Nghiệp thơ, duyên chữ vận vào...
Một buổi sớm tháng Ba, hương xuân từ Bắc Giang líu ríu đưa cô
giáo trẻ Trần Thị Thanh Thủy về Hà Nội cùng bản thảo tập thơ đầu tay Hoa xoan với
mẹ. Sau mấy phút trò chuyện tôi mới biết đây là cây bút trẻ của Bắc Giang sinh
năm 1993 mà tôi đã giới thiệu với Nhà văn Vũ Đảm (Phó Giám đốc TT Viết văn Nguyễn
Du) để Thủy được tham dự khóa bồi dưỡng sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam năm
2016! Giữa thời cơ chế thị trường, mọi thứ đều có thể được quy đổi thành tiền,
thì việc một người trẻ, vô tư và trong trẻo đến với thơ bằng sự đam mê, ấy là
đã thấy cái nghiệp thơ, cái duyên chữ mà trời đất đang vận vào Trần Thị Thanh
Thủy! Có thể sự khẳng định đầu tiên của duyên ấy, nghiệp ấy là tập thơ đầu tay
Hoa xoan với mẹ chăng? Và tôi đã đọc tập thơ này theo lối mở vào nẻo duyên chữ
nghiệp thơ của em!
Duyên chữ ấy vận vào Thủy từ tuổi thơ, với những câu chữ hồn
nhiên, trong veo em viết về cái duyên thơ khi mới mười ba, mười bốn tuổi:
Ai đã gọi thơ tôi
Làm lòng tôi hé mở
Ai đã tặng thơ tôi
Một đoàn tàu bé nhỏ.
(Ai đã gọi tôi).
Nghiệp ấy có vẻ nặng căn nặng nặng quả với thơ lắm, nên hồn thơ trẻ đã nhập cả vào Đường thi, cổ phong già cỗi và nghiêm cẩn niêm luật:
Cứ ngỡ miệng êm cô giáo giảng
Thì rằng tai lọt học trò reo
Ngờ đâu lộn bước sai gần hết
Nức nở ngồi ôm đống điểm nghèo.
(Nản).
Căn quả lắm, đam mê lắm nên Thủy mang cả nguồn mạch ào ạt của tuổi hai mươi, tung tăng vào miền thơ tóc bạc:
Tám ngàn thước dạ têm mành nhớ
Mười vạn tấc lòng kết sợi tơ
Rót bảy trăng vàng trăm trượng ngóng
Hai bầu trời vắng một vần thơ.
(Khi yêu).
Ai đã gọi thơ tôi
Làm lòng tôi hé mở
Ai đã tặng thơ tôi
Một đoàn tàu bé nhỏ.
(Ai đã gọi tôi).
Nghiệp ấy có vẻ nặng căn nặng nặng quả với thơ lắm, nên hồn thơ trẻ đã nhập cả vào Đường thi, cổ phong già cỗi và nghiêm cẩn niêm luật:
Cứ ngỡ miệng êm cô giáo giảng
Thì rằng tai lọt học trò reo
Ngờ đâu lộn bước sai gần hết
Nức nở ngồi ôm đống điểm nghèo.
(Nản).
Căn quả lắm, đam mê lắm nên Thủy mang cả nguồn mạch ào ạt của tuổi hai mươi, tung tăng vào miền thơ tóc bạc:
Tám ngàn thước dạ têm mành nhớ
Mười vạn tấc lòng kết sợi tơ
Rót bảy trăng vàng trăm trượng ngóng
Hai bầu trời vắng một vần thơ.
(Khi yêu).
Thơ Trần Thị Thanh Thủy được phát động và hình thành từ cảm
xúc tự nhiên, đọc thơ em gặp những mầm thơ khỏe khoắn, non tơ và long lanh treo
giữa những luống chữ dung dị, chân thành:
Bà trao con những lời khuyên
Dành con tất cả những niềm yêu thương
Mũi kim sợi chỉ quê hương
Kết thành dải nhớ tiễn đường con đi.
(Tình bà).
Rồi mai, có thể em sẽ tiến xa, thơ em sẽ hay hơn, nhưng những cảm xúc thơ ban đầu trong trẻo như thế này thì rất khó tìm lại:
Có một người lặng lẽ
Một người đứng ngẩn ngơ
Một người khóc cùng thơ
Một người đang ốm sốt
Chuồng ngan con vẫn dột
Mưa bão vẫn tung hoành
Nỗi niềm còn nặng trĩu
Trên vai gầy mong manh.
(Mưa bão).
Có một thực tế trong giới văn chương ấy là khi người viết càng tiến đến sự già dặn và đa chiều của ngôn ngữ, thì cái tự nhiên, cái non tơ, trong trẻo của người viết ấy sẽ lặng lẽ rời đi. Bởi vậy, những cảm xúc ban đầu của một cây bút văn chương thực sự luôn tạo ra hấp lực với người đọc:
Con chữ gầy cong queo cùng bát cơm đánh vật
Để cuối giờ bài học vội tan rơi
Trên ngả đường vừa khít dấu chân tôi
Nhiều năm tháng chữ vương trên ngọn gió.
(Đường làng).
Bà trao con những lời khuyên
Dành con tất cả những niềm yêu thương
Mũi kim sợi chỉ quê hương
Kết thành dải nhớ tiễn đường con đi.
(Tình bà).
Rồi mai, có thể em sẽ tiến xa, thơ em sẽ hay hơn, nhưng những cảm xúc thơ ban đầu trong trẻo như thế này thì rất khó tìm lại:
Có một người lặng lẽ
Một người đứng ngẩn ngơ
Một người khóc cùng thơ
Một người đang ốm sốt
Chuồng ngan con vẫn dột
Mưa bão vẫn tung hoành
Nỗi niềm còn nặng trĩu
Trên vai gầy mong manh.
(Mưa bão).
Có một thực tế trong giới văn chương ấy là khi người viết càng tiến đến sự già dặn và đa chiều của ngôn ngữ, thì cái tự nhiên, cái non tơ, trong trẻo của người viết ấy sẽ lặng lẽ rời đi. Bởi vậy, những cảm xúc ban đầu của một cây bút văn chương thực sự luôn tạo ra hấp lực với người đọc:
Con chữ gầy cong queo cùng bát cơm đánh vật
Để cuối giờ bài học vội tan rơi
Trên ngả đường vừa khít dấu chân tôi
Nhiều năm tháng chữ vương trên ngọn gió.
(Đường làng).
Chủ đề của thơ, đối tượng mà thơ hướng đến là con người và cuộc
sống bằng những nhân ái yêu thương, cái đó đã là trách nhiệm và sứ mệnh của thi
ca. Bởi thế đến với một cây bút mới, trước tiên là cảm xem cái hồn thơ ấy có
làm quẫy động trong thân chữ hay không? Rồi sau mới chạm đến cái tư tưởng và
ngôn ngữ thơ của cây bút ấy! Người có nghiệp, có duyên với thơ thì dẫu tư tưởng
thơ chưa định hình, nhưng cái lay động của câu chữ thì sẽ thấy ngay từ những
bài thơ đầu đời của họ:
Anh có là áng mây
Muốn tung hoành đây đó
Em sẽ thành cơn gió
Đừng hòng lén rong chơi
Nếu anh là mặt trời
Em nhốt anh vào tối
Nếu anh là nắng mớ
Em giấu anh vào tim.
(Nếu).
Cái duyên thơ, nghiệp chữ ấy cứ chạm những cảm xúc thật là thơ ứa lên:
Thuở tinh khôi là nơi hoa chớm nở
Gió ru cành trăng khuyết tỏ mùa yêu
Một tiếng “bé cưng” sao muốn nhắc thật nhiều
Nụ hôn gió cũng là điều giữ vội
Mít đã nhảy lầu, mặt trời ôm cây ổi
Tin nhắn về chưa đổi số lần tin
Khi sen ở trần, nắng biết sơ vin
Tình đôi lứa vẫn như đào mai mới.
(Không ngủ được).
Anh có là áng mây
Muốn tung hoành đây đó
Em sẽ thành cơn gió
Đừng hòng lén rong chơi
Nếu anh là mặt trời
Em nhốt anh vào tối
Nếu anh là nắng mớ
Em giấu anh vào tim.
(Nếu).
Cái duyên thơ, nghiệp chữ ấy cứ chạm những cảm xúc thật là thơ ứa lên:
Thuở tinh khôi là nơi hoa chớm nở
Gió ru cành trăng khuyết tỏ mùa yêu
Một tiếng “bé cưng” sao muốn nhắc thật nhiều
Nụ hôn gió cũng là điều giữ vội
Mít đã nhảy lầu, mặt trời ôm cây ổi
Tin nhắn về chưa đổi số lần tin
Khi sen ở trần, nắng biết sơ vin
Tình đôi lứa vẫn như đào mai mới.
(Không ngủ được).
Thủy dồn thổi cảm xúc thơ của mình vào nhiều thể loại thơ, ở
thể loại nào cũng vẫn trào lên cái nội lực của câu chữ. Xin mở một vuông thơ lục
bát cổ tích mà Thủy gói cái trăn trở, bâng khuâng về mùa thi, về nghiệp làm thầy:
Dùng dằng cũng hết tháng tư
Đã nhân chia kỹ vẫn dư nỗi buồn/…
Rõ ràng có, rồi lại không/
Thuyền đầy, thuyền rỗng phận ông lái đò/
Tháng tư cái nhớ thập thò/
Cái khôn tập bước, cái ngờ tập quên…
(Tháng còn).
Dùng dằng cũng hết tháng tư
Đã nhân chia kỹ vẫn dư nỗi buồn/…
Rõ ràng có, rồi lại không/
Thuyền đầy, thuyền rỗng phận ông lái đò/
Tháng tư cái nhớ thập thò/
Cái khôn tập bước, cái ngờ tập quên…
(Tháng còn).
Khép lại dòng chia sẻ cùng chút duyên chữ nghiệp thơ của Thủy
thả trong mùa Hoa xoan với mẹ, yêu quý lắm những rung động trong lòng chữ được
dẫn động bằng cảm xúc tươi mới của một hồn thơ. Tất nhiên, trong cái rung động
mới mẻ ấy, thơ Trần Thị Thanh Thủy còn nhiều lắm những điều cần trao đổi, cần
va đập và gọt giũa thật sự, nhưng từ cách lập tứ thả câu, cách tổ chức, bố cục
để tạo nên tập thơ đầu tay này đã thấy một tư duy thơ thật sự đang được định
hình! Tư duy thơ ấy, câu chữ ấy, duyên nghiệp ấy có lẽ là đủ để ta neo lại niềm
tin và hy vọng từ em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét