Bóng trăng trắng ngà
Mỗi năm gần đến rằm tháng tám, chắc ai cũng nhớ về tuổi thơ với
nhiều kỷ niệm của mình qua những chiếc lồng đèn xinh xắn và những cái bánh ngọt
của ngày trung thu. Tuổi thơ của tôi cũng thế, khi nghe đâu đó câu hát: "Bóng
trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ..." là những
tháng ngày xưa cũ cứ hiện về.
Lúc nhỏ, rằm tháng tám tôi hay nhìn vầng trăng tròn lung linh, thấy trên đó một
vệt đen như hình cây đa và dưới gốc đa chắc là chú Cuội đang ngồi nhớ về trần
gian, nên mới có câu hát Cuội ơi ta nói Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm
chi. Đêm rằm tháng tám hay có mưa, nhưng nếu không mưa thì trời rất đẹp.
Mùa thu thường kèm những ngọn gió se se mát, thổi dịu dàng làm cho tâm hồn tuổi
thơ như được chắp cánh lên không gian bao la. Gió không có nhà, gió bay
muôn phương, biền biệt chẳng ngừng trên trời nước ta. Câu hát nói về ngọn
gió mùa thu mênh mông bay đi khắp nơi mà không biết cội nguồn của mình ở đâu.
Vì thế, lặng yên trăng gió bảo nhau, chị kia quê quán ở đâu? Câu hát
thật đơn giản, chân phương như lời nói trong dân gian mà ta nghe đâu đó. Những
đêm rằm tháng tám, trời quang đãng với ánh trăng sáng vằng vặc, được sống ở
không gian nông thôn yên ả, chắc ai cũng nghe được tiếng côn trùng đang tấu
khúc nhạc đêm quen tai, đến nỗi tiếng dế đêm phải chú ý lắm mới nhận ra được. Có
con dế mèn suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ. Lời
hát ấy thật hay, tác giả đã dùng hình tượng con ve và cái kiến để đưa vào bài
hát. Nhưng con ve được thay bằng con dế hát xẩm (hát ăn xin) không lấy tiền nên
ngàn đời vẫn nghèo. Nhưng công của dế nỉ non hàng đêm được đền bù bằng.
Trời cho ánh sáng ngàn muôn. Tuổi thơ của tôi cũng có những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, có những đêm đi rước đèn quanh xóm. Trông xa, ánh sáng của bao chiếc đèn lồng như nhiều ánh sao trời lung linh xuống trần, thật đẹp. Ánh sáng ấy được ví von Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây, sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây. Tôi nghĩ nhạc sĩ Lê Thương sao quá tài tình khi nhân cách hóa ánh sáng của đèn lồng thành một hình tượng dễ thương, gần gũi với trẻ thơ đến thế, lặng yên cho sáng nghỉ ngơi, cùng nhau ta hãy cười vui. Ánh sáng dịu dàng hòa lẫn nhau làm thành một không gian như huyền ảo đầy thi vị của đêm trung thu. Rồi khi nào đi rước đèn đã mệt, hãy ngồi xuống đây nhìn lên bầu trời và ao ước Muốn lên cung trăng, cứ hỏi ông trời cho mượn cái thang. Mà cái thang luôn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao, vì thế người ta thường nói bắc thang lên hỏi ông trời… Thật thú vị khi nhạc sĩ đưa hình ảnh ấy vào bài hát. Cuối cùng tác giả cũng gợi lại niềm vui cho trẻ thơ Mười lăm tháng tám trời cho, một ông trăng sáng thật to. Ở Trung Quốc, trung thu xuất xứ từ thời nhà Đường, hình ảnh Hằng Nga, thỏ Ngọc là tiêu biểu cho đêm trung thu. Nhưng ở Việt Nam, hình ảnh chú Cuội là một nhân vật tiêu biểu cho ngày tết thiếu nhi. Nó mang ý nghĩa giáo dục thật độc đáo, nhắc nhở trẻ em không được nói láo, không được lười biếng như Cuội. Bài hát Thằng Cuội của nhạc sĩ Lê Thương đã đi theo nhiều thế hệ, gợi nhớ bao kỷ niệm tuổi thơ. Bài hát ấy như một bài đồng dao với lời lẽ giản dị mà súc tích mang tính khái quát cao, gần gũi với tâm hồn trẻ thơ, khơi gợi sự liên tưởng phong phú qua hình ảnh thằng Cuội. Cấu trúc âm nhạc cũng đơn giản ở thể loại hai đoạn đơn, nên rất dễ nhớ và dễ hát. Mỗi năm, vào dịp trung thu khi nghe bài hát nầy, lòng tôi luôn dâng tràn một niềm cảm xúc dù tuổi thơ qua rất lâu rồi.
