Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023
Bút nghiên 1
PHẦN I - CHƯƠNG 1
Tâm chăm chăm nhìn ông Đồ từng ly từng tí. Ông lễ bốn lễ trước
bàn thờ, vái rồi quỳ, chắp tay giơ lên ngang trán miệng lâm râm khấn. Đoạn ông
cầm bút vẽ ngoằn ngoèo bốn cái bùa trên tờ giấy trắng, để lên bàn thờ, quỳ khấn
nữa, sau rốt, ông lại lễ bốn lễ. Rồi ông đem đốt tờ giấy, lấy than hòa với nước
lã đưa cho Tâm uống. Như một bệnh nhân mong chóng khỏi bệnh uống thuốc một vẻ
ngon lành, Tâm mạnh dạn uống một hơi hết cả chén. Ông Đồ bảo Tâm vào lễ bốn lễ,
Tâm không rụt rè làm theo lời ngay. Rồi ông Đồ lấy ở trên bàn thờ xuống một cái
bút mới, đĩa son vừa mài sẵn và một quyển sách mới đóng có cái bìa đánh nhựa
cây dầy cồm cộm. Ông nằm soài xuống giường, hai gối giáp vào bụng, hai chân
song song soải đều về bên phải. Ông dí ngòi bút vào mồm nhấm nhấm cái đầu nhọn
rồi chấm vào đĩa son lấy ra viết những chữ đỏ lên trên giấy trắng ngà ngà. Viết
xong, ông bắt Tâm 4 ngồi xếp bằng xuống chiếu, trước bàn thờ, hai chân gập lại
và ông chỉ tay vào từng chữ bảo Tâm học:
Sáng hôm sau, Tâm đến trường, đã đông đủ học trò. Buổi học sắp
sửa bắt đầu. Học trò vây quanh giường ông Đồ vòng trong vòng ngoài. Những đứa
bé ngồi sát, để sách lên giường còn các trò lớn đứng quanh quẩn ở ngoài. Một đứa
mang đĩa son ra bể lấy nước mài đã về, để đĩa son lên giường. Mầu son đỏ tươi
phủ kín đĩa lố nhố những bông bọt nổi lên trông rất đẹp. Hòn son nhẵn thín nằm
gọn lỏn ở giữa đĩa như hòn núi giả trong cái bể con. Ông Đồ cầm lấy bút, dầm
ngòi vào nghiên son lấy ra chấm sách, tay ông thoăn thoắt điểm rất nhanh. Thỉnh
thoảng ông sổ một cái ngắn, hay khuyên tròn nhỏ như cái cúc. Một chồng sách cao
để trước mặt ông phút chốc đã hết. Đoạn ông viết mấy bài mới cho những đứa trẻ
mới học. Rồi buổi học bắt đầu. Đứa ngồi gần chỉ tay vào sách, đứa đứng ngoài
chĩa sách vào, chúng thi nhau hỏi, tranh nhau hỏi, đứa nọ cướp lời đứa kia:
Gặt đang đông, trên những tấm ruộng thênh thang trong cánh đồng
bát ngát một mầu vàng ối, lố nhố những người nhấp nhô gặt lúa, tiếng hái đưa
ngang từng túm lúa, soèn soẹt ngọt như bổ cau...những đàn châu chấu bị động vè
vè bay sang tấm ruộng chửa gặt...một vài cô thợ gặt hát lên vồng vộng...Những
thợ gánh lội vào ruộng lấy những lúa cắt rồi để trên trốc dạ, lượm thoăn thoắt
thành đon đặt lên bờ bó lại. Rồi sóc đòn càn vào ngang bó gánh chạy te te về
làng, những bông lúa cứ rung rinh theo nhịp bước và kêu rào rào.
Ai đời, một đứa trẻ bé bỏng như thế này, đang tuổi hay ăn
chóng nhớn để đi chơi, người ta lại bắt học lấy học để, học ngày học đêm, để rồi
sau đi thi đỗ làm quan. Thi đỗ làm quan thì có lợi gì cho đứa trẻ. Tâm thường
nghĩ vậy. Đến năm nay, đã lên mười tuổi và nhờ học nhiều sách vở, hiểu nhiều
nghĩa lý hơn, Tâm đã có vẻ người nhớn một ít, Cái ý nghĩ nông cạn non nớt kia
đã nhường chỗ những nguồn tư tưởng sâu sắc xa vời!
...Làm kinh nghĩa là thay nhời cổ nhân mà thích rộng một câu trong sách cổ ra thành một bài. Câu được đặt tự ý, không hạn chữ, không theo vần. Nhưng cả bài cũng phải theo khuôn phép riêng: Trước hết là đoạn phá đề, người làm văn giải qua nghĩa đầu bài. Thứ nhì đến đoạn thưa đề, bắt đầu vào nhời người xưa nói. Thứ ba là đoạn khởi giảng, nói khai mào mở đầu bài. Thứ tư là đoạn khai giảng, vào bài có hai vế đối nhau. Cuối đoạn có một câu hoán đề, láy lại câu đầu bài. Đoạn thứ năm là trung cổ, có hai vế đối nhau thích thực nghĩa đầu bài, đoạn sáu là hậu cổ, hai vế đối nhau và bàn tán rộng ý trong bài. Đoạn bẩy, kết cổ, cũng có hai vế đối nhau tóm tắt các ý trên bài lại. Cuối cùng, có một câu thúc đề, thắt chặt bài là hết. Lối kinh nghĩa này là lối bát cổ (tám vế hay tám đoạn) thông dụng nhất trong trường thi.
Một lúc sau, Tâm đã viết xong đằng tả bài thơ đem lên trình Cụ Nghè. Cụ cầm lấy tờ giấy, giơ cao lên gần ngọn nến đọc, nét mặt cụ thỉnh thoảng lại cau lại, khiến Tâm trông thấy mà trong lòng hồi hộp lo sợ. Đọc xong cụ để tờ giấy xuống sập, rồi ngẩng đầu lên nhìn Tâm và ông Đồ Trí. Cụ khen một vài ý, chê câu tam tứ, chữa mấy chữ sau cùng kết luận, công nhận Tâm có thể theo lớp đại tập được và bằng lòng cho Tâm ở lại học tại trường.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét