì, trong Gandavyũha, đụng đến đâu là
cái đó bừng sáng lên vô cùng tận. Hết còn ở trong thế giới hạn
cuộc tối tăm, nhạt nhẽo này; chúng ta được đưa lên tận dải ngân
hà tinh đẩu. Thế giới không trung xưa nay vốn ngời sáng.
Màu hắc ám của rừng Thệ đa (Jetanana) nơi trần gian, vẻ phàm
tục của đống cỏ khô thiết tòa sư tử hẳn là đức Thích tôn đang ngự thuyết
pháp, một bọn ăn mày lam lũ đang nghe kinh trong cái thực tại không bản
ngã - tất cả đều hoàn toàn tan biến hết ở đây. Khi Phật nhập vào
một thứ Tam muội (Samãdhi) nào đó, cái túp lều ngài đang ngự đột
nhiên trải rộng đến tận cùng bờ mé của vũ trụ; nói khác đi
chính vũ trụ được hòa tan vào thể tánh của Phật. Vũ trụ là
Phật; Phật là vũ trụ. Và đấy không phải duy chỉ là sự dàn trải của khoảng chân
không, hay khô héo rút thành một nguyên tử; bởi vì, có kim cương lát
đất, có lưu ly, có châu ngọc gắn lên những hàng cột những rào dậu,
những tường bao, chúng lấp lánh phản chiếu lẫn nhau.
1. Tùng Duyệt, tọa chủ chùa Đâu Suất [1], thường đặt
ra ba câu hỏi sau đây để khảo nghiệm sở kiến của môn nhân đối với đạo
lý của Thiền. 1) Ông bái phỏng từ chỗ này sang chỗ khác, chỉ cốt là để thấy
tánh (ng.v. 撥 草 詀 風, 只 圖 見 性 Bát thảo chiêm phong, chỉ đồ kiến
tánh); vậy, ngay lúc này, tánh của ông ở đâu? 2) Biết được tự tánh mới
có thể thoát khỏi sanh tử; nhưng khi ông chết rồi làm sao thoát?
3) Thoát khỏi sinh tử là biết chỗ đến của mình; vậy khi tứ
đại tan rã, chúng ta đi về đâu?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét