Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2025

Giọt buồn không tên

Giọt buồn không tên

Giọt buồn không tên
Trời chưa vào Thu, mà sao ta cứ hắt hiu nỗi nhớ...nhớ...nhớ...nỗi nhớ cứ như cứa vào tâm hồn, bầu trời mông lung mông lung,trăng đã hạ huyền...không gian u buồn tĩnh mịch. Trong đời sống của mỗi con người. vui - buồn - hờn -giận - lo lắng -thương yêu - nhớ nhung - xa vắng......
Vệt nắng cuối ngày đã lặng, không gian đã chìm vào tĩnh mịch...buồn và buồn.....
Tiếng gió vi vu nhè nhẹ, phía bên ngoài những cành Anh Đào đã rụng hoa...những cánh hoa trăng trắng hồng hồng mỏng manh rơi trên thảm cỏ xanh rì......
Còn lối nào cho ta...còn nẽo nào cho ta...đường đi nẽo đến...mắt ta vẫn u buồn với thời gian trôi qua..cứ mãi cô đơn, cứ mãi yếu đuối, có đôi lúc ta muốn hòa tan trong hư vô...hòa tan trong nỗi nhớ ngút ngàn....
Tủi hận - buồn đau - muộn phiền...cứ lững lơ lơ lững....
Ngồi đây...chờ đợi...chờ đợi cái gì đây? Những câu hỏi ta tự hỏi ta...mà không bao giờ ta trả lời được. Chỉ thấy sự khô khốc trong niềm đau...trong nỗi nhớ...Chỉ nhìn thấy một khoảng không vô tận....
Ai có thể đi qua cái hạn hữu của đời sống, sự chết chóc sự đau thương chia lìa...cũng như sự bất hạnh cứ kéo dài đến với một người đàn bà...
"Môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình" mà Ông Trịnh Công Sơn đã từng nói...Tình yêu...tình yêu mà loài người mà nhân loại thường ví von qua thơ văn thì nó cũng chỉ là phù phiếm...cuối cùng thì chỉ còn lại nỗi đau dài...làm giá buốt buồng tim...làm rã rời thân thể...làm mặn đắng bờ môi...
Nghẹn Ngào.
Dòng thơ em trang đầu là nhật ký.
Bên ngọn đèn đêm...bên ngọn đèn đêm.
Anh có hình dung tóc rối ngày xưa?
Anh thường bảo mái tóc rối thiên thần.
Em lang thang giữa lòng phố thị.
Giữa trời mưa bay...
Tự nghe bước chân mình đơn độc, nghẹn ngào thầm gọi tên anh...hiện hữu cô đơn. Dĩ vãng lưu đày....
Em gục xuống nghe tình yêu bất hạnh, khoảng trống sau lưng, chẳng buồn nối tiếp...Con phố dài Đại Lộ vắng bóng anh, tóc rối - làn môi - vai gầy in bóng! Anh ở nơi nào....vẫn mình em đơn côi...
"Em ở đây phương trời xa xôi lắm"
"Nhưng thương nhau ta cảm thấy thật gần"
"Nhấm mắt lại...ta có nhau bên cạnh"
"Em ru anh vào giấc ngủ thiên thần"
Gió Đông về rét mướt lắm anh ơi - Xa Quê Hương ta đánh mất nửa cuộc đời - Nửa còn lại em mỏi mòn chờ đợi - Thương anh hoài...thương mãi ngàn năm...
Em vẫn biết tình ta xa vời vợi - Xót xa nào bằng những phút đợi trông - Em khóc mãi.... đôi dòng lệ nhạt nhòa - Khóc Quê Hương và khóc tình cô lẻ - Em đã lạc vào Biển đời hiu quạnh - Sóng muôn trùng sóng phủ kín đời em....
Biển vắng
Anh yêu dấu!
Biển hôm nay vắng lắm, em ngồi một mình nơi ghềnh đá, ghềnh đá ngày nào để nhớ đến anh. Chai cam vắt vẫn còn y nguyên, em còn nhớ những lời anh dặn.
- Đi Biển buổi sáng anh thích uống cà phê sữa, đi Biển buổi chiều anh thích uống cam vắt...
theo hết những nỗi nhớ nhung trong em...lá đã vàng và bắt đầu rơi rơi từng chiếc để báo hiệu rằng Thu đã về...
Bao mùa lá đổ rồi anh nhỉ? Em không nhớ rỏ lắm, cứ như là thói quen đến cuối tuần, xuống ca chuẩn bị một số đồ cần dùng để hết vào xe, rồi băng trong đêm tối, xe cứ lăn bánh, em cứ ngồi lái, ngồi mà nhớ anh, nghĩ về anh...
Vài tiếng đồng hồ nữa thôi, em sẽ được nhìn thấy gương mặt thân thương ngồi chờ em bên khung cửa sổ...
Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe chạy ngược chiều chớp đèn làm hiệu, như là hiểu nhau, thông cảm cho nhau, người đi trong đêm...những tâm hồn đơn độc trong bóng đêm...em mĩm miệng cười thầm...
Đưa tay bấm nhạc "TÌNH ĐẦU TÌNH CUỐI" Nhạc của Trần Thiện Thanh, những CD mà anh thâu cho em lúc trước, vì em thường bảo với anh là: Ca Sĩ Nữ em chỉ "mê" mỗi Ngọc Lan thôi...
Anh thường hỏi em:
- Hồng Sang à! em bận rộn công việc đầu tuần, rồi cuối tuần em lại đến để lo cho anh, em có mệt không? Em có buồn không?
Em vui vẽ và trả lời:
- Cái công việc cuối tuần này, em thích lắm! Anh biết không? đang làm việc mà nhớ đến anh là như có một cái gì thôi thúc trong em, làm nhanh lên, làm lẹ lên để mau mau đến cuối tuần để được gặp anh và chăm sóc cho anh đó là niềm vui của em.
Bác Sĩ có bảo: " Ông ấy rất cần yên tĩnh và nhất là không khí ở Biển rất thích họp với Ông ấy".....
"Anh giờ đã xa xôi phương nào...Em còn mãi ngồi ôm kỷ niệm...Bao ngày tháng nên thơ tình yêu đâu rồi ".....
Ngọc Lan thì cứ ca, em thì cứ khóc...khóc vì mất anh. Người đàn ông em yêu mang nhiều nét phong trần, gương mặt xương xương gầy gầy, tánh tình cương nghị và nhất là nụ cười, nụ cười đó ngàn đời em vẫn nhớ, nụ cười héo hắt, anh có biết không anh? Em nghĩ ngày xưa chính nụ cười đó đã làm chết lòng không biết bao nhiêu người đàn bà và các cô gái...Nhưng riêng đối với em, em được nó quá ít...
Có một buổi chiều, hai ta đang ngồi trên ghềnh đá này, bỗng cơn đau tim lại đến với anh, em vội đưa hai tay em ra và luồng vào đôi lồng bàn tay anh và bảo:
- Anh ơi! cố lên và an tâm, không sao đâu, em chia xẽ nỗi đau với anh anh yêu...
Vẫn với nụ cười héo hắt ấy, anh nói:
-Cảm ơn! cảm ơn em nhiều lắm...
bờ cát, trên chiếc xe lăn anh trước em sau. Vừa đẩy em vừa hát.
- Cút kít... cút kít... ta đẩy xe cút kít...qua suối qua đèo ta dắt dìu nhau đi...Đời tràn ngập niềm thương, vui nước mây hữu tình...tang tính tang tang tình...tình tang....
Anh quay người ngược lại nhìn em...kéo em xuống thật gần...ôm và hôn em thật lâu...sóng Biển cứ rì rầm như ca ngợi tình yêu của chúng tôi...
Em nhìn anh thì thầm:
- Sao hôm nay anh lười ăn thế? thức ăn còn y nguyên nè!
Anh bảo rằng:
- Em quên rồi sao? hể thấy em là anh no rồi....
Tình yêu của chúng tôi thật là nên thơ...và cũng thật là mỏng manh...mỏng manh như những cái bong bóng màu sắc của xà phòng...cả hai chúng tôi đều cố gắng kéo dài sự hiện diện của nó được phút nào hay phút nấy...
đó tan ca xong về nhà thật vội, thu xếp một ít đồ cần dùng để vào xe,trước khi xe lăn bánh như thường lệ, em gọi phone cho anh. Không có người nhấc phone, có một chút lo lắng, có một chút bất an trong em nhưng em cố cầu nguyện "xin đừng có điều gì xảy đến cho anh! chờ em...xin hảy chờ em,em sẽ đến ngay".
hạnh phúc lớn của em là khi mà quẹo xe vào nhà anh thấy ngay hình dáng gầy gầy ngồi bên cửa sổ cùng với nụ cười trên môi.
Cô Y Tá của anh nhấc phone:
- Thưa Bà! Ông ấy đã ra đi, ra đi rất thanh thảng, trước đó 1 tiếng đồng hồ Ông bảo tôi ra vườn ngắt cho Ông một bông Hồng, nhưng phải lựa bông Hồng to nhất vườn. Ông ngồi xe lăn ngay cửa sổ như mọi khi để chờ Bà trên tay Ông vẫn còn cầm chặt bông Hồng Nhung tươi thắm....
Tai em ù lên không còn nghe gì nữa cả...mắt em hoa lên không còn thấy gì nữa...vũ trụ quanh em như đảo lộn quây cuồng...
Hai tiếng đồng hồ nữa thôi anh ơi! chờ em, anh hảy chờ em, nước mắt tuôn rơi lã chã...
Tôi lại gọi phone cho Cô Y Tá.
- Xin Cô làm ơn đưa Ông lại giường nằm và đấp chăn cho Ông cẩn thận tôi sẽ đến ngay, cảm ơn Cô.
Hai tiếng đồng hồ còn lại sao mà nó dài như hai thế kỷ, chiếc xe thân yêu của tôi như cũng cảm thông được nỗi mất mát to lớn của chủ, thỉnh thoảng rít lên những tiếng nghe đau lòng trong đêm khuya thanh vắng.....
Xe vừa quẹo vào nhà anh, hai vệt đèn vàng cũng nhạt nhòa nhạt nhòa anh ơi!....Thôi rồi...cái bóng dáng gầy gầy thân thương của em ngày nào ngồi bên khung cửa sổ...giờ đâu rồi...đâu rồi...
Dừng xe, em vội vã chạy ùa vào phòng anh, anh nằm đó, đôi mắt vẫn chưa khép hẳn...
- Em đến rồi đây! ôm em đi, hôn em đi, rồi ta sửa soạn ra Biển nha anh!
trong anh
cành Hồng Nhung trong tay anh rơi xuống...Tôi cúi nhặt lên, áp vào lòng thổn thức.
- Anh đi rồi! ra đi thật rồi...ra đi thật bình yên...Anh nỡ bỏ em bơ vơ trong những tháng ngày còn lại...anh nằm đó...em đứng đây mà chúng ta cách biệt đến ngàn trùng...Những lời nói thân yêu của anh còn văng vẳng đâu đây...
- Cà phê em pha cách nào mà ngon thế?
- Cam em vắt cách nào mà anh uống vào bắt ghiền.
- Hôm nay gió Biển nhiều quá em có lạnh lắm không Hồng Sang?
Ôi! bao nhiêu lời nói thân thương còn vang vọng đâu đây. Và có 4 câu thơ anh để trên bàn giấy của anh.
Một lần cuối hôn em khi anh chết.
Đừng nghẹn ngào đừng cúi mặt xót xa.
Duyên phận mỏng, thôi xin em đành chịu.
Kiếp bọt bèo...lần lượt tháng ngày qua....
Chiều nay trên Biển Vắng ca sĩ Ngọc Lan không ca nữa, mà là Hồng Sang ca, tiếng ca nghe thảm não.
Mất anh rồi, xa anh rồi hoa đã tàn nhụy đã phai, chiều hôm nay Biển hoang vắng, em đi về về với ai, lòng còn thương, tình còn buồn mà đêm nhớ ngày chờ mong, bao Thu rồi nhìn lá úa rơi ngoài song....cánh thư này, kỷ niệm này, ta đã tìm về với nhau, rồi hôm nay tàn mơ ước, em âu sầu anh ở đâu...
Cao Nguyên Vùng Bắc Mỹ.
Hồng Sang
MAI
Ngày mai em về thăm.
Đường vời vợi xa xăm.
Anh nằm dưới đáy mộ.
Yên giấc ngủ ngàn năm...
Cúi đầu em thổn thức.
Đời quá đỗi thăng trầm.
Người đi, người ở lại.
Tình ơi! tình bao năm...
Tay em lần gậy trúc.
Run run trong nắng tàn.
Bâng khuâng em chợt khóc.
Tình chưa họp vội tan...
Hồng Sang
Thu & Mẹ
Mẹ thương yêu!
Con viết lá thư này trong mùa VU LAN,con biết mùa VU LAN là một mùa báo hiếu,bao nhiêu năm đơn độc trong đời, với tấm lòng ngậm ngùi, con không thể nào thấu hiểu hết những đau thương và nỗi bất hạnh của Mẹ...
Mẹ đã nuôi dưỡng chúng con và dạy dỗ từ lúc ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, chưa xong niềm ao ước của Mẹ. Mẹ chưa từng hưởng một ngày yên vui...
giây đó nước mắt hòa trong tiếng nất nghẹn ngào của con, con đã kêu lên hai tiếng:
- Mẹ ơi!
Con còn nhớ ngày đó, con còn bé quá. Lúc đó chỉ có mỗi mình Mẹ khi con đi học về, ngoài trời mưa tầm tã, lạnh quá con vội vã chạy xông vào trong vòng tay Mẹ, con thấy như có hơi ấm từ nơi Mẹ truyền sang. Khi con đau bịnh con rất sợ uống thuốc, Mẹ hiền lành bảo:
- Uống thuốc đi con, thuốc đắng dã tật.
và khi con lười ăn, thì Mẹ lại ôn tồn bảo:
- Này! ăn cho mau lớn...và học cho ngoan...
Cách đây nhiều năm, Mẹ con ta sang định cư trên nước Mỹ xa lạ này, đất nước và con người không cùng tiếng nói giống ta, Mẹ cùng các con bắt đầu lại cuộc sống mới trong những ngày đầy hoang mang lo âu và sợ hãi...
Có những đêm con ngồi trong phòng học, có tiếng đóng cửa xe, con nhìn ra...bóng của Mẹ đang đi trong tuyết...tuyết rơi rơi phủ xuống tóc Mẹ...phủ xuống người của Mẹ. Mẹ vừa bước vào nhà có phảng phất mùi dầu mỡ của nhà hàng...Ôi! Cả một đời của Mẹ Mẹ tần tảo vì các con, con hỏi Mẹ:
- Mẹ ơi! sao Mẹ về trễ quá vậy?
Mẹ gượng cười bảo:
- Tuyết đêm nay rơi nhiều quá, Mẹ không dám lái xe nhanh, thôi con vào ngủ đi ngày mai còn phải đi học đó.
nhiêu năm, Mẹ vò võ một bóng...như cánh cò lặn lội bên sông...
Qua vài năm sau đó, một buổi chiều trong một gian phòng mà con chỉ có nghe tiếng tíc tắc tíc tắc của chiếc đồng hồ treo tường, qua từng giây từng giây...Mẹ nắm tay con thật chặt. Mẹ bấu tay con thật chặt,Mẹ như sợ bị vuột mất con ra khỏi tầm tay của Mẹ. Mẹ sợ mất con ra khỏi đời Mẹ, con thấy dòng nước mắt lăn xuống từ đôi mắt trũng sâu kia như có điều gì muốn nói với con rằng:" Mẹ còn nuối tiếc cái điều gì đó " và bàn tay Mẹ từ từ buông lỏng nơi con...
Sự buông lỏng bàn tay của Mẹ ra khỏi đời con đã bao năm....hình ảnh của Mẹ và lời nói của Mẹ, vẫn còn vang vọng mãi trong con.Hình ảnh và lời nói của Mẹ xin hãy bay xa đến một nơi nào con tính ngưỡng. Như một lời cầu nguyện của con...
Nhân một ngày nghỉ, một mình con trong căn phòng đối diện với bức ảnh thờ của Mẹ, con cố gắng sống hết ý nghĩa một ngày cho tình Mẹ, những lời con viết ra đây sẽ chuyên chở hết tâm tư đời con. Con muốn ý tưởng này của con sẽ tan vào không gian để Mẹ nghe được, như nghe được từng hơi thở trong con....
Thưa Mẹ!
Đại Lễ VU LAN thường rơi vào mùa Thu... lòng con chợt như có một chút gì buồn buồn, khi mà những chiếc lá úa vàng ngoài kia lao xao rơi xuống...
Mẹ còn Cha,con thấy họ hạnh phúc quá! Con ước ao thèm muốn một chút gì đầm ấm trong con,một nơi nương tựa cho con, khi mà mai sau đời sống vấp phải những bất hạnh khổ đau, con biết lấy ai chia xẽ ngọt bùi cay đắng...
Mùa Thu năm nay lại về. Con thấy một màu mây ảm đạm, gió hiu hiu thổi làm se lạnh lòng con, khi bước chân ra khỏi nơi làm việc, gió mùa Thu đây rồi, man mác và buồn tênh...Có phải THU và MẸ cùng một nỗi lòng. khi mà con nhớ lại ngày xưa Mẹ vẫn thường hát ru:
"Gió mùa Thu Mẹ ru con ngủ "
"Năm canh chầy thức đủ năm canh"
Hai câu ca dao nầy, thực sự hôm nay, không còn Mẹ con mới hiểu ra, gió mùa Thu mới chuyên chở hết tiếng lòng của Mẹ, mang theo nỗi lạnh lẽo, cô đơn quạnh vắng suốt năm canh trường, để cầu cho con giấc ngủ bình an...
Con cũng đã từng trằn trọc suốt đêm, có những lúc không ngủ được, con mới cảm thấy được nỗi quạnh vắng mênh mông của màn đêm vô tận....mới cảm thấy lòng Mẹ bao la vô tận...
Nay ngồi đây với những tiện nghi và vật chất mà con có được ngày hôm nay,con nghĩ nó cũng đánh đổi nước mắt chan hòa cùng chén cơm trong Mẹ....
Có những ngày nghỉ, lòng buồn vô hạn con lang thang đến những Mall. Nhìn ngắm kẻ qua người lại, con cảm thấy cô đơn quá đỗi. Chung quanh con không một người thân. Chung quanh con không một đồng bào...con liên tưởng đến nỗi quạnh vắng cùng cực, nỗi đơn độc của một kiếp người...
Mùa Lễ VU LAN nầy, con biết sự tích Bồ Tát Đại Hiếu Mục Kiền Liên đi tìm Mẹ. Ngài quán chiếu trong nhiều cõi và thấy được Mẹ Ngài đang thọ báo. Hạnh Nguyện của Ngài và mười phương Hạnh Nguyện Bồ Tát đã giải thoát cho Mẹ Ngài hết tội trầm luân...
Từ nhiều năm nay con cũng đi tìm Mẹ, con lục tìm trong ký ức tuổi thơ của con, con chỉ thấy người Mẹ nhọc nhằn lao khổ, âm vang đâu đây như những tiếng ru con trong đêm khuya khoắc của Mẹ.
Con còn nhớ Mẹ thường kể rằng: Thời gian 1975,khi Cha con vào tù...3 tháng sau Mẹ mới sinh con. Mẹ già đi nhiều so với tuổi đời của Mẹ. Mẹ ra đi từ sáng sớm tinh sương cho đến chiều tối...Mẹ như con chim có đôi cánh hạc bay vào giông tố, soải cánh ngàn phương, giữa đất trời mông lung, để kiếm cho bằng được những miếng mồi tha về cho các con...khi về đến nhà, Mẹ mang về những thức ăn đôi khi là những củ khoai, củ sắn,đôi khi là những hạt bo bo...
Tất cả những buồn thương đã hiện lên đôi mắt đó của Mẹ, nỗi nhớ xa xăm về Cha, nỗi lo cho đời các con như bóng đêm mịt mù xa thẳm...Con còn nhớ một câu trong bài hát nào đó: "Đau thương này con biết trả lại cho ai?"
Con biết nước mắt của con chỉ làm giàu chất mặn cho Biển. Con được Mẹ sinh ra vào mùa Thu năm 1975. Mẹ kể rằng:
- Ngày xưa...Mẹ là một thiếu nữ ở quê, Mẹ như một bông hoa đồng nội, gặp Cha con trong môi trường chinh chiến lúc đi đi, lúc về về ít khi đòan tụ. lòng con như ngọn đèn đốt lên:
"Mỗi đêm mỗi đốt đèn trời "
"Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con"
Một lần con được xem Năm Nhìn Lại" của Trung Tâm Asia phát hành, con không cầm được nước mắt. Con đã thấy được những sự hy sinh lớn lao của ông Cha Bà Mẹ. Sự thầm lặng hy sinh đó như những giọt nước rỉ rả từ mạch nguồn qua bao ghềnh thác, rồi kết tụ về Biển Đông. Giọt nước mắt của người Mẹ...Giọt nước mắt của người Cha đã thấm vào lòng đất vượt qua muôn trùng chướng ngại để nuôi dưỡng cho muôn loài con....
chim non lạc đàn giữa hư không... Mẹ và Cha những đứa trẻ thơ này là những người con không quen, những họ cùng là một màu da, một chủng tộc....
Con đã thấy trên Biển Đông, đồng bào mình vượt bão tố, đi tìm TỰ DO, kẻ còn người mất...tang thương & chia lìa...
Con đã thấy trong trại tỵ nạn...
Con đã thấy nơi rừng sâu những ngục tù. Có linh hồn Cha con ở đó....
Con đã thấy khi Ông Cha Bà Mẹ dắt dìu những đứa con bước vào thế giới mới hoang mang đầy lo sợ...và con cũng đã thấy tình Cha nghĩa Mẹ. Thay lời này con xin nguyện đến:
Hạnh phúc cho những ai còn Cha còn Mẹ.
Boise, vào Thu 2005
Mùa VU LAN
Hiếu Tử: Joey
Những giọt nước mắt muộn màng
Cuối năm, cuối năm vẫn là cái mốc của thời gian. Thời tiết bên ngoài hạ xuống thật thấp, chỉ còn 11.F...lạnh...lạnh đến tê tái vậy mà phần đông "Thiên hạ" không sợ cái lạnh tàn nhẫn này, họ mặc áo đôi áo ba tấp nập đi Shopping, ồn ào....chọn lựa...mua sắm...để trao đổi, tặng nhau trong những ngày lễ cuối năm "MERRY CHRITMAS & HAPPY NEW YEAR" Coi như là một công việc trọng đại cần phải làm ở nước Mỹ xa hoa này........
nhìn ngó các con các cháu đang sống trong cái thế giới hồn nhiên của họ...nhìn thấy những khuôn mặt không ưu tư không muộn phiền....không giống như những nét mặt "về chiều" của chúng tôi...
không bao giờ gọi là Bà Ngoại thân thương mà tôi hằng mong muốn. Và mỗi lần chúng nói tiếng Việt thì chúng phải "rặn" đến tội nghiệp.
Tôi nhớ có một lần thằng con trai của tôi từ Spokane về thăm. Thằng cháu nội chào tôi:
- Hi! Grandma...
Tôi nói với con trai tôi:
- Dạy nó kêu Bà Nội đi, cho nghe thân thương hơn.
Thế rồi muốn vui lòng Mẹ. thằng con tôi dạy con nó: Chào Bà Nội
Tội nghiệp thằng Mỹ con vòng tay đứng rặn:
- Chà...Bà..Nụi...
Hai Mẹ con tôi cười đến ra nước mắt...
nhà với cái nghề babysit, tất cả là 5 đứa cháu vừa Nội - Ngoại và cùng trang lứa, chúng đều sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng chị dạy chúng hay lắm. khách khứa đến nhà không cần nhắc nhở tất cả vòng tay thưa ông thưa bà nghe ngọt xớt thấy mà thương.
Ngay cả mấy đứa con và thằng Rễ cũng vậy. đứa nào cũng ngọt ngào hiếu khách...Đến nhà chị ấy tìm thấy rất là Việt Nam. Từ những món ăn ngon, đến tách trà, ly cà phê cũng rất là "Gợi Nhớ Quê Hương"...
Còn như nói về đời sống hiện tại trên xứ Mỹ này, thì ôi thôi tuyệt vời. Không chổ nào chê được, không chổ nào trách được, nhà cửa - xe cộ -mọi thứ tiện nghi...mọi thứ...đủ mọi thứ...
Tuổi trẻ thì cứ thản nhiên đi tới....tiến lên...còn người già thì cứ phải thụt lùi lại, để sống với quá khứ...Quá khứ như hiện về như bừng lên trong tôi...những cô đơn trống vắng cứ gậm nhắm hồn tôi như điệp khúc buồn...
Hơn 40 năm trôi qua, khi tôi rời ghế nhà trường, giã từ áo trắng thơ ngây. để nhận cái thiên chức làm vợ, làm mẹ....40 năm trôi nổi bềnh bồng....
Giờ ngồi đây. Còn lại gì? có chăng là những nỗi ngậm ngùi, tiếc nhớ, nhớ những người thân yêu lần lượt qua đời, chiến tranh nghiệt ngã, đau thương ly tán, sợ hãi không cho con người ta có đủ thì giờ bình tâm để khóc...Khóc Cha - khóc Mẹ, khóc người thân...
Sự chết chóc đe dọa, sự đói khổ rình rập...Để giờ đây với cái tuổi xế chiều...mới có thời gian, nghiền ngẫm...để mà buồn đau...
Ngược dòng thời gian...trở về lúc đó, vào năm 1972 năm đó sử sách Việt Nam ghi thêm vào những tên, nào là: "Đại Lộ Kinh Hoàng" nào là "Mùa Hè Đỏ Lửa"..."Tháng Tư Đen"... "Khu Bắn sẻ"..."Đường Mòn Đau Thương"...
"Đường Mòn Đau Thương" này do tôi đặt tên, và cả làng tôi họ cũng đều công nhận...ngày xưa nó mang tên " Đường vào Hang Nai "(đi sâu vào...có một dòng suối thật đẹp...thỉnh thoảng người ta thấy có một đôi Nai đến bờ suối uống nước)
Hội Từ Thiện đem về Đức làm con nuôi, em được ráp 2 chân giả và đi bằng đôi nạng,
3 đứa em, cùng 2 con bò được lấp vội vàng 1 nấm mộ chung nhau... Con đường mòn đau thương được đặt tên từ đó...
1 tháng sau nhằm ngày Thanh Minh, ở làng tôi lại bị 1 quả 105 ly rớt vào ngay chợ, làm chết và bị thương khoảng 40 người,trong số đó có em trai tôi: Lê Văn Minh...nó chết ở tuổi 18...
- Từ đây một cổ áo quan.
Từ đây một nấm đất vàng lấp chôn.
Đau thương ở lại dương trần.
Cha già Mẹ yếu...lệ tràn đôi mi...
Lúc đó miền Nam sôi động quá, Dân làng đều tản cư về thành phố. Cha tôi đau nặng, nên việc di chuyển không dễ dàng. nên tôi phải ở lại trông Cha và lo nhang khói cho em Minh của tôi. Mẹ tôi thì dắt dìu các em đến Quận Long Thành (cách làng tôi 9 cây số)
MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972
Cha tôi đau nặng liệt giường.
Ì đùng tiếng súng ngoài nương vọng vào.
Dân làng hớt hãi lao xao.
Làm cho xóm nhỏ thêm màu tang thương.
Chiếc lá còn đọng cành sương.
Phải chăng nước mắt xót thương dân lành.
Chiến tranh ơi hỡi chiến tranh.
Sao lại nở đàng cướp mất em tôi.
Em tôi chết hôm tháng rồi.
Vào ngày tảo mộ cũng thời Thanh Minh.
Quả pháo thật quá vô tình.
Rơi ngay giữa chợ rung rinh đất trời.
Người sống...hồn phách chơi vơi.
Người chết...tan nát rã rời thịt xương.
Cha tôi ngả bịnh liệt giường.
Vừa oán, vừa hận, vừa thương con mình.
Chắp tay kêu tới trời xanh.
Mong ông thương xót mà nhìn xuống coi.
Quan tài được xếp hàng đôi.
Hơn 30 cái...nằm phơi trưa Hè.
Ve sầu chưa dứt tiếng ve.
Thế là họ lại lăm le tìm về.
Cha tôi ủ dột ê chề.
Giục Mẹ lìa bỏ làng quê lên thành.
Mẹ tôi nức nỡ vỗ dành.
Đi thì đi hết, không đành bỏ Cha.
Ông bảo rằng tôi đã già.
Không muốn vướng bận Bà và con thơ.
Bà ơi ! chớ có chần chờ.
Đạn vô tình lắm không ngờ được đâu.
Mẹ tôi lã chã dòng châu.
Ra đi còn ngại cái bầu của Sang.
Thấy đứa con gái có mang.
Vậy mà nó phải lo toan mọi bề.
Cha - Con...ở lại làng quê.
Mẹ tôi dìu dắt trẻ về thành đô....
TỬ THỦ
Các em theo Mẹ đi rồi.
Còn tôi ở lại...đành thôi "giữ đồn"
Bóng chiều buông phủ làng thôn.
Tôi ngồi nghĩ lại hết hồn ai ơi!
Mới hai mươi mấy tuổi đời.
Mà tôi phải chịu liên hồi đắng cay.
"Tử thủ"...đêm dài.
Cùng Vị "Tư Lệnh" nằm ngay trên giường.
khói hương.
"Tử thương" tháng rồi.
Đứa bé trong bụng loi nhoi.
Nhắc tôi nhớ lại chiều rồi...chưa cơm.
Đêm nay " Trấn thủ lưu đồn"
Một già - một trẻ...một hồn lãng du....
Vài tháng sau Cha tôi, phần bệnh hoạn,phần vì đau buồn cho cuộc thế. Ông cũng mất đi trong một đêm đầy mưa gió của tháng 7 đau buồn...Những người thân yêu lần lượt ra đi để lại đau thương tiếc nhớ cho những người còn ở lại..,
Trời tháng 7 mưa liên miên, mọi người đang liệm xác Cha tôi. Từng mảnh vải trắng xóa phủ quanh quan tài cùng với vài người thân tiếp sức, nhìn Ông Ngoại với đôi cánh tay già gầy guộc từ từ phủ những tấm vải trắng vào thân xác Cha tôi...Đời đời tôi cách xa Ba bởi màu trắng tang tóc ấy...Nắp quan tài được đậy lại, từng tiếng búa nện đinh làm buốt xoáy lòng tôi...Những ngọn nến lung linh tỏa sáng, vài giọt nến chảy dài xuống nấp quan tài mà tôi cứ ngỡ lệ mình tuôn chảy....Ba đó...tôi đây...mà sao cách biệt đến ngàn trùng. Thôi rồi! Cánh chim đầu đàn đã gảy...chỉ còn lại một mình Mẹ, thì làm sao chóng chỏi với phong ba bão tố cũng những ngày còn lại...
- Ba đi rồi...Ba đi xa thật rồi...Ba ơi! Ba ơi! Tôi gọi Ba trong thảm thiết...tôi gọi Ba trong nghẹn ngào...và thếp đi lúc nào không hay...
giấc, thì ra mọi người đang chuẩn bị đưa Cha tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng,
Trời vẫn cứ mưa...mọi người lo lắng bảo nhau:
- Chà! nếu mưa hoài...ướt quan tài...sau này các con làm ăn không khá.
Mẹ con tôi bơ vơ giữa dòng đời xuôi ngược, nên động đến lòng trời.....
Những nắm đất vàng thả rơi xuống huyệt, từng nắm từng nắm...mọi người cúi đầu từ biệt Ba tôi, ai ai cũng nước mắt đằm đìa, lấp mộ xong ai về nhà nấy, sau 2 ngày lo ma chay cho Cha tôi ai ai cũng mệt đừ, căn nhà của tôi càng thêm trống vắng....thế rồi những ngày tháng buồn tẻ cứ kéo dài thêm với gia đình chúng tôi,
Mẹ tôi không còn hăng hái với công việc như xưa, ít la rầy chúng tôi. Mẹ thường ngồi một mình trầm tư, trên gương mặt Mẹ hiện thêm vài nếp nhăn. Mặc dù Mẹ còn rất trẻ...Có lẽ Mẹ quá lo âu cho cái gánh nặng gia đình mà Cha tôi vừa để lại...
Bao nhiêu người thân yêu nằm xuống...Người ta thường bảo: Thời gian là liều thuốc quý, làm xoa dịu được những nỗi đớn đau...
Đến năm 1973 khi nghe hiệp định ngừng bắn, tưởng là sẽ được sống yên....được bảo vệ sự sinh tồn...Người chết thì yên mồ yên mả...Người còn sống thì phải tiếp tục cúi đầu dấn bước quảng đường còn lại...Thật ra...đâu ai biết trước được ngày mai...những ngày sắp tới...trong tương lai...trong sáng hay đen tối...bi thương hay huy hoàng...
Rồi...Đùng một cái...đến tháng tư năm 1975...một vết khắc muôn đời để lại trong lòng muôn muôn triệu triệu người dân Việt Nam. Không bao giờ quên. Tháng tư đen...Tháng tư kinh hoàng...lại phải chết chóc, lại phải chạy loạn...cửa mất - nhà tan - đói khổ - tù tội....viễn ảnh đen tối bao phủ ngút ngàn...
Chiến tranh ơi! mi hiểu?
Đã bao nhiêu năm rồi?
Ta lớn lên mi biết?
Giữa súng đạn tơi bời.
Khóc than oán hờn - khiếp!
Máu chảy thành sông thôi.
Bao đầu xanh vô tội.
Quấn khăn sô bùi ngùi.
Mắt tròn xoe ngơ ngác.
Khăn sô...rồi...khăn sô...
Con người sống trong hoang mang lo sợ, cây buồn thôi nở hoa....cây buồn thôi kết trái...Những lá trầu sau nhà tôi èo uột không thèm xanh tươi cho lá như xưa...mặc dù tôi và Mẹ cố công gánh nước tưới mỗi ngày...chỉ có 1 năm thôi, mà người và cây cối đều xác xơ xơ xác...Những đồ đạc trong nhà...không cánh mà bay từ từ ra hết nơi chợ trời....cũng không sao lấp đầy mấy cái miệng của gia đình tôi, mấy đứa em và mấy đứa con của tôi không quen thiếu thốn, cực khổ,cứ thay nhau đau yếu....trong khi đó chồng tôi đang vướng vòng tù tội...không biết bao giờ được về...Theo lời của nhà nước nói là: Học tập cải tạo.....
Đêm đêm nằm trên võng kẽo kẹt ru con...ôm con mà khóc thầm...Mẹ tôi nằm trên bộ ván gác tay lên trán thỉnh thoảng Bà lại thở dài trong đêm khuya thanh vắng...
nào cũng tràn đầy nước mắt...
đưa chân tìm đôi dép và lần đến bàn thờ đốt nhang khấn vái:
- Ông ơi! ông phù hộ cho cháu đi ông.
- Minh ơi Minh! cậu linh thiêng phù hộ cho cháu đi con...
Tất cả những Bà Mẹ trên đời này đều làm thế, nhất là những Bà Mẹ ở vùng thôn quê, chất phác, mỗi khi có việc gì quá tầm tay mình thì phải nhờ đến người "Khuất mày khuất mặt"...
Giá như lúc đó chỉ cần có vài viên thuốc cảm hay 1 chai thuốc ho thì con tôi khỏi ngay thôi. Đàng này...cái gì cũng không, ngoài cơm ra, cái gì cũng không, có khi cơm còn chưa đủ no nữa là...
Có một lần, thằng con trai tôi bị bệnh được ăn cơm trắng (không có độn củ mỳ hay bo bo) chị của nó đứng nhìn với đôi mắt thèm thuồng và bảo:
- Quốc sướng nha! được ăn cơm trắng, mai mốt chị bệnh Mẹ cũng cho chị ăn cơm trắng sướng ghê.
Lời nói của đứa con gái 6 tuổi, đến mãi bây giờ tôi vẫn còn nhớ.Thành thử ra, khi được đến đất nước này chúng muốn mua, muốn sắm thứ gì tôi cũng không bao giờ ngăn cản chúng....cứ để chúng được bù đấp lại ở tuổi ấu thơ mà chúng quá thiếu thốn...
Trời bên ngoài vẫn lạnh, lạnh ghê lắm...chợt nghe mằn mặn ở bờ môi... tôi lại khóc nữa rồi... NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG...
Viết xong ngày 23/12/2005. Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
Hồng Sang
Theo http://vietnamthuquan.eu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tập truyện ngắn Thạch Tâm

Tập truyện ngắn Thạch Tâm CÁI BÈ - QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU Nằm cách Sài Gòn khoảng hơn 100Km có một làng quê yên tĩnh suốt bốn mù...