Bây giờ trẻ con đã khác nhiều. Có em suốt ngày bù đầu vào việc học, ánh điện muôn màu xóa mất ánh trăng thanh. Các em có khi chưa bao giờ ngắm một đêm trăng sáng, nhất là các em ở đô thị. Tuổi thơ bây giờ nhìn trăng rằm cũng không có sự liên tưởng đầy thi vị như lứa chúng tôi ngày xưa. Những chiếc lồng đèn giấy được thay bằng những chiếc lồng đèn bằng mủ chạy pin, phát ra điệu nhạc vô cảm, không ý nghĩa. Những chiếc lồng đèn giấy, hình như chỉ dành cho con nhà nghèo hay sao? Tuổi thơ các em rồi sẽ không có những cảm nhận như chúng tôi trong ngày trung thu.
Và rồi các em sẽ ít được nghe những bài hát hay Tết trung thu rước đèn đi chơi... Hoặc Bóng trăng trắng ngà…
Trời cho ánh sáng ngàn muôn. Tuổi thơ của tôi cũng có những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, có những đêm đi rước đèn quanh xóm. Trông xa, ánh sáng của bao chiếc đèn lồng như nhiều ánh sao trời lung linh xuống trần, thật đẹp. Ánh sáng ấy được ví von Sáng rơi xuống đồi, sáng leo lên cây, sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây. Tôi nghĩ nhạc sĩ Lê Thương sao quá tài tình khi nhân cách hóa ánh sáng của đèn lồng thành một hình tượng dễ thương, gần gũi với trẻ thơ đến thế, lặng yên cho sáng nghỉ ngơi, cùng nhau ta hãy cười vui. Ánh sáng dịu dàng hòa lẫn nhau làm thành một không gian như huyền ảo đầy thi vị của đêm trung thu. Rồi khi nào đi rước đèn đã mệt, hãy ngồi xuống đây nhìn lên bầu trời và ao ước Muốn lên cung trăng, cứ hỏi ông trời cho mượn cái thang. Mà cái thang luôn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao, vì thế người ta thường nói bắc thang lên hỏi ông trời… Thật thú vị khi nhạc sĩ đưa hình ảnh ấy vào bài hát. Cuối cùng tác giả cũng gợi lại niềm vui cho trẻ thơ Mười lăm tháng tám trời cho, một ông trăng sáng thật to. Ở Trung Quốc, trung thu xuất xứ từ thời nhà Đường, hình ảnh Hằng Nga, thỏ Ngọc là tiêu biểu cho đêm trung thu. Nhưng ở Việt Nam, hình ảnh chú Cuội là một nhân vật tiêu biểu cho ngày tết thiếu nhi. Nó mang ý nghĩa giáo dục thật độc đáo, nhắc nhở trẻ em không được nói láo, không được lười biếng như Cuội. Bài hát Thằng Cuội của nhạc sĩ Lê Thương đã đi theo nhiều thế hệ, gợi nhớ bao kỷ niệm tuổi thơ. Bài hát ấy như một bài đồng dao với lời lẽ giản dị mà súc tích mang tính khái quát cao, gần gũi với tâm hồn trẻ thơ, khơi gợi sự liên tưởng phong phú qua hình ảnh thằng Cuội. Cấu trúc âm nhạc cũng đơn giản ở thể loại hai đoạn đơn, nên rất dễ nhớ và dễ hát. Mỗi năm, vào dịp trung thu khi nghe bài hát nầy, lòng tôi luôn dâng tràn một niềm cảm xúc dù tuổi thơ qua rất lâu rồi.
Bây giờ trẻ con đã khác nhiều. Có em suốt ngày bù đầu vào việc học, ánh điện muôn màu xóa mất ánh trăng thanh. Các em có khi chưa bao giờ ngắm một đêm trăng sáng, nhất là các em ở đô thị. Tuổi thơ bây giờ nhìn trăng rằm cũng không có sự liên tưởng đầy thi vị như lứa chúng tôi ngày xưa. Những chiếc lồng đèn giấy được thay bằng những chiếc lồng đèn bằng mủ chạy pin, phát ra điệu nhạc vô cảm, không ý nghĩa. Những chiếc lồng đèn giấy, hình như chỉ dành cho con nhà nghèo hay sao? Tuổi thơ các em rồi sẽ không có những cảm nhận như chúng tôi trong ngày trung thu.
Và rồi các em sẽ ít được nghe những bài hát hay Tết trung thu rước đèn đi chơi... Hoặc Bóng trăng trắng ngà…
Thằng Cuội - Lê Thương - Ánh Tuyết
Ngọc Bích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét