Tạo hóa sinh ra người Nam và
người Nữ để yêu nhau. Tình yêu sẽ đồng hành với con người trong suốt cuộc đời,
dẫu qua thời gian nó lớn lên và biến đổi. Từ cái háo hức, nồng nàn thuở ban đầu
tới sự đằm thắm, sâu nặng, dần dần hai người đã thành tính thành nết của nhau,
tình yêu vẫn vậy, chẳng cũ đi bao giờ. Hoa theo mùa và tình yêu theo
tuổi...
Ai từng đi qua cái trẻ trung của tình yêu đôi lứa cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vị ngọt ngào, ấm áp của tình yêu lúc tuổi già đứng bóng, khi yêu thương đã hóa thành tình nghĩa.
Nguyễn Duy mang cái tâm thế ấy khi ông viết "Dịu và nhẹ" - một bài thơ nghe như tiếng tâm tình gửi tới người tóc đã muối tiêu.
Nhàm tai nghe rối tiếng ầm
Ai từng đi qua cái trẻ trung của tình yêu đôi lứa cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vị ngọt ngào, ấm áp của tình yêu lúc tuổi già đứng bóng, khi yêu thương đã hóa thành tình nghĩa.
Nguyễn Duy mang cái tâm thế ấy khi ông viết "Dịu và nhẹ" - một bài thơ nghe như tiếng tâm tình gửi tới người tóc đã muối tiêu.
Nhàm tai nghe rối tiếng ầm
dọn tai ta lắng tiếng ầm thế
gian
Mùa xuân trở lại dịu dàng
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều
Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu
em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng
Mùa xuân trở lại dịu dàng
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều
Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu
em ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng
má hồng về xứ hồng hoang
tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau
rơi
Dịu dàng vang tiếng mắt cười
bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
bỏ qua nợ tháng nợ năm
Chợt nghe giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng
Dịu dàng vang tiếng mắt cười
bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
bỏ qua nợ tháng nợ năm
Chợt nghe giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng
Câu thơ đầu như một lời tự sự
- làm lối mở để đi vào một thế giới dịu và nhẹ mà nhà thơ đã "lắng"
được trong "tiếng thầm thế gian". Câu thơ tiếp mở ra một không gian
mà thời gian đã tự nhiên chảy trôi vào trong đó: "Mùa xuân trở lại dịu
dàng". Thiên nhiên vẫn tuần hoàn, không phải một mùa xuân đầu tiên nhưng
đây là cái khoảnh khắc xuân đọng lại để nghe tiếng sự sống tí tách đâm
chồi:
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương
bay
nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
dịu dàng vương dải tím mây
ngang chiều
Ba dòng thơ cắt ra từ một câu
thơ, lại cứ quấn quýt vào nhau bởi cái lối lặp từ tràn từ dòng trên xuống dòng
dưới "nhẹ nhàng hương bay", "nhẹ nhàng lộc cựa". Sự trở
lại, cái bắt đầu của một mùa xuân nhu nhú trong những hương và lộc... Sức sống
như lây lan, như truyền dẫn, như tỏa vào không gian. Nếu theo cái logic ấy,
mạch thơ ấy, thì bỗng dưng, dòng thơ thứ ba như bất ngờ, bởi tự nhiên nó ngưng
đọng:
Dịu dàng vương dải tím mây
ngang chiều
"Vương" chứ không
phải là đang trôi. "Tím mây" chứ không phải là mây tím. Câu thơ tám
chữ đang xuôi trong âm điệu thanh bằng bất chợt vút cao lên giữa dòng bởi hai
thanh trắc và lối đảo từ độc đáo. Cao độ và sức hút của câu thơ xoáy vào một
màu tím - như là một nét đậm vẽ ngang qua nền trời. Đoạn thơ trở nên giàu giá
trị tạo hình và rất đường nét. Cái dải mây ngang chiều ấy tựa như là khung, là
viền của bức tranh mùa xuân tràn đầy hương sắc, nổi bật giữa thiên nhiên.
Nhưng mà cái dáng điệu lững
thững, ngưng nghỉ của dải mây màu tím ấy nghe ra như dáng hình tâm trạng, hay
một chút vẩn lên trong tâm hồn thi nhân. Thật khó mà cắt nghĩa cho rạch ròi.
Song, có lẽ đó là một sự chuyển giao, cái động đã nhường chỗ cho cái tĩnh. Sự
rạo rực đã lắng lại trước những gì thâm trầm, thực sự dịu và rất nhẹ.
Nhẹ nhàng tiếng bóng xiêu xiêu
em ngồi chải tóc muối tiêu dịu
dàng
má hồng về xứ hồng hoang
tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau
rơi
Nguyễn Duy thường dùng lục
bát. Thơ mà đã lục bát thường không thoát ra ngoài cái giọng ân tình, ân nghĩa,
yêu thương. Lục bát là cảm xúc nén vào trong câu lục để rồi tãi ra trong câu
bát - nhẹ nhàng như nhịp thở. Thơ không đua chen được với văn xuôi ở sự giàu có
các chi tiết, song một khi chi tiết đã đi vào thơ thì đó là những gì đã được
chọn lọc nghiệt ngã nhất. "Tiếng bóng xiêu xiêu", "tóc muối
tiêu" và "má hồng".
Dân gian sâu sắc và ý nhị vô
cùng khi hài hước trong ca dao:
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng
trầu
Thơ yêu chồng và thương chồng
nhiều; thơ yêu vợ và thương vợ chỉ thảng hoặc như cầu vồng sau mưa. Âu đấy cũng
là cái sự mau nước mắt của đàn bà và cái quý giá của nước mắt đàn ông. Đành là
thơ yêu chồng hay như thơ Xuân Quỳnh... thơ yêu vợ cũng nồng nàn và xúc động
như thơ Tú Xương... và đến bây giờ là Nguyễn Duy. Trong thơ Nguyễn Duy còn ẩn
chứa một nụ cười hóm hỉnh, đáng yêu.
Bài thơ "Vợ ốm", nhà
thơ viết:
Thông thường thượng giới rong
chơiTrần gian choang choác sự đời tùy em...
Cha con chúa chổm loanh quanh
Anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia
Việc thiên, việc địa, việc nhà
Một mình anh vãi cả ba linh hồn
Trở lại với buổi chiều mùa
xuân, có người chồng ngồi ngắm vợ yêu chải tóc. Còn gì dịu dàng cho bằng hình
ảnh người phụ nữ ngồi chải mái tóc dài. Nguyễn Duy đã "lạ hóa" cái
cảm nhận dân gian quen thuộc ấy bằng một mái tóc muối tiêu. Suy cho cùng, cái
lạ, cái xúc động không phải ở bản thân người phụ nữ mà ở trong cái nhìn của
người đàn ông. Tóc xanh là tài sản độc quyền của một thời tuổi trẻ song mái tóc
hai màu mới chứng tỏ được lòng thủy chung và tình yêu bền bỉ. Có một dòng chảy
lạnh lùng của thời gian trong câu thơ vắt làm 4 dòng ấy. Thời gian đi qua màu
hồng đôi má, đổ vào bóng dáng xiêu xiêu và nhuộm màu mái tóc. Mọi thứ đều biến
đổi trong thời gian song có một thứ tình cảm vẫn nguyên sơ như những ngày xưa
cũ, chỉ có điều giờ trở nên đằm thắm hơn, trong yêu thương có nỗi xót xa, cảm
thông và chia sẻ:
Tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau
rơi
Ý thơ tuôn ra theo điểm nhìn của cái tôi trữ tình. Cái nhìn không giấu nổi nỗi bất lực trước thời gian. Sự bất lực là có thực song niềm đau xót cũng rất đỗi chân thành. Yêu lắm và sẻ chia nhiều lắm thì nhà thơ mới có nhiều cung bậc tình cảm chất chứa đến như thế khi nhìn thấy bóng người vợ yêu phía bên kia dốc của cuộc đời. Vẫn còn đắm say với vẻ dịu dàng; vẫn đầy hóm hỉnh, nghịch ngợm với má hồng ký ức và đầy xót xa trước mỗi sợi tóc rơi. Tấm lòng của một người đàn ông bao dung và độ lượng; trìu mến và thủy chung.
Ý thơ tuôn ra theo điểm nhìn của cái tôi trữ tình. Cái nhìn không giấu nổi nỗi bất lực trước thời gian. Sự bất lực là có thực song niềm đau xót cũng rất đỗi chân thành. Yêu lắm và sẻ chia nhiều lắm thì nhà thơ mới có nhiều cung bậc tình cảm chất chứa đến như thế khi nhìn thấy bóng người vợ yêu phía bên kia dốc của cuộc đời. Vẫn còn đắm say với vẻ dịu dàng; vẫn đầy hóm hỉnh, nghịch ngợm với má hồng ký ức và đầy xót xa trước mỗi sợi tóc rơi. Tấm lòng của một người đàn ông bao dung và độ lượng; trìu mến và thủy chung.
Thơ là "từ ngữ được tự do
phô ra toàn bộ ruột gan, toàn bộ ý nghĩ và ám thị, như một trái cây chín muồi
hoặc như một tên lửa nổ tung giữa bầu trời. Nhà thơ giải thoát cho chất liệu
của mình" (Octavio Paz). Có phải vì thế mà thơ nói được nhiều hơn cái ẩn
chứa trong lời?
Dịu dàng vang tiếng mắt cười
bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
bỏ qua nợ tháng nợ năm
Dòng thời gian vẫn là sự ngoái lại quá khứ từ điểm nhìn hiện tại song dấu ấn thời gian đã nhạt dần sự khắc nghiệt của nó. Nguyễn Duy là người sáng tạo mạnh mẽ trong cấu trúc câu thơ lục bát. Mỗi câu thơ tách ra làm một đoạn, như là một quãng ngắt. Nó là những nhịp gấp gáp được nối liền bằng những khoảng lặng. Ngưng nghỉ để lắng vào trong cái nhẹ của đất trời và cái dịu của lòng người.
Dịu dàng vang tiếng mắt cười
bỏ qua sấm chớp một thời xa xăm
bỏ qua nợ tháng nợ năm
Dòng thời gian vẫn là sự ngoái lại quá khứ từ điểm nhìn hiện tại song dấu ấn thời gian đã nhạt dần sự khắc nghiệt của nó. Nguyễn Duy là người sáng tạo mạnh mẽ trong cấu trúc câu thơ lục bát. Mỗi câu thơ tách ra làm một đoạn, như là một quãng ngắt. Nó là những nhịp gấp gáp được nối liền bằng những khoảng lặng. Ngưng nghỉ để lắng vào trong cái nhẹ của đất trời và cái dịu của lòng người.
Bài thơ lặp lại 4 lần từ
"nhẹ nhàng" và 4 lần từ "dịu dàng". Xét về từ nguyên,
"nhẹ nhàng" và "dịu dàng" đều diễn tả sự mềm mại, uyển
chuyển. Song đi vào từng sắc thái, "dịu dàng" thiên về hình khối và
tĩnh; "nhẹ nhàng" nghiêng về thanh âm và động. Có những câu thơ, nhà
thơ chọn từ không thể thay thế như: "nhẹ nhàng lộc cựa nách cây" và "em
ngồi chải tóc muối tiêu dịu dàng".
Nhưng cái hay của thơ không
giới hạn ở sự chính xác. Có những sai lạc vẫn là thơ. Tại sao lại là "nhẹ
nhàng tiếng bóng xiêu xiêu" và "dịu dàng vang tiếng mắt cười".
"Bóng" là hình, "bóng xiêu xiêu" lại càng tượng hình. Nhưng
"nhẹ nhàng tiếng bóng" thì rõ là âm thanh. Mắt có cười song không có
mắt cười thành tiếng để nghe thấy "dịu dàng". Toàn bộ bí ẩn được giải
mã bằng nghệ thuật lồng ghép hình và thanh vào trong câu thơ tạo nên sức gợi
cảm sâu xa của hình ảnh.
"Bóng xiêu xiêu" là
bóng gầy, bóng héo hon thì âu tiếng bóng cũng khẽ khàng và nhẹ nhàng. Hình ảnh
bỗng mang theo âm thanh.
Đôi mắt biết cười trước chiều
dài tháng năm đầy thử thách, sấm chớp gian lao thì ánh mắt ấy vọng về những âm
thanh dịu dàng và yêu thương lắm. Đấy là tiếng được cảm nhận qua sự nhìn của
thi nhân.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có
những hình ảnh rất sáng tạo trong bài thơ "Về những trái cây đang
chín..." rằng:
Tôi đi qua những cành, tôi đi
qua những lá
Ký ức đôi khi mắc lại cô đơn
như một trái còi
Những kỷ niệm buồn thực như
một thứ quả lạc giữa mùa trái chín, dai dẳng mà không rụng, vướng vào cành, vào
lá, vướng vào cả mùa sau. Ký ức trong bài thơ "Dịu và nhẹ" được cởi
bỏ một cách nhẹ nhàng hơn:
bỏ qua sấm chớp một thời xa
xăm
bỏ qua nợ tháng nợ năm
Chợt nghe giọt nước mắt lăn
nhẹ nhàng
Giọt nước mắt đã lăn qua
"một thời sấm chớp", qua "nợ tháng nợ năm" bao giờ cũng
trĩu nặng. Nhưng có lẽ nó được thấu suốt bởi tấm lòng bao dung, vị tha của
người phụ nữ và sự vỗ về đầy yêu thương của người đàn ông nên mới nhẹ nhàng đến
vậy. R. Tagore đã có những câu thơ đầy triết lý về niềm vui và nỗi đau:
Niềm vui mỏng mảnh như hạt
sương
Nó chết ngay trong lúc nó cười
Nhưng sầu muộn thì vững vàng
bền bỉ
Hãy để cho tình yêu sầu
muộn
Bừng lên trong đôi mắt của
em
Chỉ có sự trải nghiệm mới thấu
hiểu "giọt nước mắt lăn nhẹ nhàng" là giọt buồn hay vui. Có lẽ đó là
hạnh phúc có ngấm vào cay đắng, có niềm vui xuyên qua nỗi buồn, có tình nghĩa
đã khởi nguồn từ tình yêu. Dẫu có thế nào đi nữa thì đó vẫn là giọt nước mắt
thanh lọc tâm hồn, đem đến tình yêu nhân ái, bao dung.
Đọc lại câu thơ đầu trong sự
liên kết với câu thơ cuối
Nhàm tai nghe rối tiếng ầm
dọn tai ta lắng tiếng thầm thế
gian
Và:
Chợt nghe giọt nước mắt lăn
nhẹ nhàng
người ta sẽ thấy bài thơ là cả
một quá trình thực nhận. Từ cái tâm thế chủ động "dọn tai ta lắng tiếng
thầm thế gian", qua sự sững sờ trước "tóc rơi mỗi sợi mỗi ngàn lau
rơi", cho đến sự sẻ chia ấm áp đến ngỡ ngàng trước tiếng "nước mắt
lăn", cấu trúc bài thơ đưa đến những cảm nhận sâu sắc, triết lý về những
gì quý giá, vĩnh hằng trong cuộc sống. Trong cái ồ ạt của cuộc sống hiện đại,
nếu không biết lắng nghe, người ta dễ vô tình đánh rơi những âm thanh "dịu
và nhẹ" nhưng rất đỗi mến thương với con người. Đó là thơ của một người
gửi cho một người nhưng cũng là thơ cho cả một thế hệ, cho cả tương lai của
những tình yêu vừa chớm nở.
đù chất
Trả lờiXóa